Ví Dụ Về Truyện Cổ Tích Sinh Hoạt / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Không Gian Trong Truyện Cổ Tích Sinh Hoạt Của Việt Nam

1. Khái niệm “truyện cổ tích sinh hoạt” và truyện cổ tích sinh hoạt của Việt Nam – Hàn Quốc

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, truyện cổ tích sinh hoạt còn được gọi là cổ tích thế sự là những truyện cổ tích không có hoặc rất ít yếu tố thần kỳ. Ở đây các mâu thuẫn, xung đột xã hội giữa người với người được giải quyết một cách hiện thực, không cần đến những yếu tố siêu nhiên. Những yếu tố thần kỳ nếu có cũng không giữ vai trò quan trọng và nhiều khi chỉ là đường viền cho câu chuyện thêm vẻ li kỳ, hấp dẫn [5, tr.368].

Tìm hiểu về đặc điểm của truyện cổ tích Việt Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi đã nhận định: “loại truyện sinh hoạt chiếm một tỷ lệ tương đối cao”[2, tr. 1587]. Tác giả thống kê tỷ lệ các tiểu loại của truyện cổ tích Việt Nam như sau: tiểu loại thần kỳ có 10%, tiểu loại thế sự có 30%, tiểu loại lịch sử có 18%, tiểu loại nửa thế sự, nửa thần kỳ: 42%. Hai nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên và Lê Chí Quế đã chia truyện cổ tích Việt Nam thành ba tiểu loại: truyện cổ tích về loài vật, truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích sinh hoạt – xã hội. Dựa vào các tiêu chí phân loại có sự khác nhau nên các nhà nghiên cứu cũng phân loại truyện cổ tích thành một số tiểu loại khác nhau nhưng riêng về tiểu loại truyện cổ tích sinh hoạt thì các nhà nghiên cứu có sự thống nhất khi nhận diện về tiểu loại truyện này [3, tr 9-10].

Tài liệu Những bài giảng văn học Hàn Quốc của Cho Dong-il, Seo Dae Seok, Lee Hai-soon, Kim Dae Haeng, Park Hee-byoung, Oh Sae-young, Cho Nam Hyon do Trần Thị Bích Phượng dịch có phần nghiên cứu về văn học dân gian. Tác giả Seo Dae Seok đã phân loại truyện cổ tích thành các tiểu loại dựa vào tiêu chí lấy tính cách và đẳng cấp của nhân vật chính làm trung tâm để khảo sát: truyện kể về động thực vật, truyện kể về kẻ ngốc, truyện kể về phàm nhân, truyện kể về siêu nhân. Theo nhà nghiên cứu Seo Dae Seok, trong các tiểu loại trên, tiểu loại truyện kể về phàm nhân là những truyện có tính hiện thực nhất, nhân vật chính của truyện là những người bình thường. Truyện kể về kẻ ngốc có nhân vật chính là những kẻ ngốc nghếch, đần độn dưới mức của người bình thường, gây ra nhiều sự kiện buồn cười, được chia thành truyện mắc lỗi (những hành vi mà người bình thường coi là lỗi lầm nhưng nhân vật chính lại cho là khôn ngoan) và truyện thành công (nhân vật chính thành công là do may mắn, ngẫu nhiên, khác với năng lực của bản thân).

Như vậy, các nhà nghiên cứu ở Hàn Quốc và Việt Nam có quan điểm chung là tách truyện cổ tích sinh hoạt hay còn gọi là truyện cổ tích thế sự thành một tiểu loại.

2. Các dạng biểu hiện không gian trong truyện cổ tích sinh hoạt Việt Nam – Hàn Quốc

Truyện cổ tích của người Việt và người Hàn có các dạng biểu hiện không gian sau:

– Không gian tự nhiên: núi rừng, sông suối, biển cả, bầu trời

– Không gian xã hội: không gian gia đình, không gian chợ, không gian làng xã, không gian kinh thành, không gian lễ hội, không gian sản xuất.

3. Tương đồng và khác biệt của các biểu hiện của không gian trong truyện cổ tíchsinh hoạt Việt Nam –Hàn Quốc

3.1. Không gian tự nhiên – không gian biển

3.1.1. Tương đồng

Trongtruyện cổ tích của hai nướcViệt Nam, Hàn Quốc có không gian thiên nhiên bao gồmkhông gian núi, không gian sông và không gian biển mang nhiều nét tương đồng.Không gian thiên nhiên góp phần tạo nên một không gian rộng lớn, thoáng đạt và chứng tỏ nhân vật không chỉ hoạt động trong phạm vi hẹp về địa lý mà đã có sự mở rộng địa bàn hoạt động. Trong đời sống của dân tộc Việt Nam và Hàn Quốc biển luôn đóng một vai trò quan trọng. Ở Hàn Quốc, số ngư dân sống ven biển khá đông, họ có thể vừa làm nông nghiệp vừa đánh bắt hải sản hoặc chỉ chuyên nghề đánh bắt hải sản. Rất nhiều hòn đảo nằm ở gần bờ biển phía nam và phía tây nam. Nghề đánh cá trên các đảo này rất phát triển trong thế kỷ XX, nhưng thực ra những người dân đảo đã sinh sống và đánh cá ở đây từ vài trăm năm trước. Vì vậy, không gian biển cả xuất hiện trong các câu chuyện mang một ý nghĩa thiết thực, là nơi người dân Hàn từ xưa cho đến ngày nay vẫn luôn gắn bó và duy trì một hoạt động sản xuất rất quen thuộc đó là đánh bắt cá ( Khi tượng Phật khóc ra máu). Sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc qua việc buôn bán bằng đường biển đã đem đến nhiều yếu tố tích cực như cuộc sống người dân no đủ, sung sướng: “Ngày xưa ở bên bờ biển có một làng rất giàu có. Làng này có cả một cái cảng, nơi đây không những chỉ có các thuyền đánh cá mà còn có cả các tầu buôn đến neo đậu.”[8, tr.335]( Khi tượng Phật khóc ra máu).

Các loại không gian trong truyện cổ tích Việt Nam có nhiều nét tương đồng với các loại không gian trong truyện cổ tích Hàn Quốc, đặc biệt là về không gian biển. Trên các đảo và quần đảo, các hoạt động kinh tế của người Việt rất đa dạng: ngoài hoạt động nông lâm nghiệp quen thuộc, đã có hoạt động đánh cá, đóng tàu thuyền đi biển xa và có cả hoạt động thương mại ( Sự tích dưa hấu). Truyện cũng phản ánh tư duy kinh tế của người Việt xưa qua việc trao đổi lương thực, thực phẩm. Thời xa xưa, con người không thể đi lại, hoạt động kinh tế và sống trên môi trường nước nếu không có những phương tiện thích hợp như tàu thuyền, bè mảng. Nên trong các câu truyện cổ tích của người Việt và người Hàn, hình ảnh con thuyền đã gắn liền với sự dịch chuyển không gian của nhân vật từ đất liền ra biển xa xôi.

