Video Bài Thơ Hoa Nở / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Chiếc Ấm Sành Nở Hoa

Chiếc ấm sành nở hoa

Có một chiếc Ấm Sành sứt quai bị vứt lăn lóc bên vệ đường. Ấm Sành buồn lắm vì chẳng có ai làm bạn.

Một hôm, trời đang nắng bỗng đổ mưa to, đôi Bướm Vàng vội tìm chỗ trú. Ấm Sành rụt rè gọi:

– Các bạn ơi! Hãy vào trong lòng tôi này!

Đôi Bướm Vàng liền bay vào lòng Ấm Sành. Thật là một chỗ trú tuyệt vời, ấm áp và khô ráo. Mưa tạnh, đôi Bướm Vàng tạm biệt Ấm Sành và bay đi. Còn lại một mình, vừa buồn, vừa tủi thân, Ấm Sành khóc nức nở.

Mấy ngày sau, một cô bé đi qua, nhìn thấy Ấm Sành liền nhặt và đem về nhà. Cô bé đổ đầy đất vào lòng Ấm Sành rồi gieo xuống đó vài hạt giống.

Bỗng một hôm, Ấm Sành hốt hoảng kêu lên:

– Ối! Ối! Cái gì đang cựa quậy trong lòng tôi thế này?

Có tiếng đáp lại:

– Tôi đây! Tôi là hạt giống đang nảy mầm đây!

Thế rồi, ngày qua ngày, chiếc mầm cây lớn dần thành cây. Cây trổ lá xanh non mơn mởn và kết những nụ hoa màu hồng chúm chím. Chẳng bao lâu, nụ hoa xòe cánh thành bông hoa rực rỡ, tỏa hương thơm ngát. Các bạn ong rủ nhau bay đến để hút mật hoa. Các bạn bướm cũng bay đến, lượn quanh khóm hoa và reo lên:

Từ đó, Ấm Sành không còn buồn vì thiếu bạn nữa.

Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Hoa Tàn Hoa Nở Cũng Vô Tình

Vãn cảnh

Dịch nghĩa

Phân tích bài thơ Cảnh chiều hôm (Vãn cảnh) của Hồ Chí Minh

Theo thứ tự trong “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh “Cảnh chiều hôm” (Văn Cảnh) là một trong những bài thơ cuối tập, chỉ cách bài “Tân xuất ngục học đăng sơn” (Mới ra từ tập leo núi) chỉ có mười bài… Như vậy, lúc làm bài thơ này, nhà thơ bị giam cầm đã khá lâu, tâm trạng đã trải qua nhiều bức bối, phiền muộn. Tình hình thế giới và trong nước cũng đang có nhiều biến chuyển mau chóng, khiến cho chiến sĩ cách mạng càng cảm thấy cảnh ngộ của mình trở nên không thể chịu đựng. Sau hơn nửa năm trời bị giam cầm và di chuyển “Quảng Tây giải khắp mười ba huyện, mười tám nhà giam đã ở qua”, cái khổ của cảnh lao tù có thể nói là đã tạm quen, nhưng nỗi khát khao được tự do, được hoạt động thì lại thêm cháy bỏng. Bài thơ này, và cả những bài thơ tiếp theo đều nói lên tâm trạng ấy

Theo đầu đề, đây là một bài thơ tả cảnh (Văn cảnh – Cảnh chiều hôm), nhưng thật ra, bài thơ lại không tả cảnh mà chỉ nhân cảnh để nói lên tâm trạng, đo là nổi bất bình trước cảnh ngộ và niềm khao khát tự do của người tù.

