Viết Bài Thơ Ánh Trăng Thành Văn Xuôi / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Chuyển Thể Bài Thơ “Lượm” Thành Văn Xuôi, Câu Chuyện

Hình ảnh chú bé Loát choát với cano đội trên đầu vẫn là 1 trong những hình ảnh đẹp và ghi sâu vào tâm trí nhiều thế hệ học sinh​ BÀI LÀM VĂN MẪU CHUYỂN THỂ BÀI THƠ “LƯỢM” THÀNH VĂN XUÔI, CÂU CHUYỆN Cuộc đời mỗi người vốn là nhiều chuyến đi. Có những chuyến đi đã để lại trong ta nhiều thương nhớ vì tại nơi đó ta đã gặp bao người như một cơ duyên, một hạnh ngộ lớn. Có lẽ sau này tôi sẽ nhớ mãi cái lần tôi gặp chú bé liên lạc Lượm.

Tôi còn nhớ hôm ấy là một ngày mà Huế với tình hình vô cùng căng thẳng. Tôi cũng như bao người khác, nhận nhiệm vụ. Và rồi tình cờ tôi gặp Lượm ở Hàng Bè. Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ đó là một chú bé nhỏ nhưng lại rất nhanh nhẹn. Chú có một cái xắc rất xinh xinh đeo ở bên hông, một đôi chân thoăn thoắt đã chạy nhảy trên muôn mọi nẻo đường và cái đầu nghênh nghênh toát lên vẻ tinh nghịch, đáng yêu.

Đầu chú đội chiếc ca- lô và vừa đi chú vừa huýt sáo như con chim chích. Chú rất hồn nhiên, yêu đời. Giá mà chiến tranh không xảy ra…Con đường nắng vàng đã in bao dấu chân của chú bé liên lạc…

Tôi vẫn nhớ, chú bé ấy đã từng tâm sự với tôi rằng:

– Cháu rất thích đi liên lạc chú ạ. Ở đồn Mang Cá còn thích hơn ở nhà nhiều…

Tôi nghe chú bé nói mà rưng rưng…

Rồi chú bé cười híp mắt. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, tôi vội phả chia tay chú để tiếp tục lên đường:

Rồi bóng chú bé dần khuất đi. Đôi chân thoăn thoắt lại tiếp tục lên đường làm nhiệm vụ. Tôi và chú tạm biệt nhau ở đó và mỗi người lại tiếp tục làm nhiệm vụ của riêng bản thân mình.

Một thời quan gian sau đó, tôi chợt nghe một tin buồn. Một đồng chí của tôi đã kể lại với tôi rằng:

– Anh ạ! Chú bé Lượm mà anh từng kể với em ấy…Có một hôm cũng như những hôm khác, chú lại bỏ thư vào bao và tiếp tục nhiệm vụ của mình. Đôi chân thoăt thoắt, cái đầu nghênh nghênh chẳng sợ chi, chú vụt qua mặt trận khi đạn bay vèo vèo. Giữa đường quê vắng vẻ. lúa đương trỏ bông, có bóng hình chú bé nhấp nhô…Nhưng rồi…

Giọng người đồng chí của tôi bỗng nghẹn đi. Tôi chợt hiểu cơ sự… Lượm đã hi sinh. Đất mẹ đã dang rộng vòng tay đón em vào lòng. Chú nằm trên lúa, tay năm chặt bông… Tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh của chú ngày đầu tôi mới gặp.

