Video Bài Thơ Bắp Cải Xanh / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Bài Thơ Bắp Cải Xanh

Bài thơ Bắp cải xanh [Phạm Hổ]

Bài thơ Bắp cải xanh của tác giả Phạm Hổ miêu tả hình ảnh của cây bắp cải giống như một bạn nhỏ đang say giấc ngủ trong một không gian êm đềm, hạnh phúc.

Bắp cải xanh Xanh mát mắt Lá cải sắp Sắp vòng tròn Búp cải non Nằm ngủ giữa.

Tác giả: Phạm Hổ Nguồn: Học Vần lớp 1 phổ thông tập 2, trang 22, NXB Giáo dục – Hà Nội 1967

Bài thơ Cây cải nhỏ [khuyết danh]

Bài thơ Cây cải nhỏ được trích từ sách Học Vần lớp 1 (cũ), ca ngợi sự chăm chỉ của một bạn nhỏ biết giúp đỡ gia đình bằng việc trồng và chăm sóc vườn cải.

Em trồng cây cải nhỏ Xuống luống đất mịn tơi, Nắng ấm đã lên rồi.

Cỏ hoang em nhổ sạch Chăm tưới, cải lớn mau. Lá xanh xòe kín đất Mùa này nhà đủ rau.

Tác giả: khuyết danh Nguồn: Học Vần lớp 1 phổ thông, tập 2, trang 44, NXB Giáo dục – Hà Nội 1967

Bài thơ Vườn cải [Trần Đăng Khoa]

Bài thơ Vườn cải được trích từ tập thơ Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa miêu tả niềm vui khi thấy vườn cải được nay đã lên ngồng vàng tươi.

Gió lên vườn cải tốt tươi Lá xanh như mảnh mây trời lao xao Em đi múc nước dưới ao Chiều chiều em tưới, em rào, em trông.

Sớm nay bướm đến lượn vòng Thì ra cải đã lên ngồng vàng tươi Bé Giang trông thấy nhoẻn cười Nhăn nhăn cái mũi hở mười cái răng…

Tác giả: Trần Đăng Khoa 2-1966

Loài cây trong bài thơ Bắp cải xanh

Bắp cải hay cải bắp có danh pháp khoa học Brassica oleracea, là cây thân thảo, có hoa thuộc nhóm hai lá mầm với các lá tạo thành một cụm đặc hình gần như hình cầu đặc trưng. Các lớp lá dày cuộn xung quanh cuống. Tùy vào từng loại bắp cải khác nhau mà lá của nó sẽ cuộn chặt hoặc rời nhau. Lớp lá ngoài của bắp cải thường có màu xanh lá đậm hơn những lá ở bên trong.

Cây bắp cải ngoài là món ăn quen thuộc với mọi gia đình ra còn có tác dụng chữa được nhiều bệnh như: phòng bệnh ung thư vú ở phụ nữ,nước cải bắp tươi chữa bệnh loét da.

Ở nước ta, loại cây này được trồng trong vụ đông xuân ở các tỉnh phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.

Đề Tài Dạy Hát Cây Bắp Cải

Chủ điểm : THẾ GIỚI THỰC VẬT Đề tài : Dạy hát”Cây bắp cải” Kết hợp: Nghe hát: Vườn cây của ba Trò chơi: Nhanh tay hái quả …

Nhớ tên bài hát, tên tác giả, nội dung bài hát.

Hiểu nội dung của bài hát nghe.

Trò chơi hứng thú đúng luật.

Phát triển tay nghe âm nhạc của trẻ.

Cảm nhận được giai điệu của bài hát, sắc thái bài ca” Vườn cây của ba”, qua bài hát giáo dục trẻ yêu thương giúp đỡ bạn.

Đồ dùng của cô: Nhạc, máy cát-sét.

Dọn dẹp phòng mở cửa sổ cho lớp sạch sẽ, thóng mát.

Cô điểm danh cháu.

