Thơ Hay Về Biên Giới / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Kovit.edu.vn

Lắng Sâu Những Vần Thơ Về Biên Giới, Biển Đảo

Biên phòng – Bộ Chỉ huy BĐBP Thanh Hóa và Tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh vừa phối hợp tổ chức buổi tổng kết và trao giải Cuộc thi thơ về đề tài “Biên giới và biển đảo năm 2023”. Cuộc thi đã dành được sự quan tâm, hưởng ứng tham gia của đông đảo cán bộ, chiến sĩ BĐBP và những người yêu thơ trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa và lãnh đạo BĐBP tỉnh trao giải nhất cho tác giả Hải Minh với tác phẩm “Em đắp mộ gió cho anh”. Ảnh: Thanh Thuận

Cuộc thi thơ về đề tài “Biên giới và biển đảo năm 2023” được phát động từ ngày 1-12-2023 đến hết ngày 30-11-2023. Cuộc thi thể hiện tình cảm, trách nhiệm công dân qua các tác phẩm thơ về biên giới và biển, đảo; phản ánh sinh động hoạt động của lực lượng BĐBP Việt Nam, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân đang công tác, sinh sống nơi biên giới, hải đảo của Tổ quốc.

Sau một năm triển khai, Ban tổ chức đã nhận được hơn 600 bài thơ của hơn 200 tác giả ở khắp mọi miền đất nước, thuộc nhiều thành phần, lứa tuổi. Nhiều tác giả gửi dự thi nhiều lần, mỗi lần dự thi nhiều bài. Trong đó, chị Lê Thị Thanh Thủy (bút danh Phong Lan), người có tình cảm đặc biệt với BĐBP, đã gửi dự thi hơn 100 bài thơ. Các tác giả là cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu ở các chiến trường chiếm tỉ lệ khá đông.

Đặc biệt là sự tham gia của các tác giả trong lực lượng BĐBP, trong đó tiêu biểu có Thiếu tướng Nguyễn Sinh Xô (nguyên Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP), Văn Hùng (cựu sĩ quan BĐBP Thanh Hóa)… Các tác giả là cán bộ, chiến sĩ BĐBP đang công tác trên hai tuyến biên giới của tỉnh tham gia dự thi khá đông, tiêu biểu như Thịnh Kiên, Lê Văn Long, Phan Doãn Thà, Lê Văn Nhất, Lê Ngọc Đản, Thao Văn Đua, Nguyễn Văn Hảo, Ngô Ngọc Sơn…

Các tác giả dự thi có người là nhà thơ thành danh, nhưng cũng có nhiều người lần đầu đến với thơ ca bằng những câu chữ mộc mạc, chân chất, thắm đượm tình yêu quê hương, đất nước và trách nhiệm công dân. Các tác giả là cựu chiến binh đều có cái nhìn và sự đồng cảm sâu sắc và tinh tế với những gian lao của các chiến sĩ nơi biên cương, hải đảo. Các tác giả đang là cán bộ, chiến sĩ BĐBP lại chân chất thổ lộ công việc, tấm lòng của người trong cuộc.

Ở góc nhìn chuyên môn, nhà thơ Hoàng Trọng Cường, Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh nhận xét, các tác phẩm dự thi rất phong phú về thể loại, giọng điệu, đa phong cách, đa thanh. Có tác giả trau chuốt câu chữ kỹ càng, cấu tứ chặt chẽ, nhưng cũng có nhiều tác giả “bê nguyên xi” đời sống thô ráp với chất giọng hồn nhiên, đáng yêu… Qua những bài thơ dự thi, có thể thấy, các tác giả đều thể hiện được tấm lòng, nỗi trăn trở và khát vọng của con người trước thời cuộc.

Không ít bài thơ, câu thơ hay, gây xúc động, để lại ấn tượng trong người đọc: “Em đắp mộ gió cho anh/ Cạnh thầy, mộ gió cỏ xanh bời bời… Những hùng binh đã khát quê/ Gió rần rật thổi nhập về mộ thiêng/ Bao mộ gió, âm vọng riêng/ Của làng biển, giai điệu miền cát bay” (Em đắp mộ gió cho anh – Hải Minh).

