Viết Bài Thơ Về Tết / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Những Bài Thơ Hay Viết Về Ngày Tết

Vậy là ngày Tết lại sắp đến, DoPhuQuy’s Blog xin gửi đến độc giả những bài thơ hay viết về ngày Tết do các bạn thành viên tự sáng tác và chia sẽ.Đó là những vần thơ hay nói về không khí chào đón Tết, sự háo hức cũng như những lo toan của nhiều người khi ngày Tết đến.

Những bài Vè chúc Tết

Những bài thơ vui ngày Tết

Những bài thơ chúc Tết, mừng năm mới hay nhất

Những câu đối hay về ngày Tết, mừng Xuân mới

TẾT NAY XA VẮNG

Tết nay chắc khác Tết qua

Tết nay chắc phải xa nhà, xa quê

Kiếm tiền chi trả, không về Tết nay

Ở nhà đói khổ thế nay im lìm

Cuộc sống đen đủi cứ tìm đến thôi

Xa quê, xa cả những người thân gia

Học hành chăm chỉ, chớ mà đi chơi

Sau này trở lại tìm người kết duyên.

ÁP TẾT

Xe cộ ngược xuôi người hối hả

Mang quà chúc Tết ngợp màu Xuân

Khổ cho ai đó nghèo xơ xác

Giục giã tâm can vẫn bần thần.

Nếu như thăm hỏi quí nhiều

Thì bao nhiêu chỗ ta nghèo vẫn đi

Đành ngồi nhạt thếch nhâm nhi chén sầu.

XUÂN VỀ TRÊN RẺO CAO

Xuân về sơn cước nở đầy hoa

Ríu rít yến oanh vui chan hoà

Mờ mờ ảo ảo sương giăng núi

Cheo leo sườn dốc trắng hoa mơ.

Xuân về phong cảnh thật nên thơ

Làm cho sơn nữ dạ ngẩn ngơ

Ngắm cảnh núi rừng hoa thắm nở

Sơn vàng suối ngọc tựa cõi mơ.

SẮC XUÂN

Tác giả: Nguyễn Văn Thành

Hồng tươi sắc thắm hoa đào

Vàng thanh màu nắng ngọt ngào hoa mai

Ngày Xuân trẩy hội tựa vai nhân tình

Nắng mênh mang nắng bồng bềnh mây đưa

Lưng trời cánh én nhặt thưa

Đường xuân ong bướm vui đùa cùng hoa

Khách đường xa khách đường xa

Trời xuân thắm đất mặn mà đón đưa

Vui trong khúc hát giao mùa

Bừng lên trong nắng đong đưa gợi tình

Ơn đời một thoáng bình minh

Xuân về vui ấm cả tình nhân gian..!

ĐÓN XUÂN

Mai vàng nở rực, báo xuân về

Đánh thức bao người thoát cơm mê

Xuân này tu tỉnh trong công việc

Hạnh phúc về ta lại tràn trề

Giao thừa đón Tết pháo hoa vui

Đuổi hết số đen, đuổi vận xui

Đón rước điều may năm nay tới

Xóa sạch cô đơn, tủi ngậm ngùi.

NỖI NHỚ NGÀY XUÂN

Nắng vàng gõ cửa gọi ban mai

Đào thắm môi xinh nhuộm mắt ngài

Đỏ xác Pháo hồng giăng lối bước

Xanh thân Cúc tím nhuộm ngày phai

Dòng thơ gửi chút hương ngày Tết

Trang giấy hoài mong một gót hài

Đôi mảnh tình xa trời cách biệt

Xuân về nỗi nhớ nhuộm lòng Ai!.

Bài Viết Đầu Tiên Của Bác Hồ Về Tết Trồng Cây

Cuối năm 1959, trong phong trào thi đua toàn dân lập thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi vào Mùa xuân 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị tổ chức “Tết trồng cây” cùng với phong trào thi đua đó.

