Truyện Tranh Cổ Tích Doraemon / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Tải Về Tranh Truyện Cổ Tích Việt Nam

Định dạng PDF là gì? Đây là một định dạng tài liệu đề cập đến tài liệu điện tử Tranh Truyện Cổ Tích Việt Nam – Phù Thủy Sợ Ma PDF và các loại sau. Đây là định dạng tập tin phổ quát được phát triển bởi Adobe, và tất cả các phông chữ, định dạng, đồ hoạ và màu sắc của tài liệu nguồn được bảo toàn cho dù ứng dụng hoặc nền tảng được sử dụng để tạo ra chúng. Trong những năm đầu, chúng tôi công bố tài liệu trên máy tính để bàn sử dụng Tranh Truyện Cổ Tích Việt Nam – Phù Thủy Sợ Ma Định dạng PDF và trao đổi tài liệu giữa các chương trình khác nhau và hệ điều hành. Do sự độc lập nền tảng, nó lan truyền trên Internet như một phương tiện trao đổi tài liệu. Điều này đã làm tăng việc thực hiện công nghiệp phần mềm và chiếm vị trí thống lĩnh như là một dạng tài liệu được cấy ghép. Để hiển thị sách bằng PDF Tranh Truyện Cổ Tích Việt Nam – Phù Thủy Sợ Ma định dạng, phần mềm đặc biệt cần thiết tại thời điểm hiện tại là cần thiết. Tuy nhiên, Adobe cung cấp cho Acrobat Reader, bạn có thể tải xuống miễn phí và xem cuốn sách rõ ràng. Ngoài ra, hầu hết các trình duyệt đều có plugin để hiển thị Tranh Truyện Cổ Tích Việt Nam – Phù Thủy Sợ Ma Tập tin PDF. Tạo tài liệu PDF bằng PDF Tranh Truyện Cổ Tích Việt Nam – Phù Thủy Sợ Ma thường là một hoạt động rất đơn giản, tùy thuộc vào gói phần mềm bạn sử dụng, nhưng chúng tôi khuyên bạn nên Adobe. Các phần mềm khác sẽ giúp bạn mở PDF Tranh Truyện Cổ Tích Việt Nam – Phù Thủy Sợ Ma sẽ bao gồm LibreOffice và Wordperfect (phiên bản 9 trở lên). Nếu bạn chuyển đổi một tài liệu hiện có sang PDF Tranh Truyện Cổ Tích Việt Nam – Phù Thủy Sợ Ma hoặc chuyển đổi tài liệu PDF sang định dạng tập tin khác, bạn có thể chuyển đổi tài liệu sang PDF. Nhiều nhà phát triển cung cấp phần mềm chuyển đổi PDF Tranh Truyện Cổ Tích Việt Nam – Phù Thủy Sợ Ma để định dạng khác nhau, nhưng tôi khuyên bạn nên nó để Adobe. Thông tin tác giảVăn ỐcVào trang riêng của tác giảXem tất cả các sách của tác giảThành PhóngVào trang riêng của tác giảXem tất cả các sách của tác giảNgày xửa ngày xưa, ở một làng kia, có một thầy phù thủy chuyên hành nghề trừ ma tróc quỷ. Làng trên bản dưới đều đồn rằng thầy cao tay ấn. Nhà nào mỗi khi có việc phải mời thầy cũng đều đón rước trọng vọng.Nhưng ma tà quỷ quái cũng không có nhiều, nên thầy thường chỉ đi cúng bái quẩn quanh, nay cúng cầu an nhà này, mai lễ giải hạn nhà nọ. Đến cúng nhà người ta, thầy chỉ tay năm ngón, bảo gia chủ sắp xếp vàng hương cỗ bàn, rồi miệng lầm rầm khấn vái, tay tung xèng xin đài, sau rốt vắt chân chữ ngũ đánh chén. Xong việc ngoài tiền thù lai lại lấy cả cỗ cúng mang về. Thật là một cái nghề kiếm ăn tốt.Tính thầy rất là ta đây, rượu vào là khoe mẽ. Thôi thì các loại ma chai ma lọ, ma xó ma gà, mẹ ranh ông mãnh thầy đều tay bắt quyết, tay phóng bùa, miệng niệm chú mà trừ tiệt đuổi sạch. Ma chài quỷ ám kiểu gì hễ roi dâu thầy quất nước giải thầy đổ thì cũng phải chạy ráo.Ai nghe chuyện của thầy cũng phải lắc đầu lè lưỡi, sinh lòng e sợ…Mời bạn đón đọc. Tranh Truyện Cổ Tích Việt Nam – Phù Thủy Sợ Ma PDF đại diện cho định dạng của tài liệu sẽ được chuyển. Trong trường hợp này, định dạng sách điện tử được sử dụng để hiển thị các tài liệu dưới dạng điện tử, bất kể phần mềm, phần cứng hoặc hệ điều hành, được xuất bản dưới dạng sách (Tranh Truyện Cổ Tích Việt Nam – Phù Thủy Sợ Ma PDF). Tranh Truyện Cổ Tích Việt Nam – Phù Thủy Sợ Ma Định dạng PDF được phát triển bởi Adobe Systems như là một định dạng tương thích phổ quát dựa trên PostScript bây giờ Tranh Truyện Cổ Tích Việt Nam – Phù Thủy Sợ Ma Sách PDF. Điều này sau đó đã trở thành một tiêu chuẩn quốc tế về trao đổi tài liệu và thông tin dưới dạng PDF. Adobe từ chối kiểm soát việc phát triển tệp PDF trong ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế) và sách Tranh Truyện Cổ Tích Việt Nam – Phù Thủy Sợ Ma PDF trong năm 2008, nhưng PDF đã trở thành một “tiêu chuẩn mở” của nhiều sách. Các đặc điểm kỹ thuật của phiên bản hiện tại của PDF Tranh Truyện Cổ Tích Việt Nam – Phù Thủy Sợ Ma (1.7) được mô tả trong ISO 32000. Ngoài ra, ISO sẽ chịu trách nhiệm cập nhật và phát triển các phiên bản trong tương lai (Tranh Truyện Cổ Tích Việt Nam – Phù Thủy Sợ Ma PDF 2.0, tuân thủ ISO 3200-2, sẽ được công bố vào năm 2015). Vui lòng tải xuống Tranh Truyện Cổ Tích Việt Nam – Phù Thủy Sợ Ma PDF sang trang của chúng tôi miễn phí.

