Video Bài Thơ Ảnh Bác / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Giáo Án Bài Thơ Ảnh Bác

Ngày đăng tin: 20:16:33 – 13/02/2018 – Số lần xem: 2448

Giáo án LQVH Thơ Ảnh Bác

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

– Trẻ thuộc thơ, biết tên tác giả của bài thơ, hiểu nội dung bài thơ nói về tình cảm của Bác đối với thiếu nhi.

– Trẻ biết thể hiện ngữ điệu giọng và sắc thái tình cảm khi đọc bài thơ.

– Giáo dục trẻ kính yêu Bác.

– Trẻ biết trân trọng tình cảm của Bác Hồ dành cho các cháu.

– Các biễu tượng thay cho hình ảnh để trẻ chơi.

– Ti vi, dĩa nhạc.

– 2 Bảng đa năng.

III. CÁCH TIẾN HÀNH * Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức

– Cô cho trẻ hát bài “Em mơ gặp bác Hồ”.

– Trò chuyện về nội dung bài hát:

+ Bài hát nói về ai ?

+ Các con hãy nhìn xem xung quanh lớp có tranh vẽ về ai ?

+ Các bức tranh đó có nội dung gì ?

– Đúng rồi , đó là những tình cảm của các cháu dành cho Bác Hồ đấy ! Để tỏ lòng kính yêu Bác , lớp mình có treo ảnh Bác Hồ đấy. Bác tuy bận rất nhiều công việc của đất nước nhưng vẫn dành thời gian vui chơi với các bạn nhỏ.

* Hoạt động 2 : Đọc thơ cho trẻ nghe

– Có một bài thơ cũng nói lên tình cảm của Bác với các cháu thiếu nhi. Đó là bài thơ ” Ảnh Bác” của chú Trần Đăng Khoa. Các cháu nghe cô đọc thơ nhé !

– Cô đọc lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ.

+ Cô vừa đọc bài thơ gì ?

+ Bài thơ “Ảnh Bác” do ai sáng tác ?

– Lần 2: Cô vừa đọc diễn cảm kết hợp cho trẻ xem hình ảnh.

* Trích dẫn đàm thoại:

– Cô đọc đoạn thơ :

” Nhà em treo ảnh bác Hồ

………………………………..

Bác nhìn các cháu vui chơi trong nhà”.

+ Nhà bạn nhỏ treo ảnh về ai ?

+ Bạn nhỏ thấy Bác Hồ trong tranh như thế nào ?

” Ngoài sân có mấy con gà

……………………………………

Thấy tàu bay mĩ, nhớ ra hầm ngồi “

+ Khi nhìn ảnh, bạn nhỏ như thấy Bác căn dạn điều gì ?

+ Ai có thể lên đọc những câu thơ và thể hiện được giọng dặn dò của bác ?

– Bác đã dặn các bạn nhỏ không đi chơi xa , biết làm những công việc phù hợp với lứa tuổi của mình. Khi đất nước còn chiến tranh, các bạn nhỏ thường phải xuống hầm để tránh bom đạn của giặc mĩ đấy. Ngày nay, chúng ta được sống trong cảnh hòa bình , được học hành vui chơi , chúng ta phải làm gì để làm Bác Hồ vui lòng nhỉ ?

+ Câu thơ nào trong bài thơ thể hiện tình cảm của Bác luôn quan tâm đến các cháu dù bác bận bao việc trên đời ?

” Bác lo bao việc trên đời

Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em”

* Trẻ đọc thơ:

– Cô cùng trẻ đọc bài thơ ” Ảnh Bác”.

– Đọc thơ theo nhóm nam, nữ.

– Đọc nối tiếp.

– Đọc theo nhóm 2-4 trẻ đọc.

– Cá nhân.

– Cô cho cả lớp đọc lại bài thơ 2 -3 lần

– Trong quá trình trẻ đọc cô chú ý sửa sai cho trẻ về cách phát âm.

* Hoạt động 3: Trò chơi: ” Gắn biễu tượng theo nội dung bài thơ”

– Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi cho trẻ.

– Cách chơi : Cô chia trẻ thành 2 đội ,thi đua nhau chạy lên gắn các biểu tượng theo nội dung bài thơ. Đội nào gắn đúng đội đó thắng. Sau khi 2 đội gắn biễu tượng xong, cô cho 2 đội đọc lại bài thơ.

