Truyện Cười Phê Phán Thói Hư Tật Xấu / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Bạn Sẽ Thay Đổi Thói Quen Uống Cà Phê Sáng Khi Đọc Bài Này

Bạn có biết…uống cà phê vào buổi sáng có thể cải thiện tình trạng táo bón, uống từ 1 đến 2 ly cà phê mỗi ngày có thể giúp cơ thể sảng khoái, linh hoạt….

Tuỳ theo loại và cách pha chế thì lượng caffeine ktrong mỗi ly là khác nhau, trung bình từ 100 đến 170mg caffeine trong 1 ly cà phê so với 1 ly trà thì chỉ có khoảng 50mg.

Kết quả cho thấy, những người uống cà phê thường xuyên tăng khoảng 30% lượng máu lưu thông trong khoảng thời gian hơn 75 phút so với nhóm người không uống cà phê. Sự lưu thông máu tốt hơn đồng nghĩa với việc lượng oxy vận chuyển tới các cơ nhiều hơn.

Đặc biệt, mới đây một nghiên cứu nữa của các nhà khoa học trường Đại học Nam Florida đã cho thấy cà phê có khả năng cải thiện đáng kể những triệu chứng của bệnh Alkzheimer’s, loại bệnh mất trí nhớ hay xảy ra ở người già. Không chỉ vậy uống cà phê sáng còn giảm đến 50% những mảng bám beta myloid, loại protein đặc trưng thường xuất hiện và phá huỷ tế bào thần kinh trong não người bệnh.

4. Tăng cường sức mạnh cho cơ bắp & bảo vệ cơ bắp

Uống cà phê sáng giúp làm tăng sức mạnh khiến người ta có thể nhảy cao hơn, xa hơn, chạy nhanh hơn. Đó là lý do tại các Thế vận hội quốc tế có quy định giới hạn hàm lượng caffeine trong máu các vận động viên trong thi đấu. Năm 2003 một nhóm nghiên cứu tại Viện Thể dục Thể thao Úc tại Canberra nhận thấy các vận động viên uống một chút caffeine vào buổi sáng trước khi luyện tập có thể tăng thành tích từ 3 đến 30% so với người không uống. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng caffeine kích thích sự đốt cháy chất béo chứ không phải chất đường trong bắp thịt để sinh năng lượng đặc biệt là uống vào buổi sáng.

Cà phê có thể giúp giải toả sự buồn tẻ và cả buồn ngủ của những công việc đơn điệu như lái xe, canh gác, trông trẻ, chăm sóc người ốm. Tuy nhiên khi được sử dụng nhiều, những kích hoạt liên tục sẽ gây ra nhiều phản ứng độc hại. Do sự quen thuốc, lượng thức uống mà cơ thể cần sẽ càng cao. Với liều lớn hoặc dùng lâu dài sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn tâm lý có thể dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, tăng đáp ứng viêm và ảnh hưởng xấu đến nhiều hoạt động chức năng của các cơ quan.

Đã có rất nhiều thông tin về các loại cà phê được pha trộn từ nhiều tạp chất có hại cho sức khỏe vì vậy để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bạn chỉ nên lựa chọn uống cà phê ở những địa chỉ uy tín hoặc bạn có thể đến siêu thị nguyên liệu của Vietblend để chọn mua cà phê rang xay chất lượng cao.

