Truyện Cổ Tích Việt Nam Bạch Tuyết / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Kể Truyện Cổ Tích: Bạch Tuyết Và Hồng Hoa

Đón nghe những câu chuyện cổ tích của nước ngoài sẽ giúp các em có thêm những hiểu biết khác về văn hoá, tập quán… mở ra những chân trời mới thay vì những điều thân thuộc của quê hương. Chương trình hôm nay, chị Thu Loan sẽ kể cho các em nghe truyện cổ tích “Bạch Tuyết và Hồng Hoa”. Mời các em cùng nghe!

BÌNH LUẬN FACEBOOK

Sự Tích Con Khỉ Truyện Cổ Tích, Truyện Cổ Tích Việt Nam

Sự tích con khỉ

( Sự tích con khỉ) Ngày xưa có một người con gái đi ở với một nhà trưởng giả. Nàng phải làm việc quần quật suốt ngày, lại bị chủ đối đãi rất tệ. Cái ăn cái mặc đã chả có gì mà thỉnh thoảng còn bị đánh đập chửi mắng. Vì thế, cô gái tuổi mới đôi mươi mà người cứ quắt lại, trông xấu xí bệ rạc hết chỗ nói. Một hôm nhà trưởng giả có giỗ, cỗ bàn bày linh đình, họ hàng đến ăn uống đông đúc. Trong khi đó thì cô gái phải đi gánh nước luôn vai không nghỉ. Lần gánh nước thứ mười, cô gái mỏi mệt quá ngồi lại ở bờ giếng. Tự nhiên cô thấy tủi thân, ôm mặt khóc. Lúc đó đức Phật bỗng hiện ra với trạng mạo một ông cụ già. ạng cụ có vẻ đâu từ xa lại, dáng điệu mệt nhọc đến xin nước uống. Nàng vội quảy gánh xuống giếng vực nước lên cho ông già giải khát. Ông cụ uống xong lại đòi ăn. Cô gái nhớ tới phần cơm của mình chưa ăn, bèn bảo ông cụ ngồi chờ rồi quảy gánh nước về. Lần sau ra giếng, cô lấy cơm trong thùng đưa cho ông già và nói:

– Họ dành phần cho con toàn cơm cháy cả, cụ ăn một bát này cho đỡ đói. Ăn xong, ông cụ bảo nàng: Sự tích con khỉ

– Hồi nãy làm sao con khóc? Cô gái ngập ngừng, cúi mặt xuống không trả lời.

– Ta là đức Phật,

– ông cụ nói tiếp,

– ta thấy con có lòng tốt.

Nếu con muốn gì, ta sẽ làm cho con vui lòng.

Cô gái ngạc nhiên mừng rỡ, kể nỗi lòng với đức Phật. Thấy điều ước muốn của người con gái chỉ là làm sao cho bớt xấu xí, ông cụ bảo nàng lội xuống giếng, hễ thấy bông hoa nào đẹp mút lấy thì sẽ được như nguyện. Khi xuống nước, cô gái chỉ mút mấy bông hoa trắng. Tự nhiên lúc lên bờ, nàng trở nên trắng trẻo xinh xắn, đồng thời quần áo cũng biến thành những thứ tốt đẹp.

Khi cô gái quảy gánh nước trở về, cả họ nhà trưởng giả vô cùng kinh ngạc. Nàng xinh đẹp đến nỗi họ không thể nào nhận ra. Nghe cô gái kể chuyện, ai nấy cũng muốn cầu may một tí. Họ lập tức đổ xô cả ra bờ giếng mong gặp lại đức Phật để được trẻ lại và đẹp ra. Thấy ông cụ già vẫn còn ngồi ở chỗ cũ, họ sung sướng như người được của. Họ đưa xôi thịt ra mời tới tấp:

– Này cụ xơi đi! Cụ xơi đi. Rồi cụ làm phúc giúp cho chúng tôi với! Đức Phật cũng bảo họ lội xuống giếng và dặn họ y như dặn cô gái lần trước. Dưới giếng lúc đó đầy hoa đỏ và hoa trắng. Ai nấy đều cho màu đỏ là đẹp nên khi lội xuống giếng đều tìm hoa đỏ mút lấy mút để. Nhưng không ngờ lúc lên bờ, họ không phải trẻ lại mà già thêm ra: mặt mũi nhăn nheo, người trông quắt lại, lông lá mọc đầy người, đằng sau lưng là cả một cái đuôi.

Những người đi gánh nước thấy vậy hoảng hồn: “Kìa trông con quỷ, nó cắn bà con ôi!”. Nhưng lại có những tiếng khác: “Đánh cho chết chúng nó đi! Sợ gì”. Lập tức mọi người cầm đòn gánh xông lại. Cả họ nhà trưởng giả kinh hoàng bỏ chạy một mạch lên rừng.

Thấy vậy cô gái và mọi người sợ quá, đêm đêm đóng cửa rất chặt. Họ bàn nhau tìm cách đuổi chúng. Họ bôi mắm tôm vào các cánh cửa, lại nung nóng rất nhiều lưỡi cày đặt rải rác ở cổng các nhà. Quả nhiên, một đêm nọ chúng lại mò về. Theo lệ thường, chúng đánh đu vào song cửa kêu rít lên. Nhưng lần này chúng vừa mó đến đã bị mắm tôm vấy đầy tay, rồi từ tay vấy khắp cả người, hôi hám không thể nói hết. Chúng kinh sợ dắt nhau ra ngồi trước cổng quen như thói cũ. Nhưng vừa đặt đít ngồi xuống các lưỡi cày thì chúng đã kêu oai oái, rồi ba chân bốn cẳng bỏ chạy lên rừng. Từ đó chúng kệch không dám về nữa.

Trong những khi lên rừng hái củi, người ta thỉnh thoảng vẫn gặp chúng. Thấy bóng người từ đàng xa, chúng liền chuyền theo nhánh cây, lủi nhanh thoăn thoắt. Người ta gọi chúng là những con khỉ. Ngày nay vẫn có nhiều người cho khỉ là thuộc nòi trưởng giả. Còn những con khỉ sở dĩ đỏ đít là vì chúng chịu di truyền dấu vết bỏng đít của tổ tiên.