Lượm là chú bé dù tôi mới gặp một lần và cũng là lần cuối cùng nhưng lại để lại trong tim tôi nhiều ấn tượng khó phai mờ. Chính nhờ những chú bé như Lượm mà dân tộc ta mới đi đến chiến thắng, đất nước mới độc lập, tự do…

lee.vfo.vn

Chuyển Thể Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính Thành Văn Xuôi

Những chiếc xe tải ngày xưa thường không có kính vì bị bom đạn cũng như nhiều yếu tố khác làm vỡ nhưng không phải dễ thay thế vì linh kiện còn hạn chế​ BÀI VĂN MẤU CHUYỂN THỂ BÀI THƠ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH THÀNH VĂN XUÔI Trên cung đường Trường Sơn ngoằn ngoèo khúc khủy, những đoàn xe chở những người lính lần lượt hiện ra nối đuôi nhau. Nhưng điều đặc biệt là tất cả những chiếc xe có một đặc điểm để người ta gọi tiểu đội này là “tiểu đội xe không kính”. Những chiếc xe đều bị mất đi tấm kính vững chãi để che chắn. Đó là sự tàn phá và thiếu thốn của chiến tranh, do sức công phá của những quả bom mạnh của địch. Nhưng không là gì với người chiến sĩ, những chàng trai đang hừng hực sức trẻ, họ vẫn cầm chắc tay lái, ung dung trong buồng lái ngắm nhìn quang cảnh xung quanh. Họ đã biến khó khăn thành cơ hội được sống hòa mình hơn với thiên nhiên, đất trời. Những cơn gió tinh nghịch, luồn vào trêu đùa các anh nhưng họ vẫn đùa rằng:

Gió xoa mắt đắng cho chúng ta đỡ buồn ngủ đấy!

Không có tấm kính, con đường trước mặt chẳng còn rào cản nào nữa, cứ thế hiển hiện lồ lộ ra trước mặt khiến người lính có cảm giác nó đang chạy thẳng vào trái tim mình. Con đường Trường Sơn, con đường cách mạng đã khai sáng thế giới nhận thức của họ. Những cánh chim ban ngày và những ngôi sao ban đêm cứ thế âu yếm sà vào buồng lái như bầu bạn tâm tình với họ cho đỡ buồn chán cô đơn. Không có kính, bụi đường Trường Sơn ngùn ngụt cứ thế bốc lên, theo gió thổi vào những người lính, bám đầy lên quần áo, tóc tai. Những mái tóc xanh nay trở nên bạc trắng, mặt mũi thì lấm lem. Nhưng những điều đó chả là gì, các anh vẫn châm cho nhau điếu thuốc, rồi phì phèo. Người này nhìn mặt người kia bật cười khanh khách. Không có kính, những lúc mưa giông chả có gì ngăn cản, đành chịu cảnh ướt nhẹp hết quần áo. Nhưng ngay sau đó, đi suốt, gió lại lùa vào hong khô hết tất cả quần áo. Cứ thế ngày qua ngày, chiến sĩ chẳng cần bận tâm đến mưa gió. Không chỉ có một chiếc xe bị bom giật vỡ kính mà có cả chục chiếc xe cứ thế nối đuôi nhau, gặp nhau trên cung đường hành quân rồi họp thành tiểu đội “xe không kính”. Vì không có những tấm kính nên họ bắt tay nhau rất dễ dàng, chỉ cần đưa tay ra là đã có những cái bắt tay nồng thắm. Họ còn dựng bếp Hoàng Cầm ngay dưới bầu trời rộng lớn. Định nghĩa về hai chữ gia đình của họ thật giản dị:; chung đũa chung chăn. Họ cũng chỉ có những giây phút nghỉ ngơi ngắn ngủi trên chiếc võng mắc vội vàng, rồi lại lên đường. Những chiếc xe còn thiếu thốn rất nhiều bộ phận, phụ tùng như đèn, mui xe, thùng xe thì xước xác. Nhưng các anh vẫn kiên tâm tay lái, băng qua mọi cung đường hiểm trở vì lý tưởng sống của họ rất giản dị:

Chỉ cần trong xe có một trái tim thì xe vẫn chạy!