Thường thì trong những hoàn cảnh như thế này, bất cứ thời khắc nào trong ngày cũng khiến người ta suy nghĩ để cay đắng về cảnh ngộ của mình. Tuy nhiên, trong những thời khắc ấy, thì cái thời khắc khi chiều đỗ xuống vẫn tác động đến tâm trạng người ta nhiều và mạnh hơn cả. Lí do một phần có lẽ do thứ ánh sáng nhàn nhạt của đất trời trước khi sập tối, cái hơi lành lạnh của buổi chiều về dễ khiến người ta nhận ra: thế là một ngàu nữa đã trôi đi mất. Càng nhận ra cuộc đời mình là quý giá, là cần thiết, thì cảm nhận về sự uổng phí của một ngày bị mất đi ấy càng thêm rõ ràng và cay đắng.

Cho nên, nói đến cảnh chiều hôm ở đây chỉ là cái cớ, cái thời khắc, hơn là nội dung của bài thơ.

Thực ra, xét riêng câu thơ đầu, nếu gọi đó là câu thơ tả cảnh cũng được:

” Mai khôi hoa khai hoa hữu tạ…”

(Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng)

Cảnh ấy là: Chiều đã xuống, hoa hồng đã rụng xuống. Coi đó là câu thơ tả cảnh thực, ta có thể hình dung ra bức tranh mà người tù đang nhìn thấy qua cửa sổ (hoặc khe hở nào đó) của phòng giam: trời đang sập tối, bóng tối càng xuống nhanh của một ngày đang độ mùa mưa, không gian cả trong và ngoài phòng giam đều âm u (ngay trước bài này là bài Thanh minh lất phất mưa phùn.. và sau đó là hai bài là bài Mưa lâu: Một ngày nắng hưởng, chín ngày mưa); trên mặt đất có mấy cây hồng ủ rũ với những bông hồng đang tàn pha…

Có thể trước mắt người tù thi sĩ và chiến sĩ này, đang diễn ra cảnh hoa hựu tạ (hoa lại rụng) ấy thật… Nhưng nếu thật như thế thì cảnh này cũng chỉ là nguyên cớ làm nảy sinh một cảnh trong tâm trạng, ấy là:

” Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng…”

Thấy hoa hồng rụng là nghĩ đến hoa nở, ấy là để cảm nhận một quá trình: thấm thoắt thời gian trôi qua, cái gì cũng có thể chuyển dời, cái gì cũng trôi mất, hết nở rồi tàn…

Trong câu thơ này, cần lưu ý từ hựu (nghĩa là lại, lại lần nữa). Việt nhìn thấy hoa hồng tàn ở đây không chỉ mới có trong buổi chiều hôm nay, cũng không phải chỉ có từ chiều hôm qua. Chính cái điều lại nở, lại tàn là gây ấn tượng mạnh cho nhà thơ lúc này.

Vì đó cũng là chỗ xuất phát cho cảm hững của bài thơ. Cũng vì thế mà, khác với nhiều bài thơ tả cảnh khác của Hồ Chính Minh, sang câu thơ thứ hai, tác giả không chỉ tả cảnh nữa mà là ngẫm nghĩ về cảnh.

” Hoa khai hoa tạ lưỡng vô tình…”

(Hoa tàn hoa nở cũng vô tình…)

Câu này có thể được hiểu theo mấy cách. Cách thứ nhất là: Hoa nở rồi hoa tàn, đó là chuyện tự nhiên, hoa nào có ý thức gì về việc tàn hay nở. Cách hiểu thứ hai có thể là: hoa nở rồi hoa tàn, hoa là vật vô tri, vô tình, hoa nào quan tâm gì đến ai, nào biết gì đến tâm trạng như ta. Lại có thể hiểu theo cách thứ ba: hoa nở rồi hoa tàn, đó là việc của hoa, việc của tự nhiên, ta đâu có quan tâm đến điều ấy.

Đọc hai câu thơ này, cứ tưởng là thở của vị ẩn sĩ nào thời xưa đã đến, lúc cuộc đời gác bỏ ngoài tai, mọi chuyện đời đều chỉ là chuyện nước chảy, mây trôi, hoa tàn, hoa nở. Nhưng thật là thú vị, tưởng là vô tình, nói là vô tình, mà lại hữu tình, rất hữu tình.

