Vì Sao Truyện Cổ Tích Lại Hấp Dẫn Trẻ Em / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Sức Hấp Dẫn Của Truyện Cổ Tích Đối Với Trẻ Em

Truyện cổ tích được coi là người bạn đầu tiên của các bé, nó có sức hấp dẫn vô cùng lớn đối với trẻ em. Từ lâu những câu đã đi sâu vào bên trong tiềm thức của mỗi người từ khi còn là một đứa bé. Những câu truyện diệu kỳ mà mẹ, bà đã kể cho nghe đã giúp tuổi thơ lớn lên với rất nhiều cảm nhận về cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống và nó còn mang lại những bài học quý giá về cuộc sống, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ giúp cho các bé phát triển tư duy trong sáng và lành mạnh nhất. Cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu nguyên nhân vì sao truyện cổ tích lại hấp dẫn các bé?

Truyện cổ tích phù hợp với tâm lý trẻ nhỏ

Truyện cổ tích luôn là một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ bởi vì nó chứa đựng những hình ảnh sinh đông, bắt mắt và lôi cuốn bé. Trẻ nhỏ rất thích những cái đẹp, những điều kỳ diệu trong truyện, khi nghe truyện bé sẽ được phát huy trí tưởng tượng của mình về một diễn biến hoặc khung cảnh nào đó trong tuyện.

Các bé luôn bị cuốn hút bởi những nhân vật trong truyện như nàng công chúa xinh đẹp, lộng lẫy trong lâu đài, chàng hoàng tử tốt bụng, dễ mến, bà tiên thân thiện, với nhiều phép lạ hay là ông bụt dễ thương, luôn giúp đỡ người gặp khó khăn hoặc thậm chí sẽ có bé bị hấp dẫn bởi hình tượng bà phù thủy độc ác, cô độc có thể biến hóa thành nhiều hình dạng bằng phép thuật của mình hay đôi khi là những con vật quen thuộc có thể nói chuyện được với nhau, có tính cách ngộ nghĩnh như một con người khiến trẻ bị lôi cuốn một cách kì lạ.

Truyện cổ tích thường chứa đựng các nhân vật dễ thương

Khi nghe những câu truyện trẻ sẽ được hòa mình vào chính nhân vật của câu truyện đó, sẽ trải qua các cung bậc cảm xúc như vui, buồn, lo lắng và hồi hộp một cách rất tự nhiên. Trẻ sẽ được sống đúng với tuổi thơ của mình thật hồn nhiên trong thế giới cổ tích với chú Cuội đáng yêu, Thạch Sanh hiền lành, thánh Gióng mạnh mẽ, cô Tấm hiền hậu, …

Truyện cổ tính mang tính giáo dục có thể ứng dụng vào cuộc sống

Truyện cổ tích được đề cao vai trò trong việc nuôi dưỡng nhân cách của trẻ nhỏ, giúp trẻ nhỏ phát triển tư duy, xây dựng vốn từ phong phú và học được những bài học bổ ích trong cuộc sống. Nhân cách của trẻ sẽ thường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài, vì còn nhỏ trẻ sẽ rất dễ học và bắt theo những việc, hành động mà trẻ thường xuyên nghe và tiếp xúc.

Nhân cách của các nhân vật trong truyện đóng vai trò rất quan trọng với sự phát triểu nhân cách của trẻ nhỏ vì thông qua đó trẻ sẽ thấy được một hình tượng mô phỏng khả năng vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. Vì vậy những câu truyện kể về các nhân vật luôn sống chân thành, tốt bụng với những người xung quanh, giúp đỡ những người yếu hơn mình, biết quan tâm đến những người kém may mắn, nghèo khó, … sẽ được ghi nhớ sâu vào trong tâm trí của các bé để quyết định đến việc hình thành cảm xúc và phát triển lòng nhân ái của các bé sau này.

Truyện cổ tích chứa nhiều bài học cho trẻ

Truyện cổ tích còn cho các bé thấy được các nhân vật luôn sống tốt, không hại ai thì sẽ được ông bụt, bà tiên giúp đỡ khi gặp khó khăn, hoạn nạn, và chắc chắn sẽ có một kết thúc có hậu cho cuộc đời như cô Tấm dù bị hãm hại nhiều lần nhưng cuối cùng cô Tấm vẫn được trở về bên Hoàng Tử. Còn các nhân vật ác như mụ phù thủy luôn tìm cách hãm hại người khác thì sẽ không bao giờ được ai thương, quý mến, luôn bị xa lánh và kết thúc cuối cùng chỉ là cái chết vì tội ác của mình.