Gửi bởi in Tags: Hà Vũ truyện cổ tích việt nam đọc truyện bé nghe, đọc truyện cổ tích việt nam chọn lọc, hay nhất, truyện cổ tích, truyện cổ tích việt nam chọn lọc, truyện cổ tích việt nam hay nhất, việt nam

Truyện Cổ Tích Nước Ngoài Nàng Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn Nổi Tiếng Cho Bé

Chuyện xưa kể rằng hồi ấy, khi trời đang ở giữa mùa đông lạnh giá, những bông hoa tuyết y như những chiếc lông chim trắng muốt bay phấp phới khắp bầu trời, một bà hoàng hậu đang ngồi khâu ở bên bậu cửa sổ. Chiếc khung cửa được làm từ gỗ mun đen nhánh. Bà hoàng hậu tuy ngồi khâu nhưng bà lại quá mải mê ngắm nhìn những bông tuyết xinh đẹp đang rơi ngoài kia, vì không chú ý nên kim khâu đâm vào đầu ngón tay của bà, có ba giọt máu màu đỏ tươi rớt xuống dưới nền tuyết trắng. Hoàng hậu trông thấy màu máu đỏ nổi bật ở trên nền tuyết trắng, bà thì thầm:

– Giá như mình có được một đứa con có làn da trắng như tuyết, màu môi hồng hào như là màu đỏ tươi của máu, tóc thì đen nhánh như là gỗ mun làm khung cửa sổ này. Nếu được như vậy thì tốt quá nhỉ. Không lâu sau thì hoàng hậu mang bầu và hạ sinh một nàng công chúa có làn da trắng như là tuyết, môi đỏ như là son, tóc thì đen nhánh như là gỗ mun, bởi vậy nên hoàng hậu liền đặt tên cho con gái của mình là Bạch Tuyết. Tuy nhiên, khi hạ sinh công chúa xong thì hoàng hậu cũng qua đời.

Nhà vua để tang vợ mình tròn một năm, sau đó thì cưới người vợ khác làm hoàng hậu. Vị hoàng hậu mới này vô cùng xinh đẹp, tuy nhiên thì tính cách của mụ lại rất kiêu ngạo và ngông cuồng. Chỉ cần mụ ta nghe được người khác nói rằng có người xinh đẹp hơn mụ là mụ sẽ tức điên lên. Mụ ta có chiếc gương thần vô cùng màu nhiệm, mụ thường hay ngắm nhìn nhan sắc của mình trước gương, mỗi lần như vậy mụ lại hỏi gương thần rằng: – Gương kia ngự ở trên tường, Thế gian ai đẹp được dường như ta?

Mỗi lần mụ ta hỏi như vậy thì gương thần đều thành thật mà trả lời:

– Muôn tâu hoàng hậu, hoàng hậu chính là người đẹp nhất trên thế gian này.

Nghe câu trả lời của gương thì hoàng hậu vô cùng hài lòng, bởi vì mụ biết rằng gương thần chưa bao giờ nói dối cả.

Tuy nhiên, thời gian qua đi, nàng công chúa Bạch Tuyết của chúng ta càng ngày càng lớn, và càng ngày càng xinh đẹp hơn. Khi nàng lên bảy tuổi thì nàng đẹp như là nắng sớm mai, vẻ đẹp của nàng hơn hẳn vị hoàng hậu kia. Có một lần hoàng hậu lại tìm đến gương thần, mụ ta lại hỏi:

– Gương kia ngự ở trên tường, Thế gian ai đẹp được dường như ta?

Nhưng lần này, ngoài ý muốn của hoàng hậu, gương thần lại trả lời rằng:

– Muôn tâu hoàng hậu, Xưa kia bà đẹp nhất trần, Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.

Hoàng hậu nghe gương thần trả lời thì giật mình, khuôn mặt xinh đẹp của mụ lập tức tái xanh đi vì tức giận cùng ghen ghét. Kể từ ngày đó trở đi, chỉ cần mụ ta thoáng trông thấy nàng Bạch Tuyết thì mụ lại cảm thấy vô cùng khó chịu, trong lòng thì đong đầy bực tức, cứ dần dần lại càng căm ghét Bạch Tuyết hơn nữa. Sự ghen ghét nảy mầm trong lòng hoàng hậu, và mỗi ngày lại một lớn hơn, lòng đố kỵ ngày càng thêm mãnh liệt khiến cho mụ cả ngày lẫn đêm đều cảm thấy bực bội và bứt rứt không yên. Mụ lập tức cho tìm đến một tên thợ săn và ra lệnh:

– Ngươi mau mang con bé kia vào tận trong rừng sâu, ta không bao giờ muốn trông thấy mặt của nó nữa. Ngươi phải giết nó rồi mang gan và phổi của nó về đây cho ta. Có như vậy ta mới biết rằng ngươi đã giết nó hay chưa.

Người thợ săn nhận mệnh đem nàng Bạch Tuyết vào tận trong rừng sâu tăm tối. Tuy nhiên, lúc bác vừa rút con dao ra khỏi vỏ định giết, cô bé đột nhiên khóc lớn và bảo:

– Chao ôi, hỡi bác thợ săn thân yêu, bác làm ơn hãy để cháu được sống, cháu sẽ chạy sâu vào trong khu rừng hoang vu này, cháu hứa là sẽ chẳng vào giờ đặt chân lại lâu đài nữa.

Bác thợ săn nhìn cô bé xinh đẹp van khóc thảm thiết thì cũng động lòng thương hại, vì thế bác liền bảo:

– Giờ con hãy chạy trốn thật sâu vào trong rừng kia, thật tội nghiệp cho con.

Trong bụng bác lại thầm nghĩ rằng: “Có khi cô bé vào trong rừng ấy lại bị lũ thú dữ ăn thịt mất thôi”. Tuy nhiên thì bác cũng cảm thấy gánh nặng vơi bớt vì đã chẳng phải ra tay giết một cô bé đáng thương như thế.

Vừa lúc ấy thì có con lợn rừng đột nhiên nhảy tới, vì thế bác thợ săn liền đâm chết nó, sau đó moi gan và phổi để mang về giao cho hoàng hậu như là bằng chứng để chứng minh rằng Bạch Tuyết đã bị giết chết. Mụ ta liền sai đầu bếp đem gan và phổi đi xào cho mụ ăn. Vì cứ ngỡ đó là gan và phổi của Bạch Tuyết nên mụ ăn kỳ hết mới thôi.

