Truyện Cổ Tích Chú Mèo Thông Minh / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Truyện Cổ Tích Chú Quạ Thông Minh Và Chú Quạ Thông Minh

Vào thời nhà Trần, ở một làng nọ bây giờ thuộc về Nam-định có một em bé tên là Hiền. Hiền được cha mẹ cạo đầu làm tiểu, cho ở với một ông sư trên chùa. Hàng ngày, Hiền phải hầu hạ sư, quét dọn chùa và làm các công việc vặt rồi mới được sư dạy cho học. Thế nhưng Hiền học một biết mười, chả mấy chốc đã nổi tiếng thần đồng.

Một hôm, Hiền quét chùa, nhân đề nghịch vào lưng một pho tượng mấy chữ “đày ba ngàn dặm. Đêm ấy hòa thượng trụ trì nằm mộng thấy một vị tôn giả đến từ giã mình, bảo rằng có việc phải đi xa. Tỉnh dậy hòa thượng trong bụng lấy làm phân vân, khi nhìn thấy lưng tượng Phật có mấy chữ Hán, đoán biết là chữ của Hiền, vội quát bắt phải lấy nước rửa ngay. Đêm hôm ấy hòa thượng lại mộng thấy vị tôn giả tới cảm ơn mình. Từ đấy cả chùa đều đoán Hiền sẽ làm nên sự nghiệp hơn người.

Năm 12 tuổi, Hiền đi thi và đậu luôn Trạng nguyên. Khi Hiền vào bái mạng trước sân rồng, vua thấy Trạng bé loắt choắt trong bộ áo mũ quá khổ, bèn phán hỏi:

– Trạng học với ai?

Hiền đáp ngay:

– Tâu bệ hạ, tôi lúc nhỏ ờ chùa không học với ai cả, chỉ khi nào không hiểu mới hỏi nhà sư một vài chữ mà thôi.

Vua thấy Trạng đối đáp cộc lốc, cho là trẻ con chưa biết lễ phép bên cho Trạng về nhà học lễ phép trong ba năm, sẽ lại cho làm quan.

Hồi ấy có sứ nhà Nguyên đưa sang ta một câu đố để thử xem nước Nam có nhân tài chăng. Triều đình nhà Trần mở quốc thư ra chỉ thấy có bốn câu thơ chữ Hán:

Lưỡng nhật bình đầu nhật,

Tứ sơn điên đảo sơn,

Lưỡng vương tranh nhất quốc,

https://www.polesie-toys.com.vn/10-bien-phap-phat-con-hieu-qua-dung-su-dung-don-roi-voi-be

Tứ khẩu tung hoành gian

– Tự (字) là chữ, cất giằng đầu, chữ tử (子) là con: con ai con ấy?

Hiền tay vẫn chơi đùa, miệng đáp lại ngay:

– Vu (于) là chưng, chặt ngang lưng, chữ đinh (丁) là đứa: đứa nào đứa này.

– Ngô văn quân tử viễn bào trù, hà tu mị táo (Tôi nghe người quân tử xa chỗ bếp núc, sao lại nịnh ông Bếp).

Hiền đối đáp lại:

– Ngã bản hữu quan cư đỉnh nại, khả tạm điều canh (Ta vốn ở ngôi khanh tướng nhưng nay tạm nêm canh).

Về sau vua phải cho quân gia mang cờ quạt võng lọng đến đón Hiền vào triều. Trước mặt sứ thần của một cường quốc, ông trạng nhỏ tuổi ấy cầm cục than viết ra một chữ “điền” (田) giữa sân rồng. Thấy giải đáp đúng, sứ thần lặng lẽ rút lui. Vua và đình thần thở dài khoan khoái. Về sau, vua ban thưởng cho Trạng rất hậu và tuy Trạng còn ít tuổi cũng phong chức thượng thư.

http:// https://www.polesie-toys.com.vn/nhung-ky-nang-khi-be-5-tuoi-nen-duoc-hoc

Truyện cổ tích Chú quạ thông minh

Câu chuyện giúp trẻ nhận ra được bài học về sự cố gắng hết mình trong mọi công việc chắc chắn sẽ đạt được thành công.

Một ngày nóng nực, chú quạ khát nước đến khô cả cổ. Chú cứ bay mãi bay mãi để tìm nước uống nhưng không thấy. Chú cảm thấy mình đã rất yếu, gần như từ bỏ hy vọng.

