Không Gian Trong Truyện Cổ Tích Sinh Hoạt Của Việt Nam

1. Khái niệm “truyện cổ tích sinh hoạt” và truyện cổ tích sinh hoạt của Việt Nam – Hàn Quốc

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, truyện cổ tích sinh hoạt còn được gọi là cổ tích thế sự là những truyện cổ tích không có hoặc rất ít yếu tố thần kỳ. Ở đây các mâu thuẫn, xung đột xã hội giữa người với người được giải quyết một cách hiện thực, không cần đến những yếu tố siêu nhiên. Những yếu tố thần kỳ nếu có cũng không giữ vai trò quan trọng và nhiều khi chỉ là đường viền cho câu chuyện thêm vẻ li kỳ, hấp dẫn [5, tr.368].

Tìm hiểu về đặc điểm của truyện cổ tích Việt Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi đã nhận định: “loại truyện sinh hoạt chiếm một tỷ lệ tương đối cao”[2, tr. 1587]. Tác giả thống kê tỷ lệ các tiểu loại của truyện cổ tích Việt Nam như sau: tiểu loại thần kỳ có 10%, tiểu loại thế sự có 30%, tiểu loại lịch sử có 18%, tiểu loại nửa thế sự, nửa thần kỳ: 42%. Hai nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên và Lê Chí Quế đã chia truyện cổ tích Việt Nam thành ba tiểu loại: truyện cổ tích về loài vật, truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích sinh hoạt – xã hội. Dựa vào các tiêu chí phân loại có sự khác nhau nên các nhà nghiên cứu cũng phân loại truyện cổ tích thành một số tiểu loại khác nhau nhưng riêng về tiểu loại truyện cổ tích sinh hoạt thì các nhà nghiên cứu có sự thống nhất khi nhận diện về tiểu loại truyện này [3, tr 9-10].

Tài liệu Những bài giảng văn học Hàn Quốc của Cho Dong-il, Seo Dae Seok, Lee Hai-soon, Kim Dae Haeng, Park Hee-byoung, Oh Sae-young, Cho Nam Hyon do Trần Thị Bích Phượng dịch có phần nghiên cứu về văn học dân gian. Tác giả Seo Dae Seok đã phân loại truyện cổ tích thành các tiểu loại dựa vào tiêu chí lấy tính cách và đẳng cấp của nhân vật chính làm trung tâm để khảo sát: truyện kể về động thực vật, truyện kể về kẻ ngốc, truyện kể về phàm nhân, truyện kể về siêu nhân. Theo nhà nghiên cứu Seo Dae Seok, trong các tiểu loại trên, tiểu loại truyện kể về phàm nhân là những truyện có tính hiện thực nhất, nhân vật chính của truyện là những người bình thường. Truyện kể về kẻ ngốc có nhân vật chính là những kẻ ngốc nghếch, đần độn dưới mức của người bình thường, gây ra nhiều sự kiện buồn cười, được chia thành truyện mắc lỗi (những hành vi mà người bình thường coi là lỗi lầm nhưng nhân vật chính lại cho là khôn ngoan) và truyện thành công (nhân vật chính thành công là do may mắn, ngẫu nhiên, khác với năng lực của bản thân).

Như vậy, các nhà nghiên cứu ở Hàn Quốc và Việt Nam có quan điểm chung là tách truyện cổ tích sinh hoạt hay còn gọi là truyện cổ tích thế sự thành một tiểu loại.

2. Các dạng biểu hiện không gian trong truyện cổ tích sinh hoạt Việt Nam – Hàn Quốc

Truyện cổ tích của người Việt và người Hàn có các dạng biểu hiện không gian sau:

– Không gian tự nhiên: núi rừng, sông suối, biển cả, bầu trời

– Không gian xã hội: không gian gia đình, không gian chợ, không gian làng xã, không gian kinh thành, không gian lễ hội, không gian sản xuất.

3. Tương đồng và khác biệt của các biểu hiện của không gian trong truyện cổ tíchsinh hoạt Việt Nam –Hàn Quốc

3.1. Không gian tự nhiên – không gian biển

3.1.1. Tương đồng

Trongtruyện cổ tích của hai nướcViệt Nam, Hàn Quốc có không gian thiên nhiên bao gồmkhông gian núi, không gian sông và không gian biển mang nhiều nét tương đồng.Không gian thiên nhiên góp phần tạo nên một không gian rộng lớn, thoáng đạt và chứng tỏ nhân vật không chỉ hoạt động trong phạm vi hẹp về địa lý mà đã có sự mở rộng địa bàn hoạt động. Trong đời sống của dân tộc Việt Nam và Hàn Quốc biển luôn đóng một vai trò quan trọng. Ở Hàn Quốc, số ngư dân sống ven biển khá đông, họ có thể vừa làm nông nghiệp vừa đánh bắt hải sản hoặc chỉ chuyên nghề đánh bắt hải sản. Rất nhiều hòn đảo nằm ở gần bờ biển phía nam và phía tây nam. Nghề đánh cá trên các đảo này rất phát triển trong thế kỷ XX, nhưng thực ra những người dân đảo đã sinh sống và đánh cá ở đây từ vài trăm năm trước. Vì vậy, không gian biển cả xuất hiện trong các câu chuyện mang một ý nghĩa thiết thực, là nơi người dân Hàn từ xưa cho đến ngày nay vẫn luôn gắn bó và duy trì một hoạt động sản xuất rất quen thuộc đó là đánh bắt cá ( Khi tượng Phật khóc ra máu). Sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc qua việc buôn bán bằng đường biển đã đem đến nhiều yếu tố tích cực như cuộc sống người dân no đủ, sung sướng: “Ngày xưa ở bên bờ biển có một làng rất giàu có. Làng này có cả một cái cảng, nơi đây không những chỉ có các thuyền đánh cá mà còn có cả các tầu buôn đến neo đậu.”[8, tr.335]( Khi tượng Phật khóc ra máu).

Các loại không gian trong truyện cổ tích Việt Nam có nhiều nét tương đồng với các loại không gian trong truyện cổ tích Hàn Quốc, đặc biệt là về không gian biển. Trên các đảo và quần đảo, các hoạt động kinh tế của người Việt rất đa dạng: ngoài hoạt động nông lâm nghiệp quen thuộc, đã có hoạt động đánh cá, đóng tàu thuyền đi biển xa và có cả hoạt động thương mại ( Sự tích dưa hấu). Truyện cũng phản ánh tư duy kinh tế của người Việt xưa qua việc trao đổi lương thực, thực phẩm. Thời xa xưa, con người không thể đi lại, hoạt động kinh tế và sống trên môi trường nước nếu không có những phương tiện thích hợp như tàu thuyền, bè mảng. Nên trong các câu truyện cổ tích của người Việt và người Hàn, hình ảnh con thuyền đã gắn liền với sự dịch chuyển không gian của nhân vật từ đất liền ra biển xa xôi.

