Truyện cổ tích là một phương tiện giáo dục rất hiệu nghiệm đối với trẻ
1. Truyện cổ tích giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo và nhận biết văn hoá.
Khả năng sáng tạo trong giai đoạn phát triển của trẻ rất mạnh mẽ, đa dạng và phong phú. Không những trẻ có thể tưởng tượng ra những tình tiết câu chuyện theo tư duy, cách hiểu của bản thân, mà từ đó còn có thể định hướng nhân cách, nghề nghiệp vả cả lối sống của trẻ sau này. Thông qua việc phản ánh các khía cạnh văn hoá, các câu chuyện thần tiên (theo sự sáng tạo với những nét đặc trung riêng biệt) còn giúp trẻ nhận biết được sự khác nhau giữa các quốc gia, dân tộc từ đó trẻ sẽ dễ dàng học hỏi những tinh hoa, những chỉ dẫn tốt từ khắp các nền văn hoá, góp phần hình thành một lối nghĩ đa dạng.
2. Truyện cổ tích dạy trẻ phân biệt đúng sai.
Truyện cổ tích dạy trẻ mầm non phân biệt được đúng sai.
Nội dung của các câu chuyện này thường nhắm đến sự đấu tranh giữa thiện và ác, tình yêu và sự mất mác. Những nội dung trên lại có tác động rất mạnh mẽ đến suy nghĩ và thái độ sống của trẻ. Bà Goddard Blythe – Giám đốc Viện nghiên cứu Tâm Sinh lý học thần kinh – cho biết: “Truyện cổ tích dạy trẻ các phân biệt cái đúng và cái sai, không phải không qua việc giáo dục trực tiếp, nhưng là qua những ngụ ý mà truyện muốn truyền tải”. Thật vậy, thông qua những câu chuyện này, trẻ học hỏi được một điều rằng cái thiện luôn luôn chiến thắng và sự hi vọng cho những điều tốt đẹp hơn không bao giờ là lãng phí.
3. Phát triển khả năng tư duy, nhận xét nơi trẻ.
4. Giúp trẻ điều khiển cảm xúc của bản thân.
Chẳng những các câu chuyện cổ tích giúp trẻ hình thành những chuẩn mực xã hội và đạo đức mà, bên cạnh đó, còn giúp trẻ tự rèn luyện và tiết chế cảm xúc bản thân. Chuyên gia nghiên cứu tầm quan trọng của truyện cổ tích đối với trẻ em, tiến sĩ tâm lý học Bruno Bettelheim khẳng định rằng những câu chuyện trên sẽ giúp trẻ vượt qua được những lo lắng và sợ hãi mà ngay cả đến trẻ cũng không thể nào hiểu được. Trong những mẩu chuyện thần tiên, nhân vật chính là các anh hùng nhỏ tuổi, dũng cảm đấu tranh chống lại sự xấu và luôn kết thúc trong chiến thắng huy hoàng. Theo đó, trẻ sẽ tự tưởng tượng một anh hùng cho bản thân để chống lại những sợ hãi.
Truyện cổ tích còn giúp trẻ tự rèn luyện và tiết chế cảm xúc bản thân
Vậy nên vai trò của truyện cổ tích có tác động mạnh mẽ trong việc bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, đem đến cho trẻ những ước mơ bay bổng, những xúc cảm thẩm mĩ về một thế giới huyền ảo, kích thích và phát triển trí tưởng tượng của các em, mở cánh cửa sổ cho tâm hồn các em hướng vào những ước mơ đẹp đẽ, kích thích những khát vọng của các em muốn hiểu biết, muốn vươn lên những tầm cao của tư tưởng, tình cảm và trí tuệ sau này.