Video Bài Thơ Trăng Sáng / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Phát Triển Ngôn Ngữ Thơ Trăng Sáng

Hoạt động của cô

– Cô trò chuyện với trẻ về những hình ảnh được diễn tả trong bài hát … ”

* Hoạt động 1: Hát Rước đèn dưới ánh trăng- Cô trò chuyện với trẻ về những hình ảnh được diễn tả trong bài hát … “

+ Vì sao gọi là trăng rằm?

– Cô giới thiệu bài thơ ” Trăng sáng” của Nhược Thủy và Phương Hoa. – Cô đọc lần 1

+ Đố các bạn biết trăng đêm rằm có hình gì?+ Vì sao gọi là trăng rằm?- Cô giới thiệu bài thơ ” Trăng sáng” của Nhược Thủy và Phương Hoa.- Cô đọc lần 1

* Hoạt động 2: – Cô đọc từng đoạn xen kẽ đàm thoại gợi mở tư duy cho trẻ + Cô đọc 4 câu thơ đầu. Có phải trăng lúc nào cũng tròn không? + Cô đọc 4 câu cuối Vì sao nói trăng theo bước mình? – Cô cho trẻ đọc thơ cùng với cô : cả lớp, từng nhóm …

– Trò chuyện về nội dung bài thơ* Hoạt động 2:- Cô đọc từng đoạn xen kẽ đàm thoại gợi mở tư duy cho trẻ+ Cô đọc 4 câu thơ đầu.Có phải trăng lúc nào cũng tròn không?+ Cô đọc 4 câu cuốiVì sao nói trăng theo bước mình?- Cô cho trẻ đọc thơ cùng với cô : cả lớp, từng nhóm …

– Đàm thoại:

+ Các con vừa đọc bài thơ gì?

+ Con thấy trăng sáng như thế nào?

+Tác giả thấy trăng giống những gì?

+Trăng trong bài thơ của tác giả như thế nào?

– Cô đọc lần 2 kết hợp cùng trẻ

3.Hoạt động 3

– Cho trẻ đọc thơ:

– Kết hợp với trình chiếu bằng powerpoint

– Trẻ hát vang bài hát ‘Rước đèn dưới ánh trăng”

– Trăng có hình tròn

gian người ta tưởng tượng ra khi nhìn thấy vẻ huy hồng lộng lẫy của ánh trăng đêm rằm” … – Lắng nghe

– hình ảnh trong dângian người ta tưởng tượng ra khi nhìn thấy vẻ huy hồng lộng lẫy của ánh trăng đêm rằm” …- Lắng nghe

+ Quan sát tranh

– Trẻ cảm nhận nội dung bài thơ

– Nghe cô đọc thơ

Trẻ trả lời theo hiểu biết

ở đâu cũng nhìn thấy trăng

– Cả lớp đọc thơ

– Trăng sáng của Nhược Thủy

– Trăng tròn như cái đĩa

– Giống con thuyền trôi

– Trăng đẹp

– Trẻ đọc thơ

– cá nhân, từng nhóm, cả lớp

Trung Thu Trăng Sáng Như Gương

Mặt trời thuộc dương, mặt trăng thuộc âm. Âm dương đối nghịch, mặt trời ở đông thì mặt trăng ở tây. Hướng tây thuộc mùa thu, hành kim. Cho nên, lễ cúng trăng phải cúng vào mùa thu. Lễ tế trời do nhà vua đích thân đảm nhận, vì vua là “thiên tử”, là con trời. Lễ cúng trăng thì tất thảy mọi nhà dân đều cúng. Lễ cúng trăng tức là lễ thờ cúng các vị thần trị vì trên mặt trăng. Vậy, trên mặt trăng có những vị thần nào? Đây là vấn đề thuộc quan niệm thần linh. Nhưng nó cũng có tiến trình lịch sử của nó.