3.1.2. Khác biệt

Không gian biển xuất hiện trong nhiều truyện của người Việt (9 truyện/93 truyện: Yết Kiêu, Ba chàng thiện nghệ, Sự tích dưa hấu, Sự tích đá Bà Rầu, Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho, Đồng tiền Vạn lịch, Nói dối như Cuội, Của trời trời lại lấy đi, giương đôi mắt ếch làm chi được trời và truyện Sự tích đền Cờn. Không gian này gắn với nhân vật nhân vật thông minh, tài giỏi, gắn với chiến công đánh thắng giặc ngoại xâm, kẻ gian tà; là không gian chứng kiến cuộc thi tài giữa những nhân vật xuất chúng. Các hành động của nhân vật được người Việt kể chi tiết: một người chèo thuyền ra biển rồi thả chiếc nhẫn xuống nước để thử thách chàng trai, chàng trai cởi áo nhảy ngay xuống biển tìm thấy chiếc nhẫn một cách nhanh chóng ( Ba chàng thiện nghệ). Không gian biển xuất hiện rất ít trong truyện cổ tích sinh hoạt của người Hàn. Trong 90 truyện chỉ có 2 truyện xuất hiện không gian biển ( Lời giáo huấn của chim, Khi tượng Phật khóc ra máu) nhưng không có truyện nào kể về chiến công của nhân vật tài trí khi phải đối diện với không gian biển cả bao la.

3.2. Không gian xã hội

3.2.1. Không gian gia đình

3.2.1.1. Tương đồng

Từ không gian ngôi nhà đến không gian gia đình

Người Việt và người Hàn luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của gia đình. Mỗi gia đình đều cố gắng ổn định cuộc sống bằng việc xây dựng một ngôi nhà dù đó là ngôi nhà đơn sơ hay kiên cố. Trong truyện cổ tích của người Việt và người Hàn, nhà ở không được tác giả dân gian hai nước miêu tả cụ thể, chi tiết, chỉ được đề cập đến rất ít để giới thiệu về hoàn cảnh của nhân vật giàu hay nghèo và thường được giới thiệu ngay ở phần mở đầu của truyện. Người Việt kể về hoàn cảnh khó khăn của nhân vật phải sống trong những túp lều nhỏ, hẹp: “Xưa, có người con trai cha mẹ chết sớm, sống một mình trong túp lều ven núi”( Nàng Tiên ốc)[3, tr.101] hay “Hồi đó ở Chử-xá có một người đánh cá tên là Chử Cù Vân và con trai là thằng bé Chử. Hai cha con sống trong một túp lều dựng trên cát.” ( Chử Đồng Tử-Tiên Dung)[3, tr.117]. Hình ảnh túp lều đã nói lên cuộc sống nghèo khó, vất vả của các nhân vật nhưng nó cũng có vị trí quan trọng khẳng định sự tồn tại của gia đình. Dù là túp lều nhưng đó cũng là nơi để các thành viên trong gia đình cùng chung sống, gắn bó và chia sẻ. Những ngôi nhà khang trang, nhiều phòng cũng được người Việt kể tới trong truyện Thạch Sùng khoe của, Ba người bạn. Giống như quan niệm của người Việt về sự giàu, nghèo được phản ánh qua nhà ở trong các truyện cổ tích, người Hàn cũng đưa hình ảnh ngôi nhà vào các câu chuyện để làm nổi bật hoàn cảnh sống của nhân vật: “Nhà của anh không khác gì một cái lều bé tí xíu”( Công chúa Pyonggang và anh ngốc Ondal)[8, tr.358] còn nhà ở của những nhân vật giàu có là ngôi nhà to lớn, nhà có mái ngói ( Bán bóng râm của cây, Diệt cướp dưới lòng đất, Ân đức của cái nghèo). Theo nhà nghiên cứu Jean Chevalier và Alain Gheerbrant: “ngôi nhà coi như ở trung tâm thế giới, là hình ảnh của vũ trụ”[4, tr.677]. Theo Bachelard: “ngôi nhà là con người nội tâm, các tầng gác, tầng hầm và tầng áp mái tượng trưng cho các trạng thái đa dạng của tâm hồn (…) Ngôi nhà cũng là một biểu tượng nữ tính mang ý nghĩa là nơi ẩn thân, là người mẹ, là sự bảo vệ, là lòng (bụng) mẹ.”[4, tr.678]. Như vậy, ngôi nhà là nơi cư trú, bảo vệ, che chở cho mỗi gia đình, là không gian giúp con người có cuộc sống ổn định và phát triển về vật chất, tinh thần.

Gia đình – không gian của tình thương yêu, đùm bọc

Tác giả dân gian Việt và tác giả dân gian Hàn quan tâm phản ánh các mối quan hệ trong gia đình qua đó khẳng định gia đình là không gian của tình thương yêu, của mối gắn kết giữa các thành viên. Người Việt và người Hàn nhấn mạnh mối quan hệ không thể thiếu trong mỗi gia đình đó làquan hệ vợ – chồng. Tình cảm vợ chồng thắm thiết đã tạo nên một không gian gia đình lý tưởng. Không gian gia đình ấm cúng, hạnh phúc đã tiếp thêm sức mạnh giúp mỗi người vượt qua mọi khó khăn, tiêu biểu có các truyện của người Việt: Sự tích trái sầu riêng, Giết chó khuyên chồng,Sự tích dưa hấu, Đồng tiền Vạn lịch, Nàng Xuân Hương, Bà chúa ong…Các truyệncủa người Hàn cũngkhẳng định tình cảm thiêng liêng của con người và nhấn mạnh tình yêu là nền tảng tạo nên cuộc sống gia đình hạnh phúc bền vững. Gia đình là nơi mọi thành viên có thể chia sẻ, tâm sự một cách chân thành cho nên mỗi khi gặp khó khăn, các thành viên trong gia đình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Vị trí của người phụ nữ trong gia đình được khẳng định thông qua những việc nhỏ như khuyên chồng làm những việc tích cực giúp đỡ gia đình,giúp đỡ chồng làm nên sự nghiệp lớn: dạy chồng biết chữ, biết giao tiếp đúng mực với mọi người đến những việc quan trọng hơn như giúp đỡ chồng trong việc học binh thư, nghệ thuật quân sự( Người vợ thông minh, Công chúa Pyonggang và anh ngốc Ondal) đã chứng tỏ tài năng, phẩm hạnh đáng quý của người phụ nữ.

Người Việt, người Hàn đã phản ánh chân thựcmối quan hệ anh – em trong gia đìnhvà tự hào, ca ngợi tình cảm anh em sâu nặng, hoà thuận qua truyện Hai anh em (Hàn Quốc), Mụ dì ghẻ độc ác (Việt Nam).

Gia đình – không gian của sự trở về

Ý nghĩa quan trọng của không gian gia đình đối với các nhân vật được người Việt và người Hàn phản ánh rõ nét. Các nhân vật muốn thay đổi số phận, không chấp nhận một không gian sống nhỏ, hẹp, nghèo nàn, nhân vật đã từ giã gia đình và ra đi với hy vọng kiếm được nhiều tiền, đổi thay cuộc sống. Có nhiều nhân vật trở về với gia đình sau khi có được thành công nhưng cũng có nhân vật từ lúc bước chân ra đi cũng là lúc phải đối mặt với những khó khăn, gian khổ, không người sẻ chia. Trên hành trình ấy, nhân vật nhận thấy gia đình là tất cả, mong muốn, khát khao sớm trở về với tổ ấm gia đình. Trở về với gia đình, nhân vật nhận được tất cả tình cảm chân thành của mọi người. Những người thân luôn lo lắng và vui mừng mở rộng vòng tay đón những người thân đi xa trở về: Cháo giun đất (Hàn), Con mụ Lường (Việt).

