Video Bài Thơ Thăm Nhà Bà / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Giáo Án Thơ: Thăm Nhà Bà

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY Trường mầm non Hoa Hồng Nghĩa Tân

GIÁO ÁN (Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ)

Đề tài : Thơ ” Thăm nhà bà ” Chủ đề: Gia đình Giáo viên : Vũ Thị Kim Oanh Lớp mẫu giáo bé C1

NĂM HỌC 2014 – 2015

GIÁO ÁN (Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ ) Chủ đề: Gia Đình

Đề tài : Thơ ” Thăm nhà bà “Loại tiết: Trẻ đã biết Đối tượng: Mẫu giáo bé C1Số lượng: 20 trẻThời gian: 15-20 phútNgày dạy : 13/11/2014 Người soạn : Vũ Thị Kim Oanh

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:1. Kiến thức:– Trẻ nhớ tên bài thơ “Thăm nhà bà” và tên tác giả “Như Mạo” – Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Bạn nhỏ đến thăm bà nhưng bà đi vắng, bạn nhỏ thấy đàn gà đáng yêu đang chơi ngoài nắng, bạn đứng ngắm, cho gà ăn thóc rồi lùa đàn gà vào chỗ mát.– Dạy trẻ đọc thuộc diễn cảm bài thơ “Thăm nhà bà” 2. Kĩ năng: – Trẻ đọc diễn cảm bài thơ và thể hiện được tình cảm khi đọc thơ.– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, rèn trẻ kỹ năng trẻ nói đủ câu, đủ ý.– Trẻ trả lời đúng các câu hỏi của cô theo nội dung của bài thơ– Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ chủ định của trẻ, phát triển khả năng cảm thụ thơ cho trẻ.3. Thái độ:– Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học.– Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ – Giáo dục : Qua bài thơ trẻ biết yêu quí vâng lời ông bà cha mẹ , biết yêu thích và có ý thức chăm sóc vật nuôi trong gia đình II. CHUẨN BỊ:1. Đồ dùng dạy học:Đàn organ Đĩa nhạc bài ‘Đàn gà trong sân’Sa bàn, cây xanh , đàn gà con, gà mẹ , em búp bê, nhà, que chỉ2. Đội hình:Trẻ ngồi trên ghế đội hình chữ u

III. CÁCH TIẾN HÀNH:Nội dungHoạt động của côHoạt động của trẻ

Bước 1: Ổn định tổ chức:– Vào bài

Bước 2: Nội dung chính:* Cô cho trẻ nhắc lại tên bài thơ

– Cô đọc diễn cảm lần 1:

– Cô đọc diễn cảm lần 2:

* Đàm thoại trẻ hiểu nội dung bài thơ

* Giáo dục trẻ:

* Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ:

– Cô đọc diễn cảm kết hợp với tranh (Đọc trên nền nhạc) – Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?

Bài thơ “Thăm nhà bà” của nhà thơ nào?Cô khái quát: Bài thơ “Thăm nhà bà” ” của nhà thơ: Như Mạo

Cô đọc diễn cảm kết hợp sa bàn+ Bạn nhỏ đến thăm bà, bạn có gặp bà không? Bạn đã thấy điều gì?+ Câu thơ nào đã thể hiện điều đó?– Cô KQ trích dẫn: Đến thăm…… chơi ngoài nắng + Khi thấy đàn gà chơi ngoài nắng bạn nhỏ goi như thế nào?

+ Chúng mình cùng gọi gà nào?

– Khi bạn nhỏ gọi chúng mình thấy gà con chạy như thế nào?+ Trích dẫn : chúng lật đật chạy nhanh nhanh. Xúm vòng ……chiếp chiếp – Đàn gà con kêu thế nào không ?– Các con giả tiếng gà con kêu nào ! nghe thật đáng yêu thật giống chú gà con – Chú gà con đang mải miết nhăt gì ?– Bạn nhỏ giúp bà lùa đàn gà vào đâu! + Trích dẫn : Gà mải miết

Giáo Án Văn Học Đề Tài: Thơ Thăm Nhà Bà

GIÁO ÁN LÀM QUEN VĂN HỌC ĐỀ TÀI: Thơ ” Thăm nhà bà” Độ tuổi: Lớp ghép 3-4 tuổi Thời gian: 15-20 p I. Mục đích yêu cầu …

ĐỀ TÀI: Thơ ” Thăm nhà bà”

Độ tuổi: Lớp ghép 3-4 tuổi

– Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả

– Trẻ biết và hiểu được nội dung bài thơ

– Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ

– Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc, phát triển thính giác cho trẻ

– Trẻ biết yêu quý, vâng lời và giúp đỡ ông bà

– Trẻ tập trung chú ý trong giờ học

– Cô cùng trẻ hát bài “Cháu yêu bà”

– Cô đàm thoại nội dung bài hát :

+ Chúng ta vừa hát bài hát gì?

