Truyện Cổ Tích Về Chú Cuội / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Sự Tích Chú Cuội Cung Trăng (Truyện Cổ Tích Chú Cuội Ngồi Gốc Cây Đa)

Sự tích chú Cuội cung trăng – Truyện cổ tích chú Cuội ngồi gốc cây đa. Truyện đã giải thích nguồn gốc về hình ảnh trên mặt trăng vào những ngày rằm.

Sự tích chú Cuội cung trăng là một truyện cổ tích, một truyền thuyết do người xưa nghĩ ra để giải thích hiện tượng vào những ngày rằm, những chỗ lõm của mặt trăng được nhìn thấy có hình dạng nối liền giống như một cây đa và một chú Cuội ngồi trên đó.

Sự tích chú Cuội cung trăng (Truyện cổ tích chú Cuội ngồi gốc cây đa)

Ngày xửa ngày xưa, ở một miền núi nọ, có một chàng trai nghèo khổ, cô độc tên là Cuội. Ngày ngày, chàng phải lên rừng đốn củi, đổi gạo kiếm sống. Không người thân thích, không họ hàng, tất cả những gì Cuội có chỉ là một chiếc rìu nhỏ.

Một hôm như lệ thường, Cuội xách rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi vừa được một ôm củi thì Cuội chợt giật mình vì trông thấy một cái hang hổ mé bên kia bờ suối nhỏ. Nhìn trước nhìn sau chẳng thấy hổ mẹ đâu, chỉ có mấy chú hổ con đang vờn nhau trước cửa hang. Sợ chúng lớn lên sẽ gây hậu họa về sau, Cuội liền nhẹ nhàng băng qua suối, thầm nghĩ trong bụng:

– Bọn hổ con này lớn lên thì phải biết, không chừng chúng vồ cả người chứ chẳng chơi, chi bằng ta diệt trừ chúng ngay bây giờ cho yên.

Thế rồi Cuội bất thần xông đến, vung rìu bổ xuống mỗi con một nhát tựa hồ như sét nổ trên đầu. Bọn hổ con bất thần bị tấn công, ngã lăn quay ra đất, chết không kịp ngáp.

Trong lúc Cuội nhìn quanh thử xem có còn con nào nữa không thì bất ngờ một tiếng gầm khủng khiếp vang lên. Thì ra vừa lúc đó, hổ mẹ cũng về tới nơi. Nghe tiếng hổ mẹ gầm sau lưng, Cuội thất kinh hồn vía, tưởng chết đến nơi, cậu chỉ kịp quăng rìu bỏ chạy rồi leo thoăn thoắt lên một ngọn cây cao ở gần đó để thoát thân. Hổ mẹ lao theo để vồ mồi nhưng vì không leo cây được nên tức giận gầm thét dưới gốc cây, vang xa cả một góc rừng. Cuội chỉ biết bám chặt lấy cành cây trên cao, hồn vía bay đi đâu mất cả.

– May mà mình kịp leo lên cây này chứ nếu không thì hổ mẹ xé tan xác rồi.

Từ trên cây nhìn xuống, Cuội thấy hổ mẹ lồng lộn trước đàn con đã tắt thở nên cũng thấy xót trong ruột về việc mình làm ban nãy. Nhưng chỉ một lát sau, hổ mẹ bỗng bỏ con nằm đấy, lẳng lặng chạy đến một cây lạ ở gần đó, ngoạm lấy một nắm lá cây rồi trở về nhai nát, nhả vào vết thương của lũ con mình. Chẳng mấy chốc, bọn hổ con dần dần cựa quậy, vẫy đuôi, rồi đứng dậy chạy nhảy chơi đùa như cũ. Cuội bàng hoàng, không ngờ lá cây ấy là thần dược, cứu sống lũ hổ con.

Cuội không còn nghi ngờ gì nữa, biết rằng đó chính là cây thuốc thần, nên đợi cho hổ mẹ tha con đi nơi khác, liền leo xuống tìm đến cây thuốc ấy, đào gốc vác về nhà mình. Ra khỏi rừng, Cuội gặp một ông lão nằm vật trên đường, da mặt xám ngắt. Cậu đặt cây xuống rồi ghé lại xem, thì ra ông lão đã chết từ lúc nào rồi.