Gia đình – nơi trao truyền tín ngưỡng, phong tục

Không gian gia đình còn là nơi thể hiện văn hóa truyền thống dân tộc qua tín ngưỡng, phong tục như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt và người Hàn bắt nguồn từ niềm tin rằng linh hồn người chết vẫn còn tồn tại trong thế giới chúng ta và ảnh hưởng tới cuộc sống của con cháu. Đây là niềm tin và động lực để thế hệ con cháu sống và hành động đúng đắn, cố gắng biến những khát khao, mơ ước thành hiện thực: Rùa và Thạch Anh, Cái giá của việc ngửi mùi, Giả làm thần núi (Hàn), Hai bảy mười ba, Nàng Xuân Hương (Việt). Người dân hai nước lấy lòng biết ơn cha mẹ, tổ tiên làm nền tảng đạo lý và tín ngưỡng thờ tổ tiên luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Đến ngày giỗ của tổ tiên, mọi gia đình đều tổ chức cúng giỗ chu đáo, mọi người thân ở xa cũng sắp xếp thời gian về . Qua không gian gia đình chúng ta cũng hiểu thêm về các phong tục của hai nước Việt Nam, Hàn Quốc. Bữa ăn chính của người Việt và người Hàn quan trọng nhất vẫn là cơm, ngoài ra còn có cháo, đi kèm trong bữa ăn là rau, cá: Khói bay nghi ngút, Túi tiền và túi bánh gạo, Cha chết giả, con gái khóc giả (Hàn); Người đầy tớ và người ăn trộm, Tra tấn hòn đá, Sự tích dưa hấu, Sự tích chim Hít cô(Việt). Từ xưa ngườidân hai nướcđã biết làm rượu để uống, phong tục này được lưu giữ qua từng gia đình của mỗi nước: Công tử ăn mày, Tiếp đãi áo quan, Choon Hyang(Hàn), Người đàn bà bị vu oan, Bò béo bò gầy, Thịt gà thuốc chồng (Việt)và thường uống rượu gạo đựng trong bầu trước bữa ăn cho đỡ khát hay sau bữa ăn cho sạch dư vị. Phong tục hôn nhân được người dân hai nước gìn giữ, thực hiện từ thế hệ này đến thế hệ khác: Kén dâu, Kiệu dâu, kiệu báo (Hàn), Người đầy tớ và người ăn trộm, Nữ hành giành bạc, Huyền Quang (Việt).

3.2.1.2. Khác biệt

Sự khác biệt về không gian gia đình trong truyện cổ tích Việt – Hàn được thể hiện qua quan hệ vợ chồng. Mâu thuẫn giữa người vợ và người chồng xoay quanh vấn đề trinh tiết, phẩm chất, tính cách của người phụ nữ… Quan hệ tốt đẹp bị phá vỡ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau song ở các truyện của người Việt nổi bật vẫn là sự ghen tuông của người chồng dẫn đến cái chết oan khốc của những người vợ hiền lành, chung thuỷ. Các truyện Sự tích đá bà rầu, Vợ chàng Trương của người Việt có đóng góp lớn vào việc khuyên răn con người từ bỏ thói ghen tuông mù quáng. Chính sự ghen tuông mù quáng này đã dần phá vỡ hạnh phúc êm ấm, tình nghĩa vợ chồng, hơn thế còn gây nên cái chết oan ức, bi thương của những người phụ nữ. Nếu như truyện của người Việt phản ánh bi kịch trong gia đình bắt nguồn từ sự ghen tuông của người chồng, lên án, phê phán chế độ nam quyền thì truyện cổ tích của người Hàn lại tập trung mô tả không gian gia đình với những xung đột trong quan hệ vợ chồng bắt nguồn từ sự thiếu kiên nhẫn của người vợ( Vợ anh học trò biến thành con tằm).

Không gian gia đình được phản ánh trong truyện cổ tích hai nước còn cho chúng ta thấy một số điểm khác biệt khi phản ánh về văn hoá của hai dân tộc Việt – Hàn. Phong tục uống trà được phản ánh rõ nét qua các truyện cổ tích về không gian gia đình của người Việt: Phân xử tài tình, Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho hay là sự tích con mối, Nợ tình chưa trả cho ai, khối tình đem xuống tuyền đài chưa tan, Làm cho công chúa nói được. Phong tục này không được phản ánh qua các truyện cổ tích Hàn Quốc mà chúng tôi khảo sát.

3.2.4. Không gian chợ

3.2.4.1. Tương đồng

“Chợ” là nét văn hoá độc đáo trong đời sống tinh thần của người Việt và người Hàn từ xưa cho đến nay. Chợ là không gian diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá, phản ánh tình hình kinh tế của từng vùng, miền. Đến không gian này, tất cả mọi người có cơ hội hiểu nhau hơn, từ những người xa lạ cũng dần trở nên gần gũi qua giao tiếp, ứng xử. Truyện cổ tích của người Việt: Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho, Gái ngoan dạy chồng, Vợ khôn lấy chồng dại, Bụng làm dạ chịu, Cô gái lấy chồng hoàng tử, Trọng nghĩa khinh tài và truyện cổ tích của người Hàn: Cái giá của việc ngửi mùi, Bốn chín gặp năm mươi, Con hổ và người vợ bán than đã kể về không gian chợ gắn liền với các hoạt động mua bán, trao đổi hoàng hoá của nhân vật, phản ánh đời sống sinh hoạt của của người dân hai nước. Các mặt hàng được bán, mua thường là vải, lụa, gạo, bánh gạo, tôm cá, dầu, than, củi, lưới đánh cá, quạt, con dao… đến các loài gia súc, gia cầm cho ta thấy đời sống sinh hoạt của người bình dân xưa luôn gắn bó với nông nghiệp và các nghề thủ công. Hoạt động mua, bán đã góp phần giúp cuộc sống của nhân vật ổn định hơn, có cơ hội trở nên giàu có.

3.2.4.2. Khác biệt

3.2.5.1. Tương đồng

Làng là đơn vị cư trú cơ sở, một cơ cấu kinh tế – xã hội, văn hoá quan trọng trong thiết chế hành chính Việt Nam và Hàn Quốc. Qua các truyện cổ tích: Khói bay nghi ngút,Gạo thượng hạng, đá thượng hạng, Rùa và Thạch Anh, Khi tượng Phật khóc ra máu, Kén dâu, Chàng trai cứu bốn mạng người, Ô và giầy rơm, Bí quyết gia đình hoà thuận…(Hàn) và các truyện: Cường bạo đại vương, Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng, Vợ chàng Trương, Chàng rể thong manh, Em bé thông minh, Phân xử tài tình, Cô gái lấy chồng hoàng tử, Nàng Xuân Hương, Bán tóc đãi bạn, Tra tấn hòn đá,Cố ghép…(Việt) chúng ta thấy làng ở Việt Nam, Hàn Quốc thời xưa có nhiều điểm tương đồng. Theo mở đầu của các câu chuyện, Việt NamvàHàn Quốc có các dạng làng như: làng ven biển, làng trên đảo, làng ven đồi, làng ven sông… Các làng chủ yếu làm nông nghiệp, có làng làm thủ công (gốm, tơ lụa, đúc đồng, chạm khắc đồ gỗ…) và có làng gần sông, biển thường gắn với hoạt động đánh bắt cá… Các hình ảnh quen thuộc của làng xã được kể tới trong truyện đó là cây tre, các xóm ngõ, các công trình kiến trúc tín ngưỡng và tôn giáo như đình, đền, chùa… Hình ảnh ngôi làng còn gắn với cây cổ thụ toả bóng mát quanh năm. Làng là một xã hội thu nhỏ, đóng kín, có tục lệ riêng, là biểu hiện của nền kinh tế nông nghiệp lúa nước mang tính tự cấp tự túc là chủ yếu.Trong làng có những quy định nghiêm ngặt, nếu ai vi phạm sẽ bị làng lên án, mọi người xa lánh và những ai có đạo đức phẩm chất sáng ngời được làng xã ngợi ca, tin yêu. Giữa người với người trong làng có mối quan hệ gần gũi, gắn gó. Mọi người trong trong làng có tinh thần đùm bọc, đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau: Bí quyết gia đình hoà thuận, Con dâu dạy dỗ mẹ chồng, Chàng trai cứu bốn mạng người ( Hàn), Tra tấn hòn đá, Nguyễn Khoa Đăng (Việt).

