Viết Bài Thơ Khăn Thương Nhớ Ai / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Phân Tích Bài Thơ “Khăn Thương Nhớ Ai”

Đề: Phân tích bài thơ ” Khăn thương nhớ ai ….”

Khăn thương nhớ ai … …. một bề

Bài ca nằm trong hệ thống ca dao về đề tài thương nhớ, 1 cung bậc trong ca dao tình yêu của người bình dân VN.

Bài ca diễn tảnỗi nhớ niềm thương của 1 cô gái. Nhớ thương da diết, nhớ đến thao thức, cồn cào gan ruột mà ko dễ bộc lộ. Cô phải hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi cả mắt mình. Những câu hỏi ko có câu trả lời càng nén chặt nỗi thương nhớ, để cuối cùng trào ra trong nỗi lo âu cho hạnh phúc: Đêm qua em những lo phiền Lo vì một nỗi ko yên một bề giọng thơ sâu lắng, dồn dập gợi ra nhiều cảm xúc.

Mở đầu, chiếc khăn đc hỏi đến đầu tiên và đc hỏi nhiều nhất: Khăn thương nhớ ai … … nc mắt

Chiếc khăn thường là vật trao duyên, vật kỷ niệm gơi nhớ người yêu. Sáu câu thơ đc cấu trúc theo lối vắt dòng, láy lại 6 lần từ “khăn” ở vị trí đầu các câu thơ và láy lại 3 lần câu “khăn thương nhớ ai” như 1 điệp khúc bất tận, thể hiện nỗi nhớ triền miên, da diết. Dường như mỗi lần hỏi là nỗi nhớ lại trào dâng thêm. Cái khăn, tự nó ko biết ” thương nhớ”, ko biết tự “rơi xuống”, “vắt lên”, ” chùi nc mắt”, nhưng những hình ảnh vận động mang cảm xúc người đã hiện lên hình ảnh con nguo7ì với tâm trạng ngổn ngang niềm thương nhớ cùng nỗi l oâu. Nhớ đến ngơ ngẩn, nỗi nhớ tỏa theo chiều hướng của ko gian (” khăn rơi xuống đất rồi lại ” khăn vắt lên vai”), cuối cùng thu lại trong cảnh khóc thầm (“khăn chùi nước mắt”).

Nỗi nhớ trong 6 câu lan tỏa vào ko gian, đến 4 câu tiếp lại xuyên suốt theo thời gian. Nỗi nhớ ban ngày kéo dài sang cả ban đêm:

Đèn thuơng … chúng tôi tắt

Vẫn là điệp khúc “thương nhớ ai”, nhưng nỗi nhớ đã chuyển từ ” khăn” sang “đèn”. Hình ảnh ngọn đèn gợi ra đêm khuya v2 võ canh tàn, và cái đốm lửa đang cháy kia phải chăng là hình ảnh của nỗi nhớ cháy rực trong lòng cô gái? Ngọn đèn mãi ko chịu tắt, nỗi nhớ cứ da diết khôn nguôi. Cũng như chiếc khăn. ngọn đèn đã giúp cô gái thổ lộ nỗi lòng.

Nhưng dù gợi cảm bao nhiêu, thì chiếc khăn và ngọn đèn cũng chỉ là cách nói gián tiếp theo lối biểu tượng, nhân hoá. Nỗi lòng của cô gái buộc phải bật ra trong cách nói trực tiếp: “Mắt thương… chúng tôi yên”

Thuơng nhớ đến ko ngủ đc, cứ trằn trọc thao thức là cách thức biểu lộ quen thuộc trong ca dao:

Đêm nằm lưng chẳng tới giường, Trông cho mau sáng ra đường gặp anh”

Tuy nhiên, cũng là 1 tâm trạng ấy, nhưng trong bài ca này, hình ảnh đôi mắt có sức gợi cảm sâu xa hơn nhiều. “Mắt ngủ ko yên” tạo nên 1 đối xứng rất đẹp với “đèn ko tắt” ở trên, gợi lên 1 khung cảnh rất thực: cô gái giữa đêm khuya 1 mình đối diện với ngọn đèn mà nhớ người thương. Vì “mắt ngủ ko yên” nên “đèn ko tắt”. Nói đèn cũng chỉ là nío nguo72i mà thôi. Ngọn đèn soi chiếu vào đôi mắt, càng thấy nỗi nhớ thương vời vợi ko nguôi. Mười câu thơ là 5 câu hỏi ko có lời đáp. Điệp khúc ” thương nhớ ai” trở đi trở lại như xoáy vào 1 nỗi niềm khắc khoải, da diết. Nmă lần ” thương nhớ” và 5 lần từ ” ai” xuất hiện. BẢn thân từ “ai” mang ý phiếm chỉ, gợi lên 1 nỗi nhớ thương sâu thẳm mênh mông, ko giới hạn. Từ “ai” ko xác định cụ thể đối tượng, nhưng người nghe hoàn toàn hỉu đc “ai” ấy là ai. Hỏi ko có trả lời, nhưng thực câu trả lời đã nằm trong giọng điệu khắc khoải, da diết kia. Không cần nói rõ, nhưng nỗi nhớ người yêu đã đc bộc lộ 1 cách kín đáo mà gợi cảm, sâu sắc, mãnh liệt.