Cuội liền nhanh tay rứt lấy mấy lá cây quý rồi nhai mớm vào miệng ông lão. Mầu nhiệm làm sao, mớm vừa xong thì ông lão sống dậy, hết lời cám ơn chàng trai cứu mạng và hỏi chuyện. Cuội thực lòng kể lại cho ông lão nghe tất cả mọi chuyện, từ lúc giết hổ con đến lúc hổ mẹ dùng lá cây cứu sống như thế nào. Nghe xong, ông lão kêu lên:

– Trời ơi, lão từng nghe nói cây này vốn tên là cây đa, có phép “cải tử hoàn sinh”. Lão thật có phúc nên mới gặp con. Con hãy chăm sóc vun bón cho nó để cứu thiên hạ. Nhưng nhớ là đừng có tưới bằng nước bẩn mà cây bay lên trời đó.

– Cây bay lên trời ạ? Sao lạ vậy ông?

– Ông cũng chẳng hiểu vì sao nữa, nhưng hãy nhớ làm theo lời ông dặn.

Nói rồi ông lão chống gậy ra đi, còn Cuội thì đem cây đa về trồng ở góc vườn trước nhà cho tiện việc chăm sóc. Luôn luôn nhớ lời ông lão dặn, ngày nào Cuội cũng chăm sóc cẩn thận, xách nước tưới cây quý bằng nước giếng trong, khiến cây lớn nhanh như có phép thần thông vậy.

– Đúng đây là cây đa thần nên cứ mỗi ngày trôi qua, nó lớn mau như là trải qua hằng năm vậy. Thiệt không ngờ!

Cây quý được chăm sóc kỹ nên lớn nhanh, tán lá xanh tươi bao quanh trước hiên nhà Cuội, trông rất thích mắt.

Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Hễ nghe nói có ai vừa nhắm mắt tắt hơi là Cuội mang lá cây tìm tới để cứu chữa. Cuội chỉ biết lo đi cứu người cho họ sống lại là mừng rồi, dùng phúc của trời mà san sẻ cho thiên hạ. Cuội không hề biết lấy tiền công của ai, chỉ nhận những lễ vật hoa trái họ biếu tạ cũng đủ cho cậu no lòng qua ngày.

Hết bên đông rồi sang bên tây, đi đâu ai cũng biết là Cuội cứu được rất nhiều sinh mạng. Tiếng đồn Cuội có phép lạ lan đi khắp nơi. Một hôm Cuội đi chữa bệnh về, khi lội qua sông, chợt thấy xác một con chó chết trôi. Cuội chạnh lòng thương vớt lên:

– Ta đem nó về chữa khỏi, rồi nuôi nó cho vui cửa vui nhà.

Nghĩ vậy Cuội ôm chó đem về, hái lá đa đắp lên đầu nó. Chỉ một lát sau, con chó sống dậy, ve vẩy đuôi mừng rỡ.

Biết Cuội cứu nó nên nó luôn quấn quýt bên chàng tỏ ý biết ơn.

Con chó như hiểu được tiếng chủ, sung sướng ngoắt đuôi tỏ ý vui mừng. Từ ấy, Cuội có thêm con vật tinh khôn làm bạn.

Bấy giờ ở làng bên có một ông phú hộ rất giàu nhưng chỉ có một cô con gái đã đến tuổi cập kê. Chẳng may lúc đi dạo, cô bị sẩy chân lọt xuống sông chết đuối. Cả nhà hay tin liền vớt xác cô đưa về rồi khóc than vô cùng thảm thiết.

Hay tin Cuội có phép thần thông, ông phú hộ cùng gia nhân hớt hơ hớt hải ba chân bốn cẳng chạy đến tìm Cuội, vật nài xin Cuội cứu sống con mình. Cuội liền nhẹ nhàng bảo:

– Ông bá cứ yên tâm. Tôi chuẩn bị mọi thứ rồi đi ngay đây.