Tranh Truyện Cổ Tích Việt Nam – Phù Thủy Sợ Ma chi tiết

Tác giả: Văn Ốc

Nhà xuất bản: Nxb Mỹ thuật

Ngày xuất bản:

Che: Bìa mềm

Ngôn ngữ:

ISBN-10: 8936024915001

ISBN-13:

Kích thước: 15 x 21 cm

Cân nặng: 100.00 gam

Trang: 28

Loạt:

Cấp:

Tuổi tác:

Tranh Truyện Cổ Tích Việt Nam – Phù Thủy Sợ Ma Bởi Văn Ốc Pdf tải torrent miễn phí

Cuộc Đấu Tranh Của Người Nông Dân Trong Truyện Cổ Tích

(Nghiên cứu so sánh Truyện Bác nông dân và con quỷ – Đức và Trí khôn của ta đây – Việt Nam)

Truyện cổ tích nói riêng, văn học dân gian nói chung, là tiếng nói của tập thể nhân dân lao động. Qua các câu truyện cổ tích, những nét văn hóa trong quá khứ của dân tộc được phản chiếu phong phú, sinh động. Đến với truyện cổ tích, ở mỗi lứa tuổi khác nhau, mỗi trình độ tiếp nhận khác nhau, người đọc đều có thể tìm thấy những nét lí thú, những khám phá mới mẻ từ trong các câu truyện xưa cũ, quen thuộc.

Trong các câu truyện cổ tích của các dân tộc trên thế giới, ta đều thấy những kết thúc có hậu, những công thức quen thuộc và giống nhau đến kì lạ. Quen thuộc đến mức chỉ cần đọc đoạn đầu của truyện là ta có thể biết được truyện sẽ kết thúc thế nào. Giống nhau đến mức nhàm chán và dễ nhầm lẫn từ truyện này sang truyện khác. Vậy đâu là sự khác biệt trong những câu truyện rất giống nhau này? Sự khác biệt đó liệu có ý nghĩa gì không?

Đề tài Cuộc đấu tranh của người nông dân trong truyện cổ tích (Nghiên cứu so sánh Truyện Bác nông dân và con quỷ – Đức và Trí khôn của ta đây – Việt Nam) nhằm tìm hiểu những điểm tương đồng và dị biệt trong hai truyện cổ tích giống nhau của hai dân tộc ở cách xa nhau. Từ đó, ta có thể hiểu thêm về những nét văn hóa đặc trưng của hai dân tộc này.

Đã từ lâu, các nhà nghiên cứu dân tộc học, văn hóa học coi truyện cổ tích là kho tư liệu vô giá. Ngành dân tộc học có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng truyện cổ tích với tư cách là tư liệu khảo sát như Văn hóa nguyên thủy (E.B.Tylor), Cành vàng (James George Frazer).

Tuy nhiên, hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào so sánh cấu trúc, chức năng hai tác phẩm cụ thể.

 Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là Cuộc đấu tranh của người nông dân trong truyện cổ tích (Nghiên cứu so sánh Truyện Bác nông dân và con quỷ – Đức và Trí khôn của ta đây – Việt Nam). 

Với đề tài này, chúng tôi xin giới hạn trong hệ tọa độ sau:

Chủ thể: văn hóa dân tộc

Không gian: Đức và Việt Nam

Thời gian: thời kì truyện cổ tích ra đời

Tư liệu khảo sát của đề tài này giới hạn trong truyện Bác nông dân và con quỷ (Đức) và Trí khôn của ta đây (Việt Nam).