Cứ thế, họ đã vượt qua mọi gian khổ để chiến đấu…

Phân Tích Bài Thơ Ánh Trăng

Phân tích bài thơ ánh trăng – Bài làm 1

Nguyễn Duy thuộc thế hệ làm thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Vừa mới xuất hiện, Nguyễn Duy đã nổi tiếng với bài thơ ” Tre Việt Nam”. Bài “Hơi ấm ổ rơm” của anh đã từng đoạt giải thưởng báo Văn Nghệ. Hiện nay. Nguyễn Duy vẫn tiếp tục sáng tác. Anh viết đều và khỏe. “Ánh trăng” là một trong những bài thơ của anh được nhiều người ưa thích bởi tình cảm chân thành, sâu sắc, tứ thơ bất ngờ mới lạ.

Hai khổ thơ đầu tác giả nhắc đến những kỉ niệm đẹp:

“Hồi nh ỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng lị thành tri kỉ.”

Trăng gắn bó với tác giả ngay từ thời thơ ấu. Trăng gắn với đồng ruộng, dòng sông, biển cả. Dù ở đâu, đi đâu trăng cũng ở bên cạnh. Nhưng phải đến khi ở rừng nghĩa là lúc tác giả sống trên tuyến đường Trường Sơn xa gia đình, quê hương vầng trăng mới thành “tri kỉ”. Trăng với tác giả là đôi bạn không thể thiếu nhau. Trăng chia ngọt sẻ bùi, trăng đồng cam cộng khổ.

Tác giả khái quát vẻ đẹp của trăng, khẳng định tình cảm yêu thương, quý trọng của mình đối với trăng:

“Trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ

ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa.”

Trăng có vẻ đẹp vô cùng bình dị, một vẻ đẹp không cần trang sức, đẹp mội cách vô tư, hồn nhiên. Trăng tượng trưng vẻ đẹp thiên nhiên nên trăng hóa vào thiên nhiên, hòa vào cây cỏ. “Vầng trăng tình nghĩa” bởi trăng từng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ, bởi trăng là người bạn, tri âm, tri kỉ như tác giả đã nói ở trên.

Ấy thế mà có những thời gian tác giả tự thú là mình đã lãng quên cái “vầng trăng tình nghĩa” ấy:

“Từ hồi về thành phố

quen ánh điện, cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường. “

Trước đây, tác giả sống với sông, với bể, với rừng, bây giờ môi trường sống đã thay đổi. Tác giả về sống với thành phố. Đời sống cũng thay đổi theo, “quen ánh điện”, “cửa gương”. “Ánh điện”, “cửa gương” tượng trưng cho cuộc sống sung túc, đầy đủ sang trọng… dần dần “cái vầng trăng tình nghĩa” ngày nào bị tác giả lãng quên. “Vầng trăng” ở đây tượng trưng cho những tháng năm gian khổ. Đó là tình bạn, tình đồng chí được hình thành từ những năm tháng gian khổ ấy. “Trăng” bây giờ thành “người dưng”. Con người ta thường hay đổi thay như vậy. Bởi thế người đời vẫn thường nhắc nhau: “ngọt bùi nhớ lúc đắng cay”. Ở thành phố vì quen với “ánh điện, cửa gương”, quen với cuộc sống đầy đủ tiện nghi nên người đời không thèm để ý đến”vầng trăng” từng là bạn tri kỉ một thời.

Phải đến lúc toàn thành phố mất diện:

“Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn.”

“Vầng trăng” xuất hiện thật bất ngờ, khoảnh khắc ấy, phút giây ấy,… tác giả, bàng hoàng trước vẻ đẹp kì diệu của vầng trăng. Bao nhiêu kỉ niệm xưa bỗng ùa về làm tác giả cứ “rưng rưng” nước mắt:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng, là bể

như là sông, là rừng”.

Nguyễn Duy gặp lại ánh trăng như gặp lại người bạn tuổi thơ, như gặp lại người bạn từng sát cánh bên nhau trong những tháng năm gian khổ. Tác giả không dấu được niềm xúc dộng mãnh liệt của mình. “Vầng trăng” nhắc nhở tác giả đừng bao giờ quên những tháng năm gian khổ ấy, đừng bao giờ quên tình bạn, tình đồng chí đồng đội, những người đã từng đồng cam cộng khổ. chia ngọt sẻ bùi trong những tháng năm chiến dấu đầy gian lao thử thách.

