Truyện Thai Giáo Cho Bé Trong Bụng Mẹ

Kể truyện thai giáo cho thai nhi nghe là phương pháp thai giáo phổ biến thời hiện đại. Vừa giúp con thông minh hơn, vừa tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa mẹ và con.

Truyện thai giáo cho bé là một trong những phương pháp thai giáo được rất nhiều mẹ hiện đại áp dụng. Mẹ luôn mong muốn con sinh ra sẽ có một khởi đầu hoàn hảo nhất cũng như mong muốn có sự gắn kết, tương tác giữa mẹ và bé ngay từ khi con còn nằm trong bụng mẹ.

Khi nào mẹ có thể kể chuyện thai giáo cho thai nhi?

Thời điểm thích hợp nhất mẹ có thể kể chuyện thai giáo cho bé là vào khoảng tuần thứ 23 của thai kì. Lúc này bé đã có thể nghe thấy mọi âm thanh rõ ràng. Thậm chí, bé còn có thể phản ứng lại với những gì mình nghe được bằng cách di chuyển hay giật mình.

Mẹ và bé ở cùng nhau cả ngày lẫn đêm. Do đó, bé có thể nghe được mẹ nói rất nhiều, tiếng nói của mẹ cũng có thể truyền đến tai bé dễ dàng và “trọn vẹn” hơn. Đó cũng chính là lý do giúp bé nhận ra mẹ ngay sau khi được sinh ra.

Những câu chuyện thai giáo cho bé thông minh Truyện thai giáo: “Thỏ trắng tốt bụng”

Dạo này muông thú trong rừng buồn ơi là buồn, bởi chúng vừa nhận được thiệp mời dự sinh nhật của sói xám. Tất cả đều lo lắng vì chẳng biết nên tặng quà gì cho sói xám. Các loài vật bàn bạc với nhau.

Chó bảo “Tặng một khúc xương đi, sói xám thích ăn xương nhất”.

Dê núi bảo “Tặng bánh ga tô thì hơn”…

Cứ thế, mỗi người một câu. Bỗng khỉ con thông minh lên tiếng “Hay là tặng một bạn thỏ trắng đi”.

“Hả? Cậu nói gì?”. Mọi người kêu to “Cậu điên rồi ư? Sói xám sẽ ăn thịt thỏ trắng mất”. Khỉ cười đáp “Đừng lo, ý tớ là tặng một bạn thỏ trắng tốt bụng ấy”.

Sáng hôm sau, sói xám vừa mở cửa đã thấy một hộp quà xinh xắn trước mắt. Sói vội mở ra xem. A! Bên trong là một chú thỏ trắng mập mạp trắng muốt, trước ngực treo tấm biển viết dòng chữ “Thỏ trắng tốt bụng”.

Thỏ trắng tốt bụng – truyện thai giáo cho bé trong bụng mẹ

“Tốt bụng gì mà tốt bụng, cứ làm món ăn sáng cho ta là tốt rồi”. Nói đoạn sói há miệng định ngoạm thịt thỏ trắng.

“Em chào anh sói xám ạ”, thỏ trắng bỗng cất lời.

“Mi vừa gọi ta là anh hả?”, sói nhìn thỏ, tưởng mình nghe nhầm.

“Vâng ạ, anh sói xám ơi, em là thỏ trắng tốt bụng”.

Sói nhìn kĩ thì phát hiện ra trước mặt mình không phải là một chú thỏ thực sự, mà là một chú thỏ đồ chơi biết nói.

“A, thỏ con đáng yêu quá. Còn gọi mình là anh sói xám nữa cơ đấy”. Sói nhìn một hồi rồi bế thỏ trắng lên.

Bỗng thỏ trắng cất lời “Anh dễ thương quá, em quý anh lắm!”

Sói nghe thế liền bật khóc vì xúc động. Nó vừa khóc vừa nói “Mi… mi đang nói với ta phải không? Chưa từng có ai khen ta, yêu quý ta bao giờ”

“Có sao đâu! Chỉ cần anh quan tâm đến mọi người, không làm điều xấu, chắc chắn sẽ có rất nhiều người yêu quý anh”, thỏ bảo.

Sói gật đầu cái rụp. Từ đó, ngày nào sói cũng ở bên thỏ trắng.

Thỏ trắng tốt bụng rất biết quan tâm đến mọi người. Thấy bà dê núi chở một bó cỏ cho, thỏ hỏi “Bà dê núi ơi, bà có mệt không?”. Sói nghe thấy vội chạy lại giúp bà chở cỏ về nhà.

Một năm sau, lại đến sinh nhật sói. Lần này sói không gửi thiệp mời cho ai mà chỉ đón sinh nhật cùng thỏ trắng. Bỗng chuông cửa reo “kính coong”. Sói ra mở cửa, các loài vật trong rừng đều có mặt đông đủ. Họ chúc mừng sói “Chúc sói xám sinh nhật vui vẻ!” rồi ôm sói cùng múa hát. Lúc ấy, lòng sói thật ấm áp, nó thấy mình là kẻ hạnh phúc nhất trên đời.

Truyện thai giáo: “Ba chú bướm”

Những câu chuyện thai giáo cho thai nhi

Dưới giàn hoa tường vi rực rỡ là nơi ở của rất nhiều loài bướm. Ở đó có ba chú bướm nhỏ là bướm vàng, bướm trắng và bướm hồng. Ba chú là anh em họ của nhau, lúc nào cũng yêu thương, khăng khít. Bất kể nơi nào có bướm vàng thì người ta cũng thấy có mặt hai chú bướm còn lại. Bố mẹ của cả ba rất yên tâm.

Một hôm, cả ba anh em đang nô đùa trên các khóm hoa thì trời bất ngờ đổ mưa. Thấy ở gần đó có một bông hoa Lily màu hồng thật to, ba chú bướm bay đến nhờ giúp đỡ:

Ôi, cô là hoa Lily hồng. Cô chỉ cho bướm hồng trú thôi.

Bướm hồng nghĩ đến chuyện hai người anh em trắng và vàng của mình không có nơi trú ngụ liền từ chối ngay, bay đi nơi khác.

Được một quãng ngắn, cả ba nhìn thấy một bông hoa tulip vàng rực rỡ, bèn ngỏ lời nhờ giúp đỡ:

Chúng cháu chào bác tulip. Bác có thể cho ba anh em cháu trú một lát cho đôi cánh khô lại sẽ bay đi ngay không ạ?Hoa tulip từ chối ngay:

Ba chú bướm lại tiếp tục bay đi tìm nơi trú mưa. Lần này thì cả ba chú trông thấy một bông hồng trắng muốt. Cả bọn lại lên tiếng nhờ giúp đỡ, nhưng cô hồng trắng cũng không thể giúp vì cánh hoa của cô quá bé. Thế là cả ba chú bướm đành phải nép vào nhau đứng dưới trời mưa to.

Bác mặt trời nấp sau đám mây đã chứng kiến toàn bộ câu chuyện. Cảm động trước sự gắn bó của ba chú bướm nên bác cố vén màn mây để chiếu những tia nắng ấm áp vào chỗ bọn trẻ. Chẳng mấy chốc, mưa tạnh và cánh bướm đã được hong khô.

Truyện thai giáo: “Bồ câu chăm chỉ”

Bồ câu chăm chỉ

Sáng sớm, gà trống tựa chiếc đồng hồ báo thức, gáy ò ó o đánh thức mọi người dậy. Bồ câu cũng tỉnh giấc. Tối qua mưa rất to, làm sập ngôi nhà cũ của bồ câu nên hôm nay nó định xây ngôi nhà mới.

Bồ câu bay đi bay lại mới tìm thấy một cái cây tạm được, thân cây cao lớn thẳng tắp, cành cứng cáp xù xì, lá xum xuê. Nó nghĩ: “Xây nhà ở đây rất ổn đấy!”.

Thế là nó bắt đầu bận rộn tha cành cây về xây nhà.

Ruồi thấy vậy bèn bay tới mỉa mai: “Cậu đúng là chẳng biết tận hưởng cuộc sống gì cả! Nhìn tớ đây này, ngủ trong nhà lợn lười, gió không đến mặt mưa không vào đầu, suốt ngày ăn no rồi chơi, rõ là thoải mái!”.

