Thơ Hay Yoga / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Kovit.edu.vn

Những Câu Nói Hay Về Yoga Để Bạn Có Thêm Động Lực Tập Yoga

Trong vài năm trở lại đây, Yoga là bộ môn thể dục có phong trào phát triển mạnh mẽ và đang thu hút được rất nhiều người tham gia rèn luyện thường xuyên. Không chỉ có các chị em phụ nữ yêu thích, Yoga còn được khá nhiều “đấng mày râu” và đối tượng người cao tuổi lựa chọn để tập luyện sức khỏe hàng ngày. Tuy nhiên chúng ta cũng phải thừa nhận với nhau rằng, Yoga là một bộ môn tương đối khó cho người mới và thực tế thì đã có rất nhiều bạn bỏ cuộc chỉ sau một vài buổi tập đầu tiên. Theo một số giáo viên dạy Yoga có kinh nghiệm lâu năm, sở dĩ nhiều người bỏ cuộc khi mới tập Yoga bởi vì họ chưa có được cách tiếp cận chuẩn và đồng thời chưa có đủ động lực để vượt qua những khó khăn, thử thách tại thời điểm ban đầu.

Những câu nói hay về Yoga

1. Luyện tập Yoga thường xuyên giúp bạn đối phó với mọi căng thẳng của cuộc sống bằng sự kiên định và vững chắc.

2. Yoga mang bạn hòa mình vào thiên nhiên và dạy cho bạn cách tò mò một cách hào hứng về thế giới tâm hồn.

3. Trong mỗi con người chúng ta đều tiềm ẩn ánh sáng thánh thiện, cần được thắp lên bởi Yoga.

4. Ngôn từ không thể lột tả hết được những giá trị mà Yoga mang lại, bạn phải tự trải nghiệm mới thấu hiểu được.

5. Sức khoẻ không phải là món hàng để mặc cả. Nó phải được giành lấy bằng mồ hôi của bạn.

6. Yoga mang nghĩa bổ sung – bổ sung năng lượng, sức mạnh và vẻ đẹp cho cơ thể, cho trí não và tâm hồn.

7. Yoga là điệu nhảy của mỗi tế bào trên cơ thể, với âm nhạc là hơi thở tạo nên sự thanh thản và hài hòa bên trong tâm hồn.

8. Yoga là ánh sáng, một khi đã được thắp lên thì không bao giờ tắt. Bạn càng thực hành tốt, ngọn lửa sẽ càng rực sáng hơn.

9. Yoga là liều thuốc loại bỏ những nỗi đau.

10. Yoga không chỉ đơn giản là quá trình kết nối tâm hôn, trí não và cơ thể để cải thiện bản thân, nó còn là quá trình của sự tự hiểu rõ và chấp nhận cơ thể, con người của chính mình.

11. Trong Yoga, 99% là thực hành và 1% là lý thuyết.

12. Yoga là suối dòng của tuổi trẻ. Bạn chỉ có thể trẻ mãi khi xương cốt của mình dẻo dai.

13. Yoga không phải của riêng ai, bất kỳ ai cũng có thể nắm giữ được.

14. Không ai kiểm soát được cả thế giới ngoài kia nhưng lại kiểm soát được thế giới của chính mình thông qua Yoga.

15. Sức khoẻ trong Yoga được giành lấy bằng mồ hôi của bạn.

16. Yoga là chiếc chìa khoá vàng để mở tung cánh cửa dẫn tới sự bình an, tĩnh lặng và niềm vui sướng.

17. Việc thực hành Yoga sẽ giúp thay đổi hoạt động trí não của hành giả theo hướng tích cực.

18. Nếu bạn thực hành Yoga với sự thấu đáo mỗi ngày, thì bạn sẽ có đủ khả năng để đối đầu với những thăng trầm của cuộc sống một cách kiên định và chín chắn.

19. Cử động tăng cường trong các thế tập Yoga đem lại cho bạn một trí tuệ dồi dào.

20. Yoga là tấm gương để ta soi rọi thấy bản thân mình từ bên trong.

21. Chính trong lúc thực hành các asana, bạn học được nghệ thuật hoà hợp.

22. Việc tập asana lâu dài và không gián đoạn, thực hiện với sự am hiểu, sẽ mang lại thành công.

23. Đừng bao giờ thực hành các asana một cách máy móc, như vậy cơ thể bạn sẽ bị trì trệ.

24. Các bài tập chỉ là một bản văn xuôi, trong khi Yoga là thơ ca của sự chuyển động. Một khi bạn hiểu được ngữ pháp của Yoga, bạn sẽ viết nên được một bài thơ của riêng mình.

25. Một nhiếp ảnh gia khiến người khác tạo dáng cho các bức ảnh của mình. Một giáo viên Yoga khiến người khác tạo dáng cho chính bản thân họ.

