Video Bài Thơ Cây Đào / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Bài Thơ Cây Đào

Bài thơ Cây đào của Nhược Thủy [Thơ mầm non]

Bài thơ cây đào của Nhược Thủy miêu tả sự mong mỏi chờ đợi của bạn nhỏ thấy cây hoa đào nở hoa để mau chóng Tết đến: Cây đào đầu xóm, lốm đốm nụ hồng…

Cây đào đầu xóm Lốm đốm nụ hồng Chúng em chỉ mong Mùa đào mau nở.

Bông đào nho nhỏ Cánh đào hồng tươi Hễ thấy hoa cười Đúng là Tết đến.

Tác giả: Nhược Thủy

Tết là dịp lễ đầu năm có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với người dân Việt Nam, mà với rất nhiều các dân tộc trên thế giới.

Hình ảnh cây hoa đào bung nở đã trở nên rất đỗi quen thuộc trong mỗi dịp xuân về. Các con hiểu một cách hết sức hồn nhiên và đơn giản đó là sự báo hiệu của ngày Tết.

Là trẻ thơ, bạn nào mà chả thích Tết. Tết là gì các con chưa lí giải nổi. Không phải là vì được ăn ngon hơn, mặc đẹp hơn, đi chơi đây đó nhiều hơn. Chỉ biết rằng, Tết đến chắc chắn sẽ rất vui. Cảm xúc thật khó diễn tả. Đó là sự mong ngóng, sốt ruột đan xem với tâm trạng rạo rực, xốn xang mà các bạn nhỏ chờ đợi.

Bài thơ Cây đào của tác giả Nhược Thủy được viết riêng cho lứa tuổi mầm non. Tuy chỉ với 8 câu ngắn gọn kết hợp với những từ ngữ mộc mạc và giản dị, ngoài việc miêu tả hình ảnh của những bông hoa đào nhỏ nhỏ, hồng tươi ra, bài thơ còn phần nào khái quát được nỗi niềm mong mỏi chờ đợi ngày Tết mau đến.

Còn rất nhiều những bài thơ hay nói về ngày Tết dành cho các bé đã được Thế giới cổ tích sưu tầm và biên soạn. Nếu có thời gian, cha mẹ nên đọc và dạy cho các con, để các con từng bước hiểu hơn về ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Tả Cây Đào Hoặc Cây Quất Trong Dịp Tết

Đề bài: Tả cây đào hoặc cây quất trong dịp Tết.

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, chợ hoa lại nô nức, náo nhiệt những người đi mua sắm cây hoa, cây quất. Khắp một vùng bạt ngàn những cành đào, cành mai được chở từ khắp nơi về để bán. Giữa một rừng hoa như vậy, mẹ tôi cũng chọn được một cành đào phai đẹp nhất cho nhà tôi.

Vì là đào rừng nên nó rất lớn và có dáng vẻ tự nhiên, sinh động hơn bất kì cành đào nào trồng ở vườn dưới xuôi. Từ một cành chính rất to, các cành con mọc ra chi chít xung quanh. Cành nào cũng uốn cong một vẻ mềm mại, uyển chuyển.

Nó không chỉ nhiều nụ mà còn vô vàn lộc xanh mơn mởn. Một vài chiếc lá xanh mọc ở đầu cành non, điểm xuyết những bông hoa màu hồng nhạt. Đó mới là cành đào những ngày gần Tết.

Đến 30 Tết, hoa đào bắt đầu nở. Những nụ hoa trước kia giờ là những bông hoa rực rỡ. Các cánh hoa mỏng manh màu hồng xoè ra thật mảnh mai, nhẹ nhàng. Ngay giữa bông là nhị vàng rung rinh. Mỗi khi hoa lay động, những hạt phấn vàng nhỏ li ti bay khắp nơi. Những cánh hoa mong manh đến nỗi chỉ cần cành hơi rung là chúng lập tức rơi xuống đất thật vội vã, không chút do dự. Không chỉ hoa mà lá cũng mọc đầy. Từng chiếc lá nhỏ đẫm một màu xanh man mát, làm bừng sáng góc nhà. Những chiếc lá đó kết thành chùm mọc ở đầu cành, cạnh những bông hoa gần chồi nách. Nhưng hoa vẫn còn thưa thớt, chưa phải là đã nở hết.

Đến độ mùng một, mùng hai Tết, hoa mới nở tràn trên cành. Cành nào cũng có hoa, có lá. Không khí xuân sang bừng trên cành đào. Hơi ấm mùa xuân phả vào những bông hoa làm chúng thêm phần rực rỡ, lá thêm phần xanh tươi. Cành đào đã trút bỏ lớp áo cũ với những lộc non còn e ấp, thay vào đó là bộ áo mới với muôn vàn hoa xinh nở tưng bừng. Vẫn dáng đứng mềm mại, tự nhiên đó, cành đào giờ đây đã trở thành nét đẹp duyên dáng của ngày Tết. Nó đưa ta đến với thiên nhiên, với một mùa xuân vui vẻ, hạnh phúc. Nó làm ta cảm thấy được sự êm dịu của những hạt mưa ngoài trời, những cơn gió lành lạnh thật dễ thương của mùa xuân đích thực.