Ngày 28-11-1959, báo Nhân Dân số 2082 đã đăng bài viết “Tết trồng cây” của Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh Trần Lực. Hơn một tháng sau, ngày 19-1-1960 báo Nhân Dân ra số 2133 lại đăng tiếp bài “Tết trồng cây đã thắng lợi bước đầu” với bút danh T.L. Đó là những bài viết đầu tiên của Người nhằm động viên toàn dân tham gia vào phong trào bảo vệ môi trường sống của con người. Sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn viết rất nhiều bài động viên phong trào trồng cây của nhân dân ta. Tuy nhiên, ngay ở hai bài báo đầu tiên chúng ta cũng có thể hiểu tư tưởng của Người về việc con người phải ứng xử có văn hóa với thiên nhiên, để thiên nhiên tiếp tục phục vụ lợi ích cho con người. Một trong những biểu hiện văn hóa ấy là việc trồng cây, bao gồm cả cây hoa, cây ăn quả, cây lấy gỗ.

Ở bài viết đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích lợi ích trước mặt của việc trồng cây. Người viết: “…Mấy lâu nay các xí nghiệp, công trường, cơ quan, trường học, đơn vị bộ đội, hợp tác xã nông nghiệp… đang thi đua sôi nổi để lấy thành tích chúc mừng Đảng 30 tuổi… Bên đợt thi đua ấy, chúng tôi đề nghị tổ chức một ngày “Tết trồng cây”. Việc này tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều. Ý kiến của chúng tôi tóm tắt thế này: tất cả nhân dân miền Bắc mỗi người phụ trách trồng một hoặc vài cây và chăm sóc cho tốt. Miền Bắc ta có độ 14 triệu, trong số đó 3 triệu là trẻ em thơ ấu, còn 11 triệu người từ 8 tuổi trở lên đều có thể trồng cây. Mỗi Tết trồng được độ 15 triệu cây. Từ năm 1960 đến 1965 (là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất) chúng ta sẽ có 90 triệu cây, vừa cây ăn quả, cây có hoa, vừa cây làm cột nhà… Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta…”.

Kêu gọi toàn dân tham gia trồng cây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã là người thực hiện trước. Ngày 11-1-1960, Người đã đến trồng cây doi tại Công viên Bảy Mẫu (nay là Công viên Thống Nhất). Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói chuyện với nhân dân và cán bộ tham gia lao động, Người căn dặn phải trông nom, chăm sóc, bảo vệ cây trồng. Thủ đô Hà Nội tự hào là địa phương mở đầu phong trào “Tết trồng cây” trong cả nước.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trồng cây là biểu hiện cụ thể, thiết thực nhất của tấm lòng yêu thiên nhiên. Sinh thời, ở những nơi Người sống và làm việc, bất kỳ trong hoàn cảnh nào, thời chiến hay thời bình, ở nơi đó đất không bao giờ bị bỏ hoang mà luôn có rau xanh, hoa trái bốn mùa tươi tốt. Chúng ta có không ít những hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trồng rau, chăm sóc nương ngô ở Chiến khu Việt Bắc, Người cuốc đất trồng rau trong vườn Phủ Chủ tịch ở Hà Nội, Người trồng cây ở nhiều địa phương trên đất nước ta.

Cũng ở trong bài viết đầu tiên về “Tết trồng cây”, chúng ta thấy rõ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã là người đi trước thời đại, trong việc con người phải chủ động tác động để điều hòa khí hậu của thiên nhiên. Người nói rằng, chính việc trồng cây cũng sẽ làm cho nước ta “phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu điều hòa hơn”. Lời nói của Người từ vấn đề bảo vệ môi sinh và môi trường đang là vấn đề không chỉ riêng đối với một quốc gia nào.

