Thơ Hay Về Rượu Trung Quốc / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

8 Bài Thơ Trung Quốc Về Tình Yêu Hay Nhất 2022

Thơ Trung Quốc về tinh yêu hay và ý nghĩa

Các bài thơ Trung Quốc về tình yêu ý nghĩa

Bài thơ Trung Quốc về tình yêu 1

如果你是我眼里的;一滴泪

为了不失去你;我将永不哭泣

如果金色的阳光;停止了它耀眼的光芒

你的一个微笑;将照亮我的整个世界。

Rúguǒ nǐ shì wǒ yǎn lǐ de; yīdī lèi;

Wèi liǎo bù shīqù nǐ; wǒ jiāng yǒng bù kūqì

Rúguǒ jīnsè de yángguāng; tíngzhǐle tā yàoyǎn de guāngmáng

Nǐ de yīgè wéixiào; jiāng zhào liàng wǒ de zhěnggè shìjiè.

Dịch nghĩa

Nếu em là giọt nước mắt của anh

Để không mất đi em, anh sẽ không bao giờ rơi nước mắt

Nếu em là ánh nắng vàng rực rỡ, anh muốn dập tắt đi ánh sáng rực rỡ ấy

Mỗi nụ cười của em thắp sáng cả thế giới của anh

Bài thơ tình Trung Quốc thứ 2

原谅我生活中不能没有你

原谅我欣赏你躯体和心灵的美丽

原谅我希望永生永世和你在一起。

Yuánliàng wǒ shēnghuó zhōng bùnéng méiyǒu nǐ;

Yuánliàng wǒ xīnshǎng nǐ qūtǐ hé xīnlíng dì měilì;

Yuánliàng wǒ xīwàng yǒngshēngyǒngshì hé nǐ zài yīqǐ.

Dịch nghĩa

Thứ lỗi cho anh vì anh không thể sống thiếu em

Thứ lỗi cho anh vì mê đắm thân hình và vẻ đẹp tâm hồn em

Thứ lỗi cho anh vì anh muốn bên em trọn đời

Bài thơ tình thứ 3

请原谅我爱上你

原谅我用全部的身心爱你

原谅我永不愿与你分离。

Qǐng yuánliàng wǒ ài shàng nǐ

Yuánliàng wǒ yòng quánbù de shēnxīn ài nǐ

Yuánliàng wǒ yǒng bù yuàn yǔ nǐ fēnlí.

Dịch nghĩa

Thứ lỗi cho anh vì đã yêu em

Thứ lỗi cho anh vì dùng cả trái tim yêu em

Thứ lỗi cho anh vì không thể rời xa em

Bài thơ tình thứ 4

没有你? 我将是一个没有目的的灵魂;

没有你? 我的情感将没有了根基;我将是一张没有表情的脸;一颗停止跳动的心;

没有你在我身边;我只是一束没有热量的火焰。

Méiyǒu nǐ? Wǒ jiāng shì yīgè méiyǒu mùdì de línghún

Méiyǒu nǐ? Wǒ de qínggǎn jiāng méiyǒule gēnjī; wǒ jiāng shì yī zhāng méiyǒu biǎoqíng de liǎn; yī kē tíngzhǐ tiàodòng de xīn

Méiyǒu nǐ zài wǒ shēnbiān; wǒ zhǐshì yī shù méiyǒu rèliàng de huǒyàn.

Dịch nghĩa

Không có em, anh như linh hồn không biết đi đâu về đâu

Không có em, anh tựa như khuôn mặt không có biểu cảm, một trái tim bất động

Không có em bên cạnh, anh chỉ còn là ngọn lửa không có sự nhiệt huyết

Bài thơ tình tiếng Trung thứ 5

卜算子

我住长江头

君住长江尾。

日日思君不见君

共饮长江水。

此水几时休?

此恨何时已?

只愿君心似我心

定不负相思意。

(Bốc Toán Tử – Lê Chi Nghi)

Wǒ zhù chángjiāng tóu

jūn zhù chángjiāng wěi.

Rì rì sī jūn bùjiàn jūn

gòng yǐn chángjiāng shuǐ.

Cǐ shuǐ jǐshí xiū?

Cǐ hèn hé shí yǐ?

Zhǐ yuàn jūn xīn sì wǒ xīn

dìng bù fù xiāngsī yì.