Tuy rằng, nói theo sách vở thì các vị thần trị vì trên mặt mặt trăng cũng đa dạng, phong phú và phức tạp như vậy, song, quan niệm chung của người Việt Nam là trên mặt trăng chỉ có chị Hằng, một người “chị” thân thương, hiền dịu, xinh đẹp, gần gũi với mọi người, rất ít thần thánh hóa. Điều đặc biệt hơn là trên mặt trăng còn có chú Cuội – Một nhân vật rất người, rất dân dã do trí tưởng tượng của người Việt sáng tạo ra. Chuyện kể rằng: chú Cuội đi chăn trâu, nằm ngủ dưới gốc cây đa giữa đồng. Trong giấc ngủ chú mơ thấy các lá đa vỗ cánh, cây đa xoay mình rồi bay lên trời. Chú Cuội hoảng hốt, vội nắm lấy rễ của cây đa. Cây đa cứ thế bay thẳng lên trời, mang theo chú Cuội. Sau đó cả cây đa và cả chú Cuội được đặt xuống mặt trăng. Hết mơ, tỉnh lại, chú Cuội đã thấy mình đang ngồi ở dưới gốc đa trên mặt trăng. Ngó xuống cánh đồng làng thì thấy cánh đồng lúa lên xanh biếc, tưởng đó là bầu trời và chú thấy cha mình đang cuốc cỏ ở trên trời. Lại thấy con trâu của mình đang ăn lúa ở trên cánh đồng ấy, thấy mẹ mình cưỡi ngựa đi báo cho quan viên biết về việc mất con, mất trâu.Chú Cuội nằm mát cây đaĐể trâu ăn lúa van cha ời ờiCha mi cuốc cỏ trên trờiMẹ mi cưỡi ngựa đi mời quan viên… Chuyện chú Cuội là câu chuyện thật thơ mộng. Trong câu chuyện, mặt trăng là nơi thật gần gửi, thân thương, thật ấm áp, mặt trăng không xa lạ gì trong tình cảm trìu mến của nhân dân. Chú Cuội là người thường, là cậu bé chăn trâu, nhưng đồng thời chú Cuội cũng là thần thánh mới bay được lên trời và mới có thể sống trường sinh bất tử mãi mãi trên mặt trăng. Hình tượng chú Cuội là một sáng tạo tuyệt vời trong trí tưởng tượng của người dân nước Việt.

Theo các nhà khảo cổ học thì lễ cúng Tam Quang ở Việt Nam đã có từ thời xa xưa. Hình ảnh mặt trời đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Trên mái ngói các đình, đền, trên các phù điêu, các bức chạm khắc. Trong không gian thờ cúng hiện nay vẫn còn lưu giữ biểu tượng “Lưỡng long chầu nguyệt”, tức là biểu tượng 2 con rồng chầu mặt trăng. Biểu tượng đó cũng nói lên ý thức tôn thờ mặt trăng của người Việt cổ. Theo văn bia chùa Đọi khắc năm 1121 thì từ đời nhà Lý, tết trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước. Đến đời Lê, Trịnh, tết trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa. Đến thời Quang Trung thì nhà vua còn có sáng kiến bổ sung thêm vào các trò chơi giải trí đêm trung thu bằng việc tổ chức hát trống quân. Nhà vua cho binh sĩ đóng giả gái, hát đối đáp với nhau theo nhịp trống để binh sĩ đỡ nhớ nhà, yên tâm mà đánh giặc. Do vậy nên trò hát này được gọi tên là hát trống quân.

Từ lâu, song song với cỗ cúng gia tiên vào đêm rằm tháng 8, nhà nhà đều có cỗ cúng tết trung thu. Mục đích của cỗ cúng trung thu, ngoài việc cúng trăng, cúng gia tiên, còn là để tập hợp con cháu quây quần lại cho đông vui, để sau khi cúng xong thì mọi người cùng liên hoan “phá cỗ”. Cỗ cúng gia tiên trong tết trung thu thường có xôi nếp mới, màu trắng, bày trên đĩa, hoặc trên quả sơn, hình tròn. Những đĩa cốm ngào mật, màu vàng cũng được sắp xếp theo hình tròn ở trên mâm. Một con gà luộc cũng màu vàng nghệ. Còn mâm cúng trung thu người ta thường chọn lễ vật gồm các màu sắc vàng, trắng, đỏ, sau đó đóng khuôn và bày lên mâm theo dạng hình tròn để tượng trưng cho mặt trăng. Mâm cúng gồm bánh nướng, bánh dẻo, các loại quả mùa thu. Bánh nướng có vỏ bánh làm bằng bột, nhân đỗ xanh, hành mỡ, thịt nạc… Để có vỏ bánh màu vàng khắm, người thợ nướng bánh phải nướng hai lần. Lần thứ nhất nướng cho bánh chín, da bánh thành màu vàng. Lần thứ hai, người thợ phết lòng đỏ trứng gà vào vỏ bánh, nướng lại một lần nữa cho bánh có da màu vàng khắm, tươi đẹp như hình thù và màu sắc của mặt trăng rằm. Còn bánh dẻo thì làm bằng bột nếp rang, xay mịn, nhào với nước đường trắng đun sôi, thắng đặc, sau đó đem đóng khuôn.