3.1.2. Khác biệt

Không gian biển xuất hiện trong nhiều truyện của người Việt (9 truyện/93 truyện: Yết Kiêu, Ba chàng thiện nghệ, Sự tích dưa hấu, Sự tích đá Bà Rầu, Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho, Đồng tiền Vạn lịch, Nói dối như Cuội, Của trời trời lại lấy đi, giương đôi mắt ếch làm chi được trời và truyện Sự tích đền Cờn. Không gian này gắn với nhân vật nhân vật thông minh, tài giỏi, gắn với chiến công đánh thắng giặc ngoại xâm, kẻ gian tà; là không gian chứng kiến cuộc thi tài giữa những nhân vật xuất chúng. Các hành động của nhân vật được người Việt kể chi tiết: một người chèo thuyền ra biển rồi thả chiếc nhẫn xuống nước để thử thách chàng trai, chàng trai cởi áo nhảy ngay xuống biển tìm thấy chiếc nhẫn một cách nhanh chóng ( Ba chàng thiện nghệ). Không gian biển xuất hiện rất ít trong truyện cổ tích sinh hoạt của người Hàn. Trong 90 truyện chỉ có 2 truyện xuất hiện không gian biển ( Lời giáo huấn của chim, Khi tượng Phật khóc ra máu) nhưng không có truyện nào kể về chiến công của nhân vật tài trí khi phải đối diện với không gian biển cả bao la.

3.2. Không gian xã hội

3.2.1. Không gian gia đình

3.2.1.1. Tương đồng

Từ không gian ngôi nhà đến không gian gia đình

Người Việt và người Hàn luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của gia đình. Mỗi gia đình đều cố gắng ổn định cuộc sống bằng việc xây dựng một ngôi nhà dù đó là ngôi nhà đơn sơ hay kiên cố. Trong truyện cổ tích của người Việt và người Hàn, nhà ở không được tác giả dân gian hai nước miêu tả cụ thể, chi tiết, chỉ được đề cập đến rất ít để giới thiệu về hoàn cảnh của nhân vật giàu hay nghèo và thường được giới thiệu ngay ở phần mở đầu của truyện. Người Việt kể về hoàn cảnh khó khăn của nhân vật phải sống trong những túp lều nhỏ, hẹp: “Xưa, có người con trai cha mẹ chết sớm, sống một mình trong túp lều ven núi”( Nàng Tiên ốc)[3, tr.101] hay “Hồi đó ở Chử-xá có một người đánh cá tên là Chử Cù Vân và con trai là thằng bé Chử. Hai cha con sống trong một túp lều dựng trên cát.” ( Chử Đồng Tử-Tiên Dung)[3, tr.117]. Hình ảnh túp lều đã nói lên cuộc sống nghèo khó, vất vả của các nhân vật nhưng nó cũng có vị trí quan trọng khẳng định sự tồn tại của gia đình. Dù là túp lều nhưng đó cũng là nơi để các thành viên trong gia đình cùng chung sống, gắn bó và chia sẻ. Những ngôi nhà khang trang, nhiều phòng cũng được người Việt kể tới trong truyện Thạch Sùng khoe của, Ba người bạn. Giống như quan niệm của người Việt về sự giàu, nghèo được phản ánh qua nhà ở trong các truyện cổ tích, người Hàn cũng đưa hình ảnh ngôi nhà vào các câu chuyện để làm nổi bật hoàn cảnh sống của nhân vật: “Nhà của anh không khác gì một cái lều bé tí xíu”( Công chúa Pyonggang và anh ngốc Ondal)[8, tr.358] còn nhà ở của những nhân vật giàu có là ngôi nhà to lớn, nhà có mái ngói ( Bán bóng râm của cây, Diệt cướp dưới lòng đất, Ân đức của cái nghèo). Theo nhà nghiên cứu Jean Chevalier và Alain Gheerbrant: “ngôi nhà coi như ở trung tâm thế giới, là hình ảnh của vũ trụ”[4, tr.677]. Theo Bachelard: “ngôi nhà là con người nội tâm, các tầng gác, tầng hầm và tầng áp mái tượng trưng cho các trạng thái đa dạng của tâm hồn (…) Ngôi nhà cũng là một biểu tượng nữ tính mang ý nghĩa là nơi ẩn thân, là người mẹ, là sự bảo vệ, là lòng (bụng) mẹ.”[4, tr.678]. Như vậy, ngôi nhà là nơi cư trú, bảo vệ, che chở cho mỗi gia đình, là không gian giúp con người có cuộc sống ổn định và phát triển về vật chất, tinh thần.

Gia đình – không gian của tình thương yêu, đùm bọc

Tác giả dân gian Việt và tác giả dân gian Hàn quan tâm phản ánh các mối quan hệ trong gia đình qua đó khẳng định gia đình là không gian của tình thương yêu, của mối gắn kết giữa các thành viên. Người Việt và người Hàn nhấn mạnh mối quan hệ không thể thiếu trong mỗi gia đình đó làquan hệ vợ – chồng. Tình cảm vợ chồng thắm thiết đã tạo nên một không gian gia đình lý tưởng. Không gian gia đình ấm cúng, hạnh phúc đã tiếp thêm sức mạnh giúp mỗi người vượt qua mọi khó khăn, tiêu biểu có các truyện của người Việt: Sự tích trái sầu riêng, Giết chó khuyên chồng,Sự tích dưa hấu, Đồng tiền Vạn lịch, Nàng Xuân Hương, Bà chúa ong…Các truyệncủa người Hàn cũngkhẳng định tình cảm thiêng liêng của con người và nhấn mạnh tình yêu là nền tảng tạo nên cuộc sống gia đình hạnh phúc bền vững. Gia đình là nơi mọi thành viên có thể chia sẻ, tâm sự một cách chân thành cho nên mỗi khi gặp khó khăn, các thành viên trong gia đình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Vị trí của người phụ nữ trong gia đình được khẳng định thông qua những việc nhỏ như khuyên chồng làm những việc tích cực giúp đỡ gia đình,giúp đỡ chồng làm nên sự nghiệp lớn: dạy chồng biết chữ, biết giao tiếp đúng mực với mọi người đến những việc quan trọng hơn như giúp đỡ chồng trong việc học binh thư, nghệ thuật quân sự( Người vợ thông minh, Công chúa Pyonggang và anh ngốc Ondal) đã chứng tỏ tài năng, phẩm hạnh đáng quý của người phụ nữ.