Sau đó, Cuội theo chân phú ông về nhà và đưa lá ra chữa. Quả nhiên, chỉ một lát sau, mặt cô gái đang tái nhợt bỗng hồng hào hẳn lên. Rồi nàng mở bừng mắt ra, vươn vai ngồi dậy. Phú ông xiết bao mừng rỡ kêu lên:

– Ôi, anh quả thật là thần tiên giáng thế, con gái tôi sống lại rồi.

– Xin ông đừng nói thế, tôi chỉ là người thường thôi, chẳng qua là được phúc trời chữa bệnh cứu người – Cuội đáp.

– Anh đã cứu sống con gái thân yêu của ta, trong nhà này anh muốn gì thì cứ việc chọn tùy thích, muốn gì ta cũng cho.

Cuội bèn ngỏ ý muốn lấy cô gái mình vừa cứu sống làm vợ. Lão phú ông nghe thấy vậy càng thích, bằng lòng gả con gái mình cho Cuội. Biết Cuội là ân nhân của mình, cô gái cũng vui vẻ thuận làm vợ chàng.

Và thế là đám cưới hai người diễn ra mau chóng. Cưới được vợ đẹp và ngoan hiền, Cuội không còn phải sống đơn côi như trước. Được bố mẹ vợ giúp đỡ, vợ chồng Cuội sửa sang căn nhà lại cho tươm tất. Hai người sống với nhau thật vui vẻ, thuận hòa và vô cùng êm ấm.

Nhưng Cuội không ngờ, trong vùng có bọn con trai hồi trước vẫn ngấp nghé cô gái của lão phú ông, nay thấy bông hoa thơm tự nhiên lại lọt vào tay anh chàng đốn củi thì ngấm ngầm ghen tị và cố tìm cách làm hại cho bõ ghét.

Một hôm, chờ lúc Cuội lên rừng, chúng xông vào nhà định bắt lấy vợ Cuội. Không ngờ vợ Cuội chống cự quyết liệt nên chúng bèn vung dao giết chết. Sau khi giết xong, chúng vẫn sợ bị lộ vì biết Cuội có phép chữa cho người ta sống lại, nên chúng lại moi ruột người đàn bà vứt xuống sông rồi mới kéo nhau đi.

Đến chiều, khi Cuội gánh củi trở về thì thấy vợ đã chết lạnh từ bao giờ rồi. Cuội liền bứt lá nhai nát để mớm cho vợ nhưng mớm bao nhiêu cũng không công hiệu, vì vợ chàng không còn có ruột nữa thì lấy gì thấm thuốc, làm sao sống lại được? Cuội ôm lấy vợ khóc lóc thảm thiết. Con chó thấy chủ đau đớn như vậy liền lại gần, xin hiến bộ ruột của mình thế vào bộ ruột của cô chủ để đền ơn. Cuội chưa từng làm như thế bao giờ nhưng cũng liều nhắm mắt mượn bộ ruột chó thử cứu vợ mình xem sao…

Con Vện như hiểu được lòng chủ, nước mắt chảy ra và gật đầu nằm im. Cuội đau khổ mổ bụng chó lấy bộ lòng đem lắp vào bụng vợ mình:

– Vện ơi, hãy thông cảm cho ta. Ngươi quả là một con vật trung thành nhưng ta không còn cách nào khác nữa… Mong cho ngươi được đầu thai kiếp khác sung sướng hơn.

Sau khi lắp ruột chó vào bụng vợ mình xong, Cuội lấy lá đa thần rịt vết thương lại để cứu sống vợ. Quả nhiên chỉ một lúc sau, vợ Cuội bắt đầu cựa quậy và chợp mắt.

– Ôi, tạ ơn Trời Phật! Quả đây là cây thuốc thần. Vợ con sống lại rồi… Tội nghiệp cho con Vện của ta…

Thương con vật, Cuội liền dùng đất sét nặn thử một bộ ruột rồi đắp vào bụng chó để thế chỗ, sau đó lấy lá thuốc nhai nát rịt vào vết thương. Không ngờ việc cũng thành, vết mổ mau chóng liền da rồi con Vện tự nhiên đứng dậy, vẫy đuôi liếm vào tay Cuội.