Khổ cuối bài thơ, Nguyễn Duy đưa người đọc cùng đắm chìm trong suy tư, trong chiêm nghiệm về “vầng trăng tình nghĩa” một thời:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình… “

Trăng vẫn thủy chung mặc cho ai thay đổi, vô tình với trăng. Trăng bao dung và độ lượng biết bao! Tấm lòng bao dung độ lượng ấy “đủ cho ta giật mình” mặc dù trăng không một lời trách cứ. Trăng tượng trưng cho phẩm chất cao quý của nhân dân, trăng tượng trưng cho vẻ đẹp bền vững của tình bạn, tình chiến đấu trong những tháng năm “không thể nào quên”.

“Ánh trăng” của Nguyền Duy gây được nhiều xúc động đối với nhiều thế hệ độc giả bởi cách diễn tả bình dị như những lời tâm sự, lời tự thú, lời tự nhắc nhở chân thành. Giọng thơ trầm tĩnh, sâu lắng. Tứ thơ bất ngờ, mới lạ. “Ánh trăng” còn mang ý nghĩa triết lí về sự thủy chung khiến người đọc phải “giật mình” suy nghĩ, nhìn lại chính mình để sống đẹp hơn, nghĩa tình hơn.

Phân tích bài thơ ánh trăng – Bài làm 2

Nhà thơ Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, những sáng tác của ông đi vào lòng người đọc một cách vô cùng gần gũi, mộc mạc, thể hiện qua từ ngữ nhẹ nhàng tình cảm.

Bài thơ “Ánh trăng” được rút ra từ tập thơ cùng tên được tác giả viết trong những năm 1978 khi đang sống tại Hồ Chí Minh. Bài thơ “Ánh Trăng” chính là tựa đề của bài thơ cũng là hình ảnh xuyên suốt bài thơ, thể hiện tình cảm gắn bó trước sau như một thủy chung, của con người và ánh trăng.

Ánh trăng chính là người bạn thân thiết của con người xuyên suốt trong những câu thơ, thể hiện tình cảm gần gũi gắn bó.

Có thể nói Nguyễn Duy đã rất tinh tế để xây dựng thành công hình tượng ánh trăng nhưng có sức mạnh làm lay động tới trái tim người đọc. Bài thơ được tác giả Nguyễn Duy bằng những hình ảnh ánh trăng vô cùng thân thuộc, tình cảm gắn bó thật đẹp

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ.

Hình ảnh ánh trăng chính là biểu tượng thành công mà tác giả đã xây dựng thành công thể hiện những kỷ niệm gắn bó giữa con người và ánh trăng.

Ánh trăng vô cùng tinh khiết, nhẹ nhàng lan tỏa từng cánh đồng mênh mông nuôi dưỡng những kỷ niệm đẹp tâm hồn của mỗi chúng ta.

Đến những năm tháng hồi chiến tranh ở rừng vô cùng gian khổ, vất vả, ánh trăng thể hiện ký ức tuổi thơ thân thiết gần gũi như hai người bạn tâm giao tri kỷ, tình cảm gắn bó xuyên thời gian và không gian.

Có thể nói Nguyễn Duy đã khéo léo tinh tế nên nhân hóa ánh trăng thành người bạn thân thiết, gắn bó tri kỷ của mình. Trong khổ thơ thứ hai của bài thơ, hình ảnh ánh trăng và con người lại được tái hiện thông qua những năm tháng chiến tranh, sự gắn kết của con người và ánh trăng thể hiện tình cảm gắn bó.

Trần trụi giữa thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa

Dù ở đâu thì ánh trăng vẫn thể hiện sự tròn vẹn của mình, thể hiện tình cảm ấm áp dành cho con người soi sáng những con người trong màn đêm hành quân tăm tối. Ánh trăng tình nghĩa, thủy chung luôn nhắc nhở con người tới những kỷ niệm thân thiết, không bao giờ có thể quên đi.