26. Yoga không xóa bỏ chúng ta khỏi thực tại hoặc những trách nhiệm của cuộc sống thường nhật, mà là đặt chứng ta, một cách vững chắc và kiên định trong nền tảng của những trải nghiệm. Chúng ta không vượt quá giới hạn của cuộc sống, mà thay vào đó sẽ trở lại với những hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

27. Yoga là không gian mà những loài hoa thi nhau đua nở.

28. Yoga cho bạn biết vẻ đẹp của chánh niệm và đưa bạn vào bản chất của một khoảnh khắc hiện tại vô tận.

29. Cứ thực hành Yoga rồi mọi thứ sẽ đến.

30. Ai cũng tập được Yoga. Người trẻ tập được, người lớn tuổi tập được. Người già cũng tập được. Người ốm cũng tập được. Chỉ có người lười biếng không tập được. Người lười biếng không tập Ashtanga được.

Những hình ảnh đẹp về Yoga.

Hình ảnh Yoga đẹp

Tổng kết.

Những Câu Nói Hay Về Yoga Giúp Truyền Cảm Hứng Cho Các Yogi

1. “Một nhiếp ảnh gia khiến người khác tạo dáng cho các bức ảnh của mình. Một giáo viên Yoga khiến người khác tạo dáng cho chính bản thân họ.”- T. Guillemets.

2.”Yoga không phải lúc nào cũng chữa trị được sự căng thẳng. Yoga giúp trung hòa căng thẳng thông qua việc nâng cao và thay đổi nhận thức bản thân.”- Debasish Mridha.

3.”Yoga mang nghĩa bổ sung- bổ sung năng lượng, sức mạnh và vẻ đẹp cho cơ thể, cho trí não và tâm hồn.”- Amit Ray.

4. “Yoga không xóa bỏ chúng ta khỏi thực tại hoặc những trách nhiệm của cuộc sống thường nhật, mà là đặt chứng ta, một cách vững chắc và kiên định trong nền tảng của những trải nghiệm. Chúng ta không vượt quá giới hạn của cuộc sống, mà thay vào đó sẽ trở lại với những hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.”- Donna Farhi.

5.”Yoga cho bạn biết vẻ đẹp của chánh niệm và đưa bạn vào bản chất của một khoảnh khắc hiện tại vô tận.”- Debasish Mridha.

6. “Bạn có thể không kiểm soát được cả thế giới rộng lớn ngoài kia, nhưng bạn có thể học cách kiểm soát thế giới tâm hồn của chính mình thông qua Yoga.”- Debasish Mridha.

7. “Yoga mang bạn hòa mình vào thiên nhiên và dạy cho bạn cách tò mò một cách hào hứng về thế giới tâm hồn.”- Debasish Mridha.

8. “Ai cũng tập được yoga. Người trẻ tập được, người lớn tuổi tập được. Người già cũng tập được. Người ốm cũng tập được. Chỉ có người lười biếng không tập được. Người lười biếng không tập Ashtanga được.” – Sri Krishna Pattabhi Jois.

9. “Cơ thể không cứng nhắc, chỉ có tâm trí mới cứng nhắc.” – Sri Krishna Pattabhi Jois.

10. “Cứ thực hành Yoga rồi mọi thứ sẽ đến.” – Sri Krishna Pattabhi Jois.

11. “Hiểu biết triết lý Yoga rất quan trọng. Thiếu hiểu biết triết lý, việc tập (tư thế) Yoga không ý nghĩa nữa. Tuy vậy, việc tập Yoga, là một khởi đầu tốt để biết về triết lý Yoga” – Sri Krishna Pattabhi Jois.

12. “Thực hành Ashtanga trọn vẹn và kiên định dẫn dắt sự tự do, khai phóng trái tim” – Sri Krishna Pattabhi Jois.

13. “Thật đáng tiếc khi ta đánh mất viên ngọc quý, viên ngọc tự do lẫn vào trong đống bùn tạo từ sự thiếu hiểu biết về cơ thể” – Sri Krishna Pattabhi Jois.

Những định nghĩa hay về Yoga.

1. “Yoga là suối dòng của tuổi trẻ. Bạn chỉ có thể trẻ mãi khi xương cốt của mình dẻo dai.”- Bob Harper

2.”Yoga là điệu nhảy của mỗi tế bào trên cơ thể, với âm nhạc là hơi thở tạo nên sự thanh thản và hài hòa bên trong tâm hồn.”- Debasish Mridha.

3. “Các bài tập chỉ là một bản văn xuôi, trong khi Yoga là thơ ca của sự chuyển động. Một khi bạn hiểu được ngữ pháp của Yoga, bạn sẽ viết nên được một bài thơ của riêng mình.”- Amit Ray.

4. “Trong Yoga, 99% là thực hành và 1% là lý thuyết.”- Sri Krishna Pattabhi Jois.

5. ” Yoga không chỉ đơn giản là quá trình kết nối tâm hồn, trí não và cơ thể để cải thiện bản thân, nó còn là quá trình của sự tự hiểu rõ và chấp nhận cơ thể, con người của chính mình.”- Debasish Mridha.

6. “Yoga là không gian mà những loài hoa thi nhau đua nở.”- Amit Ray.

7. “Yoga là phương pháp loại bỏ những nỗi đau- nỗi đau định dạng cơ thể, tinh thần và xã hội.”- Amit Ray.