Dịch nghĩa

Thiếp ở đầu Trường Giang

Chàng ở cuối Trường Giang.

Ngày ngày nhớ chàng chẳng thấy chàng

Cùng uống nước Trường Giang.

Dòng sông này bao giờ ngừng trôi?

Nỗi hận này bao giờ mới hết?

Chỉ mong lòng chàng như lòng thiếp,

Nhất định không phụ nỗi niềm nhớ nhau.

Bài thơ tình số 6

你站在桥上看风景

看风景人在楼上看你。

明月装饰了你的窗子

你装饰了别人的梦。

Nǐ zhàn zài qiáo shàng kàn fēngjǐng,

kàn fēngjǐng rén zài lóu shàng kàn nǐ.

Míngyuè zhuāngshìle nǐ de chuāngzi,

nǐ zhuāngshìle biérén de mèng.

Em đứng trên cầu ngắm phong cảnh

Người đứng trên lầu ngắm cảnh nhìn em

Trăng sáng soi vào cửa sổ phòng em

Em tô điểm giấc mộng người

Bài thơ tình số 7

我欲与君相知,

长命无绝衰。

山无陵,江水为竭

冬雷震震,夏雨雪

天地合,乃敢与君绝。

wǒ yù yǔ jūn xiāngzhī

cháng mìng wú jué shuāi.

Shān wú líng, jiāngshuǐ wèi jié

dōng léizhèn zhèn, xiàyǔxuě,

tiāndì hé, nǎi gǎn yǔ jūn jué.

Bài thơ ngắn Trung Quốc về tình yêu số 8

秋风词

秋风清,

秋月明。

落叶聚还散,

寒鸦栖复惊。

相思相见知何日,

此时此夜难为情

Qiūfēng cí

qiūfēng qīng,

qiūyuè míng.

Luòyè jù hái sàn,

hán yā qī fù jīng.

Xiāngsī xiāng jiàn zhī hé rì,

cǐ shí cǐ yè nánwéiqíng

Gió thu thanh

Trăng thu sáng.

Lá rụng lúc tụ lúc tán,

Quạ lạnh đang đậu bỗng rùng mình.

Nhớ nhau không biết ngày nào gặp?

Lúc ấy đêm ấy chan chứa tình.

Tuyển Tập Thơ Tình Trung Quốc Hiện Đại Hay Muôn Thuở

Share

Facebook

Twitter

Pinterest

Gửi tới bạn đọc yêu thơ, tuyển tập thơ tình Trung Quốc hiện đại hay nhất mọi thời đại. Những bài thơ tình Trung Hoa sống mãi với thời gian, càng đọc càng cảm thấy đó là những “tuyệt phẩm” thi ca. Những vần thơ ngôn tình Trung Quốc hay ngắn gọn, đó là những vần thơ ai oán của cuộc tình lầm lỡ, hay sự chia ly sầu biệt, sự thăng hoa hạnh phúc trong tình yêu… càng đọc càng cảm thấy yêu mến thể loại thơ này.

Ẩm tửu khán mẫu đơn

Kim nhật hoa tiền ẩm

Cam tâm túy sổ bôi

Đản sầu hoa hữu ngữ:

Bất vị lão nhân khai

Dịch Nghĩa:

Hôm nay uống rượu bên hoa

Vui lòng say sưa mấy chén

Chỉ e hoa sẽ nói:

Không phải nở cho người già

Dịch Thơ:

Uống rượu ngắm hoa mẫu đơn

Hôm nay uống rượu ngắm hoa

Cạn đôi ba chén gọi là mua vui

Chỉ e hoa nói lên lời:

Em không phải nở cho người già nua

Bản dịch của Tương Như

Hôm nay uống rượu trước hoa

Đành say mấy chén gọi là mà thôi

Buồn thay hoa biết nói cười:

Có đâu muốn nở vì ai ông già!

Bản dịch của Trần Trọng San

Nguyên tác: Lưu Vũ Tích

Bài Từ Theo Điệu

Bất thị ái phong trần,

Tự bị tiền duyên ngộ.

Hoa lạc hoa khai tự hữu thì,

Tổng lại đông quân chủ.

Khứ dã chung tu khứ,

Trú dã như hà trú?

Nhược đắc sơn hoa sáp mãn đầu,

Mạc vấn nô quy xứ!

