Truyện Cổ Tích Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng

Xưa kia, ở một bờ biển rất rộng lớn nọ, có một ông lão làm nghề đánh cá cùng chung sống với người vợ của mình. Hai vợ chồng già sống trong túp lều rách nát, tồi tàn. Mỗi ngày ông lão ấy sẽ đem lưới ra biển thả để bắt cá, còn bà vợ thì lại ở nhà dọn dẹp và kéo sợi.

Vào một ngày kia, vẫn như thường lệ, ông lão lại vác lưới ra biển thả. Tuy nhiên thì hôm nay vận may lại không tới với ông, lần đầu tiên ông kéo lưới, bên trong chỉ toàn là đất với đất; lần thứ hai kéo lưới lên thì bên trong chỉ duy nhất có một cây rong biển mà thôi; còn lần kéo lưới thứ ba, trong lưới của ông có con cá vàng bị mắc. Khi ông lão gỡ cá vàng ra khỏi lưới thì cá vàng đột nhiên cất tiếng nói, nó van xin:

– Ông lão đánh cá ơi! Ông hãy làm ơn làm phước mà thả cho tôi được trở lại biển, tôi hứa sẽ trả ơn xứng đáng cho ông, dù ông muốn cái gì thì tôi cũng sẽ đồng ý cả! Nghe cá vàng khẩn thiết cầu xin như vậy, ban đầu thì ông lão ngạc nhiên lắm, sau thì lại xúc động vô cùng, bởi vậy nên ông lão liền quyết định sẽ thả cho nó đi. Ông lão thả cá vàng xuống biển và nói: – Mong rằng trời đất phù hộ ngươi! Ngươi hãy mau trở về bên mẹ biển cả của mình mà thỏa sức vùng vẫy. Ta đây chẳng đòi hỏi thứ gì của ngươi đâu!

Và rồi ông lão đành tay không mà trở về nhà. Khi ông lão về tới nhà của mình, ông đem câu chuyện về con cá vàng kể lại cho bà vợ nghe. Khi nghe ông lão lể hết thì bà vợ nổi giận, bà ta mắng ông lão té tát:

– Cái ông già ngu ngốc này! Đáng lí ra ông phải yêu cầu con cá đó cho mình thứ gì để trả ơn chứ. Ít ra thì ông cũng nên đòi lấy cái máng lợn mới, hãy nhìn xem, cái máng lợn của nhà mình vỡ gần hết rồi kia kìa.

Nghe bà vợ chửi mắng một hồi, ông lão đành phải lủi thủi đi ra ngoài biển để tìm cá vàng. Ngoài biển tĩnh lặng, những con sóng cứ lăn tăn chạy vào bờ. Ông lão chỉ vừa cất tiếng gọi, cá vàng liền ngoi ngay lên trên mặt biển. Khi nghe ông lão bộc bạch hết mọi chuyện thì cá vàng mới niềm nở mà bảo ông rằng:

Nói xong thì cá vàng cũng lặn sâu xuống biển. Khi ông lão về nhà, ông rất vui mừng vì đã nhìn thấy trước chuồng lợn có cái máng lợn mới tinh. Tuy nhiên, ông lão chẳng vui mừng được lâu thì bà vợ của ông đã quát lớn:

– Đồ ngu ngốc! Sao lại chỉ đòi có cái máng lợn thế, ông phải đòi lấy một ngôi nhà rộng rãi chứ?

Nghe vợ kêu gào, ông lão ấy lại phải ngậm ngùi đi ra biển để tìm cá vàng lần nữa. Lúc này biển xanh đã nổi những đợt sóng ào ạt. Chẳng đợi ông lão gọi mình, cá vàng đã nhanh chóng ngoi lên trên mặt nước và cất lời chào. Ông lão lại kể lại toàn bộ việc mụ vợ của ông muốn có được một ngôi nhà mới rộng rãi hơn. Khi nghe xong thì cá vàng bảo ông:

– Ông lão đánh cá ơi! Trời nhất định phù hộ gia đình của ông, ông cứ về đi, mụ vợ của ông sẽ có ngay ngôi nhà lớn thật đẹp.

Dứt lời, cá vàng liền hòa mình vào trong nước xanh mà biến mất. Khi ông lão trở về, túp lều cũ nát ngày xưa đã không còn nữa, giờ đây ở chỗ ấy là ngôi nhà to đẹp, còn có lò sưởi nữa. Lúc ấy mụ vợ của ông lão đang ngồi ở bên cửa sổ, khi nhìn thấy ông lão trở về thì mụ ta lại cất cao giọng mà mắng nhiếc đủ điều:

– Đúng là đồ ngu! Tôi chưa từng thấy người nào mà lại ngu ngốc như ông nữa đấy. Tôi muốn làm nhất phẩm phu nhân, vì thế ông mau trở lại biển và nói cho con cá vàng kia biết.

Không còn cách nào khác cả, ông lão đánh cá khốn khổ ấy lại phải lóc ca lóc cóc đi ra biển để gọi cá vàng. Hiện giờ thì biển xanh đang nổi sóng vô cùng dữ dội. Khi cá vàng ngoi lên, ông lão nói cho cá biết về mong muốn mà mụ vợ của ông vừa nói. Khi nghe xong, cá vàng lại ân cần mà an ủi ông vài lời:

– Ông lão cũng không cần lo lắng quá đâu! Ông cứ về đi, chắc chắn trời cao phù hộ ông mà!