Thông qua đề tài Cuộc đấu tranh của người nông dân trong truyện cổ tích (Nghiên cứu so sánh Truyện Bác nông dân và con quỷ –  Đức và Trí khôn của ta đây – Việt Nam), chúng tôi mong muốn được góp thêm tư liệu, phương pháp tìm hiểu văn hóa dân tộc qua so sánh cấu trúc, chức năng nhân vật trong truyện cổ tích.

Trong công trình này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu hệ thống, cấu trúc, chức năng. Công trình được tiếp cận theo hướng nghiên cứu văn học – văn hóa nên chúng tôi vận dụng những thành tựu nghiên cứu trong văn học, cụ thể là văn học dân gian.

Bên cạnh đó, để làm rõ sự khác biệt trong văn hóa của hai dân tộc Đức, Việt, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh.

Đề tài này gồm hai chương:

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Chương 2: BÁC NÔNG DÂN VÀ CON QUỶ và TRÍ KHÔN CỦA TA ĐÂY

Truyện cổ tích, trước hết, là một thể loại văn học dân gian. Đó là sáng tác của tập thể nhân dân lao động, được truyền từ đời này sang đời khác bằng phương thức truyền miệng. Theo định nghĩa của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 (nâng cao), tập 1, truyện cổ tích là thể loại tự sự bằng văn xuôi, thường kể về số phận của các kiểu nhân vật: người mồ côi, người em, người lao động giỏi, người dũng sĩ, người thông minh, chàng ngốc,… qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và mơ ước của nhân dân về hạnh phúc và công lí xã hội [Bộ giáo dục và Đào tạo  2008 Ngữ văn 10 (nâng cao), tập 1: 26].

Theo Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên, truyện cổ tích ra đời muộn hơn thần thoại, sử thi dân gian và truyền thuyết. Nếu như thần thoại, sử thi dân gian ra đời từ thời công xã nguyên thủy thì truyện cổ tích phần lớn xuất hiện khi công xã thị tộc tan rã và được thay thế bằng gia đình riêng lẻ, khi xã hội có phân chia giai cấp [Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên 1977 Lịch sử văn học Việt Nam – Văn học dân gian, tập 2: 87]. Như vậy, các cuộc đấu tranh xã hội được phản ánh trong truyện cổ tích đa số là cuộc đấu tranh giai cấp. Ở đó, lực lượng chính là nông dân, người lao động.

Trong các thể loại tự sự dân gian như thần thoại, sử thi dân gian, truyền thuyết, truyện cười, truyện ngụ ngôn,… truyện cổ tích chiếm tỉ lệ lớn và là bộ phận quan trọng nhất. Theo Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên, truyện cổ tích phản ánh đời sống nhân dân, đồng thời phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan của nhân dân. Truyện cổ tích phản ánh hiện thực, đồng thời phản ánh nguyện vọng cải tạo hiện thực ấy. Truyện cổ tích tố cáo những sự bất công của chế độ phong kiến, đồng thời cổ vũ nhân dân đấu tranh cho một xã hội công bằng và nhân đạo hơn [Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên 1977 Lịch sử văn học Việt Nam – Văn học dân gian, tập 2: 142].

Tìm hiểu kho tàng truyện cổ tích các dân tộc trên thế giới, ta thấy sự quan tâm của mỗi dân tộc đối với các sự vật, hiện tượng, tuy có nhiều nét tương đồng, nhưng không hoàn toàn giống nhau. Bên cạnh đó, mỗi dân tộc đều có cách cảm, cách kể câu chuyện của riêng của mình. Như vậy, tìm hiểu truyện cổ tích, ta không chỉ hiểu được đời sống của nhân dân lao động trong quá khứ mà còn có thể hiểu được những nét văn hóa tinh thần đặc trưng của từng dân tộc ở thời kì xa xưa.

Truyện cổ Grimm là một công trình nghiên cứu và sưu tập truyện cổ dân gian Đức của hai anh em nhà ngôn ngữ học người Đức Jacob và Wilhem Grimm. Đầu tiên, tập truyện cổ dân gian Đức của anh em Grimm được xuất bản dưới tên Truyện kể cho trẻ nhỏ và trong nhà. Chưa bằng lòng với những gì đã làm được, anh em nhà Grimm tiếp tục miệt mài làm việc và đã làm giàu có thêm công trình sưu tầm của mình. Trong lần công bố cuối cùng, tập truyện văn học dân gian Đức của anh em nhà Grimm đã tập hợp được 216 tác phẩm[1].

Năm 2005, UNESCO chính thức công nhận những câu chuyện cổ tích quen thuộc với hầu hết mọi người trên thế giới trong tập truyện của anh em nhà Grimm là di sản văn hoá thế giới.  UNESCO cũng nhận định các câu chuyện cổ Grimm phần lớn chịu ảnh hưởng của nhà văn Pháp Charles Perrault và tập truyện Ngàn lẻ một đêm.[2]

Qua tập truyện của Grimm, ta thấy được khát vọng của nhân dân lao động lao động Đức về cuộc sống ấm no hạnh phúc, về sự công bằng, sự chiến thắng của cái thiện, cái tốt. Điểm đóng góp quan trọng của anh em Grimm trong công trình sưu tập này là họ đã cố gắng giữ nguyên chất dân gian trong từng tác phẩm.