Trong khổ thơ từ “ngỡ” chính là dấu hiệu cho sự ly tan, rạn nứt lãng quên ở khổ thơ tiếp theo giữa con người và ánh trăng:

Từ hồi về thành phố

Quen đèn điện của gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường

Cuộc sống đô thi phồn hoa có nhiều ánh diện, nhà cao tầng, đầy đủ tiện nghi khiến cho con người quên dần đi người bạn thân thiết giản dị gắn bó với mình từ khi bé tới những ngày chiến tranh gian nan thử thách. Nhưng ánh trăng thì trước sau vẫn thủy chung son sắc, vẹn nguyên tròn đấy. Những câu thơ thể hiện cảm xúc nghẹn ngào

Thình lình đèn điện tắt

Phòng buyn-đinh tối om,

Vội bật tung cửa sổ,

Đột ngột vầng trăng tròn.

Đến những khổ thơ này thì giọng thơ, tứ thơ đột ngột thay đổi, có lẽ chính bản thân tác giả đã thay đổi nên mới dẫn tới sự thay đổi trong cuộc sống của con người. Sau chiến tranh hòa bình lập lại con người trở về thành phố xây dựng cuộc sống mới thì họ dần dần quên mất quá khứ khó khăn, những người bạn đã chung sức trong khó khăn gian khổ.

Chính cuộc sống đầy đủ, với ánh sáng của đèn điện sáng trưng, thì ánh trăng mờ nhạt chẳng là gì cả. Hai từ “thình lình” được tác giả dùng một cách độc đáo, có thể thấy sự không vững vàng trong thâm tâm của con người. Trong tâm hồn có một sự chuyển biến sâu sắc nên mọi thứ trở nên không rõ ràng vững vàng.

Nhưng rồi một ngày đèn điện biến mất, những thứ tiện nghi khiến cho con người lại tìm tới những thứ xưa cũ, khi cửa sổ được bật tung ra thì vầng trăng tròn vành vạnh đã làm cho tác giả cảm thấy ngỡ ngàng, cảm thấy hổ thẹn ánh trăng tình nghĩa tròn đầy kia.

Thực ra đến khổ thơ này tác giả đã nhận ra sự vô tâm, hững hờ của mình đối với quá khứ, những kỷ niệm thiêng liêng gắn bó qua những ngày khó khăn, gian khổ.

Khi tác giả đối diện với ánh trăng có điều gì đó rưng rưng xúc động khiến cho lòng người chợt chùng xuống, ngỡ ngàng xúc động. Một cuộc gặp gỡ hội ngộ vô cùng bất ngờ giữa tác giả và ánh trăng.

Vầng trăng tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình

Trong những câu thơ thể hiện phép đối lập song song thể hiện lương tâm của con người đã được giác ngộ và thức tỉnh đúng lúc trước ánh trăng tròn đều, vẹn nguyên sau bao nhiêu thăng trầm của thời gian.

Dù cuộc sống của con người có thay đổi như thế nào thì ánh trăng vẫn mãi như vậy, vẫn chung thủy trước sau, vẫn tròn vẹn, không hề sứt mẻ, thể hiện sự bao dung của thiên nhiên dành cho con người. Những câu thơ của Nguyễn Duy đã gieo vào lòng người đọc những âm hưởng khó quên, nghẹn ngào và xúc động.

Bài thơ “Ánh trăng” của tác giả Nguyễn Duy với tứ thơ vô cùng độc đáo hấp dẫn mới mẻ, từ ngữ thể hiện phong cách phóng khoáng, tác giả đã thể hiện được tình cảm của mình với thiên nhiên và kỷ niệm trong quá khứ.