Hoa quả cũng vậy. Hoa quả cúng tết trung thu là hoa quả mùa thu, bưởi màu vàng, hình tròn, thị màu vàng, hình tròn, hồng màu đỏ, hình tròn và ngày nay người ta còn thêm các chùm nho, các loại hạt và quả nhỏ hơn (ý chừng như là để tượng trưng cho các vì sao chăng?). Tết trung thu từ xưa đã được người Việt coi là lễ hội. Bên cạnh lễ cúng, còn có hội: hội rước đèn, hội múa kỳ lân, múa sư tử, hội múa rồng…

Đêm trung thu cũng là đêm các cháu thiếu nhi mở hội rước đèn. Đèn trung thu có rất nhiều loại: đèn hình cầu, đèn hình ông sao, đèn kéo quân, đèn giây, đèn ô, đèn dù để thả bay lên trời…Trong lễ rước đèn trung thu, thiếu niên, nhi đồng, tay cầm đèn ông sao, chân bước theo nhịp trống, trống ếch, trống con, trống đại… miệng hát bài “dinh tùng dinh”. Trong lễ rước đèn các cháu nhỏ cũng đeo đủ các loại mặt nạ để mua vui: mặt nạ người, mặt nạ quỷ, mặt nạ các loài vật như hươu, nai, thỏ, mặt nạ Tôn Ngộ Không, mặt nạ Trư Bát giới… Dưới ánh trăng vàng, đám rước trung thu bao giờ cũng rộn ràng, sôi động, vui tươi. Lễ rước đèn trung thu mãi mãi là một kỷ niệm sâu đậm về tình yêu quê hương, đất nước, bầu bạn… khắc sâu trong tâm tưởng mọi người ngay từ tuổi hoa niên.

Thạch Quỳ

Kể Sáng Tạo Nội Dung Của Bài Thơ Ánh Trăng Theo Lời Của Tác Giả

Đề bài: Sau khi học xong bài Ánh Trăng, em hãy chuyển nội dung của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy thành một câu chuyện theo lời kể của tác giả

Tôi từng là một người lính trưởng thành trong kháng chiến, tôi từng cầm sứng bảo vệ cho cuộc sống của những người thân và giành độc lập cho dân tộc. Đó là những ngày tháng thật sự khó khăn nhưng cũng thật sự ý nghĩa đối với tôi. Bởi đó là những ngày tháng tôi cùng đồng đội chiến đấu, cùng đồng đội sẻ chia những gian khổ cũng như những niềm vui của cuộc sống nơi chiến trường.Tôi vẫn thường cho rằng đó là những kí ức mà tôi sẽ mang theo suốt đời, sẽ khắc khoải trong tâm hồn tôi nhưng thực tại thì không phải vậy. Khi đất nước được độc lập, tôi sống trong một hoàn cảnh mới, trước guồng quay của cuộc sống tôi dường như quên đi những kí ức xưa của mình, khi bang hoàng nhận ra thì chỉ có lại sự chua xót, day dứt khôn nguôi.

