Viết Bài Thơ Lượm Thành Văn Xuôi / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Chuyển Thể Bài Thơ “Lượm” Thành Văn Xuôi, Câu Chuyện

Hình ảnh chú bé Loát choát với cano đội trên đầu vẫn là 1 trong những hình ảnh đẹp và ghi sâu vào tâm trí nhiều thế hệ học sinh​ BÀI LÀM VĂN MẪU CHUYỂN THỂ BÀI THƠ “LƯỢM” THÀNH VĂN XUÔI, CÂU CHUYỆN Cuộc đời mỗi người vốn là nhiều chuyến đi. Có những chuyến đi đã để lại trong ta nhiều thương nhớ vì tại nơi đó ta đã gặp bao người như một cơ duyên, một hạnh ngộ lớn. Có lẽ sau này tôi sẽ nhớ mãi cái lần tôi gặp chú bé liên lạc Lượm.

Tôi còn nhớ hôm ấy là một ngày mà Huế với tình hình vô cùng căng thẳng. Tôi cũng như bao người khác, nhận nhiệm vụ. Và rồi tình cờ tôi gặp Lượm ở Hàng Bè. Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ đó là một chú bé nhỏ nhưng lại rất nhanh nhẹn. Chú có một cái xắc rất xinh xinh đeo ở bên hông, một đôi chân thoăn thoắt đã chạy nhảy trên muôn mọi nẻo đường và cái đầu nghênh nghênh toát lên vẻ tinh nghịch, đáng yêu.

Đầu chú đội chiếc ca- lô và vừa đi chú vừa huýt sáo như con chim chích. Chú rất hồn nhiên, yêu đời. Giá mà chiến tranh không xảy ra…Con đường nắng vàng đã in bao dấu chân của chú bé liên lạc…

Tôi vẫn nhớ, chú bé ấy đã từng tâm sự với tôi rằng:

– Cháu rất thích đi liên lạc chú ạ. Ở đồn Mang Cá còn thích hơn ở nhà nhiều…

Tôi nghe chú bé nói mà rưng rưng…

Rồi chú bé cười híp mắt. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, tôi vội phả chia tay chú để tiếp tục lên đường:

Rồi bóng chú bé dần khuất đi. Đôi chân thoăn thoắt lại tiếp tục lên đường làm nhiệm vụ. Tôi và chú tạm biệt nhau ở đó và mỗi người lại tiếp tục làm nhiệm vụ của riêng bản thân mình.

Một thời quan gian sau đó, tôi chợt nghe một tin buồn. Một đồng chí của tôi đã kể lại với tôi rằng:

– Anh ạ! Chú bé Lượm mà anh từng kể với em ấy…Có một hôm cũng như những hôm khác, chú lại bỏ thư vào bao và tiếp tục nhiệm vụ của mình. Đôi chân thoăt thoắt, cái đầu nghênh nghênh chẳng sợ chi, chú vụt qua mặt trận khi đạn bay vèo vèo. Giữa đường quê vắng vẻ. lúa đương trỏ bông, có bóng hình chú bé nhấp nhô…Nhưng rồi…

Giọng người đồng chí của tôi bỗng nghẹn đi. Tôi chợt hiểu cơ sự… Lượm đã hi sinh. Đất mẹ đã dang rộng vòng tay đón em vào lòng. Chú nằm trên lúa, tay năm chặt bông… Tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh của chú ngày đầu tôi mới gặp.

Lượm là chú bé dù tôi mới gặp một lần và cũng là lần cuối cùng nhưng lại để lại trong tim tôi nhiều ấn tượng khó phai mờ. Chính nhờ những chú bé như Lượm mà dân tộc ta mới đi đến chiến thắng, đất nước mới độc lập, tự do…

lee.vfo.vn

Hãy Chuyển Thể Bài Thơ Lượm Thành Một Câu Chuyện

Đề bài: Hãy chuyển thể bài thơ Lượm thành một câu chuyện

Chuyện về cậu bé thiếu niên Lượm dũng cảm đã hi sinh vì đất nước mãi là kỉ niệm không phai trong lòng người dân Việt Nam. Lần đó tôi có dịp vào Huế và vô cùng may mắn, tôi được nói chuyện với một người đồng đội của Lượm. Lúc đó Lượm làm liên lạc cho đơn vị Mang Cá của bác.

