Cây bút thần ( Truyện cổ tích Trung Quốc) I, Tìm hiểu chung II, Tìm hiểu truyện cổ tích “Cây bút thần” 1. Kiểu nhân vật Mã Lương Mã Lương thuộc kiểu nhân vật mồ côi. Cuộc đời, số phận của chàng diễn biến xoay quanh tài năng đặc biệt của chàng nên có thê coi Mã Lương là nhân vật có tài năng kì lạ. Nhờ tài năng đó, nhân vật vượt qua được những thử thách, thực hiện những ước mơ và chiến thắng cái ác. 2. Những yếu tố giúp Mã Lương vẽ giỏi Khả năng rèn luyện và niềm say mê Yếu tố Thứ nhất Mã Lương học vẽ bằng cách Khi kiếm củi trên núi, em lấy que vạch xuống đất, vẽ theo những con chim đang bay trên đỉnh đầu. Lúc cắt cỏ ven sông, em nhúng tay xuống nước vẽ tôm cá trên đá. Khi về nhà, em vẽ các đồ đạc lên tường, bốn bức dày đặc hình vẽ. Mã Lương đã cho thấy tinh thần học tập miệt mài, không ngại khó, ngại khổ. Không có bút thì cậu sáng tạo ra những phương tiện riêng của con nhà nghèo: bút là que củi, ngón tay, giấy là mặt nước, mặt đất… Chẳng mấy chốc cậu tiến bộ rất nhanh : vẽ chim cá giống như hệt, ngưởi ta tưởng như sắp được nghe chim hót, được trông thấy cá bơi lội. Tinh thần học tập, rèn luyện của Mã Lương thật đáng khâm phục, đó là cách khắc phục khó khăn, vươn lên của nhiều trẻ em nông thôn xưa. Yếu tố thứ hai Yếu tố thần kì trợ giúp Một cụ già râu tóc bạc phơ hiền từ như ông Bụt hiện ra, ban thưởng cho Mã Lương cây bút thần. Cây bút thần giúp cậu vẽ nên những điều kì diệu, cứu giúp dân làng, thay đổi cuộc đời. Cây bút thần vẽ thành sự thật mọi điều mơ ước: vẽ con chim có cánh bay lên trời, cất tiếng hót; vẽ con cá vẫy đuôi, trườn xuống sông… Sự xuất hiện kịp thời của yếu tố thần kì trợ giúp cho nhân vật nhưng đó cũng là phần thưởng xứng đáng cho cậu bé. Qua đó cho thấy vai trò to lớn của nghệ thuật: nghệ thuật phải có sự khổ luyện và tài năng, phải bắt nguồn từ lao động chân chính, người nghệ sĩ phải có tấm lòng trong sáng, hướng thiện, nghệ thuật phải phục vụ cuộc sống. 3. Mã Lương sử dụng cây bút thần Đối với những người dân lương thiện Đối với tên địa chủ Đối với tên vua gian ác Không thể khuất phục được Mã Lương, vua cướp lấy cây bút. Nhưng cây bút trong tay bọn độc ác, tham lam đócũng chẳng vẽ được thứ gì: chúng vẽ núi vàng thì thành núi đá, vẽ thỏi vàng thì thành mãng xà…Điều đó cho thấy, nghệ thuật không thể bắt nguồn từ gian ác, xấu xa, nghệ thuật cũng không phải thỏa mãn lòng tham, sự ích kỉ của một số cá nhân. Cuối cùng 4. Cây bút thần – chi tiết nghệ thuật độc đáo Cây bút thần không chỉ là một đồ vật thần kì mà nó còn thể hiện ước mơ nhiều mặt của nhân dân lao động. Cây tút thần có khả năng to lớn như vị thần đèn (Alađanh và cây đèn thần) giúp cho con người muốn gì được nấy. Cây bút thần có ý nghĩa quan trọng Trong việc thể hiện nội dung cũng Như tiến trình phát triển cốt truyện.