Rồi hoa bắt đầu rụng dần. Từng cánh hoa nhẹ rơi xuống nền nhà. Chỉ loáng thoáng một vài bông xinh xinh nở muộn như muốn níu giữ lại chút không khí Tết. Cành đào lúc này tuy không tràn đầy sức sống nhưng vẫn có vẻ đẹp thanh thoát, dịu dàng. Nó cố khoe nốt vẻ đẹp. cuối cùng trước khi hoa rụng hết. Với vẻ đẹp còn giữ được, cành đào đó vẫn nằm một góc trong căn nhà tôi. Nó vẫn là sứ giả của mùa xuân, đem đến cho gia đình tôi không khí và nét đẹp ngày Tết. Hình ảnh một cây đào to lớn, sần sùi nằm ở gần cầu thang đã trở thành thân quen với tôi và mọi người trong nhà.

Sẽ còn lại nỗi trống vắng bâng khuâng khi những ngày Tết thật sự qua đi mà cành đào còn ỏ đó…

Vậy là một cái Tết nữa sắp đến rồi. Ai nấy đều tất bật dọn dẹp nhà cửa cho gọn gàng sạch sẽ và chuẩn bị sắm Tết. Gia đình tôi, mỗi khi Tết đến lại quây quần cùng nhau gói bánh chưng. Bố tôi luôn được cả nhà “tín nhiệm” giao nhiệm vụ mua đào. Mọi năm, bố tôi thường mang về một cành đào Sơn La hay đào phai Nhật Tân nhưng sao năm nay, hôm 29 Tết vừa rồi, bố lại khệ nệ bê về một cây quất.

Bố cẩn thận để cây quất vào chậu sứ trắng, ngay sát bộ tràng kỉ. Sau đó, bố phủ kín những chiếc rễ ngoằn ngoèo bằng một lớp đất. Mỗi cây quất được người trồng uốn tạo những hình dáng khác nhau, tạo nên nét đặc trưng riêng biệt của cây. Người trồng quất gọi đó là tạo “thế” cho cây. Những thế cây thường là “phu phụ, tam đa, tứ quý,…” nhưng cây quất nhà tôi lại có thế “ngũ phúc”, tức là có một cành ở trên và bốn cành ở dưới.

Gốc cây sần sùi, màu nâu sẫm. Nhìn kĩ tôi mới phát hiện ra đôi chỗ gốc nổi lên những cái bướu nhỏ. Cành quất toả ra các phía, có khi lại vươn lên trên hoặc đan chéo vào nhau. Càng cao lên trên, cành quất càng nhỏ và màu nâu cũng dần nhạt theo. Lá cây nhỏ, dày. Chạm tay vào, tôi có cảm giác lá rất mịn. Mặt trên lá màu xanh thẫm, nhìn không rõ những đường gân. Mặt dưới lá màu xanh nhạt hơn. Đầu cành, đúng vào độ xuân sang, từng chiếc lá non nhỏ mà ta gọi.là “lộc” hé mở, e ấp nhìn trời đất bao la. Lộc cây xanh mướt, đầy sức sống như chúc mừng gia chủ một năm mới sức khoẻ, bằng an và thành đạt. Quả quất chín to, tròn đều, vỏ căng bóng trông như những chiếc đèn lồng bé xíu của Tết Trung thu. Các quả quất chưa chín thì nhỏ hom, màu xanh sẫm, trên vỏ vẫn lấm tấm những chấm li ti màu cam. Sau tận mấy lớp lá xanh, từng bông hoa trắng muốt như hoa chanh lấp ló, nhè nhẹ đung đưa. Hoa có năm cánh, nhuỵ vàng, hương thơm man mát, rất dễ chịu. Cánh hoa mỏng manh, nhẹ nhàng như cánh bướm.

Tôi cùng em gái vui vẻ, lon ton chạy khắp phòng khách, trang trí cây quất sao cho thật đẹp. Tôi viết những lời chúc Tết vào bưu thiếp và gài lên cây quất. Dưới ánh đèn vàng của phòng khách, trông cây quất giống cây thông Nô-en rực rỡ và lung linh sắc màu. Mẹ tôi khen cây quất vừa có dáng đẹp lại vừa hội tụ được cả “tứ quý” – có quả xanh, quả chín, hoa, lộc.

Sau một mùa đông dài lạnh giá, cây khô lá vàng, cùng với các loại cây khác, quất bừng lên đâm chồi nảy lộc ra hoa kết trái để đón chào một mùa xuân tươi đẹp và những ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Những cây đào, mai, quất không chỉ tô điểm cho cặn nhà mà còn mang đến những lời chúc tốt đẹp, may mắn cho mỗi gia đình trong dịp xuân sang.

Lĩnh Vực Phát Triển Ngôn Ngữ: Thơ “Cây Đào”

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Đề tài: Thơ “Cây đào”

Chủ đề: Tết và mùa xuân

Đối tượng: 3 – 4 tuổi

Thời gian: 15- 20 phút

Ngày dạy: 21/ 01/ 2019

Giáo viên: Phùng Thị Thu

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức

– Trẻ nhớ tên bài thơ và hiểu nội dung bài thơ.