Cách gieo vần của bài ca cũng rất đặc sắc. Vần chân và vần lưng xen kẽ nhau (ai-ai,mắt-tắt), vần bằng vần trắc luân phiên, tất cả tạo nên 1 âm đêịu luyến láy liên hoàn khiến cho nỗi nớh thương của cô gái vừa nén lại, vừa như kéo dài ra mênh môing vô tận theo cả ko gian và thời gian. Tưởng chừng nỗi nhớ ấy sẽ ko có kết thúc… Nhưng bài ca phải có điểm dừng. Khi cô giá ko hỏi nữa thì niềm thương nhớ trào ra thành nỗi lo phiền : “Đêm wa… …. một bề”

Từ nhịp thơ 4 chữ dồn dập, liên tiếp, lời ca chuyển sang nhịp thơ lục bát nhẹ nhàng hơn nhưng cũng xao xuyến hơn, giải bày niềm lo ây của cô gái trc hạnh phúc lứa đôi. Không phải ngẫu nhiên mà chữ “lo” đc nhắc đền 2 lần. Nhớ thuo7ng người yêu và lo lắng cho duyên phận của mình “không yên một bề”, tâm trạng cảu cô gái mang ý nghĩa phổ biến cho người phụ nữ trong cuộc đời xưa: yêu tha thiết nhưng lun lo sợ cho hạnh phúc bấp bênh. bài ca khá tiêu biểu cho nghệ thuật ca dao với sự lặp lại trong cách diễn tả tâm trạng, cách dùng những hình ảnh biểu tượng, lối nhân hóa để tăng thêm sức sống cho hình ảnh, cách gieo vần linh hạot, cách cấu tạo truyền thống kết hợp những câu thơ bốn chữ với hai câu lục bvát cuối cùng… Qua nỗi thương nhớ và niềm lo âu đc diễn tả trong bài ca, ta nhận ra tiếng hát yêu thương và khao khát yêu thương của ngừơi bình dân xưa. Tình Yêu có từ bao jo`??????????Không ai bít Chỉ biết rằng….

Những câu chuyện về tình yêu… …Vân đk lưu truyền từ đời này wa đời khác…Như một minh chứng …Về sự trường tồn của nó…: Một truyền thuyết…hay chỉ là một jấc mơ? Con trai thần mặt trời phải giết nữ thần tuyết……Để đen đến mùa xuân cho xứ ice ocean lạnh lẽo….Nhưng chàng lại iu chính người con gái ấy…

và rui` ta nhận ra mặt trời có thể lặn,băng já có thể tan.nhưng tình yêu thì hok bao jo` chết

Phân Tích Bài Ca Dao Khăn Thương Nhớ Ai Khăn Rơi Xuống Đất…

Đề bài: Phân tích bài ca dao khăn thương nhớ ai khăn rơi xuống đất khăn thương nhớ ai khăn vắt lên vai

Kho tàng ca dao Việt Nam vô cùng phong phú, giàu giá trị tư tưởng, nghệ thuật, là “thơ của vạn nhà”, là tấm gương soi cho tâm hồn và đời sống dân tộc, là niềm tự hào khôn xiết về cái cách mà những con người lao động Việt Nam trực tiếp bày tỏ lòng mình mà không cần nhớ đến bất kì một khuôn khổ thơ chính quy nào. Họ gửi gắm vào đó là yêu thương, vui sướng, khổ đau; là hoài bão, ước mơ, niềm hi vọng, niềm mong mỏi… Không nằm ngoài chuỗi sáng tác mang đề tài thương nhớ làm nên bản sắc văn hóa dân gian, bài ca dao được nhà phê bình Hoài Thanh đánh giá là “hay nhất Việt Nam”, “Khăn thương nhớ ai” cũng trĩu nặng nỗi nhớ của người con gái đang yêu, sâu lắng và hay lạ lùng…

Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai

Khăn chịu nước mắt

Đèn thương nhớ ai

Mà đèn chẳng tắt

Mắt thương nhớ ai

Mắt ngủ không yên

Đêm qua em những lo phiền

Lo vì một nỗi không yêu một bề”

Thương nhớ vốn là thứ tình cảm khó hình dung, nhất là thương nhớ trong tình yêu. Vậy mà ở bài này, nó lại được diễn tả một cách cụ thể, tinh tế và gợi cảm nhờ cách nói hình ảnh tượng trưng mang tính nghệ thuật cao. Nỗi niềm thương nhớ của cô gái đối với người yêu đã gửi gắm vào các sự vật như cái khăn, cái đèn, đôi mắt, đặc biệt là hình ảnh cái khăn. Đó là nỗi nhớ thương đến tan chảy cõi lòng nhưng không tự bộc lộ một cách buông tuồng dễ dãi. Đó là tâm trạng nỗi lòng không biết ngỏ cùng ai, cứ hiện dần lên và sáng mãi ra từ trong cõi nhớ riêng của mình cô gái, hẳn là nhớ thương phải bồn chồn lắm, nên cô mới hỏi dồn dập như vậy: hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi cả đôi mắt mình nữa?

