Truyện Cổ Tích Về Loài Người / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Chuyện Cổ Tích Về Loài Người

“Trời sinh ra trước nhất Chỉ toàn là trẻ con Trên trái đất trụi trần Không dáng cây ngọn cỏ”

Những câu thơ đáng yêu trên được trích từ bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” của nhà thơ nổi tiếng Xuân Quỳnh. Hôm nay, Vườn cổ tích sẽ kể cho các bé nghe câu chuyện cổ tích về loài người được chuyển thể từ bài thơ trên với mục đích giúp các bé dễ hiểu và nắm bắt được một cách đầy đủ nhất nội dung cũng như ý nghĩa của bài thơ!

Chuyện là cách kể ngược về sự xuất hiện của loài người trên trái đất một cách rất thú vị. Từ đó khẳng định vai trò quan trọng của trẻ em – những mầm non đáng yêu rất cần được cha mẹ và người lớn bảo vệ.

Ngày xửa ngày xưa, bầu trời và mặt đất đều tối tăm, không có lấy một nhành cây, ngọn cỏ, cũng không có bất kì màu sắc gì. Khắp nơi đều thiếu vắng sự sống. Và rồi trên Trái đất thân yêu của chúng ta, tạo hóa đã ban tặng những em bé rất dễ thương, đáng yêu. Mắt chúng sáng lắm trong veo và hồn nhiên nhưng chúng chưa thấy được gì đâu. Thế rồi, mặt trời nhô lên cao tròn vành vạnh và soi sáng khắp không gian giúp cho những đôi mắt ấy được thấu tỏ.

Màu xanh bắt đầu từ ngọn cỏ cao bằng gang tay và nhỏ như sợi tóc, màu đỏ thì bắt đầu từ bông hoa nhỏ xíu như cái cúc. Những chú chim líu lo cất tiếng hót, làm bầu bạn với trẻ em và đem lại nguồn vui cho vạn vật. Gió nâng tiếng hót bay cao bay xa tới muôn trung mây, muôn trùng dặm.

Muốn trẻ con được tắm, sông suối bắt đầu xuất hiện đem đến dòng nước ngọt mát lành. Biển mênh mông sóng vỗ, đem lại nhiều cá to. Những cánh buồm lớn đưa trẻ em đi xa tới những chân trời mới, tìm tòi và khám phá.

Nhưng trẻ thơ cần lắm vòng tay của mẹ, lời ru ngọt ngào, tình yêu thương lớn lao vô bờ bến nên mẹ sinh ra để nâng niu, chăm sóc, dỗ dành. Những câu ca dao vọng về với cái bống cái bang, cánh cò trắng bay lả bay la, cây đa, mái nước, sân đình là quê hương thân thương hiện lên qua bao câu hát ru của bà, của mẹ. Nào sự tích thánh Gióng, sự tích trầu cau, sự tích Sọ Dừa, chuyện cô Tấm ở hiền, Lý Thông ở ác,… lần lượt hiện ra qua giọng kể ấm áp của bà, đưa trẻ em vào những miền cổ tích cực lạc. Nào ông Bụt, bà tiên, nào hoàng tử, công chúa xuất hiện trong giấc mơ của trẻ em về một cuộc sống tười đẹp, ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác, người tốt nhất định được hưởng hạnh phúc, kẻ ác nhất định bị trừng trị thích đáng.

Kết Cấu Của Truyện Cổ Tích Loài Vật

Kết cấu là một yếu tố thuộc bình diện hình thức của tác phẩm văn học. Một số kết cấu thường gặp như kết cấu theo trình tự thời gian, kết cấu đi thẳng vào giữa câu chuyện, kết cấu theo hai tuyến đối lập nhau, kết cấu theo tâm lí,…

Theo Hoàng Tiến Tựu, thì “Mỗi truyện cổ tích loài vật thường được kết cấu theo hai phần “dẫn truyện” và “thuật truyện” xen kẽ nhau. Phần dẫn truyện là lời trực tiếp của người kể chuyện. Còn phần thuật truyện thường là thuật lại lời đối thoại của các nhân vật trong truyện” [2, 54].

Trên cơ sở việc nhìn nhận của nhà nghiên cứu đi trước vừa nêu, người viết đã xem xét, rà soát trên tổng thể truyện cổ tích loài vật Việt Nam(2). Kết quả của việc xem xét ấy cho thấy: không phải toàn bộ truyện cổ tích loài vật có kết cấu gồm hai phần như đã nêu, mà chỉ một bộ phận.

Đọc hai truyện cổ tích loài vật sau:

(1) CÓC, CỌP VÀ KHỈ (Truyện người Kinh)

Hôm nọ, cọp đi ngang qua góc rừng, chỗ có hang cóc, thì dừng chân nhìn ngắm. Cóc thấy cọp đến dòm ngó, sợ gây hại đến mình, bèn lo việc ngăn cản, mới lên tiếng hỏi:

– Ai vậy? Đừng có qua đây nữa mà chết oan đó!