Truyện Cổ Tích Trung Quốc Cây Bút Thần / Top 20 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 11/2023 # Top Trend
Bạn đang xem chủ đề Truyện Cổ Tích Trung Quốc Cây Bút Thần được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung Truyện Cổ Tích Trung Quốc Cây Bút Thần hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Soạn Bài : Cây Bút Thần (Truyện Cổ Tích Trung Quốc)
Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài
(Truyện cổ tích Trung Quốc)
1*.Mã Lương thuộc kiểu nhân vật có tài lạ, luôn dùng tài năng để giúp đỡ mọi người, chống lại kẻ tham lam, độc ác… rất phổ biến trong truyện cổ tích. Trong truyện cổ tích Việt Nam có một số nhân vật tương tự Mã Lương như Thạch Sanh, Sọ Dừa…
2.Mã Lương vẽ giỏi vì em không những có tài năng mà còn rất ham mê học vẽ. Vì có tài lại ham mê học tập như vậy nên Mã Lương đã được tiên ông tặng cho cây bút thần có thể giúp em vẽ được những mọi vật sống động như ý muốn. Tuy nhiên, chỉ Mã Lương mới sử dụng được cây bút đó, điều đó cho thấy nghệ thuật chân chính chỉ có được trong tay những người tài năng, đức độ.
3. Với những người nghèo, Mã Lương không vẽ những của cải sẵn có để hưởng thụ. Em vẽ cho họ cái cày, cái cuốc, cái thùng – những vật dụng sinh hoạt và phương tiện lao động để sản xuất ra của cải vật chất. Việc làm của Mã Lương rất có ý nghĩa vì nó giúp cho con người đỡ vất vả nhưng không vì thế mà coi thường giá trị lao động.
Với những kẻ tham lam, độc ác, hoặc là Mã Lương kiên quyết cự tuyệt (như đối với tên địa chủ) hoặc là em chế giễu (vẽ con cóc, con gà trụi lông cho vua) Cuối cùng em dùng cây bút thần để kết liễu bọn chúng.
Mã Lương được các vị thần linh tặng cây bút thần cũng có nghĩa là được trao sứ mệnh giúp đỡ dân nghèo, trừ diệt những kẻ tàn ác, tham lam.
4. Trong truyện có nhiều chi tiết lí thú và gợi cảm:
– Mã Lương vẽ chim, chim tung cánh bay và cất tiếng hót. Mã Lương vẽ cá, cá bơi lội tung tăng.
– Tên địa chủ tưởng Mã Lương đã chết đói hoặc chết rét nhưng em đã dùng cây bút thần vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi.
– Vua bắt Mã Lương vẽ rồng, em vẽ một con cóc ghẻ, bắt vẽ phượng em lại vẽ một con gà trụi lông.
– Mã Lương giả vờ theo ý nhà vua, em vẽ biển, vẽ cá, vẽ cả thuyền cho vua đi xem cá, cuối cùng em vẽ cuồng phong bão tố nhấn chìm tên vua tham lam.
5.Truyện Cây bút thần thể hiện ước mơ của nhân dân có được sức mạnh và khả năng kì diệu để giúp đỡ những người dân nghèo lao động hiệu quả hơn, đồng thời trừng phạt những kẻ tham lam, độc ác. Truyện nhằm khẳng định nghệ thuật chân chính luôn gắn liền với tài năng, đức độ, tinh thần say mê sáng tạo và chỉ có ý nghĩa khi nó phục vụ cho những mục đích chính đáng của con người. Truyện còn thể hiện mơ ước và niềm tin vào những khả năng kì diệu của con người.
Mã Lương là cậu bé mồ côi thông minh và say mê học vẽ từ nhỏ. Em vẽ khắp nơi trên núi, ven sông, dưới nước, trên tường… nhưng vì nghèo, dẫu ước ao em vẫn không mua được bút vẽ.
Một hôm nằm mơ em được cụ già râu tóc bạc phơ cho chiếc bút thần bằng vàng. Mã Lương cảm ơn và vô cùng vui sướng. Mã Lương vẽ chim, chim bay lên trời, vẽ cá, cá trườn xuống sông. Em vẽ cuốc, vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước cho người nghèo.