Lúc về tới nhà thì mụ vợ của ông lão đã biến thành một nhất phẩm phu nhân theo đúng ý muốn. Trên người mụ khoác một bộ quần áo rất sang trọng, trên cổ đeo một chuỗi ngọc trai, trên tay thì lấp lánh những chiếc nhẫn vàng, dưới chân mụ là đôi giày bằng nhung đỏ đắt tiền. Ở trong nhà cũng xuất hiện không biết bao nhiêu là người hầu kẻ hạ. Và ông lão cũng cất tiếng mà chào hỏi:

– Kính chào nhất phẩm phu nhân…

Nhưng ông chẳng được nói hết câu, mụ vợ của ông lại bắt đầu chửi rủa, mắng nhiếc đủ điều. Sau đó còn bắt ông lão phải đi dọn dẹp chuồng ngựa cho mình. Thời gian trôi đi, ông lão phải sống một cuộc sống vất vả của một người hầu kẻ hạ trong chính ngôi nhà của mình. Rồi một hôm nọ, mụ vợ của ông lão lại cho gọi ông tới. Lúc nhìn thấy ông thì mụ lại giận dữ mà hét lớn:

– Giờ ta không thích làm nhất phẩm phu nhân. Bây giờ ta muốn được trở thành nữ hoàng của vương quốc này. Ngay lập tức, ngươi hãy ra biển và bảo với con cá kia như vậy.

Ông lão đánh cá tội nghiệp cũng đành phải quay đầu, bước đi lặng lẽ tiến dần ra biển. Lúc này thì biển xanh đang nổi sóng mịt mù. Đây là lần thứ tư ông lão phải cất tiếng gọi cá vàng. Từ giữa những cơn sóng dữ dội, cá vàng bơi lên trên mặt nước và hỏi:

– Ông lão đánh cá ơi! Ông có chuyện gì vậy?

Khi nghe cá hỏi thì ông lão cũng thật thà mà lể lại chuyện mụ vợ của ông đang nổi điên lên ở nhà và muốn được thành nữ hoàng, ông lão còn kể cả chuyện mụ ta tát vào mặt của ông nữa… Cá vàng yên lặng mà lắng nghe câu chuyện của ông lão tội nghiệp, sau đó cũng an ủi lão:

– Ông lão cũng đừng lo nữa. Tôi nhất định sẽ nói trời phù hộ ông, và mụ vợ của ông chắc chắn sẽ được làm nữ hoàng như đúng ý muốn của bà ta.

Khi về tới nhà thì ông lão vô cùng sửng sốt vì nhìn thấy ngôi nhà trước đây giờ đã biến thành một cung điện tráng lệ, nguy nga ngoài sức tưởng tượng, còn mụ vợ của ông thì đã trở thành nữ hoàng và đang ngồi tham gia tiệc tùng. Ở xung quanh có không biết bao nhiêu cung nữ, người rót rượu, kẻ dâng bánh… Còn có cả đám vệ binh được trang bị gươm giáo đã tuốt trần, đang đứng chỉnh tề hầu bên cạnh. Nhìn thấy cảnh này khiến ông lão vừa bất ngờ vừa sợ hãi, ông khúm lúm cúi rạp cả người xuống đất để chào hỏi người vợ của mình:

– Thưa nữ hoàng, giờ thì người hài lòng chưa?

Nhưng mà mụ vợ chẳng mảy may đếm xỉa tới lời nói ấy của ông lão, mụ ta lập tức hạ lệnh cho đám lính đuổi ông lão ra khỏi cung điện của mình. Toán vệ binh lập tức tuốt gươm giáo ra và xông tới khiến cho ông lão sợ đến mức run cầm cập, mặt mày tái mét… Nhiều người chứng kiến cái cảnh này thì lên tiếng mỉa mai, chế giễu ông lão:

– Cho đáng đời! Như thế thì mới sáng mắt ra được, lần sau đừng thấy người sang rồi lao đến mà bắt quàng làm họ.

Chỉ được một thời gian thì mụ vợ của ông lão đánh cá lại nổi giận, mụ ta sai đám lính của mình đi tìm ông lão và đem đến cho mình. Vừa trông thấy ông lão ngoài cửa thì mụ đã la lối om sòm:

– Lão già ngu ngốc kia, ngươi mau ra biển và tìm con cá kia, hãy nói cho nó biết ta chán làm nữ hoàng rồi. Giờ ta muốn trở thành Long Vương dưới Long Cung, và con cá đó phải hầu hạ, nghe lời của ta!

Đây là lần thứ năm mà ông lão khốn khổ phải ra biển để tìm cá vàng. Khi ông lão cất giọng gọi cá thì mặt biển đột nhiên nổi lên những cơn sóng dữ ầm ầm, một cơn dông từ đâu ập tới. Nhưng chẳng giống những lần trước, lần này ông lão gọi được một lúc thì cá vàng mới bơi lên trên mặt nước. Ông lão lại thành thật mà kể lại chuyện mụ vợ của ông muốn được làm Long Vương. Lần này thì cá vàng chẳng thèm nói lời nào, nó lẳng lặng mà lặn sâu xuống dưới biển.

Thấy vậy thì ông lão cũng bất ngờ lắm, nhưng chẳng biết phải làm sao cả, vì vậy cứ tần ngần đứng trên bờ cùng với tiếng sóng đang gào thét. Ông chờ đợi hồi lâu nhưng chẳng thấy gì, vì vậy đành phải quay trở về.

Nhưng, một điều khiến ông sửng sốt đã xảy ra, cung điện nguy nga tráng lệ đã không còn nữa. Bây giờ ở nơi đó chính là túp lều cũ nát và sập sệ khi xưa, còn mụ vợ của ông lão thì đang ngồi cạnh cái máng lợn vỡ mà rầu rĩ.