Lại nói về nàng Bạch Tuyết bất hạnh của chúng ta, từ lúc rời khỏi chỗ bác thợ săn thì cô cứ một mình lủi thủi ở trong khu rừng rậm mênh mông ấy, cô rất sợ hãi, đôi mắt ngơ ngác cứ nhìn khắp nơi, nhìn từ cành cây cho tới ngọn cỏ, cô chẳng biết mình nên làm gì vào lúc này nữa.

Bỗng nhiên cô lại cắm đầu cắm cổ chạy, cô giẫm lên cả những gai cùng đá nhọn. Lũ thú dữ vẫn cứ lượn quanh nhưng chẳng con nào nhào tới đụng vào người cô cả. Bạch Tuyết cứ thế mà chạy mãi, cô chạy cho tới khi trời đã sẩm tối thì cô trông thấy đằng xa có một ngôi nhà nhỏ. Quá mệt mỏi, cô liền bước tới mong có chỗ để nghỉ chân.

Khi cô bước vào bên trong nhà thì mọi đồ vật ở trong căn nhà ấy đều bé xíu, nhỏ xinh và cũng rất sạch sẽ, không thể nào chê bai được một điều gì cả. Ở ngay giữa nhà chính là một chiếc bàn, trên nó được trải tấm khăn màu trắng tinh, bên trên bàn có bày ra bảy chiếc đĩa nhỏ, trên mỗi chiếc đĩa lại có một chiếc thìa nhỏ, một con dao nhỏ, một chiếc nĩa nhỏ, và còn có một chiếc ly cũng nhỏ và xinh nốt. Ở sát hai bên tường thì có kê bảy chiếc giường khá nhỏ nằm nối tiếp nhau, ở trên giường đều phủ khăn màu trắng phau.

Cả một ngày lang thang trong rừng sâu khiến bụng của Bạch Tuyết đều đã cồn cào vì đói khát rồi. Nàng liền ăn một chút thức ăn ở mỗi đĩa, và rồi lại uống một hớp nhỏ rượu vang ở mỗi chiếc ly. Mặc dù cô rất đói nhưng cô lại không muốn bất kì ai phải mất phần vì mình.

Và khi bụng đã đỡ đói, đôi chân đã phải rong ruổi trong rừng cả ngày giờ đây mỏi nhừ, vì quá mệt nên cô muốn nằm ngay lên giường mà ngủ một giấc, nhưng những chiếc giường này chiếc nào chiếc nấy đều không vừa với cô, cái thì lại quá dài, cái thì lại quá ngắn. Bạch Tuyết đi một lượt và thử thì phải đến chiếc giường thứ bảy cô mới cảm thấy được, vì vậy cô nằm đó mà thiếp đi.

Khi bầu trời bên ngoài đã tối mịt thì những người chủ nhân của ngôi nhà nhỏ xinh này mới trở về, họ là bảy chú lùn, công việc thường ngày của họ chính là đào bới ở mỏ quặng sắt sâu trong núi. Trở về đến nhà, họ cùng nhau thắp sáng bảy ngọn đèn nhỏ, ánh sáng lan tỏa khắp trong căn nhà và họ cảm giấc được như có người đã vào trong nhà của mình. Bởi vì tất cả những đồ vật ở trong căn nhà của họ đều không giữ nguyên được như lúc họ mới đi làm.

Chú lùn thứ nhất ngạc nhiên nói:

– Đã có ai ngồi vào chiếc ghế xinh đẹp này của tôi rồi?

Chú lùn thứ hai cũng kêu lên:

– Người nào đã ăn nho trong đĩa của tôi thế?

Chú lùn thứ ba lại nói:

– Người nào lại ăn bánh trong đĩa của tôi vậy?

Chú lùn thứ tư nói tiếp:

– Là ai đã ăn rau trong đĩa nhỏ của tôi?

Chú lùn thứ năm bảo:

– Đã có người dùng chiếc nĩa nhỏ xinh của tôi mà cắt gì đó?

Chú lùn thứ sáu tiếp lời:

– Có người dùng con dao bé xíu của tôi làm gì rồi đấy?

Và chú lùn thứ bảy cũng không khỏi bất ngờ:

– Là người nào lại uống nước trong chiếc ly của thôi vậy?

Tất cả các chú lùn đều chạy về chiếc giường của mình mà kêu lên:

– Hình như có người vừa nằm lên trên chiếc giường của tôi thì phải?

Chú lùn thứ bảy cũng kiểm tra chiếc giường của mình, chú trông thấy nàng Bạch Tuyết vẫn đang ngủ say. Chú lập tức gọi mọi người tới. Tất cả đều hết sức ngạc nhiên vì vị khách lạ, họ đem tới bảy cây đèn rồi soi vào Bạch Tuyết, rồi họ cùng nhau reo lên đầy vui mừng:

– Ôi chao, cô bé này sao mà lại xinh đẹp thế nhỉ!

Các chú lùn thấy vậy thì rất vui mừng, cũng không nỡ đánh thức Bạch Tuyết dậy, họ giữ im lặng để cô bé được ngủ ngon. Còn chú lùn thứ bảy không có giường đành phải ngủ nhờ ở giường của những người bạn khác, chú ngủ nhờ mỗi giường một giờ, và thế cũng qua được một đêm.

Khi bầu trời đã hửng sáng thì Bạch Tuyết tỉnh lại, trông thấy cả bảy chú lùn đang vây quanh mình, nhìn mình tò mò thì cô rất sợ hãi. Tuy nhiên họ đều rất thân thiện, vui vẻ mà hỏi cô rằng:

– Tên cô là gì thế?

Cô cũng đáp lại:

– Tên em là Bạch Tuyết.

Và các chú lùn lại tiếp tục hỏi:

– Tại sao cô lại tới được ngôi nhà của bọn tôi vậy?