Những tâm tư tình cảm, những trải lòng trước nỗi gian nan, vất vả của người chiến sĩ Biên phòng, những người đang ngày đêm canh giữ sự bình yên của bản làng biên giới, biển đảo cũng được thể hiện rõ nét: “Trong đêm tuần tra, những chuyến đi xa/ Biển dữ dội và màn đêm dữ dội/ Chỉ một chút thôi là sóng chìm sóng nổi/ Bóng đen nào giăng kín bủa vây”. (Tình yêu người chiến sĩ Biên phòng – Lê Văn Long); “Đêm mật phục/ Thâu đêm con mắt thức/ Sương giăng lớp lớp/ Cách một tầm tay không nhìn rõ mặt/ Đi nhẹ nhàng từng bước/ Cứ lần theo người trước mà đi/ Con vắt hút căng bụng máu/ Con kiến cắn buốt thịt da…” (Đêm mật phục – Nguyễn Thanh Xuyết).

Gìn giữ biên giới, biển đảo của Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả của người chiến sĩ Biên phòng. Sau những lúc phải chống chọi với bão tố, hiểm nguy, ở nơi rừng sâu biên giới, vẫn yên bình một khung trời giản dị non nước Việt: “Thi thoảng có những chiều hoàng hôn/ Lính đảo chúng tôi quây quần ngồi lặng lẽ/ Không ai nói gì, mắt hướng về đất mẹ/ Nghe biển rì rầm và đón trăng lên (Khoảng lặng – Đỗ Xuân Thu); “Những cung đất đan hoa tay, ủ hồn rừng, vía núi/ Thao thiết câu khặp, câu xường của bà, của mẹ/ Những cung đất làm nôi cho tiếng cu cườm vời vợi khoảng ban trưa” (Ruộng bậc thang – Thanh Giang)…

Tại lễ tổng kết và trao giải cuộc thi, Ban tổ chức đã chọn ra 10 tác phẩm chất lượng để trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 4 giải Tư. Hy vọng, sau cuộc thi này, sẽ xuất hiện nhiều hơn nữa những gương mặt thơ mới, tiếp tục ngợi ca người lính Biên phòng, tình yêu biên giới, biển đảo thiêng liêng nơi đầu sóng ngọn gió.

Thanh Thuận

Những Câu Thơ, Bài Hát… Cùng Ra Biên Giới

(HBĐT) – Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, nếu bài hát nào có tính phổ biến và đi nhanh vào tâm khảm của quân dân ta từ sự kiện 17/2/1979 thì đó chính là bài “Chiến đấu vì độc lập tự do” của nhạc sĩ Phạm Tuyên. “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới/Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới/Quân xâm lược bành trướng dã man/Đã dày xéo mảnh đất tiền phương/Lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp dải biên cương…”. Câu hát này vang vọng từ mỗi thôn, xóm, trường học, giảng đường đến các chiến hào đang còn vương khói súng…

Bài hát như lời hiệu triệu cả dân tộc đoàn kết, vững tâm và sẵn sàng giáng trả kẻ thù xâm lược. Nhạc sĩ Phạm Tuyên cũng là tác giả của nhiều ca khúc ngợi ca các liệt sỹ anh hùng LLVT nhân dân đã hy sinh nơi biên cương thân yêu như: “Chúng tôi là đồng đội”, “Có một đóa Hồng Chiêm”. Thời đó, biết bao người đã tha thiết cất lên những câu hát về những anh hùng đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng quê hương, gắn với những địa danh lịch sử như cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), Pò Hèn (Quảng Ninh).

Không chỉ nhạc sĩ Phạm Tuyên, những năm 70, 80 của thế kỷ trước, khi nhà thơ Tạ Hữu Yên viết câu thơ “Ngăn bước quân thù phía Nam, phía Bắc” ghi lại cả một giai đoạn máu lửa, đầy thử thách đối với cả dân tộc, sau khi đất nước ta vừa bước ra khỏi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài trên 20 năm. Chưa kịp một ngày yên bình, kẻ thù xâm lược lại một lần nữa dày xéo lên một đất nước còn đầy rẫy vết thương chiến tranh. Và một lần nữa, cả nước lại lên đường đánh giặc. Trong lớp lớp người tham gia vào công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc, có biết bao nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ, họa sĩ cùng xung trận bằng các tác phẩm văn học, nghệ thuật.