Tên địa chủ biết chuyện bèn sai đầy tớ bắt Mã Lương về vẽ cho hắn. Bị từ chối, hắn tức giận, đem giam Mã Lương vào chuồng ngựa và bỏ đói. Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi. Địa chủ tức giận sai đầy tớ giết Mã Lương để cướp bút thần. Mã Lương vẽ thang để trèo ra ngoài, vẽ ngựa để chạy trốn, vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ cầm dao đuổi theo.
Dừng chân ở một thị trấn, Mã Lương vẽ tranh bán để kiếm sống. Vì sơ ý em để lộ cây bút thần. Tên vua tham lam, tàn ác bắt Mã Lương vẽ theo ý hắn. Mã Lương cũng không chịu, em thậm chí còn chơi khăm nhà vua. Thay vì vẽ rồng, vẽ phượng, Mã Lương vẽ con cóc ghẻ, con gà trụi lông. Vua tức giận cướp lấy cây bút thần nhưng hắn vẽ núi vàng thì thành ra núi đá, vẽ cả thỏi vàng thì thành ra con mãng xà toan nuốt chửng cả vua.
Thấy không ăn thua, vua bèn xuống nước dỗ dành và hứa gả công chúa cho Mã Lương. Mã Lương vờ đồng ý rồi vẽ biển xanh, vẽ thuyền rồng cho vua cùng cả triều thần đi chơi ngắm cá. Cuối cùng, Mã Lương vẽ cuồng phong dữ dội nhấn chìm thuyền rồng, chôn vùi tên vua tham lam, độc ác.
Sau đó không ai biết Mã Lương đi đâu. Có người nói em đã trở về quê cũ nhưng cũng có người nói em đi khắp nơi, dùng cây bút thần để giúp đỡ những người nghèo.
Muốn kể truyện này, ngoài việc phải thể hiện được thứ tự các tình tiết của câu chuyện, cần xác định rõ giọng kể.
– Giọng trần thuật (Ví dụ: “Người ta kẻ lại rằng, ngày xưa có một em bé rất thông minh tên là Mã Lương… một chiếc”);
– Giọng đối thoại (ví dụ: “- Đây là cây bút thần, nó sẽ giúp con nhiều”).
– Đoạn kể về sự kì diệu của cây bút thần (“vẽ chim, chim tung cánh bay lên trời… vẽ cá, cá vẫy đuôi bơi lượn”) thể hiện giọng hào hứng, vui thích.
– Đoạn tên địa chủ tưởng Mã Lương đã chết, mò xuống xem lại thấy em đang ngồi bên lò sưởi ăn bánh… cần thể hiện sự kinh ngạc.
– Đoạn Mã Lương làm trái ý nhà vua (vẽ cóc, vẽ gà trụi lông…) kể làm sao diễn tả được sự bất ngờ, khoái trá.
– Khi Mã Lương trừng trị tên địa chủ và tên vua tham lam cần thể hiện được sự đắc chí, hả hê.
Có hai đoạn đối thoại. Đoạn đầu là khi tiên ông cho Mã Lương cây bút thần, đoạn sau trong chi tiết Mã Lương vẽ thuyền rồng cho vua và triều thần ra khơi xem cá.
– Trong đoạn đầu cần thể hiện được niềm sung sướng của Mã Lương khi có được cây bút em hằng mơ ước.
– Đoạn sau cần theo sát tâm trạng của tên vua, từ ngạc nhiên (“Biển này sao không có cá nhỉ?”) đến sốt ruột thúc giục (“Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí!”), cuối cùng là hoảng sợ cuống cuồng (“Đừng cho gió thổi nữa! Đừng cho gió thổi nữa”).
3. Nhắc lại định nghĩa về truyện cổ tích và kể tên những truyện cổ tích đã học.
– Về định nghĩa truyện cổ tích (xem trong bài Sọ Dừa).
Ôn Tập Văn Bản : Cây Bút Thần (Truyện Cổ Tích Trung Quốc)
I. TRẮC NGHIỆM
– Năm tháng trôi qua, Mã Lương không ngừng học vẽ, không bỏ phí một ngày nào và em đã tiến bộ rất mau. Em vẽ chim, cá giống như hệt, người ta tưởng như sắp được nghe chim hót, được trông thấy cá bơi lội. Thế nhưng em vẫn chưa có cây bút vẽ. Em chỉ mong sao có được một chiếc.