Rồi Bạch Tuyết thành thật mà kể lại cho mọi người nghe toàn bộ câu chuyện của mình, về mụ dì ghẻ đã tìm cách hãm hại cô như thế nào, chuyện bác thợ săn tốt bụng đã thả cho cô đi ra sao, và cả chuyện cô đã phải chạy trốn cả ngày ở trong rừng sâu và tới được ngôi nhà của họ nữa. Nghe xong câu chuyện vô cùng đáng thương của cô, bảy chú lùn liền bảo cô là:

– Đã vậy thì cô hãy ở lại đây với chúng tôi, nếu như cô có thể trông nom chuyện nhà cửa, rũ giường, nấu ăn, giặt quần áo, thêu thùa, khâu vá, dọn dẹp và quét tước nhà cửa sạch sẽ và ngăn nắp. Nếu cô đồng ý thì từ nay về sau cuộc sống của cô sẽ chẳng thiếu thốn gì nữa.

Lời đề nghị này của bảy chú lùn khiến cho Bạch Tuyết vô cùng vui mừng, cô lập tức trả lời:

– Vâng, nếu được vậy thì em rất sẵn lòng.

Kể từ ngày đó trở đi thì Bạch Tuyết liền ở lại cùng bảy chú lùn trong ngôi nhà nhỏ tận sâu trong rừng. Cô nhận đảm đương tất cả những công việc vặt ở trong nhà, mỗi buổi sáng khi bảy chú lùn kéo nhau đi đào mỏ ở trong rừng sâu để tìm vàng và sắt, đến chiều tối muộn trở về thì đã thấy thức ăn của mình được bày biện đẹp đẽ ngay trên bàn ăn. Bởi vì suốt ngày Bạch Tuyết đều phải ở lại trông nhà một mình nên bảy chú lùn không bao giờ quên nhắc nhở cô là:

Mụ hoàng hậu ở lâu đài vẫn luôn tin rằng mình đã ăn được gan và phổi của Bạch Tuyết nên từ giờ sẽ chỉ có mình mụ là người xinh đẹp nhất trên thế gian này. Mụ lại tới chỗ gương thần, nhìn mình trong gương mụ hỏi:

– Gương kia ngự ở trên tường, Thế gian ai đẹp được dường như ta?

Gương liền trả lời ngay: – Muôn tâu hoàng hậu, Xưa kia bà đẹp nhất trần, Nhưng nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn. Nàng ở khuất tận núi non, Trong nhà của bảy chú lùn xa xa.

Hoàng hậu vô cùng hoảng hốt, bởi vì mụ biết gương thần chưa từng nói dối điều gì. Vì vậy mụ nghĩ ngay tới chuyện gã thợ săn kia đã lừa mụ, để cho Bạch Tuyết sống và chạy thoát. Giờ mụ ta lại phải ngồi mà nghĩ ra kế nào đó để giết bằng được Bạch Tuyết mới thôi, khi nào mà gương chưa nói mụ là người xinh đẹp nhất trần thì cơn ghen tức này sẽ còn khiến cho mụ mất ăn và mất ngủ mãi.

Sau khi đã suy nghĩ rất nhiều, mụ đột nhiên nghĩ ra được kế rất hay, mụ lấy phấn bôi lên mặt, đem mặc lên người bộ quần áo khác để giả trang thành bà lão bán hàng, dù cho là ai gặp cũng không thể nhận ra đó là hoàng hậu. Với hình dạng mới của mình, mụ lập tức vượt qua bảy ngọn núi cao và tìm tới nhà của bảy chú lùn. Khi đến nơi, mụ nhẹ nhàng gõ lên cánh cửa kia và rao rằng:

– Hàng đẹp, hàng tốt đây, người nào mua không, ai mua đi!

Nghe tiếng rao hàng bên ngoài, Bạch Tuyết tò mò nên mở cửa sổ và thò đầu ra bên ngoài, cô hỏi bà cụ:

– Cháu chào bà ạ! Bà đang bán gì vậy ạ?

Bà lão liền đáp lời nàng:

Vừa nói thì bà lão vừa lấy ra chiếc dây lưng bằng tơ ngũ sắc vô cùng xinh đẹp ra. Nhìn dây lưng rồi lại nhìn bà cụ bán hàng, Bạch Tuyết thầm nghĩ trong lòng: “Nhìn bà lão này thật thà như vậy, chắc mình có thể để cho bà vào trong nhà cũng được”. Vì thế cô lập tức mở cửa rồi chọn mua cho mình chiếc dây lưng đẹp nhất. Bà lão liền bảo cô:

– Con à, nhìn con xem, buộc thật vụng về, hãy lại gần đây để bà buộc giúp cho con thật đẹp, thật cẩn thận.

Nghe lời bà lão, Bạch Tuyết chẳng e ngại hay nghi ngờ gì cả, nàng liền tới đứng ngay trước mặt bà lão để bà giúp mình buộc chiếc dây lưng mà cô mới mua. Đôi tay già nua của bà lão cứ thoăn thoắt mà buộc lại dây lưng, nhưng mụ ta thắt đến chặt cứng khiến cho nàng Bạch Tuyết phải nghẹt thở, và nàng lăn ra đất bất tỉnh luôn. Mụ nhìn cô nằm ở dưới đất, vô cùng hài lòng:

Sau đó mụ ta vội vàng rời khỏi ngôi nhà mà trở lại lâu đài của mình. Không lâu sau thì trời tối hắn, bảy chú lùn cùng nhau trở về nhà, khi thấy nàng Bạch Tuyết chúng yêu quý đang sõng soài dưới đất như là người chết, cả cơ thể cũng chẳng nhúc nhích hay cử động lấy một cái thì họ đều vô cùng lo lắng.

Khi họ chuẩn bị nhấc cô lên khỏi mặt đất lạnh lẽo thì thấy dây lưng của cô thắt rất chặt, họ lập tức chạy đi lấy dao tới và cắt phăng nó đi. Một lát sau thì Bạch Tuyết dần thở khe khẽ rồi tỉnh lại. Bạch Tuyết kể lại cho các chú lùn nghe về chuyện đã xảy ra buổi chiều, bảy chú lùn lúc này mới bảo:

– Cái mụ già bán hàng đó chắc chắn chính là mụ hoàng hậu xấu xa, độc ác kia rồi, cô phải cố mà giữ mình thật cẩn thận đấy, lúc chúng tôi đều đi vắng cả thì đừng có cho người lạ vào trong nhà.