Thính giả của Đài Tiếng nói Việt Nam những năm tháng đó làm sao có thể quên những câu hát cháy bỏng do ca sĩ Ái Vân trình bày “Hãy cho tôi lên đường” (Hoàng Vân), hay Trần Tiến tự đệm ghi ta với “Những đôi mắt mang hình viên đạn”, tốp ca nam Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị với “Chiều dài biên giới” (Trần Chung), “Lời tạm biệt lúc lên đường” (Vũ Trọng Hối), “Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận” (Hồng Đăng), “Hát về anh” (Thế Hiển). Sau này có “Chiều biên giới” (Lò Ngân Sủn – Trần Chung), “Hoa sim biên giới” (Minh Quang) và nhiều bài hát hay về biên giới, về cuộc chiến đấu oai hùng của quân dân ta…

Nhiều nhà thơ, bài thơ đã xuất hiện trong giai đoạn này, thường được xuất hiện trên các ấn phẩm như Tạp chí Văn nghệ quân đội, Báo Văn nghệ, chương trình Tiếng thơ của Đài tiếng nói Việt Nam. Tâm tình của người chiến sỹ, của người dân vùng biên; ý chí quyết tâm vượt qua khó khăn, gian khổ, hy sinh, mất mát để giành độc lập dân tộc được truyền tải kịp thời tới mọi miền. Các tác giả: Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Đình Chiến, Lưu Quang Vũ… được nhắc tới bởi các vần thơ lửa cháy, thiết tha. Nhà thơ quân đội Nguyễn Đình Chiến từng có những câu thơ nằm lòng bạn đọc: “Đất của mình chứ đất của ai/Phải xông lên mà giữ/Tiếng các em gọi nhau trong chiến hào khói lửa/Còn cháy lòng bao chiến sỹ xung phong” (Gặp lại các em – giải A cuộc thi thơ Báo Văn nghệ). Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm có một bài thơ phổ nhạc, được lan truyền rất rộng trong giới sinh viên Hà Nội một thời “Tôi không thể mang về cho em”: “Tôi không thể nào mang về cho em/Trên những đồi biên cương chảy máu/Mắt đồng đội sau những ngày chiến đấu/ Khẩu súng ghì nóng bỏng đất Hòa An”. Trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, có một mùa xuân những năm tháng biên giới không bình yên, bài thơ “Điểm tựa” (Lê Đức Thọ) từng được cất lên giữa đêm giao thừa.

Bao con người đất Việt đang đón xuân vẫn hướng về những chiến sỹ đang ngày đêm trên điểm tựa: “Gạo sấy khoai mì bát canh toàn quốc/Và nước chấm đại dương đỡ lúc đói lòng/Cũng có bữa thịt ấm chân răng/Nhưng có khi cơm toàn muối trắng”. Nhiều quê hương, vùng đất, điểm tựa đi vào các bài ký, truyện ngắn như: chốt Cao Ba Lanh, đồi Thâm Mô, Chậu Cảnh, đèo Khau Chỉa, Thanh Thủy, Vị Xuyên, Phố Lu… Các địa danh như: pháo đài Đồng Đăng, thị xã Lạng Sơn cũng đã đi vào điện ảnh. Bộ phim “Đất mẹ” (đạo diễn nhân dân Hải Ninh), “Thị xã trong tầm tay” (đạo diễn Đặng Nhật Minh), phim “Cha và con” cũng được ra đời mang khí thế hừng hực chống giặc ngoại xâm những năm tháng ấy…

40 năm rồi, kể từ ngày quân Trung Quốc tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc, những lời thơ, câu hát, bộ phim đó vẫn luôn vang vọng trong lòng mỗi người dân đất Việt.