Bồ câu liếc ruồi một cái vẻ coi thường rồi tiếp tục công việc.

Được bồ câu chỉ bảo, lợn lười cũng bắt đầu chăm chỉ. Cậu quét tước nhà cửa sạch sẽ, treo rèm cửa đẹp đẽ. Thế là ruồi không vào nhà lợn được nữa.

Trời lại mưa, ruồi chẳng có nhà mà về, hoảng hốt chạy khắp nơi, ướt sũng, run rẩy. Còn bồ cây đã xây xong nhà. Con nghe kìa, nó đang ca hát rất vui vẻ trong ngôi nhà mới đấy.

Truyện thai giáo: “Cầu rắn hoa xinh đẹp”

Cầu rắn hoa xinh đẹp

Sáng hôm ấy trời trong veo. Ông mặt trời đã trèo lên đỉnh núi từ lâu rồi. Ốc sên thấy trời đẹp bèn ra ngoài dạo chơi.

Sên vừa hát vừa chầm chậm bò đến bên lạch nước. Ối, sên hoảng hốt kêu lên, làm sao qua nổi con sông lớn thế này bây giờ?

Ốc sên loanh quanh trên bờ định bụng tìm một cây cầu hoặc một chiếc thuyền để qua sông, nhưng tìm mãi mà chẳng thấy.

Cậu buồn rầu ngồi trên bờ thở ngắn than dài.

Chú rắn hoa nghe thấy tiếng than thờ của ốc sên tự nhủ: Mình sẽ giúp ốc sên qua cầu. Thế là rắn hoa lặng lẽ bò đến, nằm thẳng đơ trên lạch nước thành một chiếc cầu.

Ốc sên đang lo lắng bỗng ngạc nhiên: Sao tự nhiên lại có một chiếc cầu chạm trổ hoa văn đẹp ơi là đẹp ở đây thế này nhỉ?

Ốc sên mừng rỡ trèo lên cầu để sang bên kia sông. Rắn hoa thấy ốc sên bò trên người mình cứ nhột nhột, nhột đến mức muốn lăn lộn ngay trên bãi cỏ cho đỡ nhột. Nhưng rắn hoa biết, nếu mình cử động thì ốc sên sẽ rơi xuống nước mất.

Ốc sên bò đến chỗ đầu rắn hoa thì bỗng nảy ra một ý: Mình phải đánh dấu lại để khi về khỏi lạc đường. Thế là cậu vẽ một đường lên mũi rắn hoa. Rắn hoa khó chịu quá và rất muốn hắt xì. Nhưng nếu làm vậy, ốc sên sẽ rơi xuống nước mất.

Ốc sên qua cầu rồi bò đi xa dần. Rắn hoa vội trườn vào thảm cỏ, vừa cười lăn lộn vừa hắt xì.

Trời dần tối, ốc sên phải quay về nhà. Rắn hoa lại lặng lẽ nằm thẳng ra bắc cầu cho ốc sên đi. Nhờ có ký hiệu đã đánh dấu, ốc sên nhanh chóng tìm thấy cây cầu. Cậu vui vẻ bò qua rồi vừa hát vừa trở về nhà.

Truyện thai giáo: “Nàng tiên mưa”

Hôm nay, Vịt con được mẹ cho ra sông tắm mát. Vịt con thích lắm. Vịt con đằm mình trong dòng nước. Những giọt nước bé tí xíu tinh nghịch rủ nhau trèo lên lưng, lên đầu Vịt con rồi lại lăn xuống mặt nước.

Truyện thai giáo cho bé trong bụng mẹ

Bỗng nhiên, một giọt nước bé tí xíu chạy đến ghé vào tai Vịt thì thầm: “Vịt con ơi! Chúng tôi chào bạn, chúng tôi sắp phải đi xa đây”. Vịt con ngơ ngác nhìn những giọt nước biến thành hơi bốc lên trời như những nàng tiên cất cánh bay.

Ông Mặt Trời cười càng lúc càng tươi, ánh nắng ngày càng gay gắt hơn. À! Thì ra ánh nắng của ông Mặt Trời chiếu xuống mặt sông làm những hạt nước biến thành hơi. “Nhưng hơi nước bốc lên trời để làm gì nhỉ?” – Vịt con vừa đi về vừa nghĩ.

Chiều nay, những đám mây đen kéo về che lấp cả một khoảng trời rộng lớn. Từ trong đám mây, những giọng nói quen thuộc cất lên:– Vịt con ơi, có thấy chúng mình không? Chúng mình là những hạt nước bé xíu từ sông, từ biển cả đấy!– Các bạn ở đâu? – Vịt con hỏi.– Chúng tôi ở trên những đám mây đen nặng trĩu này này. Từ những hơi nước bốc lên, chúng tôi kết bạn thân với nhau tạo thành mây đấy!– Vậy các bạn có xuống mặt đất và trở lại thành những hạt nước bé xíu được nữa không? – Vịt con lại hỏi.– Có chứ! Chúng tôi sắp gặp lại bạn để cùng nhau đùa nghịch đấy!

Đúng lúc đó thì chị Gió ào tới làm những chiếc lá vàng rơi đầy một góc sân nhà Vịt con, những tia chớp ngang trời lóe lên. Thế là trận mưa rào chiều nay đã đổ xuống. Lộp bộp! Lộp bộp! Âm thanh vang lên như bản nhạc giao mùa. Vịt con ngắm nhìn và cảm thấy rất sung sướng.

Truyện thai giáo: “Cây cầu”

Ngày xưa, có hai anh em làm nghề nông sống kế cận nhau, nhưng bỗng trở nên bất hòa với nhau. Sự bất hòa lần này là nghiêm trọng nhất sau 40 năm sống gần nhau. Họ từng cho nhau mượn nông cụ, giúp nhau trong việc cầy cấy và chia sẻ hoa màu khi cần thiết. Nhưng sự giúp đỡ lẫn nhau bắt đầu tan rã. Câu chuyện bắt đầu bằng một sự hiểu lầm nhỏ và dần trở thành sự hiềm khích lớn với những lời lẽ nặng nề qua lại và cả tuần không nói chuyện với nhau.

Vào một buổi sáng, có tiếng gõ cửa nhà người anh lớn. Người anh ra mở cửa thì thấy một người đàn ông với thùng đồ nghề thợ mộc. Ông ta hỏi, “Tôi đang tìm việc làm. Không biết ông có cần làm vài chuyện đó đây trong nhà không? Tôi có thể giúp ông.”

Người anh nói, “Được! Tôi có một việc cho ông. Ông thấy nông trại bên kia con rạch không? Đó là hàng xóm của tôi, thực ra, hắn là em trai tôi và chúng tôi không hợp nhau. Tuần trước, nó đào một con rạch để dẫn nước vào nông trại của nó. Nhưng cuối cùng lại là con rạch rất rộng để phân chia giữa hai nông trại và tôi chắc chắn rằng nó làm vậy chỉ để trêu tức tôi. Tôi muốn ông đóng cho tôi một cái gì đó để tôi không phải đứng ở đây và nhìn thấy khuôn mặt của em tôi ở bên kia.”

Người thợ mộc nói: “Tôi nghĩ tôi hiểu vấn đề. Tôi có thể làm một cái gì đó mà ông sẽ hài lòng.” Người anh cần phải ra ngoài phố để mua ít vật dụng nên anh ta vội vã giúp cho người thợ mộc có được những vật liệu sẵn sàng, rồi anh ta rời khỏi nhà. Người thợ mộc làm việc vất vả cả ngày với việc đo đạc, cưa gỗ và đóng đinh.

Khi chiều đến, người anh về đến nhà và người thợ mộc cũng vừa làm xong công việc. Đôi mắt của người anh xoe tròn và mồm há hốc ra khi nhìn thấy công việc của người thợ mộc. Đây không phải là những gì người anh đã nghĩ đến hoặc tưởng tượng ra. Đây là một cây cầu dài bắc ngang qua con rạch! Một công trình rất công phu với hai hàng thành cầu xinh đẹp. Và trước sự ngạc nhiên của người anh, người em trai bên kia con rạch đang đi đến với nụ cười rạng rỡ để gặp anh ta với đôi cánh tay rộng mở.