+ Hô hấp: Cháu làm động tác thổi bong bóng(3 lần 4 nhịp)

+ Tay vai: Hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao.( 3×4 nhịp)

+Động tác chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục(3×4 nhịp).

+Động tác bụng: Ngồi dũi chân, cúi gập người về trước.

+Động tác bật: Bật thẳng (3m x 2lần)

– Cả lớp cùng cô đọc bài thơ”Bắp cải xanh”. Các con vừa đọc xong bài thơ gì? Trong bài thơ có nhắc đến rau gì?

– Cả lớp cùng cô xem tranh” Bắp cải”. Cháu gọi tên và kể một số đặc điểm của bắp cải.

+ Các cháu kể một số món ăn được chế biến từ bắp cải.

– Cô giáo dục cháu dinh dưỡng và nhớ ơn người trồng cải.

Cháu đọc bài thơ và kể một số đặc điểm của bắp cải.

– Các con nhình xem cô có rau gì đây?

– Đúng rồi! đây là bắp cải. Cháu gọi tên, kể được một số đặc điểm của bắp cải.

+ Kể một số món ăn được chề biến từ bắp cải.

– Hôm nay chúng ta cùng nhau hát bài hát có nội dung nói về bắp cải nhe!.Đó là bài “Cây bắp cải “, tác giả Hoàng Văn Yến. Hãy lắng nghe cô hát mẫu lần 1.

– Cô hát lần 2: bài hát nói về cây bắp cải, bắp cải sắp thành vòng tròn, còn búp cải non thì nắm ngủ giữa.

– Cô tiến hành dạy cháu hát. Cô đánh nhịp cho cháu hát từng câu hát vài lần cả lớp.

– Để bài hát sinh động hơn chúng ta cùng nhau vỗ tay hoặc gõ dụng cụ theo phách, theo nhịp.

– Cả lớp cùng hát vận động cùng cô 2-3 lần.

* Đàm thoại: Bài hát có nhắc đến loại rau gì?

HĐ3:Nghe hát: Cô sẽ hát tặng cho các con một bài hát đó là bài” Vườn cây của ba”

Cô hát lần 1: Tóm tắt nội dung.

Cô hát lại cho cháu nghe lần 2.

– Cô giới thiệu tên trò chơi.

– Cháu nhắc lại luật chơi. Cô cho cháu chơi.

– Cô tổ chức cho cháu chơi 2-3 lần.

* Kết thúc nhận xét tuyên dương.

+ Nghệ thuật:Nặn, vẽ, xé, dán theo chủ điểm.

+ Xây dựng:Vườn hoa, vườn rau, hàng rào

+ Phân vai: Cửa hàng bán hoa, quả

+ Học tập: Cháu xem tranh ảnh theo chủ điểm.

– Cháu chơi trò chơi” nu na nu nóng”.

Cháu đọc ba tiêu chuẩn bé ngoan, cháu tự nhận xét bản thân, tập thể nhận xét, cô đánh giá nhận xét.

– Dặn dò trẻ cho việc ngày hôm nay: Về nhà ăn cơm đầy đủ, biết phụ giúp cha mẹ làm những công việc nhẹ, biết giữ gìn một số sản phẩm do cha mẹ làm ra.

– Trao đổi với phụ huynh về những tiến bộ của trẻ, một số việc cần thiết nhằm giáo dục cháu.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Truyện Cổ Tích: Nhổ Củ Cải

Mùa thu đã đến, ông lão đi nhổ củ cải. Ông cầm lá củ cải và kéo lên, vừa kéo vừa hô: “Dô ta nào! Dô ta nào!”, vậy mà củ cải vẫn không hề nhúc nhích. Ông gọi vợ: “Bà nó ơi, bà nó ơi, mau lại đây giúp tôi với!”