Dịch Nghĩa:

Bài Từ Theo Điệu “Bốc Toán Tử” (1)

Chẳng phải thích cuộc sống phong trần, (2)

Tựa như bị lỗi lầm tiền kiếp.

Hoa rơi, hoa nở tự có thời,

Đều do chúa xuân làm chủ. (3)

Bỏ đi, đã đành là nên bỏ đi,

Ở lại, biết ở lại như thế nào?

Giá mà được hái hoa núi cài đầy đầu, (4)

(Thì) chẳng cần phải hỏi tôi về đâu!

Dịch Thơ: (THEO NGUYÊN ĐIỆU)

Chẳng phải muốn phong trần,

Tựa bị lầm tiền kiếp.

Hoa nở hoa rơi tự có thì,

Bởi chúa xuân sắp xếp.

Bỏ, đành là nên bỏ,

Ở, biết làm sao ở?

Giá được hái hoa dắt mái đầu,

Dẫu về đâu cũng bỏ!

Bản dịch của Nguyễn Thị Bích Hải

Dịch Thơ: (THEO THỂ LỤC BÁT)

Phải đâu thích kiếp phong trần,

Tựa hồ túc trái tiền oan lỡ lầm.

Hoa rơi hoa nở âm thầm,

Toàn do một vị chúa xuân xếp bày.

Nên đi cho khỏi chốn này

Ở thì biết ở sao đây, hỡi trời?

Ước bông hoa núi hái cài,

Cần chi phải hỏi thân này về đâu?

Bản dịch của Nguyễn Thị Bích Hải

Bá Hề

Bá hề khiết hề!

Bang chi kiệt hề!

Bá dĩ chấp thù,

Vị vương tiền khu.

Tự bá chi đông,

Thủ như phi bồng.

Khởi vô cao mộc,

Thùy chích vi dung.

Kỳ vũ, kỳ vũ,

Cảo cảo xuất nhật.

Nguyện ngôn tư bá,

Cam tâm thủ tật.

Yên đắc huyên thảo (1)

Ngôn thụ chi bội.

Nguyện ngôn tư bá,

Sử ngã tâm muội.

Dịch Nghĩa:

Chàng Ơi

Chàng ơi, chàng thật là tài giỏi,

Chàng là người tài năng nổi bật trong nước.

Chàng cầm cây côn,

Vì vua mà xung phong ở hàng đầu.

Từ khi chàng đi sang Đông,

Đầu tóc em rối như cỏ bồng.

Há vì em không có phấn sáp chải gội,

(Nhưng vắng chàng) em trang điểm cho ai?

Mong mỏi trời mưa,

Mà mặt trời lộ ra sáng tỏ.

Em nguyện cứ tưởng nhớ đến chàng,

Mà cam lòng cho đầu đau nhức.

Làm sao có được cỏ quên sầu,

Trồng vào mái nhà phía Bắc.

Em nguyện cứ tưởng nhớ đến chàng,

Dù (nỗi nhớ) khiến tim em phải đau đớn.

Dịch Thơ:

Chàng người uy vũ anh hùng,

Tài năng trội nhất ở trong nước này.

Cây thù cầm chắc trong tay,

Tiên phong đột trận ra tài giúp vua.

Sang Đông từ độ chàng đi,

Đầu tóc thiếp rối khác chi cỏ bồng.

Phấn son nào phải thiếp không,

Vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai?

Mỏi lòng trông giọt mưa sa,

Mặt trời đâu đã hiện ra rực hồng.

Lòng em chỉ nguyện nhớ chồng,

Đầu tuy có nhức nhưng lòng cũng cam.

Ước gì được cỏ quên lo,

Đem về chái bắc để cho em giồng.

Hãy xin để thiếp nhớ chồng,

Dẫu cho đau đớn trong lòng quản bao.

Bản dịch của Tạ Quang Phát – có thay đổi một số chữ

Bạt Bồ

Triêu phát Quế Lan chử

Trú túc tang du hạ

Dữ quân đồng bạt bồ

Cánh nhật bất thành bả

Dịch Nghĩa:

Nhổ Cỏ Bồ (1)

Sáng ra đi từ bến Quế Lan,

Ngày nghỉ dưới bóng cây dâu cây du.

Cùng chàng nhổ cỏ bồ,

Suốt ngày chẳng đầy nắm.