Người em nói, “Anh thực sự rất tốt bụng và khiêm tốn! Sau mọi việc em đã làm cho anh, anh vẫn tỏ ra cho thấy quan hệ máu mủ không bao giờ có thể bị phá vỡ! Em thật lòng xin lỗi vì những gì em đã làm.” Sau đó, hai anh em quay sang thấy người thợ mộc đang dọn dẹp đồ nghề để rời đi. Người anh nói, “Xin khoan đi! Ông hãy ở lại một vài ngày. Tôi còn rất nhiều việc khác cho ông.”

Người thợ mộc trả lời, “Tôi rất muốn ở lại, nhưng tôi vẫn còn nhiều cây cầu khác để xây!”

Truyện thai giáo: “Làm tốt sẽ nhận lại điều tốt”

“Khi con có khả năng giúp đỡ người khác, đừng để cơ hội đó vuột đi. Những việc làm tốt sẽ luôn luôn quay trở lại đền đáp con.”

Những câu chuyện thai giáo cho thai nhi

Ngày xưa, trong lúc Thần Shree Krishna và vị anh hùng Arjun đi dạo quanh thành phố, họ thấy một giáo sĩ nghèo đang đi ăn xin. Arjun cảm thấy thương hại và đã cho ông ta một cái túi bên trong có 100 đồng tiền vàng. Vị giáo sĩ mừng rỡ và cảm ơn Arjun rối rít. Rồi ông lên đường đi về nhà. Trên đường về, ông thấy một người ăn xin khác. Thay vì dành ra một hoặc hai đồng để giúp người đó, ông ta làm ngơ bỏ đi. Nhưng rủi thay, một lúc sau đó, ông bị một tên cướp chạy tới giựt mất túi tiền của ông.

Vị giáo sĩ cảm thấy buồn bã và quay lại đi ăn xin. Ngày hôm sau, khi Arjun thấy vị giáo sĩ hôm trước trở lại ăn xin, anh ta rất ngạc nhiên. Đáng lẽ với số tiền vàng nhiều như thế, vị giáo sĩ có thể sống cả đời chứ không thể vẫn còn đi ăn xin! Anh gọi vị giáo sĩ lại và hỏi lý do. Vị giáo sĩ thành thật kể lại toàn bộ sự việc. Arjun lại cảm thấy thương hại cho ông ta. Vì vậy, lần này anh tặng cho vị giáo sĩ một viên kim cương.

Vị giáo sĩ, một lần nữa, rất vui mừng. Ông liền bỏ ăn xin và đi về nhà. Trên đường về, ông lại gặp một người nghèo khác đang cần sự giúp đỡ, nhưng ông lại làm ngơ. Khi về đến nhà, ông giấu kỹ viên kim cương vào một cái bình, với ý định sẽ bán đi để tạo dựng một đời sống sung túc. Lúc đó, vợ ông không có nhà. Ông rất mệt và sức nóng oi bức của buổi trưa làm ông buồn ngủ. Ông thiếp đi. Sau đó, vợ ông về đến nhà. Bà lấy cái bình đi ra suối múc nước về thổi cơm chiều. Bà ta không biết có viên kim cương trong bình. Khi đến bờ suối, bà nhúng cả cái bình xuống nước để nước tràn vào, vô tình, làm viên kim cương bị cuốn đi mất theo dòng nước!

Khi vị giáo sĩ thức dậy, ông đi tìm cái bình và hỏi vợ về viên kim cương trong đó. Vợ ông nói bà đã mang bình ra bờ suối lấy nước và không hay biết trong bình có viên kim cương. Vị giáo sĩ không thể tin được sự xui xẻo của mình. Thế là ông phải trở lại đi ăn xin. Một lần nữa Arjun và Thần Shree Krishna thấy giáo sĩ trở lại đi ăn xin. Arjun dò hỏi về những gì đã xảy ra. Anh cảm thấy thất vọng và nghĩ rằng vị giáo sĩ này sẽ không bao giờ có được một đời sống hạnh phúc.

Shree Krishna, một hóa thân của Thượng Đế, mỉm cười. Shree Krishna tặng cho vị giáo sĩ một đồng xu, không đủ để mua một bữa ăn trưa hoặc bữa tối cho một người. Arjun hỏi Shree Krishna: “Lạy Ngài, tôi đã cho ông ấy số tiền vàng và kim cương đủ để có một cuộc sống sung túc, nhưng cuối cùng cũng không giúp được gì cho ông ta. Làm sao chỉ với một đồng xu có thể giúp anh chàng nghèo khó này?” Shree Krishna mỉm cười và bảo Arjun hãy đi theo vị giáo sĩ để xem chuyện gì sẽ xảy ra.

Trên đường đi, giáo sĩ nghĩ đồng xu do Shree Krishna cho, thậm chí không đủ để mua một bữa ăn trưa, chẳng làm được gì. Bỗng lúc đó, ông thấy một ngư dân đang gỡ một con cá ra khỏi lưới. Con cá đang vùng vẫy. Giáo sĩ cảm thấy tội nghiệp con cá. Ông nghĩ đồng xu này chẳng mua được gì đáng giá, thôi thì tại sao ta không dùng để cứu con cá đó. Vì vậy, giáo sĩ trả tiền cho người đánh cá để lấy con cá. Ông bỏ con cá vào trong một bình nước nhỏ mà ông luôn mang theo bên mình.

Trong lúc đi đường, con cá bị xóc trong bình nước và nhả ra một viên kim cương! Vị giáo sĩ vui mừng hét lên, “Tôi tìm thấy rồi!”. Cũng ngay lúc đó, tên trộm trước đây đã ăn cướp 100 đồng tiền vàng của giáo sĩ tình cờ đi ngang qua. Anh ta nghĩ rằng vị giáo sĩ đã nhận ra mặt anh và có thể khai báo khiến anh bị trừng phạt. Anh ta lo lắng và chạy đến giáo sĩ. Anh xin lỗi giáo sĩ và trả lại cái túi đầy 100 đồng tiền vàng. Vị giáo sĩ không thể tin được những điều đang xảy ra.

Arjun đã trông thấy tất cả sự việc và nói, “Thưa Ngài, bây giờ con mới hiểu sự sắp xếp của Ngài”.

Truyện thai giáo: “Con cáo quỷ quyệt và con cò thông minh”

Kể chuyện thai giáo cho thai nhi

Ngày xửa ngày xưa, có một con cáo rất xảo quyệt và tinh nghịch. Nó thường ăn nói ngọt ngào với các động vật khác để lấy lòng tin trước khi chơi khăm chúng.

Một ngày nọ, cáo gặp một con cò. Nó tìm cách làm bạn với con cò và tỏ ra như một người bạn tốt. Sau đó, cáo mời cò về nhà ăn cơm. Cò vui vẻ nhận lời.

Khi đến ngày dự tiệc, cò đến nhà cáo. Trước sự ngạc nhiên và thất vọng của cò, cáo nói rằng nó không thể làm một bữa tiệc lớn như đã hứa, và chỉ có thể đãi món súp. Khi cáo mang súp từ trong bếp ra, cò thấy súp được dựng trong dĩa!

Con cò tội nghiệp, với mỏ dài, không thể ăn được chút súp nào. Trong khi đó, con cáo cứ từ từ liếm súp trong dĩa. Ăn xong, cáo quay sang hỏi cò như không biết chuyện gì xảy ra, “Bạn thấy súp thế nào? Bạn có thích món súp không?”

Cò đói bụng trả lời: “Ồ thật là ngon, nhưng rất tiếc tôi bị đầy bụng nên không thể ăn nhiều được”.

Cáo nói, “Thật xin lỗi tôi đã gây phiền hà cho bạn”.

Cò trả lời: “Ồ không có đâu, xin đừng nói vậy. Vì vấn đề sức khỏe nên tôi không thể thưởng thức món ăn bạn làm”.

Cò cám ơn và mời cáo đến nhà mình ăn cơm chiều vào một ngày nào đó trước khi từ giã ra về.

Khi đến ngày cò mời cáo, cáo vui vẻ đến nhà cò. Sau khi trao đổi những câu chuyện bâng quơ để tạo thân mật, cò mời cáo dùng súp đựng trong bình với cổ cao. Sau đó, cò ăn súp dễ dàng với mỏ dài của mình, còn cáo thì đành đứng nhìn.