Một đêm em nằm ngủ rất say. Trong giấc ngủ, chợt em nhìn thấy một cụ già, râu tóc bạc phơ hiện ra trước mặt, đưa cho em một cây bút và nói:
– Đây là cây bút thần, nó sẽ giúp con rất nhiều.
Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, em sung sướng reo lên:
– Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông!
Em chưa nói dứt lời, cụ già đã biến mất. Mã Lương giật mình tỉnh dậy mới biết là mình nằm mơ. Thế nhưng, cây bút thần vẫn nằm trong tay em, em rất lấy làm lạ.
Mã Lương lấy bút ra vẽ một con chim. Chim tung cánh bay lên trời, cất tiếng hót líu lo. Em vẽ tiếp một con cá. Cá vẫy đuôi trườn xuống sông, bơi lượn trước mắt em. Mã Lương thích thú vô cùng.
Dùng cây bút thần, Mã Lương vẽ cho tất cả người nghèo trong làng. Nhà nào không có cày, em vẽ cho cày. Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc. Nhà nào không có đèn, em vẽ cho đèn. Nhà nào không có thùng múc nước, em vẽ cho thùng…
Việc đó ai cũng biết. Rồi câu chuyện cây bút thần lọt tới tai một tên địa chủ giàu có trong làng. Hắn liền sai hai tên đầy tớ đến bắt Mã Lương về nhà vẽ theo ý muốn của hắn. Mã Lương tuy còn nhỏ nhưng tính tình khẳng khái, Em biết bụng dạ tham lam của bọn nhà giàu, nên không vẽ bất cứ một thứ gì, mặc cho chúng hết lời dụ dỗ, dọa nạt. Tên địa chủ tức giận, nhốt em vào chuồng ngựa, không cho ăn uống gì. […]
Truyện Cây bút thần là truyện nước nào?
A. Việt Nam
B. Trung Quốc
C. Ấn Độ
D. Nhật Bản
A. Là một cậu bé rất thông minh và thích học vẽ từ nhỏ.
B. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, phải đi đốn củi và cắt cỏ để kiếm sống,
C. Thường xuyên vẽ muôn thú trên giấy.
D. Vẽ rất đẹp và vẽ giống như thật.
3. Trong truyện Cây bút thần, ông già hiện ra trong giấc mơ đã tặng cho Mã Lương vật gì?
A. Một cây bút bằng vàng sáng lấp lánh.
B. Một chiếc gương thần có thể nhìn thấy mọi vật.
C. Một căn nhà thật to để cậu bé trú ngụ.
D. Một cây bút, một tờ giấy để vẽ.
4. Điều kì diệu nào đã xảy ra sau khi Mã Lương sử dụng cây bút của ông già tặng để vẽ?
A. Mã Lương vẽ mọi thứ đều như thật.
B. Bức tranh của Mã Lương vẽ ra có thể bán được cả trăm quan tiền.
C. Tiếng tăm của Mã Lương lan đến tai vua.
D. Mọi vật sau khi vẽ trên giấy đều trở thành vật thật.
5. Mã Lương lúc đầu sử dụng cây bút để làm gì?
A. Vẽ những vật dụng cần thiết cho sinh hoạt của mình.
B. Vẽ tranh bán kiếm tiền.
C. Vẽ thành một cơn sóng dữ cuốn trôi nhà vua và các quan lại tham lam.
D. Vẽ những vật dụng cần thiết cho gia đình các nông dân nghèo.
7. Thái độ của Mã Lương như thế nào khi bị tên địa chủ giàu có bắt về vẽ theo ý hắn?
A. Rất sợ sệt nên không vẽ nên thứ gì theo yêu cầu của tên địa chủ.
B. Rất khảng khái, không chịu vẽ thứ gì cho dù tên địa chủ mặc sức dụ dỗ.
C. Rất bình tĩnh nhưng chỉ vẽ cho tên địa chủ một căn nhà.
D. Làm theo tất cả những gì tên địa chủ yều cầu.
8. Khi vẽ tranh để bán, Mã Lương đã vẽ như thế nào để mọi người không phát hiện ra?
A. Vẽ tranh thật xấu và không giống với thực tế.
B. Các bức tranh được vẽ đều dang dở, thiếu một vài chi tiết,
C. Chỉ vẽ tranh trên lá cây.
D. Chỉ vẽ tranh vào lúc đêm tối, không có ánh sáng.
9. Truyện Cây bút thần viết về kiểu nhân vật phổ biến nào trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam và thế giới?