Cái khăn được hỏi đầu tiên và hỏi nhiều nhất, trong sáu câu thơ tức là nửa bài thơ. Giống như cái áo, cái khăn đội đầu hoặc cái khăn tay thường là vật trao duyên, kỉ vật gợi nhớ tình yêu giữa hai người. Chiếc khăn ấy phải chăng đã ấp ủ bao hơi ấm bàn tay, ở cạnh cô gái suốt, đã thấm đượm nhiều vô chừng những lời ân ái mặn nồng. Giờ người đã xa, hơi ấm nồng đượm vương vấn nơi đâu chỉ là nỗi buồn chờ đợi quá khứ, cái không gian cô quạnh cứ miên man trải rộng mênh mông trên nhiều chiều, nỗi nhớ cứ thế mà quẩn quanh trong trăm mối tơ vò khiến vật chứng nhân vô tri vô giác cũng động lòng.

Ba hình ảnh đặc trưng cộng hưởng thêm ba câu thơ láy cô gái tự nhân hóa chiếc khăn rồi hỏi “Khăn thương nhớ ai?”, cùng lối vắt dòng tổng cộng sáu lần từ “khăn” thành một điệp khúc tạo càng giác nỗi nhớ cuộn trào, mỗi lần hỏi như càng xoáy sâu hơn nỗi nhớ. Đằng sau nghệ thuật đảo thanh đầu uyển chuyển, cách sử dụng hình ảnh vận động trái chiều, hình ảnh cô gái hiện lên nhớ người thương đến mức không tự chủ được, dáng đứng bước đi, không thể ngồi yên ổn được, luôn ngóng trông,chờ đợi.

Nỗi nhớ sâu trong tâm hồn réo thúc bùng sôi nhưng lại bộc lộ ý nhị, ngọt ngào, mang màu sắc nữ tính, nhẹ nhàng. Cái khăn đã giãi bày hộ cô gái cái nghẹn ngào đọng mãi trong lòng không nói ra. Cái thứ cảm giác không gọi được tên nặng trĩu trong lòng là thế, vậy mà cứ nhẹ tênh lan tỏa rộng khắp, thấm đượm vào không gian, và cả trái tim người đọc.

Không chỉ thế, nỗi nhớ ở đây còn được đong đếm theo bước chân thời gian. Ban đêm là lúc con người có thể yên tĩnh suy ngẫm về người, về đời rất thật. Đối với cô gái, đó là lúc niềm khắc khoải lại làm trái tim cô nhói đau. Niềm đau ấu được diễn tả theo một cách rất riêng, gắn với ngọn đèn thao thức

Đèn thương nhớ ai

Mà đèn không tắt

Nỗi lòng trải hết không gian rồi lan tỏa sang cả bước đi thời gian. Trong sự ưu phiền vò võ của đêm khuya khắc vợi canh tàn, trong bóng đêm mờ mịt đến hoảng hốt, đốm lửa ấm dù nhỏ nhoi trên đầu ngọn bấc kia chứng tỏ người thắp đèn vẫn chưa thể nào ngủ yên. Chừng nào ngọn lửa tình yêu vẫn cháy sáng trong tim thì ngọn đèn kia sẽ thắp suốt đêm dài. Đèn không tắt hay chính con người đang thao thức thâu đêm trong nỗi nhớ thương đằng đẵng. Nếu trên kia cái khăn biết giãi bày thì ở đây cái đèn biết thổ lộ tâm tình. Nó đã cho ta nhiều điều mới mẻ không có trong thơ ca.Vẫn là câu hỏi không lời đáp, vẫn là hình ảnh nhân hóa, ngọn đèn đã để ta suy nghĩ và rung cảm nhiều hơn.

Đến dòng thơ thứ chín, không thể kìm được lòng, người con gái yêu đuối chực vỡ òa, tự hỏi mình

Mắt thương nhớ ai

Mắt ngủ không yên

Dù kín đáo, gợi cảm bao nhiêu đi chăng nữa thì ngọn đèn và chiếc khăn cũng chỉ là nơi gửi gắm tâm sự. Đến đây, cô gái đã tự hỏi chính bản thân mình. Nỗi nhớ thương nặng trĩu tâm can khiến cô nhắm mắt là mường tượng ra hình ảnh người ấy, ngủ làm sao yên cho được! Ở trên là khăn là đèn, thì ở đây là mắt. Tất cả đều trong trạng thái không để tâm vào việc mình làm mà tập trung vào nỗi nhớ thương người yêu. Hình tượng thơ không chỉ độc đáo mà cũng thật hợp lí, nhất quán.

Sáu câu thơ được cấu trúc theo lối vắt dòng láy đi láy lại từ khăn thương nhớ một điệp khúc, làm cho nỗi nhớ thương của cô gái đến với người đọc cũng thật da diết, dồn dập. Người đọc tìm được đâu đó trong chính nỗi nhớ cứ nhắm mắt vào là gợi nhớ ấy, hành động vô thức của cô là hình bóng của mình. Mười bốn câu thơ chữ với sự tài tình trong cách gieo vần, trong đó thanh bằng và thanh trắc xoắn xuýt lấy nhau gợi âm điệu luyến láy, bâng khuâng mãi. Và nếu cứ đi theo cung cách cấu tứ như thế thì có lẽ bài ca dao sẽ trải sầu cùng vô tận.