Hoa tưởng vô tình nhưng lại đưa hương đến tận nhà giam, đến tận người tù để kể với người tù nỗi bất bình của mình. Người tưởng vô tình lại đón được hương hoa từ bên ngoài vào ngục, lại lắng nghe được tâm sự của hoa. Như vậy, giữa hoa và người đã diễn ra một sự cảm thông chứ không có gì là vô tình nữa, Hoa có thể vô tình, vô giác về sự bất công của xã hội, về cảnh ngộ của người tù nữa.

Còn lỗi bất bình? Nỗi bất bình của ai? Theo ý tứ câu thơ thì đó là nỗi bất bình của hoa, nỗi bất bình mà hoa, nhờ hương của mình làm tiếng nói mang đến kể với người tù. Nhưng nỗi bất bình nào? Có phải đó là nỗi bất bình về chuyện hoa hồng nở, hoa hồng lại rụng? Nhưng đã nói rồi kia mà: Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình!

Thế thì, ở đây chỉ còn lại là nỗi bất bình của hoa về người tù, về cảnh ngộ của người tù. Phải chăng nỗi bất bình của hoa là thế này: tại sao, giữa hoa và người, có kẻ ở ngoài trời, có kẻ ở nhà giam? Và con người ở trong ngục kia, có tội gì mà phải bị giam cầm?

Hoa ra, đây cũng lại chính là nỗi bất bình của nhà thơ.

Cả bài thơ bốn câu, nhẹ nhàng, gần như vu vơ, chỉ để dồn vào hai tiếng cuối cùng bất bình. Đọc cả bài thơ, ấn tượng sau cùng, mạnh nhất, vẫn là hai tiếng: bất bình. Hẳn nhà thơ, khi viết bài thơ này, cũng chỉ là nói lên hai tiếng: bất bình. Đó là nỗi phẩn uất nhất, bức xúc nhất của nhà thơ lúc này, điều nhà thơ muốn kêu lên giữa nhà giam, muốn nói to lên giữa cuộc đời lúc này. Lời của bài thơi dịu, mà ý nghĩa của bài thơ rất mạnh là thế.

Từ dây, ta nhìn lại ý nghĩa của mấy từ này: tố bất bình (nói lên nỗi bất bình). Theo chữ nghĩa thì chủ ngữ của mấy tiếng này là hoa hương (hương của hoa nói lên nỗi bất bình).

Tuy nhiên, ở đây không chỉ là tiếng nói tố cáo của hoa hương mà chủ yếu, là tiếng nói của người tù. Người tù nói nên nỗi bất bình của mình. Ở đây, hương hoa chỉ là tác nhân làm bùng lên nỗi bất bình trong lòng người tù, khiến người phải thốt lên. Hay nói cách khác, hương hoa làm cho nỗi bất bình đã có sẵn trong lòng người từ phút chốc bùng lên, da diết, cháy bỏng hơn.

Trong bóng chiều hôm đang xuống, nhìn cảnh vật ngoài trời mà chỉ thấy hoa mai khôi, chỉ nhận ra hoa mai khôi đã tàn, ấy không phải chuyện ngẫu nhiên. Vì sao? Hẳn vì hoa hồng là loài hoa đẹp, tượng trung cho cái đẹp, tượng trưng cho hạnh phúc.

Nhìn hoa hồng tàn mà liên tưởng đến hoa nở, hoa tàn, ấy cũng không phải ngẫu nhiên. Thời gian đang trôi qua ngày này qua ngày khác, phí uổng trong lao tù.