Truyện cổ tích: Nhổ củ cải

“Vâng, tôi đến đây, đến đây.” Bà lão ôm lấy lưng ông lão, ông lão nắm lấy lá củ cải, hai người cùng hợp sức nhổ củ cải. “Dô ta nào! Dô ta nào! Nhổ cải lên, nhổ cải lên.” Nhổ mãi, nhổ mãi mà không được, bà lão lại gọi cô cháu gái đến giúp: “Cháu ơi, mau lại giúp ông bà một tay nào!” “Vâng, cháu tới đây, tới đây.” Cô cháu gái ôm lấy lưng bà lão, bà lão ôm lấy thắt lưng ông lão, ông lão nắm lấy lá củ cải, cả ba cùng gắng sức nhổ. “Dô ta nào! Dô ta nào! Nhổ cải lên, nhổ cải lên!” Nhổ mãi, nhổ mãi mà không được! Cô cháu gái gọi: “Chó đốm ơi, Chó đốm ơi, mau đến giúp chị một tay nào!” “Gâu gâu gâu! Tới đây, tới đây.” Dô ta nào! Nhổ cải lên, nhổ cải lên!” Nhổ mãi, nhổ mãi mà không được! Chó đốm sủa “gâu gâu”, gọi Mèo con: “Mèo con ơi, mau lại đây giúp mọi người một tay nào!” “Meo, meo! Tới đây, tới đây.” Mèo con kéo Chó đốm, Chó đốm kéo cô cháu gái, cô cháu gái ôm lấy bà lão, bà lão ôm lấy ông lão, ông lão ôm lấy lá củ cải, mọi người cùng nhổ. “Dô ta nào! Dô ta nào! Nhổ cải lên, nhổ cải lên!” Nhổ mãi, nhổ mãi mà không được! Mèo con lại kêu “Meo, meo” gọi Chuột nhắt: “Chuột nhắt ơi, Chuột nhắt ơi, mau đến giúp mọi người một tay nào!” “Chít, chít, chít! Tới đây, tới đây.” Chuột nhắt bèn kéo Mèo con, Mèo con kéo Chó đốm, Chó đốm kéo cô cháu gái, cô cháu gái ôm lấy bà lão, bà lão ôm lấy ông lão, ông lão ôm lấy lá củ cải, mọi người cùng nhổ. “Dô ta nào! Dô ta nào! Nhổ cải lên, nhổ cải lên! Ái chà chà, lên được rồi!” Mọi người cùng reo lên sung sướng rồi vác củ cải khổng lồ về nhà.

Bài Thuốc Từ Quả Bí Đao (Bí Xanh)

Quả bí đao

Tên gọi: Bí xanh, bí phấn, bí dài, bí chanh, bí đá, bí gối, bù rợ, đông qua…

Tên khoa học: Benincasa hispida Mô tả:

Họ: Bầu bí: Cucurbitaceae)

Là dạng dây leo dài bằng tua cuốn, nhiều lông phủ và lá hình tim xẻ thùy chân vịt, hai mặt đều có lông cứng. Hoa bí đao có màu vàng. Quả bí đao hình thuôn dài, lúc nhỏ có các công cứng và có lớp phấn sáp phủ bên ngoài khi già. Quả bí đao có nhiều hạt hình dẹt, nhìn như hạt bí rợ hoặc dưa hấu nhưng nhỏ, nhám và dẹp hơn nhiều, có màu vàng nhạt.

Tính vị, công dụng của quả bí đao

Mặc dù ngọn bí đao ăn được nhưng không ngon bằng ngọn bầu, ngọn mướp hay ngọn bí rợ nên hầu như quả bí đao là bộ phận được sử dụng nhiều nhất. Các cách chế biến thường thấy là nấu canh, xào, hấp, kho, làm mứt bí, làm hạt lựu giả (thịt quả thật già xắt hình thoi, trộn với bột, phẩm màu và nấu chín).