Lần theo mạch cảm xúc xuyên suốt, qua tới mấy lần hỏi, điểm cao trào bất ngờ xuất hiện và đổi thành thể lục bát dân gian:

Đêm qua em những lo phiền

Lo vì một nỗi không yên một bề

Từ nhịp thơ bốn chữ dồn dập chuyển sang thể lục bát xao xuyến nhẹ nhàng bởi cô vẫn một mực thương nhớ người yêu nhưng lo lắng cho số phận ngang trái của mình. Xã hội xưa với những lễ giáo không cho phép người con gái mãi đơn thân một mình. Từ “lo” lặp lại hai lần chứng tỏ nỗi lo sợ càng tăng lên và sâu thẳm mỗi khi nghĩ đến mối tình này. Cô nhói tim sợ rằng người mình chờ đợi bấy lâu kia sẽ thay lòng đổi dạ. Cô sợ hãi khi biết đâu xã hội với lễ giáo hà khắc kia sẽ lạnh lùng khép cô vào một mối duyên nào đó chăng… Hạnh phúc quá mong manh và quyền tự do yêu đương gần như không thể. Khi tình yêu thân thiết, càng sâu nặng thì nỗi lo lắng tình yêu đó tuột khỏi tầm tay, tan vỡ sẽ càng lớn.

Để diễn tả nỗi lòng cũng như tính nhân đạo cao cả, bài ca dao đã mang những bút pháp nghệ thuật quen thuộc như điệp ngữ điệp từ gây cảm giác quyến luyến, hình ảnh nghệ thuật nhân hóa mang tính tượng trưng cao. Quan trọng hơn cả, toàn bài ca dao đã thể hiện được vẻ đẹp kín đáo, tinh tế của người con gái Việt.

Vì thế, trong làng thơ ca dao Việt Nam, “Khăn thương nhớ ai luôn có một vị trí quan trọng nhất định thể hiện cho nỗi nhớ riêng của người con gái ấy và cho tình cảm chung của toàn thể bạn đọc. Vượt qua những khắt khe của thời gian, bài thơ sẽ tỏa sáng và mang thông điệp, ý nghĩa riêng đối với từng bạn đọc.

Phân Tích Bài Ca Dao “Khăn Thương Nhớ Ai,…” (2)

[1]. Trong văn học Trung Quốc từ đời Đường cho cuối đời Thanh, có một nguồn thơ Thiền đặc sắc (thể hiện trí tuệ giác ngộ – tinh thần Bát-Nhã-Ba-La-Mật) trong đó sáng tác của thi Phật Vương Duy (701-761) là một đỉnh cao. Một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật đậm chất Thiền của ông chính là thi phẩm Điểu minh giản (Khe chim kêu). Bài thơ đã được đưa vào chương trình Ngữ văn 10 (tập 1, NXB Giáo dục, 2006):

Phiên âm:

Nhân nhàn hoa quế lạc,

Dạ tĩnh xuân sơn không.

Nguyệt xuất kinh sơn điểu,

Thời minh tại giản trung.

Dịch nghĩa:

Người nhàn, hoa quế rụng,

Đêm yên tĩnh, non xuân vắng không.

Trăng lên làm chim núi giật mình,

Thỉnh thoảng cất tiếng kêu trong khe núi.

Dịch thơ:

Người nhàn hoa quế nhẹ rơi, Đêm xuân lặng ngắt trái đồi vắng tanh.

Trăng lên, chim núi giật mình,

Tiếng kêu thủng thẳng đưa quanh khe đồi.

(Ngô Tất Tố dịch)

1. Học giả Lâm Ngữ Đường (Trung Quốc) đã từng nói: “Thơ có nhiệm vụ thay thế tôn giáo, nghĩa là nhiệm vụ làm cho tâm hồn thanh khiết, cảm nhận được cái đẹp của vũ trụ và khiến cho con người cảm hoá được sinh vật”. Nói thế nghĩa là thơ có những điểm gặp gỡ, đồng điệu với tôn giáo. Điều này thể hiện rất rõ trong những bài thơ Thiền. Thơ và Thiền gặp nhau trong trực giác và cảm nhận của tri thức “Thơ và Thiền từ Đông sang Tây trợ duyên nhau mà làm nên những bài thơ siêu việt. Phương Đông xưa nay là quê hương, xứ sở của Thiền”. Trong văn học Trung Quốc từ đời Đường cho cuối đời Thanh, có một nguồn thơ Thiền đặc sắc (thể hiện trí tuệ giác ngộ – tinh thần Bát-Nhã-Ba-La-Mật) trong đó sáng tác của thi Phật Vương Duy (701-761) là một đỉnh cao. Một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật đậm chất Thiền của ông chính là thi phẩm(Khe chim kêu). Bài thơ đã được đưa vào chương trình Ngữ văn 10 (tập 1, NXB Giáo dục, 2006):