Tham khảo các sản phẩm Vietblend đang cung cấp vui lòngMua hàng trực tiếp tại siêu thị:

Miền Bắc: Số 10/1, Ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội

Miền Nam: Số 74 cư xá Trần Quang Diệu, Phường 14, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ – Trương Nhược Hư

  Xuân giang hoa nguyệt dạ là bài thơ trữ tình nổi tiếng trong lịch sử văn học Trung Quốc. Nhà nghiên cứu văn học đời Thanh Vương Khải Vận khen bài thơ này là “chỉ một thiên tuyệt diệu, đủ xứng đáng là đại gia” (cô thiên hoành tuyệt, cánh vi đại gia); nhà thơ hiện đại Văn Nhất Đa thì ca ngợi rằng bài thơ này là “thơ trong thơ, đỉnh núi trên các đỉnh núi” (thi trung đích thi, đỉnh phong thượng đích đỉnh phong). Theo lời Lưu Kế Tài thì đối với người Nhật Bản hiện đại, hai bài thơ Đường được hâm mộ nhất là Xuân giang hoa nguyệt dạ của Trương Nhược Hư và Trường hận ca của Bạch Cư Dị.

Bài thơ thể hiện nỗi nhớ của người du tử đối với người khuê phụ. Tựa đề có nghĩa là “Đêm hoa trăng trên sông xuân” nhưng cũng là tên một khúc nhạc phủ thuộc Thanh thương ca khúc, khúc điệu được sáng tác vào đời Trần Hậu Chủ, do đó tựa đề cũng có thể không cần dịch nghĩa. (Trích Thi Viện).

Xuân giang hoa nguyệt dạ

Xuân giang triều thuỷ liên hải bình Hải thượng minh nguyệt cộng triều sinh Diễm diễm tuỳ ba thiên vạn lý Hà xứ xuân giang vô nguyệt minh

Giang lưu uyển chuyển nhiễu phương điện Nguyệt chiếu hoa lâm giai tự tiển Không lý lưu sương bất giác phi Đinh thượng bạch sa khan bất kiến

Giang thiên nhất sắc vô tiêm trần Hạo hạo không trung cô nguyệt luân Giang bạn hà nhân sơ kiến nguyệt Giang nguyệt hà niên sơ chiếu nhân

Nhân sinh đại đại vô cùng dĩ Giang nguyệt niên niên chỉ tương tự Bất tri giang nguyệt đãi hà nhân Đãn kiến trường giang tống lưu thuỷ

Bạch vân nhất phiến khứ du du Thanh phong phố thượng bất thăng sầu Thuỳ gia kim dạ thiên chu tử Hà xứ tương tư minh nguyệt lâu

Khả liên lâu thượng nguyệt bồi hồi Ưng chiếu ly nhân trang kính đài Ngọc hộ liêm trung quyển bất khứ Đảo y châm thượng phất hoàn lai

Thử thời tương vọng bất tương văn Nguyện trục nguyệt hoa lưu chiếu quân Hồng nhạn trường phi quang bất độ Ngư long tiềm dược thuỷ thành văn

Tạc dạ nhàn đàm mộng lạc hoa Khả liên xuân bán bất hoàn gia Giang thuỷ lưu xuân khứ dục tận Giang đàm lạc nguyệt phục tây tà

Tà nguyệt trầm trầm tàng hải vụ Kiệt Thạch, Tiêu Tương vô hạn lộ Bất tri thừa nguyệt kỷ nhân quy Lạc nguyệt dao tình mãn giang thụ

(Truong Nhược Hư)

  Sông xuân đêm hoa trăng

Sông xuân nước triều nối biển bằng Trên biển trăng sáng cùng triều dâng Lấp loáng sóng xô ngàn vạn dặm Sông xuân nơi nào chẳng sáng trăng

Quanh co sông vòng cồn cỏ hương Trăng chiếu rừng hoa tựa tuyết vương Sương trôi thấp thấp không bay bổng Cát trắng bờ sông chẳng tỏ tường

Trời sông một màu chẳng mảy may Trên không trăng sáng trơ trọi quay Buổi đầu thấy trăng ai thế nhỉ Người đầu trăng chiếu năm nào hay

Người sinh đời đời chẳng hề ngơi Trăng sông năm tháng chẳng đổi dời Trăng sông đợi ai làm sao biết Chỉ thấy sông dài đưa nước trôi