Phân tích bài thơ ánh trăng – Bài làm 3

Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng mang cho mình những kí ức, những kỉ niệm khó quên, dù cho đó là kỉ niệm buồn hay những kỉ niệm vui. Đó là những hành trang đưa ta bước vào đời, để mỗi khi ta nhớ lại những phần kí ức ấy thì lại trỗi dậy những cảm xúc, tình cảm. Nhưng con người luôn bộn bề với những công việc của mình, chính sự bận rộn ấy đã vô tình khiến chúng ta quên đi những kí ức xưa, để khi chợt nhớ lại thì không tránh khỏi những cảm giác bàng hoàng. Cũng đã từng có những kí ức và cũng đã từng lãng quên, nhà thơ Nguyễn Duy trong bài thơ “Ánh trăng” của mình đã thể hiện một cách chân thực, sinh động cảm giác bàng hoàng, nuối tiếc, tự trách khi ông đã “trót” quên đi những kí ức tình nghĩa.

Nguyễn Duy từng là một người chiến sĩ cách mạng, đã từng cầm súng bảo vệ, đấu tranh cho hòa bình, cho sự độc lập của dân tộc. Nên có thể nói Nguyễn Duy đã có những khoảng thời gian nhất định gắn bó với cuộc sống chiến tranh, có những kỉ niệm không bao giờ quên ở những ngày tháng gian khổ nhưng đầy hào hùng đó. Sau khi đất nước thống nhất năm 1975 thì Nguyễn Duy đã trở về thành phố sinh sống, sống trong một môi trường, một cuộc sống hoàn toàn mới này, nhà thơ đã vô tình bị cuốn theo cuộc sống ấy mà lãng quên đi những kí ức xưa. Để khi nhớ lại thì không khỏi bàng hoàng, day dứt, trong tâm trạng ấy, nhà thơ đã viết bài thơ “Ánh trăng”.

“Hồi nhỏ sống với đồng

Với sông rồi với biển

Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ”

Đó là dòng kí ức của nhà thơ, khi còn là một cậu bé ngây thơ, hồn nhiên sống chan hòa với tự nhiên “Hồi nhỏ sống với đồng/ với sông rồi với biển”, trong kí ức tuổi thơ thì những hiện tượng tự nhiên “sông”, “đồng”, “biển” không phải là những vật vô tri vô giác mà nó đã trở thành những người bạn cùng sống, cùng vui chơi. Khi lớn lên đi bộ đội, cuộc sống gian khổ giữa mưa bom bão đạn, nơi điều kiện vô cùng thiếu thốn, khắc nghiệt ở rừng thì vầng trăng đã trở thành người tri kỉ cùng chia sẻ buồn vui, người đồng đội cùng nhau chiến đấu, cùng nhau đối mặt với những tình huống cam go nhất. Ở những câu thơ tiếp theo, nhà thơ đã thể hiện được tình cảm khăng khít của mình với những thiên nhiên, cũng là với những kí ức xưa nhưng cũng đồng thời thể hiện sự bàng hoàng, không tin rằng mình có thể quên đi được.

“Trần trụi với thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa”

Đó là khoảng thời gian nhà thơ gắn bó nhất với cuộc sống tự nhiên, “trần trụi” thể hiện sự thân thiết đến mức gắn bó, cũng thể hiện được sự tin tưởng, đồng cảm giữa mình với thiên nhiên, cuộc sống không nhiều suy tư mà “hồn nhiên như cây cỏ”, đó không phải cuộc sống vô lo vô nghĩ mà là cuộc sống giản đơn, chân chất, thuần hậu nhất. Và những kỉ niệm gắn bó ấy đã khắc sâu vào trong tâm hồn, máu thịt của nhà thơ. Có lẽ chưa bao giờ nhà thơ nghĩ rằng mình có thể quên được những kí ức đó, vì nó không chỉ là những kỉ niệm, mà nó còn là tình nghĩa của nhà thơ với quá khứ “Ngỡ không bao giờ quên”. Nhưng, khi sống trong một không gian mới, một môi trường mới thì những kí ức ấy liệu có còn ven nguyên?