Nhìn hoa hồng mà nghĩ đến hương hoa hồng, ấy càng không phải là ngẫu nhiên. Thực tế thì có lẽ ngồi trong trại giam khó mà ngửi thấy hương hoa hồng từ ngoài bay vào. Nhưng đây thì là hương hoa bay thấu vào trong ngục. Noi thấu là để nhấn mạnh, xa xôi cách trở thế, nhà tù có thể ẩm thấp hôi hám thế, hương hoa vẫn cứ bay tới tận nơi. Có được cái thấu ấy là bởi vì không những hoa hồng vốn có hương thơm mà còn bởi lòng người sẵn mở ra để đón nhận hương thơm. Đến đây ta lại càng hiểu thêm tấm lòng của Bác đối với cuộc đời, hiểu thêm sự đồng cảm tri âm tri kỷ của tâm hồn nghệ sĩ Hồ Chí Minh với tất cả các sự vật thân thiết với con người. Một sự đồng cảm tuyệt vời!

Những đón nhận hương hoa rồi không chỉ để thưởng thức hương hoa, mà còn để nhận rõ thêm nỗi bất bình của mình. Vì sao? Vì hoa hồng là đẹp, là hạnh phúc, là tự do. Càng thấm thía hương thơm của hoa hồng, càng phẫn nộ trước cái xấu, cái ác đang có trong cuộc đời, càng nhận ra nỗi bất hạnh của mình. Bởi vậy, trong bao nhiêu điều mà hoa hồng có thể gợi lên cho mỗi người, nhà thơ đã bắt gặp điều tâm đắc nhất: khát vọng tự do.

Vãn Cảnh là một tác phẩm đặc sắc của Hồ Chí Minh. Ông mượn cảnh để bộc lộ tâm trạng cô đơn, buồn chán của mình khi bị giam cầm. Đồng thời qua bài thơ chúng ta cảm nhận được niềm mong nhớ nhân dân và một tâm hồn kháng chiến mãnh liệt của ông. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi! Theo chúng tôi

Từ “Mồ Anh Hoa Nở” Đến “Mùa Xuân Nho Nhỏ”

TTH – (Nhân đọc “Tuyển tập Thanh Hải” – NXB Thuận Hóa, 2010)

Nhà thơ Thanh Hải

Cuốn sách dày gần 700 trang, in bìa cứng trang trọng này còn tập hợp khá đầy đủ những bài nghiên cứu phê bình thơ Thanh Hải của nhiều tác giả, từ Hoài Thanh, Vũ Quần Phương… đến Phạm Phú Phong, Hoàng Vũ Thuật, Ngô Minh, Lê Khánh Mai, Hồ Thế Hà… và những kỷ niệm sâu đậm với Thanh Hải của các bạn văn, các đồng đội cũ ở chiến trường Thừa Thiên Huế một thời gian khó như Nguyễn Quang Hà, Tô Nhuận Vĩ, Nguyễn Khoa Điềm, Võ Quê, Trần Nguyên Vấn… Một số trang nhật ký của Thanh Hải và thư của Thanh Hải gửi chị Thanh Tâm (vợ nhà thơ), thư của các bạn thơ Giang Nam, Ngô Văn Phú gửi Thanh Hải cùng nhiều ảnh tư liệu quý – trong đó đặc biệt có chùm ảnh ghi lại những cuộc gặp gỡ giữa Thanh Hải với các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước khi Thanh Hải (trong Đoàn đại biểu Mặt trận DTGP miền Nam) ra thăm miền Bắc – lần đầu được công bố trong cuốn sách này.

Với nhiều tác phẩm đã xuất bản như Những đồng chí trung kiên, Dấu võng Trường Sơn, Huế mùa xuân… và những trọng trách mà Thanh Hải đảm nhiệm – Thanh Hải từng là Tổng Thư ký Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, Uỷ viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam, Uỷ viên Thường vụ Hội Liên hiệp VHNT Việt Nam, Uỷ viên Thường vụ Hội Văn nghệ Giải phóng…- vị trí của Thanh Hải trong phong trào văn học cách mạng Việt Nam đã được khẳng định, như nhạc sĩ Trần Hoàn đã viết trong điếu văn tiễn đưa Thanh Hải vào một ngày mưa tròn 30 năm trước: “…Chỉ bằng thơ của anh, anh đã hoạt động suốt đời không phải chỉ cho quê hương Trị Thiên mà cho cả miền Nam; đã đóng góp tích cực vào sức mạnh của miền Nam tấn công và nổi dậy; anh đã cống hiến xứng đáng vào tình cảm ruột thịt sâu thẳm giữa miền Nam-miền Bắc, thuở ấy đất nước còn xa cách hai miền…”