8. “Yoga là cuộc sống, là triết lý. Bất kì ai muốn biết về Yoga đều có thể tập Yoga. Yoga không thuộc sở hữu của bất kỳ cá nhân hay nhóm người nào. Ai ở bất kỳ đâu trên trái đất này, thuộc bất kỳ giai tầng nào, tôn giáo nào đều có thể thực hành Yoga.”- Sri Krishna Pattabhi Jois.

Những câu nói hay của khuyết danh về Yoga.

1. “Ngôn từ không thể lột tả hết được những giá trị mà Yoga mang lại, bạn phải tự trải nghiệm mới thấu hiểu được.”

2. “Luyện tập Yoga thường xuyên giúp bạn đối phó với mọi căng thẳng của cuộc sống bằng sự kiên định và vững chắc.”

3. “Sức khỏe không phải là món hàng để mặc cả. Nó phải được giành lấy bằng mồ hôi của bạn.”

4. “Yoga giúp bạn hòa mình vào thiên nhiên và dạy cho bạn cách tò mò một cách hào hứng về thế giới tâm hồn.”

5. “Trong mỗi con người chúng ta đều tiềm ẩn ánh sáng thánh thiện, cần được thắp lên bởi Yoga.”

“Toàn bộ cơ thể bạn sẽ trở nên hài hòa. Yoga chính là sự hài hòa.”

6. “Yoga là điệu nhảy của mỗi tế bào trên cơ thể, với âm nhạc là hơi thở tạo nên sự thanh thản và hài hòa bên trong tâm hồn.”

7. “Yoga không phải của riêng ai, bất kỳ ai cũng có thể nắm giữ được.”

8. “Yoga không phải lúc nào cũng chữa trị sự căng thẳng. Yoga giúp trung hòa sự căng thẳng thông qua việc nâng cao và thay đổi nhận thức bản thân.”

9. “Yoga là chiếc chìa khóa vàng để mở tung cánh cửa dẫn tới sự bình an, tĩnh lặng và niềm vui sướng.”

10. “Sức khỏe trong Yoga được giành lấy bằng mồ hôi của bạn.”

11. “Trong mỗi con người chúng ta đều tiềm ẩn ánh sáng thánh thiện, cần được thắp lên bởi Yoga.”

12. “Nếu bạn thực hành Yoga với sự thấu đáo mỗi ngày, thì bạn sẽ có đủ khả năng để đối đầu với những thăng trầm của cuộc sống một cách kiên định và chín chắn.”

13. “Yoga là sự hợp nhất của cái tôi với vũ trụ. Thể xác là ngôi đền của bạn. Hãy giữ nó trong sạch và tinh khiết để linh hồn trú ngụ.”

14. “Việc tập Asana lâu dài và không gián đoạn, thực hiện với sự am hiểu, sẽ mang lại thành công.”

15. “Các Asana biến cải nhân cách, khi chúng kéo hành giả ra khỏi ý thức đơn thuần về thể xác để vươn tới sự giác ngộ tâm linh.”

16. “Các Asana thâm nhập sâu vào từng tầng, từng lớp của cơ thể và cuối cùng là vào ngay trong ý thức của bạn.”

17. “Tư thế đúng là khi bạn duỗi cơ thể chính xác, đều và tối đa.”

18. “Các tư thế truyền thống, khi được thực hành với sự sáng suốt và giác ngộ, sẽ khiến cho cơ thể, tâm trí và ý thức của bạn kết hợp lại thành một thể thống nhất và hài hòa.”

19. “Hãy chú tâm vào việc giữ cột sống thẳng. Đến lượt mình, cột sống sẽ làm cho trí não tỉnh táo.”

20. “Lo sợ và mệt mỏi kìm hãm trí tuệ. Hãy dùng hết sức mình chống chọi lại chúng, khi đó tâm hồn bạn sẽ tràn ngập lòng tin và sự can đảm. Khi sự ổn định đã trở thành thói quen thì kế tiếp sẽ là sự trưởng thành và sáng suốt.”

21. “Sự kéo giãn hoàn toàn đem lại sự thư giãn hoàn toàn.”

22. “Hãy giữ cho trí não của bạn bình thản, tĩnh lặng và cơ thể bạn luôn hoạt động tích cực”.

Lời kết.

Tim hiểu thêm: Tác dụng của tập Yoga

Tập Yoga Có Hiệu Quả Với Chứng Trầm Cảm Của Thai Phụ

Một nghiên cứu trên quy mô nhỏ đã tìm thấy bằng chứng gợi ý rằng tập yoga có thể giúp thai phụ đang bị trầm cảm nặng giảm bớt tình trạng rối loạn tâm lý này.

Một nghiên cứu trên quy mô nhỏ đã tìm thấy bằng chứng gợi ý rằng yoga có thể giúp thai phụ đang bị trầm cảm nặng giảm bớt tình trạng rối loạn tâm lý này.