Người Việt, người Hàn đã phản ánh chân thựcmối quan hệ anh – em trong gia đìnhvà tự hào, ca ngợi tình cảm anh em sâu nặng, hoà thuận qua truyện Hai anh em (Hàn Quốc), Mụ dì ghẻ độc ác (Việt Nam).

Gia đình – không gian của sự trở về

Ý nghĩa quan trọng của không gian gia đình đối với các nhân vật được người Việt và người Hàn phản ánh rõ nét. Các nhân vật muốn thay đổi số phận, không chấp nhận một không gian sống nhỏ, hẹp, nghèo nàn, nhân vật đã từ giã gia đình và ra đi với hy vọng kiếm được nhiều tiền, đổi thay cuộc sống. Có nhiều nhân vật trở về với gia đình sau khi có được thành công nhưng cũng có nhân vật từ lúc bước chân ra đi cũng là lúc phải đối mặt với những khó khăn, gian khổ, không người sẻ chia. Trên hành trình ấy, nhân vật nhận thấy gia đình là tất cả, mong muốn, khát khao sớm trở về với tổ ấm gia đình. Trở về với gia đình, nhân vật nhận được tất cả tình cảm chân thành của mọi người. Những người thân luôn lo lắng và vui mừng mở rộng vòng tay đón những người thân đi xa trở về: Cháo giun đất (Hàn), Con mụ Lường (Việt).

Gia đình – nơi trao truyền tín ngưỡng, phong tục

Không gian gia đình còn là nơi thể hiện văn hóa truyền thống dân tộc qua tín ngưỡng, phong tục như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt và người Hàn bắt nguồn từ niềm tin rằng linh hồn người chết vẫn còn tồn tại trong thế giới chúng ta và ảnh hưởng tới cuộc sống của con cháu. Đây là niềm tin và động lực để thế hệ con cháu sống và hành động đúng đắn, cố gắng biến những khát khao, mơ ước thành hiện thực: Rùa và Thạch Anh, Cái giá của việc ngửi mùi, Giả làm thần núi (Hàn), Hai bảy mười ba, Nàng Xuân Hương (Việt). Người dân hai nước lấy lòng biết ơn cha mẹ, tổ tiên làm nền tảng đạo lý và tín ngưỡng thờ tổ tiên luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Đến ngày giỗ của tổ tiên, mọi gia đình đều tổ chức cúng giỗ chu đáo, mọi người thân ở xa cũng sắp xếp thời gian về . Qua không gian gia đình chúng ta cũng hiểu thêm về các phong tục của hai nước Việt Nam, Hàn Quốc. Bữa ăn chính của người Việt và người Hàn quan trọng nhất vẫn là cơm, ngoài ra còn có cháo, đi kèm trong bữa ăn là rau, cá: Khói bay nghi ngút, Túi tiền và túi bánh gạo, Cha chết giả, con gái khóc giả (Hàn); Người đầy tớ và người ăn trộm, Tra tấn hòn đá, Sự tích dưa hấu, Sự tích chim Hít cô(Việt). Từ xưa ngườidân hai nướcđã biết làm rượu để uống, phong tục này được lưu giữ qua từng gia đình của mỗi nước: Công tử ăn mày, Tiếp đãi áo quan, Choon Hyang(Hàn), Người đàn bà bị vu oan, Bò béo bò gầy, Thịt gà thuốc chồng (Việt)và thường uống rượu gạo đựng trong bầu trước bữa ăn cho đỡ khát hay sau bữa ăn cho sạch dư vị. Phong tục hôn nhân được người dân hai nước gìn giữ, thực hiện từ thế hệ này đến thế hệ khác: Kén dâu, Kiệu dâu, kiệu báo (Hàn), Người đầy tớ và người ăn trộm, Nữ hành giành bạc, Huyền Quang (Việt).

3.2.1.2. Khác biệt

Sự khác biệt về không gian gia đình trong truyện cổ tích Việt – Hàn được thể hiện qua quan hệ vợ chồng. Mâu thuẫn giữa người vợ và người chồng xoay quanh vấn đề trinh tiết, phẩm chất, tính cách của người phụ nữ… Quan hệ tốt đẹp bị phá vỡ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau song ở các truyện của người Việt nổi bật vẫn là sự ghen tuông của người chồng dẫn đến cái chết oan khốc của những người vợ hiền lành, chung thuỷ. Các truyện Sự tích đá bà rầu, Vợ chàng Trương của người Việt có đóng góp lớn vào việc khuyên răn con người từ bỏ thói ghen tuông mù quáng. Chính sự ghen tuông mù quáng này đã dần phá vỡ hạnh phúc êm ấm, tình nghĩa vợ chồng, hơn thế còn gây nên cái chết oan ức, bi thương của những người phụ nữ. Nếu như truyện của người Việt phản ánh bi kịch trong gia đình bắt nguồn từ sự ghen tuông của người chồng, lên án, phê phán chế độ nam quyền thì truyện cổ tích của người Hàn lại tập trung mô tả không gian gia đình với những xung đột trong quan hệ vợ chồng bắt nguồn từ sự thiếu kiên nhẫn của người vợ( Vợ anh học trò biến thành con tằm).

Không gian gia đình được phản ánh trong truyện cổ tích hai nước còn cho chúng ta thấy một số điểm khác biệt khi phản ánh về văn hoá của hai dân tộc Việt – Hàn. Phong tục uống trà được phản ánh rõ nét qua các truyện cổ tích về không gian gia đình của người Việt: Phân xử tài tình, Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho hay là sự tích con mối, Nợ tình chưa trả cho ai, khối tình đem xuống tuyền đài chưa tan, Làm cho công chúa nói được. Phong tục này không được phản ánh qua các truyện cổ tích Hàn Quốc mà chúng tôi khảo sát.