Cọp nghe tiếng nhưng chưa thấy mặt kẻ hỏi mình, bèn hỏi lại:

– Tao đây! Tao là cóc tía. Mày không biết danh tao sao?

– Chà! Mày hình vóc bằng cổ tay, lại dám mày tao mi tớ với tao nữa! Tài nghệ gì mày mà dám xấc láo thế?

– Tao thì đủ miếng. Còn mày bất quá chỉ có tài nhảy mà thôi.

Cọp mới thách cóc nhảy thi, coi ai nhảy xa cho biết. Cóc đồng ý. Cả hai ra tới con rạch lớn, vạch mốc để đứng ngang nhau mà nhảy. Cóc bảo:

– Tao chấp mày đứng trước, tao đứng sau cũng được!

Biết trước khi nhảy, cọp thường hất mạnh đuôi nên cóc ngậm lấy chót đuôi cọp. Khi cọp nhảy sang bên kia thì cóc đã văng ra đằng trước rồi. Nó lên tiếng:

– Tôi đây! Tôi đã nhảy xa hơn anh rồi!

– Anh thật có tài nhảy phi thường!

– Tôi đã nói rồi mà! Không chỉ tài mọn ấy, tôi còn bắt sống cọp để ăn hàng ngày. Hãy coi đây thì biết!

Cóc há miệng ra, trong đó, đầy những lông cọp. Cọp thấy vậy hoảng hồn, cong đuôi chạy mất. Nó chạy mãi vẫn chưa hết kinh hoàng.

Con khỉ trên cây thấy cọp chạy như vậy, bèn kêu giựt lại, hỏi:

– Có việc gì mà anh chạy dữ vậy?

– Thôi thôi, đừng hỏi để cho tôi chạy, kẻo nó theo kịp bây giờ!

– Anh phải nói ra: cái giống gì đã khiến anh sợ đến vậy, mới được chứ?

– Cái con chi…, quên tên rồi! Nó nhỏ nhỏ, da nhám…

– Ờ, biết rồi! Con cóc, phải không?

– Sao anh dở vậy? Bẻ cổ nó như chơi kia mà! Anh sợ mà chạy chỉ khiến nó dể ngươi thôi. Không tin, anh đem tôi tới, tôi vật nó như vật nhái cho mà coi.

– Anh đừng làm phách! Không chừng lại báo hại tôi nữa!

– Nếu sợ tôi gạt, thì để tôi buộc thân mình đấu cật với lưng anh. Anh đem tôi đến đó, tôi sẽ xé xác nó cho anh coi.

Cọp đồng ý để khỉ lấy dây buộc nó với mình, lại để cho khỉ cưỡi lên lưng, từ từ trở lại chỗ cũ. Con cóc vẫn còn ngồi đó, nó lên tiếng:

– Ai vậy? Anh khỉ đó phải không?

– Anh đem nó đến nộp đó à? Nợ mười hùm chưa đủ, một đã thấm chi!

Cọp nghe nói vậy tưởng bị khỉ gạt, đem mình nộp cho cóc thật, nó lại hoảng hồn, đâm đầu chạy. Cọp phóng ào ào, không kể cây cối, gai gốc, bờ bụi gì hết.

Khỉ bị cây va vào đầu, đập vào lưng, khiến bị vỡ sọ, gãy xương, chết nhăn răng. Khi mệt quá, cọp dừng lại, thấy khỉ như vậy, nó nghĩ khỉ cười mình, nên mắng rằng:

– Hết phách lối chưa? Đã báo hại người ta, lại còn cười nữa hả?

( Nguồn: Trương Vĩnh Kí (1974), Chuyện đời xưa, Nhà sách Hoa Tiên xuất bản, Sài Gòn, tr. 12-14)

(2) THỎ LỪA BÀ DUÔN RÍT (Truyện người Ê Đê)

Ngày xửa ngày xưa, có một bà tên là Duôn Rít, hôm nọ, làm cỏ lúa một mình trên rẫy, thì gặp thỏ. Con thỏ đi kiếm ăn, thấy bà Duôn Rít làm lụng vất vả, trời đã trưa, nắng gắt mà vẫn chưa nghỉ. Nó tiến lại, nói:

– Tội nghiệp bà quá! Trời nắng chang chang thế này mà bà vẫn cúi đầu làm miết. Bà đưa cuốc đây, cháu làm cỏ giùm cho!