– Trẻ chơi 2 lần.

* Củng cố: * Hoạt động 3 : Kết thúc hoạt động

– Nhận xét – tuyên dương.

* Giáo dục trẻ:

– Cho trẻ vận động theo nhạc bài hát ” Em mơ gặp Bác Hồ” và đi ra sân

Tác giả bài viết: Bùi Thị Trang

Phân Tích Bài Thơ Ảnh Bác Của Nhà Thơ Trần Đăng Khoa

Bài thơ “Ảnh Bác” được nhà thơ Trần Đăng Khoa viết khi mới 8 tuổi. Phân tích bài thơ ảnh bác để thấy chân dung Bác Hồ được miêu tả và cảm nhận ra sao dưới con mắt của một câu bé 8 tuổi.

Phân tích bài thơ ảnh bác chi tiết

Không chỉ là vị lãnh tụ đáng kính với tài quân sự, tài đàm phán, tài văn chương và luôn đồng cảm, tình thương cho đồng bào; Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân vật hiếm hoi trong lịch sử luôn dành tình yêu thương đặc biệt cho trẻ em và đặc biệt, trong tâm thức của trẻ nhỏ, Bác Hồ hình tượng muôn vàn kính yêu. Điều này được thể hiện qua hai câu hát: “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng/ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu nhi Việt Nam”​.

Mở bài

Tình cảm của trẻ thơ đối với Bác Hồ là tình cảm thiêng liêng nhất. Dù những em bé chưa từng gặp Bác Hồ, cũng luôn biết được rằng, Bác là người đáng kính, là linh hồn của dân tộc Việt Nam.

“5 điều Bác Hồ dạy” cho đến ngày nay vẫn là một trong những bài học đầu đời của trẻ khi vắt đầu đi học. Tình cảm thiêng liêng, chân quý của trẻ thơ dành cho Bác đã trở thành đề tài sáng tác thơ, nhạc cho nhiều nghệ sĩ và thay lời trẻ thơ bày tỏ tình cảm chân thành, kính yêu với Bác. Và trong số đó, không thể không kể đến nhà thơ Trần Đăng Khoa. Bài thơ lục bát “Ảnh Bác” của ông là bài thơ tiêu biểu mà nhiều thế hệ thiếu nhi thuộc lòng. Phân tích bài thơ ảnh bác sẽ thấy được tình cảm bao la nhưng gần gũi, chân thành mà trẻ thơ dành cho Bác.

Thân bài

Như đã nói, bài thơ Ảnh Bác được Trần Đăng Khoa viết khi ông mới 8 tuổi. Bài thơ sau đó được đăng lần đầu tiên trên báo Thiếu niên Tiền Phong. Mở đầu bài thơ là bức tranh gần gũi, thân thuộc trong các gia đình nông thôn vùng Bắc Bộ:

Nhà em treo ảnh Bác Hồ

Bên trên là một lá cờ đỏ tươi​

Người Việt Nam, từ già tới trẻ, từ người lớn đến bé thơ không ai không dành sự kính danh cho Bác Hồ – người đã mang đến ánh sáng cho dân tộc, dẫn lối giúp nhân dân thoát khỏi xiềng xích nô lệ. Và nói đến Hồ Chí Minh là nói đến cuộc cách mạng của giai cấp vô sản. Sự ra đi của bác Hồ để lại niềm tiếc thương vô vàn trong nhân dân. Và để thể hiện niềm kính yêu và lòng biết ơn vô hạn đối với Người, mỗi gia đình ở vùng Bắc Bộ thời ấy đều treo ảnh Bác Hồ cùng với lá cờ đỏ sao vàng. Khi phân tích bài thơ ảnh bác người lớn có thể giải thích cho trẻ điều này.