Nhắc đến Lượm, đôi mắt bác ánh lên niềm tự hào pha lẫn niềm tiếc thương một cậu bé vô cùng can đảm, anh hùng. Bác nhớ lại, ngày đó khi được phân công về công tác ở đồn Mang Cá, bác đã nghe mọi người hay nhắc đến cậu bé làm liên lạc rất gan dạ và anh dũng. Những lời nói đó đã khiến bác rất lưu tâm và muốn được gặp cậu bé. Hôm ấy, gặp một chú bé dáng nhỏ bé, nhanh nhẹn bác liền gọi lại và hỏi:

– Cháu bé, cháu được phân công làm nhiệm vụ gì? – Cháu làm liên lạc viên chú à. – Thế có phải tên cháu là Lượm không? – Dạ thưa chú cháu tên là Lượm. Sao chú biết ạ? – À ra vậy! Thế cháu có sợ nguy hiểm không?

Chú bé nhún vai lém lỉnh trả lời:

– Cháu không sợ chú ạ, cháu luôn nghĩ là làm thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ. – Cháu có thích công việc này không? – Cháu thích hơn ở nhà ạ. – Chú chúc cháu luôn hoàn thành nhiệm vụ.

Chú bé bước đi thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, trông rất đáng yêu, và trông chú càng đáng yêu hơn, ngộ nghĩnh hơn khi trên đầu đội chiếc mũ canô với chiếc sắc đeo bên hông. Chú bé chào tôi rất nhanh và khuất dần chỉ còn tiếng huýt sáo rộn vang. Sau lần gặp gỡ đó, do bận nhiều công việc tôi quên cũng không có dịp gặp lại cậu bé. Cho đến một hôm, trở về đơn vị tôi, nhìn mặt ai tôi thấy cũng có vẻ buồn buồn, một đồng chí hỏi tôi:

– Đồng chí có nhớ cháu Lượm không, cậu bé liên lạc đó? – Có! Tôi nhớ. Xảy ra chuyện gì hả đồng chí? – Cậu bé hi sinh rồi, hôm đó, Lượm nhận nhiệm vụ đem công văn đi, mọi người đều cảnh báo với chú rằng đó là quãng đường rất nguy hiểm, có thể gặp địch phục kích, nhưng chú không hề tỏ ra sợ hãi, còn nói: Em không sợ đâu. Chúng nó mà xôngra em sẽ đánh cho tơi bời. Nói xong chú thản nhiên đút công văn vào sắc thoăn thoắt bước đi, mồm lại huýt sáo vang rộn. Không ngờ hôm đó quân địch lại đánh hơi thấy chú nhỏ, chúng bí mật nằm phục kích ở giữa cánh đồng lúa, nên nhìn bề ngoài rất khó phát hiện. Lượm cũng đã rất tinh khi đi qua đi qua cánh đồng, linh cảm đến điều gì đó bất trắc nên chú nhanh tay xé vụn tài liệu và vứt vội ra xa. Có lẽ bọn địch đã trông thấy hành động đó, chúng liền xả đạn vào nó. Lượm đã anh dũng hi sinh, giữa cánh đồng, tay vẫn còn nắm chặt bông lúa, miệng còn nở một nụ cười.

Đồng chí nọ kể xong bỗng oà khóc. Tôi ngỡ ngàng, đau đớn và cũng không thể cầm được nước mắt, vừa cảm phục vừa thương tiếc. Trong tôi bỗng lại hiện lên hình ảnh chú bé nhỏ nhắn, gương mặt nhanh nhẹn, thông minh, nụ cười luôn nở trên môi.

Câu chuyện về sự hi sinh anh dũng của chú bé Lượm được mọi người ở khắp nơi kể cho nhau nghe. Chú còn trở thành tấm gương sáng để các cháu bé noi theo, và cho đến tận ngày hôm nay tấm gương ấy vẫn còn toả sáng.

Soạn Bài: Lượm – Ngữ Văn 6 Tập 2

I. Tác giả

Tố Hữu (tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành) sinh năm 1920 tại Thừa Thiên – Huế, ông mất năm 2002 tại Hà Nội. Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, từ 6 – 7 tuổi, Tố Hữu đã học và tập làm thơ. Ông giác ngộ cách mạng trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ và trở thành người lãnh đạo Đoàn thành niên Dân chủ ở Huế. Ông bắt đầu đăng thơ lên báo từ những năm 1937 – 1938. Năm 1939, ông bị thực dân Pháp bắt giam. Năm 1942, Tố Hữu vượt ngục và tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1945, ông lãnh đạo khởi nghĩa ở Huế. Sau cách mạng tháng Tám, Tố Hữu trở thành nhà lãnh đạo tư tưởng, văn nghệ của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời, cũng trở thành nhà thơ lớn của nền văn học cách mạng Việt Nam.