Bà Duôn Rít tưởng thỏ thật lòng, nói:

Bà Duôn Rít về nhà nấu cơm, bắt gà to làm thịt để thỏ về ăn trưa. Còn thỏ, khi bà Duôn Rít đi khỏi, nó cắn phá hết cả đám lúa, không sót một gốc. Xong, thỏ chạy về nhà, nói với bà Duôn Rít:

– Bà ơi, cháu đã cuốc sạch hết cỏ lúa rồi!

Bà Duôn Rít vội dọn cơm canh ra cho thỏ ăn, bắc ché rượu cần cho thỏ uống. Có điều, thấy thỏ làm cỏ nhanh quá, lòng bà đầy nghi ngại, vội chạy lên rẫy xem, thì ôi thôi, lúa đã bị cắn phá vung vãi. Bà khóc lóc kêu la, rồi chạy thật nhanh về nhà. Thỏ ở nhà, vừa ăn cơm với thịt gà, vừa thúc giục Y Rít, đứa cháu của bà Duôn Rít, lấy cần rượu mà uống. Khi bà chạy đến nhà, Y Rít mới nghe rõ tiếng bà la ó:

– Y Rít, mau đánh chết thỏ đi! Nó cắn phá lúa nhà ta hết rồi.

Y Rít vội vàng lấy gậy đánh thỏ. Thỏ sợ bỏ chạy, rồi chui vào ché. Y Rít đập bể ché. Thỏ vào bếp. Y Rít đánh nát bếp. Thỏ chui vào trốn ở đâu, Y Rít đều đánh chỗ đó tan tành. Thỏ chui vào cái cối đá giã gạo đã thủng lỗ ở dưới đáy. Y Rít cũng chui theo. Ngờ đâu, thỏ chui vào thì lọt, còn Y Rít chui vào thì bị kẹt cứng trong đó, không sao ra được.

Bà Duôn Rít chạy tới, thấy cái cối rục rịch, tưởng thỏ trong đó, nên bà đánh mạnh vào. Y Rít kêu đau, van bà tha. Nhưng bà Duôn Rít lại tưởng thỏ lừa mình, nên cứ phang thật mạnh, cho hết đụng đậy mới thôi.

Khi lôi trong cối ra, bà mới biết đã đánh nhầm cháu mình. Chôn cất cháu xong, ngày nào bà Duôn Rít cũng rầu rĩ khóc lóc, than vãn:

– Cháu thì chết, lúa thì thỏ cắn phá! Khổ quá! Giàng ơi là Giàng!

Lâu lắm, thỏ lại lần mò đến sau lưng bà, hỏi:

– Sao bà cứ than khóc miết vậy, hở bà?

Bà Duôn Rít giật mình, quài tay ra sau túm được hai cái tai dài của thỏ. Thỏ giãy giụa kịch liệt vẫn không thoát khỏi hai bàn tay cứng như gọng kìm sắt của bà. Bà Duôn Rít nghiến răng:

– Lần này tao sẽ đốt mày, ăn thịt mày!

– Nè bà ơi! Bà ăn thịt tôi đâu có lợi gì? Tôi nghe nói Mtao muốn mua thỏ về quay làm món thịt ngon đãi khách. Bà đem tôi bán cho Mtao được nhiều tiền. Lấy tiền đó bà mua lúa ăn vài năm, chẳng có lợi hơn sao?

Bà Duôn Rít nghĩ thỏ đã nói phải, cũng nên đem thỏ đi bán cho Mtao. Thỏ biết, vào giờ này Mtao đang nghỉ ăn cơm, mới nói:

– Bà nên vào cửa chính, sẽ gặp Mtao ở đó. Còn tôi sẽ vào cửa phụ và ở luôn trong chuồng nuôi súc vật của ông ta.

Bà Duôn Rít đồng ý. Thỏ vào cửa sau, gặp Mtao và vợ đang ăn cơm. Thỏ nói:

– Thưa ông Mtao, hôm nay, tôi bán bà Duôn Rít, để làm nô lệ cho ông.

– Thế ông bán bao nhiêu tiền?

– Thưa Mtao, tôi không lấy tiền, chỉ cần một cái chiêng đồng là đủ.

Mtao thấy rẻ, liền đưa cái chiêng đồng cho thỏ, rồi nói:

– Bà ấy đang vào lối cửa chính kia kìa! Bà ấy tới rồi đấy.

Bà Duôn Rít xuống tới chỗ Mtao, ngồi dưới đất, định mở miệng nói, nhưng Mtao đã nói trước:

– Ông thỏ đã bán bà cho tôi rồi. Bà phải ở đây làm nô lệ cho gia đình tôi.

Thế là cuối cùng bà Duôn Rít vẫn cứ mắc lừa thỏ.