Mây trắng một dải về xa xôi Phong xanh trên bến buồn chẳng nguôi Ai đó đêm nay dong thuyền nhỏ Lầu trăng đâu nhớ mãi không thôi

Thương thay trên lầu trăng bồi hồi Vẫn chiếu đài gương kẻ chia phôi Nhà ngọc cuốn mành trăng chẳng bỏ Đá giặt lau xong lên lại rồi *

Giờ này trông nhau chẳng nghe nhau Nguyện theo ánh trăng chiếu sáng nhau Nhạn hồng bay dài chẳng mang sáng Cá rồng nhảy chỉ sóng bạc đầu

Đêm qua bờ vắng mơ rụng hoa Thương thay nửa xuân chẳng về nhà Nước sông đưa xuân đi sắp hết Bờ tây trăng về lặn xế tà

Trăng xế dần chìm sương biển rộng Sông Tiêu núi Thạch đường chẳng cùng Nhờ trăng chẳng biết ai về nhỉ Trăng lặn rung tình cây đầy sông

(TĐH dịch Jan. 26, 2019 Stafford, VA, USA)

Chú thích: (*) Đá giặt: Ngày xưa người ta giặt áo quần trên một phiến đá. Đây ý nói đã giặt xong và vừa lau sạch đá giặt, thì bóng trăng lại hiện lên trên đá giặt ngay, chẳng đi đâu cả.

Share this:

Facebook

Email

Thêm

In

Twitter

Reddit

Thích bài này:

Thích

Đang tải…

Truyện Cười Hay: Truyện Cười Ba Giai

Ba Giai – Tú Xuất là một hiện tượng độc đáo của văn học Việt Nam xuất hiện vào những năm đầu thế kỷ 20. Đó là những mẩu chuyện về hai nhân vật đầy cá tính, thích trào lộng và hay bày ra tình huống quái ác khiến đối tượng bị “chiếu tướng” phải dở khóc dở cười.

Sau Một Ðêm Ngủ Trọ

Cuỗm được một vố ở nhà một bà góa, Tú Xuất đi thẳng một lèo ra thành phố Nam Ðịnh. Sau những ngày ăn chơi, khi thấy túi đã cạn tiền, Tú Xuất đi mua cái vali, đem mấy cục gạch & giấy bồi bỏ vào, rồi khệ nệ xách đến một nhà hàng cơm, đánh chén một bữa no say, rồi ngủ trọ luôn đó.Trước khi đi ngủ, Tú Xuất đưa vali cho bà chủ nhà hàng cất hộ. Bà hàng đỡ lấy:– Chà, vali có tiền bạc không mà nặng thế này ? Bà hàng vừa đỡ lấy vừa hỏi:– Có chút đỉnh thôi, còn thì quần áo & sách vở. Tôi đi thăm ông cụ tôi đang làm án sát Bắc Ninh, đâu cần phải đem nhiều tiền bạc.Bà hàng tưởng thật, đem vali cất vào chỗ gần giường Tú Xuất nằm.Ðêm đến, Tú Xuất thừa lúc mọi người ngủ say, khẽ rón rén lại mở vali đem gạch & giấy bồi bỏ vào thùng rác nơi góc nhà, rồi trở lại giường, đánh một giấc ngon lành.Tới sáng, bà chủ hàng cơm dậy trước, nhìn thấy chiếc vali bị mở tung, bên trong không còn vật gì, tá hỏa lên, đánh thức Tú Xuất dậy:– Chết rồi, vali của ông bị bọn trộm mở, lấy hết đồ đạc, làm sao bây giờ ?Tú Xuất ngồi xổm dậy, ra vẻ sửng sốt:– Làm sao, tôi biết đâu được, tôi gửi bà cất mà. Bà phải bồi thường chứ còn làm sao nữa ?Bà hàng đã đuối lý, lại sợ anh chàng là con quan án sát nữa, lại tưởng mất trộm thiệt, nên chỉ còn cách năn nỉ. Lời qua, tiếng lại cuối cùng Tú Xuất mới chịu nhận tiền bồi thường mười nén bạc.Tú Xuất đi rồi, bọn đầy tớ nhà hàng, chiều đến mới phát hiện ra ở thùng rác lại có giấy bổi & mấy cục gạch, những thứ mà nhà hàng không có. Lúc ấy, người ta mới nhận ra anh chàng ngủ trọ đêm qua là một tên đại bịp. Nhưng mà chỉ còn nước nhìn nhau mà chửi rủa, chứ biết làm sao được, vì hắn đã mất hút từ sáng kia rồi.Thế là, Tú Xuất lại kiếm được một món tiền to nữa.