Bác nông dân và con quỷ là một truyện cổ tích rất quen thuộc trong Truyện cổ Grimm. Truyện kể về cuộc đấu tranh của người lao động chống lại các thế lực xấu. Trong truyện, đại diện cho người lao động là nhân vật bác nông dân và nhân vật con quỷ lùn đen sì đại diện cho thế lực xấu xa. Bằng trí tuệ và cách ứng xử linh hoạt, cuối cùng bác nông dân đã chiến thắng con quỷ lùn và  có thêm nhiều của cải.

Truyện cổ tích Việt Nam được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ vùng này sang vùng khác chủ yếu bằng phương thức truyền miệng. Trong quá trình truyền khẩu qua không gian và thời gian như vậy, một truyện có nhiều dị bản, nhiều cách kể khác nhau. Ở các dị bản, có những  tình tiết mới được bổ sung, có những tình tiết được lược bỏ bớt. Quá trình bổ sung và lược bớt như vậy thể hiện cách cảm, cách nghĩ của dân tộc trong những thời đại nhất định. Nguồn gốc chính của truyện cổ tích Việt Nam là cuộc sống xã hội Việt Nam ngày xưa [Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên 1977 Lịch sử văn học Việt Nam – Văn học dân gian, tập 2: 98].

Truyện cổ tích Việt Nam được Nguyễn Đổng Chi sưu tầm và tập hợp trong công trình Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Công trình này tập hợp gần 150 truyện cổ tích của dân tộc Kinh (Việt Nam)[3]. Truyện dân gian Việt Nam có nhiều dị bản nên việc tập hợp, cố định hóa chúng là một điều không đơn giản. Trong công trình sưu tập của mình, Nguyễn Đổng Chi đã chọn lọc và đưa vào những bản kể phổ biến, quen thuộc trong dân gian. Chính vì thế, nhiều nhà nghiên cứu văn học dân gian đã dựa vào Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi để làm tài liệu khảo sát cho công trình khoa học của mình.

Trí khôn của ta đây là một truyện có dung lượng nhỏ, cốt truyện đơn giản, được lưu truyền phổ biến, rộng rãi.Truyện kể về cuộc đấu tranh của người lao động chống lại thế lực xấu trong xã hội. Trong truyện, đại diện cho người lao động là nhân vật người nông dân và nhân vật Cọp đại diện cho thế lực xấu xa. Bằng trí tuệ của mình, người nông dân đã khiến Cọp sợ hãi, chạy trốn vào rừng sâu. Truyện được kể dưới hình thức giải thích đặc điểm đặc biệt của các con vật (răng hàm trên của con trâu và bộ lông vằn của con cọp).

Cả truyện Bác nông dân và con quỷ và Trí khôn của ta đây đều kể về cuộc đấu tranh của người nông dân chống lại các thế lực xấu trong xã hội. Tuy ở trong trong hai không gian xa cách nhau và hoàn toàn không có sự giao lưu văn hóa trong quá khứ nhưng truyện Bác nông dân và con quỷ và Trí khôn của ta đây có nhiều chi tiết giống nhau đến kì lạ. Trong cuộc đấu tranh chống lại các thế lực thù địch, người nông dân của cả hai dân tộc đều thắng kẻ mạnh hơn mình. Họ thắng đối phương chính bằng trí thông minh của bản thân. Với chiến thắng đó, những người nông dân khôn ngoan đã khiến kẻ thù không bao giờ còn dám trở lại quấy phá họ.

Kết thúc cả hai câu chuyện, chiến thắng thuộc về người nông dân. Đó là sự chiến thắng của người lao động, của cái thiện. Truyện là những khúc ca ca ngợi vẻ đẹp, sức mạnh trí tuệ của nhân dân lao động và bộc lộ ước mơ của dân gian về công bằng xã hội, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, cái xấu.

Truyện cổ tích thường có dung lượng ngắn, ít nhân vật. Truyện Bác nông dân và con quỷ có hai nhân vật, gồm người nông dân và con quỷ. Truyện Trí khôn của ta đây nhiều hơn một chút, có ba nhân vật, gồm anh nông dân, Trâu và Cọp. Tất cả các nhân vật trong hai truyện đều không có tên riêng. Các nhân vật đó chỉ được gọi tên một cách khái quát, mang tính đại diện. Đây là chính là đặc trưng của thể loại truyện cổ tích. Trong truyện cổ tích cũng như trong mọi sáng tác dân gian, người ta thường miêu tả những hạng người nói chung, mà không chú ý miêu tả những con người nói riêng [Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên 1977 Lịch sử văn học Việt Nam – Văn học dân gian,  tập 2: 153].