Dịch Thơ:

Sáng đi từ bến Quế Lan,

Ngày thì ngơi nghỉ dưới làn bóng du.

Đôi ta cùng nhổ cỏ bồ,

Suốt ngày một nắm cũng chưa chịu đầy.

Bốc Toán Tử

Ngã trú Trường Giang đầu,

Quân trú TRường Giang vĩ.

Nhật nhật tư quân bất kiến quân,

Cộng ẩm Trường Giang thủy.

Thử thủy kỷ thời hưu?

Thử hận hà thời dĩ?

Chỉ nguyện quân tâm tự ngã tâm,

Định bất phụ tương tư ý.

Dịch Nghĩa:

Bài Từ Theo Điệu “Bốc Toán Tử”

Em ở đầu Trường Giang, (1)

Chàng ở cuối Trường Giang.

Ngày ngày nhớ chàng chẳng thấy chàng

Cùng uống nước Trường Giang.

Dòng sông này bao giờ ngừng trôi?

Nỗi hận này bao giờ mới hết?

Chỉ mong lòng chàng như lòng em,

Nhất định không phụ nỗi niềm nhớ nhau.

Dịch Thơ:

Em ở đầu Trường Giang,

Chàng ở cuối Trường Giang.

Ngày ngày nhớ chàng chẳng thấy chàng,

Cùng uống nước Trường Giang.

Sông bao giờ ngừng trôi?

Hận bao giờ mới nguôi?

Chỉ mong lòng chàng như lòng thiếp,

Nhớ nhau chung thủy trọn đời.

Cai Hạ Ca

Lực bạt sơn hề, khí cái thế,

Thời bất lợi hề, truy (1) bất thệ

Truy bất thệ hề khả nại hà,

Ngu (2) hề, Ngu hề nại nhược hà.

Dịch Nghĩa:

Cai Hạ Ca (3)

Sức nhổ núi hề, khí phách trùm đời,

Thời bất lợi hề, ngựa ô truy không chạy nữa.

Ngựa không chạy nữa hề, biết làm sao?

Ngu Cơ ơi, Ngu Cơ ơi, biết làm sao?

Dịch Thơ:

Sức nhổ núi, khí trùm đời,

Ngựa truy chùn lại bởi thời không may.

Ngựa chùn, biết tính sao đây?

Ngu Cơ ơi, tính sao đây hỡi nàng?

Cổ biệt ly

Dục biệt khiên lang y,

“Lang kim đáo hà xứ?

Bất hận quy lai trì,

Mạc hướng Lâm Cùng khứ!”

Dịch Nghĩa:

Cổ Biệt Ly

Sắp chia tay, níu áo chàng,

“Chàng giờ đến phương nào?

Không giận chàng về muộn,

Xin chàng chớ đến Lâm Cùng (1)!”

Dịch Thơ:

Sắp xa, em níu áo,

Hỏi: “Chàng đến nơi nao?

Chẳng giận chàng về muộn

Lâm Cùng xin chớ theo!”

Bản dịch của Nguyễn Thị Bích Hải

Cổ oán biệt

Sáp sáp thu phong sinh,

Sầu nhân oán ly biệt.

Hàm tình lưỡng tương hướng,

Dục ngữ khí tiên yết.

Bi lai khước nan thuyết.

Biệt hậu duy sở tư,

Thiên nhai cộng minh nguyệt.

Dịch Nghĩa:

Buồn Ly Biệt

Gió thu nổi gấp gấp

Người buồn oán hờn vì ly biệt.

Chan chứa tình khi đối diện nhau,

Muốn nói đã nghẹn lời.

Lòng cuộn ngàn muôn mối,

Buồn khổ mà khó nói thành lời.

Chia tay rồi chỉ còn nỗi nhớ,

Hai phương trời cùng chung một ánh trăng.

Dịch Thơ:

Gió thu nổi thê thiết,

Người buồn xót ly biệt.

Nhìn nhau tình chứa chan,

Muốn nói lời nghẹn nấc.

Lòng muôn mối tơ vò,

Làm sao nên lời được.

Xa nhau lòng nhớ nhung.

Chỉ chung vầng trăng khuyết.