– Rốt cuộc thì mày cũng được cứu sống! Con Vện trung thành của ta!

Vợ với chồng, người với vật từ đấy lại quấn quít hơn trước.

Tưởng rằng như thế đã yên, ngờ đâu sau khi sống lại lần thứ hai, tính nết của vợ Cuội có phần thay đổi. Vì mang trong người bộ ruột chó nên người đàn bà ấy dường như lú ruột lú gan, nói trước quên sau, bảo một đàng làm quàng một nẻo. Điều đó làm cho Cuội lắm lúc bực cả mình nhưng vì nghĩ rằng Trời đã cho mình cứu sống vợ lần này nữa là phúc đức lắm rồi, chuyện ngớ nga ngớ ngẩn của vợ thì từ từ cũng sẽ thay đổi thôi. Ngờ đâu sự việc đã đổi khác, đầu óc vợ Cuội chẳng những không thuyên giảm mà lại ngày càng lú lẫn hơn.

Cuội rất lo vì không biết bao nhiêu lần dặn vợ giữ gìn cho cây thuốc quý luôn được sạch: “Có mót thì đi đằng tây, chớ đi đằng đông mà cây dông lên trời”. Thế mà vợ Cuội nào có nhớ cho những lời dặn quan trọng ấy của chồng.

Một buổi chiều, trong lúc Cuội còn đi kiếm củi chưa về, người vợ đang hái rau ở vườn phía đông thấy mót tiểu, bèn chạy vội lại gốc cây quý của chồng vì chỗ đó kín gió, lại không ai trông thấy được. Cô nàng lú lú lẫn lẫn, chẳng còn nhớ gì đến lời căn dặn của chồng, cứ thế mà vén váy tiểu ngay gốc cây đa quý kia.

Không ngờ sau khi tiểu xong, tự nhiên cả một vùng đất chuyển động, cây cối chung quanh rung lên ầm ầm và những cơn gió không biết ở đâu tụ về, thổi ào ào như thác đổ. Vợ Cuội hốt hoảng lùi lại, nhưng chỉ một lúc sau, cây đa quý trước mắt nàng chuyển mình rồi long gốc, bật cả rễ lên trên mặt đất rồi lừng lững bay lên. Trí óc nàng đã mụ mẫm nên chẳng biết nguyên do vì sao lại như thế, chỉ biết hốt hoảng kêu trời. Song không còn kịp nữa, cây đa đã dần dần bay lên trước cặp mắt kinh ngạc của nàng.

Giữa khi ấy, Cuội đang trên đường về, tới gần cổng nhà mình thì chứng kiến sự việc trên. Thoáng thấy cây quý sắp bay mất, lại thêm bên cạnh đó có cả người vợ đang kêu la om sòm, Cuội đoán ngay ra được nguyên nhân:

– Trời ơi, chắc là vợ ta đã không nghe lời dặn, ngớ ngẩn đổ nước dơ vào cây cho nên sự thể mới như thế này… Cây đa thần của ta ơi, hãy ở lại đây đi!

Lập tức Cuội vứt ngay gánh củi, co giò chạy như bay về nhà, nhảy bổ đến toan níu cây lại nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất, lên quá đầu người. Cuội chỉ còn kịp lao đến móc rìu vào rễ cây cốt để kéo cây xuống nhưng sức người làm sao địch nổi, cây vẫn một mực bốc lên cao, không ai có thể ngăn lại được nữa.

Người vợ chỉ biết giương cặp mắt kinh hoàng đứng nhìn theo một cách bất lực. Về phần Cuội, do tiếc cây thuốc quý nên cũng nhất định không chịu buông rìu, cứ bám chặt lấy. Thành ra cây đa thần kéo cả người Cuội bay lên, bay lên mãi, cuối cùng vượt qua không trung, bay thẳng đến tận trên cung trăng rồi nằm luôn ở đó.