3.2.4. Không gian chợ

3.2.4.1. Tương đồng

“Chợ” là nét văn hoá độc đáo trong đời sống tinh thần của người Việt và người Hàn từ xưa cho đến nay. Chợ là không gian diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá, phản ánh tình hình kinh tế của từng vùng, miền. Đến không gian này, tất cả mọi người có cơ hội hiểu nhau hơn, từ những người xa lạ cũng dần trở nên gần gũi qua giao tiếp, ứng xử. Truyện cổ tích của người Việt: Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho, Gái ngoan dạy chồng, Vợ khôn lấy chồng dại, Bụng làm dạ chịu, Cô gái lấy chồng hoàng tử, Trọng nghĩa khinh tài và truyện cổ tích của người Hàn: Cái giá của việc ngửi mùi, Bốn chín gặp năm mươi, Con hổ và người vợ bán than đã kể về không gian chợ gắn liền với các hoạt động mua bán, trao đổi hoàng hoá của nhân vật, phản ánh đời sống sinh hoạt của của người dân hai nước. Các mặt hàng được bán, mua thường là vải, lụa, gạo, bánh gạo, tôm cá, dầu, than, củi, lưới đánh cá, quạt, con dao… đến các loài gia súc, gia cầm cho ta thấy đời sống sinh hoạt của người bình dân xưa luôn gắn bó với nông nghiệp và các nghề thủ công. Hoạt động mua, bán đã góp phần giúp cuộc sống của nhân vật ổn định hơn, có cơ hội trở nên giàu có.

3.2.4.2. Khác biệt

3.2.5.1. Tương đồng

Làng là đơn vị cư trú cơ sở, một cơ cấu kinh tế – xã hội, văn hoá quan trọng trong thiết chế hành chính Việt Nam và Hàn Quốc. Qua các truyện cổ tích: Khói bay nghi ngút,Gạo thượng hạng, đá thượng hạng, Rùa và Thạch Anh, Khi tượng Phật khóc ra máu, Kén dâu, Chàng trai cứu bốn mạng người, Ô và giầy rơm, Bí quyết gia đình hoà thuận…(Hàn) và các truyện: Cường bạo đại vương, Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng, Vợ chàng Trương, Chàng rể thong manh, Em bé thông minh, Phân xử tài tình, Cô gái lấy chồng hoàng tử, Nàng Xuân Hương, Bán tóc đãi bạn, Tra tấn hòn đá,Cố ghép…(Việt) chúng ta thấy làng ở Việt Nam, Hàn Quốc thời xưa có nhiều điểm tương đồng. Theo mở đầu của các câu chuyện, Việt NamvàHàn Quốc có các dạng làng như: làng ven biển, làng trên đảo, làng ven đồi, làng ven sông… Các làng chủ yếu làm nông nghiệp, có làng làm thủ công (gốm, tơ lụa, đúc đồng, chạm khắc đồ gỗ…) và có làng gần sông, biển thường gắn với hoạt động đánh bắt cá… Các hình ảnh quen thuộc của làng xã được kể tới trong truyện đó là cây tre, các xóm ngõ, các công trình kiến trúc tín ngưỡng và tôn giáo như đình, đền, chùa… Hình ảnh ngôi làng còn gắn với cây cổ thụ toả bóng mát quanh năm. Làng là một xã hội thu nhỏ, đóng kín, có tục lệ riêng, là biểu hiện của nền kinh tế nông nghiệp lúa nước mang tính tự cấp tự túc là chủ yếu.Trong làng có những quy định nghiêm ngặt, nếu ai vi phạm sẽ bị làng lên án, mọi người xa lánh và những ai có đạo đức phẩm chất sáng ngời được làng xã ngợi ca, tin yêu. Giữa người với người trong làng có mối quan hệ gần gũi, gắn gó. Mọi người trong trong làng có tinh thần đùm bọc, đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau: Bí quyết gia đình hoà thuận, Con dâu dạy dỗ mẹ chồng, Chàng trai cứu bốn mạng người ( Hàn), Tra tấn hòn đá, Nguyễn Khoa Đăng (Việt).

Làng ởViệt Nam, Hàn Quốc thường có những ngày lễ hội để cố kết các thành viên, mang đến nhiều niềm vui cho dân làng sau những thời gian lao động vất vả: Bợm già mắc bẫy hay là mưu trí đàn bà, Anh chàng họ Đào (Việt), Con đường có mùa xuân tới, Sự ngạc nhiên của nhà sư (Hàn). Qua các truyện cổ tích chúng ta thấy, người dân hai nước khi đến lễ hội đều mong ước những điều tốt đẹp, là không gian mọi người gặp gỡ, giao tiếp, chia sẻ mọi tâm tư, tình cảm. Các truyện cổ tích của người Hàn mà chúng tôi khảo sát có nhiều truyện kể về phong tục chọn địa thế tốt để làm nhà, xây mộ ở các làng: ” thầy phong thuỷ cũng đi khắp ngôi làng để tìm địa thế tốt”( Giả làm thần núi)[9, tr. 294]. Chọn được địa thế tốt là việc quan trọng, quyết định đến sự hưng thịnh của mỗi gia đình và làng xóm. Truyện Bùi Cầm Hổ của người Việt cũng đề cập đến phong tục này.

Việt Nam và Hàn Quốc là hai nước từ xưa đã xuất hiện sự phân biệt về thân phận, địa vị và sự phân chia giai cấp (giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột)nên làng quê ở Việt Nam và Hàn Quốc có điểm tương đồng về sự phân biệt giàu – nghèo và tồn tại mối quan hệ giữa địa chủ, nhà giàu với người nông dân. Không phải địa chủ, nhà giàu nào cũng là những kẻ bóc lột xấu xa, cũng có những người tốt, nhân từ nhưng nổi bật trong các truyện cổ tích vẫn là những phần tử lấy sức mạnh tiền tài để ức hiếp dân lành do đó quan hệ giữa địa chủ, nhà giàu với người nông dân nghèoluôn cómâu thuẫn. Người Việt có truyện Sự tích chim năm-trâu-sáu-cột và chim bắt-cô-trói-cột, người Hàn có truyện Bán bóng râm của cây, Túi tiền và túi bánh gạo, Dâu tây mùa đông…

3.2.5.2. Khác biệt

3.2.6.Không gian kinh thành

3.2.6.1. Tương đồng

Không gian kinh thành xuất hiện với tần số cao trong truyện cổ tích Việt Nam, Hàn Quốc: 26 truyện/88 truyện của người Việt, 20 truyện/90 truyện của người Hàn. Kinh thành là nơi tấp nập, nhộn nhịp, hoạt động buôn bán phát triển, hàng hoá phong phú, đa dạng; có nhiều loại hàng hoá quen thuộc với người ở kinh thành nhưng lại xa lạ đối với người nông dân. Phản ánh hiện thực này, người Hàn có chuyện Thiếp trong gương: không gian kinh thành rộng lớn “Sau vài ba ngày đi hết đường này phố kia”[9, tr.397],có nhiều cửa hàng và có cả tiệm chuyên bán hàng cho phụ nữ: “Ngày hôm sau, đi hết nơi này đến nơi khác, cuối cùng ông cũng tìm được chỗ bán hàng cho đàn bà con gái.”[9, tr.398]. Bộ mặt kinh thành được truyện cổ tích người Việt quan tâm nhiều đến khía cạnh sinh hoạt: có nhiều câu chuyện về những thầy đồ dạy học, những anh học trò đi học, đi thi ( Trinh phụ hai chồng, Bán tóc đãi bạn). Kinh thành là trung tâm, nơi tích tụ giàu sang: ” Ngày ấy ở kinh thành Thăng-long phố xá buôn bán đã mọc lên san sát. Nhiều cửa hiệu to lớn cất đủ mọi thứ hàng như gấm vóc, tơ lụa, pha lê, đồ sứ…”( Bà lớn đười ươi)[2, tr.641].