– Biết được cây đào thường nở hoa vào dịp nào? Và có ở đâu? Màu sắc của hoa đào?

2. Kỹ năng

– Trẻ thuộc thơ và biết đọc diễn cảm bài thơ.

– Rèn kỹ năng đọc thơ cho trẻ.

– Phát triển vốn từ cho trẻ, trẻ đọc thơ rõ ràng, mạch lạc

3. Thái độ

– Biết bảo vệ, chăm sóc cây để cho môi trường xanh – sạch – đẹp.

– Trẻ yêu quý và trân trọng những truyền thống của đất nước.

– Nhạc bài hát “Sắp đến tết rồi”, “Mùa xuân”

– Mô hình vườn hoa, cây đào

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú

– Xin chào mừng các bé đến với hội thi “Bé yêu thơ” của lớp 3 tuổi B ngày hôm nay. Đến với hội thi hôm nay có sự góp mặt của 3 đội chơi:

Xin hội thi nổ 1 tràng pháo tay thật to để chào mừng các đội chơi của chúng ta

Hội thi có 3 phần:

+ Phần 1: Đồng diễn

+ Phần 2: Hiểu biết

+ Phần 3: Tài năng của bé

– Chúng ta cùng bước vào phần thi thứ nhất có tên: Đồng diễn

– Cô và trẻ hát bài “Mùa xuân”

+ Các con vừa hát bài hát gì?

+ Bài hát nhắc đến mùa gì?

+ Có những loài hoa nào thường nở khi mùa xuân đến?

+ Các con có yêu quý các loài hoa không?

+ Vậy chúng ta cần phải làm gì?

– Cô giáo dục: Các con phải biết chăm sóc cây, không hái hoa bẻ cành,các con nhớ chưa nào

2. Nội dung chính:

– Cô đọc thơ lần 1diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ

* Giúp trẻ hiểu tác phẩm

– Và bây giờ chúng ta cùng bước vào phần thi thứ 2 được mang tên “Hiểu biết”

Ở phần thi này cô sẽ là người đọc câu hỏi, các đội trả lời bằng cách giơ tay, đội nào có bạn trả lời đúng đội đó sẽ được thưởng 1 tràng pháo tay của các đội còn lại. Chúng mình đã rõ chưa?

– Cô vừa đọc bài thơ gì? (Cây đào)

– Cây đào mọc ở đâu?

– Tác giả đã miêu tả cây đào như thế nào?

– Lốm đốm nụ hồng là như thế nào?

* Giảng giải: “Lốm đốm nụ hồng” nghĩa là trên cây đào bắt đầu xuất hiện những nụ hoa màu hồng thì gọi là “Lốm đốm nụ hồng”

– Các bạn nhỏ nhìn cây đào và đã mong ước điều gì? (hoa đào mau nở)

– Tác giả đã tả bông đào như thế nào?

– Cánh hoa đào có màu gì?

– Khi thấy hoa đào nở thì báo hiệu ngày gì sắp đến? (Ngày tết)

* Giảng giải: “Hoa cười” nghĩa là hoa đào nở. Tác giả ví những bông hoa đào nở như đang cười. Khi nào thấy hoa đào nở là ngày tết cổ truyền đã đến.

– Hoa đào nở vào mùa nào trong năm?

– Mỗi khi xuân về, tết đến lại có rất nhiều hoa đua nhau nở, hoa đào là hoa đặc trưng nở đúng vào dịp tết.

– Các con có thích hoa đào không?

– Để hoa đào mau nở để đón xuân, thì các con phải làm gì?

– Rất nhanh chóng các đội đã trải qua 2 phần thi rồi, và sau đây là phần thi cuối cùng được mang tên “Tài năng của bé”

* Trẻ đọc thơ

– Cô cho cả lớp đọc 2 – 3 lần.

– Cho trẻ thi đua theo tổ (3 tổ).

– Cho trẻ thi đua theo nhóm (2 – 3 nhóm)

– Cá nhân trẻ đọc thơ.

– Cho trẻ đọc thơ nối tiếp theo từng tổ( Theo hiệu lện của cô)

(Cô chú ý sửa sai cho trẻ)

3. Kết thúc

– Cho trẻ đọc lại bài thơ “Cây đào” và ra sân trường chuyển hoạt động khác

Video: Thầy Bói Xem Voi

Thầy bói xem voi 

Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói mù chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó ra làm sao. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm người chung nhau tiền biểu người quản tượng xin cho con voi đứng lại để cùng xem.Thầy sờ vòi, thầy sờ ngà, thầy sờ tai, thầy sờ chân, thầy thì sờ đuôi. ……

Quay về trang chủ:

Truyện cổ tích,

Top 10 truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại:

Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Trí khôn của ta đây, Cô bé lọ lem, Cô bé bán diêm, Sơn tinh thuỷ tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng tiên cá, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, Cóc kiện trời

Truyện xem nhiều nhất

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất:

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng truyện cổ tích tấm cám , sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…