Từ đấy, Cuội ở luôn tại cung trăng với cây đa của mình. Cho nên mãi tận đến ngày nay, mỗi khi nhìn lên mặt trăng vào những đêm rằm, ta luôn trông thấy bóng ai đó giống như chú Cuội đang ngồi dưới gốc cây đa quý, rầu rĩ mơ về trần gian.

Người ta kể rằng, mỗi năm cây đa ấy chỉ rụng có mỗi một lá mà thôi. Ai nhặt được lá cây ấy thì có thể dùng để cứu người chết sống lại. Song đối với lũ trẻ con, mỗi khi thấy trăng tròn và hình dáng chú Cuội thì chúng chỉ biết hát: “Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng Cuội già, ôm một mối mơ…”

Ý nghĩa sự tích chú Cuội cung trăng (Truyện cổ tích chú Cuội ngồi gốc cây đa)

Sự tích chú Cuội cung trăng là một truyện cổ tích, một truyền thuyết do người xưa nghĩ ra để giải thích hiện tượng vào những ngày rằm, những chỗ lõm của mặt trăng được nhìn thấy có hình dạng nối liền giống như một cây đa và một chú Cuội ngồi trên đó.

Bên cạnh đó thông qua hình tượng cung trăng và hình tượng cây đa, những hình tượng quá đỗi thân thuộc với tuổi thơ, sự tích chú Cuội cung trăng làm gợi lên trong mỗi chúng ta nỗi nhớ quê hương da diết mỗi lần đi xa hoặc khi phải sống lập nghiệp xa quê hương.

– Sự tích trầu cau và ý nghĩa tục ăn trầu của người Việt

– Sự tích Hồ Gươm – truyền thuyết về lịch sử của Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm)

– – Truyện cổ tích ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người

– – Truyện cổ tích nổi tiếng thế giới của nhà văn Andersen

Sự Tích Về Chi Hằng Nga Và Chú Cuội Cung Trăng

 Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Những món ăn lưu truyền trong dân gian đều có những câu chuyện lý thú truyền tụng trong dân chúng. Bánh Trung Thu được coi là biểu tượng của sự phúc lành, đoàn tụ. Mỗi năm vào ngày Rằm tháng Tám, mọi người đoàn tụ với gia đình, ăn bánh, trái cây, uống trà và thưởng ngoạn Trăng Rằm.  

Sự tích chị Hằng Nga

 Tương truyền, vào thời xa xưa, trên trời xuất hiện mười ông mặt trời, cùng chiếu xuống mặt đất nóng đến bốc khói, biển hồ khô cạn, người dân gần như không thể sống nổi. Chuyện này đã làm kinh động đến một anh hùng tên là Hậu Nghệ. Anh đã trèo lên đỉnh núi Côn Lôn, dùng thần lực giương nỏ thần bắn rụng chín ông mặt trời. Hậu Nghệ đã lập nên thần công cái thế, nhận được sự tôn kính và yêu mến của mọi người, rất nhiều chí sĩ mộ danh đã tìm đến tầm sư học đạo, trong đó có Bồng Mông là một kẻ tâm thuật bất chính. Không lâu sau, Hậu Nghệ lấy một người vợ xinh đẹp, tốt bụng, tên là Hằng Nga. Ngoài dạy học săn bắn, cả ngày Hậu Nghệ luôn ở bên cạnh vợ, mọi người đều ngưỡng mộ đôi vợ chồng trai tài gái sắc này. Một hôm, Hậu Nghệ đến núi Côn Lôn thăm bạn, trên đường tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương đi ngang qua, bèn xin Vương mẫu thuốc trường sinh bất tử. Nghe nói, uống thuốc này vào, sẽ lập tức được bay lên trời thành tiên. Nhưng Hậu Nghệ không nỡ rời xa vợ hiền, đành tạm thời đưa thuốc bất tử cho Hằng Nga cất giữ. Hằng Nga cất thuốc vào hộp đựng gương lược của mình, không ngờ đã bị Bồng Mông nhìn thấy.  Ba ngày sau, Hậu Nghệ dẫn học trò ra ngoài săn bắn, Bồng Mông với tâm địa xấu xa đã giả vờ lâm bệnh, xin ở lại. Đợi Hậu Nghệ dẫn các học trò đi không lâu, Bồng Mông tay cầm bảo kiếm, đột nhập vào hậu viện, ép Hằng Nga phải đưa ra thuốc bất tử. Hằng Nga biết mình không phải là đối thủ của Bồng Mông, trong lúc nguy cấp đã vội vàng mở hộp gương lược, lấy thuốc bất tử ra và uống hết. Hằng Nga uống thuốc xong, thấy người bỗng nhẹ rời khỏi mặt đất, hướng về cửa sổ và bay lên trời. Nhưng do Hằng Nga còn nhớ chồng, nên chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi trở thành tiên.