Mọi người đều biết thế giới hiện tại đang đứng trước một thảm họa sinh thái do sự phát triển các hệ thống kinh tế theo chiều rộng, do tác động độc hại của các chất thải công nghiệp, do sự khai thác có tính chất hủy diệt các tài nguyên thiên nhiên và do sự thoái hóa về đạo đức của một xã hội tiêu thụ. Chính trong bối cảnh cuộc đấu tranh chống thiên tai, cuộc chiến đối phó với sự biến đổi của khí hậu hiện nay chúng ta càng thấy giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về sự tác động của con người đối với thiên nhiên. Phong trào trồng cây mà Người phát động từ hơn nửa thế kỷ trước suy cho cùng đó chính là biểu hiện cụ thể tình yêu của con người đối với thiên nhiên, cũng là trách nhiệm của con người đối với nền văn hóa, văn minh của nhân loại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi xướng, phát động phong trào và là người tích cực tham gia phong trào trồng cây. Người còn luôn quan tâm theo dõi, động viên, duy trì phong trào đạt hiệu quả thiết thực; đồng thời kịp thời uốn nắn để phong trào trồng cây không “đầu voi đuôi chuột”, không chạy theo hình thức, không chạy theo số lượng. Trong bài viết “Tết trồng cây đã thắng lợi bước đầu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 19-1-1960, Người đã nêu gương một số địa phương làm tốt việc vận động nhân dân tham gia phong trào, bên cạnh đó Người không quên nhắc nhở phải “xem trọng chất lượng” tức là trồng cây nào ăn chắc cây ấy, không nên tham trồng quá nhiều mà không ra sức bảo vệ và trông nom cây. Trong bài viết này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị phải duy trì phong trào trồng cây cùng với kế hoạch trồng cây rừng của Nhà nước một cách “liên tục, bền bỉ và vững chắc”.

Tết Nguyên Đán Canh Tý 1960 là Tết đầu tiên nhân dân ta hưởng ứng lời kêu gọi “Tết trồng cây” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó cũng là Tết mở đầu một tập quán tốt đẹp của nhân dân ta trong mỗi dịp vui Tết đón xuân. Chúng ta đã có các phong trào “Tết trồng cây”, “Tết trồng cây vì miền Nam ruột thịt”, “Tết trồng cây đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, rồi đến ngày nay chúng ra có “Tết trồng cây làm theo lời Bác”, “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” là những dấu ấn đậm nét về quyết tâm làm theo lời Bác của nhân dân ta.

Lúc sinh thời, năm nào Bác Hồ cũng tham gia “Tết trồng cây”, Người viết nhiều bài động viên phong trào và Người đã thưởng hàng trăm huy hiệu của Người cho những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào trồng cây nói chung, và “Tết trồng cây” nói riêng. Cây đa Bác Hồ trồng vào mùa xuân cuối cùng của cuộc đời năm 1969 ở đồi Vật Lại, huyện Ba Vì, Hà Nội và hàng chục cây đa Người đã trồng ở nhiều địa phương trên miền Bắc không chỉ là những kỷ niệm thiêng liêng, mà còn là những dấu ấn sâu sắc về tư tưởng của một Nhà Văn hóa kiệt xuất.

Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

Câu thơ ấy đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam. Mỗi độ xuân về, nhân dân cả nước lại nô nức cùng nhau đi trồng cây để bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống và để tưởng nhớ về một con người vĩ đại – Chủ tịch Hồ Chí Minh.

TS Nguyễn Thị Tình – Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh chúng tôi

Gợi Ý Cách Viết Bài Tiếng Anh Về Kỳ Nghỉ Tết Ý Nghĩa

Cách viết bài tiếng Anh về kỳ nghỉ Tết

Thông thường, bài viết tiếng Anh về kỳ nghỉ Tết sẽ gồm các phần cơ bản như sau:

Introduction: Giới thiệu về kỳ nghỉ Tết bằng 1, 2 câu Topic sentence.

Body: Đưa ra được các luận điểm chính và các luận cứ làm sáng tỏ.

Các hoạt động diễn ra trước kỳ nghỉ Tết

Hoạt động diễn ra trong Tết

Conclusion: Đưa ra 1 câu kết nếu cảm xúc của bản thân đối với kỳ nghỉ Tết.

Before Tet, many Vietnameses often come back home and reunite with their family. They prepare to cook traditional foods such as Chung Cake (which make from glutinous rice, mung beans and pork), some diffirent dried candied fruits, pickled onion, etc… Moreover, they both clean and decorate their house with peach or apricot blossoms and kumquat trees. The air of Tet holiday is extremely busy and eventful.