Làng ởViệt Nam, Hàn Quốc thường có những ngày lễ hội để cố kết các thành viên, mang đến nhiều niềm vui cho dân làng sau những thời gian lao động vất vả: Bợm già mắc bẫy hay là mưu trí đàn bà, Anh chàng họ Đào (Việt), Con đường có mùa xuân tới, Sự ngạc nhiên của nhà sư (Hàn). Qua các truyện cổ tích chúng ta thấy, người dân hai nước khi đến lễ hội đều mong ước những điều tốt đẹp, là không gian mọi người gặp gỡ, giao tiếp, chia sẻ mọi tâm tư, tình cảm. Các truyện cổ tích của người Hàn mà chúng tôi khảo sát có nhiều truyện kể về phong tục chọn địa thế tốt để làm nhà, xây mộ ở các làng: ” thầy phong thuỷ cũng đi khắp ngôi làng để tìm địa thế tốt”( Giả làm thần núi)[9, tr. 294]. Chọn được địa thế tốt là việc quan trọng, quyết định đến sự hưng thịnh của mỗi gia đình và làng xóm. Truyện Bùi Cầm Hổ của người Việt cũng đề cập đến phong tục này.

Việt Nam và Hàn Quốc là hai nước từ xưa đã xuất hiện sự phân biệt về thân phận, địa vị và sự phân chia giai cấp (giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột)nên làng quê ở Việt Nam và Hàn Quốc có điểm tương đồng về sự phân biệt giàu – nghèo và tồn tại mối quan hệ giữa địa chủ, nhà giàu với người nông dân. Không phải địa chủ, nhà giàu nào cũng là những kẻ bóc lột xấu xa, cũng có những người tốt, nhân từ nhưng nổi bật trong các truyện cổ tích vẫn là những phần tử lấy sức mạnh tiền tài để ức hiếp dân lành do đó quan hệ giữa địa chủ, nhà giàu với người nông dân nghèoluôn cómâu thuẫn. Người Việt có truyện Sự tích chim năm-trâu-sáu-cột và chim bắt-cô-trói-cột, người Hàn có truyện Bán bóng râm của cây, Túi tiền và túi bánh gạo, Dâu tây mùa đông…

3.2.5.2. Khác biệt

3.2.6.Không gian kinh thành

3.2.6.1. Tương đồng

Không gian kinh thành xuất hiện với tần số cao trong truyện cổ tích Việt Nam, Hàn Quốc: 26 truyện/88 truyện của người Việt, 20 truyện/90 truyện của người Hàn. Kinh thành là nơi tấp nập, nhộn nhịp, hoạt động buôn bán phát triển, hàng hoá phong phú, đa dạng; có nhiều loại hàng hoá quen thuộc với người ở kinh thành nhưng lại xa lạ đối với người nông dân. Phản ánh hiện thực này, người Hàn có chuyện Thiếp trong gương: không gian kinh thành rộng lớn “Sau vài ba ngày đi hết đường này phố kia”[9, tr.397],có nhiều cửa hàng và có cả tiệm chuyên bán hàng cho phụ nữ: “Ngày hôm sau, đi hết nơi này đến nơi khác, cuối cùng ông cũng tìm được chỗ bán hàng cho đàn bà con gái.”[9, tr.398]. Bộ mặt kinh thành được truyện cổ tích người Việt quan tâm nhiều đến khía cạnh sinh hoạt: có nhiều câu chuyện về những thầy đồ dạy học, những anh học trò đi học, đi thi ( Trinh phụ hai chồng, Bán tóc đãi bạn). Kinh thành là trung tâm, nơi tích tụ giàu sang: ” Ngày ấy ở kinh thành Thăng-long phố xá buôn bán đã mọc lên san sát. Nhiều cửa hiệu to lớn cất đủ mọi thứ hàng như gấm vóc, tơ lụa, pha lê, đồ sứ…”( Bà lớn đười ươi)[2, tr.641].

Kinh thành là nơi ở của vua, quý tộc, quan lại, cũng là nơi đến của những người bình dân để tỏ lòng thành với nhà vua. Các nhân vật hiền lành, lương thiện, thông minh được vua yêu quí, ban thưởng đã thể hiện khao khát của người bình dân về một chế độ xã hội tốt đẹp, công bằng: Đồng tiền Vạn lịch, Em bé thông minh (Việt), Con trâu đổi lấy quả hồng (Hàn).

Mặt trái của không gian kinh thành cũng được người Việt và người Hàn phản ánh. Ở không gian này, mối quan hệ giữa người với người bị chi phối rất lớn bởi đồng tiền: “Người kinh thành luôn nhìn vào vẻ bề ngoài của một người để đối đãi với người đó. Dù là một kẻ vô lại phóng đãng nghèo kiết xác nhưng ăn mặc nhìn bóng bẩy lượt là một chút, đeo cung tên bước đi trên phố thì thế nào người ta cũng nghĩ là kẻ có tiền và đối đãi rất nhiệt tình..”( Danh thủ bắn cung dỏm)[9, tr.218-219).Tác giả dân gian Việt xây dựng nhóm ngườitrong truyện Bà lớn đười ươi mang bản chất tham lam, gian xảo. Hiểu rõ những người buôn bán nơi thị thành đánh giá người khác qua vẻ bên ngoài, những kẻ gian đã lấy được lòng tin của người bán và lừa gạt họ dễ dàng.

3.2.6.2. Khác biệt

Những mặt trái, tiêu cực nảy sinh nơi kinh thành được người Việt phản ánh rõ nét trong các truyện cổ tích Quận Gió, Bà lớn đười ươi: những kẻ lưu manh lấy chợ búa, thành thị làm nơi hoạt động, náu mình. Không gian kinh thành tồn tại mối quan hệ giữa nhà vua với người dân nhưng quan hệ này có nhiều mâu thuẫn, phức tạp. Truyện Vua Heo cho chúng ta thấy sự bất bình của người dân trước thái độ, hành động của nhà vua và đứng lên chống lại triều đình bằng cách đi theo một nhóm người có cùng chí hướng. Sau khi thành công, nhân vật tự xưng làm vua. Các truyện cổ tích Hàn Quốc không đề cập đến khía cạnh nội dung này.

Kết luận

1. Không gian trong truyện cổ tích là một phương diện thi pháp của thể loại truyện cổ tích, mang đặc trưng thể loại rất rõ, thể hiện quan điểm của nhân dân về con người, xã hội và cuộc sống của các vùng miền, qua nhiều thời gian. Không gian biển, không gian gia đình, không gian lễ hội, không gian chợ, làng và không gian kinh thành xuất hiện trong truyện cổ tích của hai nước Việt Nam, Hàn Quốc góp phần làm cho cốt truyện phát triển, phản ánh phạm vi hoạt động của nhân vật, phản ánh đời sống vật chất và đời sống tinh thần phong phú, đa dạng của hai dân tộc. Qua đó, tác giả dân gian Việt và tác giả dân gian Hàn muốngiáo dục cho mọi thế hệ con cháu của đất nước mình những bài học quý giá, tiếp thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thắp sáng niềm tin về một tương lai tốt đẹp.