Kể Sáng Tạo Truyện Cổ Tích Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng Theo Lời Kể Của Ông Lão Đánh Cá

Đề bài: Kể sáng tạo truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng theo lời kể của ông lão đánh cá

Hai vợ chồng tôi làm nghề đánh cá. Chúng tôi ở trong một túp lều nát bên bờ biển. Ngày ngày tôi đi thả lưới, còn vợ tôi ở nhà kéo sợi. Tuy nghèo nhưng chúng tôi sống khá đầm ấm.

Một hôm, tôi ra biển đánh cá. Lần đầu kéo lưới chỉ có bùn; lần thứ hai chỉ toàn rong biển. Tôi thở dài ngao ngán và kéo tiếp lần thứ ba. May quá, trong lưới là một con cá vàng to và đẹp. Sẽ bán được món tiền kha khá đây – tôi thầm nghĩ như vậy và thò tay vào lưới toan bắt cá.

Bỗng con cá cất tiếng kêu van:

– Ổng lão ơi! Ồng làm phúc thả tôi trở về biển cả, tôi sẽ xin đền ơn ông, ông muốn gì cũng được

Tôi ngạc nhiên quá, nhưng rồi cũng thả con cá xuống biển. Tôi bảo nó:

– Trời phù hộ cho ngươi! Ngươi trở về biển khơi mà vùng vẫy. Ta không đòi gì cả, ta cũng chẳng cần gì.

Về nhà, tôi kể lại chuyện cá vàng cho vợ tôi nghe. Ai ngờ, mụ nổi xung lên mắng tôi:

– Đồ ngốc! Sao lại không bắt con cá đền cái gì? Đòi một cái máng cho lợn ăn không được à? Cái máng của nhà ta đã gần vỡ rồi.

Thấy mụ vợ nói cũng có lí, tôi liền đi ra biển. Biển gỢn sóng êm ả. Tiếng sóng rì rào ca hát thật vui tai. Tôi cất tiếng gọi cá vàng. Con cá lập tức bơi lên và ân cần hỏi tôi:

– Ông lão ơi! Ông cần gì thế?

Tôi chào con cá và bảo:

– Cá ơi! Giúp tôi với. Mụ vợ tôi nó mắng tôi và đòi tôi xin cá cho một cái máng lợn mới. Máng nhà tôi đã sắp hỏng rồi.

Con cố vàng cười:

– Ông lão ơi! Xin ông đừng băn khoăn gì cả. Ồng cứ về đi. Rồi ông sẽ có một cái máng mới.

Tôi về đến nhà thì mụ vợ tôi đã có một cái máng mới thật. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Ai ngờ, mụ lại quát to hơn:

– Đồ ngu! Đòi một cái máng thật à? Mỗt cái máng thì thấm vào đâu? Đi tìm lại con cá và đòi một cái nhà rộng.

Tôi lắc đầu nhìn mụ nhưng rồi cũng đi ra biển. Biển xanh hình như không hài lòng nên đã nổi sóng. Tôi gọi con cá vàng, con cá bơi lên hỏi:

– Ông lão ơi! Ông cần gì thế?

Tôi chào con cá và nói:

– Giúp tôi với, cá ơi! Mụ vợ tôi lại mắng nhiều hơn và không để cho tôi yên chút nào. Mụ đòi một toà nhà đẹp.

Con cá ôn tồn bảo tôi:

– Ông lão ơi, đừng bàn khoăn quá. Thôi hãy về đi. Vợ ông sẽ được một cái nhà rộng và đẹp.

Tôi trở về. Tôi không tin vào mắt mình nữa, túp lều tranh rách nát của tôi đã biến đâu mất, thay vào đó là một ngôi nhà đẹp, có cổng bằng gỗ lim, trong nhà sáng sủa, quét vôi trắng xoá, và mụ vợ tôi đang ngồi bên cửa sổ. Tôi thầm nghĩ: Chắc lần này mụ vợ mình hài lòng rồi. Nhưng trông thấy tôi, mụ vợ tôi lại mắng:

– Đồ ngu! Sao ngốc thế? Đòi một cái nhà thôi à? Trời! Đi tìm ngay con cá và bảo nó rằng: Tao không muốn làm một mụ nông dân quèn, tao muôn làm một bà nhất phẩm phu nhân kia.

Tôi không sao hiểu nổi mụ. Thật là được voi đòi tiên. Nhưng thấy mụ giận dữ quá, tôi cũng đâm e ngại, không dám nói gì, đành đi ra biển. Biển xanh đã nổi sóng dữ dội. Tôỉ run run gọi con cá vàng, cá bơi lên hỏi tôi:

– Ông lão ơi! Ông cần gì thế?

Tôi chào con cá và lắp bắp nói:

– Giúp tôi với cá ơi! Mụ vợ tôi lại phát khùng lên, nó chẳng để cho tôi yên chút nào. Bây giờ nó không muôn làm nông dân nữa mà muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân.

Con cá vàng an ủi tôi:

– Ồng lão ơi! Đừng lo lắng quá. Trời sẽ phù hộ cho ông.