Nhưng với cậu bé 8 tuổi Trần Đăng Khoa, có lẽ việc tại sao nhà nhà đều treo ảnh Bác không phải là điều đáng quan tâm, bởi mỗi đứa trẻ khi sinh ra và nhận biết xung quanh đều hiểu, Bác Hồ là người đáng kính dù chúng chưa biết Người là ai. Bởi vậy, dường như mọi sự chú ý của cậu bé đều dành cho việc quan sát chân dung Bác trong bức ảnh. Cậu bé phát hiện ra rằng:

Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười

Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà​

Phân tích bài thơ ảnh bác có thể thấy, bức ảnh treo trong nhà tưởng như chỉ là bức hình chân dung, chụp lại gương mặt Bác, nhưng với cậu bé 8 tuổi thì bức ảnh thật sống động. Chỉ với câu thơ lục bát, Người đã hiện lên rất đỗi hiền từ, mỗi ngày Bác đều “mỉm cười” và theo dõi từng trò chơi, từng hoạt động của “chúng cháu”. Và nhìn vào gương mặt Người, ánh mắt Người, trẻ nhận ra vẻ hiền từ, âu yếm ấy nên cảm thấy gần gũi và đem những điều nhỏ bé ở sân vườn để kể cho Bác nghe:

Ngoài sân có mấy con gà

Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi​

Con gà, quả na là những hình ảnh quen thuộc của vùng quê Bắc Bộ, là những điều gần gũi với những em bé. Và cậu bé 8 tuổi ngày ấy đã mang ra thủ thỉ, tâm tình cho Bác nghe. Sự hồn nhiên, chân thật của cậu bé chưa một lần được gặp Bác mà thân thiết gần gũi như vậy, dù chỉ là “ảnh Bác” cho thấy tình cảm tự nhiên mà mênh mông của Bác dành cho thiếu nhi nhiều ra sao.

Và hơn hết, không chỉ gần gũi với trẻ thơ, Bác Hồ còn dành cho trẻ những lời khuyên bảo với tinh thần “tuổi nhỏ làm việc nhỏ” để giúp trẻ rèn luyện tinh thần tự giác, tinh thần giúp đỡ cha mẹ, mọi người xung quanh. Trong giai đoạn chiến tranh nguy hiểm, Bác dặn những em bé phải cảnh giác khi thầy “tàu bay Mỹ. Với những cảm nhận và được cha mẹ kể chuyện về Bác, cậu bé viết khổ thơ cuối:

 “Em nghe như Bác dặn lời

Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa

Trồng rau quét bếp đuổi gà

Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi

Cuộc chiến chống  giặc Mỹ ác liệt, Hà Nội bị ném bom tàn phá; những trái tâm hồn trẻ thơ dù còn non nớt những đã ý thức được lời Bác dạy. Trong những năm chiến tranh, ở các gia đình, bố mẹ vừa là chiến sĩ nhưng cũng là hậu phương thì các em thiếu nhi cũng có vai trò không nhỏ trong việc giúp đỡ bố mẹ chăm lo việc nhà. Như lời Bác dạy, “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, trẻ có thể trồng rau, quét bếp rồi đuổi gà. Đặc biệt, trẻ biết tìm nơi  trú ẩn khi thấy máy bay Mỹ xuất hiện, để được an toàn và cũng để bố mẹ an tâm vững lòng chiến đấu.

Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại không phải chỉ vì dành cả cuộc đời để cứu nước, cứu dân mà vì tình yêu thương bao la của bác dành cho đồng bào, đặc biệt là các bạn nhỏ. Sinh thời, dù Bác rất bận bịu nhưng vẫn luôn dành một khoảng thời gian đến hỏi thăm và chơi cùng các em nhỏ. Và Tết trung thu năm nào Bác cũng gửi thư và gửi quà động viên các cháu thiếu nhi. Tình yêu thương bao la, sự quan tâm hết lòng ấy được cậu bé 8 tuổi Trần Đăng Khoa thấu hiểu và viết nên hai câu thơ cuối:

Bác lo bao việc trên đời

Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em”​

Các em thiếu nhi biết rằng, Bác bận rộn lắm với biết bao công việc phải lo toan, nhưng Bác vẫn dành tình yêu thương, “mỉm cười với em” dù trăm công nghìn việc.