2. Những mâu thuẫn, bi kịch diễn ra trong không gian gia đình, không gian kinh thành, không gian làng được người Việt kể chi tiết, cụ thể và phản ánh ở nhiều khía cạnh khác nhau. Mặt trái, tiêu cực nảy sinh ở các không gian cũng được phản ánh sinh động. Các không gian trong truyện cổ tích của người Hàn mà chúng tôi đã khảo sát không đi sâu phản ánh về mặt trái, mặt tiêu cực tồn tại ở các không gian khác nhau. Tần số xuất hiện của các loại không gian trong truyện cổ tích hai nước cũng khác nhau.

3. Qua các loại không gian xuất hiện trong truyện cổ tíchsinh hoạt, chúng ta cũng thấy được sự tương đồng và khác biệt về văn hoá của hai nước Việt Nam, Hàn Quốc (tín ngưỡng bản địa Shaman và Nho giáo ảnh hưởng đậm nétđến đời sống tâm linh của người Hàn nhưng Người Việt lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trần Thị An (2003), Những biểu tượng không gian thiêng trong truyền thuyết dân gian người Việt, Tổng tập Văn học dân gian người Việt (tập 19, nhận định và tra cứu), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.724-744.

Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Nxb Giáo dục

Chu Xuân Diên, Lê Chí Quế (2001), Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam, phần truyện cổ tích người Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, Nxb Đà Nẵng.

Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục

Kang Jeong Hoon (2008), Con đường có mùa xuân tới (Truyện cổ tích Hàn Quốc), Nxb Giáo dục, TP.HCM.

Jeon Hye Kyung (2005), Nghiên cứu so sánh truyện cổ Hàn Quốc và Việt Nam thông qua tìm hiểu sự tích động vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Đặng Văn Lung (chủ biên) (1998), Truyện cổ Hàn Quốc, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.

Seo Jeong Oh (2011), 100 truyện ngày xưa đặc sắc Hàn Quốc, Nxb Hội Nhà văn.

Nguyễn Bá Thành (1996), Tương đồng văn hoá Việt Nam – Hàn Quốc, Nxb Văn hoá-Thông tin, Hà Nội.

Trần Ngọc Thêm (2008), Văn hóa Korea (tập bài giảng dành cho sinh viên ngành Hàn Quốc học, Trường Đại học Đà Lạt.

Lê Quang Thiêm (1998), Văn hoá, văn minh và yếu tố văn hoá truyền thống Hàn, Nxb Văn học, Hà Nội.

Cho Myeong Sook, Vương Thị Hoa Hồng (dịch và biên soạn)(2007), Những truyện cổ hay Hàn Quốc, Nxb Viện nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Hàn – Việt.

14. Nhiều tác giả (Trần Thị Bích Phượng dịch)(2010), Những bài giảng văn học Hàn Quốc, Nxb Văn học.

Rapunzel (Mới) Câu Chuyện Cổ Tích – Truyện Cổ Tích Việt Nam – Hoạt Hình Cho Trẻ Em

By

Rapunzel (Mới) câu chuyện cổ tích – Truyện cổ tích việt nam – Hoạt hình cho Trẻ Em

“Rapunzel” ( /rəˈpʌnzəl/; phát âm tiếng Đức: [ʁaˈpʊnt͡səl]) là một câu chuyện cổ tích của Đức trong bộ sưu tập của anh em nhà Grimm, lần đầu xuất bản vào năm 1812 như một phần của “Chuyện kể cho trẻ em và trong nhà”.[1] Câu chuyện của anh em nhà Grimm phỏng theo truyện cổ tích Persinette của Charlotte-Rose de Caumont de La Force ban đầu được xuất bản vào năm 1698.[2] Cốt truyện của Rapunzel đã được sử dụng lại trên nhiều sản phẩm truyền thông đại chúng và câu được biết đến nhiều nhất trong tác phẩm này (“Rapunzel, Rapunzel, hãy thả tóc của con/nàng xuống đi”) ngày nay là một thành ngữ trong văn hoá đại chúng.

Trong hệ thống phân loại Aarne–Thompson dành cho truyện cổ tích, câu chuyện này được xếp ở loại 130, “những thiếu nữ trong toà tháp”.

Andrew Lang đưa câu chuyện vào trong tập The Red Fairy Book. Các phiên bản khác của câu chuyện cũng xuất hiện trong A Book of Witches của Ruth Manning-Sanders và trong sách tranh giành huy chương Caldecott của Paul O. Zelinsky (1998), Rapunzel và trong bộ phim của Disney Nàng công chúa tóc mây (2010).

Kênh câu chuyện cổ tích Việt Nam để xem những câu chuyện cổ tích hay nhất. Chọn câu chuyện yêu thích của bạn và xem nó ngay bây giờ!

đăng ký miễn phí :

#Câuchuyệncổtíchviệtnam

Xem câu chuyện của trẻ em bằng tiếng Anh:

👗**Câu chuyện về công chúa**👗

🚩 Cô Bé Lọ Lem – Cinderella:

🚩 Rapunzel :

🚩 12 Nàng Công chúa thích Khiêu vũ -12 Dancing Princesses :

🚩 Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn – Snow White and the Seven Dwarfs:

🚩 Nàng Tiên Cá Nhỏ -The Little Mermaid:

🚩 Người đẹp và quái vật – Beauty and the Beast:

🚩 Nữ hoàng tuyết -Snow Queen:

🚩 Công chúa ngủ trong rừng – Sleeping Beauty:

🚩 Nàng Công chúa và Hạt Đậu – The Princess and the Pea:

🚩 Hoàng tử êch – The Frog Prince:

🎈**Truyện cổ tích cổ điển**🎈

🚩 Jack Và Cây Đậu Thần -Jack and The Beanstalk:

🚩 Cậu Bé Rừng Xanh -Jungle Book:

🚩 Alibaba và 40 tên cướp – Ali Baba and the Forty Thieves:

🚩 Hansel và Gretel – Hansel and Gretel:

🚩 Alice ở xứ sở thần tiên – Alice in Wonderland:

🚩 Thumbelina Cô Bé Tí Hon – Thumbelina:

🚩 Aladdin và cây đèn thần – Aladdin And The Magic Lamp:

🚩 Cô bé bán diêm – The Little Match Girl:

🚩 Pinocchio – Pinocchio:

🚩 Peter Pan và thuyền trưởng húc – Peter Pan:

🚩 Chú Mèo Đi Hia – Puss in Boots:

🚩 Cậu Bé Bánh Gừng -The Gingerbread Man:

🚩 Phù thủy xứ Oz – The Wizard of Oz:

🚩 Giáng Sinh Yêu Thương – A Christmas Carol:

🚩 Người tí hon và người thợ đóng giầy – The Elves and the Shoemaker:

🚩 Heidi, cô bé đến từ vùng núi Alps – Heidi:

🚩 Goldilocks và gia đình nhà gấu – Goldilocks and the Three Bears:

🚩 Đồ bỏ xó – Rumpelstiltskin:

🚩 Chàng Hoàng tử Hạnh phúc – Happy Prince:

🚩 Kẹp Hạt Dẻ – Nutcracker:

🚩 Cô bé quàng khăn đỏ – Little Red Riding Hood:

🐻**Truyện động vật**🐻

🚩 Vịt con xấu xí – Ugly Duckling:

🚩 Kiến và Châu Chấu – The Ant and the Grasshopper:

🚩 Ba Chú Heo Con và chó sói – The Three Little Pigs:

🚩 Chó Sói và Bảy Chú Dê Con – The Wolf & The Seven Little Goats:

🚩 Sư Tử và Chuột – The Lion and the Mouse:

🚩 Những Nhạc sĩ Bremen – The Town Musicians of Bremen :

🚩 Rùa và Thỏ – The Tortoise and the Hare:

🚩 Chuột nhà và chuột đồng – The Town Mouse and the Country Mouse:

🚩 Cô gà mái đỏ câu chuyện cổ tích – The Little Red Hen:

🚩 Con Cáo và Con Qua – The Fox and the Crow:

#truyệncổtíchviệtnam #StoriesforChildrenVietnamese #Hoạthình #chuyencotich # tiếngviệttruyệnngụngôn

© Adisebaba Animation

Nguồn: https://sanxuatphucnguyen.com

Truyện Cổ Tích Việt Nam

Ngày xưa có một ông vua đi săn ở một khu rừng lớn, vì vua đuổi theo một con thú hăng quá nên quân hầu không ai theo kịp. Tối đến, vua đứng lặng nhìn quanh, thấy mình đã bị lạc đường, không tìm được lối ra. Bỗng vua thấy có một mụ già, đầu lắc lư đi tới: đó là một mụ phù thủy. Vua bảo mụ:

– Này cụ, cụ có thể làm ơn chỉ cho tôi lối ra khỏi rừng được không?

Mụ đáp:

– Tâu bệ hạ, được chứ. Cái đó già làm được, nhưng với một điều kiện mà nếu bệ hạ không chấp nhận thì bệ hạ không bao giờ ra được khỏi rừng này và sẽ chết đói ở đây.

Vua hỏi:

– Điều kiện gì hở cụ?

– Già có một đứa con gái đẹp nhất đời. Bệ hạ chưa từng thấy ai đẹp đến thế đâu, thật xứng đáng làm vợ vua. Nếu bệ hạ đồng ý lấy nó làm hoàng hậu thì già sẽ chỉ đường cho bệ hạ ra khỏi rừng.

Trong lúc hoảng sợ, vua bằng lòng ngay. Mụ già dẫn vua đến ngôi nhà nhỏ của mụ. Con gái mụ ngồi bên lửa. Cô đứng dậy ra đón vua ngay, như đã sẵn sàng chờ vua đến. Vua thấy cô tuyệt đẹp nhưng không thích, nhìn cô, vua cảm thấy rờn rợn. Sau khi vua đặt cô lên mình ngựa thì mụ chỉ đường cho vua. Vua về đến cung điện làm lễ cưới.

Nguyên vua đã lấy vợ một lần và hoàng hậu sinh được bảy con, sáu trai một gái, vua yêu quí vô cùng. Sợ người dì ghẻ đối với con mình không tốt mà còn có thể làm khổ chúng nữa vua đưa chúng đến ở một tòa lâu đài hiu quạnh giữa rừng sâu. Lâu đài rất kín, đường đi đến khó mà tìm được, chính vua cũng không tìm ra đường nếu không được một bà lão cho một cuộn chỉ có phép lạ. Khi vua ném cuộn chỉ về phía trước, nó sẽ tự gỡ ra và chỉ đường cho vua.

Nhà vua luôn luôn đi thăm các con yêu dấu, nên hoàng hậu để ý đến sự vắng mặt của vua. Mụ dì ghẻ tò mò muốn biết vua đi vào rừng một mình làm gì. Mụ bèn cho thị vệ của vua nhiều tiền, chúng nói lộ bí mật cho mụ biết và nói cả đến cuộn chỉ biết đưa đường. Mụ bứt rứt không yên tâm, mãi cho đến lúc mụ tìm ra được chỗ vua để cuộn chỉ. Mụ bèn may một số áo lót bằng lụa trắng và khâu bùa vào vì mụ học được ít phép của mẹ.

Một hôm, vua ruổi ngựa đi săn vắng, mụ mang áo đi theo cuộn chỉ dẫn đường vào rừng. Bọn trẻ thấy từ xa có bóng người đến tưởng là cha yêu dấu, vội vui mừng chạy lại đón. Mụ bèn tung trùm lên mỗi đứa một cái áo, áo vừa đụng vào người thì chúng biến ra thiên nga bay vượt qua rừng biến mất. Mụ hớn hở về nhà, tưởng là đã trừ được lũ con chồng. Nhưng mụ không ngờ là còn cô con gái không chạy ra đón cha cùng các anh.

Một hôm, vua đến thăm các con thì chỉ thấy con gái thôi. Vua hỏi:

– Các anh con đâu?

Cô đáp:

– Trời ơi, cha yêu dấu! Các anh con đi mất rồi, bỏ lại mình con.

Rồi cô kể cho vua nghe cô đứng ở cửa sổ nhìn thấy những gì, các anh cô hóa thiên nga bay qua rừng thế nào, và đưa cho vua xem những lông chim cô nhặt được ở ngoài sân. Vua rất buồn bã nhưng không ngờ là hoàng hậu làm việc độc ác ấy. Vua sợ cô gái cũng bị mất nốt nên định mang cô đi cùng. Nhưng cô sợ dì ghẻ nên xin vua hãy để cô ở lại tòa lâu đài trong rừng đêm ấy nữa. Cô gái đáng thương nghĩ bụng:

– Mình không thể ở đây lâu được nữa, mình phải tìm các anh mới được.

Truyện cổ tích Việt Nam – Sáu con Thiên Nga

Nhưng tới lúc mặt trời sắp lặn cô nghe có tiếng lào xào và thấy sáu con thiên nga bay qua cửa sổ chui vào. Chúng ngồi xuống đất, thổi lẫn cho nhau, cho bay hết lông; bộ lông thiên nga trút ra như một chiếc áo lót. Cô gái nhận ra các anh mình, mừng lắm, chui ở gầm giường ra. Các anh trông thấy em cũng mừng rỡ chẳng kém. Nhưng vui chẳng được bao lâu, các anh bảo em:

– Em không ở đây được đâu. Đây là sào huyệt của bọn cướp, chúng về thấy em sẽ giết em mất.

Em hỏi:

– Thế các anh có cách nào che chở em không?

Các anh nói:

– Không, vì mỗi tối, các anh chỉ có thể trút bộ lông thiên nga, hiện nguyên hình người trong một khắc đồng hồ, sau đó lại phải biến thành thiên nga.

Em khóc hỏi:

– Thế không có cách nào giải thoát các anh à?

Các anh đáp:

– Không được đâu! Khó lắm. Trong sáu năm, em không được nói được cười. Trong thời gian ấy, em phải may cho các anh sáu chiếc áo lót nhỏ bằng hoa thúy cúc. Nếu em nói nửa lời là công toi hết.