Kinh thành là nơi ở của vua, quý tộc, quan lại, cũng là nơi đến của những người bình dân để tỏ lòng thành với nhà vua. Các nhân vật hiền lành, lương thiện, thông minh được vua yêu quí, ban thưởng đã thể hiện khao khát của người bình dân về một chế độ xã hội tốt đẹp, công bằng: Đồng tiền Vạn lịch, Em bé thông minh (Việt), Con trâu đổi lấy quả hồng (Hàn).

Mặt trái của không gian kinh thành cũng được người Việt và người Hàn phản ánh. Ở không gian này, mối quan hệ giữa người với người bị chi phối rất lớn bởi đồng tiền: “Người kinh thành luôn nhìn vào vẻ bề ngoài của một người để đối đãi với người đó. Dù là một kẻ vô lại phóng đãng nghèo kiết xác nhưng ăn mặc nhìn bóng bẩy lượt là một chút, đeo cung tên bước đi trên phố thì thế nào người ta cũng nghĩ là kẻ có tiền và đối đãi rất nhiệt tình..”( Danh thủ bắn cung dỏm)[9, tr.218-219).Tác giả dân gian Việt xây dựng nhóm ngườitrong truyện Bà lớn đười ươi mang bản chất tham lam, gian xảo. Hiểu rõ những người buôn bán nơi thị thành đánh giá người khác qua vẻ bên ngoài, những kẻ gian đã lấy được lòng tin của người bán và lừa gạt họ dễ dàng.

3.2.6.2. Khác biệt

Những mặt trái, tiêu cực nảy sinh nơi kinh thành được người Việt phản ánh rõ nét trong các truyện cổ tích Quận Gió, Bà lớn đười ươi: những kẻ lưu manh lấy chợ búa, thành thị làm nơi hoạt động, náu mình. Không gian kinh thành tồn tại mối quan hệ giữa nhà vua với người dân nhưng quan hệ này có nhiều mâu thuẫn, phức tạp. Truyện Vua Heo cho chúng ta thấy sự bất bình của người dân trước thái độ, hành động của nhà vua và đứng lên chống lại triều đình bằng cách đi theo một nhóm người có cùng chí hướng. Sau khi thành công, nhân vật tự xưng làm vua. Các truyện cổ tích Hàn Quốc không đề cập đến khía cạnh nội dung này.

Kết luận

1. Không gian trong truyện cổ tích là một phương diện thi pháp của thể loại truyện cổ tích, mang đặc trưng thể loại rất rõ, thể hiện quan điểm của nhân dân về con người, xã hội và cuộc sống của các vùng miền, qua nhiều thời gian. Không gian biển, không gian gia đình, không gian lễ hội, không gian chợ, làng và không gian kinh thành xuất hiện trong truyện cổ tích của hai nước Việt Nam, Hàn Quốc góp phần làm cho cốt truyện phát triển, phản ánh phạm vi hoạt động của nhân vật, phản ánh đời sống vật chất và đời sống tinh thần phong phú, đa dạng của hai dân tộc. Qua đó, tác giả dân gian Việt và tác giả dân gian Hàn muốngiáo dục cho mọi thế hệ con cháu của đất nước mình những bài học quý giá, tiếp thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thắp sáng niềm tin về một tương lai tốt đẹp.

2. Những mâu thuẫn, bi kịch diễn ra trong không gian gia đình, không gian kinh thành, không gian làng được người Việt kể chi tiết, cụ thể và phản ánh ở nhiều khía cạnh khác nhau. Mặt trái, tiêu cực nảy sinh ở các không gian cũng được phản ánh sinh động. Các không gian trong truyện cổ tích của người Hàn mà chúng tôi đã khảo sát không đi sâu phản ánh về mặt trái, mặt tiêu cực tồn tại ở các không gian khác nhau. Tần số xuất hiện của các loại không gian trong truyện cổ tích hai nước cũng khác nhau.

3. Qua các loại không gian xuất hiện trong truyện cổ tíchsinh hoạt, chúng ta cũng thấy được sự tương đồng và khác biệt về văn hoá của hai nước Việt Nam, Hàn Quốc (tín ngưỡng bản địa Shaman và Nho giáo ảnh hưởng đậm nétđến đời sống tâm linh của người Hàn nhưng Người Việt lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trần Thị An (2003), Những biểu tượng không gian thiêng trong truyền thuyết dân gian người Việt, Tổng tập Văn học dân gian người Việt (tập 19, nhận định và tra cứu), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.724-744.

Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Nxb Giáo dục

Chu Xuân Diên, Lê Chí Quế (2001), Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam, phần truyện cổ tích người Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, Nxb Đà Nẵng.

Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục

Kang Jeong Hoon (2008), Con đường có mùa xuân tới (Truyện cổ tích Hàn Quốc), Nxb Giáo dục, TP.HCM.

Jeon Hye Kyung (2005), Nghiên cứu so sánh truyện cổ Hàn Quốc và Việt Nam thông qua tìm hiểu sự tích động vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Đặng Văn Lung (chủ biên) (1998), Truyện cổ Hàn Quốc, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.

Seo Jeong Oh (2011), 100 truyện ngày xưa đặc sắc Hàn Quốc, Nxb Hội Nhà văn.

Nguyễn Bá Thành (1996), Tương đồng văn hoá Việt Nam – Hàn Quốc, Nxb Văn hoá-Thông tin, Hà Nội.

Trần Ngọc Thêm (2008), Văn hóa Korea (tập bài giảng dành cho sinh viên ngành Hàn Quốc học, Trường Đại học Đà Lạt.