Kết luận

Bài thơ “Ảnh Bác” được viết với thể thơ lục bát dễ thuộc dễ nhớ và dưới mắt nhìn ngây thơ ngộ nghĩnh của cậu bé 8 tuổi. Bài thơ đơn giản, không đưa đẩy như chính tình cảm chân thành mà cậu bé Trần Đăng Khoa thưở ấy nói riêng và trẻ em Việt Nam nói riêng dành cho Bác. Phân tích bài thơ ảnh bác ta dễ hiểu tại sao bài thơ đã được độc giả biết bao thế hệ ghi nhớ, thuộc lòng và cũng là bài thơ tiêu biểu trong kho tàng các tác phẩm viết về Bác Hồ.

Hình Ảnh Bác Hồ Trong Bài Thơ “Người Đi Tìm Hình Của Nước”

Nghiên cứu – Phê bình – Trao đổi

Cách đây 104 năm (5/6/1911 -5/6/2015), từ bến Nhà Rồng, ngườithanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (tên Bác Hồ thời điểm ấy) lên chiếc tàu buôn Pháp để ra đi tìm đường cứu nước

Với ý chí và nghị lực phi thường, với trí thông minh và lòng quả cảm, Bác đã gặp được Luận cương của Lênin, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc. Nói sao hết được niềm vui của Bác khi tìm thấy ánh sáng soi đường cho cách mạng Việt Nam. Với cảm xúc mạnh mẽ, với lòng kính yêu lãnh tụ, nhà thơ Chế Lan Viên đã sáng tác bài thơ “Người đi tìm hình của Nước”, khắc họa được hình ảnh cao đẹp của Bác Hồ trong những năm dài hoạt động cách mạng ở nước ngoài.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh người thanh niên giàu nhiệt huyết quyết tâm ra đi, không ngại gì những khó khăn, gian khổ đang chờ phía trước.

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi

Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác

Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất

Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre.

Con tàu buôn kéo còi tạm biệt bến cảng Nhà Rồng, quê hương dần lui vềphía sau. Khung cảnh thân thuộc của quê nhà với lũy tre làng mát rượi màu xanh gắn với bao kỷ niệm tuổi thơ không còn nữa. Bốn bề chỉ có sóng biển và lòng người ra đi trong giây phút này chắc cảmđộng, rơi nước mắt vì phải rời quê hương, đất nước.

Tác giả chân thành muốn hóa thành con sóng nhỏ, vỗ nhẹ thân tàu để tiễn Bác đi xa (Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác). Đất nước đẹp nhưng người dân lúc ấy còn sống trong nô lệ, lầm than dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Bác chấp nhận tất cả hiểm nguy để ra đi tìm con đường tương lai cho dân tộc

Bằng trí tưởng tượng, sự liên tưởng mạnh mẽ, tác giả khắc họa nên tình cảm của Người khi cảnh vật xung quanh mình là đất khách quê người. Tiếng sóng dưới thân tàu, màu trời xanh cũng khác tiếng sóng, khác màu trời xanh quê hương mình

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ

Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương

Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở

Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương.

“Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương- đúng vậy, có đi xa quê hương mới nhìn rõ quê hương mình. Cái nhìn ở đây là cái nhìn bằng tâm cảm, cái nhìn tự đáy lòng của người con nước Việt đang đau nỗi đau mất nước, nỗi đau dân sống lầm than. Quanh mình toàn xa lạ về ngôn ngữ, về văn hóa đang thử thách ý chí, nghị lực của Người.

Ngày 2-6-1911 từ bến Nhà Rồng, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước trên chiếc tàu Đô đốc La Touche-Tréville.

Bác đã làm tất cả mọi việc để có tiền sinh sống và tham gia hoạt động cách mạng. Giá lạnh khắc nghiệt của mùa đông châu Âu không thể cản nổi bước chân Người. Công việc cào tuyết, lao động đã rèn luyện cho Người ý chí, nghị lực phi thường. Có câu chuyện kể rằng: Để chống lại cái giá lạnh mùa đông, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp. Khi đi làm về, Bác dùng giấy báo cũ bọc lại, đêm ngủ đặt bên mình để có hơi ấm qua giấc ngủ đêm đông.

Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê

Một viên gạch hồng

Bác chong lại cả một mùa băng giá

Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ

Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?