During Tet, Vietnameses often visits their relatives and temples or pagoda to pray lucky and happiness. People have many greetings each other. The traditional greetings are “An khang thịnh vượng” (security, good health and prosperity), “Chúc mừng năm mới” (happy new year) or “Vạn sự như ý” (many myriad things go according to your will). Specially, people can receive lucky money from others as a way to give them wishes for the new year. Another activities can occur such as play cards, get together after a busy year, return to their native village,… There is a funny things that everybody always try to say many good thing at Tet.

To me, this is an important festival. I really enjoy it.

Trước Tết, nhiều người Việt Nam thường trở về nhà và đoàn tụ cùng với gia đình. Họ chuẩn bị nấu những món ăn truyền thống như là Bánh Chưng (cái mà được làm từ gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn), những món mứt hoa quả khác nhau, dưa hành,… Hơn thế, họ cũng vừa dọn dẹp nhà và vừa trang trí cùng với hoa đào, hoa mai và cây quất. Không khí tết thực sự bận rộn và náo nhiệt.

Trong suốt Tết, người Việt thường tới thăm họ hàng, đền hoặc chùa để cầu nguyện may mắn và hạnh phúc. Người ta thường chào hỏi nhau. Những câu chào truyền thống là An khang thịnh vượng” (an toàn, khỏe mạnh và thịnh vượng), “Chúc mừng năm mới” (chúc năm mới) or “Vạn sự như ý” (mọi sự đều như ý). Đặc biệt, mọi người có thể nhận lì xì từ người khác như là cách để họ chúc một năm mới. Những hoạt động khác có thể diễn ra như chơi bài, tụ tập bạn bè, thăm quê,… Có nhiều thứ thú vụ cái mà mọi người luôn cố gắng để nói những điều tốt ở Tết.

Đối với tôi, đây là một dịp quan trọng. Tôi thực sự thích nó.

Em Hãy Viết Một Bài Văn Tả Về Cây Hoa Mai Vàng Ngày Tết

Em hãy viết một bài văn tả về cây hoa mai vàng ngày Tết

Trong những cây hoa được trang trí trong ngày tết em thích nhất đó là hình ảnh cây hoa mai, cây hoa mai được trang trí và trồng chủ yếu ở vùng Nam Bộ.

Hoa mai là loại cây được trồng chủ yếu trong miền Nam, đây là cây hoa được dùng để trang trí trong ngày lễ tết trong đó, nó có màu vàng, mỗi cánh hoa rất mảnh nhụy của nó cũng có màu vàng, mỗi cành đều có rất nhiều nhụy và hình ảnh của hoa nhẹ nhàng và mang một vẻ đẹp dịu dàng không chói lóa, hình ảnh của hoa mai đã thấm sâu trong tim những người dân miền nam và ngày nay nó rộng rãi hơn, không chỉ ở miền nam mà miền bắc cũng thấy xuất hiện và được dùng để trang trí trong nhà.

Hoa mai có màu vàng, thân có màu nâu, nó được dùng chủ yếu trong ngày tết nguyên đán, những hình ảnh của hoa mai mang một nét đẹp riêng biệt, những hình ảnh sắc nét của hoa mai đã tạo nên cho nó một vẻ đẹp riêng biệt, lá của cây mai sắc nhọn và có màu xanh, những chùm hoa mai vào ngày tết tạo nên một sức sống mới, nó nở rộ lên trong vườn và mang một vẻ đẹp bình dị nhẹ nhàng. Hình ảnh hoa mai làm cho mỗi chúng ta thấy đậm đà trong hương vị ngày tết, thân của cây mai to và có nhiều cành, nó có thể được đánh để trồng thành chậu và trang trí trước nhà.