A. Kiểu nhân vật bất hạnh: nghèo khổ, mồ côi, bị áp bức.
B. Kiểu nhân vật thích hành hiệp để cứu giúp người nghèo khó.
C. Kiểu nhân vật tham lam, độc ác.
D. Kiểu nhân vật có tài năng kì lạ phi thường.
A. Mã Lương có được cây bút thần, vẽ bất cứ vật gì thì vật đó trở thành vật thật.
B. Mã Lương đã vẽ một chiếc thang để trốn khỏi nhà tên địa chủ.
C. Mã Lương là người vẽ rất đẹp và được mọi người ngưỡng mộ.
D. Mã Lương vẽ một chiếc thuyền, vẽ sóng biển tạo nên bão tố để giết chết tên vua tham lam, độc ác.
11. Nội dung ý nghĩa nào không được đề cập trong truyện Cây bút thần?
A. Phê phán những kẻ có tài mà tham lam, độc ác.
B. Đề cao tài năng, sức mạnh kì diệu của con người.
C. Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội: kẻ tham lam sẽ bị trừng trị thích đáng.
II. TỰ LUẬN
Hãy nêu những chi tiết lí thú và gợi cảm trong truyện Cây bút thần?
Gợi ý trả lời:
Truyện Cây bút thần có nhiều chi tiết lí thú và mang tính gợi cảm cao. Cụ thể là:
– Em vẽ chim, cá giống như hệt, người ta tưởng như sắp được nghe chim hót, được trông thấy cá bơi lội.
– Sau đó, Mã Lương vẽ chim, chim tung cánh bay và cất tiếng hót. Mã Lương vẽ cá, cá tung tăng bơi lội.
– Tên địa chủ tưởng Mã Lương đã chết vì đói và rét nhưng thực ra em đã dùng cây bút thần vẽ lò để sưởi, vẽ bánh để ăn.
– Mã Lương vượt qua tường bằng một chiếc thang vẽ trên tường, nhưng khi tên địa chủ vừa leo lên thì chiếc thang đã biến mất, tên địa chủ ngã lộn xuống đất.
– Một hôm, Mã Lương vẽ một con cò không mắt nhưng vô tình em đánh rơi một giọt mực vào mắt cò, cò mở mắt, xòe cánh bay đi.
– Vua bắt Mã Lương vẽ rồng, em vẽ một con cóc ghẻ; vua bắt vẽ phượng, em vẽ một con gà trụi lông.
– Mã Lương chấm vài chấm, biển liền hiện ra bao nhiêu là cá, đủ các màu sắc, uốn đuôi mềm mại bơi lội tung tăng.
– Nét bút của Mã Lương đưa nhà vua từ thích thú đến sợ hãi và cuối cùng chính nét bút ấy đã nhấn chìm tên vua tham lam cùng đám quần thần độc ác.
Truyện Cổ Tích Cây Bút Thần
Truyện cổ tích Việt Nam Cây Bút Thần là câu chuyện kể về cậu bé thông minh, vẽ đẹp tên Mã Lương.
[the_ad id=”1585″]
Ngày xửa ngày xưa ở một ngôi làng nọ, có một cậu bé rất thông minh tên là Mã Lương. Cha mẹ Mã Lương mất sớm, cậu phải sống cuộc sống côi cút một mình, hàng ngày vào rừng kiếm củi sống qua ngày. Mã Lương rất thích vẽ nhưng vì nhà cậu nghèo quá nên một cây bút vẽ cũng không mua nổi.
Một ngày khi đang trên đường gánh củi đi bán, tình cờ cậu đi ngang qua cửa của một nhà quan lớn trong làng. Cậu quan sát thấy một họa sĩ đang vẽ tranh cho quan xem. Thích quá, cậu cố gắng tiến sát lại cửa sổ để nhìn cho thật kỹ.