Ý chí sắt thép, nghị lực phi thường được thể hiện qua hình ảnh gợi tả “Một viên gạch hồng, Bác chong lại cả một mùa băng giá”. Một viên gạch nhỏ nhưng bằng trí thông minh, sáng tạo,

Bác đã biến thành “lò sưởi” vô cùng tiện lợi để chống lại cái rét như cắt da cắt thịt kinh người. Giọt mồ hôi nhỏ xuống trong công việc cào tuyết đêm khuya của Bác đã làm cho người đọc xúc động. Công việc hẳn nặng nhọc lắm vì giữa sương mù trời khuya, giá rét mà mồ hôi vẫn nhỏ xuống!

Tuy ngày ngày gặp tất cả những khó khăn, gian khổ ấy nhưng Bác vẫn không nghĩ đến bản thân mình. Nỗi nhớ của Người ở đây là nỗi nhớ về đất nước đau thương, nỗi nhớ ám ảnh về màu xanh quê hương thương nhớ nơi xa.

Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước

Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà

Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ Quốc

Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa.

Hình ảnh đất nước, quê hương luôn thường trực trong lòng của Bác.

Trong những ngày bị cầm tù trong lao tù Tưởng Giới Thạch, có những đêm Bác “không ngủ được” vì nghĩ đến tình hình đất nước lúc bấy giờ (Một canh… hai canh… lại ba canh/Trằn trọc, băn khoăn giấc chẳng thành/ Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt/ Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh).

Nỗi nhớ quê hương tha thiết biết chừng nào ngay cả trong giấc chiêm bao cũng hiện lên màu xanh cây cỏ quen thuộc. Người không nỡ yên lòng khi “Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì To Quốc”; cũng chẳng thanh thản bao giờ bởi “Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa”.

Một loạt câu hỏi dồn dập như thử thách lòng Người. Đó là những câu hỏi về tương lai đất nước, về tinh thần quật cường của truyền thống chống giặc ngoại xâm của cha ông ta.

Ngày mai dân ta sẽ sổng sao đây?

Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?

Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?

Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao?

Nụ cười sẽ ra sao? Ơi, độc lập!

Xanh biết mấy là trời xanh Tổ Quổc Khi tự do về chói ở trên đầu.

Chỉ có một con đường cách mạng đúng đắn, khoa học mới giải đáp thỏa đáng được những câu hỏi nêu trên. Con đường ấy chính là con đường cách mạng vô sản mà nước Nga đã thành công bằng cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, lật nhào chế độ người bóc lột người và người lao động đứng lên làm chủ cuộc đời mình:

Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương

Đông Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt

Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc

Sao vàng bay theo liềm búa công nông.

Hạnh phúc đã đến cùng người dân Nga bởi có Lênin, vị Lãnh tụ thiên tài đã lãnh đạo toàn dân đứng lên làm nên lịch sử. Hình ảnh “Mặt trời Nga bừng chói” cho chúng ta thấy được ánh sáng của Cách mạng tháng Mười đã soi rọi khắp nơi. Không còn cảnh sống nô lệ, lầm than bởi người lao động tự mình làm chủ đất nước, làm chủ cuộc sống của mình (Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc/ Sao vàng bay theo liềm búa công nông).

Trải qua biết bao gian khổ, bao hiểm nguy rập rình, cuối cùng Bác Hồ kính yêu đã tìm thấy được Luận cương Lênin. Hạnh phúc quá bất ngờ khiến Bác bật lên tiếng reo vui. Với sự kiện này, Bác viết: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”.

Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc

Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin

Bổn bức tường im nghe

Bác lật từng trang sách gấp

Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin.

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc “Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!”

Hình của Đảng lồng trong hình của Nước Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười.

Hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam! Bác đã đi khắp năm châu bốn biển, tìm hiểu các phong trào cách mạng;

chia sẻ với bao cảnh ngộ, con người. Giờ đây, Luận cương của Lênin – kim chỉ nam cho con đường giải phóng dân tộc đã có trong tay mình. Bác khóc vì quá hạnh phúc khi tìm được con đường giải phóng dân tộc. Bác reo lên mừng vui vì gặp được Luận cương Lênin mà bao năm khao khát kiếm tìm.

Từ ánh sáng Luận cương, Bác mường tượng một tương lai sáng ngời của đất nước hiện lên thật đẹp, thật lung linh: 

Bác thấy: dân ta bưng bát cơm mồ hôi, nước mắt Ruộng theo trâu về lại với người cày Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, bể bạc Không còn người bỏ xác bên đường ray.