( Nguồn: Nguyễn Thị Thu Trang (Chủ biên) (2011), Văn học dân gian các dân tộc thiểu số huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, Nxb. Văn hoá dân tộc, Hà Nội, tr. 192-195)

Đọc tiếp hai truyện cổ tích loài vật khác:

(3) NGỰA VÀ HỔ (Truyện người Nùng)

Ngày xưa, hổ không có móng vuốt sắc, ngựa cũng không có bộ móng guốc để phóng nhanh như bây giờ. Lúc ấy, ngựa được loài người thuần hoá làm con vật để cưỡi và chuyên chở hàng hoá, nhưng chân của nó có móng sắc nên đi hơi chậm.

Ngựa được con người nuôi dưỡng, chăm sóc khá cẩn thận nên không đói bữa nào, nhưng thỉnh thoảng nó lại bị người chê đi không được nhanh. Nó lo lắng, có một ngày nào đó, người tìm được con vật khác đi nhanh hơn, thì nó không được nuôi nữa. Hổ vốn là một loài vật hung dữ, chuyên ăn thịt các con vật khác. Chân nó chạy nhanh nhưng không có vuốt sắc, nên nhiều khi đuổi được con vật nào đó, chưa kịp ngoạm thịt, thì con vật ấy đã tuột ra khỏi chân rồi. Chính vì vậy nên nhiều khi hổ bị đói.

Vốn là một con vật thông minh, ngựa nhận ra rằng, hổ có đôi móng chạy nhanh mà lại không phát huy tác dụng, còn nó thì có đôi móng sắc để vồ được các con vật, trong lúc chỉ ăn cỏ, thóc. Ngựa tìm gặp hổ, gạ gẫm rằng:

– Anh hãy đổi móng cho tôi! Anh kiếm ăn cần có đôi móng vuốt nhọn sắc của tôi để vồ và bắt giữ con mồi, còn tôi đã được người nuôi rồi, nên chỉ cần một đôi móng bình thường như anh thôi.

Hổ thấy ngựa nói có lí, đồng ý. Thế là ngựa và hổ đổi móng cho nhau.

Từ đấy trở đi, ngựa có đôi móng chân chắc, khoẻ, chạy nhanh như gió, và được người nuôi yêu thương, gần gũi; hổ thì ngoài hàm răng chắc, khoẻ, đã có thêm đôi vuốt sắc, nhọn để vồ và bắt giữ con mồi. Người ta thường kể rằng, mỗi khi vào rừng, ngửi thấy mùi hổ, ngựa lại sợ hổ đòi lại móng, nên nó cứ quỳ chân xuống đất để giấu móng đi; bấy giờ, nó không bước được nữa. Người nào biết có hổ tới gần, muốn ngựa chạy đưa mình đến chỗ khác để không bị hổ vồ, phải cho ngựa ngửi mùi tỏi để át mùi hổ đi, thì ngựa mới đứng lên chạy tiếp.

( Nguồn: Ngô Văn Trụ, Bùi Văn Thành (Đồng chủ biên) (2011), Di sản văn học dân gian Bắc Giang, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, tr. 381-382)

(4) GỐC TÍCH CÁI NỐT DƯỚI CỔ TRÂU (Truyện người Kinh)

Ngày xưa, con trâu cũng nói một thứ tiếng với người. Nhờ thế, người dùng lời nói để sai khiến con vật theo ý muốn của mình, thật là tiện. Cũng nhờ thế mà những người chăn trâu không dám đánh đập tàn tệ hoặc bỏ đói trâu, vì sợ trâu mách với chủ.

Có một người nông dân nuôi một con trâu và mướn một cậu bé để chăn.

Người và thú lúc đầu rất tương đắc, nhưng về sau lại sinh bất hoà. Cậu bé tính ham chơi, nhiều khi quên mất phận sự của mình, làm cho trâu không có thức gì ăn vào bụng. Có bữa mải mê đánh đáo nhưng lại sợ trâu ăn lúa, cậu ta cột chặt trâu một nơi không cho ăn. Những hôm đó, để che mắt chủ, cậu dùng mẹo: lấy mo cau áp vào hông trâu, rồi trét đất sét bên ngoài. Cứ như thế, cậu dẫn trâu về chuồng.

Chủ nhà nhìn thấy bụng trâu no căng tròn, tỏ ý hài lòng, không căn vặn gì cả.

Nhờ mẹo ấy, cậu ta qua mặt chủ nhiều lần, nhưng cũng nhiều lần làm trâu tức giận.

Một hôm, cậu quá mê chơi, bỏ trâu nhịn đói từ sáng đến chiều. Trâu gọi mãi nhưng cậu ta nào có nghe thấy gì đâu. Buổi chiều hôm ấy, trâu định mách với chủ, nhưng cậu ta đã khôn ngoan dùng lời lấp liếm, không cho trâu nói.