Còn mụ hoàng hậu kia, khi rời khỏi khu rừng đó về tới lâu đài, mụ ta lại tìm tới trước gương thần mà hỏi gương:

– Gương kia ngự ở trên tường, Thế gian ai đẹp được dường như ta?

Cũng như tất cả những lần trước, gương thần lại thành thật giải đáp:

– Muôn tâu hoàng hậu, Xưa kia bà đẹp nhất trần, Nhưng nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn. Nàng ở khuất tận núi non, Trong nhà của bảy chú lùn xa xa.

Hoàng hậu nghe xong thì máu trong người lập tức sôi trào vì tức giận. Bởi vì mụ biết rằng Bạch Tuyết đã được cứu sống. Mụ lầm bầm:

Mụ dùng những phép thuật quỷ quái để làm ra chiếc lược có tẩm thuốc độc cực mạnh. Sau đó mụ lại ăn mặc giả trang thành một bà lão bán hàng khác hẳn lần trước. Mụ lại vất vả vượt qua bảy ngọn núi cao để tới được ngôi nhà của bảy chú lùn lần nữa. Đến trước cửa thì mụ liền gõ vài cái, rao lên thật to là:

– Hàng đẹp hàng tốt đây, có ai mua không?

Nghe thấy tiếng rao hàng, Bạch Tuyết cũng ngó ra ngoài như lần trước, nhưng cô lại bảo:

– Bà hãy đi đi, tôi đã được dặn là không được cho bất kì ai vào trong nhà rồi!

Mụ ta nhẹ nhàng bảo:

– Nhưng chắc là không có ai cấm con được cầm xem cái lược này đâu nhỉ?

Mụ lấy từ trong giỏ ra chiếc lược đã được tẩm thuốc độc đưa về phía Bạch Tuyết. Nhìn thấy chiếc lược kia, vì thích quá nên cô quên hết tất cả những lời dặn dò của bảy chú lùn, vội vàng chạy ra mở cửa ngay. Đôi bên sau khi đã thỏa thận mua bán xong thì mụ già ấy mới nói:

Bạch Tuyết đáng thương không hề có chút nghi ngờ và đề phòng nào, thấy bà lão bán hàng nhiệt tình giúp đỡ thì đồng ý ngay. Tuy nhiên, khi chiếc lược ấy vừa mới chạm vào làn tóc dài của cô thì cô bị ngấm thuốc độc ngay, ngã lăn xuống đất mà bất tỉnh nhân sự. Mụ già xấu xa cười nói:

– Người đẹp nhất trần gian cuối cùng cũng phải đi đời nhà ma thôi!

Dứt lời mụ ta liền quay lưng bỏ đi. May mắn là trời lúc ấy cũng gần tối rồi, chỉ một lát là bảy chú lùn đã từ khu mỏ trở lại nhà. Khi thấy cô ngã dưới đất như một người chết thì họ nghĩ ngay tới mụ dì ghẻ độc ác của cô. Vì vậy cả bảy người vội vàng lùng sục để tìm kiếm hung khí.

Họ tìm thấy trong mái tóc dày của cô có cắm một chiếc lược lạ, khi lược được lấy ra thì cô dần dần tỉnh lại. Bạch Tuyết lại đem toàn bộ câu chuyện kể lại cho bảy chú lùn nghe. Lần này họ cũng lại căn dặn cô phải hết sức cẩn thận, dù là ai tới gần nhà thì cũng nhất định không được mở cửa.

Mụ hoàng hậu sau khi làm xong mọi việc và trở lại lâu đài thì lập tức lại tới tìm gương thần mà hỏi:

– Gương kia ngự ở trên tường, Thế gian ai đẹp được dường như ta?

Câu trả lời của gương thần vẫn không hề thay đổi:

– Muôn tâu hoàng hậu, Xưa kia bà đẹp nhất trần, Nhưng nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn. Nàng ở khuất tận núi non, Trong nhà của bảy chú lùn xa xa.

Khi nghe hết câu trả lời của gương thần thì cả người của mụ cũng phải run lên bần bật vì phẫn nộ. Mụ hét lớn:

– Bạch Tuyết, tao nhất định phải giết chết mày, mày chết rồi thì tao mất mạng cũng sẽ cam lòng.

Mụ tìm tới căn phòng trống ở dưới tầng hầm của lâu đài, đó là một nơi vô cùng hẻo lánh, chẳng có ai bước lại đó cả. Mụ ta chuẩn bị một quả táo cùng một lọ thuốc độc, mụ tỉ mỉ tẩm thuốc độc cho quả táo ấy, khi ngấm thuốc độc rồi thì quả táo có màu chín đỏ vô cùng ngon mắt, bất cứ ai nhìn vào cũng muốn được ăn ngay tức khắc. Tuy nhiên thì nếu ai đó cắn một miếng thôi thì sẽ mất mạng ngay lập tức.

Chuẩn bị táo độc xong, mụ ta lại bôi mặt và ăn mặc như là một bà nông dân hiền lành. Sau đó lại vất vả mà vượt qua bảy ngọn núi cao để tới được ngôi nhà của bảy chú lùn. Đứng trước cánh cửa của căn nhà, mụ nhẹ nhàng gõ cửa. Bạch Tuyết liền thò đầu từ ô cửa sổ nhỏ mà nói rằng:

– Bà hãy đi đi. Cháu không được cho bất kì ai vào trong nhà đâu. Bảy chú lùn cấm rồi ạ!

Bà già ấy nhìn Bạch Tuyết và bảo:

Nhưng lần này Bạch Tuyết nhất định từ chối:

– Không cần đâu ạ. Bởi vì cháu đã bị cấm không được nhận bất cứ thứ gì của người lạ rồi.

Bà già vẫn không bỏ cuộc, bà ta nói:

Mụ ta tẩm chất độc vô cùng khéo léo, một nửa quả táo chín đỏ ấy chính là phần bị dính chất độc, còn phần màu trắng kia hoàn toàn không có vấn đề gì cả. Bạch Tuyết cứ hau háu mà theo dõi quả táo ngon lành ấy. Bà nông dân sau khi ăn nửa quả táo mà không hề gì thì cô chẳng thể nào cầm lòng được nữa, lập tức đưa tay ra nhận lấy nửa quả táo đỏ ngấm thuốc độc kia. Khi Bạch Tuyết vừa cắn vào một miếng thì lập tức lăn ra đất chết ngay.