Từ đó các bé sẽ tự cảm nhận được cái thiện sẽ luôn luôn chiến thắng cái ác và sẽ có sự hình thành đúng đắn hơn về nhân cách sau này. Truyện cổ tích còn mang lại những thông điệp yêu thương giữa người với người. Các bé sẽ biết quý trọng tình cảm gia đình hơn, biết yêu thương, quan tâm cha mẹ, lòng hiếu thảo đối với ông bà bởi vì đó đều là những tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất của con người.

Cốt truyện của truyện cổ tích thường sẽ có kết thúc có hậu, người tốt luôn hạnh phúc và kẻ ác sẽ bị trừng trị giúp cho các bé có niềm tin hơn vào cuộc sống. Nếu đọc các lĩnh vực khác của truyện cổ tích thì các bé sẽ biết thêm được những điều thú vị về con người, sự việc xảy ra xung quanh cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

Qua những điều trên thì chúng ta hiểu được rằng tại sao truyện cổ tích lại có sức hấp dẫn với các bé như vậy. Các bậc cha mẹ nên kể cho các bé nghe nhiều câu chuyện hơn nữa bởi vì truyện cổ tích có ảnh hưởng rấy lớn, rất quan trọng trong việc bồi dưỡng nhân cách của trẻ nhỏ, kích thích phát huy sự phát triển về trí tưởng tượng, giúp các em hình thành cảm xúc, trí tuệ sau này và trau dồi những bài học đạo đức thú vị, giúp trẻ em khám phá ra những điều mới lạ hơn trong cuộc sống này.

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Truyện Cổ Tích: Vì Sao Gà Trống Gáy?

“Vì sao gà trống gáy” là truyện cổ tích hay không chỉ giúp bé học được những đức tính tốt đẹp để hình thành tính cách mà còn có thể giúp trẻ dễ dàng khám phá được thế giới đa dạng của các loài vật. 

Ngày xửa ngày xưa, khi các loài vật vẫn còn biết nói. Gà Trống là chú gà có một bộ lông thật là sặc sỡ, đẹp lộng lẫy trong tất cả các loài. Trong khi đó, Công chỉ có một bộ lông khá óng ả, nhưng không được đẹp bằng lông của Gà Trống.

Một hôm, Gà đang đi dạo trong rừng thì gặp Công. Cả hai chuyện trò hợp tính nên kết bạn cùng nhau. Từ đó công có nhiều dịp nhìn ngắm bộ lông của gà, và thường mơ ước được có bộ lông đẹp như thế. Còn Gà thì vô tình không biết sự mong ước của công, nên vẫn vô tình phô trương nét đẹp của bộ lông mình cho công thấy. Khiến Công ngày càng thêm thèm muốn chiếm đoạt bộ lông đó.

Đến ngày kia, Công chợt nghĩ ra một kế để gạt Gà. Công giả bộ buồn rầu và than phiền cùng gà:

– Buồn quá bạn ạ, chiều nay tôi phải dự tiệc cùng bạn bè nhưng lại chẳng có bộ áo nào đẹp để đi dự tiệc cả.

– Gà ngắm nghía Công rồi nói:

– Bộ áo của bạn cũng đẹp lắm. Chẳng mấy ai có được bộ áo như bạn đâu. Công ạ, bạn đừng buồn nữa.

Công vẫn thở dài, rồi ngỏ ý:

– Bộ áo của tôi tuy cũng không tệ, nhưng bì sao được với bộ của bạn. Kìa, bạn nhìn thử mà xem. Dáng bạn oai phong lẫm liệt. Trên đầu thì có cái mào đỏ dựng đứng trông như vương miện của vua. Đôi chân vàng óng trông như đôi hia vàng. Còn bộ lông của bạn thì quả thật tuyệt vời vô cùng. Óng ánh đủ màu cầu vồng. Trông thật rực rỡ và uy nghi. Đẹp vô cùng. Giá mà bạn cho tôi mượn tạm bộ áo bạn để đi dự tiệc thì quý biết chừng nào.

