Truyện Cổ Tích Sư Tử Và Chuột Nhắt / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Sư Tử Và Kiến Càng

Ý nghĩa câu chuyện Sư tử và kiến càng

Sư tử và kiến càng là câu chuyện ngụ ngôn nói về tình bạn của Lào, khuyên các bé cần chọn những người bạn chân thành chứ không phải những người mình có thể lợi dụng. Người xưa thường nói “Chọn bạn mà chơi” là nghĩa như vậy.

Trong rừng, sư tử có nhiều oai quyền, muôn loài đều phải sợ. Nhưng nó rất cô độc, chỉ lủi thủi một mình, không ai thân thiết để khi buồn có nhau. Thế là nó đi tìm bạn. Nhưng nó chỉ kết bạn với những loài có ngà nhọn, vuốt sắc, nanh dài, sức khỏe như voi, cọp, gấu, lợn rừng, ít ra cũng trâu rừng, bò tót. Nó nghĩ rằng kết bạn với những loài vật ấy thì nó không bao giờ thiệt. Khi chúng kiếm được mồi ngon, nhất định chúng phải biếu xén mình, lại nhỡ khi mình lâm nạn, chúng cũng có thể giúp sức với mình mà chiến thắng kẻ thù.

Một hôm, có con kiến càng[1] đến rủ sư tử cùng kết bạn. Sư tử liền gạt đi mà nói:

– Ta là chúa sơn lâm, mà đi kết bạn với loài kiến như mày hay sao. Thử hỏi xem, mày có thể có ích gì cho ta! Mồi của mày kiếm được không phải là thức ta ăn hằng ngày. Mày có quyền lực gì để giúp ta khi xảy ra hoạn nạn. Ta làm bạn với mày, thiên hạ sẽ cười ta dại! Hãy bò đi nơi khác! Bạn của mày là các loài sâu bọ nhỏ bé, hèn hạ như mày!

Kiến càng nghe sư tử nói thế liền bỏ đi ngay.

Một hôm, sư tử đang ngủ, bỗng tỉnh dậy vì thấy ngứa ngáy trong tai rất khó chịu. Không rõ vì sao? Càng lâu càng thấy nhức nhói, không tài nào gượng dậy nổi, đành nằm nhịn đói suốt ngày. Bạn bè kéo đến hỏi thăm. Sư tử nằm rên hừ hừ, nhờ chúng xem trong tai có cái gì hãy lấy ra giúp. Voi nói:

– Tôi chẳng nhìn thấy gì cả. Ngà tôi dài nhưng không thể cho vào tai bạn được!

Hổ cũng nói:

– Tôi cũng đành chịu. Vuốt tôi sắc, nhưng không thể cho vào tai bạn được.

Gấu, lợn rừng, trâu rừng, bò tót đều chịu. Cuối cùng, chúng tản ra đi kiếm mồi, mặc sư tử nằm rên một mình.

Kiến càng nghe tin sư tử đau tai, không để bụng chuyện cũ, sốt sắng đến thăm. Sư tử nhờ kiến xem bệnh tình của mình. Kiến bò vào tai sư tử thấy một con vắt nằm kềnh ra đấy, bụng no căng. Kiến đốt cho nó một mồi, tê dại đi, rồi kéo ra. Sư tử thấy nhẹ cả người. Bấy giờ sư tử mới hối hận đã đối xử không phải với kiến, và xin kết thân với kiến suốt đời!

Chú giải trong truyện Sư tử và kiến càng

Kiến càng: loại kiến to, có lọc độc

Truyện Cổ Tích: Hoàng Tử Ếch Xanh

Ngày xửa ngày xưa, có một ông vua có mấy cô con gái rất xinh đẹp. Trong đó cô con gái út là người đẹp nhất. Một hôm khi công chúa út đang chơi quả cầu vàng ở hồ nước, không may quả cầu vàng rơi xuống hồ. Công chúa rất buồn và khóc.