“Từ ngày về thành phố

Quen ánh điện cửa gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường”

Cuộc sống mới của nhà thơ đó chính là nơi thành thị, nơi có nhịp sống tấp nập, huyên náo. Cũng có lẽ vậy mà nhà thơ đã bị cuốn vào vòng quay không ngừng của cuộc sống ấy, dần quen với “ánh điện, cửa gương”, những vật dụng hiện đại của cuộc sống, cũng vì quen thuộc với cái mới mà những cái thân thiết khi xưa lại vô tình lãng quên đi, vầng trăng vốn là người tri kỉ, người gần gũi nhất với nhà thơ khi còn nhỏ và khi đi lính thì giờ đây trở thành những người đầy xa lạ “Vầng trăng đi qua ngõ/ ngỡ ngời dưng qua đường”. Có lẽ vầng trăng tình nghĩa ấy mãi chìm vào trong quên lãng nhưng một tình huống bất ngờ đã xảy ra, thức tỉnh mọi kí ức xưa cũ ấy:

“Thình lình đèn điện tắt

Phòng buyn- đinh tối om

Vội bật tung cửa sổ

Đột ngột vầng trăng tròn”

Khi những ánh điện đang trở nên quen thuộc, vầng trăng bị quên lãng trở thành “người dưng” thì tình huống bất ngờ ấy đã xảy ra, đó là khi đèn điện bị tắt”, căn phòng trở nên tối om, và như một thói quen, nhà thơ đã vô thức bật tung cánh cửa sổ để tìm kiếm chút ánh sáng. Và khi này, ánh sáng vầng trăng không chỉ soi rọi vào căn phòng mà dường như nó nó còn soi chiếu đến một phần kí ức đã bị lãng quên của nhà thơ. Sự “trùng phùng” bất chợt này khiến cho nhà thơ hoang mang, khắc khoải, đó là khi dòng kí ức ào ạt đổ về, những kí ức ngỡ bị chon vùi thì nay sống dậy mạnh mẽ trong tâm hồn, tình cảm của nhà thơ:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt

Có cái gì rưng rưng

Như là đồng là bể

Như là sông là rừng”

Khi ánh trăng tràn vào cửa sổ, cũng là lúc mà nhà thơ đối diện trực tiếp với vầng trăng “Ngửa mặt lên nhìn mặt”, chính sự tiếp xúc trực tiếp này khiến cho nhà thơ rưng rưng “Có cái gì rưng rưng”, ta có thể hiểu ở đây rưng rưng là những giọt nước mắt long lanh, trực rơi trên khóe mắt của nhà thơ, cũng có thể là cái rưng rưng trong tâm trạng của nhà thơ khi trải qua một trạng thái xúc động mạnh mẽ. Ánh trăng ấy đã soi chiếu vào sâu thẳm tâm hồn của nhà thơ, nơi những kí ức được cất giữ, làm những hình ảnh thân thương khi xưa lại tràn về “Như là đồng là bể/ Như là sông là rừng”.

“Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình”

“Tròn vành vạnh” là sự vẹn nguyên của quá khứ, của những hồi ức khi xưa, trăng tròn vành vạnh là những tình nghĩa khi xưa vẫn như vậy, chẳng hề may may thay đổi, trăng vẫn là trăng của ngày xưa, nhưng con người giờ đây đã đổi khác “Kể chi người vô tình”, nhà thơ tự trách mình vô tình vì đã lỡ quên đi những tình nghĩa khi xưa, vầng trăng vẫn sáng như vậy nhưng lại im lặng đến đáng sợ, và trong cảm nhận của nhà thơ thì chính sự im lặng này lại là hình phạt đáng sợ nhất, vì nó đánh động mạnh mẽ vào tâm hồn, vào những tình cảm gắn bó của quá khứ, đây cũng là sự trách mắng đầy nghiêm khắc của vầng trăng “Ánh trằn im phăng phắc/ Đủ cho ta giật mình”

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn Phân tích bài thơ ánh trăng hay nhất. Chúc các viết cho mình một bài văn Phân tích bài thơ ánh trăng thật hay và đạt được kết quả cao.