Lê Quang Thiêm (1998), Văn hoá, văn minh và yếu tố văn hoá truyền thống Hàn, Nxb Văn học, Hà Nội.

Cho Myeong Sook, Vương Thị Hoa Hồng (dịch và biên soạn)(2007), Những truyện cổ hay Hàn Quốc, Nxb Viện nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Hàn – Việt.

14. Nhiều tác giả (Trần Thị Bích Phượng dịch)(2010), Những bài giảng văn học Hàn Quốc, Nxb Văn học.

Các Phương Thức Biểu Đạt Trong Văn Bản, Thơ Chi Tiết Cùng Ví Dụ

Có 6 phương thức biểu đạt

1. Tự sự:

Là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc.

Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống.

: ” Hắn về lần này trông khác hằn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai con mắt gườm gườm trong gớm chết! Hắn mặt cái quần nái đen với áo tây vàng.

Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!” ( Chí Phèo- Nam Cao )

2. Miêu tả:

Là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.

Vd:”Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này.” (Trích Tuỳ bút Người lái đò Sông Đà -Nguyễn Tuân)

3. Biểu cảm:

Là một nhu cầu của con người trong cuộc sống bởi trong thực tế sống luôn có những điều khiến ta rung động (cảm) và muốn bộc lộ (biểu) ra với một hay nhiều người khác.

PT biểu cảm là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.

Vd:”Đò lên Thach Hãn ơi chèo nhẹ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm. Có tuổi hai mươi thành sóng nước Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.”

(Lê Bá Dương, Lời người bên sông)

4. Thuyết minh:

Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải,,…những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết.

:”Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con người không thể sống thiếu nước. Nước chiếm khoảng 58 – 67% trọng lượng cơ thể người lớn và đối với trẻ em lên tới 70 – 75%, đồng thời nước quyết định tới toàn bộ quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con người. Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Protein và Enzyme sẽ không đến được các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện giải mất đi và cơ thể không thể hoạt động chính xác. Tình trạng thiếu nước do không uống đủ hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của não bởi có tới 80% thành phần mô não được cấu tạo từ nước, điều này gây trí nhớ kém, thiếu tập trung, tinh thần và tâm lý giảm sút…” (Nanomic.com.vn)

5. Nghị luận:

Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.

Vd:”Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh thì phải có nhiều người tài giỏi. Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai” (Tài liệu hướng dẫn đội viên)

6. Hành chính – công vụ:

Là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí [thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…

Các đề tài môn văn được các bạn học sinh quan tâm nhiều

Top 10 Phim Hoạt Hình Cổ Tích Thế Giới Hay Nhất 2022

Ai cũng đã từng trải qua thời thơ ấu, và hẳn những bộ phim hoạt hình cổ tích thế giới luôn là điều hấp dẫn cuốn hút chúng ta nhớ lại những kỷ niệm đẹp. Cùng 10Hay điểm qua top 10 phim hoạt hình cổ tích thế giới hay nhất dành cho cả trẻ em và người lớn.

1. Phim hoạt hình cổ tích thế giới nổi tiếng nhất – LỌ LEM- Cinderella

Dựa theo truyện cổ tích cùng tên của anh em nhà Grimm. Cinderella được Walt Disney cho ra mắt lần đầu trong phiên bản phim hoạt hình cổ tích thế giới này vào năm 1950. Chuyện phim kể về cô gái trẻ Ella mồ côi cha mẹ từ sớm và phải ở với dì ghẻ.

Mong muốn được nhìn thấy cha nở lại nụ cười trên môi. Ella háo hức đón mẹ kế và hai cô con gái của bà ta về căn nhà của mình. Khi cha đột ngột qua đời, Ella phải đối mặt với sự tàn ác và ghẻ lạnh của mẹ kế và hai cô con riêng. Từ cô tiểu thư nhỏ, Ella bỗng chốc trở thành một nô lệ trong chính ngôi nhà của mình.

Bất chấp sự đối xử tệ bạc của bà ta, Ella vẫn vui vẻ sống và tin yêu vào cuộc đời. Như lời dạy của mẹ trước lúc trước “hãy luôn dũng cảm và hòa nhã với mọi người”.

2. “How To Train Your Dragon” (2010) – Bí kíp luyện rồng

Hãng phim DreamWorks Animation nổi tiếng với sự đa dạng về những thể loại phim hoạt hình khác nhau. Từ những bộ phim gần như là hoàn hảo (“Kung Fu Panda”, “Shrek”), mang tính giải trí cao (“Madagascar 3”). Cho đến những tác phẩm không được đánh giá cao (“Shark Tale”, “Shrek 3”). Nhưng dù thu lại được số lượng lớn doanh thu phòng vé, hãng phim DreamWorks luôn là cái bóng của Pixar. Cho đến khi “How To Train Your Dragons” được ra mắt và tạo nên tiếng vang lớn. Bộ phim tập trung vào mối quan hệ của cậu bé người Viking với chú rồng của mình. Cùng với công nghệ 3D đẹp mắt, thế giới được xây dựng trong phim hùng vĩ kết hợp với những hiệu ứng đặc sắc. Và không như những bộ phim trước đó của DreamWorks khi chỉ tuyển trọn những ngôi sao nổi tiếng để đóng các nhân vật của mình. Với “How To Train Your Dragon”, các nhà làm phim đã tập trung vào nội dung của phim và kết quả là một thắng lợi tuyệt đối.

3. Frozen: Nữ hoàng băng giá

Có thể nhiều người sẽ ao ước sở hữu phép thuật, song đó chắc chắn không phải nàng công chúa Elsa. Ngay từ nhỏ, cô đã có khả năng kỳ diệu là tạo ra băng tuyết cũng như điều khiển những con gió.

Nhưng chính khả năng ấy đã vô tình gây thương tích cho em gái Anna. Anna được các quỷ lùn chữa trị và cái giá phải trả là cô bé hoàn toàn quên mất việc chị mình có năng lực đặc biệt. Không những thế, đức vua và hoàng hậu còn phải cách ly Elsa trong căn phòng kín để phép thuật của cô không phát tác. Điều đó khiến tuổi thơ hai chị em Elsa và Anna bị tách rời

4. CUỘC PHIÊU LƯU CỦA NHÀ CROODS

Lấy bối cảnh thời kỳ tiền sử, nơi đó chỉ còn một gia đình còn sống sót nhờ vào nguyên tắc khắc nghiệt của người cha Grug: “Không bao giờ được rời khỏi hang động của mình và không được tìm hiểu những điều mới lạ”. Eep là cô con gái lớn luôn tò mò về thế giới xung quanh. Mọi chuyện bỗng chốc thay đổi khi cô gặp Guy. Một anh chàng hết sức thú vị với những phát minh lạ thường như lửa, dây nịt, giày … Và những thông tin anh chàng Guy mang tới đã đưa cả gia đình Croods vào một cuộc phiêu lưu mà họ không hề ngờ tới.