Tác giả chính của nghiên cứu, Cynthia Battle, cho biết rằng qua nghiên cứu trước đây bà nhận thấy những thai phụ bị trầm cảm thường ngại dùng đến thuốc và một số cũng gặp khó khăn đối với liệu pháp tâm lý cá nhân. Khi được hỏi về những liệu pháp nào khác có thể hấp dẫn đối với những thai phụ này thì một số đề cập đến Yoga.

“Liệu pháp Yoga thật sự là để cố gắng phát triển thêm nhiều sự lựa chọn hơn, sao cho phù hợp với những phụ nữ đang phải trải qua những loại triệu chứng này trong thời kỳ mang thai”. Bà Battle hiện đang là phó giáo sư ngành tâm thần và hành vi con người thuộc trường Y Khoa Alpert – đại học Brown, đồng thời là nhà tâm lý học của bệnh viện Butler và bệnh viện Women & Infants.

Bà nói: “Chúng tôi không muốn bỏ ngoài tai lời của người khác.”

“Những Kết Quả Khả Quan”

Một vài nghiên cứu quy mô nhỏ cũng cho thấy Yoga và những phương pháp dựa trên thiền giác có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều trị chứng trầm cảm trong thời kỳ mang thai.

Nghiên cứu của bà Battle, công bố trên tạp chí Những Vấn Đề Về Sức Khỏe Của Phụ Nữ ( Women’s Health Issues) là một thí nghiệm bước đầu tìm hiểu xem liệu một chương trình luyện tập Yoga trong vòng 10 tuần cho thai phụ có khả thi không, chấp nhận được không, an toàn không và hiệu quả không, đối với những phụ nữ bị trầm cảm ở mức nhẹ đến trung bình. Chương trình này được tổ chức giống những chương trình tập Yoga dành cho phụ nữ đang trong thai kỳ tại nhiều cộng đồng dân cư.

“Sau thử nghiệm mở với quy mô nhỏ này, chúng tôi nghĩ rằng Yoga dành cho thai phụ có vẻ như là một phương pháp khả thi với người quản lý, có thể chấp nhận được đối với thai phụ và những người chăm sóc sức khỏe cho họ, và cũng có khả năng giúp cải thiện tâm trạng của thai phụ”, bà Battle cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng đây là những kết quả khả quan.”

Điều quan trọng là, nghiên cứu trên quy mô nhỏ này không phải là một thử nghiệm khách quan (blinded), ngẫu nhiên và có đối chiếu. Để có được chứng cứ thuyết phục hơn và vững chắc hơn, bà Battle và đồng tác giả Lisa Uebelacker sau đó đã tiến hành một thử nghiệm nhỏ, ngẫu nhiên và có đối chiếu, và cũng cho thấy những kết quả tích cực tương tự. Hiện tại nghiên cứu này đang được hoàn tất để công bố.

10 Tuần Tập Yoga

Trong nghiên cứu đã được công bố, bà Battle và cộng sự cùng với những bác sĩ sản khoa và nhân viên hộ sản ở Rhode Island đã thu hút được 34 thai phụ, đang có những triệu chứng gia tăng trầm cảm, tình nguyện tham gia. Những phụ nữ này tham gia một chương trình tập luyện Yoga được thiết kế dành riêng cho thai phụ với sự đóng góp của đồng tác giả Kaeli Sutton, là một chuyên gia về Yoga dành cho phụ nữ có thai và sản phụ sau sinh.

Bên cạnh tập luyện Yoga và thiền giác ở lớp, thai phụ cũng được khuyến khích tập luyện tại nhà.

Đều đặn trong suốt quá trình nghiên cứu 10 tuần, các nhà nghiên cứu đo lại những triệu chứng trầm cảm của những thai phụ này, mức độ tham gia trong lớp, tập luyện tại nhà và những thay đổi trong tinh thần, bằng cách sử dụng những phiếu câu hỏi đã được chuẩn hóa.

Trong số 34 người tham gia chỉ có 4 thai phụ có sử dụng thêm liệu pháp khác để điều trị chứng trầm cảm. Chương trình Yoga dành cho thai phụ này không kết hợp với bất kỳ một hình thức tư vấn hay liệu pháp tâm lý nào để điều trị riêng cho chứng trầm cảm.

Trước khi tham gia tất cả các đối tượng đều được bác sĩ chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ mang thai chứng nhận rằng họ chỉ có vấn đề về mặt tâm lý, và suốt cuộc nghiên cứunhững phụ nữ này được hỏi thăm định kỳ về bất cứ ảnh hưởng tiêu cực nào như đau cơ hay thương tổn. Những phụ nữ này cho biết là không xảy ra tổn thương nào cả.

Tập Yoga Càng Nhiều Càng Tốt

Bà Battle cho biết mặc dù không có một nhóm đối tượng kiểm soát (control group) để đối chiếu nhưng nghiên cứu đã đưa ra những dấu hiệu cho thấy Yoga có thể sẽ hữu ích. Sau chương trình luyện tập 10 tuần mức độ những triệu chứng trầm cảm đã giảm một mức dựa theo hai tiêu chí chuẩn hóa.