Sau khi ăn hết súp, cò hỏi cáo có thấy món súp ngon không. Cáo nhớ lại bữa tiệc mà chính nó đã mời cò, và cảm thấy thật xấu hổ. Cáo lắp bắp: “Xin lỗi, tôi… phải xin phép ra về vì tôi bị đau bụng”.

Bị làm nhục, cáo cụp đuôi chạy nhanh về nhà.

Truyện thai giáo cho bé: “Khỉ và cá sấu”

Chuyện thai giáo cho bé

Có một cái hồ rất lớn và xinh đẹp với cây cỏ tươi mát bao quanh. Bên bờ hồ có những hàng cây mận ngọt ngào cao vút. Trên những cây mận này là nhà của một con khỉ.

Dưới hồ cũng có một vài con cá sấu. Có một con cá sấu thường đi nhặt những trái mận chín rơi xuống hồ.

Một ngày nọ, khỉ bảo cá sấu mang những trái mận chín ngọt về cho vợ và gia đình. Cá sấu nghe lời và mang về cho vợ rất nhiều mận ngọt.

Vợ cá sấu rất vui mừng và ngạc nhiên vì chưa bao giờ được ăn thứ trái cây ngon như vậy. Vợ cá sấu hỏi chồng đã tìm được những trái cây này ở đâu. Con cá sấu nói do một người bạn, là con khỉ sống trên cây mận, tặng cho.

Vợ cá sấu liền nảy ra một mưu kế trong đầu. Bà hỏi chồng: “Có phải bạn của ông ăn trái cây này mỗi ngày không?” Cá sấu trả lời: “Đúng thế”. Bà nói thêm, “Ôi trời! Đây là trái cây ngọt nhất trong những trái cây mà chúng ta từng ăn. Hãy thử nghĩ trái tim của con khỉ sẽ ngon thế nào khi nó ăn trái cây này mỗi ngày! Tôi muốn trái tim người bạn của ông. Ông có thể mang về cho tôi được không?”

Cá sấu bị bất ngờ khi nghe vợ nói thế. Ông trả lời, “Nhưng khỉ là bạn thân của tôi. Tôi không thể làm điều này với anh ấy”.

Vợ cá sấu nói với ông, “Đừng lo. Ông chỉ cần đưa khỉ về đây. Sau đó tôi sẽ lo mọi chuyện! Hoặc ông có thể tìm cách đẩy khỉ xuống nước!”

Sau một hồi nói chuyện qua lại, cá sấu đồng ý mang khỉ về cho vợ.

Ngay ngày hôm sau, cá sấu mời khỉ đến ăn trưa với gia đình và hỏi món ăn khỉ ưa thích. Khỉ vui vẻ nhận lời nhưng lo lắng vì không biết bơi.

Cá sấu suy nghĩ về nỗi lo lắng của khỉ một lúc rồi nói với anh ta: “Đừng lo. Tôi sẽ cõng bạn trên lưng và sẽ đưa bạn trở về an toàn!”

Khỉ chấp nhận. Cá sấu liền cõng khỉ trên lưng đi về nhà. Khi họ đi được nửa đường, cá sấu cố gắng đẩy khỉ xuống nước. Tuy nhiên, khỉ đã ôm chặt cá sấu. Khỉ trở nên nghi ngờ hành động của cá sấu và bắt cá sấu nói ra sự thật.

Bởi vì cá sấu tin khỉ là bạn tốt, nó liền kể hết về cuộc nói chuyện với vợ và muốn mang khỉ về để lấy trái tim của khỉ.

Con khỉ thông minh nói: “Ồ bạn thân của tôi, đáng lẽ bạn nên nói với tôi sớm hơn. Tôi đã để quên trái tim ở trên cành cây vì tôi không muốn đem nó đi đường xa. Nếu bạn đưa tôi trở lại, tôi sẽ lấy trái tim đưa cho bạn”.

Cá sấu bằng lòng và cõng khỉ trở lại hồ. Khi cả hai tới cái cây là nơi khỉ sống, khỉ liền nhanh chóng leo lên cây và thoát khỏi cá sấu.

Khỉ ở trên cây hét lớn xuống cá sấu dưới hồ, “Tôi nghĩ anh là một người bạn tốt, nhưng anh đã lừa dối tôi. Tôi sẽ không bao giờ trở lại và không bao giờ làm bạn với anh”.

Cá sấu liền hiểu ra lỗi lầm của mình và mất đi một người bạn tốt.

Truyện thai giáo: “Bông hồng cho mẹ”

Truyện bắt đầu từ một người đàn ông ghé vào một tiệm hoa để đặt mua một bó hồng gửi cho mẹ ở cách xa 200 dặm. Khi ông ra khỏi xe, ông trông thấy một cô gái trẻ đang ngồi trên lề đường khóc nức nở. Ông ta hỏi cô gái chuyện gì mà cô khóc. Cô gái trả lời: “Tôi muốn mua một bó hoa hồng đỏ cho mẹ tôi. Nhưng tôi chỉ có 75 xu, trong khi một bó hồng giá 2 đô la”.

Người đàn ông mỉm cười nói, “Hãy theo tôi vào đây. Tôi sẽ mua cho cô một bó hồng”. Ông ta sau đó mua một bó hoa hồng cho cô gái và một bó nhờ tiệm gửi cho mẹ ông. Khi họ ra đến cửa, người đàn ông ngỏ ý đưa cô gái về nhà. Cô gái nói, “Vâng, tốt quá! Vậy xin ông làm ơn đưa tôi đến chỗ mẹ của tôi”. Cô gái bèn chỉ đường cho ông đi đến một nghĩa trang. Cô đến đặt bông hồng lên một ngôi mộ mới.

Sau đó, người đàn ông quay trở lại tiệm hoa, hủy bỏ hoa hồng đặt trước đây, ông đã mua bó hoa và lái xe hai trăm dặm đến nhà mẹ của ông ta.

Bông hồng cho mẹ

Cuộc đời ngắn ngủi. Hãy nên dành nhiều thời gian cho những người thân yêu nhất của mình.

Truyện thai giáo: “Tiền bạc và gia đình”

Ngày xửa ngày xưa, có một hòn đảo, nơi mà tất cả các cảm giác sinh sống, như Hạnh phúc, Buồn phiền, Kiến thức, và tất cả những cảm giác khác, bao gồm cả Tình yêu. Một ngày nọ, có một tin báo rằng hòn đảo sẽ bị chìm và khuyên tất cả cảm giác nên bắt đầu đóng thuyền và rời khỏi. Nhưng ngoại trừ Tình yêu phải ở lại.

Tình yêu là người duy nhất ở lại. Tình yêu muốn nán lại đến giây phút cuối cùng. Nhưng khi hòn đảo gần như chìm hẳn, Tình yêu đành phải kêu cứu.

Giàu có đi ngang đảo trên một chiếc thuyền lớn. Tình yêu hỏi, “Thưa anh Giàu có, anh có thể mang tôi theo anh được không?”

Giàu có trả lời, “Không, tôi không thể. Thuyền tôi có rất nhiều vàng bạc. Không còn chỗ cho anh”.

Tình yêu quay sang hỏi Phô trương, là người cũng đang đi ngang qua trên một chiếc thuyền tuyệt đẹp, “Anh Phô trương ơi, hãy cứu tôi!”

Phô trương trả lời: “Tình yêu, tôi không thể giúp anh. Anh đang ướt như chuột lột nên có thể làm hư thuyền của tôi”.

Thấy Buồn đang ở gần đó, Tình yêu hỏi, “Anh Buồn ơi, cho tôi đi với anh”.

Buồn trả lời: “Ôi, Tình yêu ơi, tôi đang rất buồn và tôi cần phải yên lặng một mình!”

Hạnh phúc cũng đi ngang qua, nhưng cô ta đang trong trạng thái thật vui đến nỗi cô không nghe thấy tiếng kêu cứu của Tình yêu.

Bỗng nhiên có một tiếng nói vang lên, “Hãy tới đây, Tình yêu, tôi sẽ nhận bạn”. Đó là một lão ông.