Tôi lại trở về. Tôi bàng hoàng không tin vào mắt mình nữa. Trước mắt tôi, một lâu đài rộng lớn và lộng lẫy, xung quanh lâu dài là những thảm hoa rực rỡ sắc màu, ngào ngạt hương thơm. Mụ vợ tôi đang đứng trên thềm cao, mình.khoác áo lông, đầu đội mũ nhiễu hoa, cổ quấn ngọc trai, tay đeo nhẫn vàng, chân đi giày đỏ. Nom mụ thật quý phái. Xung quanh mụ, kẻ hầu, người hạ tấp nập, còn mụ thì liên mồm quở mắng họ. Tôi bảo mụ.

– Kính chào phu nhân, chắc bây giờ bà đã thoả nguyện rồi chứ?

Không cần giữ thể diện cho chồng mình trước mặt bọn gia nhân, mụ quay sang mắng tôi một trận rồi bắt tồi xuống quét dọn chuồng ngựa. Sao mụ có thể cư xử với tôi như vậy nhỉ? Nhưng tôi không dám trái lời mụ.

Tôi tưởng lần này mụ đã thoả mãn lắm rồi. Nào ngờ, được vài tuần lễ, mụ lại giận dữ gọi tôi đến, bắt tôi đi tìm cá vàng:

– Lão đi tìm con cá và bảo nó tao không muốn làm một bà phu nhân nữa, tao muôn làm nữ hoàng kia.

Tôi hoảng sợ kêu lên:

– Mụ nói gì thế? Mụ có lẫn không? Mụ không có học lại đanh đá chua ngoa, mà lại đòi làm nữ hoàng? Mụ không sợ mọi người chế giễu sao?

Mu vơ tôi bèn nổi trân lôi đình, tát vào măt tôi:

– Mày cãi à? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à? Đi ngay ra biển, nếu không tao sẽ cho người lôi cổ đi.

Tôi không dám trái lời mụ, đành lủi thủi đi ra biển. Trời, biển nổi sóng mù mịt quá. Tôi lo ngại không dám gọi cá vàng. Nhưng rồi nghĩ đến cơn thịnh nộ của mụ vợ, tôi đành kêu gọi con cá. Con cá bơi lên hỏi tôi:

– Ông lão ơi! Ông cần gì thế?

Tôi chào con cá và nói:

– Cá vàng ơi, mụ vợ tôi nổi cơn điên rồi, bây giờ mụ lại muốn làm nữ hoàng kia.

Con cá lạnh lùng bảo tôi:

-Được rồi tôi sẽ giúp lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.

Tôi lại trở về. Thật kinh ngạc. Trước mắt tôi là cung điện nguy nga. Mụ vợ tôi đã thành nữ hoàng đang ngồi ở bàn tiệc. Bọn thị vệ xung quanh, chúng rót mời mụ những thứ rượu và những thứ bánh ngon lành mà tôi chưa bao giờ nhìn thấy. Xung quanh lại có cả một đội vệ binh gươm giáo chỉnh tề đứng hầu. Trông thấy thế, tôi hoảng sợ, cúi rạp xuống đất chào mụ và nói:

– Kính chào nữ hoàng. Chắc bây giờ nữ hoàng đã thoả lòng rồi chứ?

Mụ vợ tôi không thèm nhìn, ra lệnh đuổi tôi đi. Bọn thị vệ xô tới đẩy tôi ra ngoài, bọn vệ binh cũng chạy tới tuốt gươm doạ chém. Tôi kinh hoàng. Nhân dân không rõ đầu đuôi cũng chạy lại chế giễu tôi: Đáng kiếp! Có thế mới sáng mắt ra, lần sau đừng thấy người sang bắt quàng làm họ nữa.!

Tôi đi ra khỏi cung điện, vừa xấu hổ, vừa buồn bực. tôi lại trở về với nghề đánh cá kiếm sống.

Bỗng một hôm, bọn thị vệ đến bắt tôi đưa vào cung. Tôi nghĩ Chắc mụ vợ mình muốn giết mình.

Trông thấy tôi, mụ nổi cơn thịnh nộ, trừng mắt bảo tôi:

– Mày hãy đi tìm con cá, bảo nó tao không muốn làm nữ hoàng, tao muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để con cá vàng hầu hạ tao và làm theo ý muốn của tao.

Tôi há hốc mồm kinh ngạc, nhưng tôi không dám cãi mụ. Tôi đành phải di ra biển. Một cơn giông tố kinh khủng kéo đến, biên nổi sóng ầm ầm. Tôi cô trấn tĩnh gọi cá vàng, rồi khẩn thiết van xin:

– Cá ơi, cứu tôi với! Thương tôi với! Tôi sống làm sao được với mụ vợ quái ác này! Mụ lại không muốn làm nữ hoàng nữa, mụ muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để cá vàng hầu hạ mụ và làm theo ý muốn của mụ.

Con cá vàng nhìn tôi, chỉ lắc đầu không nói gì. Rồi nó quẫy đuôi lặn sâu xuống đáy biển. Tôi đứng trên bờ đợi mãi không thấy cá vàng lên trả lời, đành trở về. về đến nơi, tôi sửng sốt, lâu đài, cung điện biến đâu mất,- trước mặt tôi là túp lều tranh rách nát ngày xưa. Và trên bậc cửa, mụ vợ tôi, với bộ quần áo cũ rách, đang ngồi bên cái máng lợn sứ mẻ. Nước mắt mụ chảy ròng ròng.

Tôi thở phào nhẹ nhõm.

Đóng Vai Cá Vàng Trong Truyện Cổ Tích Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng Kể Lại Câu Chuyện Ấy

Đóng vai cá vàng trong truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng kể lại câu chuyện ấy

Tôi vô cùng tức giận trước lòng tham của mụ vợ ông lão đánh cá khi mụ ta muốn làm Long Vương ngự trị trên biển và bắt tôi hầu hạ. Không thể tha thứ cho kẻ vô ơn này, tôi đã để mụ ta trở về với chiếc máng lợn cũ sứt mẻ..