5. “Wall-E” (2008)

Dựa theo ý tưởng của đạo diễn Andrew Stanton về một Trái Đất đang chết dần trong biển rác. Nhân loại đã từng sinh sống trên hành tinh xinh đẹp này phải rời bỏ nó. Wall-E là một chú robot được thiết kế chuyên xử lý rác thải trên Trái Đất. Tình cờ một ngày nọ, Wall-E gặp được rôbốt Eve và nảy sinh tình cảm. Chú quyết định theo chân nàng phiêu lưu vào không gian.

6. Lilo & Stitch: Phép màu yêu thương

Lilo Và Stitch là một phim hoạt hình của Walt Disney Pictures phát hành năm 2002. Phim kể về các chuyến phiêu lưu đi tìm các thí nghiệm thất lạc. Câu chuyện diễn biến xoay quanh hai nhân vật chính là Lilo và chú chó Stitch. Trở thành một trong số những bộ phim hoạt hình nổi bật nhất của Disney. Chris Sanders và Dean DeBlois cùng nhau viết kịch bản và đạo diễn bộ phim. Lilo & Stitch đã nhận được đề cử cho Giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất năm 2002. Giải thưởng sau đó đã thuộc về Vùng đất linh hồn (Bản Tiếng Anh của Spirited Away cũng được phát hành bởi Walt Disney..

7. Phim hoạt hình cổ tích thế giới Snow White & The Seven Dwarfs (Nàng bạch tuyết và 7 chú lùn)

Bộ phim hoạt hình cổ tích thế giới Nàng Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn chuyển thể từ câu chuyện cổ tích cùng tên. Tại một vương quốc nọ, hoàng hậu hạ sinh một công chúa. Da trắng như tuyết, môi đỏ như máu đào, tóc đen nhánh như gỗ mun, và tất nhiên nàng tên là Bạch Tuyết. Rồi hoàng hậu qua đời, vua cha cưới vợ khác với hy vọng người mẹ kế sẽ chăm sóc cho công chúa. Nhưng nếu mọi chuyện tốt đẹp như ông dự định thì câu chuyện này đã không được kể lại.

Bà hoàng hậu mới thực chất là một mụ phù thủy bề ngoài xinh đẹp tuyệt trần. Nhưng bên trong lại luôn ghen ghét đố kị với người khác. Chính lòng ghen tị nhỏ nhen này đã đẩy Bạch Tuyết vào vòng nguy hiểm. Cuộc cạnh tranh sắc đẹp bất đắc dĩ thậm chí đã khiến nàng suýt mất mạng. Bộ phim mang đến cho người xem những phút giây quay về với tuổi thơ cổ tích thần kỳ.

8. Chuyện Thần Tiên Ở New York

Câu chuyện được bắt đầu tại xứ sở cổ tích thơ mộng. Giselle là một thiếu nữ xinh đẹp nì, hát hay nì, chăm chỉ. Cũng như bao nhân vật nữ khác trong thế giới truyện cổ tích, cô đang chờ ngày tay trong tay cùng chàng Hoàng tử của đời mình. Hoàng tử Edward và cùng chàng sống hạnh phúc mãi mãi. Như câu kết Ever after hay xuất hiện cuối phim.Và dĩ nhiên là nếu mọi chuyện được như thế thì còn gì bộ phim để chúng ta xem nữa. Mẹ kế của Edward, Nữ hoàng Narissa ác độc, và cũng là một phù thủy đấy quyền năng. Bà không hề tán thành cuộc hôn nhân này. Bởi vì, khi chàng Hoàng tử kết hôn chính là lúc bà phải nhường ngôi báu lại cho chàng. Mà bà thì dĩ nhiên chẳng muốn nhường ngôi cho chàng hoàng tử.

9. Toy Story 3 (2010)

Không đơn thuần là những câu chuyện hài hước xoay quanh nhóm đồ chơi của cậu bé Andy. Phần ba của Toy Story đem đến cho người xem, những cảm xúc bồi hồi khó tả. Chuyện phim diễn ra khi cậu chủ Andy chuẩn bị bước chân vào ngưỡng cửa đại học. Phải từ bỏ những người bạn thân thuở ấu thơ của mình. Cuộc chia tay ở trong phim gợi nhắc khán giả nhớ đến việc: “Mỗi người phải từ bỏ tuổi thơ để có thể trưởng thành”.

Sau khi người vợ yêu dấu Ellie qua đời, ông lão Carl Fredrickson sống trong cô độc và xa lánh mọi người. Trước nguy cơ bị đẩy vào viện dưỡng lão, Carl quyết định “mang đi” cả căn nhà bằng chùm bong bóng đủ màu sắc. Phiêu lưu đến những vùng đất mà vợ ông khi còn sống chưa thể đặt chân tới. “Vướng theo” ngôi nhà bay là Russell, cậu nhóc hướng đạo sinh mập mạp. Chính chú bé hồn nhiên đã giúp ông lão thoát khỏi vỏ bọc cô độc bấy lâu. Phân cảnh đầu phim mô tả lại cuộc hôn nhân của Carl và Ellie lấy đi nhiều nước mắt khán giả. Bởi nó thể hiện mối tình đẹp giữa hai nhân vật từ thuở thiếu thời cho tới lúc đầu bạc răng long.

Truyện Cổ Tích Việt Nam Vào Sách Của Học Sinh Nhật Bản

Truyện cổ tích Việt Nam trong sách tham khảo của Nhật Bản

Trong số các truyện cổ tích được tuyển chọn vào các sách tham khảo môn Quốc ngữ dành cho học sinh tiểu học Nhật Bản, thật bất ngờ có cả một truyện cổ tích của Việt Nam. Bất ngờ hơn nữa là câu chuyện cổ tích này không mấy phổ biến đối với đại đa số người Việt, và không nằm trong số các truyện cổ tích học sinh Việt Nam được học trong sách giáo khoa như “Tấm Cám”, “Hai cây khế”, “Sọ Dừa”, “Cây tre trăm đốt”, “Thạch Sanh”, “Bánh chưng bánh giày”…

Vậy thì câu chuyện cổ tích của Việt Nam được người Nhật dịch và giới thiệu cho học sinh tiểu học và phụ huynh Nhật Bản là câu chuyện nào?