Giặc nước đuổi xong rồi

Trời xanh thành tiếng hát

Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân

Những kẻ quê mùa đã thành trí thức

Tăm tổi cần lao nay hóa những anh hùng.

Đúng vậy, chỉ có con đường cách mạng vô sản, con đường đấu tranh do Đảng tổ chức, lãnh đạo mới mang lại độc lập, tự do, mang lại cơm no áo ấm cho mỗi con người. Hình ảnh người cày có ruộng, công nhân làm chủ nhà máy; aSi ai cũng có cơm ăn áo mặc; ai cũng được học hành là mơ ước, là “ham muổn tột bậc ” của Bác. Những người lao động bình thường, những kiếp sống tăm tối đau thương sẽ trở thành trí thức, thành anh hùng bởi đời ta có Đảng.

Con đường cách mạng ấy sẽ mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc và mỗi con người đều được quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để phát triển. Những mái rạ bao đời được thay bằng những mái ngói đỏ tươi màu hạnh phúc và mỗi cuộc đời luôn được sống yên vui:

Nước Việt Nam nghìn năm Đinh, Lý, Trần, Lê

Thành nước Việt nhân dân trong mát suổi

Mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói

Những đời thường cũng có bóng hoa che.

Con đường cách mạng rộng mở. Đến với Lênin là đến với con đường cách mạng vô sản chân chính. Bác hướng về phía Tổ quốc, mong được ngày trở về cùng Luận cương quý báu.

Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt

Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi

Kìa, bóng Bác đang hôn lên hòn đất

Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai.

Trải qua 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, 30 năm tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã tìm thấy Luận cương Lênin, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc.

Biết bao gian khổ, khó khăn đã được đền đáp. Có niềm vui nào hơn, có hạnh phúc nào lớn hơn khi gặp được Luận cương Lênin! Từ Luận cương lịch sử này, cách mạng Việt Nam từng bước chuyển mình. Nhờ có sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, của Bác Hồ, dân tộc Việt Nam đã làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám long trời lở đất, lật nhào chế độ phong kiến hàng ngàn năm, lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.

Với chiến thắng lịch sử mùa Xuân 1975, giang sơn Việt Nam đã thu về một mối. Đất nước thống nhất, ngày càng lớn lên, hùng mạnh hơn bao giờ hết.

Ngược dòng thời gian những năm tháng Bác ra đi tìm đường cứu nước, chúng ta càng kính yêu, biết ơn Bác đã dâng trọn cuộc đời cho dân tộc Việt Nam, cho non sông Việt Nam mãi mãi trường tồn

 Lê Đức Đông

Những Hình Ảnh Ẩn Dụ Trong Bài Viếng Lăng Bác Của Viễn Phương

Qua bài thơ “Viếng Lăng Bác” của tác giả Viễn Phương cho ta thấy tác giả đã sử dụng những hình ảnh ẩn dụ hết sức tài tình, tuân theo quy luật thời gian.

Tình cảm của nhân dân đối với Hồ Chí Minh như thế nào, điều này không mới. Tình cảm đó vô cùng đặc biệt và sâu sắc. Hồ Chí Minh vừa lớn lao vừa bình dị biết nhường nào.

“Viếng Lăng Bác” là nỗi niềm dồn nét kết tinh tình cảm chân thành thương nhớ Bác không chỉ riêng của nhà thơ Viễn Phương mà còn là tình cảm lớn lao của Đồng bào, chiễn sĩ, của nhân dân – những người giống như nhà thơ tuy chưa từng một lần gặp Bác.

Nhưng đã nghìn lần thấy Bác trong mơ, trong hoài vọng và lí tưởng cao đẹp nhất đời mình. Câu mở đầu bài rất giản dị, chân chất đã nói lên hoàn cảnh đến viếng thăm Bác của tác giả đồng thời cũng mở ra không khí trang nghiêm.