Gà vui khi nghe Công khen ngợi bộ áo của mình nên tỏ vẻ dễ dãi, đồng ý cho Công mượn. Công mừng quá vội trao đổi áo với Cà ngay lập tức. Trước khi chia tay với Gà, Công còn hứa chắc chắn rằng sẽ trả lại bộ áo cho Gà ngay sớm hôm sau, trước lúc mặt trời mọc. Gà tin lời nên vui vẻ chờ đợi.

Nhưng than ôi! Gà cứ chờ mãi, chờ mãi. Mặt trời mọc rồi lại lặn, lặn rồi lại mọc mà vẫn chẳng thấy bóng dáng của công. Gà tiếc bộ áo lộng lẫy của mình vô cùng nên cứ thao thức. Trời vừa hửng sáng, mặt trời sắp sửa mọc thì Gà đã vội choàng dậy mà cất cao giọng gọi:

– Ò…ó…o…o… Ò…ó…o…o…. Sáng rồi, Công ơi, trả áo cho tôi… Ò…ó…o…o… Ò…ó…o…o..

Và cũng từ đó đến nay, công mới có bộ lông thật lộng lẫy như ta thường thấy. Mỗi khi nhớ lại chuyện xưa, Công lại thích chí giương cánh, xòe bộ lông đuôi óng ánh rực rỡ ra để khoe. Còn Gà Trống chỉ còn có bộ lông như hiện tại, và gà vẫn cất cao giọng mỗi buổi sáng đến mong Công nghe mà trả lại áo cho Gà.

Ý nghĩa của câu chuyện rút ra cho bé: Không nên quá tin tưởng vào những lời nịnh nọt có cánh.  Tuy nhiên, khi mượn đồ của ai đó thì cũng nên trả lại, không nên vơ vào làm của mình. 

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/truyen-co-tich-vi-sao-ga-trong-gay-d5120201591021386….Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/truyen-co-tich-vi-sao-ga-trong-gay-d5120201591021386.html

Mẹ đọc truyện “Cô bé Tí Hon – Thumbelina” trước giờ đi ngủ cho bé, sẽ giúp bé ngủ ngon hơn, học được cách biết yêu thương, chăm sóc những người xung…

Theo Linh San Tổng hợp (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Bài Học Cổ Tích: Vì Sao Nàng Công Chúa Hạt Đậu Lại Là Người Hoàn Mỹ Hơn Cả?

Lời ngỏ:

Văn hoá truyền thống cho chúng ta hiểu rằng: Sinh mệnh vốn từ thiên thượng, do mắc tội nghiệp nên phải đoạ xuống cõi người để tu thân quay trở về. Nhân gian là cõi mê, khiến con người phải trải qua khổ nạn mà tu dưỡng thành một sinh mệnh tốt thật sự, ở trong thùng thuốc nhuộm xã hội mà vẫn giữ được sự thuần thiện tiên thiên. Chỉ khi biết trân quý bản thân mình, phù hợp với tiêu chuẩn của thiên quốc thì sinh mệnh mới tìm được con đường quay trở về. 

Thuở mới xuất hiện văn minh, Thần đã nhiều lần giáng thế để dạy cho nhân loại các tiêu chuẩn cần có để làm người. Thần cũng hiển linh trong các trường hợp đặc thù để con người hiểu được bài học đó, nhớ tới Thần cũng là nhớ về cội nguồn của sinh mệnh. Vì thế bằng nhiều cách khác nhau, Thần đã truyền cấp cho con người văn hoá, những quan niệm đạo đức để con người có được nền tảng tư tưởng đúng đắn, biết phân biệt tốt xấu, đúng sai.

Truyện cổ tích là một bộ phận không thể thiếu trong Văn hoá Thần truyền. Dù cho xã hội đã phát triển như thế nào đi nữa, dù thuyết vô Thần và các loại học thuyết nguỵ khoa học đã dụ hoặc con người bài xích sự tồn tại của Thần, nhưng những quan niệm về tốt, xấu, đúng, sai vẫn được truyền thừa thông qua truyện cổ tích hay những câu chuyện Thần tiên lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đặc biệt trong văn hoá truyền thống Việt còn lưu lại rất nhiều câu chuyện về tu luyện, để muôn đời hiểu rằng đó mới là mục đích để làm người.