Giống Mèo Cũng Khôn Ngoan & Lý Sự

Một hôm trời tối, Tú Xuất vào nghỉ tại một nhà hàng nọ ở bên đường cái quan, ở đó, đã có anh hàng mèo đến trước ngồi chễm chệ trên giường, bên cạnh để đầy lồng nhốt đầy mèo.Tú Xuất đành ngồi giường dưới. Chủ quán thấy vậy nói với anh hàng mèo:– Ðể ông Tú ngồi giường trên, kẻo ông ngồi trên, để cái lồng mèo bất tiện lắm.Người buôn mèo không chịu, lý sự:– Tôi tưởng cái phép ở hàng quán, ai đến trước thì ngồi trên, ai đến sau ngồi dưới, tôi đã ngồi đây thì cứ ở đây.Tú Xuất nghe nói thế, bèn bảo chủ quán:– Ông bạn nói phải đấy, ông cứ ngồi tự nhiên, vì còn cả lồng mèo nữa mà.Ðêm khuya, thừa lúc người bán mèo ngủ say, Tú Xuất lẻn dậu, khẽ tháo mấy cái que cài miệng lồng. Bao nhiêu mèo đều chui ra hết, con nào con nấy, tự do đi lại, leo trèo khắp nơi, kêu “ngao”, “ngao” rầm rĩ. Người buôn mèo giật mình thức dậy, vội vã gọi nhà hàng:– Ơi ! Ông chủ ơi ! Mèo tôi ra hết rồi, ông có mau mau đốt đèn lên giúp tôi bắt chúng nó lại không?Lúc đèn thắp sáng rồi, người buôn mèo thấy con ở mặt đất, con ở giường trên, con giường dưới, có con leo tận xà nhà. Anh ta ngơ ngác kêu:– Mấy con mèo phải gió kia, chúng bay báo hại tao.Tú Xuất ở giường dưới, lúc đó thấy động, cũng thức dậy, trỏ tay vào lũ mèo, nói:– Giống mèo cũng khôn ngoan & lý sự lắm đấy ! Chà, con nào ra trước thì được ngồi trên cao, con nào ra sau thì phải ngồi dưới thấp.Người buôn mèo biết là Tú Xuất nói kháy mình, nhưng không dám nói gì, vì còn phải lo tìm bắt lại lũ mèo vừa thoát.

Nâu Này Của Tôi Hay Của Cô

Tao Bóp Ngay Ðây Cho Mà Coi

Gặp Cô Hàng Mắm Tôm Chợ Ðồng Xuân

Truyện Cười Là Gì, Phân Loại Truyện Cười

Truyện cười là gì? các thể loại và ý nghĩa của chúng ra sao? Mọi người thường nói “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, những câu chuyện cười trong cuộc sống hàng ngày mang lại những tiếng cười sảng khoái giúp xua tan mọi buồn đau, vất vả. Còn trong đời sống văn học thì sao?

Truyện cười tồn tại dưới nhiều hình thức. Chúng ta vẫn thường nghe những cái tên như Trạng Quỳnh (Truyện trạng), Truyện tiếu lâm, Truyện khôi hài hay Truyện trào phúng và các giai thoại hài hước…

Truyện cười mang hiện tượng cười

Hiện tượng cười trong truyện cười được hiểu đơn giản là hình thức gây cười của tiếng cười. Trong đó chia làm 2 gồm tiếng cười sinh học và tiếng cười tâm lý xã hội.