Những tác phẩm của Tố Hữu đã xuất bản: Từ ấy (thơ, 1946), Việt Bắc (thơ, 1954), Gió lộng (thơ, 1961), Ra trận (thơ, 1972), Máu và hoa (thơ, 1977), Một tiếng đờn (thơ, 1992), Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta (tiểu luận, 1973), Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (tiểu luận, 1981), Nhớ lại một thời (hồi ký, 2000).

Ngoài ra, Tố Hữu đã từng nhận được những giải thưởng: Giải Nhất giải thưởng văn học Hội Văn Nghệ Việt Nam (1954 – 1955); Giải thưởng Văn học ASEAN (1996), Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (đợt I, 1996).

II. Hướng dẫn soạn bài

Bài thơ kể và tả về Lượm qua những hồi tưởng, tưởng tượng của tác giả. Trong không khí tang thương và chết chóc của những ngày ở Huế, người chú tình cờ gặp cháu – một chú bé Lượm nhỏ tuổi, hồn nhiên, dễ thương, lạc quan trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp. Sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ và hình ảnh về chú bé vẫn luôn sống mãi.

Bố cục của bài thơ: Bài thơ Lượm có thể được chia thành 3 đoạn:

Đoạn 3: còn lại: Hình ảnh Lượm vẫn còn sống mãi

Câu 2:

Hình ảnh Lượm trong bài thơ từ khổ thứ 2 đến khổ thứ 5 được miêu tả rất rõ nét và sinh động qua những chi tiết nghệ thuật:

Trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch. Đó là trang phục cho những chiến sĩ liên lạc thời kháng chiến chống Pháp

Cử chỉ: cái đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, chạy nhảy hoạt bát trên đường, cười híp mí

Lời nói: “Cháu đi liên lạc. Vui lắm chú à”

Những yếu tố nghệ thuật như từ láy, vần, nhịp, so sánh trong đoạn thơ góp phần khắc họa chính xác và sinh động hình ảnh của một chú bé liên lạc.

Câu 3:

Nhà thơ đã hình dung, miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn:

Mặt trận đạn bay vèo vèo. Nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh, vượt qua khó khăn.

Vụt qua mặt trận

Sợ chi hiểm nghèo?

Bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đường quê vắng vẻ. Và em đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ:

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng.

Trong đoạn này, có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt gồm 1 câu thơ (mà thông thường mỗi khổ có 4 câu thơ). Câu thơ này lại còn được ngắt ra làm 2 dòng (Ra thế/Lượm ơi!…; Thôi rồi, Lượm ơi!…; Lượm ơi, Còn không?…). Chính khổ thơ và câu thơ này đã diễn tả niềm đau xót tiếc thương vô hạn như đã được dồn nén lại và như đứt đoạn ra trước tin về sự hi sinh của chú bé Lượm.

Câu 4:

Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau:

Chú bé: đây là cách gọi của một người lớn tuổi với một người em trai nhỏ tuổi, cách xưng hô này cũng thể hiện sự thân mật nhưng chưa đến mức gần gũi, thân thiết

Cháu: đây chính là cách gọi biểu hiện sự gần gũi, thân thiết như người thân ruột thịt của một người lớn với cháu nhỏ

Chú đồng chí nhỏ: cách gọi vừa trang trọng nhưng cũng thể hiện sự thân thiết, trìu mến đối với một chiến sĩ nhỏ

Lượm ơi: cách xưng hô này được dùng khi cảm xúc của người kể đã lên đến cao độ, thể hiện ra trong cách gọi tên kèm theo những từ cảm thán.

Câu 5:

“Lượm ơi, còn không?”, câu thơ đặt ở cuối bài thơ như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm. Sau câu thơ ấy, tác giả lặp lại hai khổ thơ đầu với hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, tươi vui vì tác giả không tin rằng Lượm đã hi sinh. Nhà thơ khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi cùng với thời gian, sống mãi trong lòng tác giả, trong lòng đồng bào người dân Huế và trong những thế hệ mãi sau này.

4.6

/

5

(

67

bình chọn

)

Chùm Thơ Viết Cho Quảng Ninh – Vũ Đan Thành

(Vịnh Hạ Long – Ảnh st)

1. Vịnh Hạ Long

Vũ Đan Thành

Hạ Long cảnh đẹp xiêu hồn

Rồng tiên lạc bước chập chờn biển mơ

Tuyệt vời hơn những bài thơ

Thiên nhiên kỳ ảo mộng mơ ngọc ngà.