Trọn bộ: Bài học cổ tích

***

Nhà văn Nga Paustovsky từng viết: “Trong mỗi truyện cổ tích cho trẻ em của Andersen còn có một truyện cổ tích khác mà chỉ người lớn mới có thể hiểu hết ý nghĩa của nó”. Và tất nhiên, vẫn có những câu chuyện mà không phải người lớn nào cũng hiểu.

“Nàng công chúa và hạt đậu” là một câu chuyện như thế, trong lịch sử cũng từng có rất nhiều tranh cãi xoay quanh câu chuyện này.

Truyện kể rằng…

Ngày xưa, có vị hoàng tử muốn cưới một nàng công chúa, nhưng công chúa phải cho ra công chúa, phải hoàn thiện toàn mỹ. Hoàng tử bèn chu du khắp thiên hạ để kén vợ. Công chúa thì chẳng thiếu gì, nhưng nàng nào cũng có vài nhược điểm hoặc tật xấu. Thế là một ngày kia, hoàng tử đành buồn rầu trở về nhà.

Sáng ra người ta hỏi thăm đêm qua nàng ngủ có yên giấc không. Nàng đáp: “Suốt đêm tôi không chợp mắt, vì nằm phải vật gì răn rắn, thâm tím cả mình mẩy”.

Hoàng hậu bèn phán: “Công chúa ra công chúa thật! Đây chính là nàng công chúa toàn thiện toàn mỹ, nằm trên hai mươi lần đệm nàng vẫn thấy đau vì một hạt đậu”.

Hoàng tử cưới nàng làm vợ và hạt đậu được bày trong một phòng triển lãm, đến giờ chúng ta vẫn có thể vào xem được, vì chưa có ai lấy đi cả.

Chuyện tôi kể đến đây là hết, và tôi xin cam đoan với các bạn là chuyện có thật đấy…

***

Hẳn là bạn sẽ thấy khó hiểu vì sao nàng công chúa này lại được hoàng hậu khen là toàn thiện toàn mỹ, và chọn làm hoàng hậu tương lai của vương quốc mình? Một hạt đậu bé tí thì chỉ cần một lớp đệm là đủ, vậy mà vì sao có tới 20 lớp đệm mà nàng vẫn cảm thấy đau nhức khắp mình mẩy?

Chúng ta có thể hiểu rằng, gia đình hoàng gia này vốn dĩ rất khó tính, hoàng tử cất công đi chu du khắp thiên hạ, đã gặp nhiều công chúa cao quý trên thế gian nhưng vẫn không tìm được nàng công chúa chân chính của lòng mình. Gặp công chúa nào chàng cũng thấy có điều không hoàn hảo.

Sự hoàn hảo của nàng công chúa trong câu chuyện này chính ở khí chất cao quý, ở đức hạnh, sự nhân hậu và trí thông minh thiên bẩm của nàng.

Khác với tất cả các nàng công chúa trên thế gian mà hoàng tử từng gặp, nàng đến với hoàng gia không phải trong bộ cánh lộng lẫy kiêu kỳ cùng với đoàn tuỳ tùng của riêng mình, mà là một thân một mình trong đêm mưa gió, với vẻ bề ngoài tả tơi nhưng vẫn tự tin mà nói rằng nàng là một công chúa hoàn hảo. Kỳ thực chỉ người có đức hạnh cao quý, có nội tâm mạnh mẽ thật sự mới có thể đủ tự tin và đủ “to gan” khẳng định mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào – dù cho đó là hoàn cảnh tồi tệ nhất.

Hoàng hậu vốn dĩ cũng là một người rất đỗi trí tuệ. Bà không hề tầm thường khi nghĩ ra thử thách dành cho nàng. Có lẽ bà đã nhận ra trước mặt mình là một cô gái có khí chất, có đức hạnh. Sự khốn khó và hoàn cảnh gian khổ không làm mất đi sự tự tin và đức hạnh của nàng. Nhưng liệu rằng sống trong nhung lụa, nàng ấy liệu có còn giữ được phẩm hạnh hay không, hay nàng sẽ bị “ru ngủ” với sự xa hoa phù phiếm chốn hoàng cung? Vậy thì còn phải thử thách. Hoàng hậu rất trí tuệ khi đưa cho công chúa một thử thách với ẩn ý hết sức thâm thuý.