So với các nhà thơ cùng thời, Thanh Hải viết ít hơn vì thường xuyên sống giữa vòng vây quân thù ở một chiến trường vào loại ác liệt nhất, đến giấy bút và cả muối ăn đều thiếu, 5 năm được sống trong hoà bình thì lại bị mầm bệnh hiểm nghèo đe doạ, nên nhiều nhà phê bình và công chúng rộng rãi khi nói đến Thanh Hải, thường chỉ nhắc đến 2 bài thơ Mồ anh hoa nở, Mùa xuân nho nhỏ và câu thơ tiêu biểu thể hiện tình cảnh đất nước chia cắt đau đớn suốt 20 năm trước đây: Xa nhau chỉ một mái chèo / Mà đi trăm núi vạn đèo đến đây Không phải nhà thơ nào cũng có tác phẩm được người đời nhớ đến, được in sâu vào tâm trí bạn đọc nhiều thế hệ như Thanh Hải.

Tuy vậy, qua Tuyển tập Thanh Hải vừa xuất bản, chúng ta nhận ra thơ và cuộc đời Thanh Hải còn không ít những giá trị chưa phải ai cũng biết. Ví như bài thơ Xác người lính Mỹ giữa rừng Việt Nam , Thanh Hải viết: … Mẹ anh những ngày qua / Vẫn ngồi cầu tượng Chúa / – Ma-ri-a lạy Mẹ / Cho con tôi trở về / Rừng Việt Nam vào hè / Lá vàng bay xao xác / Người lính Mỹ ôm đất / Có nghe tiếng kinh cầu?…/ … Người lính Mỹ giữa rừng / Mắt không còn mở nữa / Tôi muốn hỏi bao lứa / Trai Mỹ mắt còn xanh / Còn thấy rõ trời trong / Còn nhìn ra chân lý…

Thanh Hải viết bài thơ khoảng năm 1967. Hơn bốn thập kỷ đã qua, nhưng những năm qua, bi kịch ấy vẫn tái diễn, biết bao chàng trai “mắt còn xanh” vẫn tiếp tục phải “phơi thây” trên những miền đất xa lạ, khi Vợ anh vẫn dạo phố / Và con anh nho nhỏ / Vẫn viết thư cho cha…

Xin dẫn một bài khác (Con thuyền lênh đênh) Thanh Hải viết năm 1979, thời kỳ có rất nhiều số phận, cả ở miền Nam lẫn miền Bắc, phải trôi dạt vì những biến động, hoàn cảnh trớ trêu của thời cuộc: … Ôi con thuyền lênh đênh / Quên rồi mùa toóc rơm / Quên rồi bông sen trắng / Quên rồi khi trăng lặn / Quên rồi con cá chuồn / Quên rồi những con đường / Tết nào về quê ngoại…/ …Ôi con thuyền lênh đênh / Sóng dồi ngoài mặt biển / Đi về đâu, về đâu / Có nghe lời của bến…/ … Bến dặn thuyền đừng quên / Miền quê mình nhân hậu / Ôi con thuyền lênh đênh.

Thơ Thanh Hải ngoài những giá trị hiển nhiên là “muốn thơ chuyển tải cả sự kiện, những sự kiện điển hình xúc động, tiêu biểu cho lòng quả cảm của miền Nam chiến đấu” như nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét, còn một dòng thơ đậm chất nhân văn, chan chứa tình cảm của một hồn thơ bình dị mà vẫn sâu sắc.