Sao không đẹp bởi lụa là

Để thơ chắp cánh cho tà áo bay

Hạ Long biển biếc bấy nay

Dập dờn sóng vỗ gió lay ngát tình.

Kìa trông cây ngả nghiêng mình

Muôn hình vạn trạng bức hình điểm tô

Mây trời non nước nhấp nhô

Xanh xanh mỏm núi lô xô uốn mình.

Hang Sửng Sốt chốn thiên đình

Lung linh thạch nhũ tạc hình thiên thai

Bồ Nâu, Trinh Nữ cả hai

Thiên Cung, Đầu Gỗ lâu đài là đây. (1)

Đi qua Bãi Cháy mùa này

Thấy con sóng vỗ đêm ngày miên ma

Cảnh tiên tạo hóa trời ban

(1) Tên các hang động nổi tiếng ở Vịnh Hạ Long

2. Đất Quảng Ninh

Vũ Đan Thành

Đất Quảng Ninh màu than đen óng

Như cục nam châm hút bao ngả cuộc đời

Người từ Thái Bình đến sinh cơ lập nghiệp

Những bác quê Nam Hà đến đây từ độ bốn lăm

Bố tôi gửi gần ba mươi năm đằng đẵng

Một mình kiếm kế sinh nhai…

Đất Hải Dương quê tôi đồng chua nước đọng

Cả hai vụ chiêm mùa sao nuôi nổi một đàn con

Mẹ tôi ở nhà với mấy gian nhà gianh dột nát

Một mình bảy đứa con và mâm cơm đầy củ sắn củ khoai

Để cha đi biền biệt Quảng Ninh… .

Đàn con nhỏ có đứa không nhớ nổi cha

Nhiều khi còn ôm chầm người lạ

Thường mỗi năm bố về phép một lần

Đưa cho mẹ chút tiền dành dụm cả năm.

Mấy anh chị em

Lớn bảo bé để mẹ phải ra đồng

Cuộc sống cứ như vậy hàng chục năm dòng

Anh cả lớn lên rồi đi bộ đội

Các chị dần cũng lần lượt lấy chồng. .

Có chị ngày cưới chồng bố cũng không về được

Cái hồi vẫn còn bom rơi đạn lạc

Bố cứ cặm cụi một mình nơi xứ lạ vùng than

Đất Cẩm Phả, phố Minh Khai ngày đó

Màu than đen chạy dài khắp các nẻo phố xa.

Tôi nhớ hồi chừng hơn bẩy tuổi

Mẹ đưa tôi lên đó rồi về

Tôi ở lại trong một căn phòng nhỏ

Nền nhà đen như màu than kíp lê

Bố thường đi làm ca đêm và trở về sáng sớm

Trước khi loa phát thanh đầu phố vang lên. .

Buổi sáng đó không thấy bố về như mọi bận

Một đứa trẻ là tôi đã lần đầu lo lắng

Mãi tới trưa không thấy bố về

Tôi đã dò đường lên mỏ than Thống Nhất

Vừa đi vừa hỏi khách đi qua. .

Đêm hôm trước hình như mưa to lắm

Trên một đoạn đường dài đầy vũng nước mưa

Có lẽ là con đường dài nhất trong đời tôi đã trải

Để gặp bố tôi đang trong cơn sốt nặng mê man.

Tôi còn nhớ đường vào mỏ than

Ngày đó…

Mùi khói than nồng nàn từ khe đá bốc lên

Cả một kỳ hè tôi đã ngủ một mình chờ trời sáng

Đất Quảng Ninh trong tôi còn in đậm màu than.

    Đất Quảng Ninh bão lụt

    Vũ Đan Thành

    Đất Quảng Ninh đang gồng mình trong bão lũ

    Bài thơ tình tôi tạm gác một bên

    Tôi đang nghe

    Những tin vừa bay đến…

    Những căn nhà đổ ụp trong mưa

    Gần hai chục con người đã phải từ giã chia lìa

    Tám mạng người

    Trong một gia đình vừa yên nghỉ. .

    Những con người đang dầm mình gánh tóc tang

    Những phố phường những làng mạc những mỏ than

    Khu Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Vàng Danh, Uông Bí…

    Phường Cao Thắng, phố Minh Khai xưa tôi đã từng ở đó. .