“Com ở miền nam ra thăm lăng Bác”

Miền Nam – mảnh đất quê hương mà sinh thời Bác Hồ đã đặc biệt giành tình yêu thương vô bờ bến. Bác đã nói “miền Nam luôn ở trong tim tôi”, là miền đất gian khổ “đi trước về sau”. Cách xưng hô con – Bác của nhà thơ Viễn Phương gợi lên sự gần gũi, thành kính. và điều đầu tiên nhà thơ bắt gặp là:

“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”

Cây tre tự bao đời nay chính là biểu tượng của đất nước, của con người Việt Nam ngay thẳng, thật thà. Hàng tre trùm bóng mát rượi bao thế hệ cuộc đời, hàng tre mang bao nhiêu sự chất phác:

“Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi”

Từ thời bình minh lịch sử nước nhà, có biết bao bị anh hùng đã lẫy tre làm vũ khí đánh giặc như Thánh Gióng,… trong kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, nhân dân Việt Nam đã làm gậy tầm vông cũng từ họ nhà tre.

Khởi nghĩa đã chiến thắng làm vang dội cả địa cầu. Bởi vậy, tre là hình ảnh tiêu biểu, sinh động cho tinh thần bất khuất, chí khí anh hùng của dân tộc ta.

“Ôi! hàng tre xanh Việt Nam Báo táp mưa sa đứng thẳng hàng”

Hàng tre xanh là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng cho con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam luôn bên Bác và đứng canh giấc ngủ của Bác,… Trên cái nền hàng tre trong sương, nhà thơ miêu tả lăng Bác với những đoàn người nườm nượp đến viếng thăm mỗi ngày cùng lòng tôn kính đặc biệt:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dân bảy mươi chín mùa xuân”

Điệp từ “mặt trời” đồng thời cũng là hình ảnh ẩn dụ cho ta thấy sự ca ngợi ĩ đại, công lao to lớn của Bác Hồ với dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam.

Mặt trời trên lăng là mặt trời của trời đất, tự nhiên còn mặt trời trong lăng là trái tim của Bác, người đã dành trọn cuộc đời cho dân, cho nước.

Cách so sánh rất sinh động, tự nhiên và nhuần nhuyễn. Nhà thơ Viễn Phương đã khẳng định Bác Hồ là vầng thái dương rực rỡ soi lối đường chúng ta đi mà còn sưởi ấm trái tim mõi người.

Bác Hồ là đại diện cho con người Việt Nam. Owr Bác, chúng ta cảm nhận được tất cả vẻ đẹp tinh túy và sâu sa. Đến với Bác không phải là đi mà là trở về, trở về với cội nguồn quê hương, với những tháng ngày thanh bình nào đó của dân tộc muôn đời, trở về với giấc mơ nào đó mà tuổi thành bình ấp ủ.

“Ngày ngày” là điệp từ chỉ thời gian, đó là sự việc trong đời sống luôn tiếp diễn ra và giường như đã trở thành quy luật. Hình ảnh những dòng người đi trong thương nhóe, kết tràng hoa vừa tả thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng. Đó là hình ảnh đẹp thể hiện tấm lòng thành kính của người dân đối ới Bác.

Không chỉ vậy, phép tu từ ẩn dụ “kết tràng hoa dân bảy mươi chín mùa xuân” thể hiện cuộc đời vì dân vì nước của vị lạnh tụ kính yêu. và để đền đáp công lao vĩ đại ấy là những bông hoa tươi thắm hiến dâng lên người. Từ bên ngoài đi vào trong lăng ta cùng nhà thơ với những giây phút nghẹn ngào. Ta không còn nhớ đến hình ảnh hàng tre hay mặt trời nào nwaxmaf lúc này trong ta chỉ có Bác, Bác là người nằm trong giấc ngủ vĩnh hằng.

Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Nhà thơ sững sờ nhận ra một nỗi đau lớn: Bác mất thật rồi! Nhưng Bác – con người vĩ đại sẽ không bao giờ rời xa tổ quốc, rời xa dân tộc Việt Nam. Bác luôn sống trong lòng mỗi con người, luôn ủ ấm trái tim mỗi con dân Việt Nam. Và “giấc ngủ bình yên” ấy được bảo vệ, cho chở bởi “vầng trăng sáng dịu hiền” Nhắc đến trăng, ta chợt thấy Bác yêu trăng biết bao! giường như trong thơ của Bác, trăng là hình ảnh không thể hiếu:

Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Trăng và Bác là đôi bạn tri kỉ, luôn luôn trò truyện cùng nhau trong những đêm tối ở chiến khu Việt Bắc.