Đột nhiên, chú nhìn thấy một cái bình nước ở dưới mặt đất. Vội vàng chú bay thẳng xuống để xem xem có chút nước nào sót lại trong bình không. Thật may làm sao, trong bình vẫn có một chút nước đủ để chú thoả cơn khát.

Không bỏ cuộc, quạ suy nghĩ xem mình nên làm gì để có thể uống được nước trong bình. Nhìn ra xung quanh, chú bắt gặp mấy hòn đá cuội nằm vương vãi trên mặt đất. Đột nhiên chú nảy ra một ý tưởng cực kỳ thông minh. Chú dùng mỏ của mình để nhặt nhạnh từng hòn sỏi một, rồi thả chúng vào bình. Càng nhiều sỏi được thả vào thì mực nước trong bình tiếp tục dâng lên cao. Chẳng bao lâu nước đã dâng lên đủ cao để quạ có thể uống. Kế hoạch của quạ thành công rực rỡ.

BÀI HỌC CHO BÉ: Đừng vội bỏ cuộc trước khó khăn, nếu bạn cố gắng hết sức, bạn sẽ sớm tìm thấy câu trả lời cho vấn đề của bạn.

Chú Thỏ Thông Minh

Chú Thỏ thông minh là truyện ngụ ngôn cho các bé thấy nếu có trí thông minh và sự bình tĩnh thì dù nhỏ yếu cũng có thể thắng được một kẻ thù lớn mạnh hơn.

1. Thỏ bày cho Hổ đánh trống

Trong rừng kia có một chú Thỏ rất thông minh, các con vật khác đều phục tài nó, riêng có con Hổ vẫn chẳng phục ai cả.

Một hôm, Hổ đi chơi, gặp Thỏ đang ăn mật ong ở một hốc cây, Hổ đứng đón ở lối ra, trừng mắt bảo Thỏ:

Thỏ bèn làm kế hoãn binh:

– Ông làm ơn cho tôi đánh một hồi trồng rồi tôi xin ra để ông bắt tôi.

– Được, Hổ trả lời.

Chú Thỏ thông minh giơ tay làm điệu bộ đánh trống liên hồi vào tổ ong. Bấy giờ tiếng ong bay vù vù, văng vẳng có âm thanh phát ra làm cho Hổ nghe tưởng là trống thật. Thích thú quá, Hổ bảo Thỏ:

– Mày cho tao đánh với.

– Ông đánh cũng được thôi – Thỏ đáp – Nhưng có điều ông mà đánh thì tôi sẽ điếc tai, long óc mất. Vậy ông làm ơn để tôi đi thật xa đây đã, bao giờ không nghe tiếng hú của tôi nữa thì ông hãy đánh.

Thế là Hổ ta quên mất việc trị tội Thỏ, để cho Thỏ chạy trốn mất. Khi không còn nghe tiếng hú, Hổ mới vươn người vào hốc cây, giơ chân trước vào tổ ong. Tổ ong vỡ ra, cả bầy ong xông tới đốt cho Hổ tối mặt tối mày. Hổ đau điếng người. Nhưng ong vẫn không tha, Hổ chạy đến đâu, chúng đuổi theo đến đó, đốt cho mặt sưng húp mới chịu thôi. Hổ biết là mắc mưu Thỏ, giận bầm gan tím ruột.

2. Thỏ bày cho Hổ đánh đàn

Hôm khác, Hổ tình cờ gặp lại Thỏ đang đứng bên bụi tre. Hổ chặn đường, thét:

– Mày làm cho ông bị khốn khổ một phen rồi! Thôi đứng đó cho ông trị tội.

(Phen này chắc Hổ ăn thịt Thỏ mất! Liệu Thỏ có tìm được cách thoát thân không?)

Thỏ nghĩ ra được một kế khác, liền nói:

– Ông hãy cho tôi gảy một khúc đàn cho ông nghe đã rồi tôi sẽ để ông bắt tội. Tôi không dám trốn đâu mà ông lo.

Hổ bằng lòng. Thỏ liền đến bên bụi tre, giả làm như cách gảy đàn. Kỳ thực, lúc nào gió thổi, hay cây tre sắp cọ sát vào nhau thì nó rút chân ra, lúc hai cây tre rời nhau thì nó cho chân vào. Tiếng tre cót két làm vui tai Hổ, cho nên Hổ bảo Thỏ:

– Mày để cho tao gẩy một lúc chơi.

Thỏ nói:

– Ông cứ gẩy tùy thích, nhưng chơi cho khéo kẻo hỏng mất đàn của tôi đi!