Tối hôm đó, khi Hậu Nghệ về đến nhà, các thị nữ vừa khóc vừa kể lại câu chuyện xảy ra lúc sáng. Hậu Nghệ vừa lo vừa giận, đã rút kiếm tìm giết nghịch đồ, nhưng Bồng Mông đã trốn đi từ lâu. Hậu Nghệ nổi giận nhưng chỉ biết vỗ ngực giậm chân kêu khóc. Trong lúc đau khổ, Hậu Nghệ đã ngửa cổ lên trời đêm gọi tên vợ hiền. Khi đó, anh kinh ngạc phát hiện ra, trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời, mà còn có thêm một bóng người cử động trông giống Hằng Nga. Hậu Nghệ vội sai người đến hậu hoa viên nơi Hằng Nga yêu thích, lập bàn hương án, đặt lên đó những món ăn và trái cây mà bình thường Hằng Nga thích ăn nhất, để tế Hằng Nga nơi cung trăng đang nhớ đến mình. Sau khi mọi người nghe tin Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, đều đã lần lượt bày hương án dưới ánh trăng, cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may mắn và bình an. Từ đó, phong tục “bái nguyệt” vào tết trung thu được truyền đi trong dân gian.  

Sự Tích Chú Cuội Cung Trăng Thằng Cuội ngồi gốc cây đa  Thả trâu ăn lúa gọi cha ời ời  Cha còn cắt cỏ trên trời  Mẹ còn cỡi ngựa đi mời quan viên  Ông thời cầm bút cầm nghiên  Bà thời cầm tiền đi chuộc lá đa.

Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như lệ thường, Cuội vác rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi đến gần một con suối nhỏ, Cuội bỗng giật mình trông thấy một cái hang cọp. Nhìn trước nhìn sau anh chỉ thấy có bốn con cọp con đang vờn nhau. Cuội liền xông đến vung rìu bổ cho mỗi con một nhát lăn quay trên mặt đất. Nhưng vừa lúc đó, cọp mẹ cũng về tới nơi. Nghe tiếng gầm kinh hồn ở sau lưng, Cuội chỉ kịp quẳng rìu leo thoắt lên ngọn một cây cao. Từ trên nhìn xuống, Cuội thấy cọp mẹ lồng lộn trước đàn con đã chết. Nhưng chỉ một lát, cọp mẹ lẳng lặng đi đến một gốc cây gần chỗ Cuội ẩn, đớp lấy một ít lá rồi trở về nhai và mớm cho con. Chưa đầy ăn giập miếng trầu, bốn con cọp con đã vẫy đuôi sống lại, khiến cho Cuội vô cùng sửng sốt. Chờ cho cọp mẹ tha con đi nơi khác, Cuội mới lần xuống tìm đến cây lạ kia đào gốc vác về. Dọc đường gặp một ông lão ăn mày nằm chết vật trên bãi cỏ, Cuội liền đặt gánh xuống, không ngần ngại, bứt ngay mấy lá nhai và mớm cho ông già! Mầu nhiệm làm sao, mớm vừa xong, ông lão đã mở mắt ngồi dậy. Thấy có cây lạ, ông lão liền hỏi chuyện. Cuội thực tình kể lại đầu đuôi. Nghe xong ông lão kêu lên: – Trời ơi! Cây này chính là cây có phép “cải tử hoàn sinh” đây. Thật là trời cho con để cứu giúp thiên hạ. Con hãy chăm sóc cho cây nhưng nhớ đừng tưới bằng nước bẩn mà cây bay lên trời đó! Nói rồi ông lão chống gậy đi. Còn Cuội thì gánh cây về nhà trồng ở góc vườn phía đông, luôn luôn nhớ lời ông lão dặn, ngày nào cũng tưới bằng nước giếng trong. Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Hễ nghe nói có ai nhắm mắt tắt hơi là Cuội vui lòng mang lá cây đến tận nơi cứu chữa. Tiếng đồn Cuội có phép lạ lan đi khắp nơi. Một hôm, Cuội lội qua sông gặp xác một con chó chết trôi. Cuội vớt lên rồi giở lá trong mình ra cứu chữa cho chó sống lại. Con chó quấn quít theo Cuội, tỏ lòng biết ơn. Từ đấy, Cuội có thêm một con vật tinh khôn làm bạn. Một lần khác, có lão nhà giàu ở làng bên hớt hải chạy đến tìm Cuội, vật nài xin Cuội cứu cho con gái mình vừa sẩy chân chết đuối. Cuội vui lòng theo về nhà, lấy lá chữa cho. Chỉ một lát sau, mặt cô gái đang tái nhợt bỗng hồng hào hẳn lên, rồi sống lại. Thấy Cuội là người cứu sống mình, cô gái xin làm vợ chàng. Lão nhà giàu cũng vui lòng gả con cho Cuội. Vợ chồng Cuội sống với nhau thuận hòa, êm ấm thì thốt nhiên một hôm, trong khi Cuội đi vắng, có bọn giặc đi qua nhà Cuội. Biết Cuội có phép cải tử hoàn sinh, chúng quyết tâm chơi ác. Chúng bèn giết vợ Cuội, cố ý moi ruột người đàn bà vứt xuống sông, rồi mới kéo nhau đi. Khi Cuội trở về thì vợ đã chết từ bao giờ, mớm bao nhiêu lá vẫn không công hiệu, vì không có ruột thì làm sao mà sống được. Thấy chủ khóc thảm thiết, con chó lại gần xin hiến ruột mình thay vào ruột vợ chủ. Cuội chưa từng làm thế bao giờ, nhưng cũng liều mượn ruột chó thay ruột người xem sao. Quả nhiên người vợ sống lại và vẫn trẻ đẹp như xưa. Thương con chó có nghĩa, Cuội bèn nặn thử một bộ ruột bằng đất, rồi đặt vào bụng chó, chó cũng sống lại. Vợ với chồng, người với vật lại càng quấn quít với nhau hơn xưa. Nhưng cũng từ đấy, tính nết vợ Cuội tự nhiên thay đổi hẳn. Hễ nói đâu là quên đó, làm cho Cuội lắm lúc bực mình. Ðã không biết mấy lần, chồng dặn vợ: “Có đái thì đái bên Tây, chớ đái bên Ðông, cây dông lên trời!”. Nhưng vợ Cuội hình như lú ruột, lú gan, vừa nghe dặn xong đã quên biến ngay. Một buổi chiều, chồng còn đi rừng kiếm củi chưa về, vợ ra vườn sau, không còn nhớ lời chồng dặn, cứ nhằm vào gốc cây quý mà đái. Không ngờ chị ta vừa đái xong thì mặt đất chuyển động, cây đảo mạnh, gió thổi ào ào. Cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời. Vừa lúc đó thì Cuội về đến nhà. Thấy thế, Cuội hốt hoảng vứt gánh củi, nhảy bổ đến, toan níu cây lại. Nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu người. Cuội chỉ kịp móc rìu vào rễ cây, định lôi cây xuống, nhưng cây vẫn cứ bốc lên, không một sức nào cản nổi. Cuội cũng nhất định không chịu buông, thành thử cây kéo cả Cuội bay vút lên đến cung trăng. Từ đấy Cuội ở luôn cung trăng với cả cái cây quý của mình. Mỗi năm cây chỉ rụng xuống biển có một lá. Bọn cá heo đã chực sẵn, khi lá xuống đến mặt nước là chúng tranh nhau đớp lấy, coi như món thuốc quý để cứu chữa cho tộc loại chúng. Nhìn lên mặt trăng, người ta thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, người ta gọi cái hình ấy là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa….