    Những cái tên Thống Nhất, Hà Lầm, Cọc Sáu vẫn thường qua

    Ngày hôm nay vẫn nhấp nhô những căn nhà

    Màu của than đã hòa vào đặc quánh

    Những con người đất Quảng gian nan.

    Cha tôi từng lập nghiệp tại vùng than

    Hơn hai mươi năm trời có lẻ

    Trong nhịp đập của tôi ngày thơ bé

    Có những cơn sóng trào từ một vùng đất mỏ Quảng Ninh.

    Một trận mưa ngập lụt đến kinh hoàng

    Hiện vẫn đang chờ cơn mưa tạnh dứt

    Ở đâu đó bao trái tim đập trong lồng ngực

    Đang hướng về đất Quảng thân yêu…

    (Viết trong đợt mưa lụt lịch sử cuối tháng 7 năm 2015 tại Quảng Ninh)

    4. Con đường cao tốc Vân Đồn

    Vũ Đan Thành .

    Con đường cao tốc Vân Đồn

    Dạo này thiên hạ lồm xồm lắm nha

    Vay ba trăm triệu đô la

    Vân Đồn – Móng Cái người ta luận bàn. .

    Huyện nghèo sóng biển vỗ tràn

    Tài nguyên chả thấy thấy đàn chim bay

    Ai từng qua đó mới hay

    Làm ngay cao tốc tiền vay anh Tàu. .

    Các quan trí tuệ thâm sâu

    Con đường nô dịch ngấm lâu mất rồi

    Ai ơi ra đó mà bơi

    Để nghe tiếng sóng chơi vơi dập dồn.

    Ai ra ngắm biển Vân Đồn

    Có chăng cô gái ngửa sườn ra phơi

    Con đường dẫn đến ăn chơi

    Con đường nối giáo xứ người xứ ta… .

    Quan san vạn dặm sơn hà

    Bốn phương kẻ mạnh làm cha kẻ mù… . 5. Phố biển Hạ Long Vũ Đan Thành Thành phố không còn màu than rơi rắc đầy trên lối Nhà Bảo tàng màu đen nhánh đứng nghiêm trang Cuộc đời người làm than Còn lưu hình trong đó Phố Hạ Long sóng biển vỗ rầm rì.Những con thuyền đêm đêm đi xa biển Ban sáng bồng bềnh Phía chân núi sóng dịu êm Phố biển đêm in hình xa xa bóng núi Cầu Vân Đồn lối này đi lên Móng Cái, Cửa Ông.

    Thành phố biển Hạ Long Con sóng hát ru tình Có ngọn núi biết làm thơ hay lắm Núi Bài Thơ sao sao nghe êm êm lãng mạn đến dịu dàng Là khi anh nắm tay em và nhìn vào đôi mắt.

    Đêm con phố chập chờn lung linh đèm mầu ánh điện Cáp treo dừng lơ lửng mảnh trăng gày Những dãy phố gam màu còn tươi rói Mái màu như ngói đỏ lô xô Đêm Hạ Long đẹp đến không thể hững hờ.

    Những đường nét hình hài cong cong cách điệu Những con đường vòng vòng qua những đồi thông Tôi đi qua đây những ngày hè tháng sáu Biển mênh mông Nắng không quá đỗi nồng nàn và gay gắt.

    Mưa vừa rơi ngắt từng đoạn đêm qua Phố biển nào đâu quá xa hoa Những con người vùng than một thời gian khó Đi trong đêm bên rặng dừa lộng gió Phố biển bồng bềnh Tôi đã gặp nơi đó Hạ Long…

    . 6. Cái cổng lờ Quảng Ninh

    Vũ Đan Thành .

    Có thể mình dân trí Vẫn còn hơi cào cào Gu thẩm mỹ không cao Nên nhức đầu chưa hiểu.

    Biết đâu như cái miếu Ban đầu chẳng có thiêng Sau khéo đắp vây rồng Thiên hạ bàn nhòm ngó.

    Tháp Effell thế đó Kim Tự Tháp cồng kềnh Cả Vạn Lý Trường Thành Mới đầu đâu có đẹp.

    Từ câu chuyện bép xép Mọi người cùng tui đây Lâu chóng có bấy chầy Lại loang đi khắp chốn.

    Cái cổng kia thêm hồn Đống sắt kia mọc cánh Bay lên lưng trời xanh Quảng Ninh thành nổi tiếng.

    Quan sống khôn chết thiêng Về cắt băng chứng giám… .