2. Thơ Thiền thể hiện tư tưởng Phật giáo nhưng có những đặc sắc riêng. Thiền là tĩnh lặng, trầm lắng để tâm hồn siêu thoát, vượt thế tục đi vào cõi riêng của tuệ giác; ngược lại, thơ thuộc về tâm tưởng chủ quan của thi sĩ, là “lời nói trong” (chữ dùng của Chu Hy ) của chính nhà thơ. Thiền và thơ nằm trong cái thế giới siêu hình, giải thoát con người ra khỏi vô minh. Chính vì vậy, có người ở đời Đường khi lý giải về thơ đã kết luận “Thi thị khả giảng bất khả giảng chi gian” có nghĩa thơ có cái giảng được và có cái không thể giảng được. Thơ đôi khi trở thành vô ngôn, nhưng đến một lúc nào đó khi tâm tĩnh tại có thể nhận ra được, cảm nhận được, hiểu thấu được thì lúc đó, Thiền và Thơ gọi là Ngộ và Nhận “Đó là tâm thức và trí tưởng của ta đủ khả năng giúp ta sáng tạo những gì mà ta nhận thức” (G. Bachelard). Trọng tâm của thơ là cảm xúc hơn là suy tưởng, còn thiền là thức tỉnh để nhận thức “Thi ca không có hình ảnh thì không còn là thi ca nữa cũng như đi vào suy luận siêu hình thì thiền không còn là thiền nữa”[2]. Nhưng nếu có ý thức tôn giáo hay tâm thức thiền thì người nghệ sĩ nói chung, trong một giây phút tình cờ nào đó có thể bộc lộ tâm thức thiền hay ý thức tôn giáo của mình qua sáng tạo tinh thần của chính họ. Vì thế đọc thơ Thiền không dễ, cần một phương pháp tiếp cận khác với phương pháp thông thường (phương pháp truyền thống, phân tích nhân vật trữ tình, phương pháp tiểu sử, phân tâm học, phản ánh luận, cấu trúc luận,…). Tất cả vạn vật đang hiện hữu, nó là “không”. Ý niệm “không” không phải là hư vô, mà là trạng thái vượt qua nhị nguyên tử – sinh, vượt qua hữu – vô, vuợt qua sắc tướng. Thơ Thiền có khi thể hiện cái nhìn hành đạo của Kinh Hoa Nghiêm: tất cả đều là Phật, tất cả đều là pháp. Thế giới quan của Thiền tông nói như thiền sư Pháp Bảo: “Vạn là sự tản ra của một, một là nguồn gốc của vạn”. Đọc thơ Thiền, người đọc sẽ nhận ra những tư tưởng căn bản trên, nơi sự chứng ngộ của các Thiền sư. Vì thế thơ Thiền trước hết là thơ tư tưởng, không phải là kiểu thơ phản ánh hiện thực hay thơ giãi bày tâm trạng. Khi tư tưởng Thiền được hình tượng hoá, nghệ thuật hoá thì mới gọi là thơ. Độc giả chín muồi tâm thức Thiền nhận ra được cái gọi là ‘tâm hoa nở” trong thơ (Thơ yếu tự phát kỳ tâm hoa) thì mới “đồng thanh tương ứng” để tiếp nhận thơ thiền.

3. Vương Duy tự Ma Cật, là nhà thơ kiêm hoạ sĩ nổi tiếng đời Đường. Ông để lại hơn bốn trăm bài thơ. Thơ ông hiện lên hình tượng con người nhàn nhã, cảnh sắc thiên nhiên yên tĩnh, trong sáng. Đó chính là sự thể hiện màu sắc thanh tịnh vô vi, “vô sinh bất tử”, nhàn tâm của đạo Phật. Tô Thức đời Tống khi đọc thơ Vương Duy đã nhận xét: “Vi Ma Cật chi thị, thi trung hữu hoạ, quan Ma Cật chi hoạ, hoạ trung hữu thi” (Thưởng thức thơ Ma Cật, thấy trong thơ có hoạ, xem hoạ Ma Cật, thấy trong hoạ có thơ). Thế giới Thiền thi của Vương Duy là một nghệ thuật kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa thơ và hoạ, giữa Phật giáo và Lão giáo, là sự dung hợp Thiền – Thơ. Điểu minh giản là một bài thơ xinh xắn, bình dị nhưng hàm chứa nhiều ý vị thâm trầm của Thiền học. Bài thơ được làm theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt, chỉ vẻn vẹn hai mươi chữ nhưng ý nghĩa của bài thơ không hạn định trong khuôn viên câu chữ của nó.

Cả bài thơ là một bức tranh phong cảnh nhuốm tình người:

Nhân nhàn hoa quế lạc,

Dạ tĩnh xuân sơn không.

Nguyệt xuất kinh sơn điểu,

Thời minh tại giản trung.