Bài Soạn Lớp 9: Ánh Trăng

Tuổi thơ của tôi gắn bó với làng quê, với những cánh đồng thơm hương lúa chín, với dòng sông êm đềm nơi tôi tắm mát những ngày thơ dại. Mỗi đêm, trên chiếc chõng tre, bà thường kể tôi nghe bao câu chuyện cổ tích ngọt ngào dưới ánh trăng hiền hòa. Ánh trăng như người bạn thuở thiên thiếu, đã lớn lên cùng tôi nơi làng quê thanh tịnh.Năm tháng ấy cứ êm đềm trôi qua. Rồi đất nước bỗng lâm cảnh chiến tranh loạn lạc, tôi lên đường chiến đấu theo tiếng gọi của quê hương. Nơi rừng xa thanh vắng, nơi ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Tôi nhớ làng quê, nhớ gia đình. Ngước lên ánh trăng trên cao, trăng tỏa sáng dịu hiền như muốn chia sẻ những nỗi buồn cùng tôi. Giữa cuộc sống trần trụi với thiên nhiên, cỏ cây, trăng như người bạn tri âm tri kỉ, đã cùng tôi đi qua những ngay chiến đấu gian khổ. Có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ quên được vầng trăng tình nghĩa, đã luôn đồng hành cùng tôi trong cuộc đời.Vậy mà, chiến tranh kết thúc, hòa bình lập lại. Tôi trở về thành phố, những ngôi nhà ống san sát, những ánh đèn cao áp, cuộc sống đầy đủ tiện nghi vật chất đã lôi cuốn tôi. Những kí ức năm xưa về làng quê với ánh trăng thanh bình, tôi đã dần lãng quên.Rồi một đêm tối nọ, bỗng ánh đèn khắp thành phố vụt tắt, không khí trở nên ngột ngạt hơn. Tôi đưa tay mở tung cánh cửa sổ. Lạ thay, ánh sáng chiếu vào tôi lúc nào dịu mát làm sao, đó không phải là ánh đèn điện nóng bức ngày hè. Đó là ánh trăng – vầng trăng tròn vành vạnh tỏa sáng trên bầu trời đêm. Tôi với trăng, mặt đối mặt, nhìn nhau, thật lâu. Bỗng, trong lòng tôi có cái gì đó rưng rưng, Bao nhiêu ký ức chợt ùa về. Hình ảnh của những cánh đồng bao la, những dòng sông, những hồ bể, những cánh rừng cứ hiện lên trong đầu tôi. Bao năm trôi qua, mái tóc tôi đã điểm hoa râm nhưng trăng vẫn không thay đổi, vẫn tròn vành vạnh như lúc xưa. Trăng vẫn đứng im trên bầu trời trong xanh, tỏa sáng khắp nhân gian. Trăng vẫn như chờ tôi bên ngoài cửa sổ biết bao năm nay. Tôi đã quá thờ ơ với trăng, đã vô tình quên đi những kỷ niệm đẹp đẽ giữa trăng và tôi. Trăng cứ nhìn tôi, im lặng. Tôi bỗng giật mình. Sự im lặng của trăng cứ như một lời trách móc tôi, oán hận tôi vì sao đã quên đi người bạn tri kỷ. Phải chăng tôi đã quá vô tình, sống nơi thị thành xa hoa giàu có mà đã lãng quên đi tuổi thơ nghèo khó, quên đi người bạn đã gắn bó thủy chung bên mình, quên đi bao tháng ngày tuổi trẻ. Lòng tôi nghẹn đắng, giọt nước mắt như trực trào ra. Và tôi đã hứa, lời hứa thật lòng, khắc sâu trong đầu tôi, là không bao giờ được quên đi ánh trăng – người bạn ân nghĩa, thủy chung đã gắn bó cùng tôi suốt thời thơ ấu và cả chặng đường chiến đấu gian lao vất vả trong quá khứ.