Cũng như các thể loại tự sự dân gian khác, cả truyện Bác nông dân và con quỷ và Trí khôn của ta đây đều có hai tuyến nhân vật đối lập với nhau. Tuyến thứ nhất là nhân vật chính trong câu chuyện. Đó là những người nông dân cần cù lao động, đại diện cho cái thiện. Tuyến thứ hai là những nhân vật phản diện (con quỷ, Cọp), tấn công tuyến nhân vật thứ nhất. Nhân vật tuyến thứ hai tượng trưng cho cái ác, theo quan niệm dân gian. Như vậy, cuộc đấu tranh trong cả hai truyện Bác nông dân và con quỷ và Trí khôn của ta đây là cuộc đấu tranh giữa người lao động và các thế lực thù địch, là cuộc chiến giữa thiện và ác.

Ngoài hai tuyến nhân vật trung tâm, trong truyện Trí khôn của ta đây còn có nhân vật Trâu. Trong cuộc chiến đấu giữa hai tuyến nhân vật thiện – ác của câu chuyện, Trâu gần như không có vai trò gì. Vì thế, tôi xếp nhân vật con trâu vào vị trí trung gian, là nhân vật phụ của tác phẩm.

Lửa là một khám phá quan trọng của loài người. Trong nhiều câu chuyện thần thoại thuở sơ khai, lửa và thần Lửa đóng vai trò trung tâm, có sức mạnh huyền bí, vạn năng. Đến những giai đoạn phát triển sau của xã hội loài người, trong truyện cổ tích, biểu tượng lửa đã có phần mờ nhạt, nhường vị trí trung tâm truyện cho cuộc đấu tranh giữa con người và con người. Trong cả hai câu chuyện cổ tích chúng ta đang khảo sát đều có sự hiện diện của lửa. Đó là những chi tiết rất nhỏ, hầu như không ảnh hưởng đến cốt truyện và diễn tiến câu chuyện. Tuy nhiên, từ biểu tượng lửa được miêu tả trong hai tác phẩm, ta có thể thấy nhiều sự khác biệt trong cảm thức của hai dân tộc.

Trong Bác nông dân và con quỷ, khi đang sửa soạn về nhà, bác nông dân nhìn thấy con quỷ đang ngồi trên đống than hồng. Bác hỏi mày ngồi trên đống của đấy à. Đáp lại lời bác nông dân, con quỷ khẳng định Đúng rồi, ngồi trên đống của, chú mày suốt đời chưa thấy nhiều vàng bạc đến thế đâu! Như vậy, trong câu truyện của người Đức, ngọn lửa được tạo nên từ than. Và lửa đồng nghĩa với của cải, rất nhiều của cải.

Đến Trí khôn của ta đây, lửa xuất hiện trong tình huống hoàn toàn khác. Sau khi lừa trói được Cọp vào một gốc cây, người nông dân lấy rơm chất chung quanh Cọp, châm lửa đốt. Từ đấy trở đi, trên mình mỗi con cọp được sinh ra đều có những vằn đen dài, vốn là dấu tích những vết cháy. Đối với dân tộc Việt, rơm là vật liệu quen thuộc để duy trì ngọn lửa. Người Việt không đề cập đến giá trị của lửa như người Đức – của cải – mà đề cập đến sức mạnh của lửa. Với sức mạnh to lớn, ngọn lửa đã in dấu vết của mình trên bộ lông tất cả các cọp ra đời sau đó.

Từ đó, ta thấy nhận sự khác biệt rất lớn trong nhận thức về lửa của mỗi dân tộc. Người Đức đánh giá lửa qua giá trị kinh tế (của cải) mà lửa mang lại cho con người. Lửa được sinh từ than, và người Đức xem đó là một tiền đề vật chất trong quá trình tạo ra của cải vật chất. Đó là cách nhìn mang tính khách quan, thực tiễn. Qua Bác nông dân và con quỷ, ta thấy từ thời xa xưa – thời đại của các câu chuyện cổ tích – người Đức đã đặt nhiều sự quan tâm vào tài sản. Với người Việt, lửa giúp diệt trừ cái xấu, cái ác và vẫn mang một sức mạnh siêu nhiên, thần thánh. Lửa trong câu chuyện của người Việt vẫn mang nặng ý nghĩa tâm linh, trừu tượng, khái quát.

Truyện của anh em Grimm kể rằng khi nhìn thấy một đống than hồng trên mảnh ruộng của mình, người nông dân lấy làm lạ đến gần. Nhìn thấy con quỷ ngồi trên đống lửa, người nông dân hỏi và khẳng định quyền sở hữu của mình Của cải trên đất của ta là thuộc về ta. Như vậy, hướng tấn công trực tiếp được phát ra từ người nông dân. Nói cách khác, trong cuộc chiến với kẻ xấu, người nông dân giữ vai trò chủ động. Mục đích của cuộc chiến, ngay từ đầu, là xác định quyền sở hữu đối với của cải, tài sản.