Do quá vui mừng và cảm động, Tình yêu quên cả hỏi lão ông sẽ đưa mình đi đâu. Khi thuyền cập vào đất liền, lão ông liền bỏ đi ngay. Một lúc sau, Tình yêu nhận ra mình đã mang nợ lão ông thật nhiều, anh ta bèn đi tìm Kiến thức, là một lão ông khác, để hỏi, “Ai đã giúp tôi vậy?”

Kiến thức trả lời, “Đó là Thời gian”.

Tình yêu ngạc nhiên hỏi: “Thời gian hả? Nhưng tại sao Thời gian lại giúp tôi?”

Kiến thức mỉm cười với vẻ hiểu biết và trả lời, “Bởi vì chỉ có Thời gian mới có khả năng hiểu Tình yêu quý giá như thế nào”.

Những lưu ý mẹ cần biết khi kể chuyện thai giáo cho con nghe

Mẹ bầu nên đọc những câu chuyện nhẹ nhàng, vui vẻ. Chính điều này sẽ giúp trạng mẹ trở nên tích cực hơn, suy nghĩ lạc quan và loại bỏ được những suy nghĩ tiêu cực. Đọc truyện thai giáo cũng chính là phương pháp giúp mẹ bầu hạn chế được tình trạng trầm cảm sau sinh khá phổ biến hiện nay.

Truyện ngắn thai giáo cho thai nhi sẽ giúp kích thích thai nhi phát triển trí não, được nghe mẹ kể chuyện sẽ giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ, vốn từ sau này, khả nắng học hỏi, tiếp thu của bé cũng sẽ tốt hơn.

Ngoài ra, mẹ bầu hãy thường xuyên thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật bằng những cách như tham gia triểm lãm mỹ thuật, triển lãm cổ vật… để thêm yêu cuộc sống, nâng cao năng lực thẩm mỹ; đồng thời kích thích tiềm năng thẩm mỹ của em bé trong bụng, giúp bé được sống trong môi trường lành mạnh, tốt đẹp.

Truyện Cổ Tích Hay Dành Cho Thai Nhi

Trong thời gian mang thai thì các mẹ luôn dành những điều tốt nhất cho thai nhi. Trong những điều tốt nhất mà các mẹ nên làm cho thai nhi trong bụng bắt đầu tuần thứ 18 là đọc truyên cổ tích cho thai nghe. Tuy rằng chưa có nghiên cứu nào cho thấy rằng thai nhi sẽ thông minh hơn khi được nghe truyện trong bụng mẹ. Nhưng hoạt động này có thể giúp thai tốt hơn khi được sinh ra. Những truyện cổ tích hay dành cho thai nhi luôn được quan tâm vào thời gian này!

Vào tuần 18 của thai kỳ thì thai nhi trong bụng mẹ có thể cảm nhận được những âm thanh bên ngoài, đôi khi cũng sẽ phản ứng lại với những gì mà thai nhi nghe được.

Thời gian này là thời gian thích hợp nhất mà các mẹ cần phải đọc truyện cho thai nghe để có thể tương tác với bé. Cũng như cho thai nhi cảm nhận được tình yêu thương của bố và mẹ, kết nối được với thế giời bên ngoài.

Truyện cổ tích cho thai nhi thì không nên chọn những truyện có tâm lí buồn bực, khó chịu vì sẽ tác động tiêu cực đến thai nhi, nên chọn những truyện nhẹ nhàng vui vẻ để có những tác động tích cực giúp thai nhi có thể phát triển tốt hơn.

Truyên cổ tích hay cho thai nhi

Ngày xưa, có một con khỉ sống trên cây cao và đã làm bạn với một con cá sấu sống ở dòng sông gần đó.

Mỗi ngày, khỉ sẽ hái những quả táo ngon ngọt trên cành cây cao để tặng cho cá sấu. Khi cá sấu nhận được táo từ khỉ thì đem táo về và ăn cùng với vợ mình. Vợ của cá sấu rất tham ăn, nên muốn ăn luôn cả trái tim của khỉ. Nghe xong mong muốn của vợ thì cá sấu rất băn khoăn với mong muốn đó nhưng vẫn làm theo ý của người vợ.

Cá sấu mời khỉ đến ngồi lên lưng mình để có thể đưa đi tham quan dòng sông nhưng thật ra thì cá sấu đã có ý định giết khỉ để lấy trái tim. Khi khỉ biết được âm mưu của cá sấu thì khỉ nhanh trí nói rằng đã để trái tim ở trên cây nên muốn lấy thì hãy chở quay lại để lấy trái tim. Thế là khi đến nơi thì khỉ nhanh chóng trèo lên cây, chẳng mấy chốc biến mất. Vậy là kế hoạch của cá sấu đã hoàn toàn thất bại.

Ông trời nghe thấy tiếng ồn ào ngoài cổng thì nghĩ rằng bọn vật nổi loạn nên đã sai thiên lội ra đành dẹp loạn. Khi đó đàn cọp nhào ra đánh nhau với thiên lôi. Cóc thì nghiến răng. Nghe thấy tiếng nghiến răng của cóc thì ong và cua tràn vào tiếp ứng. Đội thiên lội của nhà trời đánh không lại nên đã tiếp ứng yêu cầu của cóc.

Nên từ đó chỉ cần nghe tiếng cóc nghiến răng thì nhà trời sẽ cho mưa xuống. Từ đó, người ta nói rằng con cóc là cậu ông trời.

Ngoài ra còn rất nhiều truyện cổ tích như Cây tre trăm đốt, Tấm Cám, Ăn khế trả vàng, Sự tích chị Hằng Nga,…

Bài viết trên giời thiệu một vài truyện cổ tích hay cho thai nhi cho các mẹ bầu khi mang thai có thể đọc cho thai trong bụng nghe để đạt hiệu quả cho thai phát triển tốt hơn, tiếp nhận được những trạng thái ở môi trường bên ngoài.

Kho Truyện Thai Giáo Cho Bé Trong Bụng Mẹ Hay Nhất

Truyện thai giáo cho bé trong bụng mẹ hiện nay được rất nhiều mẹ bầu quan tâm tìm đọc. Đây là một phương pháp hiện đại, nhằm kích thích tương tác của thai nhi với thế giới bên ngoài đã được áp dụng từ lâu trên thế giới.

Phương pháp thai giáo là gì?

Việc dạy cho thai nhi giao tiếp với thế giới bên ngoài gọi là phương pháp thai giáo. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, việc giao tiếp thường xuyên với thai nhi mang lại hiệu quả tích cực và làm phát triển tiềm năng về trí tuệ cho trẻ khi sinh ra.

Phương pháp thai giáo đơn giản chỉ là những giao tiếp của bố mẹ hay thế giới xung quanh đối với thai nhi thông qua những hành động và lời nói như: hát, vuốt ve, tập thể dục nhẹ, hay nói chuyện với con, v.v… Trong các phương pháp đó, kể chuyện thai giáo cho bé được các mẹ bầu lựa chọn hơn cả, vì nó gần gũi, dễ mang lại nhiều hiệu quả.

Vai trò của truyện thai giáo cho bé trong bụng mẹ 1. Thời điểm nào thì nên đọc truyện thai giáo cho bé

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, bắt đầu từ tuần thứ 23 trở đi, thai nhi có thể cảm nhận được thế giới bên ngoài và phản hồi lại bằng cách cử động hay giật mình. Trẻ càng đạp mạnh chứng tỏ càng khỏe mạnh và tiếp nhận những thông tin một cách rõ rệt.

2. Kể chuyện thai giáo giúp trẻ tương tác với thế giới bên ngoài

Hãy tích cực trò chuyện với em bé để kết nối sợi dây liên lạc giữa con với thế giới. Các mẹ bầu sẽ là người cảm nhận rõ nhất việc này.

3. Kể chuyện thai giáo cho bé giúp bé cảm nhận được tình yêu của bố mẹ

Các mẹ bầu nên thường xuyên dành nhiều thời gian để giao tiếp với thai nhi, điều này sẽ giúp trẻ trong bụng cản nhận được sự gần gũi cũng như tình yêu của bố mẹ. Ngoài đọc truyện thai giáo cho thai nhi nghe, cần kết hợp thêm nhiều các phương pháp khác như: tập thể dục, vuốt ve, cho trẻ nghe nhạc – nhạc cổ điển rất có tác dụng kích thích sự phát triển trí não cho trẻ khi còn nằm trong bụng mẹ.