Tiếng cười sinh học là do bản thân con người tự phát ra, vì vậy mang tính bản năng, vô thức.

Tiếng cười tâm lý xã hội có thể nói là rất tinh tế và phức tạp. Nó mang hai kiểu cười gồm cười tán thưởng và cười phê phán. Trong đó tán thưởng thể hiện sự yêu thích, mến mộ, đồng tình và biểu dương thì cười phê phán lại là cười châm biếm ở những điểm họ phủ nhận và khinh ghét.

Chủ đề và mục đích truyện cười

Tiếng cười mua vui, giải trí

Nằm trong mục truyện khôi hài, yếu tố giải trí luôn được đặt lên hàng đầu, song song có lồng ghép một vài yếu tố phê phán nhưng rất nhẹ nhàng. Phê phán ở đây là nói về cái ngược đời trong xã hội, những cái lẽ trái tự nhiên của người dân trong thói xấu để lại những lầm lỡ, hớ hênh.

Một số truyện khôi hài được biết đến như Ăn vụng gặp nhau, Tay ải tay ai, Tam đại con gà…

Tiếng cười mang tính phê bình, giáo dục

Tính phê bình, giáo dục được thể hiện nhiều trong các câu chuyện trào phúng nhằm phê phán thói hư, tật xấu trong bộ phận nhân dân. Họ mang những bản chất khác (yếu tố trào phúng) ngoài những khía cạnh được khai thác trong các câu chuyện cổ tích hay ca dao.

Một số truyện cười có thể đọc như Áo mới lợn cưới, Sợ quá nói nhiều hay Hội sợ vợ…

Tiếng cười mang tính đả kích

Truyện cười có yếu tố phê phán cấp bậc cao hơn nhằm đả kích, vạch trần xấu xa, ác độc, thường là mang bản chất của giai cấp trong xã hội phong kiến xưa gọi là trào phúng thù.

Truyện trào phúng phát triển thời kì vua chúa, truyện cười của thầy chùa, thầy lang, thầy pháp… Đặc biệt là hệ thống truyện cười nổi tiếng được biết đến với tên gọi Trạng Quỳnh nhằm phê phán, lên án và mang yếu tố đả kích cao, chĩa mũi giáo vào chính bọn phong kiến vua chúa thối nát.

Một số truyện cười tiêu biểu là Quan huyện thanh liêm, Thần bia trả nghĩa, Chỉ có một con ma, trạng Quỳnh…

Dựa theo kết cấu mà phân chia truyện cười thành 2 loại là truyện cười kết chuỗi và truyện cười không kết chuỗi.

Truyện cười kết chuỗi

Trạng Lợn: các câu chuyện cười đa số xoay quanh nhân vật trung tâm, là đối tượng gây cười mang tính phê phán

Trạng Quỳnh: các câu chuyện của Trạng Quỳnh xoay quanh nhân vật chính là người mưu trí, nhanh nhẹn và thông minh. Qua các tình huống thì bộc lộ tiếng cười mang tính khen ngợi, tán thưởng, dũng cả đối đầu với cái ác.