Rõ ràng việc bà đặt 20 tấm nệm lên một hạt đậu và mời nàng nghỉ ngơi là một sự gợi ý mà chỉ có người rất thông minh và nhạy cảm mới hiểu rằng đây chính là đề bài mà hoàng hậu đưa cho nàng. Có điều gì dưới 20 tấm nệm kia, chắc hẳn khi tìm dưới 20 tấm nệm nàng thấy một hạt đậu. Nhưng giải nghĩa câu đố này của hoàng hậu mới là vấn đề.

Phương Đông có câu: “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, và: “Tri âm tri kỷ”. Những người có tư tưởng giống nhau sẽ hiểu cái lý của nhau mà không cần phải nói trực diện. Với những người đức độ, cao quý và trí tuệ, để tìm được tri âm họ sẽ dùng các cách thức không trực diện để hiểu được chiều sâu của tư duy và cảnh giới tư tưởng của nhau. Điều ấy cũng giống như câu chuyện “Bá Nha và Tử Kỳ”, chỉ qua tiếng đàn mà tìm được tri kỷ. Và câu trả lời của cô gái cũng đã khiến hoàng hậu tìm được “người kế vị tri âm” của mình.

Nàng trả lời rằng nàng không thể chợp mắt, thâm tím mình mẩy. Câu trả lời của nàng phải chăng có nghĩa là: Cho dù cuộc sống hoàng cung xa hoa êm ấm, nhưng một vị công chúa thật sự phải có lòng trắc ẩn vĩ đại để quan tâm và trăn trở cho số phận của những thần dân ở tầng đáy của xã hội. Những con người ở hoàn cảnh ấy cũng cách xa nàng như hạt đậu dưới 20 lớp đệm, nhưng chắc chắn sự đau khổ của họ cũng sẽ khiến nàng đau đớn, đây là cái lý mà nàng đã đáp trả câu hỏi của hoàng hậu.

Người có tấm lòng bao dung rộng lớn mới hiểu được ý nghĩa của hạt đậu nằm dưới 20 tấm nệm, mới biết “lo trước cái lo của thiên hạ”, từ đó mới có thể nói ra cái lý này. Với những người không có điều suy tư trăn trở ấy, sẽ vĩnh viễn không tìm ra được câu trả lời trong câu hỏi hết sức thâm thuý của hoàng hậu. Bà đã tìm được tri kỷ của mình, và thật tuyệt vời đó cũng chính là hoàng hậu tương lai của vương quốc.

Và nàng công chúa rõ ràng rất xứng đáng được lựa chọn để đứng đầu thiên hạ, tin chắc rằng thần dân dưới sự cai trị của nàng cũng sẽ được ấm no hạnh phúc…

Hướng Dẫn Soạn Bài Hấp Dẫn Nhất

1. Nội dung bài tập đọc lớp 4 “Mẹ ốm”

Các em xem nội dung bài Tập đọc trong SGK Tiếng việt lớp 4 tập 1 trang 9-10

Giải nghĩa một số từ khó hiểu:

– Cơi trầu: Vật dụng để đựng trầu cau, có hình như chiếc khay nhỏ, đáy nông và có nắp

– Cánh Màn: Cũng được gọi là mùng. Đồ dùng làm bằng vải dệt thưa đều, mắc trùm quanh giường để ngăn ruồi muỗi

– Y sĩ: người thầy thuốc có trình độ trung cấp, trợ tá đắc lực của các bác sĩ. Họ giúp các bác sĩ san sẻ khối lượng công việc.

– Truyện Kiều: Một tác phẩm truyện thơ nổi tiếng của tác giả Nguyễn Du xoay quanh nhân vật Thúy Kiều

Nội dung chính của bài thơ Mẹ ốm lớp 4:

Nội dung bài thơ nói về việc mẹ của em bé bị ốm nặng. Mẹ không thể làm nói cười và làm việc như bình thường, thay vào đó phải nằm trên giường để dưỡng bệnh. Mọi người trong xóm làng đến thăm hỏi, có ý sĩ đến khám chữa bệnh cho mẹ.