Sáng hôm sau, chủ dắt trâu ra đồng cày ruộng. Trâu tỏ cho thấy nó bước đi không nổi. Chủ gắt:

– Nào có chịu đi mau lên không? Đồ làm biếng!

– Tôi không làm biếng, mà tại đói quá!

– Mày nói sao? Ngày nào thằng nhỏ cũng cho mày ăn no căng bụng lên như cái trống chầu mà!

Bấy giờ trâu mới đủng đỉnh nói:

Sự giả dối của cậu bé thế là bị bại lộ. Ngay buổi trưa hôm đó, người chủ vừa gỡ hai miếng mo cau ở hai bên hông trâu, vừa đánh cậu bé một trận nên thân. Riêng trâu thì rất hả hê, vì từ hôm đó ngày nào cũng được ăn no, lại được tắm rửa sạch sẽ.

Mấy ngày sau, những chỗ bị đòn hãy còn sưng húp, cậu bé ngồi trên bờ giọt ngắn giọt dài, trong khi trâu ung dung ăn cỏ. Bỗng có một ông lão hiện ra ở sau lưng, hỏi cậu ta vì cớ gì mà khóc. Cậu chỉ vào trâu mà nói:

– Tại nó cả, vì nó mách với chủ…

Rồi cậu kể hết cho ông lão nghe. Nghe xong, ông lão dỗ dành cậu bé, và nói:

– Ta rất thương con gặp phải chuyện không may. Bây giờ con muốn gì ta sẽ làm con vui lòng.

– Vì nó biết nói, làm con phải bị đòn. Lúc này con chỉ muốn làm thế nào cho nó không thể nói được nữa.

– Khó gì việc đó. Ta sẽ có phép làm cho con vừa lòng.

Ông bèn rút trong người ra một cây nhang, đốt lên, rồi bất thình lình dí vào dưới cổ con vật. Trâu cố giãy giụa nhưng không kịp. Trâu kêu la khản cổ.

Sau đó, tiếng nói của trâu dần dần mất đi. Cuối cùng, lúc nào muốn nói, trâu chỉ phát ra được hai tiếng “nghé ngọ” mà thôi. Chỗ bị thương lâu ngày thành sẹo, chai cứng như nốt ruồi. Cả dòng họ nhà trâu từ đó sinh ra đều không biết nói, và đều có một cái nốt ở dưới cổ.

– Truyện (3): “Từ đấy trở đi, ngựa có đôi móng chân chắc, khoẻ, chạy nhanh như gió, và được người nuôi yêu thương, gần gũi; hổ thì ngoài hàm răng chắc, khoẻ, đã có thêm đôi vuốt sắc, nhọn để vồ và bắt giữ con mồi. Người ta thường kể rằng, mỗi khi vào rừng, ngửi thấy mùi hổ, ngựa lại sợ hổ đòi lại móng, nên nó cứ quỳ chân xuống đất để giấu móng đi; bấy giờ, nó không bước được nữa. Người nào biết có hổ tới gần, muốn ngựa chạy đưa mình đến chỗ khác để không bị hổ vồ, phải cho ngựa ngửi mùi tỏi để át mùi hổ đi, thì ngựa mới đứng lên chạy tiếp”.

– Truyện (4): “Sau đó, tiếng nói của trâu dần dần mất đi. Cuối cùng, lúc nào muốn nói, trâu chỉ phát ra được hai tiếng “nghé ngọ” mà thôi. Chỗ bị thương lâu ngày thành sẹo, chai cứng như nốt ruồi. Cả dòng họ nhà trâu từ đó sinh ra đều không biết nói, và đều có một cái nốt ở dưới cổ”.

Theo như đã trình bày, thì truyện cổ tích loài vật có hai kiểu kết cấu: kết cấu gồm hai phần, phần “dẫn truyện” và phần “thuật truyện”; kết cấu gồm ba phần, phần “dẫn truyện”, phần “thuật truyện”, và phần “kết truyện”.

Theo đó, thì việc ghi nhận hai kiểu kết cấu của truyện cổ tích loài vật như đã trình bày, chẳng những cho thấy một đặc điểm quan trọng về hình thức nghệ thuật của truyện cổ tích loài vật, mà còn, ở lĩnh vực nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề, là một sự bổ sung cần thiết (của người sau đối với người đi trước).

(1) Riêng truyện cổ tích về người, có hai bộ phận hay tiểu thể loại (gọi tắt là tiểu loại) truyện cổ tích, là truyện cổ tích thần kì và truyện cổ tích thế tục. Để tiện trong việc gọi tên, các nhà nghiên cứu cũng xem bộ phận truyện cổ tích loài vật là một tiểu loại, cùng với hai tiểu loại vừa nêu, của truyện cổ tích

Sự Tích Quạ Và Công Truyện Cổ Tích Hay Về Loài Vật

Sự tích quạ và công Truyện cổ tích hay về loài vật. Ý nghĩa: truyện khuyên ta cần tránh tật xấu tham ăn tục uống và phải kiên trì thì mới đạt kết quả tốt.