Sinh ra và lớn lên trên vùng biển rộng lớn mênh mông, tôi là chú cá vàng thần kì tự do và hạnh phúc. Tôi không nghĩ sẽ có một lúc nào đó mình bị mất tự do nên ngày nào cũng tung tăng bơi lội. Tôi thoả thích vừa bơi vừa ngắm đất trời và khám phá các ngõ ngách của vùng biển. Bỗng một hôm, mải rong chơi, tôi mắc vào lưới của một ông lão đánh cá hiền lành. Tôi van xin và được ông lão thả ra. Vô cùng cảm kích, tôi muốn trả ơn ông lão. Nhưng ông lão chẳng muốn gì, còn cầu mong trời phù hộ cho tôi mặc dù cả ngày nay ông chưa bắt được gì ngoài bùn và rong biển. Tôi tự nhủ, nếu ông lão có bất cứ điều ước nào tôi sẽ sẵn lòng giúp đỡ. Gặp được người nhân hậu như ông lão thật may mắn cho tôi.

Nhưng không may cho ông lão, khi về nhà kể lại cho vợ nghe, ông đã bị mụ ta mắng ngay là đồ ngốc. Rồi bắt ông ra biển gặp tôi đòi một cái máng lợn mới. Thương ông lão hiền lành, tôi đáp ứng ngay yêu cầu của mụ vợ. Nhưng cứ mỗi lần như thế, mụ ta lại đòi hỏi những thử lớn hơn. Lần thứ hai, mụ ta đòi một cái nhà rộng. Ngay lập tức, túp lều của ông lão biến thành ngôi nhà đẹp, có cổng lớn bằng gỗ lim, trong ngoài sáng sủa, có lò sưởi, quét vôi trắng xoá… Khi điều mong muốn này được đáp ứng, vợ ông lão nghĩ ngay đến việc đòi một thứ khác. Đến lần thứ ba, mụ muốn thay đổi thân phận mình từ một nông dân quèn thành bà nhất phẩm phu nhân. Cũng như hai lần trước, tôi đồng ý. Vợ lão đã biến thành một người khác, đứng trên thềm cao, mình khoác áo lông, đầu đội mũ nhiễu hoa, cổ quấn ngọc trai, tay đeo nhẫn vàng, chân đi giày đỏ. Ông lão tưởng như thế đã làm thoả mãn yêu cầu của vợ minh. Còn tôi, tôi vẫn chờ đợi ông lão đến để xem yêu cầu thứ tư của mụ là gì, bởi một người có lòng tham không đáy sẽ không dừng lại khi chưa đạt đến đích cao nhất. Quả như thế. Lần thứ tư, mụ ta muốn mình làm nữ hoàng.

Tôi vẫn chấp nhận. Thế là mụ ta biến thành một nữ hoàng thực sự ngồi bên bàn tiệc sang trọng. Lần này mụ ta đã quên hẳn người chồng tốt bụng của mình, ra lệnh đuổi ông đi. Bình yên được mấy tuần, ông lão lại lóc cóc đến tìm tôi. Tôi không ngạc nhiên mà thấy thương thay cho ông lão. Lần này yêu cầu của mụ vợ làm ông đau khổ và sợ hãi. Mụ ta muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển và bắt tôi phải hầu hạ. Có lẽ mụ ta đã đi quá giới hạn mà không biết. Tôi là một chú cá vàng thần kì tự do của biển cả, tôi mang niềm vui đến cho người khác nhưng lòng tốt của tôi đã không được trân trọng. Danh dự của tôi bị xúc phạm nặng nề. Vì vậy, dù ông lão là ân nhân nhưng tôi cũng không thể thoả mãn yêu cầu của mụ ta như những lần trước nữa. Tôi lặng im không nói gì, quẫy đuôi lặn sâu dưới đáy biển. Tôi quyết định lần này sẽ dành cho mụ vợ một sự bất ngờ. Và khi ông lão trở về nhà, hết cả cái máng lợn mới, mất cả ngôi nhà rộng, lâu đài và cung điện nguy nga, hết cả ngôi vị nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng cao quí. Trước mặt ông lão chỉ còn túp lều nát ngày xưa và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi bên cái máng lợn sứt mẻ…

Đối xử với ân nhân của mình như thế, cá vàng tôi cũng đau khổ lắm. Nhưng đạo lí không cho phép tôi dung túng mụ vợ tham lam kia. Lòng tham, ích kỉ và sự bội ơn phải chịu sự trừng phạt thích đáng.

chúng tôi

Truyện Cổ Tích Nàng Tiên Cá

“Biết đâu ta có thể trở thành Vua Thủy Tề nhờ con bé Ariel này…”

Mụ sai đầy tớ là hai con cá chình đến chỗ nàng tiên cá, bọn chúng sẽ vẽ ra cho nàng viễn cảnh “lấy được hoàng tử”. Nàng tiên cá trong lòng đang cảm thấy buồn bã, lại nghe có cơ hội thực hiện mong muốn của mình nên nàng bơi theo chúng đến gặp mụ phù thủy.

Mụ phù thủy nói:

– Ta có một thỏa thuận cho con, con gái bé bỏng của ta, ta sẽ biến con thành người trong vòng ba ngày. Trong ba ngày đó, nếu con khiến hoàng tử hôn con, con sẽ được sống mãi với anh ta với hình dạng của một con người, còn không, con sẽ lại trở thành nàng tiên cá đồng thời sẽ là tù binh của ta. Thế nào? Con đồng ý chứ?