Mụ hoàng hậu vô cùng hả hê mà nhìn cô, ánh mắt mụ ta gườm gườm, nụ cười khanh khách đáng sợ:

– Trắng như là tuyết à, đỏ như là máu à, đen như là gỗ mun à. Lần này mấy thằng lùn kia còn lâu mới đánh thức được mày sống lại, con ạ!

Khi về đến lâu đài, mụ lập tức tới gặp gương thần và hỏi:

– Gương kia ngự ở trên tường, Thế gian ai đẹp được dường như ta?

Lần này thì gương lại trả lời rằng:

– Muôn tâu hoàng hậu, hoàng hậu chính là người đẹp nhất trên thế gian này.

Khi nghe được câu trả lời của gương thì lòng ghen ghét và đố kỵ trong lòng mụ mới được nguôi, bây giờ mụ mới cảm thấy mình được mãn nguyện.

Như mọi ngày, khi trời đã tối thì bảy chú lùn lại trở về nhà, khi họ bước chân vào trong nhà thì lại thấy Bạch Tuyết sõng soài ở dưới đất, trái tim của cô cũng đã ngừng đập rồi, hơi thở cũng chẳng thấy đâu nữa, Bạch Tuyết của họ đã chết.

Bảy chú lùn hốt hoảng vội vã nâng cô dậy, rồi cố gắng tìm kiếm chất độc, sau đó lại chạy đi lấy nước, lấy rượu tới lau mặt cho cô, tuy nhiên dù làm đủ mọi cách mà vẫn chẳng ăn thua. Và cô bé đáng thương đã chết, lần này thì cô ấy thực sự chết thật rồi.

Tất cả liền đặt cô vào trong chiếc quan tài, bảy chú lùn đều ngồi xung quanh quan tài mà khóc lóc, họ khóc liền ba ngày. Sau đó họ định đem cô đi chôn cất, nhưng bởi trông thấy sắc mặt cùng với sắc người của cô vẫn còn tươi tỉnh hệt như người sống, còn đôi má hồng của cô vẫn xinh đẹp như đang chìm trong giấc ngủ. Họ bảo với nhau rằng:

– Hãy nhìn thi hài của cô ấy xem, ai nỡ mà đem chôn vùi xuống dưới đất đen chứ.

Họ quyết định làm một chiếc quan tài bằng thủy tinh trong suốt, có thể nhìn được từ bốn phía. Rồi đặt thi thể của Bạch Tuyết vào bên trong, khắc tên của cô bằng những chữ vàng, còn đề thêm phía trước để cho biết cô chính là một nàng công chúa. Sau cùng họ mới cùng khiêng quan tài lên trên đỉnh núi và cắt phiên thay nhau canh gác. Tất cả những loài vật ở trong rừng cũng tới viếng khóc cho nàng Bạch Tuyết xấu số. Thi thể của Bạch Tuyết đặt trong quan tài dù đã rất lâu nhưng mà vẫn nguyên vẹn, nhìn vào chỉ nghĩ nàng đang ngủ mà thôi. Bởi vì làn da của nàng vẫn trắng như là tuyết, môi nàng vẫn cứ đỏ hồng như màu máu, làn tóc của nàng vẫn cứ đen nhánh như là gỗ mun. Không hề có bất kì sự thay đổi nào cả.

Hồi đấy ở bên nước láng giềng có một chàng hoàng tử, ngày kia chàng bỗng nhiên đi lạc vào trong rừng sâu và tới được ngôi nhà nhỏ của bảy chú lùn. Vì trời đã tối muộn nên chàng xin phép được nghỉ lại một đêm. Vô tình chàng trông thấy trên đỉnh núi có một chiếc quan tài bằng thủy tinh, khi thấy nàng Bạch Tuyết ở trong quan tài có khắc những chữ vàng, chàng đọc xong dòng chữ thì liền nói với bảy chú lùn rằng:

– Các anh hãy cho tôi mang theo chiếc quan tài này, dù muốn lấy bao nhiêu thì tôi cũng sẽ trả đủ.

Nhưng bảy chú lùn lại trả lời chàng:

– Dù cho có đem đến đây tất cả vàng bạc châu báu ở trên thế gian này tới đổi, thì chúng tôi cũng nhất định chẳng đồng ý đâu.

Chàng hoàng tử lại bảo:

– Vậy thì các anh hãy tặng lại nó cho tôi, bởi vì giờ đây tôi chẳng thể nào sống tiếp nếu như không được nhìn thấy Bạch Tuyết, vì tôi đã kính trọng và thương yêu nàng như là người yêu nhất trên đời này của tôi vậy.

Thấy chàng hoàng tử vô cùng tha thiết mà nói, bảy chú lùn ấy cuối cùng cũng động lòng, vì thế mà họ đồng ý. Chàng hoàng tử lập tức lệnh cho thị vệ của mình tới để khiêng quan tài trở về cung. Trên đường đi, đám thị vệ vô tình mà vấp phải một cái rễ cây, chiếc quan tài động mạnh, thi thể của Bạch Tuyết cũng nảy lên một cái, miếng táo có thuốc độc mắc trong cổ họng nàng bật ra ngoài.

Chỉ một lát sau, Bạch Tuyết từ từ tỉnh lại, cô nâng nắp của quan tài lên, nhổm dậy nhìn xung quanh, giật mình mà nói:

– Trời đất ơi! Tôi đang ở nơi nào thế này?

Cả hoàng tử lẫn đám thị về đều vô cùng ngạc nhiên. Chàng hoàng tử lập tức chạy tới cạnh chiếc quan tài, nhìn Bạch Tuyết và thỉnh cầu:

– Ta yêu quý nàng hơn mọi thứ ở trên đời, nàng có đồng ý cùng ta trở về lâu đài của vua cha không? Ở nơi đó, nàng sẽ trở thành vợ của ta.