Trong Trí khôn của ta đây, dân tộc Việt kể rằng Cọp, vì tò mò muốn biết trí khôn là gì, đã thong thả bước lại chỗ anh nông dân và hỏi: Trí khôn của anh đâu, cho tôi xem một tí có được không? Tới đây, ta thấy có sự khác biệt cơ bản trong cách kể của người Đức và người Việt. Người nông dân trong truyện cổ tích Việt Nam ở vào thế bị động khi Cọp đến gần. Họ là đối tượng bị tấn công. Cọp tấn công vì tò mò và muốn tìm hiểu trí khôn của con người là gì mà có thể sai khiến được con vật to lớn, khỏe mạnh như Trâu. Theo nghĩa hiển ngôn, ta thấy mục đích này là vì tò mò. Đó là một mục đích không dẫn đến một hiệu quả vật chất nào. Tấn công để biết – người Việt đặt tiêu cự quan tâm của mình vào tri thức, vào việc mở mang kiến thức cuộc sống, xã hội. Trong hành động tấn công của Cọp, ta thấy một tiền đề đã được xác định: người nông dân có trí khôn vượt trội, khiến các loài khác, hoặc phải khuất phục, hoặc phải nể phục. Sự khác biệt trong hướng tấn công và mục đích tấn công trong hai truyện cổ tích cho ta thấy được vị thế xã hội thấp kém của người nông dân Việt, họ phải chịu sự đe dọa của các thế lực xấu trong xã hội. Tuy thế, họ không hề nao núng, sợ hãi, vì họ đã có một vũ khí quan trọng, mạnh mẽ – trí khôn. Và họ tự hào về điều đó.

Cuộc chiến giữa người nông dân và con quỷ trong truyện cổ tích Đức trải qua hai vòng đấu trí. Như vậy, so với Trí khôn của ta đây, cuộc chiến đấu của người nông dân trong Bác nông dân và con quỷ có phần gay cấn, quyết liệt hơn.

Ở vòng đầu tiên, người nông dân chủ động đưa yêu cầu Để sau này chia nhau khỏi lôi thôi, mày sẽ lấy cái gì mọc ở trên mặt đất, tao sẽ lấy cái gì mọc ở dưới. Thua đau ở vòng một, đến vòng hai, con quỷ giành quyền đưa ra quy tắc của cuộc đấu Cái gì mọc trên mặt đất thì chú mày lấy, còn ta sẽ lấy cái gì mọc ở dưới. Ta thấy cả hai vòng đấu đều có quy tắc ngắn gọn nhưng hết sức rõ ràng, cụ thể. Và cả hai bên tham gia cuộc chiến đều nghiêm túc tuân thủ quy tắc này. Thời gian của cuộc chiến được xác định chính xác (một vụ mùa). Vòng thứ nhất bắt đầu khi người nông dân trồng củ cải và kết thúc khi củ cải được thu hoạch. Tương tự như vậy, vòng hai được đánh dấu bằng vụ trồng lúa.

Trong Trí khôn của ta đây, không có một quy tắc hay gợi ý về quy tắc nào được đưa ra. Thời gian xác định cuộc chiến cũng không được thể hiện rõ ràng. Bằng chứng là khi người nông dân bảo Cọp đứng vào chỗ gốc cây để anh ta buộc lại thì cuộc chiến đã bắt đầu. Nhưng Cọp không hề hay biết và để yên cho anh nông dân trói mình thật chặt.

Qua những khác biệt đó, ta thấy truyện của người Đức mang lối tư duy phân tích, coi trọng sự cụ thể, chính xác. Truyện của người Việt mang đặc điểm của lối tư duy trừu tượng, khái quát. Đó là sản phẩm của nền văn hóa gốc du mục (Đức) và nền văn hóa gốc nông nghiệp (Việt), theo Trần Ngọc Thêm.

Kết thúc cuộc chiến, người nông dân trong Bác nông dân và con quỷ thu về toàn bộ sản phẩm của hai vụ mùa và của cải của quỷ. Thêm vào đó, bác còn đuổi được con quỷ xuống vực sâu, khiến nó không còn dám bén mảng lại nữa. Còn thắng lợi của người nông dân trong Trí khôn của ta đây là đuổi được Cọp vào rừng và để lại dấu ấn sức mạnh không bao giờ phai nhòa trên bộ lông Cọp.

Kết quả của cuộc chiến là ước mơ chiến thắng cái ác, kẻ xấu sẽ vĩnh viễn bị loại trừ của người lao động cả hai dân tộc. Nhưng kết quả đó lại một lần nữa khắc họa sự khác biệt trong ước mong về cuộc sống của hai dân tộc. Người Đức khát khao thu về trọn vẹn sản phẩm từ công sức lao động của mình, tài sản gia tăng. Đó là mong muốn mang tính kinh tế, cụ thể. Điều này không được đề cập đến trong câu truyện của người Việt. Có lẽ, trong cuộc sống, người Việt còn nhiều điều khác đáng quan tâm hơn hiệu quả kinh tế của công việc và tài sản cá nhân.