Và một điều nữa, để có thể giúp con, ta sẽ phải lấy đi giọng nói của con.

– Mất đi giọng nói ư? Không nói được thì làm sao tôi có thể khiến cho hoàng tử yêu tôi? – Nàng tiên cá hoảng hốt.

– Khuôn mặt xinh đẹp của con vẫn có thể làm được điều đó mà! – Mụ phù thủy nói.

Nàng tiên cá ngẫm nghĩ một chút rồi đồng ý, mụ phù thủy bắt đầu hóa phép, giọng nói của nàng biến mất và bay quanh người mụ phù thủy rồi chui vào chiếc vỏ ốc đeo trên cổ mụ. Đồng thời, chiếc đuôi cá của nầng tiên cá đã được thay bởi đôi chân của con người. Hải Âu giúp nàng tìm hoàng tử, nàng cố gắng giải thích nhưng Cá Nhỏ, Cua Đỏ và Hải Âu không thể nghe được tiếng nói của nàng.

Nàng tiên cá gặp hoàng tử ở bên bờ biển, hoàng tử kể từ khi nghe được giọng hát của nàng thì cũng yêu nàng say đắm, hoàng tử nghĩ nàng chính là người cứu mình, nhưng vì nàng bị câm nên chàng nghĩ mình đã nghĩ nhầm. Biết nàng tiên cá đang cần chỗ ở, hoảng tử mời nàng về tòa lâu đài của mình.

Trong hai ngày đó, hoàng tử cảm thấy mình càng ngày càng yêu nàng hơn, trong một chuyến du thuyền lãng mạn, hoàng tử chuẩn bị hôn nàng tiên cá thì hai con cá chình tay sai của mụ phù thủy đã lật đổ chiếc thuyền để ngăn lại. Khi nghe cá chình báo cáo, mụ phù thủy quyết định uống thuốc thần và biến thành một thiếu nữ xinh đẹp, tìm cách để quyến rũ hoàng tử.

Sáng ngày thứ ba, khắp nơi loan tin rằng hoàng tử hoảng tử chuẩn bị cưới một thiếu nữ vừa gặp, thật không may cho nàng tiên cá vì hoàng tử đã bị phù phép. Mụ phù thủy đã dùng giọng nói của nàng tiên cá để mê hoặc hoàng tử, hoàng tử tin rằng đây chính là cô gái đã cứu mạng mình.

Nàng tiên cá rất đau khổ nhưng không có cách nào làm cho hoàng tử biết.

Đám cưới sẽ được tổ chức tại con tàu mới của hoàng tử, lúc này, Hải Âu phát hiện ra con người thật của thiếu nữ chính là mụ phù thủy nham hiểm, Cá Nhỏ liền giúp nàng tiên cá tới chỗ con thuyền của hoàng tử, trong lúc đó thì bầy hải âu sẽ cố gắng ngăn đám cưới lại.

Cua Đỏ về bẩm báo với Vua Thủy Tề. Khi hoàng tử và thiếu nữ chuẩn bị cử hành hôn lễ thì những chú hải âu sà xuống người cô dâu, khiến cô ta hoảng loạn và hét toáng lên bằng giọng của mụ phù thủy. Nhân dịp đó, Hải Âu lấy được chiếc vỏ ốc chứa giọng nói của nàng tiên cá. Nhờ vậy, nàng tiên cá lấy lại được giọng nói trong trẻo của mình và hoàng tử cũng được hóa giải bùa chú.

Nàng tiên cá liền gọi:

– Hoàng tử ơi, em yêu chàng!

– Ta luôn nghĩ người đó chính là nàng mà! – Hoàng tử đáp.

Cùng lúc đó, mặt trời cũng đã lặn, ba ngày đã trôi qua, nàng tiên cá đã trở lại với thân hình người cá của mình, mụ phù thủy hiện nguyên hình, mụ vô cùng tức giận lôi nàng xuống biển.

Nhờ sự giúp đỡ của Cua Đỏ, Vua Thủy Tề đã đợi sẵn ở hang ổ của mụ phù thủy. Mụ nói:

– Ta muốn đổi con gái của ông để lấy quyền lực.

Vua Thủy Tề rất thương yêu con gái của mình nên đồng ý trao cho mụ cây gậy đinh ba của Ngài, ông đã trở thành tù nhân của mụ. Bỗng, mụ bị đá một cú rất mạnh vào vai, hoàng tử đã đến để giải cứu cho người yêu của mình – nàng tiên cá Ariel. Mụ phù thủy đuổi theo sau họ, mụ biến thành người khổng lồ cầm cây đinh ba phép thuật, hoàng tử thấy vậy cũng không sợ sệt gì, dũng cảm lái thuyền thẳng về phía mụ. Đúng lúc mụ chuẩn bị bắn một tia sét vào người nàng tiên cá, chiếc thuyền đã nhanh chóng đâm thẳng vào người mụ, khiến mụ phù thủy đau đớn dãy dụa.

Mụ phù thủy chết, Vua Thủy Tề được tự do, Ngài bơi lên mặt nước với cây đinh ba trong tay. Ngày nhìn thấy cô công chúa bé nhỏ của mình đang mải mê ngắm nhìn chàng hoàng tử đang bất tỉnh trên cát sau trận chiến vừa rồi. Vua Thủy Tề biết nàng thật sự yêu chàng hoàng tử này rồi. Ngài chấp nhận xa nhớ cô công chúa bé nhỏ của mình, Ngài hóa phép vào đuôi nàng tiên cá, cái đuôi biến mất, nàng có lại đôi chân. Nàng tiên cá đã trở thành người. Hoàng tử tỉnh dậy và thấy nàng tiên cá yêu dấu của mình, họ cưới nhau ngay trong hôm đó và sống với nhau hạnh phúc mãi mãi.