Sự tích quạ và công Truyện cổ tích hay về loài vật

Xưa kia, Quạ và Công là đôi bạn chí thân. Hồi đó Công vẫn còn rất xấu xí chứ không đẹp như bây giờ, Quạ và Công con nào con nấy bộ lông cũng đều xám xịt như vừa mới rúc ở bùn lên. Quạ và công vì biết mình xấu nên chỉ chơi với nhau chứ không dám chơi với những loài chim khác.

Riêng Công thì còn xấu hơn cả Quạ, đầu Công thì bé tẹo không hề cân xứng với người, thêm vào nữa là cái cổ Công thì dài ngoằng ngoẵng nên trông rất khó coi. Một hôm Quạ rủ Công:

– Ở đằng kia đang có người thợ vẽ tranh với đủ các màu vẽ, chúng ta hãy ra đó thừa cơ ông ấy không để ý thì trộm màu về để vẽ lên cho nhau, sửa sang lại bộ cánh cho đẹp.

Công gật gù nhận lời. Hôm đó người họa sĩ đang vẽ dở một bộ tứ bình cho người ta, màu vẽ còn bỏ lăn lóc bên cạnh người. Thừa dịp người họa sĩ ngủ say, Quạ và Công lẻn đến mò vào lấy trộm bút lông và màu vẽ rồi mang ra một con gò ở giữa hồ. Lần thứ hai Quạ và Công định lẻn vào lấy trộm tiếp màu vẽ thì người họa sĩ đã ngủ dậy. Chúng đành quay trở ra chiếc gò thì thấy chỉ lấy được mỗi một hộp mực tàu đen xì, một hộp mực xanh và một túi kim nhũ lấp lánh. Quạ bảo Công:

– Thôi như vậy cũng vẽ được rồi, ta bắt đầu vẽ cho nhau đi, để tôi vẽ trước cho anh.

Quạ bảo Công nằm xuống cho mình tô vẽ lên người, Quạ vốn rất khéo tay nên vẽ cho Công rất đẹp. Ban đầu quạ dùng mực xanh tô vào đầu, cổ và mình Công. Quạ tô đến đâu là liền rắc kim tuyến tới đó. Tô đến cái đuôi, Quạ bảo công phải xòe cái đuôi ra như cánh quạt để Quạ tô cho kỹ lưỡng. Ở mỗi chiếc lông đuôi của Công, Quạ vẽ những vòng tròn và tô bằng mực tàu, sau đó rắc kim nhũ rất đẹp.

Sau khi tô màu hoàn thiện cho Công, Quạ bắt Công phơi cái đuôi cho thật khô.

Giờ đến lúc Công tô lại cho Quạ. Công thì vốn rất vụng về, không hề khéo tay như Quạ nên cực kì lúng túng và không may cho Quạ là lúc đó thì mực xanh và kim nhũ cũng đã hết rồi.

Công đang loay hoay không biết là tô cho quạ thế nào thì bông nhiên Quạ khoang bay đến. Thời đó thì Quạ Khoang thuộc họ nhà Quạ và người nó chỉ một màu trắng toát như vôi. Chưa đáp xuống Quạ Khoang đã giục tíu tít:

– Anh Quạ, anh đang làm gì đó, mau mau bay về phương đông thôi

Quạ hỏi:

– Bay về phương đông để làm gì?

Quạ Khoang trả lời:

– Em nghe thấy mọi người nói rằng có tin ở đó có một trận đánh nhau rất to, nhiều xác chết lắm, đây là một dịp hiếm có của anh em nhà ta.

Quạ nghe nói đến thịt người thì rất thèm muốn. Quạ bảo Quạ Khoang:

Quạ khoang nói:

– Không được, anh em ta phải bay đến trước ban đêm…Ngày mai thì họ mang hết xác đi chôn rồi thì anh em ta còn gì để ăn nữa.

Nghe Quạ Khoang nói vậy, Quạ vô cùng sốt ruột giục Công:

– Thế mày tô gấp nhanh cho anh đi Công

Quạ Khoang cũng muốn có một bộ lông đẹp để diện với mọi người. Nó nói xen vào:

– Anh Quạ, em cũng muốn được ăn mặc chỉnh tề đẹp đẽ một chút, anh cho em tô một chút với.