– Mày dạy tao cách gảy thế nào đã!

– Tay ông to quá, đánh hỏng mất đàn. Vậy ông hãy đánh bằng đuôi thì hơn. Đây này! Cứ lúc nào hai cây tre rời nhau thì ông cho đuôi vào giữa, thế là nó bật thành tiếng nghe rất thú. Nhưng ông hãy chờ cho tôi đi ra đã. Nói rồi Thỏ đi ra xa. Hổ làm đúng như lời Thỏ, bị tre nghiến đứt mất một khúc đuôi. Thỏ trốn mất. Hổ đau đớn không thể nói hết, kêu rống vang trời, trông bộ dạng rất thiểu não. Hắn quyết bắt cho được Thỏ, xé xác ra mới hả dạ.

3. Chú Thỏ thông minh lừa cho Hổ mắc bẫy

Bẵng đi một hồi. Hổ lại gặp Thỏ. Nhưng lần này Thỏ đang mắc nạn, sa xuống một hố sâu không làm sao lên được. Thấy Hổ, Thỏ vội gọi:

– Trời ơi! Ông còn chưa biết ư? Mau lên, nguy khốn đến nơi rồi!

Hổ nghe nói thế, cuống lên, hỏi lại Thỏ:

– Thế nào? Nói mau!

– Ông ơi, ông có thấy gió thổi ào ào, cây cối rung chuyển đó không? Đó là điềm báo trời sắp sập rồi. Chỉ còn một cách nhảy xuống đây mới có thể thoát được mà thôi!

– Ông xuống ngay đi! Ở lại trên đó là chết bẹp xác!

Thế là Hổ không suy nghĩ gì, nhảy ngay xuống hố sâu, trong lòng lo ngay ngáy, không còn nghĩ gì đến chuyện trị tội Thỏ nữa. Biết là Hổ mắc mưu, Thỏtìm kế để lên khỏi hố sâu. Nghĩ vậy, Thỏ tìm cách chọc Hổ chơi. Thỏ bèn cù vào nách Hổ, Hổ không chịu được lối đùa nghịch của Thỏ, mắng:

– Yên! Mày nghịch như quỷ ấy! Nếu còn như thế nữa tao sẽ quẳng mày lên trên kia cho trời sập đè bẹp xác.

Thỏ chỉ yên lặng được một chốc rồi lại lẻn tới cù Hổ. Tức mình, Hổ nắm lấy hai chân Thỏ vứt lên miệng hố. Thế là Thỏ lên thoát được, chạy một mạch vào làng báo cho mấy ông thợ săn biết. Lập tức, họ vác giáo mác tới giết chết Hổ.

Truyện Cổ Tích Việt Nam: Cậu Bé Thông Minh

Ngày xưa có 1 nhà vua cử 1 vị quan trong triều đi dò hỏi khắp mọi miền trong cả nước để tìm kiếm một người tài giỏi xuất sắc. Vị quan đó đã ghé qua rất nhiều thôn xóm ở rất nhiều vùng miền khác nhau, hễ cứ đến thôn nào vị quan cũng bày ra rất nhiều câu đố hóc búa để thử tài trí mọi người, nhưng mà tuy rằng tốn nhiều công sức mà vị quan này chưa tìm thấy một người nào đó thực sự lỗi lạc và nhanh trí.

1 hôm, vị quan này ngang qua 1 cánh đồng làng nọ, vị quan nhìn thấy phía bên vệ đường có 2 cha con nhà nông đang làm đồng: cha đánh trâu cày, con theo sau đập đất. Vị quan bèn xuống ngựa tiến lại hỏi hai cha con:

– Này người dân cày kia! Con trâu của ông cày 1 ngày được tất cả bao nhiêu đường?

Người cha nghe câu hỏi của vi quan không biết trả lời ra sao đứng ngẩn người ra không biết giải đáp câu hỏi của vị quan kia như thế nào thì người con chừng 7-8 tuổi nhanh nhảu hỏi vặn lại vị quan rằng:

– Thế cho cháu xin được hỏi bác câu này trước, nếu bác cho cháu biết được ngựa của bác đi 1 ngày được tất cả bao nhiêu bước thì cháu sẽ trả lời cho bác biết trâu của nhà cháu cày 1 ngày được bao nhiêu đường.