– HẾT TRUYỆN –

Câu truyện cổ tích Nàng tiên cá kết thúc với cái kết thật hay phải không? Nàng tiên cá đã đạt được ước muốn trở thành con người của mình và sống hạnh phúc trên đất liền với hoàng tử của đời mình. Tuy nhiên, để đạt được điều đó thì Nàng đã phải đấu tranh và giành lầy hạnh phúc ấy từ tay mụ phù thủy độc ác.

Để có được tình yêu, hạnh phúc trong cuộc sống, hãy luôn biết đấu tranh và cố gắng hết sức vì hạnh phúc và tình yêu ấy sẽ cho các bé sức mạnh, sự dũng cảm và lòng quyết tâm để thực hiện đến cùng.

Ngoài ra, hãng phim Walt Disney để chuyển thể bộ phim này thành phim hoạt hình, đây là bộ phim hoạt hình nổi tiếng thứ 28 của hãng này, được phát hành ngày 17.11.1989 với độ dài 82 phút.

Bộ phim kể về nàng tiên cá Ariel yêu đời và tinh nghịch, yêu mến con người đất liền. Mặc dù vua cha cấm không cho lên bờ và phải sống mãi với thế giới đáy biển sâu, nàng vẫn bơi lên bờ và đã cứu thoát Eric, chàng hoàng tử của giấc mơ nàng. Quyết định trở thành người, nàng đánh đổi với bà phù thuỷ Ursula giọng nói để có đôi chân xinh đẹp. Với sự trợ giúp của nhiều người bạn tốt như Flounder (cá bống sặc) và Sebastian (cua)… Ariel đã chinh phục được tình yêu của hoàng tử và cứu được vương quốc của cha nàng trong cuộc chiến với bà phù thủy…

Nghe kể chuyện Nàng tiên cá

Mời các bé lắng nghe chị ong Nâu kể câu chuyện về Nàng tiên cá Ariel. Chị ong Nâu là một biên tập viên rất gắn bó với chúng tôi và là một người yêu truyện cổ tích và trẻ nhỏ. Chị ong Nâu sẽ là người gắn bó với các bé trong những video kể chuyện. Video này được chị chọn lọc hình ảnh và dịch lời theo chúng tôi Chúc các bé nghe truyện vui vẻ!

Tranh luận xung quanh cái kết của truyện Nàng tiên cá

Trong một số phiên bản khác, kết thúc của truyện khá buồn khi mà Nàng tiên cá và hoàng tử của chúng ta không đến được với nhau. Hoàng tử đã kết hôn với người con gái khác, để lại nàng tiên cá bé nhỏ với trái tim tan vỡ. Khi bình minh đến, nàng gieo mình xuống biển. Cơ thể nàng tan thành bọt biển, nhưng thay vì thôi tồn tại, nàng cảm thấy được ánh mặt trời ấm áp; nàng đã trở thành một linh hồn, một người con gái của không trung. Nàng sẽ có được một linh hồn của riêng nàng bằng cách làm điều thiện trong 300 năm; với mỗi một đứa trẻ ngoan nàng tìm được, thời hạn đó sẽ rút ngắn một năm, và với mỗi một đứa trẻ hư hỏng, nàng sẽ khóc và mỗi giọt nước mắt sẽ thêm một tháng vào thời gian thử thách và cuối cùng, nàng sẽ bay vào vương quốc của Chúa.

Điều này đã chịu nhiều chỉ trích từ các học giả và các nhà phê bình; một học giả cho rằng đoạn kết này thậm chí còn tàn nhẫn hơn cả phần nội dung trên của truyện khi mà nàng tiên cá bị tan biến trong không trung. Làm thế nào mà câu chuyện về nàng tiên cá của chúng ta loại xoay ra thành câu chuyện đạo đức và giáo dục trẻ em hư hỏng?

Tuy nhiên, Vườn cổ tích đã chọn kể cho các bé nghe một phiên bản có kết thúc có hậu hơn khi mà Nàng tiên cá được trở thành người và kết hôn với Hoàng tử. Chắc hẳn với một câu truyện cổ tích thì kết thúc hạnh phúc sẽ khiến các bé của chúng ra vui hơn phải không?

Bài học rút ra sau Chuyện tình Nàng tiên cá

Tưởng chừng như Nàng tiên cá chỉ là một câu chuyện tình yêu giữa nàng công chúa sống ở dưới biển và chàng hoàng tử của mặt đất, thế nhưng truyện còn chứa đựng rất nhiều những bài học về ước mơ và cuộc sống mà các bố các mẹ có thể đúc kết lại và giảng giải cho các con.

Ở đoạn giữa của truyện, khi nàng tiên cá của chúng ra muốn có được đôi chân của con người, đây dường như là một mong muốn không tưởng và cũng đầy nguy hiểm. Thế nhưng, nếu ngay từ đầu bạn đã cảm thấy sợ và không dám chiến đấu để đạt được mơ ước thì bạn sẽ không bao giờ có được nó. Để đạt được nguyện vọng của mình, Ariel đã hứng chịu rất nhiều cái lắc đầu, của vua cha, của các chị, của các bạn “Không, con không thể làm điều đó”… Nàng cũng đã phải hy sinh rất nhiều, và còn mất đi giọng nói của mình, phải trải qua nhiều khó khăn thử thách. Và các bé thấy đấy, cuối cùng ước mơ của Ariel đã thành sự thật và nàng có được cuộc sống hạnh phúc với hoàng tử trên mặt đất.