4. Chuyện thai giáo cho thai nhi làm phát triển ngôn ngữ và tư duy

Các truyện cổ tích thai giáo vốn có một thứ ngôn ngữ giản dị, trong sáng và giàu hình ảnh. Vì thế, qua lời kể chuyện sinh động, truyền cảm của mình, phụ huynh sẽ dần dần giúp thai nhi cảm nhận được thế giới bên ngoài. Góp phần làm giàu thêm vốn từ ngữ cũng như kỹ năng cảm thụ văn học và cuộc sống khi lớn lên.

Kể chuyện thai giáo cho bé tích cực góp phần phát triển ngôn ngữ, đồng thời cũng có nghĩa là phát triển tư duy cho trẻ sau này, vì ngôn ngữ chính là “cái vỏ” của tư duy. Dĩ nhiên đây chủ yếu là ngôn ngữ hình tượng và tư duy hình tượng. Tư duy hình tượng chính là cái “bệ phóng” kỳ diệu của trí tưởng tượng.

5. Lưu ý khi vận dụng phương pháp thai giáo

Phương pháp thai giáo là cách giáo dục con từ khi còn trong bụng mẹ đã được nhiều mẹ bầu áp dụng. Tuy nhiên, các mẹ nhớ lưu ý một số điểm sau:

Không nên vận động quá mạnh làm ảnh hưởng đến thai nhi

Không đọc áp dụng phương pháp này khi cơ thể mệt mỏi, suy nhược

Không tâm sự cũng như kể truyện thai giáo cho trẻ nghe khi tâm trạng buồn bực.

Đọc truyện cũng là phương pháp giải tỏa stress cho các mẹ bầu

Kho truyện thai giáo cho bé trong bụng mẹ hay nhất

Trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam và thế giới, có hai loại truyện được các mẹ bầu hay lựa chọn kể cho thai nhi nghe là truyện cổ tích và truyện ngụ ngôn.

TruyenDanGian.Com xin giới thiệu đến các mẹ kho truyện thai giáo cho thai nhi gồm những câu chuyện hay nhất, đã được ban biên tập chúng tôi tổng hợp và chọn lọc kỹ lưỡng, giúp các mẹ có thể dễ dàng tương tác cũng như gửi gắm tình yêu thương của mình đối với con cái.

[alert style=”danger”]

[/alert]

Sơn Tinh, Thủy Tinh là câu chuyện truyền thuyết giải thích hiện tượng bão lụt hàng năm và nói lên ước muốn chế ngự sức mạnh thiên nhiên của người xưa.

[alert style=”danger”]

[/alert]

Vua sư tử là câu chuyện dựa theo bộ phim hoạt hình nổi tiếng The Lion King của hãng Disney, được nhiều bạn nhỏ yêu thích với những hình ảnh sinh động và cốt truyện hấp dẫn.

[alert style=”danger”]

[/alert]

Truyện cổ tích Tấm Cám gắn liền với tuổi thơ nhiều thế hệ, thể hiện mong ước của nhân dân lao động trong xã hội xưa, đó là “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”.

[alert style=”danger”]

[/alert]

Truyện cổ tích Cóc kiện Trời [Con cóc là cậu ông Trời] giải thích hiện tượng trong đời sống mỗi khi cóc nghiến răng thì trời sắp mưa, qua đó cho thấy sức mạnh của tinh thần đoàn kết, ý chí kiên trì đấu tranh và sự mưu trí dũng cảm.

[alert style=”danger”]

[/alert]

Truyện cổ tích sự tích cây vú sữa kể về sự hối hận muộn màng của một cậu bé không biết nghe lời mẹ cũng như nguồn gốc ra đời của cây vú sữa ngày nay.

[alert style=”danger”]

[/alert]

Truyện cổ tích thai giáo cho bé Thánh Gióng [Truyền thuyết Phù Đổng Thiên Vương]

Truyện Thánh Gióng hay còn gọi truyền thuyết Phù Đổng Thiên Vương ca ngợi tinh thần chống giặc ngoại xâm và giải thích một số dấu tích cổ xưa còn để lại.

[alert style=”danger”]

[/alert]

Cô bé quàng khăn đỏ là truyện cổ tích nổi tiếng trích trong tập Truyện thần tiên của nhà văn Pháp Charles Perrault (thế kỷ 17), nhắc các bé phải cảnh giác với những người lạ mặt cũng như luôn ghi nhớ lời mẹ dặn.

Truyện có nhiều biến thể khác nhau, trong đó có hai bản phổ biến nhất được kể bởi Perrault và anh em nhà Grimm. chúng tôi giới thiệu đến phụ huynh và các bé câu chuyện của Perrault, vì nó đã gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ.

[alert style=”danger”]

[/alert]

Sự tích ông Táo về Trời [hay truyện Sự tích Táo quân] đề cao nghĩa vợ tình chồng là nền tảng hạnh phúc gia đình và giải thích tục lệ cúng ông Công, ông Táo.

[alert style=”danger”]

[/alert]

Sự tích quả dưa hấu hay còn gọi truyện sự tích Mai An Tiêm, là câu chuyện đề cao giá trị chân chính của sức lao động và giải thích nguồn gốc của trái dưa hấu ngày nay.

[alert style=”danger”]

[/alert]

Sự tích hồ Ba Bể là truyện truyền thuyết kể về nguồn gốc hồ Ba Bể ngày nay và ca ngợi những tấm lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc khó khăn.

[alert style=”danger”]

[/alert]

Công chúa ngủ trong rừng là truyện cổ tích của Charles Perrault, kể về một nàng công chúa bị dính lời nguyền ác độc, chìm vào giấc ngủ kéo dài cả 100 năm.

[alert style=”danger”]

[/alert]

Sự tích bánh chưng bánh giầy giải thích nguồn gốc của hai thứ bánh cổ truyền và phản ánh quan niệm sơ khai của người xưa về vũ trụ: trời tròn, đất vuông.

[alert style=”danger”]

[/alert]

Trí khôn của ta đây là truyện cổ dân gian nổi tiếng, nhằm giải thích đặc điểm của trâu và hổ cũng như vì sao con người sai khiến, làm chủ được muôn loài.

[alert style=”danger”]

[/alert]

Ông lão đánh cá và con cá vàng là truyện dân gian Nga, được Pushkin kể lại bằng 206 câu thơ và được Vũ Đình Liên cùng với Lê Trí Viễn dịch ra tiếng Việt.

[alert style=”danger”]

[/alert]

Hoàng tử Hạnh Phúc là câu chuyện cảm động kể về chàng hoàng tử có trái tim nhân hậu, cùng với chú Én nhỏ quên thân mình, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh.

[alert style=”danger”]

[/alert]

Sự tích chú Cuội cung trăng là câu chuyện cổ tích nổi tiếng của Việt Nam, lý giải nguồn gốc của hình ảnh cây đa và chú Cuội xuất hiện trên mặt trăng.

[alert style=”danger”]

[/alert]

Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên hay còn gọi sự tích Trăm trứng nở trăm con nhằm giải thích về nguồn gốc dân tộc cũng như đề cao lòng tự hào và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

[alert style=”danger”]

[/alert]

Truyện xe lu và xe ca giáo dục các bé không nên chế nhạo bạn bè vì mỗi người đều có điểm mạnh và yếu khác nhau, cần phát huy điểm mạnh của mình tốt nhất.

[alert style=”danger”]

[/alert]

Đẽo cày giữa đường là truyện ngụ ngôn ý nghĩa cho bé, răn dạy chúng ta không nên vội cả tin nghe theo lời người khác, mà cần phải có chính kiến của mình.

[alert style=”danger”]

[/alert]

Hai con dê qua cầu là câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng trên khắp thế giới của La Phông-ten. Câu chuyện tuy ngắn nhưng lại là bài học rất lớn về sự nhường nhịn và đoàn kết trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.

[alert style=”danger”]

[/alert]

Con quạ thông minh là truyện ngụ ngôn nổi tiếng của La Phông-ten, kể về sự khôn ngoan của chú quạ trước khó khăn. Là bài học khuyên các bé luôn phải động não, không bao giờ được bỏ cuộc.