Tiêu chí thứ nhất là “QIDS”, trong đó các phản ứng từ thai phụ được đánh giá bởi một người khách quan và có chuyên môn. Những thai phụ này trung bình có số điểm QIDS giảm từ mức trầm cảm trung bình (10 đến 15 điểm) đến mức tương đối bình thường (5 đến 10 điểm). Ngoài ra còn có tiêu chí “EPDS” vốn dĩ phụ thuộc vào việc tự báo cáo. Mức điểm EPDS trung bình cũng giảm tương tự, từ mức trầm cảm rõ rệt xét về mặt lâm sàng (trên 10) đến mức điểm hoàn toàn dưới mức ban đầu.

Dữ liệu của cuộc nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ có thai càng tập luyện Yoga nhiều thì họ càng được lợi ích về mặt tâm lý. Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy mối liên hệ này.

Các nhà nghiên cứu cũng đo được những thay đổi quan trọng qua việc thực hành thiền giác. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng thiền giác là một cơ chế trong Yoga có thể làm suy giảm chứng trầm cảm. Thiền giác bao gồm hướng sự tập trung vào thời điểm hiện tại, để ý đến những suy nghĩ, những cảm xúc hoặc cảm giác và tránh việc đánh giá những trải nghiệm này.

Việc thu thập thêm bằng chứng cụ thể để đánh giá Yoga và thiền giác có thể ảnh hưởng như thế nào đến tâm trạng của thai phụ là ưu tiên hàng đầu đối với thử nghiệm tiếp theo (được lên kế hoạch, ngẫu nhiên và có đối chiếu). Bà Battle cho biết nghiên cứu tiếp theo được thiết kế trong thời hạn 5 năm để đo lường mức độ các protein kích thích sưng tấy (pro-inflammatory cytokines), cũng là dấu hiệu sinh học của tình trạng căng thẳng.

Những kết quả của cuộc nghiên cứu quy mô nhỏ này cho thấy nên có một thử nghiệm lớn hơn nữa, theo lời bà Battle.

“Đây không phải là dạng nghiên cứu chắc chắn mà dựa vào đó chúng ta có thể nói rằng Yoga là một giải pháp hàng đầu mang lại hiệu quả như mong muốn, tuy nhiên đây là một nghiên cứu cho thấy rằng chúng ta đã thu thập đủ thông tin khẳng định sự cần thiết của nghiên cứu lớn hơn sắp tới”, bà cho biết. “Đây là một bước quan trọng, tìm hiểu liệu đây có phải là phương pháp điều trị có tiềm năng thành công hay không.”

Các nhà nghiên cứu này lưu ý rằng phụ nữ nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi theo đuổi bất kỳ liệu pháp điều trị trầm cảm nào.

Thơ Hay, Thơ Dở, Cái Hay Của Thơ Dở Và Cái Dở Của Thơ Hay (2)

Thơ hay, thơ dở, cái hay của thơ dở và cái dở của thơ hay (2)

Hiện tượng nhiều bài thơ, thậm chí, cả nguyên một khuynh hướng thơ hay nhưng bị xem là dở không phải chỉ gắn liền với sở thích. Mà là với quan niệm.

Thơ không bao giờ chỉ là thơ. Đằng sau thơ bao giờ cũng có một cái gì khác. Cái khác ấy, xưa, ở Tây phương, từ ảnh hưởng của Plato, người ta xem là thế giới lý tưởng, và từ ảnh hưởng của Aristotle, là tự nhiên; ở Trung Hoa và Việt Nam, là đạo hay chí; sau, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn, người ta cho là cảm xúc, và dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa siêu thực, là vô thức; gần đây hơn, người ta cho đó là ngôn ngữ. Chỉ là ngôn ngữ. Rất ít người đề cập đến vai trò của quan niệm. Có thể đó là ảnh hưởng hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp từ Emmanuel Kant, người gắn liền việc thưởng thức cái đẹp (kể cả cái đẹp trong nghệ thuật, dĩ nhiên) với lạc thú (pleasure). Lạc thú ấy có bốn đặc điểm chính: Một, khác với các loại lạc thú khác, lạc thú do cái đẹp mang lại có tính chất vô tư và vô vị lợi (disinterested); hai, cũng khác với các loại lạc thú khác, nó không dựa trên ý niệm: đó là loại lạc thú phi ý niệm (non-conceptual pleasure); ba, đó cũng là loại lạc thú của tính mục đích vô mục đích (purposiveness without a purpose): ở đó cái đẹp thể hiện một trật tự bên trong thay vì tuân theo bất cứ một mục đích ngoại tại nào khác; và bốn, đó là loại lạc thú cần được chia sẻ và muốn nhận được sự đồng thuận của mọi người. Nó là sự chủ quan mang tính phổ quát hoặc một sự phổ quát chủ quan (subjective universality).