Tất cả cảnh vật được thu vào bên trong. Những hình ảnh xuất hiện trong bài thơ: hoa quế, ánh trăng, núi non, khe suối, chim kêu,.. là những hình ảnh quen thuộc trong thơ ca phương Đông nhưng ở đây lại có sức ám gợi lạ thường, sâu xa. Nói như Nguyễn Văn Hạnh: “Tính biểu tượng của thiên nhiên trong bài thơ không phải ở những hình ảnh đơn lẻ mà ở sự tương tác hài hoà giữa chúng (…). Màu thiền của bài thơ nằm khuất lấp giữa các dòng thơ, ẩn mình đằng sau cảnh sắc, trong cái tĩnh lặng của hồn người”[3]. Bởi vậy bài thơ tạo cảm giác tĩnh lặng, thanh nhã, bình đạm. Thế giới nghệ thuật của nó là một phức hợp cộng hưởng, giao hoà giữa: người và cảnh, âm thanh và ánh sáng, thính giác – thị giác – khứu giác và xúc giác, không gian và thời gian. Trong thơ Trần Nhân Tông ta cũng bắt gặp sự giao hoà này:

Bán song đăng ảnh mãn sàng thư

Lộ trích thu đình dạ khí hư

Thuỵ khởi châm thanh vô mịch xứ

Mộc Tê hoa thượng nguyệt lai sơ

Dịch thơ: Đèn soi nửa cửa, sách đầy giường

Đêm vắng sân thu lác đác sương

Thức dậy đâu đây chày đập vải

Trên bông hoa Quế, ánh trăng non.

(Nguyệt – Trần Nhân Tông)

Ở đây, thiên – nhân – địa cùng hợp nhất. Mọi vật đều có linh hồn. Cảnh vật thiên nhiên trong tứ thơ của Điểu minh giản ảnh hưởng tư tưởng thiền “có có không không” hết sức sâu đậm, tạo thành một cảnh giới linh hoạt, huyền ảo, yên tịnh, vắng lặng đến nhiệm mầu. Con người, vũ trụ là một, “tất cả tức một, một tức tất cả”. Tác giả mượn cảnh sơn thuỷ hữu tình để truyền tải đến độc giả một cảnh giới “thong dong tự tại, tĩnh lặng trong lành” có cội nguồn gốc rễ tự trong tâm. Đó là bức tranh tâm cảnh. Đỗ Phủ trong bài thơ Giải muộn từng gọi Vương Duy là cao nhân Vương Hữu Thừa. Vương Xương Linh thì nói: “Thân ở thế gian nhưng tâm thì vượt thoát thế gian”. Nhận xét đó thật đúng với bài thơ này.

Hai câu đầu đã thể hiện hình ảnh con người sống trong cảnh nhàn hạ “người nhàn”- đó là cuộc sống của người ẩn sĩ nơi điền viên sơn thuỷ để hoà mình, giao cảm với thiên nhiên. Theo Lại Quang Nam: “Người nhàn là một danh từ “song lập”, là một bậc trong đạo ở ẩn, từ dùng để chỉ lớp người đã gác mọi ràng buộc phiền não của xã hội đương thời, đi tìm sự yên tĩnh trong tâm hồn”. Ở đây có sự giao hoà, giao cảm một cách tự nhiên giữa người và cảnh. Trong đêm tĩnh lặng, thi nhân nghe được tiếng hoa quế rơi. Hoa quế là loài hoa màu trắng, có hương thơm và rất nhỏ, khi rụng rơi rất khẽ. Vậy mà con người cũng nghe được. Cái động nhỏ bé, mong manh ấy khiến ta liên tưởng đến “Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” trong thơ Trần Đăng Khoa. Tâm hồn thi nhân nhạy cảm vô cùng! Lắng nghe được âm thanh đó không phải chỉ vì cảnh đêm mùa xuân nơi núi non yên tĩnh mà còn vì tâm hồn nhà thơ cũng đang tĩnh lặng! Tâm hồn nhà thơ chiếu ứng ra cảnh: Dạ tĩnh xuân sơn không. Sự kết hợp của ba từ: lạc (rụng), tĩnh (vắng lặng) và không (vắng không) vừa gợi sự tịch mịch của cảnh đêm nơi rừng núi, vừa phảng phất nỗi buồn man mác, cô tịch. Cảnh hàm chứa sự quán chiếu của Vương Duy về các vấn đề vô thường, vô ngã! Nó diễn tả cái quan niệm sắc sắc không không của đạo Phật. Bản dịch thơ của Tương Như trong SGK Ngữ văn 10: “Đêm xuân núi vắng teo”, đã đánh mất chữ tĩnh, là chữ quan trọng làm nổi bật cái tĩnh lặng trong bài thơ!