Bản dịch của Nguyễn Thị Bích Hải

Theo Thuvientho.com

Lượm – Du Học Trung Quốc 2022

Lượm là một bài thơ bốn chữ được viết bởi nhà thơ Tố Hữu vào năm 1949 trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà . [1] Bài thơ khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc tên Lượm với tính cách hồn nhiên, nhí nhảnh, vui tươi, hăng hái, vô cùng dũng cảm và lạc quan, yêu đời. Bài thơ đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Tiếng Việt phần Tập đọc lớp 2 và Ngữ văn lớp 6 học kỳ II.

Văn bản bài thơ này in trong cuốn Thơ Tố Hữu – Nhà xuất bản giáo dục – 1995 trang 240 được Tố Hữu ghi rõ là viết năm 1949 . Trong hồi kí Nhớ lại một thời , ở cả hai lần in của Nhà xuất bản Hội nhà văn năm 2000 trang 260, Nhà xuất bản VHTT năm 2002 trang 200, Tố Hữu lại cho biết: Ông viết bài thơ này vào năm 1952 khi dự Hội nghị Trung ương lần thứ 3 ngày 21 tháng 1 năm 1952. “Chính trong Hội nghị Trung ương lần thứ 3 này một đồng chí ở Thừa Thiên ra kể cho tôi nghe về những tấm gương chiến đấu dũng cảm ở quê nhà và cho tôi biết tin về cháu Lượm”. [2]

Lượm là một cậu bé còn nhỏ tuổi, làm liên lạc. Mở đầu bài thơ, nhà thơ Tố Hữu không đi vào giới thiệu chi tiết về lai lịch, quê hương. Lượm là tên riêng nhưng hình ảnh của Lượm lại không phải chỉ riêng một con người nào cả. Tố Hữu đặt hình ảnh chú bé Lượm trong bối cảnh chiến tranh, những ngày cách mạng bùng nổ ở Huế. Tác giả thành công xây dựng hình tượng em bé tuổi thiếu niên làm công tác liên lạc trong chiến tranh. Các em không chỉ thông minh, nhí nhảnh, hồn nhiên, yêu đời mà còn mang trong mình một trái tim yêu nước, yêu dân tộc và cái đặc biệt nhất của Lượm chính là sự dũng cảm, lạc quan ngay cả khi trên chiến trường mặt trận đầy bom đạn.

Khi đi làm liên lạc, một công việc cực kỳ nguy hiểm và đòi hỏi sự bí mật đến cao độ nhưng chú bé Lượm lại luôn bộc lộ vẻ hồn nhiên, vô tư. Trong đạn bom ác liệt, Lượm vẫn thực hiện công việc đều đều của mình. Cái chết đến với Lượm quá bất ngờ khi chú bé đang trên đường đi làm liên lạc, Lượm nằm xuống giữa cánh đồng lúa bát ngát.[3]

Bằng Việt – Du Học Trung Quốc 2022

Bằng Việt nguyên quán xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội). Ông sinh năm 1941 tại phường Phú Cát, thành phố Huế nhưng có cuộc sống tuổi thơ ở Hà Tây, học trung học tại Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp khoa Pháp lý, Đại học Tổng hợp Kiev. Liên Xô năm 1965, Bằng Việt về Việt Nam, công tác tại Viện Luật học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Đến năm 1969, ông chuyển sang công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1970, ông tham gia công tác ở chiến trường Bình Trị Thiên, với tư cách là một phóng viên chiến trường và làm tại Bảo tàng truyền thống cho đoàn Trường Sơn. Năm 1975, ông công tác ở Nhà xuất bản Tác phẩm mới.

Sau khi về Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (gọi tắt là Hội Văn nghệ Hà Nội) năm 1983, ông được bầu làm Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (1983-1989) và là một trong những người sáng lập tờ báo văn nghệ Người Hà Nội (xuất bản từ 1985).

Sau đó được bầu làm Uỷ viên Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, làm tổng biên tập tờ tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam (1989-1991).

Năm 2001, ông được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội và được bầu lại làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2006 – 2010.

Tại Đại hội lần thứ VII Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (tháng 9 năm 2005), Bằng Việt được bầu làm một trong 5 Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.

Ông cũng từng làm Thư ký thường trực, rồi Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội (1991-2000).

Sau Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VII, Bằng Việt đã đệ đơn lên Ban Chấp hành xin từ chức sau khi đã giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Thơ suốt hai nhiệm kỳ với lý do công việc.