Trong truyện Bác nông dân và con quỷ, con quỷ xuất hiện trên mảnh ruộng của người nông dân, ngồi trên đống than – đống của. Con quỷ đó đòi lấy sản phẩm từ vụ mùa của người nông dân. Để thắng được con quỷ, người nông dân đã chọn gieo những loạt cây khác nhau (củ cải, lúa), tùy theo điều kiện đã thỏa thuận trước. Khi chiến thắng con quỷ, người nông dân có được toàn bộ sản phẩm từ công việc đồng áng của mình. Người Pháp cũng kể câu chuyện Bác nông dân và con quỷ với nội dung gần như trùng lắp với câu chuyện của người Đức. Chỉ có hai điểm khác biệt nhỏ trong truyện của người Đức và truyện của người Pháp. Điều khác biệt thứ nhất là trong truyện của người Pháp, cuộc đấu trí giữa người nông dân và con quỷ trải qua ba vòng. Điều khác biệt thứ hai là con quỷ giúp người nông dân có được những vụ mùa bội thu. Soi chiếu những chức năng của nhân vật con quỷ trong cả hai câu chuyện này, ta thấy nhân vật con quỷ đại diện cho những bất lợi về thời tiết mà người nông dân phải đối phó. Trong nghề nông, đối phó với thời tiết bất lợi là việc thường xuyên, liên tục. Trừ thiên tai, những bất lợi thường ngày của thời tiết không thể làm khó người nông dân – những người đã tích lũy nhiều kinh nghiệm trong việc ứng phó này. Có lẽ vì thế mà khi chiến thắng thời tiết, người nông dân Đức thể hiện thái độ bình thản, đầy tự tin Ấy đối với cáo già thì phải cho một vố như thế. Qua cách hình tượng hóa những bất lợi của thiên nhiên thành nhân vật con quỷ lùn – nhỏ bé – ta thấy người nông dân phương Tây rất tự tin vào sức mạnh trí tuệ của bản thân. Đó là những con người nhìn thiên nhiên với tư thế của kẻ trên, lớn hơn, mạnh hơn.

Truyện Bác nông dân và con quỷ (Đức) và Trí khôn của ta đây (Việt Nam) là hai câu truyện có nội dung, kết cấu tương đồng. Nhưng đó là những tác phẩm được sinh ra từ hai “nguồn phát” hoàn toàn khác nhau. Sự giống nhau giữa hai câu chuyện cho ta thấy tất cả mọi người trên thế giới đều có chung một niềm tin, một mơ ước. Qua phân tích những yếu tố ẩn của truyện (chức năng, hệ thống cấu trúc), ta thấy sự khác biệt trong nhận thức về bản thân, về quá trình lao động, về thế giới xung quanh của người nông dân Đức và Việt. Truyện Bác nông dân và con quỷ của người Đức phản ánh sự đấu tranh của giữa người lao động và thiên nhiên. Truyện Trí khôn của ta đây của người Việt lại là cuộc đấu tranh giữa người lao động chống lại giai cấp thống trị trong xã hội đương thời.

[1] http://thuvien24.com/thu-vien-truyen/truyen-co-tich-thieu-nhi/818-truyen-co-grim-anh-em-nha-grim.html

[2] http://vietbao.vn/Van-hoa/Truyen-co-Grim-duoc-cong-nhan-la-di-san-the-gioi/70015570/181/

[3] Số lượng thống kê dựa vào Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, 5 tập . – nhà xuất bản Trẻ tái bản lần 2, 2010

Sự Tích Con Khỉ Truyện Cổ Tích, Truyện Cổ Tích Việt Nam

Sự tích con khỉ

( Sự tích con khỉ) Ngày xưa có một người con gái đi ở với một nhà trưởng giả. Nàng phải làm việc quần quật suốt ngày, lại bị chủ đối đãi rất tệ. Cái ăn cái mặc đã chả có gì mà thỉnh thoảng còn bị đánh đập chửi mắng. Vì thế, cô gái tuổi mới đôi mươi mà người cứ quắt lại, trông xấu xí bệ rạc hết chỗ nói. Một hôm nhà trưởng giả có giỗ, cỗ bàn bày linh đình, họ hàng đến ăn uống đông đúc. Trong khi đó thì cô gái phải đi gánh nước luôn vai không nghỉ. Lần gánh nước thứ mười, cô gái mỏi mệt quá ngồi lại ở bờ giếng. Tự nhiên cô thấy tủi thân, ôm mặt khóc. Lúc đó đức Phật bỗng hiện ra với trạng mạo một ông cụ già. ạng cụ có vẻ đâu từ xa lại, dáng điệu mệt nhọc đến xin nước uống. Nàng vội quảy gánh xuống giếng vực nước lên cho ông già giải khát. Ông cụ uống xong lại đòi ăn. Cô gái nhớ tới phần cơm của mình chưa ăn, bèn bảo ông cụ ngồi chờ rồi quảy gánh nước về. Lần sau ra giếng, cô lấy cơm trong thùng đưa cho ông già và nói:

– Họ dành phần cho con toàn cơm cháy cả, cụ ăn một bát này cho đỡ đói. Ăn xong, ông cụ bảo nàng: Sự tích con khỉ

– Hồi nãy làm sao con khóc? Cô gái ngập ngừng, cúi mặt xuống không trả lời.

– Ta là đức Phật,

– ông cụ nói tiếp,

– ta thấy con có lòng tốt.

Nếu con muốn gì, ta sẽ làm cho con vui lòng.