Hai câu thơ cuối dường như có sự chuyển dịch từ không gian tĩnh và tối (hai câu đầu) sang động, sáng rõ hơn. Đó là sự xuất hiện của ánh sáng: “nguyệt xuất” (trăng lên) và âm thanh: chim núi cất tiếng kêu. Nhưng ánh sáng và âm thanh càng tô điểm thêm cho vẻ tĩnh lặng của cảnh vật, cho Dạ tĩnh xuân sơn không. Trong thời gian đêm xuân, ánh trăng huyền ảo lung linh dàn trải khắp núi non làm cho không gian thêm rộng và huyễn hoặc, mơ hồ, vắng lặng (sơn không). Ánh sáng lan toả cũng làm kinh động đến chim núi, làm chim núi bừng tỉnh, “giật mình” thảng thốt! Chim núi giật mình bởi ánh trăng hay “giật mình” bởi màn đêm quá tĩnh lặng? Đó không phải đơn thuần là sự bừng sáng của ánh trăng chiếu ứng lên cảnh vật, tác động đến trạng thái của chim núi mà còn là sự thảng thốt, bừng ngộ trong tâm hồn thi nhân. Ý thơ và tình thơ thật tinh tế! Nhà thơ mới Hằng Phương của văn học Việt Nam dường như cũng đã tiếp thu một cách sáng tạo ý thơ của các nhà thơ Đường với câu thơ: Sáng trưng mái ngói nhà ai/ Đôi chim ngỡ buổi ban mai giật mình. Nhưng ý tình trong thơ thi Phật hàm súc, cô đọng hơn nhiều! Âm thanh: tiếng chim thỉnh thoảng cất tiếng kêu trong khe núi điểm xuyết vào cái nền không gian ấy càng làm cho không gian tĩnh lặng hơn “Có cái gì đó mơ hồ như bóng đêm, lạnh lùng như ánh trăng khuya làm độc giả rơi vào một trạng thái hư vô. Đầu óc không còn bị vướng bận bởi những vòng tục luỵ nữa. Cảm xúc tuy vô định nhưng siêu thoát, thoải mái vô cùng”. Tĩnh từ tâm hồn thi nhân lan đến cảnh. Động xuất phát từ tĩnh, nhờ động mà ta càng thấy tĩnh. Tất cả vạn vật đều cảm ứng với nhau, có mối liên hệ mật thiết với nhau một cách vô hình; đặc biệt cảnh vật vào thời điểm đêm xuân càng dễ khơi gợi nhiều nỗi niềm bâng khuâng, nhiều xúc cảm vô định trong lòng người. Nổi bật trong bức tranh sơn thuỷ hữu tình, giàu sức gợi, nên thơ và tĩnh lặng đó là hình ảnh một tao nhân mặc khách – một ẩn sĩ muốn thoát khỏi mọi hệ luỵ của chốn bụi trần để “tịnh tâm”. Vương Duy chịu ảnh hưởng Thiền học rất sâu đậm, “không tịnh” là cảnh giới ông ra sức để đạt được ở trong thơ. Đó cũng chính là sự “bừng ngộ” trong tâm hồn ông. Vì vậy, cái khoảng không gian tĩnh lặng ở khe núi nên thơ nên hoạ, đậm chất Thiền xuất hiện khá nhiều trong thơ ông:

Giản hộ tịch vô nhân

Phân phân khai thả lạ

(Ngõ khe vắng không người

Mặc tình hoa nở rụng)

(Tân di ổ)

Không sơn bất kiến nhân

Đản văn nhân ngữ hưởng

(Núi vắng không bóng người,

Tiếng nói đâu vọng lại)

(Lộc trại)

Nói như Lý Anh trong Thư pháp dị giản lục: “Mô tả núi vắng không bắt đầu từ vô thanh vô sắc, lại đi từ hữu thanh hữu sắc để cảm nhận sâu sắc hơn cái tĩnh lặng của nó”. Thơ Vương Duy thể hiện tính biện chứng, cái tiềm ẩn vô cùng trong thế giới sắc không.

Trong bài thơ Điểu minh giản, triết lý của Thiền học giống như cục nam châm tạo nên tâm điểm hút dính các câu thơ lại thành một chỉnh thể, một cấu trúc ẩn, một hàm ý siêu thoát! Có thể thấy rằng, cái hay của bài thơ thể hiện ở tính độc đáo trong cách diễn tả sự chứng ngộ Phật – sự “Tịnh độ” trong tâm linh của Ma Cật: an nhiên, tĩnh tại, hoà nhập với thế giới sắc không (lớp nghĩa tư tưởng) và ở thế giới hình tượng thơ tương giao, hoà quyện, gắn kết tạo nên ý nghĩa thẩm mỹ mới lạ (lớp nghĩa nghệ thuật). Nghĩa tư tưởng và nghĩa nghệ thuật của tứ thơ có sự chuyển hoá, dung hợp, đan quyện, giao hoà đem đến cho người đọc những mỹ cảm, nhận thức khác. Đó là vẻ đẹp tâm hồn dung dị của nhà thơ hoà mình trong đời sống dân dã, đằm thắm. Có lẽ nhà thơ đã khám phá ra chính mình trong thiên nhiên và trong thái tĩnh lặng, hư vô. Bài thơ gợi ra hình ảnh một Thiền sư ở giữa cuộc sống, giữa thiên nhiên vừa ung dung giản dị vừa tinh tế nhạy cảm, vượt lên tất cả, hoà nhập tất cả, “tất cả tức một, một tức tất cả”. Bài thơ ngắn, ý tứ cô đọng rất thích hợp với tình cảnh sâu lắng mang đậm nội tâm của Thiền.