Có điều, chính Kant cũng thấy những phân tích của ông là bất cập nên ông lại chia cái đẹp thành hai loại: một cái đẹp tự do (free beauty) và một cái đẹp lệ thuộc (dependent beauty). Sự khác biệt chính là, trong khi cái đẹp tự do có tính phi ý niệm, cái đẹp lệ thuộc lại gắn liền với một ý niệm nhất định. Hoa là cái đẹp tự do của thiên nhiên. Để thưởng thức cái đẹp của hoa, người ta không cần bất cứ kiến thức nào về thảo mộc. Cũng vậy, để thưởng thức cái đẹp của một số vật trang trí, người ta cũng không cần biết ý nghĩa của chúng, hơn nữa, chúng cũng chẳng có ý nghĩa gì, chúng không biểu hiện cho một cái gì. Chúng chỉ là hình thức. Và chúng tự tại. Nhưng cái đẹp của một con người, một con ngựa hay một tòa nhà (ví dụ nhà thờ, lâu đài, cung điện) thì lại được đặt trên tiền đề về tính cứu cánh và quan niệm về tính hoàn hảo để làm chuẩn mực cho nhận thức và đánh giá. Đó là những cái đẹp lệ thuộc.[1]

Khi áp dụng quan điểm thẩm mỹ của Kant vào thơ, người ta chỉ chăm chăm tập trung vào cái đẹp tự do mà quên đi, với ông, phần lớn nghệ thuật, nhất là các loại hình nghệ thuật ngôn ngữ, trong đó có thơ, nếu không muốn nói, đặc biệt là thơ, vốn, tự bản chất, là những cái đẹp lệ thuộc: Chúng gắn liền với ý niệm. Cái ý niệm ấy không những quy định cách đánh giá thơ hay và thơ dở mà còn, xa và sâu hơn, ảnh hưởng đến cách phân biệt thơ và những gì không phải thơ. Bắt chước cách nói của Jean-Paul Sartre, “đằng sau kỹ thuật của một cuốn tiểu thuyết bao giờ cũng là một siêu hình học của tác giả”, chúng ta có thể nói, đằng sau mỗi bài thơ bao giờ cũng có một mỹ học thơ. Đằng sau thơ Đường là một mỹ học của thơ Đường. Đằng sau Thơ Mới là mỹ học của Thơ Mới, chủ yếu đó là mỹ học của chủ nghĩa lãng mạn. Đằng sau thơ tự do, cũng vậy, cũng có mỹ học của thơ tự do. Kéo nhận định này dài ra thêm, chúng ta cũng có thể nói, ngay cả với thơ phản-thơ, hay thứ thơ sau này được nhóm Mở Miệng mệnh danh là thơ cắt dán, thơ dơ, thơ rác, thơ nghĩa địa cũng có một mỹ học riêng của nó.

Cũng từ sự phân biệt này, khái niệm sáo hay sáo ngữ càng ngày càng trở thành phổ biến và được sử dụng như một sự đánh giá: sáo là dở, thoát sáo, ngược lại, là hay. Về phương diện chức năng, khi đề cao chức năng tải đạo hay ngôn chí, những bài thơ thiên về tình cảm rất dễ bị xem là “tiếng dâm” và cần bị tước quyền công dân trong thế giới thơ. Ngược lại, thời Thơ Mới, khi người ta nhấn mạnh vào chức năng bộc lộ cảm xúc, đặc biệt những cảm xúc sôi nổi nhưng vu vơ kiểu “mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây” hay “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”, những bài thơ tải đạo và ngôn chí lại bị chê là khô khan, thậm chí, không có chút gì là thơ cả: Khái niệm “chất thơ” được ra đời để chỉ những cái đẹp dịu dàng, nhẹ nhàng và đầy thơ mộng, không những không gắn liền với đạo lý mà cũng không gắn liền với cả chất văn xuôi sần sùi của đời sống hàng ngày.

Cuối cùng là quy ước về thể loại. Các quy ước ấy thay đổi theo từng thời đại và từng trường phái. Ở bình diện rộng lớn, bao quát toàn cảnh văn học, ngày xưa, khi chưa xây dựng được một quy ước chung về tiểu thuyết, tiểu thuyết rất bị rẻ rúng, như những chuyện ngồi lê đôi mách; rẻ rúng đến độ Kim Thánh Thán, bị người đương thời khinh bỉ chỉ vì cái tật mê tiểu thuyết của ông dù trên thực tế, với tật ấy, sau này ông được xem là nhà phê bình lỗi lạc nhất của Trung Quốc thời nhà Minh và nhà Thanh. Giới hạn trong thơ, ngày xưa, cả một thời gian rất dài, hàng ngàn năm, người ta xem thơ thì phải có luật, có niêm, đối, và đặc biệt, có vần nên khi loại thơ mới, và nhất là thơ tự do, ra đời, phản ứng chung là phủ định: người ta không xem đó là thơ.