    7. Thành phố và cơn mưa cuối hạ Vũ Đan Thành

    Thành phố Hạ Long sáng nay cuối mùa hạ cuối Cơn mưa đầm đẫm mưa rơi Bãi Cháy mùa này Du khách cũng đã vơi.

    Biển lưa thưa từng cơn sóng vỗ Thành phố lạ khác quá nhiều một thuở Bãi cát chạy dài Và hàng phi lao gió hoang phiêu Núi Bài Thơ nằm xa tít trong mơ.

    Những dãy nhà Đã lấp đầy xưa mờ cát trắng

    Giờ chỉ còn là bãi biển nhân tạo lạ lẫm những bước chân Cáp treo nghỉ giữa cơn mưa đang treo lơ lửng.

    Khu vui chơi Sun World uốn lượn bóng rồng bay Nét điêu khắc trập trùng giả cổ Mái ngói lô nhô tựa như miền Hội An pha trộn lẫn nét xô bồ (Đêm qua hắt những ánh đèn mờ cạnh đài phun nước tràn ngập những sắc hoa).

    Phố công viên hiện đại vẻ hào hoa Những trò chơi đắt tiền hôm nay ngừng – ngơi nghỉ Nhìn thành phố như một khu đô thị Quán hàng giăng Phố thị giăng ngang.

    Dưới cơn mưa suốt đêm qua Vẫn còn lãng đãng giăng màn Những nhà cao tầng đã ngập tràn từng xưa kia khoảng trống Những con đường, những phố phường như xa lạ Chẳng quen.

    Cả khi những đêm Thành phố đã lên đèn Cả những ngày giữa tuần cũng vậy Bãi Cháy, Hạ Long như xa lạ chẳng thân quen.

    Chỉ còn cơn mưa sáng nay cuối mùa hạ cuối Còn như thấy những ngày xưa nơi ấy Chỉ còn thấy cơn mưa vẫn cũ Là không lạ lẫm cùng tôi… (31 – 7 – 2018)

    8. Biển cồn cào sóng vỗ

    Vũ Đan Thành

    Biết là biển vẫn còn mơ

    Thế nên sóng mãi lửng lơ dập dờn

    Những khi từng lúc bồn chồn

    Sóng anh sao cứ xô cồn cào thôi

    Biển trào dâng ngập chơi vơi

    Là khi em phía xa xôi xa vời

    Biển làm tiếng sóng thay lời

    Nói yêu nhau vẫn rối bời lời yêu. .

    Sóng xanh chẳng biết mỹ miều

    Chỉ xô bờ cát liêu xiêu mãi hoài

    Có bao giờ sóng mệt nhoài

    Có bao giờ sóng nhớ ai thế này. .

    Biển là biển biếc chiều nay

    Cơn mưa cứ muốn gợn bay thử lòng

    Cồn cào từng đợt nhớ mong

    Vỗ về em đó mênh mông bến bờ…

    . 9. Bãi Cháy

    Vũ Đan Thành

    Gần chục năm trời quay lại

    Nhận ra được mỗi cơn mưa

    Bãi xưa ngập tràn đô thị

    Trảng dài cát trắng còn đâu.

    Chỉ còn cơn mưa là cũ

    Biển kia sóng đã bạc đầu

    Những ngả đường ven đồi vắng

    Nhà cao tầng vút lên cao. .

    Một vùng bãi biển nao nao

    Ngả dài gọi tên Bãi Cháy

    Ngày xưa cát trắng mê hồn

    Biển giờ đã thành chật chội. .

    Mường Thanh, Sunshine, Vingroup

    FLC – hàng ngang biệt thự

    Làm cho biển hóa hoang tàn

    Không còn con sò, nghêu, ốc. .

    Con ngao, con ngán trốn đâu

    Nước xanh dù vẫn một màu

    Dưới chân biển là nhân tạo

    Hàng dừa gầy guộc leo teo.

    Biển xưa chập chờn trắng xóa

    Giờ bê tông hóa tầng cao

    Ánh đèn đêm đêm chói lóa

    Khơi xa vật vã từng hồi.

    Bước chân con đường chật chội

    Chẳng còn tiếng sóng xôn xao

    Đu quay, cáp treo, tàu lượn

    Vui chơi náo nhiệt quay cuồng.

    Nếu một ngày rồi biển động

    Những con sóng cả… rùng mình…

    (Bãi Cháy – một bãi tắm nổi tiếng bên bờ Vịnh Hạ Long đã thay đổi thành một khu vui chơi khá sầm uất giờ đây)

    Cùng chia sẻ bài viết này

    Facebook