Những trang nhật ký, thư từ của Thanh Hải gửi cho chị Thanh Tâm cùng những kỷ niệm bạn bè được chọn in trong tuyển tập vừa xuất bản cũng đã góp phần hoàn thiện bức chân dung một nhà thơ, một người đồng chí, một người chồng nhân hậu, thuỷ chung. Chính là với nhân cách đẹp đẽ ấy, Thanh Hải tuy đã “đi xa” tròn 30 chục năm nhưng vẫn “sống” trong lòng bạn bè đồng nghiệp, bà con nội ngoại xa gần. Và ở đâu đó, trên miền đất Núi ngự sông Hương mà nhà thơ đã yêu thương, gắn bó trọn đời, trong những tháng ngày này, chúng ta tin là Thanh Hải đã nghe được tiếng gọi tha thiết của chị Thanh Tâm: …Anh ơi, một mùa xuân nhỏ gia đình chờ đợi / Một giọng ca Nam Bình em xin trao gửi / Với tất cả tình riêng em luôn đợi anh về…

Tập Thơ “Hoa Nở Muộn” Của Tác Giả Trần Y Vinh

Bìa tập thơ ” Hoa nở muộn”

 

Ý TÌNH CỦA MỘT TIẾNG THƠ TRONG “HOA NỞ MUỘN” (Thay lời giới thiệu)

                                                                                                                        Nhà thơ QUANG HOÀI                                                                                                               (Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam)  

“Hoa nở muộn” là tập thơ thứ tư của nhà thơ Trần Y Vinh, hội viên Hội văn học nghệ thuật Hà Tĩnh, ra đời sau ba tập: “Về nguồn” – 2009, “Muộn mằn” – 2011, “Tiếng lòng” – 2013, đều do Nhà xuất bản Hội nhà văn cấp phép ấn hành. Đến tập thơ thứ tư xuất bản ở tuổi quá ngưỡng “cổ lai hy”, Trần Y Vinh vẫn chỉ coi thơ của mình là một bông “Hoa nở muộn”, chứng tỏ ông khiêm nhường và ý vị biết nhường nào! Đây là bài thơ “Hoa nở muộn” được ông chọn làm tựa đề cho cả tập: “Sương buông hôn nhẹ trên tán lá Ngóng đợi hoa Quỳnh nở vào đêm Quỳnh ơi! Sao e ấp thế? Khuya rồi Mở cánh đi em!”. Nói với hoa quỳnh hay nói với lòng mình? Ơi hoa quỳnh! Đêm đã “khuya rồi”, còn “e ấp” làm chi, hãy “mở cánh đi em” mà tỏ rõ sự trắng tinh khiết của lòng mình! Ý thơ thật là thâm hậu. Tình thơ thật chân chất. Tôi đồ rằng Trần Y Vinh muốn mượn hoa quỳnh để tỏ ý tình của mình trước những biến thiên của trời đất, thế sự và cõi người mà ông từng vui buồn, từng day dứt và trăn trở. Quả thật, đọc 81 bài thơ trong tập “Hoa nở muộn”, tôi nhận thấy khá nhiều bài Trần Y Vinh bộc lộ ý tình ấy một cách trực diện nhưng không kém phần sâu sắc và tinh tế. Với Thạch Long quê mình, ông tự đặt câu hỏi: “Ai đặt tên để ngẩn ngơ lòng người?”. Bởi những quạt giấy ở làng Hội Cát, những bánh tày ở xóm Giếng Kho, những con cá tươi Voọc Sim, những con hàu Đò Điệm đã gieo vào lòng ông một nỗi nhớ khôn nguôi, nghĩa là tình đằm sâu, trở thành một thứ văn hóa làng xã không thể phai nhạt. Và đó còn là một quá vãng “Chiều buông bóng tìm bờ đê/ Mãi say cánh cò chớp nắng” trong những câu ví dặm quê nhà không thể nguôi ngoai. Hay là khi quê vào mùa “Mặt trời nhô lên/ mở cửa/ cánh đồng/ bát ngát một màu vàng rực” không thể nào quên được cái âm thanh và hình ảnh đầy ấn tượng “Cá rô vượt bờ lõm bõm phá vỡ ánh nắng vàng”, khiến ông đằm mình trong tình sâu nghĩa nặng quê hương trăm mến ngàn thương. Trong bài thơ “Mấy vần con viết dâng cha”, Trần Y Vinh ngậm ngùi bày tỏ: “Những năm ác liệt Trường Sơn/ Giỗ cha con vắng/ Mẹ / Dâng hương hai lần”, để bây giờ: “Giỗ cha con cháu sum vầy/ Sợ cha đói…/ Cháu xới đầy bát cơm” gây cho ông sự xúc động khôn cùng: “Kính dâng cha nén hương trầm / Cúi đầu con khấn / lầm rầm… lệ rơi!” “Khóc trong mơ” là bài thơ hết sức cảm động, Trần Y Vinh viết về mẹ. Hình ảnh người mẹ tảo tần “áo nâu”, “mẹt bánh” “vẫn không quên mua bánh đúc cho con” mãi mãi khắc sâu vào tâm khảm ông: “Nghe mẹ gọi giọng trầm rất ấm Chị em đâu, vào đây mẹ cho quà Con bỏ dao cùn vội vã bước ra Nách kẹp củ khoai bằng chiếc đũa Mẹ bảo quẳng đi Những con đâu có nỡ Vội vàng lau qua vạt áo ăn luôn Mẹ cười tươi, nhưng đượm vẻ rất buồn… Trong giấc mơ gối con đẫm ướt”. Trần Y Vinh còn dành tình cảm sâu đậm của mình cho con gái, cho bạn bè, thầy giáo, đặc biệt là cho các chiến sỹ Hải quân canh giữ biển Đông,v.v… Thơ Trần Y Vinh là một tiếng thơ chân thực, giản dị, tuy một số bài chưa cấu tứ chỉnh thể chặt chẽ, đôi khi còn dễ dãi, từ ngữ chưa được tinh luyện chắt lọc, song ý tình thơ ông chắc chắn sẽ được nhiều tâm hồn đồng cảm và đồng vọng. Còn chần chừ chi nữa, xin mời các bạn hãy mở “Hoa nở muộn” để thưởng thức và chia sẻ cùng nhà thơ Trần Y Vinh.  