Thấy vị quan báo là đã tìm được nhân tài, vua rất lấy làm mừng. Song để khẳng định chắc chắn hơn nữa Vua bèn cử quân ban cho ngôi làng của cậu bé 3 thúng gạo nếp và 3 con trâu đực, ra chỉ lệnh dân làng ấy phải làm mọi cách chăm làm sao cho 3 con trâu đó đẻ được chín con trâu con, hẹn sang năm mang nộp đủ cho vua, nếu ko làm được thì cả làng phải chịu tội.

Khi dân làng nhận được chiếu chỉ của vua ra ai nấy cũng đều lo âu, chẳng thể hiểu được thế là như thế nào. Rất nhiều cuộc họp toàn bộ người dân trong làng đã diễn ra, rất nhiều lời bàn tán, rất nhiều ý kiến được đưa ra nhưng vẫn ko suy nghĩ ra được phương án nào giải quyết “bài toán” vua đưa cả. Tất cả từ già tới trẻ ai ai cũng đều coi đây là 1 tai họa. Sự việc đến được tai em bé con người nông dân cày kia. Em liền bảo cha mình:

– Cha bảo dân làng đừng lo lắng, mấy khi làng mình nhận được chút lộc vua ban, cha cứ bảo làng mình ngả thịt 2 con châu, lấy 2 thúng gạo nếp nấu thành sôi để cả làng ăn uống một trận linh đình. Còn 1 con trâu và 1 thúng gạo nếp còn lại thì cha xin dân làng bán đi để lấy chút tiền bạc làm lộ phí cho hai cha con ta lê kinh một chuyến.

– Đã giết trâu ăn thịt thì còn lo liệu gì được nữa? Mày đừng có dại dột kẻo cả làng bay đầu đấy nghe con.

Đứa con thì một mực quả quyết:

– Cha cứ yên tâm, mọi chuyện cứ để con lo liệu, rồi tất cả sẽ đâu vào đó cha ạ.

Người cha nghe lời con mình ra đình gặp các bô lão trong làng để trình bày câu chuyện. Khi nghe người cha nói thế, cả làng vẫn còn rất ngờ vực nên bắt hai cha con phải làm một tờ giấy cam đoan. Nếu hai cha con làm thì mới ngả trâu để đánh chén.

Mấy hôm sau, hai cha con thu xếp đồ đạc rồi tìm đường lên kinh. Đến hoàng cung, đứa con bảo người cha cứ ở ngoài đợi tin chiến thắng, còn mình thì nhanh trong lúc mấy tên lính canh bất cẩn sơ hở đã lẻn vào bên trong sân rồi la khóc um tùm.

Nghe thấy tiếng trẻ con la khóc, nhà vua sai quân lính ra điệu thằng bé vào để hỏi chuyện. Nhà vua hỏi:

– Thằng bé kia, nhà ngươi gặp chuyện gì mà lại đến sân của ta la khóc om sòm như thế?

Chú bé đáp:

– Tâu đức vua, mẹ con thì mất sớm, cả nhà chỉ có mỗi con và cha con. Vậy mà cha con không chịu đẻ em bé để con có người chơi cùng, chính vì vậy mà con khóc ạ. Mong đức vua ban lệnh bắt cha con đẻ em bé cho con được nhờ ạ.

Nghe thấy cậu bé nói vậy cả nhà vua và các vị quần thuần ai nấy cũng đều cười lắc cười lẻ. Vua phán tiếp:

– Nếu ngươi muốn có em bé để chơi cùng thì phải bảo cha của ngươi cưới vợ khác. Chứ cha ngươi là giống đực sao đẻ con được!

Cậu bé bỗng tươi tỉnh nói:

– Thế vậy sao vua lại lệnh cho làng con nuôi ba con trâu đực bắt chúng đẻ ra chín con trâu con để nộp cho ngài. Trâu đực là giống đực thì làm sao mà đẻ được.

Nhà vua cười bảo:

– Đấy là ta thử tài trí nhà ngươi thôi. Thế mà cả làng không biết đem 3 con trâu đó mà ngả thịt ăn mừng với nhau à?

Cậu bé nói:

Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết đây là lộc vua ban nên cả làng đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi ạ.

Nhà vua đã phải công nhận rằng, tên quan được cử đi tìm kiếm người tài đã nói đúng, cậu bé này rất thông minh lỗi lạc. Nhưng nhà vua vẫn muốn thử thách cậu bé thêm một lần nữa. Sang đến ngày hôm sau, khi hai cha con cậu bé đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua đem đến một con chim sẻ và nói:

Nhà vua lệnh cho hai cha con ngươi phải thịt con chim sẻ này để dọn thành 3 cỗ thức ăn.