Nếu thơ bao giờ cũng gắn liền với một mỹ học nào đó về thơ, theo tôi, chính cái mỹ học ấy sẽ trở thành tiêu chí đầu tiên để đánh giá và đặc biệt, để phân loại thơ, từ đó, chúng ta sẽ có những bài thơ hay và những bài thơ dở. Trong thơ hay, có hai cấp chính: hay vừa và hay lớn. Thơ dở cũng có hai loại: dở – dở và dở – hay. Dở – dở là dở thật; còn dở – hay là chỉ dở tạm thời, từ cách nhìn cũ, tuy nhiên, khi thay đổi cách nhìn, từ một hệ mỹ học khác, chúng lại trở thành hay. Lửng lơ giữa hai phạm trù hay và dở ấy là một số bài không thật hay và cũng không thật dở nhưng lại đóng một vai trò nhất định trong việc thúc đẩy sự vận động của thơ khiến thơ bước sang một thời đại khác với một hệ mỹ học khác. Trước khi phân tích các loại thơ kể trên, xin được nhấn mạnh thêm điều này: Từ mấy chục năm nay, các lý thuyết phê bình trên thế giới đều né tránh việc đánh giá và xếp hạng các tác phẩm văn học cụ thể, kể cả thơ. Họ chỉ tập trung vào việc diễn dịch và phân tích, hết phân tích văn bản đến phân tích các yếu tố liên văn bản cũng như các yếu tố ngoại văn bản, từ tư tưởng của tác giả đến chính trị và văn hóa, nhất là văn hóa, gắn liền với những khung nhận thức như nữ quyền luận hoặc hậu thực dân luận. Tuy nhiên, người ta chỉ né chứ không thể tránh được. Né vì tính chất phức tạp của vấn đề và cũng vì không muốn sa vào cái bẫy của chủ quan và cảm tính. Nhưng không thể tránh được vì phê bình, dù muốn hay không, cũng phải bắt đầu bằng sự chọn lựa: chọn đề cập đến tác phẩm hoặc tác giả này thay vì một tác phẩm hay một tác giả nào khác. Mà chọn lựa tức là so sánh. Khi chúng ta chọn bước vào tiệm ăn này thay vì tiệm ăn khác, chọn quán cà phê này thay vì quán cà phê khác, cũng như chọn loại rượu này thay vì một loại rượu nào khác bày đầy trong một tiệm nào đó, chúng ta đều so sánh với vô số các tiệm ăn khác, các quán cà phê khác và các loại rượu khác. Như vậy, sự so sánh bao hàm sự đánh giá và phân bậc. Chính vì vậy Harold Bloom mới cho câu hỏi “cái gì làm cho bài thơ này hay hơn những bài thơ khác?”[2] bao giờ cũng là một câu hỏi trung tâm của nghệ thuật đọc thơ.

Muốn đánh giá chính xác cần có hai điều kiện tiên khởi: phải có diện so sánh rộng và phải bám chặt vào một tiêu chí nhất định.

Về điểm trên, trong Văn tâm điêu long, Lưu Hiệp có nói một câu rất hay: “Phải đàn ngàn khúc rồi mới hiểu được âm thanh, phải nhìn một ngàn thanh kiếm rồi mới hiểu được vũ khí. Cho nên muốn thấy sáng được toàn bộ tác phẩm thì, trước hết, phải nhìn rộng. Xem núi lớn rồi mới tả được gò đống, ra biển khơi rồi mới hiểu được ngòi rạch.”

Về điểm thứ hai, trong phạm vi văn học cũng như thơ nói riêng, người ta có thể sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau để đánh giá và phân bậc. Có những tiêu chí văn chương và những tiêu chí ngoài văn chương. Tiêu chí ngoài văn chương bao gồm ba khía cạnh chính: thương mại (ví dụ, bán sách được nhiều hay ít), xã hội (có đông độc giả hay nhiều người ái mộ hay không) và chính trị (mức độ ảnh hưởng nhiều hay ít, sâu hay cạn). Ngoài văn chương, những tiêu chí ấy, dù thông dụng đến mấy, vẫn không có ý nghĩa gì đáng kể. Chúng ta chỉ cần tập trung vào tiêu chí đầu. Tuy nhiên, cái gọi là tiêu chí văn chương ấy cũng rất phức tạp.

Trong cuốn The Art of Reading Poetry, Harold Bloom cho cái lớn trong thơ tùy thuộc vào hai yếu tố: sự rực rỡ của ngôn ngữ hình tượng và quyền lực nhận thức.[3] Giản dị, nhưng hai tiêu chí do Bloom nêu lên lại làm nảy sinh ra nhiều vấn đề, ví dụ, thế nào là sự rực rỡ (splendour) và tại sao phải là ngôn ngữ hình tượng? Từ giữa thế kỷ 20 đến nay, nhiều nhà thơ thuộc nhiều trường phái khác nhau, từ thơ cụ thể (concrete poetry) đến thơ tạo hình (visual poetry) và thơ ý niệm (conceptual poetry), không những phủ nhận vai trò của hình tượng mà còn giảm thiểu đến tối đa vai trò của ngôn ngữ. Đối với cả sự phủ nhận lẫn sự giảm thiểu ấy, cái gọi là “sự rực rỡ” trở thành một điều hoàn toàn vô nghĩa. Đó là chưa kể đến cái gọi là “quyền lực nhận thức” cũng rất mơ hồ. Quyền lực nhận thức của một nhà thơ có khác quyền lực nhận thức của một triết gia, một nhà tư tưởng hay một nhà tiểu thuyết? Nếu khác, nó khác như thế nào? Bởi vậy, như trên đã trình bày, ở đây, tôi chỉ chọn một tiêu chí: đó là hệ mỹ học đằng sau một bài thơ hoặc một khuynh hướng thơ. Điều này có hai ý nghĩa: thứ nhất, đánh giá một bài thơ, chúng ta phải nhìn từ góc độ mỹ học của bài thơ ấy. Ví dụ, đối với một bài thơ Đường luật, chúng ta không nên sử dụng mỹ học của Thơ Mới vốn dựa trên nền tảng của chủ nghĩa lãng mạn để đòi hỏi ở bài thơ Đường luật ấy những thứ, tự bản chất, chúng không thể có: chẳng hạn, sự phá cách về hình thức và sự dào dạt của cảm xúc. Cũng vậy, để đánh giá một bài thơ tự do, chúng ta cũng không thể sử dụng các tiêu chí của thơ Đường luật với những vần điệu và nhịp điệu khắt khe để làm cơ sở cho việc phân tích hay phán đoán.