Mã Lương nghe vậy không những không xấu hổ mà còn tức tối đáp lại:Việc học thì làm gì phải phân biệt giàu nghèo, chả nhẽ nghèo thì không được học vẽ sao?
Nói xong rồi cậu bỏ đi.
Mặc dù bị chế nhạo thẳng thừng như vậy nhưng Mã Lương vẫn không hề bỏ cuộc, cậu quyết tâm theo đuổi niềm đam mê của chính mình. Tranh thủ mỗi lần lên núi để kiếm củi, cậu nhặt những cành cây rơi dưới đất để vẽ phong cảnh, chim chóc ngay trên nền đất. Khi cắt cỏ gần bờ sông, cậu lại túm những ngọn cỏ lại làm thành bút, chấm xuống nước và vẽ khung cảnh thiên nhiên xung quanh lên tảng đá. Tối về được nghỉ ngơi, cậu lại dùng những hòn than trong bếp củi vẽ lên khắp vách tường trong nhà.
Với lòng đam mê nhiệt huyết dành cho hội họa, cộng với tài quan sát rất tinh tế và tài năng thiên phú, những con chim mà cậu vẽ nên dường như biết hót, những chú cá giống như đang bơi lội tung tăng dưới làn nước trong xanh. Có lần Mã Lương vẽ một con chó sói lên vách núi, vì giống thật quá mà dê, bò… tưởng rằng có sói thật mà sợ hãi không dám lên núi gặm cỏ.
Người trong làng thấy Mã Lương chăm chỉ học vẽ bèn hỏi:Mã Lương ơi, cháu chăm chỉ học vẽ thế để mai sau đi vẽ cho nhà quan lấy tiền phải không?
Mã Lương lắc đầu đáp rằng:Không đâu bác ơi, cháu sẽ không bao giờ dùng tài năng vẽ của mình để phục vụ cho nhà quan. Cháu chỉ vẽ cho người dân nghèo mà thôi!
Truyện Cổ Tích Việt Nam Cây Bút Thần
Ngày xửa ngày xưa ở một ngôi làng nọ, có một cậu bé rất thông minh tên là Mã Lương. Cha mẹ Mã Lương mất sớm, cậu phải sống cuộc sống côi cút một mình, hàng ngày vào rừng kiếm củi sống qua ngày. Mã Lương rất thích vẽ nhưng vì nhà cậu nghèo quá nên một cây bút vẽ cũng không mua nổi.
Một ngày khi đang trên đường gánh củi đi bán, tình cờ cậu đi ngang qua cửa của một nhà quan lớn trong làng. Cậu quan sát thấy một họa sĩ đang vẽ tranh cho quan xem. Thích quá, cậu cố gắng tiến sát lại cửa sổ để nhìn cho thật kỹ. Cậu mạnh dạn hỏi người họa sĩ:
– Đã nghèo lại còn đua đòi vẽ vời, thôi mày cứ an phận với nghề bán củi của mày, cút đi cho tao vẽ nốt!
Mã Lương nghe vậy không những không xấu hổ mà còn tức tối đáp lại:
– Việc học thì làm gì phải phân biệt giàu nghèo, chả nhẽ nghèo thì không được học vẽ sao?
Nói xong rồi cậu bỏ đi. Mặc dù bị chế nhạo thẳng thừng như vậy nhưng Mã Lương vẫn không hề bỏ cuộc, cậu quyết tâm theo đuổi niềm đam mê của chính mình. Tranh thủ mỗi lần lên núi để kiếm củi, cậu nhặt những cành cây rơi dưới đất để vẽ phong cảnh, chim chóc ngay trên nền đất. Khi cắt cỏ gần bờ sông, cậu lại túm những ngọn cỏ lại làm thành bút, chấm xuống nước và vẽ khung cảnh thiên nhiên xung quanh lên tảng đá. Tối về được nghỉ ngơi, cậu lại dùng những hòn than trong bếp củi vẽ lên khắp vách tường trong nhà.