Hình ảnh hoa mai đã làm cho chúng ta cảm thấy ấm cũng trong hương vị ngày tết, ngày tết là ngày của cả gia đình đoàn tụ chính vì vậy có hương vị và sắc hương của hoa mai làm cho nó thêm đậm đà và có vẻ hấp dẫn mạnh mẽ hơn, những hình ảnh đó cũng làm cho cây mai nhẹ nhàng và thanh thoát, hình ảnh của hoa mai mang vẻ đẹp chất phác mộc mạc và cô cùng bình dị, những hình ảnh đó tạo nên những nét riêng biệt và vô cùng ý nghĩa, nó mang đặc trưng riêng và sâu sắc, trong vườn mai có rất nhiều những con chím cánh bướm bay lượn trong trong đó, hình ảnh của nó làm cho chúng ta thấy được vẻ đẹp dịu dàng và những nét chất phác trong nó, hình ảnh của nó đã in đậm trong tâm trí của mỗi con người, hình ảnh mang những đặc trưng riêng biệt.

Em rất thích hình ảnh cành hoa mai bởi nó mang một nét đẹp dịu dàng và chất phác, của vẻ đẹp quê hương, đậm đà bản sắc dân tộc.

Nếu ngày Tết cổ truyền xứ Bắc tươi tắn với những cánh đào hồng phai mịn màng thì Tết phương Nam lại rực rỡ muôn cánh mai vàng tươi duyên dáng. Khí Tết đang tràn về khắp mọi nẻo đất nước, gia đình tôi cũng đã chọn về một cây hoa mai tuyệt đẹp.

Cây hoa mai được trồng trong một chiếc chậu sứ tròn màu nâu bóng. Trên thân châu có khắc những chữ Hán cổ màu đỏ gạch. Ông tôi bảo những chữ đó là câu đối cung chúc tân niên và các chữ: an, phú, phúc. Mỗi chữ đều thể hiện những điều mà con người mong muốn đạt được trong năm mới. Cây hoa mai cao chừng hơn hai mét. Gốc cây mốc thếch vẻ đã lâu năm, những chiếc rễ nổi lên, mọc chìa ra một đoạn rồi cắm sâu vào lòng đất. Thân cây hoa mai to chừng cái phích nước, nhỏ dần khi lên ngọn, uốn lượn mang dáng của một chú rồng bay lên trời. Có lẽ bởi “đã già”, cây hoa mai khoác trên mình lớp vỏ màu xám bạc với nhiều nốt sần sùi. Dù gốc và thân khá lớn nhưng các cành lại gầy guộc, thanh mảnh. Chúng mọc quanh thân từ gốc tới ngọn. Những cành mai ngoằn ngoèo mọc ngang ra tạo thành dáng cây hoa mai như một chiếc tháp vàng rực rỡ.

Khi mới đem về, cây hoa mai trơ những cành bởi chỉ có chồi và nụ. Ông tôi đặt nó ngoài sân để những chồi non, nụ xanh đón mưa phùn, đón nắng mới. Chẳng mấy chốc, mai đã được dệt màu áo mới. Chồi non đâm lá, những chiếc lá to bằng lá chè tươi, xanh ngọc biêng biếc. Những nụ xanh dần hóa sắc vàng rồi bung xòe những cánh vàng tươi, mịn màng. Vẻ vàng tươi của cánh mai hẳn là chắt chiu, gói ghém từ bao tia nắng chói chang của đất phương Nam. Năm cánh e ấp, chụm lại giữa những sợi nhụy hoa nhỏ dài. Ngày Tết, hoa mai nở rộ. Sắc vàng của hoa lấp hết màu xanh của lá. Mấy chú bướm cũng bị cuốn hút bởi vẻ rực rỡ đó nên cứ dập dờn múa lượn bên hoa. Mỗi khi chị gió bay qua, chị đem hương thơm thanh mát của hoa mai đi khắp muôn nơi. Hương thơm ấy chính là hương ngày xuân của xứ này.

Suốt mùa xuân, cây hoa mai cứ rạng rỡ khoe sắc tỏa hương dưới nắng mới. Loài cây này thật biết điểm tô sắc đẹp cho đất trời. Hi vọng, cây hoa mai nhà tôi luôn tốt tươi để xuân sau lại cho bung xòe những cánh mai vàng óng.