Những Bài Ca Biên Giới Không Thể Nào Quên

Thứ hai – 16/02/2009 17:24

Đẹp nên thơ:

Em ơi, có nơi nào đẹp hơn chiều biên giớikhi mùa đào hoa nởkhi mùa sở ra câylúa lượn bậc thang mâymùi tỏa ngát hương bay…(“Chiều biên giới” – nhạc: Trần Chung, thơ: Lò Ngân Sủn, 1980)

Đẹp hùng vĩ và dữ dội:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời(“Tây Tiến” – nhạc: Phạm Duy, thơ: Quang Dũng)

Cũng như một số nhạc sĩ lấy biên giới làm nguồn cảm hứng sáng tác mà chưa hề thực sự tới ” nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt“, người nghe có thể chưa một lần đến biên giới. Nhưng đâu có sao, âm nhạc sẽ đưa chúng ta tới vùng đất ấy, để ta đứng trên đỉnh núi cao thăm thẳm, nhìn khoảng không bao la, mây chiều và khói lam nhà ai bảng lảng dưới bản làng…

Hay những đồi đầy nắng gió, bạt ngàn hoa sim tím. Hay nơi rừng âm u, mây núi mênh mông, ngày nắng cháy và đêm giá lạnh… Nghệ thuật là thế, là sức tưởng tượng và khái quát của các nghệ sĩ, là sự cảm nhận đồng điệu của người thưởng thức.

Không rõ bài hát Việt Nam đầu tiên viết về biên giới là bài nào, nhưng ngay từ năm 1947, khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang vào giai đoạn căng thẳng, khốc liệt nhất, nhạc sĩ Phạm Duy – một trong những gương mặt đầu tiên của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại (tân nhạc) – đã có một sáng tác rất nổi tiếng, “Bên cầu biên giới”, viết tại thị xã Lào Cai, đúng ở nơi có chiếc cầu phân chia biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

Nổi tiếng vì lẽ, ngoài chuyện hay, đó còn là một trong những bản nhạc tình hiếm hoi của thời ấy. Tuy nhiên, biên giới trong bài hát này hiện lên đẹp thì vẫn đẹp, mà mang nỗi buồn của một người trẻ tuổi nhìn quê hương bị giặc tàn phá, nhìn những mộng ước tuổi xuân xưa đổ vỡ.

Sau này khi về lại Việt Nam định cư (năm 2005), nhạc sĩ Phạm Duy có công bố thêm một ca khúc khác nhắc tới biên giới. ” Rải rác biên cương mồ viễn xứ “… Đó là bài “Tây Tiến”, ông phổ nhạc thi phẩm nổi tiếng của nhà thơ Quang Dũng.

Hành khúc viễn chinh

Tuy nhiên, thời kỳ mà các bài ca biên giới ra đời nhiều hơn cả, có lẽ là giai đoạn cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ trước.

Ngay trong đêm 17-2-1979, khi nghe tin chiến sự bùng nổ ở biên giới Việt – Trung, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã viết ca khúc mở màn cho dòng nhạc “biên giới phía Bắc” thời kỳ này. Đó là bài “Chiến đấu vì độc lập tự do”, được dàn hợp xướng Đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam biểu diễn lần đầu tiên chỉ vài ngày sau đó. Ca từ rất hào hùng:

Ông kể thêm, về sau này, khi không khí chính trị và tình hình quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đổi khác, một cách không chính thức, bài hát không còn được phổ biến nữa. Cách đây mấy năm, có nhà xuất bản muốn in nó trong một tuyển tập ca khúc của thời kỳ ấy, với điều kiện nhạc sĩ sửa lại một số từ. Ông gạt đi: ” Bài hát nào ra đời cũng có giá trị lịch sử của nó. Lúc đó tôi sáng tác hoàn toàn từ cảm xúc của mình. Tình cảm chân thật thì làm sao chối bỏ được? ” Thế là biên tập viên đành bỏ bài hát ra khỏi tuyển tập.

Cùng thể loại hùng ca với “Chiến đấu vì độc lập tự do” là bài “Lời tạm biệt lúc lên đường” của nhạc sĩ Vũ Trọng Hối, thật sự là một bản hành khúc viễn chinh đầy bi tráng:

Lòng người Việt Nam nào đâu thích gì đạn bom Ngọn nguồn đau thương trải qua đã nhiều rồiViệt Nam ơi, Việt Nam ơi…

Và không thể không nhắc tới bản hùng ca “Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận” (1979) của nhạc sĩ Hồng Đăng. Không trong sáng, thiết tha như ” tiếng ve trên đường vắng, hát theo bước hành quân, mãi xa vẫn còn ngân, tiễn tôi ra mặt trận ” (“Kỷ niệm thành phố tuổi thơ”) năm nào, Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận hừng hực khí thế cả nước lên đường chiến đấu, một lần nữa.