Thứ hai, để đánh giá tầm vóc của một bài thơ, chúng ta phải phân tích những đóng góp của nó đối với cái mỹ học mà nó đại diện. Dựa trên đặc điểm thứ hai này, tôi chia thơ thành nhiều cấp độ: lớn, hay, dở, dở – hay, và không dở không hay nhưng có ý nghĩa lịch sử.(Còn tiếp)

Những Câu Thơ, Bài Thơ Hay Nói Về Cuộc Sống Hay Nhất

Đời ta mọi chuyện đã rồi Cố đi cho hết kiếp người dở dang!

Cuộc đời con người có lúc thăng, lúc trầm, lúc thế này, lúc thế kia. Nhưng cốt cách của con người lúc nào cũng có. Bạn phải có trách nhiệm hoàn thành kiếp nhân sinh của mình, mà người Nga gọi là bạn phải tự cho thấy bạn là loại thép nào, xứng với “Thép đã tôi thế đấy” sẽ giúp bạn lạc quan hơn,yêu đời hơn và sống có ý nghĩa hơn.

Dù bạn hay là tôi hay bất bất kỳ ai đó thì đều có một cuộc sống trải qua những thăng trầm, sóng gió. Như vậy, cuộc sống của bạn, của tôi mới có “gia vị” và giúp bạn, tôi trân trọng những gì mình đang có được.

Hãy rũ bỏ những ngày đau khổ

Đến tương lai rạng rỡ nụ cười

Bình minh tỏa sáng muôn nơi

Sống sao cho thỏa ơn trời ban cho

Hãy đứng lên bạn sẽ kiên cường

Nhìn về phía trước yêu thương

Mênh mông rộng lớn con đường mở ra

Nếu đã chót sa đà lầm lỗi

Hãy sửa sai khi chuyện vẫn còn

Bỏ qua không tính thiệt hơn

Lương tâm thanh thản cô đơn đẩy lùi

Xin đừng khóc vì sai lầm nữa

Một ngày gần cánh cửa rạng ngời

Kinh nghiệm ta có trong đời

Những ngày kế tiếp đẹp tươi muôn phần

Quên quá khứ làm thân hiện tại

Bao niềm vui sao phải đau buồn

Nước kia đâu có cạn nguồn

Đời người ta hãy luôn luôn mỉm cười.

Những sóng gió trong cuộc đời không có nghĩa nó sẽ đánh gục được bạn, làm bạn cảm thấy chán nản. Khi bạn đã đối mặt với những khó khăn, bạn sẽ thêm mạnh mẽ và có được cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn. Còn bao nhiêu điều mới mẻ ở phía trước đang đợi bạn khám phá và trải nghiệm.

Sống phải biết trân trọng từng giây phút

Bởi hững hờ trong chốc lát mà thôi

Sẽ để ta ân hận cả cuộc đời

Mọi hối tiếc ăn năn thời vô nghĩa

Sống phải biết quan tâm và san sẻ

Bỏ ngoài tai lời mai mỉa khinh thường

Mở tấm lòng cho nhận những tình thương

Và đứng lên kiêng cường khi gục ngã

Sống phải biết mình cần chi vội vã

Chớ nghĩ suy rồi buồn bã tâm hồn

Chuyện qua rồi hãy cố gắng vùi chôn

Để nụ cười ung dung cùng thực tại

Sống phải biết không gì là e ngại

Cứ thật lòng đừng dối gạt lừa ai

Sống hôm nay nào biết được ngày mai

Tuy đời ngắn nhưng nghĩa dài vô tận

Sống phải biết còn bao người lận đận

Nên khổ sầu đừng khóc hận oán than

Chớ so bì người khó kẻ giàu sang

Không cần cù nào ai mang ban tặng

Sống phải biết để tâm hồn bình lặng

Được ấm no là may mắn hơn người

Hãy mỉm cười thay nước mắt ai ơi

Nghĩ giản đơn cho cuộc đời hương vị.