Cậu bé nhanh trí bảo cha mình lấy ra một chiếc kim khâu và nói với sứ giả:

– Ông cầm lấy chiếc kim này về và tâu với đức vua rằng, hai cha con ta muốn xin đức vua hãy cho người rèn chiếc kim này thành một con dao để hai cha con ta có thể xẻ thịt chim.

Sau khi sứ về tâu lại với đức vua, nhà vua phục hẳn tài trí của cậu bé. Lập tức nhà vua cho gọi hai cha con vào cung và ban thưởng rất hậu hĩnh.

Hồi đó, nước láng giềng luôn âm mưu xâm chiếm nước ta. Để dò la xem bên này có nhân tài hay không, họ đã sai sứ giả sang và mang theo một câu đố rất oái oăm: “Làm cách nào để xuyên một sợi chỉ mảnh qua một con ốc xoắn rỗng hai đầu?”

Bao nhiêu quan trạng đều bó tay, cuối cùng để có thêm thời gian cử người đi hỏi cậu bé thông minh, nhà vua nghĩ ra cách mời sứ thần tạm nghỉ ở công quán một ngày cho đỡ mệt đường xa.

Tang tính tang! Tính tình tang!Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưngBên thời lấy giấy mà bưng,Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sangTang tình tang…

Rồi cậu bé bảo:

– Tôi không nhất thiết phải cùng ông trở về triều làm gì. Cứ theo câu hát của tôi tức khắc sợi chỉ sẽ lọt qua con ốc!

Kể từ lần đó, nhà vua đã phong cho cậu bé làm trạng nguyên, sai người xây riêng một dinh thự cho cậu bé gần bên cạnh hoàng cung để tiện hỏi han khi cần.

Soạn Bài : Em Bé Thông Minh (Truyện Cổ Tích)

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài

1*. Hình thức dùng các câu đố để thử tài con người rất phổ biến trong các câu chuyện cổ tích. Việc ra câu đố và giải đố, liên kết các sự kiện, nhân vật xung quanh hệ thống câu đố có nhiều tác dụng, trong đó chủ yếu là tạo ra các tình huống để phát triển cốt truyện, tạo sức hấp dẫn, cuốn hút người đọc, người nghe. Bên cạnh đó, tài năng, phẩm chất trí tuệ của các nhân vật cũng được bộc lộ trong quá trình giải quyết các câu đố mà người thường không giải được.

2. Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần, lần sau khó hơn lần trước:

– Lần thứ hai: Thay mặt dân làng hoá giải câu đố của vua (bắt trâu đực đẻ ra trâu con).

– Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình (vua đã biết người tài là ai nên không cần đố cả làng nữa).

Điều đáng chú ý là khi giải đố, em bé đã không dựa vào các kiến thức sách vở mà sử dụng các kiến thức ngay trong thực tế đời sống. Với những câu đố không thể có lời giải, em bé đã đẩy chính người đố vào thế bí, khiến cho cả người ra câu đố, người chứng kiến (và nhất là các thính giả của câu chuyện) bị bất ngờ, thán phục, làm bật ra tiếng cười vui vẻ.

4. Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú. Những người nông dân khi xưa tuy không mấy ai được cắp sách đến trường nhưng những kinh nghiệm, những kiến thức họ có được là nhờ có cuộc đời, trường học của họ là trường đời.

Bằng các tình huống bất ngờ, truyện đã đem lại cho người đọc, người nghe những tiếng cười vui vẻ, thú vị.

Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.

Truyện được xây dựng chủ yếu qua hệ thống các câu đố, tạo nên các tình tiết hồi hộp, li kì, hấp dẫn. Do đó, lời kể cần nêu bật cách xử lí tình huống, phương pháp giải đáp vừa linh hoạt vừa đơn giản và hiệu quả đến bất ngờ.

Hệ thống các câu đối thoại rất độc đáo: mỗi kiểu đối thoại thể hiện một đặc điểm tính cách khác nhau.

– Giọng em bé láu lỉnh, tinh nghịch, hồn nhiên, dí dỏm, hay hỏi vặn lại nhằm mục đích đẩy người đố vào thế bí, thế bị động.

– Giọng ông bố có vẻ cam chịu, có phần sợ hãi: “Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay mất đầu con ạ!”.

3*. Hãy kể một câu chuyện “Em bé thông minh” mà em biết.