Truyện Cổ Tích Ba Chú Heo Con

Truyện cổ tích Ba chú heo con – Truyện cổ Andersen

Ba chú heo con đã khôn lớn nên tự đi xây nhà cho bản thân nghe theo lời ba mẹ để không bị sói ăn thịt. Chủ heo cả và chú heo thứ 2 đều bị sói ăn thịt chỉ còn chú heo út rất thông minh nghĩ ra nhiều cách thoát thân. Cuối cùng sói bị rơi vào nồi nước sôi vì leo vào ống khói định ăn thịt heo út…..

Xem video truyện cổ tích Ba Chú Heo Con:

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Truyện Cổ Tích: Ba Chú Lợn Con

Truyện cổ tích: Ba chú lợn con

Ngày xưa, trong một khu rừng nọ có Lợn mẹ sinh được ba chú Lợn con rất đáng yêu. Bốn mẹ con cùng chung sống vô cùng vui vẻ và hạnh phúc.

Nhưng một hôm, Lợn mẹ nói với ba chú Lợn con: “Các con của mẹ đều lớn rồi, đã đến lúc nên tự xây cho mình một căn nhà và ra ở riêng đi thôi.” Vậy là ba chú Lợn con cùng chào tạm biệt mẹ để ra ở riêng. Trong ba anh em Lợn con, anh cả là người lười biếng nhất, lúc nào cũng chỉ muốn mau chóng xây xong nhà để có thể lăn ra ngủ một giấc ngon lành mà thôi. Thế nên anh cả kéo về một xe đầy cỏ khô, chẳng mấy chốc đã dựng xong một túp lều bằng cỏ. Anh thứ hai lại là một chú lợn rất tham ăn, chú chỉ muốn xây nhà thật nhanh để ngày nào cũng được nấu những món ăn ngon cho mình. Thế là, anh hai vào rừng và chặt vài cây gỗ đem về, chỉ mất ba ngày đã dựng xong một ngôi nhà bằng gỗ. Khác với hai anh của mình, Lợn út vừa thông minh vừa nhanh nhẹn, lại khéo léo, chú muốn xây một ngôi nhà thật kiên cố và đẹp đẽ. Chú đã đến một nơi rất xa để kéo gạch về xây nhà, từng xe từng xe một, phải mất một tháng, chú mới xây xong ngôi nhà của riêng mình và đó là một căn nhà gạch đỏ tươi rất vững chắc. Một hôm, một con Sói xám đang đói ngấu nghiến tìm đến trước túp lều cỏ của Lợn anh cả. Sói xám hít một hơi thật sâu và thổi “phù…” một cái, túp lều bằng cỏ đã bay đi đằng nào. Lợn anh cả sợ quá, vội vàng chạy đến trốn ở nhà Lợn anh hai. Sói xám lại đuổi theo tới trước ngôi nhà làm bằng gỗ của Lợn anh hai, nó lấy đà và dùng đầu xô một cái thật mạnh vào căn nhà gỗ, thế là căn nhà bị đổ nghiêng sang một bên. Hai chú Lợn sợ quá, liền chạy đến trốn ở nhà Lợn út. Sói xám lại đuổi tới nhà của Lợn út, nó cũng hít một hơi thật sâu và thổi thật mạnh, nhưng căn nhà vẫn đứng yên. Nó lại dùng đầu húc mạnh vào tường nhưng căn nhà vẫn không hề suy chuyển, ngược lại đầu Sói xám còn bị sưng lên đau đớn. Sói xám nhìn thấy trên nóc nhà có một cái ống khói, nó bèn nảy ra ý định vào nhà bằng đường ống khói. Nhưng ba chú Lợn con đã chuẩn bị một cái sọt, Sói xám nhảy xuống bị rơi trúng cái sọt, 3 chú lợn con dùng dây thừng trói chú Sói lại và đẩy vào rừng sâu. Chú Sói xám được một bài học nhớ đời, từ đó không bao giờ dám bén mảng đến quấy rối 3 chú lợn con nữa.