4. Thơ ca và tôn giáo nói chung đều gặp gỡ nhau ở kiểu tư duy hướng nội, gắn liền với con người cá nhân, cá thể, đều dùng thế giới biểu tượng làm phương thức thể hiện “Thơ bay vi vút trong không gian thẩm mỹ ước lệ. Thiền bay thênh thang trong cõi tĩnh mặc, trong sáng và vô duy. Thơ là tinh hoa của ngôn ngữ, làm cho con chữ lấp lánh nhiều sắc màu, ý tượng; lung linh đa chiều tư duy và cảm xúc. Thiền là tinh hoa của minh triết đông phương, là đoá trăng soi giữa miền u tĩnh, đánh thức vô minh, vọng lầm để tao ngộ với quê hương sơn thuỷ”[4]. Bài thơ Điểu minh giản của Vương Duy chính là sự kết tinh diệu kì của Thiền và Thơ. Tác phẩm toát lên vẻ đẹp bình dị, hồn nhiên, điềm đạm, ý tại ngôn ngoại với ý vị vô cùng thâm sâu, tiêu biểu cho minh triết phương Đông. Như vậy, nếu tiếp cận đúng hướng thơ Thiền, người đọc có thể thưởng thức được những giá trị mang tính chất “khải thị”, những khoái cảm thẩm mỹ đặc biệt mà thơ Thiền đem lại. Thiền tạo nên cái đẹp mới lạ, sự bừng sáng trong tâm hồn ở những áng thơ, có khi đọc không hiểu, song vẫn có thể cảm nhận được qua hình tượng tư tưởng – thẩm mỹ.

Bài Thơ Khăn Thương Nhớ Ai – Nỗi Nhớ Da Diết Cồn Cào Mà Không Thể Bộc Lộ

Nội Dung

Khăn thương nhớ ai, Khăn rơi xuống đất. Khăn thương nhớ ai, Khăn vắt lên vai. Khăn thương nhớ ai, Khăn chùi nước mắt. Đèn thương nhớ ai, Mà đèn không tắt. Mắt thương nhớ ai, Mắt ngủ không yên. Đêm qua em những lo phiền, Lo vì một nỗi không yên một bề…

Khăn thương nhớ ai là một bài ca dao nằm trong hệ thoongd các bài cac dao về tình yêu của người Việt Nam. Bài ca đã diễn rả được nỗi nhớ niềm thương của một người con gái. Đó là một nỗi nhớ tha thiết đến cồn cào mà không thể bộc lộ. Đó cũng chính là lý do tại sao cô gái phải hỏi khăn, phải hỏi đèn và hỏi cả mắt mình. Tuy nhiên vẫn không có những câu trả lời đúng ý.

Cái khăn là đối tượng được hỏi đầu tiên và cũng được hỏi nhiều nhất lên tới 6 câu thơ. Đây thường là vật trao duyên và là vật kỷ niệm gợi nhắc tới người yêu của các cặp trai gái ngày xưa. Với 6 câu thơ đã tạo được lối cấu trúc vắt dòng và láy lại từ khăn 6 lần ở vị trí đầu các câu thơ. Chính điều này đã thể hiện được các nỗi nhớ bất tận và cũng chính là nỗi nhớ triền miên da diết. Dường như mỗi lần hỏi là một lần khắc sâu hơn nỗi nhớ.

Khăn thương nhớ ai, Khăn rơi xuống đất. Khăn thương nhớ ai, Khăn vắt lên vai. Khăn thương nhớ ai, Khăn chùi nước mắt.

Cái khăn vốn dĩ nó không biết tự nhớ và cũng không biết rơi xuống, vắt lên hay chùi nước mắt. Đây đều là những hình ảnh vận động mang lại nhiều cảm xúc. Qua đó đã làm con người hiện lên với mạch cảm xúc hình ảnh với tâm trạng ngổn ngang niềm nhớ thương cùng với đó là nỗi lo âu. Nỗi nhớ nhiều đến mức nó cũng tỏa theo nhiều hướng của không gian. Từ việc rơi xuống đất rồi lại vắt trên vai và cuối cùng chính là khóc thầm và chùi nước mắt.

Khăn thương nhớ ai được bắt đầu bằng câu hỏi vào khăn, và cũng chính là nỗi nhớ được lan tỏa vào không gian thì đến 4 câu tiếp theo ta lại cảm nhận được nó suốt chiều dọc của thời gian. Nỗi nhớ này lan tỏa kéo dài cả từ ngày sang đêm. Vẫn là điệp khúc thương nhớ nhưng nỗi nhớ đã được chuyển từ khăn sang đèn. Hình ảnh đèn gợi lên cảnh khuya canh tàn và hình ảnh của nỗi cháy rực của người con gái. Nó không chịu tắt và cũng chính là nỗi nhớ khôn nguôi.

Đèn thương nhớ ai, Mà đèn không tắt. Mắt thương nhớ ai, Mắt ngủ không yên. Đêm qua em những lo phiền, Lo vì một nỗi không yên một bề…

Tuy nhiên tâm trạng của bài thơ Khăn thương nhớ ai thì hình ảnh đôi mắt có sức gợi cảm sâu xa hơn nhiều. Nó tạo nên được sự đối xứng với khăn thương nhớ ai và đèn không tắt. Chính điều này đã tạo nên sự đối xứng rất đẹp và là một hình ảnh rất thực. Ngọn đèn soi sáng chiếu vào đôi mắt càng làm cho nỗi nhớ thương khôn nguôi.