Với lòng đam mê nhiệt huyết dành cho hội họa, cộng với tài quan sát rất tinh tế và tài năng thiên phú, những con chim mà cậu vẽ nên dường như biết hót, những chú cá giống như đang bơi lội tung tăng dưới làn nước trong xanh. Có lần Mã Lương vẽ một con chó sói lên vách núi, vì giống thật quá mà dê, bò… tưởng rằng có sói thật mà sợ hãi không dám lên núi gặm cỏ. Người trong làng thấy Mã Lương chăm chỉ học vẽ bèn hỏi:
– Mã Lương ơi, cháu chăm chỉ học vẽ thế để mai sau đi vẽ cho nhà quan lấy tiền phải không?
Mã Lương lắc đầu đáp rằng:
– Không đâu bác ơi, cháu sẽ không bao giờ dùng tài năng vẽ của mình để phục vụ cho nhà quan. Cháu chỉ vẽ cho người dân nghèo mà thôi!
Với sự siêng năng của mình và tài năng bẩm sinh mà ông trời ban tặng, Mã Lương ngày một tiến bộ. Tuy vậy ước ao của cậu là có được một cây bút vẽ thật sự để vẽ những bức tranh bằng mực thật đẹp thì chưa thế thành hiện thực, cậu vẫn phải vẽ những bức tranh bằng nước hay trên vách đá.
Một đêm nọ, khi Mã Lương đang mơ màng đi vào giấc ngủ thì bỗng trong nhà rực lên một ánh hào quang sáng chói. Bước ra từ luồng sáng đó là một ông cụ râu tóc bạc phơ với đôi mắt hiền từ. Cụ tặng cho Mã Lương một cây bút vẽ và dặn dò rằng:
– Mã Lương, ta tặng cháu cây bút thần này, sở hữu nó cháu sẽ có trong tay rất nhiều phép màu và quyền năng thần kỳ. Nhưng cháu phải ghi nhớ lời cháu đã nói: “Chỉ vẽ để giúp đỡ người nghèo khó, và vì người dân nghèo mà cầm bút vẽ”.
Dặn dò xong xuôi, ông cụ vụt biến mất cùng vầng hào quang khiến cho Mã Lương còn chưa kịp nói lời cảm ơn. Tỉnh dậy, Mã Lương ngỡ đây chỉ là một giấc mộng, nhưng lạ thay khi nhìn xuống thì cây bút vẽ đang nằm trong tay mình. Cậu sung sướng reo lên:
– Tuyệt vời quá! Ta đã có bút để tha hồ vẽ rồi!
Mã Lương hào hứng ngay lập tức trổ tài hội họa của mình. Cậu đưa tay vẽ một chú chim, bỗng nhiên từ trong tranh chú chim bay ra và cất tiếng hót lanh lảnh. Cậu vẽ thêm một con cá thì con cá trong tranh biến thành cá thật và quẫy đuôi bơi tung tăng.
– Quả đúng đây là cây bút thần rồi!- Mã Lương vui sướng reo lên.
Ghi nhớ lời hứa với ông tiên trong giấc mơ, hàng ngày Mã Lương vẽ không biết mệt mỏi để giúp đỡ người dân nghèo trong làng. Nhà nào thiếu cày em vẽ cày, thiếu trâu em vẽ trâu, thiếu ruộng em vẽ ruộng…
Một hôm khi đi ngang qua một mảnh ruộng, thấy bác nông dân gầy gò đang gò lưng kéo cày, đất ruộng rắn khiến cho bác nông dân mồ hôi ướt đẫm mà vẫn không cày nổi. Thương bác vất vả, Mã Lương lấy bút ra vẽ một con trâu to khỏe tặng cho bác.
Một tên quan huyện bản tính tham lam nghe ngóng được rằng Mã Lương có trong tay cây bút thần, muốn vẽ gì cũng được, hắn bèn lệnh cho quân lính tới gô bắt Mã Lương giải về. Sau đó hắn ngang nhiên sai bảo cậu vẽ cho hắn thật nhiều vàng bạc châu báu. Nhưng Mã Lương trẻ tuổi kiên quyết đáp lời:
– Ông có giết tôi thì tôi cũng không vẽ!