Truyện cười không kết chuỗi

Chúng ta vẫn thường nghe đến 3 hình thức, tên gọi như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài hay truyện trào phúng. Đó đều là 3 loại nằm trong mục truyện cười không kết chuỗi. Đặc điểm để phân loại như sau:

Truyện tiếu lâm là những câu chuyện cười trong cuộc sống gây cười mạnh mẽ bởi có yếu tố tục (Đỡ đẻ giỏi nhất đời, Thơm rồi lại thối, Trời sinh ra thế, Đầy tớ…)

Truyện khôi hài chủ yếu đem lại tiếng cười mang tính giải trí (Tay ải tay ai, Ba anh mê ngủ…)

Truyện trào phúng lại thiên về phê phán những thói xấu, biểu hiện, hiện tượng xấu trong cuộc sống (Lạy cụ đề ạ, truyện Nam mô boong, Phú hộ ngã sông…)

Nhắc đến truyện cười ngoài yếu tố nội dung gây cười thì còn đặc biệt chú ý đến nghệ thuật của nó để thấy rõ được cái hay được lồng ghép trong mỗi câu chuyện.

– Nhân vật: trung tâm gây cười dựa vào các hành vi ứng xử trong hoàn cảnh cụ thể. Nhân vật không mang một cuộc đời số phận cụ thể như trong các câu chuyện cổ tích hay truyện ngắn mà chỉ là lát cắt trong cuộc sống biểu thị một hành động, thói quen nhỏ có thể gây cười. Vì vậy các câu chuyện cười thường ngắn. Nếu truyện cười xoay quanh một nhân vật trung tâm thì mỗi câu chuyện về họ cũng không cần sâu chuỗi, logic với nhau.

+ Nhân vật trong truyện cười không hẳn là nhân vật trung tâm gây cười mà có thể yếu tố cốt lõi gây cười lại là một nhân vật phụ nào đó.

– Cái hay trong một câu chuyện cười nằm ở kết cấu của nó. Thông thường gồm 3 phần như sau:

Phần 1: Giới thiệu về tình huống gây cười, nhân vật xuất hiện

Phần 2: Phát triển nội dung đỉnh điểm gây cười (Mâu thuẫn được đẩy lên cao trào)

Phần 3: Phơi bày cái đáng cười, câu chuyện kết thúc.

– Các phương pháp gây cười được sử dụng linh hoạt như lấy tiếng nói để gây cười, cử chỉ gây cười, hoàn cảnh gây cười, phóng đại sự việc hoặc sử dụng điều bất ngờ hay yếu tố ẩn dụ, nhân hóa…

Bệnh lải nhải (tìm trên mạng)

Câu chuyện gây cười được hé lộ ở câu nói cuối cùng của anh chồng. Tưởng chừng như chỉ là cuộc đối thoại bình thường của đôi vợ chồng nhưng tác giả muốn nhắn nhủ đặt địa vị của mình trong vị trí của người khác để hiểu rõ và thông cảm cho đối phương.

Trong cuộc sống phải nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Có như vậy mới tránh việc suy xét vấn đề một cách phiến diện, vội vàng.

Tam đại con gà (tìm trên mạng)

Câu chuyện cười được nhiều người biết đến. Nhắc đến sự dốt nát, không biết gì mà còn giấu dốt mọi người đều nghĩ ngay đến “Tam đại con gà”. Câu chuyện mở đầu giới thiệu một anh chàng dốt nát nhưng lại hay lên mặt. Yếu tố gây cười dần được hé lộ khi anh ta được dân làng mời về dạy trẻ. Đến chữ đơn giản nhất “Kê” là “gà” nhưng thầy lại không biết và dạy học trò là “dủ dỉ là con dù dì”.Thầy còn xin đài âm dương để chứng minh là mình dạy đúng. Đỉnh điểm gây cười ở chỗ đã sai còn ngụy biện, nói cùn “Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà”. Tam đại con gà vì thế mà ra đời.

Qua câu chuyện, tác giả muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng trong cuộc sống đừng quá đề cao bản thân mà giấu dốt sẽ gây tiếng cười mỉa mai, châm biếm.

Trong kho tàng văn học dân gian của nhân loại còn có rất nhiều câu chuyện cười, hài hước mang ý nghĩa sâu sắc khác. Mỗi một câu chuyện sẽ mang đến cho chúng ta những tiếng cười ẩn sau đó là bài học quý giá về cuộc sống. “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”.