Bỗng nhiên nàng nghe thấy tiếng người nói to: “Công chúa, nàng khóc như vậy đến hòn đá nghe thấy cũng phải đau lòng.” Nàng công chúa nhìn khắp nơi chẳng thấy ai mà chỉ thấy một chú ếch xanh đang thò cái đầu rất to lên. Hóa ra, tiếng nói đó chính là của ếch xanh.Công chúa út nói với Ếch Xanh: “Quả cầu vàng của ta rơi xuống hồ nước mất rồi.”

Ếch Xanh nói: “Nếu ta giúp nàng tìm được quả cầu vàng, nàng cảm ơn ta thế nào?” Ếch Xanh nói tiếp: “Tôi chỉ muốn nàng thích tôi, cho phép tôi được làm người bạn tốt của nàng. Chúng ta cùng nhau vui đùa, cùng nhau ăn cơm trên bàn, cùng nhau ngủ trên chiếc giường ấm áp của nàng. Nếu nàng đồng ý, ta sẽ lập tức mò quả cầu vàng lên cho nàng.” Nàng út đồng ý nhưng trong bụng nghĩ: “Con ếch làm sao có thể làm bạn tốt cùng ta được?”

Ếch Xanh lặn xuống hồ nước, trong chốc lát đã ôm quả cầu vàng nổi lên mặt nước. Nàng công chúa út vui mừng nhận lấy quả cầu và co cẳng chạy mất.

“Đừng chạy! Đừng chạy!”

– Ếch Xanh khản cổ gọi, nhưng không thấy bóng dáng nàng công chúa út đâu nữa.

Hôm sau, Ếch Xanh đến trước cửa cung điện của nhà vua và kêu lớn: “Nhanh mở cửa ra!”

Nhà vua hỏi: “Ai đấy?” Nàng công chúa út liền kể lại chuyện hôm trước cho nhà vua nghe. Nhà vua nói với con gái: “Con không nên nói lời mà không giữ lời, cho phép nó vào!” Nàng công chúa đành phải ra mở cửa. Ếch xanh nhảy vào cửa và nói: “Chúng ta cùng nhau ăn cơm đi!”

Ếch Xanh ăn uống một cách say sưa, ngon lành. Còn công chúa út không ăn được một chút nào. Cuối cùng Ếch Xanh nói: “Tôi ăn no rồi, nàng hãy ôm tôi vào phòng ngủ của nàng đi!” Nàng công chúa rất tức giận, bắt Ếch Xanh ném qua bờ tường và nói to: “Bây giờ nhà ngươi muốn ngủ thì ngủ đi!” Ai ngờ Ếch xanh vừa rơi xuống đất, nó biến thành một chàng hoàng tử khôi ngô tuấn tú, hai mắt rất sáng, miệng cười rất tươi.

Khi đó hoàng tử mới nói cho nàng út biết nguyên nhân của sự việc. Số là chàng bị một mụ phù thủy độc ác thử ma thuật, ngoài nàng ra, không ai có thể cứu chàng thoát khỏi hồ nước.

Hôm sau, một cỗ xe tám ngựa đã dừng trước cổng cung điện, trên đầu ngựa đều gắn những chiếc lông màu trắng. Trên lưng ngựa chở đầy gấm vóc và đồ trang sức. Hoàng tử và công chúa út từ biệt nhà vua, ngồi lên xe ngựa trở về vương quốc của hoàng tử. Từ đó hoàng tử Ếch Xanh và nàng công chúa út cùng nhau sống một cuộc đời hạnh phúc.

Sự Tích Vì Sao Mèo Ghét Chuột

Câu chuyện Sự tích vì sao Mèo ghét Chuột

Sự tích vì sao Mèo ghét Chuột là truyện cổ tích Việt Nam, giải thích về tập tính hay rình bắt và xua đuổi lũ Chuột hay phá hoại của loài Mèo ngày nay.

Thuở xưa, Chuột vốn là một giống linh thiêng ở trên Trời. Ngọc Hoàng giao cho nó giữ chìa khóa kho lúa của Trời. Nhưng Chuột là loài không đáng tin cậy, nhận được chìa khóa, Chuột đến mở kho, rủ nhau vào ăn rả rích hết bao nhiêu là lúa.