Tôi sinh ra và lớn lên trên một vùng quê nghèo, nơi con người sống đoàn kết, chan hòa với thiên nhiên. Cuộc sống của tôi gắn liền với không gian của sông nước, rừn núi. Khi đã trưởng thành hơn rồi thì tôi đi bộ đội, vào chiến trường cuộc sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Người duy nhất luôn ở bên tôi chhia sẻ những buồn vui muộn phiền, người luôn đồng hành cùng tôi trong các cuộc hành quân thâu đêm, đó không phải ai khác mà chính là vầng trăng:

“Hồi nhỏ sống với đồng

Với sông rồi với bể

Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ”

Cuộc sống của tôi luôn gắn liền với tự nhiên, những kỉ niệm tuổi thơ, kỉ niệm của những ngày chiến đấu cũng gắn liền với những hình ảnh bất tử ấy của tự nhiên. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình có thể quên đi những kí ức, những người bạn đồng hành trong ngày tháng gian khổ nhất ấy, thế nhưng tôi đã có những lúc quên đi cuộc sống hồn nhiên, chân chất đáng nhớ nhất của đời người ấy:

“Trần trụi với thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa”

Chiến tranh qua đi, hòa bình lập lại tôi trở về với cuộc sống của mình, giờ đây khi thời thế đã đổi thay, tôi cũng có một cuộc sống mới với những thay đổi mới. Đó là cuộc sống nơi thành thị tấp lập, gắn liền với cuộc sống của tôi lúc này không còn là sông, đồng, bể mà đó là những ngôi nhà cao tầng, những hào nhoáng nơi đô thị ồn ào, tấp nập. Ngay cả vầng trăng tình nghĩa cũng dường như trôi vào quên lãng, để khi đi trên đường, tôi và người bạn tri kỉ ấy bỗng chốc trở thành những người dưng qua đường.

“Từ hồi về thàn phố

Quen ánh điện cửa gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Ngỡ người dưng qua đường”

Đến bây giờ nghĩ lại tôi mới thấy cái khoảng cách khủng khiếp mà không gian sống mang lại, nó khiến cho con người vô tình quên đi những kí ức, những kỉ niệm và những người tri kỉ, đúng như câu nói “xa mặt cách lòng”, những thứ không ở bên ta, không còn tác động đến cuộc sống của ta thường tạo ra một khoảng cách vô hình, khoảng cách ấy làm cho con người và những kỉ niệm xa nhau, dường như cắt đứt hoàn toàn sợi dây liên hệ mật thiết trước đó.

Tôi không đổ lỗi hoàn toàn cho hoàn cảnh sống mà trách mình vô tình nhiều hơn, tôi đã không làm chủ được chính mình, trong vòng xoay của cuộc sống mới, tôi vô tình bị cuốn vào đó mà quên hết đi những kỉ niệm, những tình nghĩa đã có trong quá khứ. Để khi những hào nhoáng của cuộc sống mới chợt tắt tôi mới bàng hoàng nhận ra thứ quan trọng mà mình đã vô tình lãng quên.

“Thình lình đèn điện tắt

Phòng buyn- đinh tối om

Vội bật tung cửa sổ

Đột ngột vầng trăng tròn”

Vào buổi tối hôm ấy, khi đang ngồi xem truyền hình thì bỗng dưng đèn điện trong nhà vụt tắt, bóng đèn buyn- đinh tối om, theo thói quen cũng có thể là phản xạ không có điều kiện, tôi vội đến bên cửa xổ và mở hai cánh cửa ra. Lúc ấy trong đầu tôi chỉ có suy nghĩ là tìm chút ánh sáng từ bên ngoài, nhưng tôi không biết chính cái mở cửa định mệnh ấy đã khiến cho những kí ức như dòng thác lũ chảy về trong tâm hồn của tôi, gợi nhắc cho tôi về những kỉ niệm đã qua, cũng là lời nhắc nhở về sự vô tình của tôi trong thời gian qua. Hình ảnh vầng trăng tròn xuất hiện trước mắt khiến cho tôi ngỡ ngàng, choáng ngợp và có chút gì đó đau đớn, day dứt như nhận ra thứ vô cùng quan trọng mà mình lỡ lãng quên.