[alert style=”danger”]

[/alert]

[alert style=”danger”]

[/alert]

Những Câu Chuyện Cổ Tích Cho Thai Nhi

Truyện kể cho thai nhi là một trong những phương thức thai giáo được nhiều mẹ áp dụng. Với mong muốn con sẽ có một khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống cũng như khao khát tạo ra sự tương tác với bé trước khi bé chào đời. Ngoài ra có nghiên cứu cho thấy việc kể những câu chuyện cổ tích cho thai nhi sẽ giúp thai nhi nhận ra được giọng nói của ba mẹ nhiều hơn của người khác.

Từ tuần thứ 18 thai kỳ, thai nhi đã có thể cảm nhận được âm thanh. Cho đến cuối tam cá nguyệt thứ hai, bé đã bắt đầu nghe được những âm thanh bên trong cơ thể mẹ như tiếng tim đập, tiếng mẹ thở, giọng nói của mẹ… sẽ được bé ghi nhớ.

Cũng ở thời điểm này, bé có thể dần dần cảm nhận được âm thanh từ bên ngoài, đặc biệt là giọng nói của bố. Việc kể chuyện cho thai nhi lặp lại mỗi ngày sẽ giúp bé nhận thức cơ bản về âm thanh, ngôn ngữ và có khả năng nhận ra bố hoặc những người thân trong gia đình ngay từ khi chào đời.

Tuy không có bằng chứng quá chắc chắn về việc bé sẽ thông minh hơn nếu mẹ chịu khó đọc truyện cho thai nhi. Tuy nhiên, những hoạt động này có thể giúp bé dễ dàng nhận ra mẹ hoặc bố khi được sinh ra. Đây có lẽ đã là điều tuyệt vời nhất đối với mẹ gia đình nhỏ của bố mẹ.

Một thí nghiệm tại trường Đại Học Bắc Carolina ở Greensboro chỉ ra rằng trong khoảng vài giờ sau sinh, em bé đã nhận ra và thích nghe giọng nói của mẹ hơn là một người khác. Điều này cho thấy bé đã phải học hỏi và ghi nhớ lại giọng nói của mẹ từ trước khi được sinh ra.

Trong thai kỳ, các tế bào thần kinh đang phát triển và hình thành các kết nối với một phần của bộ não để xử lý âm thanh, vỏ não thính giác. Tạo tiền đề cho sự phát triển khả năng ngôn ngữ, tăng vốn từ vựng cho trẻ sau này. Giọng nói quen thuộc của bố mẹ mỗi ngày khi đọc các câu chuyện kể cho thai nhi dường như là sợi dây vô hình gắn kết tình cảm thiêng liêng giữa bố mẹ và bé.

Phương pháp đọc truyện cho thai nhi như thế nào cho đúng? Thời lượng đọc

Mỗi ngày mẹ bầu có thể dành khoảng 10 – 15 phút để đọc cho thai nhi một mẩu chuyện nhỏ. Có thể thực hiện 2 – 3 lần cho cùng một câu chuyện để thai nhi cảm nhận được đầy đủ, trọn vẹn nội dung hấp dẫn, vừa kích thích thính giác, vừa gắn kết thêm tình mẫu tử.

Tư thế đọc sách

Người mẹ nên chọn tư thế mà mình cảm thấy thoải mái nhất. Có thể nằm trên giường, trên ghế sofa hoặc là trên thảm… miễn sao mẹ cảm thấy dễ chịu, không mệt mỏi, có thể tập trung đọc sách rõ ràng và mạch lạc.

Khi có thai, mẹ không nên duy trì một tư thế quá lâu, vì vậy mẹ nên chọn những mẩu truyện ngắn, không tốn quá nhiều thời gian để đọc cho bé nghe hết cả một cuốn sách dày. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để mẹ thể hiện chất giọng truyền cảm cũng như thử trải nghiệm với các nhân vật mới khi đọc truyện cổ tích cho thai nhi …

Những truyện ngôn tình, buồn bã hay có nội dung gây sợ hãi đều không tốt cho cả mẹ và bé. Mẹ nên chọn những chuyện có nội dung đơn giản, dễ hiểu với ngôn ngữ nhịp nhàng bởi thai nhi sẽ thích nghe hơn.

Giọng điệu đọc sách

Mẹ cần đọc rõ ràng với giọng điệu nhẹ nhàng, truyền cảm, uyển chuyển, lên xuống, chuyển nhịp vừa phải, không quá nhanh, quá đột ngột. Người mẹ nên tạo sự hứng thú, giọng điệu vui vẻ, hoạt bát trong quá trình đọc sách để thai nhi có thể cảm nhận được, tỏ ra thích thú, thoải mái và cảm thấy được tình yêu thương, hạnh phúc của người mẹ đang lan tỏa cho bé.

Những câu chuyện cổ tích cho thai nhi Con cú khôn ngoan

Ý nghĩa của câu chuyện: Nói ít, quan sát và lắng nghe nhiều sẽ giúp con trở nên thông minh và khôn ngoan hơn.

Con cừu đen kêu be be

Ý nghĩa của câu chuyện: Hãy cố gắng, kiên trì và không bao giờ bỏ cuộc, có ngày con sẽ thành công.

Khỉ và cá sấu

Ý nghĩa của câu chuyện: Khi gặp tình huống khó khăn, con hãy bình tĩnh và sử dụng trí thông minh của mình để vượt qua điều đó.

Một cách đếm thông minh

Ý nghĩa của câu chuyện: Khi nói ra một điều gì đó, con phải có cách lý giải rõ ràng tại sao con nói như vậy.

Cún con đi lạc

Ý nghĩa của câu chuyện: Đừng bỏ cuộc trước khi chưa cố gắng thật nhiều.

Người thợ săn và những chú chim bồ câu

Ý nghĩa của câu chuyện: Đoàn kết là sức mạnh.

Ngỗng và rùa

Ý nghĩa của câu chuyện: Đừng nói chuyện khi không cần thiết.

Nhà buôn và thợ cắt tóc

Ý nghĩa của câu chuyện: Đừng bao giờ làm theo người khác một cách mù quáng mà không có lý do.

Đeo chuông cho mèo

Ý nghĩa của câu chuyện: Những giải pháp không hiệu quả là một sự lãng phí thời gian.

Con lừa hát

Ý nghĩa của câu chuyện: Hãy học cách lắng nghe người khác.

Tại sao đít con khỉ lại màu đỏ?

Ý nghĩa của câu chuyện: Đừng bao giờ đóng giả làm người khác.

Những Câu Chuyện Cổ Tích Cho Thai Nhi Giúp Con Thông Minh, Sáng Dạ

Những câu chuyện cổ tích cho thai nhi được ứng dụng trong phương pháp thai giáo ngày càng phổ biến. Nhiều nghiên cứu đã chứng thực rằng giọng nói, giọng đọc của mẹ cũng giúp thai nhi phát triển trí não tốt chứ không riêng gì âm nhạc.

Vì sao mẹ nên tâm sự, đọc những câu chuyện cổ tích cho thai nhi?

Không riêng gì những câu chuyện cổ tích cho thai nhi mà việc đọc những truyện ngắn cho thai nhi, truyện ngụ ngôn cho thai nhi, thậm chí là những bài ca dao hay cũng mang lại nhiều lợi ích cụ thể:

Đọc truyện cho thai nhi là cách mà bạn bộc lộ tình thương dành cho con. Qua đó, bé có cảm giác gần gũi, thân thuộc với bố mẹ sau khi chào đời. Bật mí đây cũng là bài tập để con làm quen với giọng nói của mẹ ngay từ trong bụng nữa đấy.

Việc kể chuyện cho thai nhi là phương pháp hữu hiệu giúp phát triển khả năng ngôn ngữ ở trẻ về sau. Bé sinh ra từ người mẹ chăm đọc sách thường có vốn từ vựng phong phú, khả năng tiếp thu kiến thức cũng khá hơn những bạn cùng lứa.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc mẹ đọc sách, đọc truyện cho bé trong bụng nghe còn giúp con thư giãn, rất có lợi cho sự phát triển thai kỳ.

Đọc truyện cho bé trong bụng mẹ nghe cũng là giải pháp giúp bạn loại bỏ mọi âu lo, phiền muộn và hạn chế vấn đề trầm cảm sau sinh.