Các anh vừa nói xong thì một khắc đồng hồ đã qua, các anh lại biến thành thiên nga bay qua cửa sổ mất. Cô gái nhất định giải thoát cho các anh, dù có phải hy sinh tính mạng. Cô rời bỏ chiếc lều hoang, vào giữa rừng, leo lên cây ngủ đêm. Sáng hôm sau, cô đi hái hoa thúy cúc và bắt đầu khâu áo. Cô chẳng nói năng được với ai mà cũng chẳng buồn hé miệng cười. Cô chỉ ngồi một chỗ chăm chú làm.

Một thời gian đã qua. Vua xứ ấy cùng thợ săn vào rừng tìm thú, đến cây cô ngồi. Họ gọi cô:

– Cô hãy xuống đây với chúng tôi, chúng tôi không hại gì cô đâu.

Cô chỉ lắc đầu. Họ hỏi dồn mãi, cô liền ném xuống cho họ chiếc dây chuyền đeo cổ bằng vàng, tưởng làm như thế cho họ yên đi. Nhưng họ vẫn không chịu thôi, cô liền vứt chiếc thắt lưng của cô xuống. Thấy vẫn chưa ổn cô vứt thêm nịt bít tất, rồi dần dần vứt tất cả các thứ mặc trên người có thể vứt được, đến nỗi cô chỉ còn chiếc áo lót. Những người thợ săn không vì thế mà chịu lùi. Họ trèo lên cây, bế cô xuống đưa đến trước mặt vua. Vua hỏi:

– Nàng là ai? Nàng ngồi trên cây làm gì?

Cô không đáp. Vua dùng đủ các thứ tiếng vua biết mà cô vẫn câm như hến. Nhưng cô đẹp quá khiến lòng vua rung động. Vua yêu cô tha thiết. Vua khoác áo ngực cho cô, đặt cô lên kiệu ngồi trước mình đưa về cung điện. Vua cho cô mặc quần áo sang trọng, cô đẹp lộng lẫy như một ngày nắng đẹp, nhưng cô vẫn không nói nửa lời. Vua đưa cô lại ngồi ở bàn ăn, cho ngồi bên mình. Dáng điệu nhu mì và e lệ của cô khiến vua rất hài lòng. Vua nói:

– Ta thiết tha muốn lấy cô này, ta không lấy một ai khác trong thiên hạ đâu.

Mấy hôm sau, vua lấy nàng. Vua có một bà mẹ ghẻ độc ác, không bằng lòng với đám cưới này, và nói xấu hoàng hậu trẻ tuổi. Bà bảo:

– Không biết cái con này ở đâu ra mà nó không nói năng gì được. Nó không xứng đáng làm vợ vua.

Hơn một năm sau, khi hoàng hậu sinh con đầu lòng. Mụ bắt trộm đi và lừa khi nàng ngủ bôi máu vào mồm nàng. Rồi mụ tâu vua là nàng ăn thịt người. Vua không tin, không để ai làm hại nàng. Lúc nào nàng cũng ngồi khâu áo lót, ngoài ra không để ý đến cái gì khác. Lần sau, nàng lại sinh một đứa con trai kháu khỉnh. Mẹ ghẻ quỉ quyệt lại lừa vua như lần trước. Vua vẫn nhất định không tin lời mụ. Vua bảo:

– Nàng trong sạch và tốt bụng, không thể làm việc ấy đâu. Nếu nàng nói được và có thể tự bênh vực được thì sẽ minh oan được. Nhưng đến lần thứ ba, mụ già lại ăn trộm đứa bé mới đẻ và lại tố cáo hoàng hậu. Nàng vẫn không nói nửa lời để minh oan. Vua không làm khác được phải đưa nàng ra tòa xử. Nàng bị kết tội chết thiêu.

Đã đến ngày hành hình, cũng là ngày cuối cùng của thời gian sáu năm không được nói, cười, ngày nàng sẽ giải thoát được các anh khỏi yêu thuật. Sáu chiếc áo lót đã khâu xong chỉ còn thiếu cánh tay áo chiếc cuối cùng. Khi nàng bị dẫn đến đống củi, ở dưới sắp châm lửa, nàng nhìn quanh thì thấy sáu con thiên nga bay trên không lại. Nàng cảm thấy mình sắp được cứu thoát, lòng mừng khôn xiết.

Thiên nga bay rào rào tới chỗ nàng, sà xuống thấp để nàng có thể ném áo lót lên tới được. Áo vừa đụng chim thì lông thiên nga rơi xuống liền, các anh nàng hiện lên hình người đứng trước nàng, vui vẻ, đẹp đẽ. Chỉ có người em cuối cùng là chiếc áo còn thiếu cánh tay trái vì vậy ở lưng còn có một cánh thiên nga. Anh em ôm nhau hôn trìu mến; hoàng hậu đến tìm vua, vua rất đỗi ngạc nhiên. Nàng nói:

– Tâu bệ hạ, giờ thiếp mới được phép nói và bộc lộ là thiếp đã bị oan.

Nàng kể lại âm mưu mụ già đã lấy trộm ba đứa con đem giấu đi. Vua tìm được con mừng rỡ lắm, còn mụ dì ghẻ cay nghiệt kia phải đền tội. Mụ bị trói trên đống lửa và bị thiêu ra tro. Vua và hoàng hậu cùng sáu anh hưởng hạnh phúc dài lâu.

Ba Chú Heo Con Và Chó Sói Câu Chuyện Cổ Tích – Truyện Cổ Tích Việt Nam – Hoạt Hình

Chuyện thiếu nhi – Chuyện cổ tích :

Truyện cổ tích mới nhất :

Kênh câu chuyện cổ tích Việt Nam để xem những câu chuyện cổ tích hay nhất. Chọn câu chuyện yêu thích của bạn và xem nó ngay bây giờ!

đăng ký miễn phí :

#Câuchuyệncổtíchviệtnam

🐻**Truyện động vật**🐻

🚩 Vịt con xấu xí – Ugly Duckling:

🚩 Kiến và Châu Chấu – The Ant and the Grasshopper:

🚩 Ba Chú Heo Con và chó sói – The Three Little Pigs:

🚩 Chó Sói và Bảy Chú Dê Con – The Wolf & The Seven Little Goats:

🚩 Sư Tử và Chuột – The Lion and the Mouse:

🚩 Những Nhạc sĩ Bremen – The Town Musicians of Bremen :

🚩 Rùa và Thỏ – The Tortoise and the Hare:

🚩 Chuột nhà và chuột đồng – The Town Mouse and the Country Mouse:

🚩 Cô gà mái đỏ câu chuyện cổ tích – The Little Red Hen:

🚩 Con Cáo và Con Qua – The Fox and the Crow:

👗**Câu chuyện về công chúa**👗

🚩 Cô Bé Lọ Lem – Cinderella:

🚩 Rapunzel :

🚩 12 Nàng Công chúa thích Khiêu vũ -12 Dancing Princesses :

🚩 Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn – Snow White and the Seven Dwarfs:

🚩 Nàng Tiên Cá Nhỏ -The Little Mermaid:

🚩 Người đẹp và quái vật – Beauty and the Beast:

🚩 Nữ hoàng tuyết -Snow Queen:

🚩 Công chúa ngủ trong rừng – Sleeping Beauty:

🚩 Nàng Công chúa và Hạt Đậu – The Princess and the Pea:

🚩 Hoàng tử êch – The Frog Prince:

🎈**Truyện cổ tích cổ điển**🎈

🚩 Jack Và Cây Đậu Thần -Jack and The Beanstalk:

🚩 Cậu Bé Rừng Xanh -Jungle Book:

🚩 Alibaba và 40 tên cướp – Ali Baba and the Forty Thieves:

🚩 Hansel và Gretel – Hansel and Gretel:

🚩 Alice ở xứ sở thần tiên – Alice in Wonderland:

🚩 Thumbelina Cô Bé Tí Hon – Thumbelina:

🚩 Aladdin và cây đèn thần – Aladdin And The Magic Lamp:

🚩 Cô bé bán diêm – The Little Match Girl:

🚩 Pinocchio – Pinocchio:

🚩 Peter Pan và thuyền trưởng húc – Peter Pan:

🚩 Chú Mèo Đi Hia – Puss in Boots:

🚩 Cậu Bé Bánh Gừng -The Gingerbread Man:

🚩 Phù thủy xứ Oz – The Wizard of Oz:

🚩 Giáng Sinh Yêu Thương – A Christmas Carol:

🚩 Người tí hon và người thợ đóng giầy – The Elves and the Shoemaker:

🚩 Heidi, cô bé đến từ vùng núi Alps – Heidi:

🚩 Goldilocks và gia đình nhà gấu – Goldilocks and the Three Bears:

🚩 Đồ bỏ xó – Rumpelstiltskin:

🚩 Chàng Hoàng tử Hạnh phúc – Happy Prince:

🚩 Kẹp Hạt Dẻ – Nutcracker:

🚩 Cô bé quàng khăn đỏ – Little Red Riding Hood:

#truyệncổtíchviệtnam #StoriesforChildrenVietnamese #Hoạthình #chuyencotich # tiếngviệttruyệnngụngôn

© Adisebaba Animation

Nguồn: https://cangtiensa.com

Sự Tích Con Khỉ Truyện Cổ Tích, Truyện Cổ Tích Việt Nam

Sự tích con khỉ

( Sự tích con khỉ) Ngày xưa có một người con gái đi ở với một nhà trưởng giả. Nàng phải làm việc quần quật suốt ngày, lại bị chủ đối đãi rất tệ. Cái ăn cái mặc đã chả có gì mà thỉnh thoảng còn bị đánh đập chửi mắng. Vì thế, cô gái tuổi mới đôi mươi mà người cứ quắt lại, trông xấu xí bệ rạc hết chỗ nói. Một hôm nhà trưởng giả có giỗ, cỗ bàn bày linh đình, họ hàng đến ăn uống đông đúc. Trong khi đó thì cô gái phải đi gánh nước luôn vai không nghỉ. Lần gánh nước thứ mười, cô gái mỏi mệt quá ngồi lại ở bờ giếng. Tự nhiên cô thấy tủi thân, ôm mặt khóc. Lúc đó đức Phật bỗng hiện ra với trạng mạo một ông cụ già. ạng cụ có vẻ đâu từ xa lại, dáng điệu mệt nhọc đến xin nước uống. Nàng vội quảy gánh xuống giếng vực nước lên cho ông già giải khát. Ông cụ uống xong lại đòi ăn. Cô gái nhớ tới phần cơm của mình chưa ăn, bèn bảo ông cụ ngồi chờ rồi quảy gánh nước về. Lần sau ra giếng, cô lấy cơm trong thùng đưa cho ông già và nói:

– Họ dành phần cho con toàn cơm cháy cả, cụ ăn một bát này cho đỡ đói. Ăn xong, ông cụ bảo nàng: Sự tích con khỉ

– Hồi nãy làm sao con khóc? Cô gái ngập ngừng, cúi mặt xuống không trả lời.

– Ta là đức Phật,

– ông cụ nói tiếp,

– ta thấy con có lòng tốt.

Nếu con muốn gì, ta sẽ làm cho con vui lòng.

Cô gái ngạc nhiên mừng rỡ, kể nỗi lòng với đức Phật. Thấy điều ước muốn của người con gái chỉ là làm sao cho bớt xấu xí, ông cụ bảo nàng lội xuống giếng, hễ thấy bông hoa nào đẹp mút lấy thì sẽ được như nguyện. Khi xuống nước, cô gái chỉ mút mấy bông hoa trắng. Tự nhiên lúc lên bờ, nàng trở nên trắng trẻo xinh xắn, đồng thời quần áo cũng biến thành những thứ tốt đẹp.

Khi cô gái quảy gánh nước trở về, cả họ nhà trưởng giả vô cùng kinh ngạc. Nàng xinh đẹp đến nỗi họ không thể nào nhận ra. Nghe cô gái kể chuyện, ai nấy cũng muốn cầu may một tí. Họ lập tức đổ xô cả ra bờ giếng mong gặp lại đức Phật để được trẻ lại và đẹp ra. Thấy ông cụ già vẫn còn ngồi ở chỗ cũ, họ sung sướng như người được của. Họ đưa xôi thịt ra mời tới tấp:

– Này cụ xơi đi! Cụ xơi đi. Rồi cụ làm phúc giúp cho chúng tôi với! Đức Phật cũng bảo họ lội xuống giếng và dặn họ y như dặn cô gái lần trước. Dưới giếng lúc đó đầy hoa đỏ và hoa trắng. Ai nấy đều cho màu đỏ là đẹp nên khi lội xuống giếng đều tìm hoa đỏ mút lấy mút để. Nhưng không ngờ lúc lên bờ, họ không phải trẻ lại mà già thêm ra: mặt mũi nhăn nheo, người trông quắt lại, lông lá mọc đầy người, đằng sau lưng là cả một cái đuôi.

Những người đi gánh nước thấy vậy hoảng hồn: “Kìa trông con quỷ, nó cắn bà con ôi!”. Nhưng lại có những tiếng khác: “Đánh cho chết chúng nó đi! Sợ gì”. Lập tức mọi người cầm đòn gánh xông lại. Cả họ nhà trưởng giả kinh hoàng bỏ chạy một mạch lên rừng.

Thấy vậy cô gái và mọi người sợ quá, đêm đêm đóng cửa rất chặt. Họ bàn nhau tìm cách đuổi chúng. Họ bôi mắm tôm vào các cánh cửa, lại nung nóng rất nhiều lưỡi cày đặt rải rác ở cổng các nhà. Quả nhiên, một đêm nọ chúng lại mò về. Theo lệ thường, chúng đánh đu vào song cửa kêu rít lên. Nhưng lần này chúng vừa mó đến đã bị mắm tôm vấy đầy tay, rồi từ tay vấy khắp cả người, hôi hám không thể nói hết. Chúng kinh sợ dắt nhau ra ngồi trước cổng quen như thói cũ. Nhưng vừa đặt đít ngồi xuống các lưỡi cày thì chúng đã kêu oai oái, rồi ba chân bốn cẳng bỏ chạy lên rừng. Từ đó chúng kệch không dám về nữa.

Trong những khi lên rừng hái củi, người ta thỉnh thoảng vẫn gặp chúng. Thấy bóng người từ đàng xa, chúng liền chuyền theo nhánh cây, lủi nhanh thoăn thoắt. Người ta gọi chúng là những con khỉ. Ngày nay vẫn có nhiều người cho khỉ là thuộc nòi trưởng giả. Còn những con khỉ sở dĩ đỏ đít là vì chúng chịu di truyền dấu vết bỏng đít của tổ tiên.

Gửi bởi in Tags: Hà Vũ truyện cổ tích việt nam đọc truyện bé nghe, đọc truyện cổ tích việt nam chọn lọc, hay nhất, truyện cổ tích, truyện cổ tích việt nam chọn lọc, truyện cổ tích việt nam hay nhất, việt nam