“Ngửa mặt lên nhìn mặt

Có cái gì rưng rưng

Như là đồng là bể

Như là sông là rừng”

Đối diện với vầng trăng tròn, tôi như nhìn thấy những kỉ niệm, những tình nghĩa đã qua trong thời gian quá khứ, vì vậy mà nhìn thấy vầng trăng tôi như tự soi chiếu được sự vô tâm hững hờ của chính bản thân mình, là giây phút tôi chợt nhận ra những ân tình, những kỉ niệm vẫn hiện hữu trong cuộc sống của tôi, nhưng bằng cách vô tình nhất tôi đã lãng quên đi nó, để giờ đây khi nhận thức được thì tôi lại thấy vô cùng đau đớn, xót xa. Tất cả những kí ức ùa về, những hình ảnh của tuổi thơ, những người bạn gắn bó thân thiết, rừng, sông, bể cũng cũng dạt dào trở về như nhắc nhở đến sự vô tình của tôi.

“Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình”

Vầng trăng như biểu tượng của những kỉ niệm, những tình nghĩa, ân tình. Tôi xót xa nhận ra rằng những tình nghĩa khi xưa của vầng trăng vẫn vẹn nguyên, vẹn nguyên như cái vành vạnh của hình dáng của vầng trăng. Vầng trăng mang theo tình nghĩa vẫn luôn bên tôi nhưng tôi lại quá vô tình khi lãng quên đi người bạn tri kỉ cùng biết bao nhiêu kỉ niệm. Ánh trăng trầm lặng không còn sinh động như xưa, sự im lặng như chính bản án tố cáo sự vô tâm hững hờ của tôi, tôi giật mình nhận ra mình đã quên đi thứ tình nghĩa sâu nặng nhất của cuộc đời mình.

Tôi đã trải nghiệm từng lãng quên và được đánh thức dậy những phần kỉ niệm, thứ cảm giác xót xa day dứt ấy khiến cho tôi thức tỉnh, tôi hối hận vì sự vô tình của mình, vì vậy chúng ta hãy sống tình nghĩa, và đừng bao giờ quên đi những kỉ niệm, vì đó là khoảng thời gian đáng nhớ của chúng ta.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

ÁNH TRĂNG

ANH TRANG

BÀI THƠ ÁNH TRĂNG

PHÂN TÍCH BÀI ÁNH TRĂNG

KỂ CHUYỆN TỪ BÀI ÁNH TRĂNG

Video Bài Hát Bức Tranh Dê Con Quỳ Bú Mẹ

474 lượt xem

Bài hát này tên là “Bức tranh dê con quỳ bú mẹ”

Cổ thánh tiên hiền lấy hiếu làm tông chỉMuôn cửa thiện lành lấy hiếu làm nền tảngLễ kính song thân tựa như Phật sốngThành tựu ý nghĩa lớn trong cuộc đờiÂn đức cha mẹ nặng như núi caoTri ân báo ân không quên nguồn cộiLàm người uống nước thì phải nhớ nguồnMới không hổ thẹn với ân cha mẹThiên địa trọng hiếu, hiếu đứng đầuNhờ chữ hiếu mà cả nhà bình anHiếu là bước đầu tiên của nhân đạoCon cháu hiếu thuận ắt sẽ hiền minhDê con quỳ bú mẹNhắm mắt bú từng giọt sữa mẹCảm niệm ơn mẹNhận sữa mẹ nuôi thân mìnhĐầu gối quỳ xuống đấtTư thế dê con như đang kính lễDê conBẩm sanh đã hiểu đạo lýTận tâm tận lực hiếu kính mẹ chaHiếu kính mẹ cha, bị trách chớ nên bác lờiMọi việc bất thuận đều vì bất hiếuNào biết hiếu có thể cảm động trời caoHiếu đạo nhân gianLàm cho kịp, chớ để muộn màngMai sau khôn lớn nên ngườiPhụng dưỡng mẹ cha chớ có bỏ bêCha sanh bệnhLà vì con mà lao lựcMẹ ưu sầuLà lo con không thành tàiBao nhiêu giấc mộng lãng tử phù duBôn ba tiền đồ nơi đất kháchCha mẹ đứng tựa bên cửa sổNgóng trông tin tức con mìnhBao nhiêu gió mưa dãi dầuDung nhan mẹ cha đã dần già yếuĐừng đợi đến lúc sám hốiVẫn chưa báo đáp được ơn cha mẹPhước lộc có được nhờ chữ hiếuHiếu kính cha mẹ như hiếu kính trời caoDuy chỉ hiếu mới có sức mạnh lớn lao trong xử thếHiếu có thể cảm động trời đấtTích đức hành thiện cũng là hiếuHiếu nương Phật lực siêu vượt chín cõi trờiBao nhiêu giấc mộng lãng tử phù duBôn ba tiền đồ nơi đất kháchCha mẹ đứng tựa bên cửa sổNgóng trông tin tức con mìnhBao nhiêu gió mưa dãi dầuDung nhan mẹ cha đã dần già yếuĐừng đợi đến lúc sám hốiVẫn chưa báo đáp được ơn cha mẹLà người làm conUống nước thì phải nhớ nguồnCuộc đời viên mãnLàm tròn chữ hiếu, chớ thẹn với lòngTâm các conBất luận đang ở phương nàoHãy nói với mẹ chaMột tiếng “Cảm ơn người”Hãy nói với mẹ chaMột tiếng “Cảm ơn người”