                              Phố Vương Thừa Vũ – Hà Nội, ngày 01/12/2015

                                                                                                                                                                                                  Q.H  

Một số tác phẩm được trích từ tập thơ “Hoa nở muộn” của tác giả Trần Y Vinh.

 

Qua cửa khẩu Cầu Treo   Đây cửa khẩu Cầu Treo hay là biển cả mà mịt mù trắng xóa một trời mây?.. Không có gió mà trong lòng nổi sóng Xe vòng vèo qua sườn núi Vật vờ say… Xe giấn ga vượt qua biên giới Lạc Xao đây rồi phố huyện thân thương Việt – Lào chung một con đường Cùng nhau gìn giữ tình thương đời đời.                              Lạc Xao, năm 2014     Với bạn dưới trăng Tặng nhà thơ Nguyễn Trọng Bính   Đời ta còn những gì đâu Một căn nhà nhỏ, dăm câu thơ tình Cuối hè bàng bạc trăng chênh Cuốc kêu từng nhịp – lênh đênh kiếp người Vòng quay phố xá chợ dời Dù ai buôn bán ngược xuôi mặc lòng Chúng mình thanh thản ung dung “Tình yêu hay cõi hư không kiếm tìm” Ước gì hàn được trái tim Hòa cùng nhịp đập…cánh chim đồng hành “Đâu rồi chiếc phản long lanh Cho anh đóng lại nguyên hình em ơi” Đêm nay trăng sáng đầy trời Tay nâng ly rượu ta cười với ta.                              2006 Ngẫm Tóc xanh nay đã trắng đầu Lời thế còn đó những câu thâm tình Cõi đời lắm sự nỗi nênh Càng đi càng thấy lênh đênh kiếp người.                                2014