Nàng Bạch Tuyết bị thuyết phục trước sự chân thành của chàng hoàng tử nên đồng ý theo chàng trở về lâu đài. Sau đó lễ cưới của hoàng tử cùng Bạch Tuyết được diễn ra vô cùng trọng thể và linh đình. Và tất nhiên mụ dì ghẻ cũng được gửi thiệp mời. Sau khi đã trưng diện vô cùng lộng lẫy thì mụ ta lại tới chỗ gương thần mà hỏi rằng:

– Gương kia ngự ở trên tường, Thế gian ai đẹp được dường như ta?

Gương thần liền đáp:

– Muôn tâu hoàng hậu, Xưa kia bà đẹp nhất trần, Nhưng hoàng hậu trẻ muôn phần đẹp hơn.

Mụ ta độc ác mà mở miệng chửi đổng, sau đó thì mụ lại đột nhiên cảm thấy sợ hãi, chẳng biết nên làm thế nào. Lúc đầu nghe gương thần nói thì mụ định sẽ chẳng tới dự tiệc cưới nữa, nhưng sau đó lại đứng ngồi chẳng yên, mụ cảm thấy sốt ruột, rất muốn được nhìn mặt của vị hoàng hậu trẻ mà gương thần nói đến. Vậy là mụ lại quyết định tới.

Khi bước vào trong chính điện thì mụ ta nhận ra ngay hoàng hậu trẻ kia không ai khác chính là Bạch Tuyết, là người mà mụ năm lần bảy lượt tìm cách hại chết. Lúc này mụ vô cùng hoảng sợ, nhưng vì quá hoảng sợ nên mụ chẳng thể nhúc nhích được, cứ trợn tròn mắt mà đứng như trời trồng ở đó.

Vì những tội ác mà mụ ta đã gây ra, nhà vua đã quyết định trừng phạt mụ, bắt mụ phải xỏ chân vào trong đôi giày sắt đã nung đỏ ở trên lửa. Không thể phản kháng, mụ ta bắt buộc phải xỏ vào chân đôi giày sắt đỏ rực và nhảy tới khi mụ ngã lăn ra đất chết tươi.

Truyện Cổ Tích Việt Nam Cây Bút Thần

Ngày xửa ngày xưa ở một ngôi làng nọ, có một cậu bé rất thông minh tên là Mã Lương. Cha mẹ Mã Lương mất sớm, cậu phải sống cuộc sống côi cút một mình, hàng ngày vào rừng kiếm củi sống qua ngày. Mã Lương rất thích vẽ nhưng vì nhà cậu nghèo quá nên một cây bút vẽ cũng không mua nổi.

Một ngày khi đang trên đường gánh củi đi bán, tình cờ cậu đi ngang qua cửa của một nhà quan lớn trong làng. Cậu quan sát thấy một họa sĩ đang vẽ tranh cho quan xem. Thích quá, cậu cố gắng tiến sát lại cửa sổ để nhìn cho thật kỹ. Cậu mạnh dạn hỏi người họa sĩ:

– Đã nghèo lại còn đua đòi vẽ vời, thôi mày cứ an phận với nghề bán củi của mày, cút đi cho tao vẽ nốt!

Mã Lương nghe vậy không những không xấu hổ mà còn tức tối đáp lại:

– Việc học thì làm gì phải phân biệt giàu nghèo, chả nhẽ nghèo thì không được học vẽ sao?

Nói xong rồi cậu bỏ đi. Mặc dù bị chế nhạo thẳng thừng như vậy nhưng Mã Lương vẫn không hề bỏ cuộc, cậu quyết tâm theo đuổi niềm đam mê của chính mình. Tranh thủ mỗi lần lên núi để kiếm củi, cậu nhặt những cành cây rơi dưới đất để vẽ phong cảnh, chim chóc ngay trên nền đất. Khi cắt cỏ gần bờ sông, cậu lại túm những ngọn cỏ lại làm thành bút, chấm xuống nước và vẽ khung cảnh thiên nhiên xung quanh lên tảng đá. Tối về được nghỉ ngơi, cậu lại dùng những hòn than trong bếp củi vẽ lên khắp vách tường trong nhà.

Với lòng đam mê nhiệt huyết dành cho hội họa, cộng với tài quan sát rất tinh tế và tài năng thiên phú, những con chim mà cậu vẽ nên dường như biết hót, những chú cá giống như đang bơi lội tung tăng dưới làn nước trong xanh. Có lần Mã Lương vẽ một con chó sói lên vách núi, vì giống thật quá mà dê, bò… tưởng rằng có sói thật mà sợ hãi không dám lên núi gặm cỏ. Người trong làng thấy Mã Lương chăm chỉ học vẽ bèn hỏi:

– Mã Lương ơi, cháu chăm chỉ học vẽ thế để mai sau đi vẽ cho nhà quan lấy tiền phải không?

Mã Lương lắc đầu đáp rằng:

– Không đâu bác ơi, cháu sẽ không bao giờ dùng tài năng vẽ của mình để phục vụ cho nhà quan. Cháu chỉ vẽ cho người dân nghèo mà thôi!

Với sự siêng năng của mình và tài năng bẩm sinh mà ông trời ban tặng, Mã Lương ngày một tiến bộ. Tuy vậy ước ao của cậu là có được một cây bút vẽ thật sự để vẽ những bức tranh bằng mực thật đẹp thì chưa thế thành hiện thực, cậu vẫn phải vẽ những bức tranh bằng nước hay trên vách đá.

Một đêm nọ, khi Mã Lương đang mơ màng đi vào giấc ngủ thì bỗng trong nhà rực lên một ánh hào quang sáng chói. Bước ra từ luồng sáng đó là một ông cụ râu tóc bạc phơ với đôi mắt hiền từ. Cụ tặng cho Mã Lương một cây bút vẽ và dặn dò rằng:

– Mã Lương, ta tặng cháu cây bút thần này, sở hữu nó cháu sẽ có trong tay rất nhiều phép màu và quyền năng thần kỳ. Nhưng cháu phải ghi nhớ lời cháu đã nói: “Chỉ vẽ để giúp đỡ người nghèo khó, và vì người dân nghèo mà cầm bút vẽ”.