Cô gái ngạc nhiên mừng rỡ, kể nỗi lòng với đức Phật. Thấy điều ước muốn của người con gái chỉ là làm sao cho bớt xấu xí, ông cụ bảo nàng lội xuống giếng, hễ thấy bông hoa nào đẹp mút lấy thì sẽ được như nguyện. Khi xuống nước, cô gái chỉ mút mấy bông hoa trắng. Tự nhiên lúc lên bờ, nàng trở nên trắng trẻo xinh xắn, đồng thời quần áo cũng biến thành những thứ tốt đẹp.

Khi cô gái quảy gánh nước trở về, cả họ nhà trưởng giả vô cùng kinh ngạc. Nàng xinh đẹp đến nỗi họ không thể nào nhận ra. Nghe cô gái kể chuyện, ai nấy cũng muốn cầu may một tí. Họ lập tức đổ xô cả ra bờ giếng mong gặp lại đức Phật để được trẻ lại và đẹp ra. Thấy ông cụ già vẫn còn ngồi ở chỗ cũ, họ sung sướng như người được của. Họ đưa xôi thịt ra mời tới tấp:

– Này cụ xơi đi! Cụ xơi đi. Rồi cụ làm phúc giúp cho chúng tôi với! Đức Phật cũng bảo họ lội xuống giếng và dặn họ y như dặn cô gái lần trước. Dưới giếng lúc đó đầy hoa đỏ và hoa trắng. Ai nấy đều cho màu đỏ là đẹp nên khi lội xuống giếng đều tìm hoa đỏ mút lấy mút để. Nhưng không ngờ lúc lên bờ, họ không phải trẻ lại mà già thêm ra: mặt mũi nhăn nheo, người trông quắt lại, lông lá mọc đầy người, đằng sau lưng là cả một cái đuôi.

Những người đi gánh nước thấy vậy hoảng hồn: “Kìa trông con quỷ, nó cắn bà con ôi!”. Nhưng lại có những tiếng khác: “Đánh cho chết chúng nó đi! Sợ gì”. Lập tức mọi người cầm đòn gánh xông lại. Cả họ nhà trưởng giả kinh hoàng bỏ chạy một mạch lên rừng.

Thấy vậy cô gái và mọi người sợ quá, đêm đêm đóng cửa rất chặt. Họ bàn nhau tìm cách đuổi chúng. Họ bôi mắm tôm vào các cánh cửa, lại nung nóng rất nhiều lưỡi cày đặt rải rác ở cổng các nhà. Quả nhiên, một đêm nọ chúng lại mò về. Theo lệ thường, chúng đánh đu vào song cửa kêu rít lên. Nhưng lần này chúng vừa mó đến đã bị mắm tôm vấy đầy tay, rồi từ tay vấy khắp cả người, hôi hám không thể nói hết. Chúng kinh sợ dắt nhau ra ngồi trước cổng quen như thói cũ. Nhưng vừa đặt đít ngồi xuống các lưỡi cày thì chúng đã kêu oai oái, rồi ba chân bốn cẳng bỏ chạy lên rừng. Từ đó chúng kệch không dám về nữa.

Trong những khi lên rừng hái củi, người ta thỉnh thoảng vẫn gặp chúng. Thấy bóng người từ đàng xa, chúng liền chuyền theo nhánh cây, lủi nhanh thoăn thoắt. Người ta gọi chúng là những con khỉ. Ngày nay vẫn có nhiều người cho khỉ là thuộc nòi trưởng giả. Còn những con khỉ sở dĩ đỏ đít là vì chúng chịu di truyền dấu vết bỏng đít của tổ tiên.

Gửi bởi in Tags: Hà Vũ truyện cổ tích việt nam đọc truyện bé nghe, đọc truyện cổ tích việt nam chọn lọc, hay nhất, truyện cổ tích, truyện cổ tích việt nam chọn lọc, truyện cổ tích việt nam hay nhất, việt nam

Nghe Đọc Chuyện Cổ Tích: Truyện Cổ Tích Sọ Dừa

TRUYỆN CỔ TÍCH SỌ DỪA

Đọc truyện cổ tích Sọ Dừa

Nghe kể chuyện cổ tích Sọ Dừa

Tóm tắt truyện cổ tích Sọ Dừa

Có đôi vợ chồng già, phải đi ở cho nhà phú ông và hiếm muộn con cái. Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa.

Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận thay mẹ chăn đàn bò nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào cũng béo khoẻ. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi cậu, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế. Phát hiện ra vẻ đẹp bên trong cái vẻ kì dị của Sọ Dừa, cô út đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến hỏi. Phú ông thách cưới thật to nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho Sọ Dừa. Sọ Dừa hiện nguyên hình làm một chàng trai trẻ đẹp khiến hai cô chị vô cùng ghen tức.

Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi sứ nước ngoài. Trước khi đi chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ. Sọ Dừa đi vắng, hai người chị tìm cách hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển hòng cướp chồng em. Nhờ có các đồ vật chồng đưa cho, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ về. Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị xấu hổ, bỏ nhà đi biệt tích.

Đọc cho bé nghe những câu chuyện cổ tích Việt nam và cổ tích thể giới hay nhất