Em bé thấy thương mẹ nên hằng ngày ở bên cạnh chăm sóc, mong mẹ mau khỏi bệnh. Em múa hát, diễn kịch cho mẹ vui. Em còn giúp mẹ làm các công việc nhà.

2. Soạn bài tập đọc “Mẹ ốm” lớp 4

Em hiểu những câu thơ sau muốn nói lên điều gì?

Lá trầu khô giữa cơi trầu

Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay

Cánh màn khép lỏng cả ngày

Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa

Các em để ý các hình ảnh trong câu thơ: Lá trầu, truyện Kiều, cánh màng, ruộng vườn. Những hình ảnh này cho chúng ta thấy rằng: mẹ của em bé là một người thích ăn trầu, thích đọc truyện Kiều. Bà còn là một người phụ nữ siêng năng làm việc ngoài ruộng vườn. Đặc biệt, bà thường hay ngủ trong màng (mùng)

Do đó, khi bị ốm, mẹ không thể ăn trâu nên lá trầu bị khô héo giữa cơi trầu. Truyện Kiều không được đọc nên được gấp lại. Mẹ bị bệnh nên không thể ra khỏi giường, vì vậy cánh màng (mùng) vẫn chưa được thu xếp lại. Ruộng vườn cũng không được chăm sóc vì mẹ không thể đi làm.

Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ thể hiện qua những câu thơ nào?

Để trả lời cho câu hỏi này, các em chú ý đến khổ thơ thứ 3:

Khắp người đau buốt, nóng ran

Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm

Người cho trứng, người cho cam

Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.

Trong khổ thơ này, các em sẽ tìm thấy những hành động thể hiện sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ bạn nhỏ, đó là:

Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm

Người cho trứng, người cho cam

Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.

Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ?

Trong câu hỏi này, các em có thể tìm thấy đáp án ở những khổ thơ 4; 5 ; 6 và 7:

Sáng nay trời đổ mưa rào

Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương

Cả đời đi gió đi sương

Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.

Mẹ vui, con có quản gì

Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca

Rồi con diễn kịch giữa nhà

Một mình con sắm cả ba vai chèo.

Vì con mẹ khổ đủ điều

Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn

Con mong mẹ khỏe dần dần

Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say.

Rồi ra đọc sách, cấy cày

Mẹ là đất nước, tháng ngày của con…

Sự thấu hiểu nổi lao nhọc mà người mẹ đã cam chịu

Đọc qua 3 khổ thơ này, các em sẽ nhận thấy nỗi vất vả, khó khăn mà mẹ em bé đã trải qua. Các chi tiết thể hiện điều đó trong bài thơ là : Trời đổ mưa rào, nắng, đi gió đi sương, khổ đủ điều, mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.

Những chi tiết này, nói lên rằng vì thương em bé, mẹ em đã chấp nhận bao khó khăn trong cuộc sống. Cho dù là trời đổ mưa rào, cho dù là trời nắng nóng. Thậm chí là gió sương, mẹ vẫn chấp nhận tất cả mọi điều khổ sở. Và những nếp nhăn trên mắt chính là dấu chứng cho những điều đó

Tình cảm yêu thương của em bé dành cho mẹ mình

Vì thương mẹ, em bé mong muốn mẹ mau lành bệnh. Như vậy mé mới có thể làm việc như thường ngày

Con mong mẹ khỏe dần dần

Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say.

Rồi ra đọc sách, cấy cày

Để làm được điều đó, ngoài việc giúp đỡ mẹ làm các công việc nhà, em còn múa hát cho mẹ xem để mẹ vui:

Mẹ vui, con có quản gì

Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca

Rồi con diễn kịch giữa nhà

Một mình con sắm cả ba vai chèo.

Câu thơ cuối cùng thể hiện được vị trí to lớn của mẹ trong lòng em bé:

Mẹ là đất nước, tháng ngày của con…

3. Ý nghĩa của bài thơ “Mẹ ốm” Trần Đăng Khoa

Tập đọc lớp 4 bài mẹ ốm là một trong những bài thơ hay mà bộ giáo dục đã đưa vào chương trình học tập.

Mong rằng với bài viết hướng dẫn soạn bài Tiếng Việt Lớp 4 Mẹ Ốm của chúng tôi đã phần nào giúp các em cũng như các bậc phụ huynh hiểu thêm về bài thơ.

Chúc các em học tập thật tốt !