Quạ thấy Quạ Khoang nói vậy nên rất sẵn lòng chia sẻ một chút màu vẽ cho người em họ của mình. Công thì bị quạ giục, luống cuống nên đã trút một nửa số mực tàu lên đầu của Quạ. Mực cứ chảy tới nơi đâu trên mình Quạ là Quạ đen tới đó. Không những thế, Công vì bôi vội nên đã bôi cả mực vào mỏ và chân của Quạ làm cho Quạ từ đầu tới chân chỉ toàn một màu đen nhánh như là cột nhà cháy.

Đến lượt Quạ Khoang tô điểm, công trút hết sạch số mực còn lại lên người Quạ Khoang thành thử Quạ Khoang cũng đen không khác gì người anh họ mình. Duy chỉ mỗi phần cổ của Quạ Khoang là không dính mực do lúc mực chảy xuống, Quạ Khoang vội rụt cổ lại nên phần đó không bị mực thấm vào.

Nhìn thấy Công tô điểm cho Quạ Khoang, lúc đó Quạ mới nhận ra rằng mình đã quá dại dột khi giao phó sắc đẹp của mình cho Công vì Công quá vụng về. Nhưng mực đã tô rồi không thể làm gì được nữa, tức quá Quạ mắng cho Công một trận rồi cùng Quạ Khoang bay đi. Cũng kể từ khi đó, Quạ không bao giờ chơi với Công nữa.

Chính vì lý do trên mà chúng ta thấy ngày nay, loài công với bộ lông rất đẹp và sặc sỡ. Đi đâu họ hàng nhà Công cũng rất hãnh diện với vẻ đẹp của mình. Nhưng ngược lại, dòng dõi nhà Quạ thì lại đen thui như mực từ đầu tới chân, trong đó có Quạ Khoang là còn một chút ngấn trắng ở cổ do không bị mực thấm. Vì cảm thấy mặc cảm cho vẻ ngoài xấu xí của mình nên đi đâu Quạ cũng than thở: “Quạ xấu hổ, Quạ xấu hổ”.

Ý nghĩa sự tích quạ và công – truyện cổ tích hay về loài vật

Qua sự tích quạ và công ta thấy, Quạ khéo tay, tốt bụng sẵn sàng tô điểm cho Công thật đẹp và lại vui lòng chia xẻ thuốc vẽ của mình cho Quạ khoang nhưng Quạ lại có tính xấu là tham ăn. Vì nôn nóng giục công vẽ nhanh để con đi lấy phần thịt, lại gặp Công vụng về, lúng túng, xấu tính mà Quạ phải suốt đời khoác bộ lông cánh đen thui như mực.

– – Truyện cổ tích Việt Nam hay nhất cho bé

– – Truyện cổ tích ca ngợi những con người lao động chân chính

– Truyện cổ tích Ali Baba và 40 tên cướp với cách kể mang tính giáo dục cho trẻ em

Những Câu Chuyện Cổ Tích Hay Ý Nghĩa Về Loài Vật Dành Cho Bé

Các phụ huynh nên thường xuyên kể những câu chuyện cổ tích về loài vật cho các bé nghe bởi vì những câu truyện này rất dễ thu hút sự chú ý của các bé bởi những tình tiết đặc sắc và những bài học được rút ra từ đó cũng rất bổ ích để giáo dục cho con trẻ.

1. Cún con đi lạc – câu truyện cổ tích về loài vật phổ biến

Truyện Cún con đi lạc là một câu truyện cổ tích về loài vật phổ biến nói về một cậu bé bị lạc mất con cún yêu quý và cậu đi tìm kiếm chú cún xung quanh nhưng vẫn không thấy cún đâu cả. Cậu đã đi lang thang khắp nơi từ sáng đến tối để tìm chú cún nhưng vẫn không tìm thấy. Sau đó cậu đã buồn bã trở về nhà và cậu đã gặp anh hàng xóm đang ngồi bên hiên nhà, cậu đến gần chúc anh ngủ ngon và hỏi anh thăm anh xem có thấy chú cún con của mình ở đâu không. Và thật bất ngờ vì anh hàng xóm đang giữ chú cún con của cậu bởi vì anh không biết chú cún đó là do cậu bé nuôi.

Ý nghĩa câu truyện: đừng bao giờ bỏ cuộc khi chưa cố gắng nổ lực thật nhiều

2. Con lừa hát

Truyện Con lừa hát kể về một con lừa vì không thích những món ăn mà ông chủ cho nó ăn nên nó đã quyết định đi đến một cánh đồng gần đó để ăn cỏ mà nó thích. Một ngày nọ, trên đường đi ra cánh đồng chú lừa gặp một con cáo và hai con vật kết bạn với nhau. Chúng đi và tìm thấy cánh đồng trồng dưa hấu và cùng nhau ăn. Lừa đã ăn rất nhiều bởi vì dưa hấu quá ngon và nó cao hứng nói với cáo rằng nó muốn hát. Cáo mới cảnh cáo rằng nếu lừa hát thì con người sẽ biết chúng đang phá hoại mùa màng của họ và sẽ đến đánh chúng nó chết mất. Nhưng lừa không thèm nghe lời cảnh cáo của cáo mà vẫn hát. Khi thấy lừa hát, con cáo liền nhành chóng nhảy qua hàng rào và biến mất trước khi người dân làng chạy đến đánh lừa.