Ngọc Hoàng biết, lấy làm giận lắm, mới không cho Chuột ở trên Thiên đình nữa, mà đuổi xuống hạ giới để giữ chìa khóa lẫm thóc của nhân gian. Chứng nào tật ấy, Chuột lại rủ nhau vào lẫm thóc của người, rả rích ăn no nê hết ngày này qua ngày khác. Đến nỗi người có câu than rằng:

– Chuột kia xưa ở nơi nào? Bây giờ ăn lúa nhà tao thế này?

Xót của, người kêu với vua Bếp. Vua Bếp liền bắt nó đem lên trả Ngọc Hoàng và tâu rằng:

– Chuột này vốn là của Thiên đình, sao Thiên đình lại thả nó xuống hạ giới?

Ngọc Hoàng nói:

– Đúng vậy. Trước nó ở trên này giữ chìa khóa kho thóc cho ta. Nhưng bởi nó ăn vụng lúa của ta nhiều quá nên ta không cho nó ở trên này nữa. Ta đuổi nó xuống hạ giới cho nó giữ lúa ở dưới ấy.

Vua Bếp tâu:

– Nó xuống dưới ấy lại ăn vụng lúa của người. Bẩm Ngọc Hoàng, lúa của Ngọc Hoàng nhiều, lúa của người ít. Của Ngọc Hoàng nó ăn không hết chứ của người nó cứ ăn mãi thì có ngày hết cả. Người đến chết đói mất. Vậy xin Ngọc Hoàng lại cho nó lên trên Trời là phải.

Ngọc Hoàng nghe tâu, phán rằng:

– Không được. Ta đã đuổi nó đi cho xa, ta không thể cho nó trở lên đây nữa.

Ngẫm nghĩ một lúc, Ngọc Hoàng lại phán:

Ta có một con Mèo, ngươi hãy đem nó xuống hạ giới, để khi nào Chuột ăn lúa của người thì thả Mèo ra cho nó gầm gừ bắt Chuột. Còn khi nào nó không muốn bắt Chuột thì ngươi cứ bảo con Mèo kêu lên mấy tiếng, dọa Chuột sợ mà đi nơi khác.

Vua Bếp lạy tạ, rồi ôm cả Chuột và Mèo trở về hạ giới.

Đang sung sướng ở Thiên đình nay phải xuống hạ giới bắt Chuột, Mèo giận lắm. Nó nghĩ tại vua Bếp nên nó mới phải xuống hạ giới nên rắp tâm tìm cách trả thù vua Bếp bằng cách thỉnh thoảng chờ vua Bếp vắng nhà là vào giữa đống tro bếp để phóng uế rồi cào tro phủ lên.

Giận vua Bếp là vậy, nhưng Mèo cũng không quên nhiệm vụ Ngọc Hoàng giao phó, nhờ vậy mà kho lúa của người luôn được bảo vệ, đỡ bị lũ Chuột lẻn vào ăn vụng, quấy phá.

Câu chuyện Sự tích vì sao Mèo ghét Chuột – chúng tôi –

Hai con vật trong truyện Sự tích vì sao Mèo ghét Chuột

1. Đôi nét về Mèo nhà

Mèo nhà là động vật có vú, danh pháp khoa học gọi là Felis catus. Chúng được con người thuần hóa để săn vật gây hại hoặc làm thú nuôi cùng với chó nhà. Mèo nhà đã sống gần gũi với loài người ít nhất 9.500 năm, và hiện nay chúng là con vật cưng phổ biến nhất trên thế giới.

Mèo thường được khắc họa trong các truyền thuyết và thần thoại tại nhiều nền văn hoá trên thế giới. Tuy nhiên, thỉnh thoảng chúng cũng bị xem là điều đen đủi, không mang lại may mắn cho con người, và thường gắn liền với những mụ phù thuỷ trong nhiều nền văn hoá thời Trung Cổ.