Một lưu ý cho mẹ rằng bạn không nên thực hiện việc này nếu đang ở trong trạng thái buồn bực, bởi cảm xúc tiêu cực sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Thời điểm nào mẹ nên bắt đầu việc đọc truyện cho con?

Từ cuối tam cá nguyệt thứ hai bạn đã có thể kể những câu truyện cổ tích hay cho thai nhi. Bởi đây là lúc bé đã nghe rõ lời nói, giọng hát ngân nga, thậm chí là cả tiếng thở của mẹ. Chưa kể đến việc nước ối bao xung quanh trẻ còn tạo môi trường truyền âm tốt giúp chuyển tải mọi điều bạn thổ lộ đến tai bé. Đôi khi, bé sẽ phản ứng lại bằng việc cử động hay giật “bắn” mình nếu âm thanh đọc truyện cho thai nhi nghe quá lớn.

Mách mẹ những câu chuyện cổ tích cho thai nhi hay, bạn nên lưu lại mà đọc

Trong thế giới truyện thai giáo, giới thiệu đến bạn những câu chuyện cổ tích cho thai nhi hay mà mẹ có thể tham khảo sau đây:

1. Truyện cổ tích Cậu bé Tích Chu

Đây là một trong những câu chuyện cổ tích cho thai nhi tuy ngắn gọn nhưng hàm chứa nhiều bài học hay về sức mạnh của tình cảm gia đình.

Truyện ngắn cho bé này kể về cậu bé tên là Tích Chu. Vì bố mẹ mất sớm nên Tích Chu sống cùng bà. Người bà lại thương Tích Chu vô cùng, hằng ngày bà phải làm việc quần quật để kiếm tiền nuôi cậu bé, có gì ngon cũng đều nhường Tích Chu. Ấy thế mà Tích Chu lại chẳng thèm quan tâm bà mà suốt ngày chỉ lo rong chơi cùng bạn bè.

Vì làm việc vất vả, ăn uống kham khổ nên bà ngã bệnh. Một buổi trưa nọ, vì trời oi bức mà cơn sốt lên cao, bà thấy khát nên gọi nhờ Tích Chu lấy hộ cốc nước để uống. Song bà gọi mãi mà chẳng thấy cậu bé hồi âm.

Đến khi trở về nhà, Tích Chu ngỡ ngàng vì bà đã hóa thành chim bay lên trời. Cậu bé vô cùng ân hận vì đã đối xử tệ với bà. May mắn thay, nhờ sự giúp đỡ của bà Tiên, cậu bé đã lên đường vượt qua nhiều hiểm trở để lấy được nước thần về cho bà uống. Sau khi uống nước, bà Tích Chu đã trở lại thành người, cậu bé mừng rỡ ôm chầm lấy bà. Tích Chu xin lỗi bà, rồi từ đấy hai bà cháu luôn yêu thương và săn sóc lẫn nhau.

2. Chú Vịt xám, một trong những câu chuyện cổ tích cho thai nhi mẹ nên thuộc lòng

Câu chuyện như sau:

Vào một ngày đẹp trời, Vịt mẹ dẫn đàn con ra ngoài dạo chơi. Trước khi đi, Vịt mẹ căn dặn các con phải theo mẹ, theo đàn, tuyệt đối không được tách đi một mình kẻo bị Cáo xấu xa ăn thịt.

Đến khi vào giữa khu rừng, chú Vịt xám vì quên mất lời mẹ dặn nên đã lẻn đi chơi một mình. Cuối cùng, cậu lạc vào một cái ao có nhiều tôm, cá. Thấy có vẻ vui nên Vịt xám nhà ta đã nhảy xuống ao mò lấy, mò để mà ăn cho no bụng. Đang vui hứng giữa chừng, cậu bỗng nhận ra mình đã lạc mất mẹ. Quá sợ hãi, Vịt xám nhảy lên bờ kêu khóc ầm ĩ.

Đánh hơi thấy “bữa trưa” đang vẫy gọi, Cáo từ xa liền nhổm dậy đi về hướng Vịt xám. May thay, khi Cáo đến nơi cũng là lúc Vịt mẹ tìm thấy đứa con lạc đàn. Vừa trông thấy Cáo, Vịt mẹ liền dẫn con nhảy xuống ao bơi đi mất. Từ đấy về sau, Vịt xám không bao giờ cãi lời mẹ dặn nữa.

3. Kể chuyện cho thai nhi: Anh trai cày và lão nhà giàu

Tuyển tập những câu chuyện cổ tích cho thai nhi hay không thể bỏ qua truyện: “Anh trai cày và lão nhà giàu”. Câu chuyện khen ngợi sự thông minh của anh nhà nông nghèo và phê phán lão nhà giàu keo kiệt, bủn xỉn.

Ngày xửa ngày xưa, có một lão nhà giàu tham lam, ích kỷ không ai bằng. Dịp Tết đến, vì thèm rượu nhưng chẳng muốn mất tiền, lão bèn sai anh trai cày làm thuê ra chợ mua rượu nhưng lại không đưa tiền.

Anh trai cày ngạc nhiên thắc mắc thì lão bảo: “Có tiền thì ai chẳng mua được, không tiền mua được mới là người thông minh, tài giỏi”. Nghe nói vậy, anh trài cày liền ra chợ rồi một thoáng sau đã xách chai không về giao cho chủ.

Lão nhà giàu thấy vậy liền tức mình, trợn mắt hỏi: “Chai không thế này thì có gì mà uống?”. Anh trai cày nhanh trí đáp lại: “Rượu đầy chai ai cũng uống được, chai không mà vẫn uống được thế mới hay”. Nói xong anh lẳng lặng bỏ đi để mặc lão tiu nghỉu nhìn vào chai rượu rỗng.

4. Con gấu và bầy ong, một trong những câu chuyện cổ tích cho thai nhi bằng tiếng Anh mẹ không nên bỏ qua

Một ngày nọ, một chú Gấu đi ngang qua khúc gỗ – nơi mà Bầy Ong xây tổ làm mật. Vì tò mò, Gấu ta dừng lại rồi nhìn ngó xung quanh. Cùng lúc đó, một chú ong thợ vì lo rằng Gấu sẽ ăn hết mật nên đã bay ra đốt thật mạnh vào mũi Gấu rồi nhanh chóng quay trở về tổ.

Tức giận vì bị đốt, Gấu nhất quyết phải “diệt” cho bằng được tổ ong. Để hả dạ, Gấu liền dùng móng vuốt nhọn của mình để đập mạnh vào khúc gỗ. Bầy Ong vì bị động tổ nên bay ra ào ạt, chỉ trong phút chốc, ong đốt Gấu khắp cả người. Gấu do quá đau đớn nên chỉ còn biết co chân chạy mất mạng.

Lời khuyên rút ra từ truyện này là hãy lặng lẽ chịu đựng nỗi đau hơn là phải chịu trăm ngàn tổn thương chỉ vì mình “xả” cơn giận không đúng cách.

5. Truyện cổ tích: Chú voi tốt bụng

Truyện kể về thời mà muông thú biết nói chuyện với nhau. Một buổi sáng nọ, gà con gọi vịt con ra vườn chơi để mà bắt sâu bọ, côn trùng gây hại. Buồn thay, vịt con không có mỏ nhọn như gà nên chẳng thể nào bắt sâu được. Bỗng từ đâu, một chú voi xuất hiện, chú dùng vòi khều con sâu đưa cho vịt. Vịt và gà vui mừng rối rít cảm ơn voi.

Thế rồi, vịt và gà lại rủ nhau ra ao chơi. Lúc này, ưu thế lại nghiêng về vịt vì vịt có màng nên bơi tốt; trong khi gà vì không biết bơi nên ướt sũng, lạnh đến run cả người. May thay, chú voi tốt bụng lại xuất hiện, chú vớt gà con lên rồi còn chơi đùa vui vẻ cùng cả hai nữa. Gà và vịt con về sau rất quý mến chú voi này nên thường xuyên vui đùa và xà vào lòng voi.

Những mẩu truyện dành cho bà bầu, truyện kể cho thai nhi này khá ngắn gọn nhưng tình tiết thú vị, mang tính giải trí và giáo dục cao. Giờ đây, đọc truyện gì cho thai nhi nghe không còn là câu hỏi làm khó bạn nữa rồi, có đúng vậy không nào!

Minh Phú