Thịt quả: Theo y học cổ truyền, bí đao có vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu tiện, tiêu viêm, giải khát, mát tim, trừ phiền nhiệt, giúp giảm mụn sưng và điều trị phù thũng. Hải thượng y tông tâm tĩnh – công trình chứa đựng tâm huyết về ngành y của Lê Hữu Trác cũng nhấn mạnh những công dụng này của bí đao:

Tính vị cam hàn, không độc khí Giải khát, thanh tâm lui nhiệt phiền

” Đông qua tục gọi là quả bí (tức bí Đao)

Tiêu ung thũng trướng và lợi thủy “.

Quả bí đao có tính hàn, giúp thanh nhiệt, giải độc.

Cách dùng: Mỗi ngày nấu ăn (hoặc sắc lấy nước uống) khoảng 30 – 40 g quả bí đao tươi.

Tiểu đường do nhiệt tích từ lâu

Bài thuốc chữa bệnh từ bí đao

1.Bí đao chữ bệnh tiểu đường

Trường hợp tiêu khát, đi tiểu nhiều

dùng bí đao gọt vỏ, ăn 200-300g /ngày, dùng 5-7 ngày. Nếu tiêu khát không ngừng bí đao gọt vỏ cho vào hũ đậy kín, chôn nơi đất ẩm khoảng một tháng lấy lên dùng nước trong vắt, uống hàng ngày hoặc đem đốt chín ép lấy nước uống.

Nếu tiêu khát kèm theo cốt chưng (nóng trong xương) dùng bí đao bỏ ruột, lấy bột hoàng liên cho vào đầy đem đồ lên như đồ xôi, khi chín nhừ, nghiền min, hoàn viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 30-40 viên với nước sắc bí đao.

Chữa bệnh thương hàn, đi lỵ khát nước

Dùng hạt bí đao 12g, hoàng liên 12g, mạch môn đông 12g, sắc uống.

Chữa trai gái bạch trọc, khí hư bạch đới, kinh tâm có nhiệt, đái buốt, đái rắt

Nếu tiêu khát mới mắc bệnh ở mức độ nhẹ: dùng lá bí đao 30-40g sắc uống.

Làm lợi thuỷ, thanh thấp nhiệt chữa các chứng thuỷ thũng, sưng đỏ

Bí đao bọc đất dày 10cm, nướng cho chín rồi ép lấy nước uống

Hạt bí đao 20g nghiền nhỏ, uống lúc đói với nước cơm, ngày 2 lần.

Dùng vỏ quả bí đao 15-20g, sắc uống.

Nếu ung nhọt ở trong

2. Trị mụn nhọt, sang lở

Trường hợp mụn nhọt sang lở ngoài da lâu ngày

Chữa nhọt lớn ở lưng: cắt bí đao thành lát dày 1-2 cm, úp lên chỗ sưng, khi lát bí đó thối thì thay lát khác, nhọt sẽ nhanh tiêu.

Điều trị ngộ độc thực phẩm nhẹ

Dùng hạt bí đao phơi khô sắc uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 20g, tác dụng thúc mủ, làm tiêu ung nhọt, chữa tràng vị ủng tắc.

Làm đẹp da, giữ dáng dùng 1 trong 2 bài thuốc sau

Dùng lá bí đao giã nát đắp vào mỗi ngày 1-2 lần, trong 3-5 ngày. Nếu lở ngứa, lồi dom dùng dây bí đao sắc đặc thấm rửa, ngâm hàng ngày.

Dùng nước cốt bí đao uống.

Bài 1: Hạt bí đao bỏ vỏ tán bột, hoàn viên bằng hạt ngô với mật ong, mỗi lần uống 30- 40 viên, ngày 2 lần, vào lúc đói.

Bài 2: Hạt bí đao bỏ vỏ 5 phần, đào hoa 4 phần, quất hồng bì 2 phần, nghiền nhỏ, trộn đều, uống một thìa cà phê sau bữa ăn, ngày 3 lần. Nếu muốn da trắng gia thêm hạt bí đao, muốn da hồng hào hơn gia thêm đào hoa.