Trong văn hóa Việt Nam, Mèo là một trong mười hai con giáp, thường gọi là Mão hay Mẹo. Câu chuyện Sự tích vì sao Mèo ghét Chuột đã giải thích tập tính của loài này với loài Chuột cách của dân gian.

2. Giới thiệu về Chuột

Chuột là những động vật có vú nhỏ, có danh pháp khoa học là Muridae. Chúng có các thính giác và khứu giác bén nhạy và sống trong nhiều môi trường từ rừng đến đồng cỏ và các dãy núi.

Chuột có tới hơn 700 loài khác nhau. Ở nước ta, phần lớn và quen thuộc nhất là các loại Chuột Chù, Chuột Cống, Chuột Nhắt và Chuột Đồng.

Trên thế giới, Chuột Bạch thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm về các lĩnh vực y học, sinh học, tâm lý học hoặc các lĩnh vực khác vì có hệ gen gần giống người.

Chuột sinh sản thường xuyên, thường sinh những lứa lớn vài lần mỗi năm. Chúng được xem như loài vật gây hại, phá hoại mùa màng và truyền nhiễm dịch bệnh cho con người.

Truyện Cổ Tích Cho Bé: Thỏ Và Rùa

Không phải lúc nào Thỏ “chạy nhanh” cũng thắng chú Rùa “chậm chạp” nhưng chăm chỉ, kiên trì.

Ngày ấy, trong một khu rừng nọ có một chú Rùa cùng một chú Thỏ chung sống cùng với nhau. Có thể nói Rùa và Thỏ chính là một đôi bạn vô cùng thân thiết ở trong khu rừng này. Nhưng bỗng nhiên, vào một ngày kia, cả hai không hiểu sao lại tranh cãi lớn về chuyện ai là kẻ chạy nhanh hơn.

Sau một hồi cãi cọ kịch liệt thì Rùa và Thỏ đã quyết định tổ chức cuộc thi chạy để có thể xác định xem ai có thể về đích trước, cũng chính là kẻ chạy nhanh hơn.

Thỏ thì vốn được biết đến là một trong số những loài vật chạy nhanh nhất trong rừng, bởi vậy nên chỉ vừa mới bắt đầu cuộc đua Thỏ ta đã dùng hết sức mà chạy. Thỏ chạy nhanh như là tên bắn, chỉ một lúc kể từ khi bắt đầu thì Thỏ đã thấy mình bỏ Rùa ở tít phía xa kia.

Trong lòng Thỏ chắc mẩm:

– Rùa kia còn lâu mới có thể bắt kịp ta được, cậu ta vô cùng chậm chạp, vậy thì mình hãy tranh thủ mà nghỉ ngơi chút đã!

Nghĩ như vậy nên Thỏ chẳng vội vàng, cứ vui vẻ mà dạo chơi, hết hái hoa lại bắt bướm, khi đã thấm mệt thì Thỏ tìm đến dưới gốc cây lớn, lăn ra mà ngủ. Trong lúc Thỏ thảnh thơi chơi đùa rồi nằm nghỉ thì Rùa vẫn rất chăm chỉ mà bước từng bước một, những bước chân nặng nhọc dần đưa Rùa tiến về phía đích.

Lúc Thỏ đã ngủ đẫy giấc mà tỉnh lại thì bầu trời bắt đầu chuyển tối. Lúc này thì Thỏ mới giật mình và nhận ra rằng Rùa ta đã sắp tới đích trước cả mình. Thỏ vội vội vàng vàng co cẳng mà đuổi theo, nhưng đã không còn kịp nữa, Rùa đã tới đích trước nó.

Vậy là cuối cùng Thỏ đã phải chịu thua Rùa. Bởi vì khinh thường Rùa nên Thỏ đã không nghiêm túc trong cuộc thi chạy, cuối cùng phải chịu thất bại, và Rùa đã trở thành người chạy nhanh nhất bởi tính kiên trì, nhẫn nại và chăm chỉ của mình.