Dặn dò xong xuôi, ông cụ vụt biến mất cùng vầng hào quang khiến cho Mã Lương còn chưa kịp nói lời cảm ơn. Tỉnh dậy, Mã Lương ngỡ đây chỉ là một giấc mộng, nhưng lạ thay khi nhìn xuống thì cây bút vẽ đang nằm trong tay mình. Cậu sung sướng reo lên:

– Tuyệt vời quá! Ta đã có bút để tha hồ vẽ rồi!

Mã Lương hào hứng ngay lập tức trổ tài hội họa của mình. Cậu đưa tay vẽ một chú chim, bỗng nhiên từ trong tranh chú chim bay ra và cất tiếng hót lanh lảnh. Cậu vẽ thêm một con cá thì con cá trong tranh biến thành cá thật và quẫy đuôi bơi tung tăng.

– Quả đúng đây là cây bút thần rồi!- Mã Lương vui sướng reo lên.

Ghi nhớ lời hứa với ông tiên trong giấc mơ, hàng ngày Mã Lương vẽ không biết mệt mỏi để giúp đỡ người dân nghèo trong làng. Nhà nào thiếu cày em vẽ cày, thiếu trâu em vẽ trâu, thiếu ruộng em vẽ ruộng…

Một hôm khi đi ngang qua một mảnh ruộng, thấy bác nông dân gầy gò đang gò lưng kéo cày, đất ruộng rắn khiến cho bác nông dân mồ hôi ướt đẫm mà vẫn không cày nổi. Thương bác vất vả, Mã Lương lấy bút ra vẽ một con trâu to khỏe tặng cho bác.

Một tên quan huyện bản tính tham lam nghe ngóng được rằng Mã Lương có trong tay cây bút thần, muốn vẽ gì cũng được, hắn bèn lệnh cho quân lính tới gô bắt Mã Lương giải về. Sau đó hắn ngang nhiên sai bảo cậu vẽ cho hắn thật nhiều vàng bạc châu báu. Nhưng Mã Lương trẻ tuổi kiên quyết đáp lời:

– Ông có giết tôi thì tôi cũng không vẽ!

Tức giận trước sự cứng đầu của Mã Lương, hắn cho quân giam cậu vào ngục tối bỏ mặc cho cậu chịu đói khát, không cho thức ăn nước uống. Đêm hôm đó tuyết rơi dày, trời lạnh cắt da cắt thịt. Tên quan vui mừng nghĩ thầm trong bụng “Chắc chắn thằng ranh Mã Lương đã chết đói chết rét trong đó rồi, cho đáng đời cái tội cãi lời ta”. Đoạn hắn hí hửng khoác áo ấm mò vào ngục xem cậu giờ ra sao. Không thể tin vào mắt mình, vào đến ngục hắn chứng kiến Mã Lương vẫn đang hoàn toàn khỏe mạnh, cậu đang ngồi sưởi bên đống lửa ấm và ăn những chiếc bánh nướng thơm phức.

Tên quan tức giận sai quân lính chạy vào cướp lấy chiếc bút thần của Mã Lương, nhưng khi vừa tới cửa phòng giam thì đã không thấy Mã Lương đâu nữa, còn lại trong phòng là chiếc thang mà cậu vẽ vẫn còn dựa ở đó. Quan đùng đùng nổi giận hò hét quân lính tức tốc đuổi theo nhưng không sao đuổi kịp vì Mã Lương đã nhanh tay vẽ cho mình một con tuấn mã phóng nước đại cao chạy xa bay khỏi làng.

Vì không muốn để lộ khả năng của mình, Mã Lương đã chạy tới một ngôi làng xa rất xa. Cậu ở lại thị trấn đó và làm nghề vẽ tranh để kiếm sống. Vì không muốn những gì mình vẽ ra lại biến thành thật, nên các bức hoạ vẽ ra đều cố tình khuyết đi một thứ gì đó. Con thì thiếu mắt, con thì thiếu chân…

Hoàng đế bắt được Mã Lương thì ra lệnh cho cậu vẽ cho hắn những gì hắn muốn. Biết tên hoàng đế này là một kẻ tàn ác chuyên ức hiếp dân lành nên khi hắn bảo vẽ Rồng thì cậu vẽ cho hắn một con tắc kè, hắn sai vẽ chim phượng hoàng thì cậu tặng cho hắn một con quạ đen xấu xí. Hai con tắc kè và quạ hóa thật chui khỏi tranh cắn nhau chí tróe làm hoàng đế tức điên. Hắn cướp cây bút thần và giam Mã Lương vào ngục.

Tên hoàng đế cướp được cây bút thần thì loay hoay vẽ một núi vàng, không ngờ lại thành ra một đống đá, đá từ trên cao rầm rầm rơi xuống làm hắn suýt nữa thì toi mạng.

Biết rằng chỉ có duy nhất Mã Lương mới có thể làm ra được phép màu từ cây bút này, hoàng đế thả Mã Lương ra, ngọt nhạt dùng những lời nịnh nọt hòng dụ dỗ cậu vẽ theo ý hắn. Vì muốn lấy lại cây bút, Mã Lương đã giả vờ đồng ý. Hoàng đế bảo cậu vẽ ra một cây có thể hái ra tiền vàng. Mã Lương múa bút vẽ ra biển cả, sau đó em mới vẽ ra một hòn đảo nhỏ trên đó có cây hái ra tiền vàng.

Hoàng đế lại nhẫn nhịn dụ cậu vẽ cho hắn một con thuyền lớn để lái ra đảo hái vàng trên cây. Mã Lương lại vẽ thuyền đúng như ý hắn. Ngay tắp lự hoàng đế và những tên tham quan vội vàng trèo ngay lên thuyền để ra dảo hái vàng. Mã Lương tiếp tục vẽ ra một cơn gió để đẩy thuyền ra khơi nhanh hơn. Đợi cho thuyền ra xa thật xa bờ, Mã Lương huơ bút vẽ gió nổi rất to, sóng biển cuộn trào dữ dội. Con thuyền chao đảo không thể cự nổi gió to sóng lớn nên đã lật nhào, nhấn chìm cả lũ tham quan và tên hoàng đế tham ác xuống đáy biển sâu.

Sau khi dùng tài năng và trí khôn của mình trừng trị được bè lũ gian ác, Mã Lương lại quay trở về dùng cây bút thần vẽ giúp đỡ dân nghèo.