Con lừa hát là một câu truyện cổ tích loài vật quen thuộc

Ý nghĩa câu truyện truyện cổ tích về loài vật này chính là hãy học cách biết lắng nghe những gì người khác nói.

3. Dê và cáo – truyện cổ tích về loài vật với bài học sâu sắc.

Truyện kể về một con cáo nhân lúc con sư tử hung bạo đi ra ngoài mà lẻn vào hang của sư tử ăn tất cả thức ăn có trong hang. Sau khi ăn uống no nê, cáo đi dạo xung quanh và tận hưởng cảm giác vui vẻ lâng lâng sau khi ăn một bữa ngon lành. Không may nó đã bị té xuống một cái giếng sâu nhưng không có nhiều nước. Nó cố gắng leo lên để thoát ra ngoài nhưng lại không thành công. Bỗng nhiên khi đó cáo nghe giọng của dê hỏi rằng cáo đang làm gì ở dưới đó vậy. Cáo mới ngước nhìn và nói rằng nó ở làng bên nhưng đang gặp hạn hán nên nó phải nhảy xuống giếng để mà lấy nước. Nghe cáo nói vậy dê liền nhảy xuống giếng. Lợi dụng việc dê nhảy xuống, cáo nhanh chóng dựa vào mấy cái sừng dài của để leo lên khỏi giếng. Sau khi leo lên cáo còn quay lại nói dê thật ngốc khi đã tin lời cáo và nhảy xuống giếng.

Truyện dê và cáo là một bài học về lòng tin

Ý nghĩa câu truyện: trong cuộc sống nhất định không được tin tưởng ai đó một cách mù quáng.

4. Hai con gà trống

Truyện kể về hai con gà cùng một mẹ sinh ra. Khi chúng lớn lên thì thường xuyên cãi cã nhau. Con nào cũng tự cho mình đẹp đẽ, oai phong và có quyền làm Vua của nông trại hơn. Hôm nọ sau khi cãi nhau, chúng đã lao vào đánh nhau quyết liệt, rằng còn nào thắng thì sẽ được làm Vua của nông trại. Đánh nhau đến cuối cùng thì dĩ nhiên có một con chiến thắng và một con thua cuộc. Con gà thắng cuộc thắng trận nhảy lên hàng rào và cất tiếng gáy để ăn mừng sự chiến thắng của mình. Nào ngờ vì chính tiếng gáy đó mà bị chim ưng để ý đến và xà xuống bắt con gà thắng cuộc đi mất. Còn con gà thua cuộc vẫn đang nằm thoi thóp thở dưới đất.

Ý nghĩa câu truyện cổ tích về loài vật này muốn hướng đến sự giáo dục về tình cảm gia đình. Đã là anh em trong gia đình thì phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau để không bị người ngoài ức hiếp, đàn áp.

Đây là một câu truyện cổ tích về loài vật kể về một con cáo bắt gặp một chùm nho chín đỏ căng mọng hấp dẫn khiến cáo thèm nhỏ rãi nên đã có ý định nhảy lên để hái chùm nho. Vì khoảng cách của cáo và chùm nho khá xa nên nó đã đi xa gốc cây một khoảng để lấy được đà nhảy lên hái chùm nho, nhưng lần nhảy đầu tiên thì cáo không với tới chỉ cần một xíu nữa là có thể hái được chùm nho.

Nó cố gắng thử thêm vài lần nữa nhưng dù cố gắng đến mấy cũng không thể, tất cả đều vô ích. Cáo ngồi xuống và nhìn chùm nho tức tối, và tự nhủ thầm rằng nó ngu lắm, chùm nho còn xanh làm sao mà ăn được, nó phải mất bao nhiêu công chỉ để hái chùm nho còn xanh và chua chát kia không đáng người ta ngó tới. Sau đó khinh khỉnh bỏ đi không thèm hái nữa.

Ý nghĩa câu truyện: nhắc nhở chúng ta nên biết được thực lực bản thân của mình. Đừng tự lấy cớ, tự dối lòng mình để tự biện minh cho khả năng thấp kém của mình.

Những câu truyện cổ tích loài vật rất hay và có những bài học, ý nghĩa sâu sắc để giáo dục cho trẻ em nhỏ tuổi về nhân cách, đạo đức, tình yêu thương gia đình, … Thông qua những câu truyện giúp các bé dễ hiểu và học hỏi hơn.

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…