Một lựa chọn đầy bất ngờ

Đó là truyện cổ tích “Con bướm vô hình”. Truyện này được dịch và giới thiệu trong cuốn sách “Những câu chuyện có thể đọc trong 10 phút dành cho học sinh lớp 2” do các tác giả Oda Nobuko (sinh năm 1937, nhà văn chuyên viết truyện đồng thoại) và Kogure Masao (1939-2007, nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi) biên soạn, NXB Gakken xuất bản năm 2005.

Cuốn sách này tập hợp 12 câu chuyện cổ tích của Nhật Bản và các nước khác như Mông Cổ, Việt Nam. Truyện “Con bướm vô hình” được kể từ trang 159 đến trang 173 và có kèm theo tranh vẽ minh họa. Bên dưới tiêu đề ghi rõ “Truyện của Việt Nam”.

Truyện kể rằng ở gần một con sông nọ có một người làm nghề đánh cá. Anh là một người vui tính nên dù có đánh được cá hay không anh vẫn luôn vui vẻ và hay giúp đỡ mọi người.

Vào một buổi tối nọ khi đi đánh cá, anh nghe thấy tiếng sáo và tiếng trẻ con nô đùa trên thượng lưu con sông. Quá tò mò anh chèo thuyền ngược sông tìm tiếng sáo. Đến nơi, anh thấy bên bờ sông dưới tán cây lớn có một ông già râu dài đang nhảy múa cùng với 5, 6 đứa trẻ.

Khi thấy người đánh cá, ông già nói với anh rằng ông biết anh rất rõ và mời anh cùng nhảy múa. Người đánh cá nhập hội và nhảy múa say mê dưới ánh trăng.

Lúc chia tay, ông già tặng người đánh cá chiếc áo choàng và đôi giày. Rồi ông và lũ trẻ biến mất.

Từ đó trở đi người đánh cá hàng đêm mặc chiếc áo ông già cho và đánh cá trên sông. Khi nghe tiếng hát ấy dân làng liền kéo nhau đi tìm người đánh cá nhưng không ai tìm được vì khi mặc chiếc áo và đi đôi giày ông già tặng thì người đánh cá liền trở nên vô hình. Khi chỉ đi giầy, anh biến thành một con bướm có thể bay đi khắp nơi.

Một năm nọ, ở nước của người đánh cá bị mất mùa lớn. Rất nhiều người chết đói nhưng vị vua lười nhác không phát gạo còn chất đầy trong kho cho dân. Trước cảnh ấy, người đánh cá động lòng thương liền mặc áo, đi giày vào rồi đi vào kho của nhà vua trộm gạo rồi bí mật chia cho dân.

Khi thấy gạo trong kho vơi đi, nhà vua rất tức giận ra lệnh cho quân lính canh phòng cẩn mật.

Một đêm nọ khi thấy trong kho có tiếng động, quân lính kéo tới thì thấy gạo vương vãi đầy kho và một con bướm lớn bay ra. Quân lính đuổi theo, nhưng trời tối nên bướm bay mất.

Đêm đó, do vội mà người đánh cá quên mặc áo nên đã biến thành con bướm mắt thường vẫn nhìn thấy. Sáng ra quân lính lần theo dấu gạo rơi và bắt được người đánh cá.

Vua tức giận ra lệnh giam người đánh cá vào ngục tối. Khi người đánh cá bị giam một năm thì ở bên ngoài quân giặc từ nước láng giềng kéo tới xâm lược. Quân giặc rất mạnh làm nhà vua lo lắng. Biết tin, người đánh cá nói với vua sẽ ra đánh tan quân giặc.

Nhà vua liền thả người đánh cá ra khỏi ngục. Người đánh cá liền mặc áo, đi giày và đi vào tận doanh trại quân giặc giết được viên tướng chỉ huy khiến cho quân nước láng giềng đại bại. Quân giặc phải xin lỗi và đất nước trở lại hòa bình.

Nhà vua rất mừng liền tỏ ý ban thưởng cho người đánh cá chức tước, của cải và đất đai, nhưng người đánh cá xin trở về tự do làm nghề cũ. Vua phải bằng lòng. Từ đó, người dân trong làng lại nhìn thấy chàng trai đó đánh cá trên sông. Chàng vừa đánh cá vừa hát vui vẻ như đã từng trước đó.

Có nhiều phiên bản khác nhau ở Việt Nam

Nếu đọc câu chuyện trên hẳn nhiều người Việt Nam sẽ rất ngỡ ngàng, thậm chí không hề biết đến truyện cổ tích này.

Bản thân tôi khi đọc nó đã vô cùng kinh ngạc vì trước đó chưa từng được đọc truyện cổ tích nào tương tự. Sau khi đọc xong và tra cứu trên mạng, thì thấy truyện này tương ứng với truyện “Quan Triều” hay “Chiếc áo tàng hình” vốn đã được giáo sư Nguyễn Đổng Chi tập hợp lại trong sách “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”.

Tuy nhiên, nếu so sánh ta sẽ thấy có nhiều điểm khác biệt giữa truyện cổ tích “Con bướm vô hình” được giới thiệu ở Nhật với truyện “Quan Triều” và các khảo dị của nó.

Chẳng hạn ở phiên bản của người Việt, các địa danh, tên người rất cụ thể trong khi trong sách Nhật thì chỉ nói chung chung là người đánh cá.

Câu chuyện trong sách của Nhật Bản cũng không có các chi tiết như người đánh cá dùng chiếc áo tàng hình để trừng trị các tên quan lại gian ác hay “cướp của người giàu chia cho người nghèo”.

Cái kết cũng rất khác nhau. Chàng trai trên “Triều” trong sách của Việt Nam sau khi đánh thắng giặc thì được vua ban thưởng, cho làm quan to và gả con gái cho. Khi chết thì “Quan Triều” còn được dân lập đền thờ. Trong khi đó chàng trai đánh cá trong sách của người Nhật lại từ chối làm quan, từ chối phần thưởng và trở về sống tự do, vui vẻ với nghề cũ.

Sự khác biệt ấy gợi nên rất nhiều liên tưởng thú vị. Cũng không rõ nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt đó. Có phải các tác giả biên soạn người Nhật đã biên tập, chỉnh sửa truyện cổ tích “Quan Triều” hay “Chiếc áo tàng hình” của Việt Nam cho phù hợp hơn với tâm lý học sinh Nhật Bản, hay họ đã tiếp cận truyện cổ tích này từ một khảo dị nào đó.

Nguyễn Quốc Vương