Tức giận trước sự cứng đầu của Mã Lương, hắn cho quân giam cậu vào ngục tối bỏ mặc cho cậu chịu đói khát, không cho thức ăn nước uống. Đêm hôm đó tuyết rơi dày, trời lạnh cắt da cắt thịt. Tên quan vui mừng nghĩ thầm trong bụng “Chắc chắn thằng ranh Mã Lương đã chết đói chết rét trong đó rồi, cho đáng đời cái tội cãi lời ta”. Đoạn hắn hí hửng khoác áo ấm mò vào ngục xem cậu giờ ra sao. Không thể tin vào mắt mình, vào đến ngục hắn chứng kiến Mã Lương vẫn đang hoàn toàn khỏe mạnh, cậu đang ngồi sưởi bên đống lửa ấm và ăn những chiếc bánh nướng thơm phức.
Tên quan tức giận sai quân lính chạy vào cướp lấy chiếc bút thần của Mã Lương, nhưng khi vừa tới cửa phòng giam thì đã không thấy Mã Lương đâu nữa, còn lại trong phòng là chiếc thang mà cậu vẽ vẫn còn dựa ở đó. Quan đùng đùng nổi giận hò hét quân lính tức tốc đuổi theo nhưng không sao đuổi kịp vì Mã Lương đã nhanh tay vẽ cho mình một con tuấn mã phóng nước đại cao chạy xa bay khỏi làng.
Vì không muốn để lộ khả năng của mình, Mã Lương đã chạy tới một ngôi làng xa rất xa. Cậu ở lại thị trấn đó và làm nghề vẽ tranh để kiếm sống. Vì không muốn những gì mình vẽ ra lại biến thành thật, nên các bức hoạ vẽ ra đều cố tình khuyết đi một thứ gì đó. Con thì thiếu mắt, con thì thiếu chân…
Hoàng đế bắt được Mã Lương thì ra lệnh cho cậu vẽ cho hắn những gì hắn muốn. Biết tên hoàng đế này là một kẻ tàn ác chuyên ức hiếp dân lành nên khi hắn bảo vẽ Rồng thì cậu vẽ cho hắn một con tắc kè, hắn sai vẽ chim phượng hoàng thì cậu tặng cho hắn một con quạ đen xấu xí. Hai con tắc kè và quạ hóa thật chui khỏi tranh cắn nhau chí tróe làm hoàng đế tức điên. Hắn cướp cây bút thần và giam Mã Lương vào ngục.
Tên hoàng đế cướp được cây bút thần thì loay hoay vẽ một núi vàng, không ngờ lại thành ra một đống đá, đá từ trên cao rầm rầm rơi xuống làm hắn suýt nữa thì toi mạng.
Biết rằng chỉ có duy nhất Mã Lương mới có thể làm ra được phép màu từ cây bút này, hoàng đế thả Mã Lương ra, ngọt nhạt dùng những lời nịnh nọt hòng dụ dỗ cậu vẽ theo ý hắn. Vì muốn lấy lại cây bút, Mã Lương đã giả vờ đồng ý. Hoàng đế bảo cậu vẽ ra một cây có thể hái ra tiền vàng. Mã Lương múa bút vẽ ra biển cả, sau đó em mới vẽ ra một hòn đảo nhỏ trên đó có cây hái ra tiền vàng.
Hoàng đế lại nhẫn nhịn dụ cậu vẽ cho hắn một con thuyền lớn để lái ra đảo hái vàng trên cây. Mã Lương lại vẽ thuyền đúng như ý hắn. Ngay tắp lự hoàng đế và những tên tham quan vội vàng trèo ngay lên thuyền để ra dảo hái vàng. Mã Lương tiếp tục vẽ ra một cơn gió để đẩy thuyền ra khơi nhanh hơn. Đợi cho thuyền ra xa thật xa bờ, Mã Lương huơ bút vẽ gió nổi rất to, sóng biển cuộn trào dữ dội. Con thuyền chao đảo không thể cự nổi gió to sóng lớn nên đã lật nhào, nhấn chìm cả lũ tham quan và tên hoàng đế tham ác xuống đáy biển sâu.
Sau khi dùng tài năng và trí khôn của mình trừng trị được bè lũ gian ác, Mã Lương lại quay trở về dùng cây bút thần vẽ giúp đỡ dân nghèo.
Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Truyện Cổ Tích Trung Quốc Cây Bút Thần xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!