guì yáng tú跪 羊 图

zuò cí lǐ zǐ héng作 词: 李 子 恒

zuò qū lǐ zǐ héng作 曲: 李 子 恒

gǔ shèng xiān xián xiào wéi zōng wàn shàn zhī mén古 圣 先 贤 孝 为 宗, 万 善 之 门xiào wéi jī孝 为 基。lǐ jìng zūn qīn rú huó fó chéng jiù shēng mìng dà礼 敬 尊 亲 如 活 佛, 成 就 生 命 大yì yì意 义。fù mǔ ēn dé zhòng rú shān zhī ēn bào ēn bù父 母 恩 德 重 如 山, 知 恩 报 恩 不wàng běn忘 本。zuò rén yǐn shuǐ yào sī yuán cái bù kuì duì fù做 人 饮 水 要 思 源, 才 不 愧 对 父mǔ ēn母 恩。xiǎo yáng guì bǔ bì mù shǔn mǔ yè小 羊 跪 哺, 闭 目 吮 母 液;gǎn niàn mǔ ēn shòu rǔ gōng shēn tǐ感 念 母 恩, 受 乳 恭 身 体。xī luò dì zī tài rú jìng lǐ膝 落 地, 姿 态 如 敬 礼;xiǎo yáng ér tiān xìng yǒu dào lǐ小 羊 儿, 天 性 有 道 理。rén jiān xiào dào jí shí mò chí yí人 间 孝 道, 及 时 莫 迟 疑。yī cháo yǔ fēng fǎn bǔ mò yí qì一 朝 羽 丰, 反 哺 莫 遗 弃。fù shēn bìng shì wéi zǐ láo chéng jí父 身 病, 是 为 子 劳 成 疾;mǔ xīn yōu shì yōu ér wèi chéng qì母 心 忧, 是 忧 儿 未 成 器。

duō shǎo fú yún yóu zǐ mèng bēn bō qián chéng多 少 浮 云 游 子 梦, 奔 波 前 程yuǎn xiāng lǐ远 乡 里,fù mǔ yǐ chuāng fēi kǔ pàn zǐ nǚ de xiāo xī父 母 倚 窗 扉, 苦 盼 子 女 的 消 息duō shǎo fēng shuāng de lèi jī shuāng qīn róng多 少 风 霜 的 累 积, 双 亲 容yán yǐ jiàn lǎo颜 已 渐 老,mò dào qiān huǐ shí wèi néng bào dá fù mǔ ēn莫 到 忏 悔 时, 未 能 报 答 父 母 恩wéi rén zǐ nǚ yǐn shuǐ yào sī yuán为 人 子 女, 饮 水 要 思 源;yuán mǎn shēng mìng jìn xiào wú kuì yì圆 满 生 命, 尽 孝 无 愧 意。ér nǚ xīn wú lùn zài hé dì儿 女 心, 无 论 在 何 地,gěi shuāng qīn yī shēng gǎn ēn nín给 双 亲 一 声 感 恩 您。