Cha mẹ luôn là những người lo lắng cho chúng ta nhất

Ariel đã khiến vua cha vô cùng lo lắng khi muốn bơi lên mặt nước và làm bạn với con người. Người cha lúc nào cũng chỉ mong muốn điều mà ông cảm thấy là tốt đẹp nhất cho con gái của mình, đó là cuộc sống dưới đại dương. Nếu Ariel bơi lên mặt nước, biết đâu cô có thể bị bắt bởi những “người man rợ” đã đánh bắt biết bao nhiêu sinh linh trong vương quốc biển cả của nhà Vua?

Một số người có thể cho rằng vua cha “phân biệt chủng tộc” đối với con người, nhưng thực sự ông chỉ sợ những điều không biết và muốn bảo vệ con gái mình. Đó là bản năng của người cha, và dù điều đó có thể khiến Ariel bị ngăn cấm thì cùng là bởi tình yêu mà vua cha dành cho cô là rất lớn.

Hãy tôn trọng và làm “bạn” với con

Và cùng phải nói thêm với các bố các mẹ, đôi khi mâu thuẫn giữa người lớn và trẻ nhỏ chỉ xuất phát từ việc “không hiểu nhau” chứ không hẳn là ai đúng ai sai. Nhất là ở tuổi thiếu niên – giống như công chúa Ariel – chúng ta càng nói không, bọn trẻ càng tò mò và làm ngược lại. Vua Thuỷ tề sợ con người và cho rằng cá và người không thể hoà thuận với nhau, còn Ariel thì không, cô thấy họ thú vị và muốn khám phá một cuộc sống mới. Và thực tế thì những con người trên mặt đất mà Ariel gặp đều là người tốt chứ không độc ác như cha cô nghĩ. Để nàng tiên cá út bé nhỏ của mình rời xa đại dương và trở thành con người là điều vua cha không hề muốn, nhưng đó lại chính xác là những gì bản thân Ariel mơ ước. Và cuối cùng câu chuyện, vua cha vẫn chúc phúc cho Ariel và hoàng tử thay vì buộc cô phải quay về biển khơi với gia đình.

Nàng tiên cá trong văn hoá dân gian

Truyện cổ tích Nàng tiên cá chắc hẳn đã rất quen thuộc với các bé phải không nào? Không chỉ truyện mà phim hoạt hình, phim điện ảnh rồi các trò chơi về nàng tiên cá ngày nay vô cùng phổ biến không chỉ ở Việt nam mà cả trên toàn thế giới. Hôm nay các bé sẽ được biết thêm một vài thông tin khác về biểu tượng của truyện cổ tích thế giới này.

Nàng tiên cá được coi như là một sinh vật thuỷ sinh huyền thoại với nửa trên cơ thể mang hình dáng của con người, còn nửa phía dưới thì có hình dạng giống như đuôi của một con cá. Nàng tiên cá xuất hiện trong văn hóa dân gian của khá nhiều nền văn hóa trên toàn thế giới, bao gồm cả vùng Cận Đông, châu Âu, châu Phi và châu Á. Những câu chuyện đầu tiên về nàng xuất hiện ở Assyria cổ đại, trong đó nữ thần Atargatis đã tự biến mình thành một nàng tiên cá để chạy trốn khỏi nỗi xấu hổ vì vô tình giết chết người yêu của cô.

Nàng tiên cá đôi khi xuất hiện trong những tình huống nguy hiểm như lũ lụt, bão, đắm tàu ​​hoặc chết đuối. Trong truyền thống thì các nàng tiên cá của chúng ta khá là nhân từ và còn có thể nảy sinh tình yêu với con người sống trên mặt đất nữa.

Có nàng tiên cá thì cũng có chàng tiên cá đấy các bé ạ, họ được gọi là “ngư thần”, đây cũng là một nhân vật quen thuộc trong văn hóa dân gian. Mặc dù hình tượng ngư thần có phần ít phổ biến hơn so với các nàng tiên cá, nhưng họ vẫn được tin là cùng tồn tại với các nàng tiên cá.

Một số thuộc tính của nàng tiên cá có thể bị ảnh hưởng bởi những chi tiết trong thần thoại Hy Lạp. Trong một số tài liệu lịch sử về nàng tiên cá, chẳng hạn như những báo cáo của Christopher Columbus trong khi ông đến khám phá vùng biển Caribbean, rất có thể hình ảnh nàng tiên cá đã được lấy cảm hứng từ lợn biển và động vật có vú dưới nước có hình dạng tương tự.

Trong thực tế chưa có bằng chứng cho thấy người cá tồn tại ngoài đời thực mặc dù vẫn xuất hiện những báo cáo nhìn thấy người cá như ở Canada, Israel, và Zimbabwe.

Bức tượng Nàng tiên cá ngồi trên một tảng đá ở cảng Copenhagen, Langelinie là một biểu tượng Copenhagen và một điểm thu hút khách du lịch lớn.

Trong phiên bản phim hoạt hình Nàng tiên cá của hãng phim Disney, khi Ariel đang ngồi trên mỏm đá và khao khát ngắm nhìn hoàng tử Eric, cô ấy đang ở chính xác vị trí giống như bức tượng ở ngoài đời thực.