+ Trong bài hát nói về ai?

– Có một bạn nhỏ rất yêu thương bà của mình. Bạn đến thăm nhà bà nhưng không có bà ở nhà, bạn không về mà còn ở lại giúp bà lùa những đàn gà ngoài nắng vào mát đấy. Đó cũng chính là nội dung của bài thơ ” Thăm nhà bà” của tác giả “Như Mao” sáng tác mà hôm nay cô sẽ dạy cho lớp mình.

– Cô đọc lần 2: Kết hợp với tranh, giải thích nội dung.

– Cô đọc lần 3: Đọc với tranh chữ to, giải thích từ khó.

– Các con vừa đọc bài thơ gì?Của ai?

– Bạn nhỏ đến thăm ai?

– Bạn nhỏ thấy gì ở trước sân nhà bà?

– Khi gọi những chú gà thì đàn gà chạy thật nhanh và kêu như thế nào?

– Những chú gà mãi miết nhặt thóc ngoài sân thì bạn nhỏ đã giúp bà làm gì?

– Các con thấy bạn nhỏ có ngoan không?

– Ở nhà các con có thể làm việc gì để giúp ông bà, bố mẹ.

– Cho cả lớp đọc thơ cùng cô 2 lần.

– Mời nhóm bạn trai, bạn gái đọc thơ

– Cách chơi: Cô sẽ cho các con chọn một thẻ số. Vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh chạy về nhà của cô thì các con phải chạy thật nhanh về ngôi nhà có thẻ số giống thẻ số các con đã chọn.

– Luật chơi: Phải chạy về đúng ngôi nhà giống với thẻ số trên tay.

Video: Thầy Bói Xem Voi

Thầy bói xem voi 

Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói mù chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó ra làm sao. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm người chung nhau tiền biểu người quản tượng xin cho con voi đứng lại để cùng xem.Thầy sờ vòi, thầy sờ ngà, thầy sờ tai, thầy sờ chân, thầy thì sờ đuôi. ……

Quay về trang chủ:

Truyện cổ tích,

Top 10 truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại:

Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Trí khôn của ta đây, Cô bé lọ lem, Cô bé bán diêm, Sơn tinh thuỷ tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng tiên cá, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, Cóc kiện trời

Truyện xem nhiều nhất

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất:

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng truyện cổ tích tấm cám , sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Phân Tích Bài Thơ Chiều Hôm Nhớ Nhà Của Bà Huyện Thanh Quan.

Bài làm

Trong làng thơ Việt Nam, có những nữ sĩ để lại cho thơ ca dân tộc những dấu ấn đẹp. Nếu thơ Hồ Xuân Hương tài ba, ngạo mạn thì thơ bà Huyện Thanh Quan lại trang nhã, trữ tình và duyên dáng. Đọc thơ bà ta thấy nỗi buồn man mác, tâm trạng hoài cổ thật thanh cao đượm sự cô đơn, trống vắng. Một trong những bài thơ đó là tác phẩm Chiều hôm nhớ nhà. Tìm hiểu bài thơ ta sẽ thấy tài thơ điêu luyện của Bà:

Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn,

Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn

Gác mái, ngư ông về viễn phố

Gõ sừng, mục tử lại cô thôn

Ngàn mây gió cuốn chim bay mỏi

Dặm liễu sương sa khách bước dồn

Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ

Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn

Ở hai câu đề, khoảng thời gian là trời chiếu bảng lảng bóng hoàng hôn. Ánh sáng vẫn còn đó, nhưng chỉ còn là ánh lờ mờ của ngày tàn và đêm sắp tới. Câu thơ chỉ giới thiệu thời gian mà người đọc như cảm thấy cả không gian một vùng quê rộng lớn. Trước thiên nhiên ấy, giữa trời và đất, có một cái gì đó tràn ngập con người nhạy cảm. Buổi chiều là thời gian dễ buồn nhất và đó cũng là khoảng thời gian thường xuất hiện trong thơ của bà Huyện Thanh Quan. Con người trong cuộc sống hỗn độn, ồn ào vẫn có một lúc nào đó trở về với cái bình yên muôn thuở của thiên nhiên, về với chính lòng mình. Và lúc này chính là khoảnh khắc đó của nữ sĩ.

Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn

Âm thanh từ xa vẳng đến như thúc giục, nhưng vẫn có cái trầm lặng trong đó báo hiệu cho mọi người: ngày sắp hết. Ta như gặp một nét thân quen, man mác của câu ca dao:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều

Tâm trạng của tác giả đã phần nào được ngầm hiểu trong cách lựa chọn thời gian, không khí và thanh âm.

Trong cảnh chiều, trong tiếng gọi tàn ngày đó, con người hiện ra:

Gác mái, ngư ông về viễn phố

Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.

Câu thơ với nhịp 2/5 làm cho ta có cảm giác hoạt động con người đang giảm dần, đang đi tới kết thúc. Phép đối rất chuẩn cùng với những từ Hán Việt đã góp phần tạo nên vẻ trang nhã, cổ kính của hai câu thơ gợi tả này. Trước cảnh thiên nhiên to lớn, con người thật nhỏ, yếu thế và có phần đơn độc. Đó cũng là đặc điểm của thơ Thanh Quan. Gặp cảnh và người ở đây ta không thể không liên tưởng đến cảnh và người.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Trong Qua đèo Ngang của cùng tác giả, cảnh và người đều vậy: lặng lẽ, đượm buồn. Ta có cảm giác nhà thơ cũng đang lặng lẽ, thẩn thờ. Và con đường trước mắt bà thì sao, hai câu luận đã vẽ ra khung cảnh:

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi

Dặm liễu sương sa khách bước dồn

Khoảng đường trước mắt như vô tận. Chim bay mỏi mà chưa tới nơi, khách bước dồn mà chưa tới chốn. Con đường đi hay con đường đời đang dàn trải? Phép đối từng cặp hình ảnh ngàn mai – dặm liễu, gió cuốn – sương sa, chim bay mỏi – khách bước dồn làm ý thêm nhấn mạnh. Những từ ngữ bước dồn, bay mỏi cho thấy tâm trạng chán chường, mỏi mệt của nhà thơ. Tâm trạng ấy tất dẫn đến hai câu thơ kết thúc:

Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ

Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn

Không có ai để tâm sự, trời đất thì bao la, vắng lặng, trống trải, khiến tác giả quay về với nội tâm, với lòng buồn sẵn có của mình. Câu thơ cuối, vừa như một câu cảm, vừa như một câu hỏi. Ta đã từng bắt gặp những câu thơ tài ba đó trong thơ bà:

Dừng chân đứng lại, trời non nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta

(Qua đèo Ngang)

Cảnh đấy, người đây luống đoạn trường

(Thăng Long hoài cổ)

Qua đó, ta càng hiểu được nỗi niềm tâm sự của tác giả. Mang tiếng nói của tầng lớp quý tộc phong kiến đang trên đường suy thoái, thơ Thanh Quan biểu hiện một khía cạnh tư tưởng của văn chương thế kỷ 18 – 19, phản ánh tâm tư của lớp nho sĩ chán nản bế tắc. Tiếng thơ đó cũng biểu hiện tâm trạng hoài cổ, thiết tha nhớ nhà Lê đã suy vi. Phải chăng đó cũng là tâm tình của tập đoàn phong kiến đã hết thời vàng son, hết vai trò lịch sử? Đặt bài thơ của nữ sĩ vào bối cảnh lịch sử như thế, ta có biểu hiện sâu thêm cái buồn trong lòng bà: cái buồn thời đại.

Thơ bà buồn, nhưng không vì thế mà mất vẻ đẹp gợi cảm. Trái lại, nhờ vậy càng tăng thêm phần đặc sắc. Thơ bà đẹp một cách trầm lặng như chính tâm hồn bà.

Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan mãi mãi đưa đến cho chúng ta những cảm xúc chân thành, đậm đà trước nét buồn thanh tao, đưa đến những suy nghĩ sâu xa hơn về con người và xã hội. Một bài thơ đóng lại nhưng còn mở ra, tạo nên một dư ba trong lòng người đọc.