Lịch sử gọi ta xông lên phía trước Sẽ viết trọn bài ca anh hùng cứu nước.

Nhạc sĩ Trần Tiến góp vào không khí của thời kỳ đó với bài “Những đôi mắt mang hình viên đạn”. Ca từ gợi hình ảnh siêu thực: đôi mắt của những người già và trẻ em – nạn nhân của quân xâm lăng – đang khóc than nơi biên giới.

Nhạc sĩ quân đội Thế Hiển thì có bài “Hát về anh”, đề cập trực tiếp tới những hy sinh thầm lặng của người lính biên phòng.

Cho tôi ca bài ca về người chiến sĩ nơi tuyến đầu. Nơi biên cương rừng sâu, anh âm thầm chịu đựng gió sương.Dẫu có những gian lao,dẫu có những nhọc nhằnmang trong trái tim anh trọn niềm tin… Tình ca biên giới

Tuy vậy, có sức sống mãnh liệt nhất trong dòng nhạc biên giới vẫn là các bản tình ca. Đậm chất trữ tình, chan chứa tình cảm đôi lứa, đó là điều làm nên sự khác biệt giữa dòng nhạc biên giới với dòng ca khúc trong hai cuộc chiến chống Pháp và nhất là chống Mỹ.

Nếu như nhạc thời chiến tranh chống Mỹ (kể cả tình ca) có phần hào hùng, mang tính cổ vũ chiến đấu cao hơn, thì những khúc tình ca biên giới giờ đây nhiều tình cảm với nỗi nhớ nhung được tô đậm hơn. Ở đây, tình yêu đôi lứa hòa quyện một cách nhuần nhuyễn với tình yêu quê hương đất nước, không hề có sự “lên gân”, “hô khẩu hiệu”, giảm bớt khí thế hừng hực diệt thù. Nói cách khác, nếu nhạc chống Mỹ còn nhiều bài “cứng” thì các ca khúc thời kỳ này mềm mại hơn hẳn, trữ tình hơn hẳn.

Chính vì thế, những bản ballad cách mạng này dễ đi vào lòng người và có sức sống bền lâu. Không ai quên được những nét nhạc và lời ca tha thiết tình cảm của “Hoa sim biên giới” (Minh Quang), “Thư gửi cho nhau” (Phan Huấn)…

Nếu em lên biên giới, Em sẽ gặp bạt ngàn hoa –– hoa sim, giữa đồi nắng gió, tím như ai chờ mong…

Như một lời thủ thỉ với người thương. “Hoa sim biên giới” rất được những người lính biên cương yêu thích. Cũng giống như “Nơi đảo xa”, “Chút thư tình của người lính biển” là hai ca khúc mà bất cứ chàng lính hải quân nào cũng biết tới và có thể nghêu ngao.

Một điều thú vị là có tới ba bài hát cùng được người yêu nhạc gọi tên là “Chiều biên giới”.

Chiều biên giới em ơi Có nơi nào xanh hơnNhư chồi non cỏ biếcNhư rừng cây của lá,như tình yêu đôi ta…(“Chiều biên giới” – nhạc: Trần Chung, thơ: Lò Ngân Sủn)

(“Lời thương ta ngỏ cùng nhau” – Đức Miêng)

Do thói quen của nhiều khán thính giả Việt Nam là lấy luôn những từ đầu tiên của ca khúc làm tên bài hát, nên “Lời thương ta ngỏ cùng nhau” của nhạc sĩ Đức Miêng đã bị nhiều người gọi nhầm là bài “Chiều biên giới”.

Bài “Chiều biên giới” thứ ba là của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên, sáng tác khi ông đang tham gia chiến đấu ở vùng biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc, năm 1978.

Sinh thời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng có một tác phẩm về biên giới – bài “Em ở nông trường, em ra biên giới” (1981), ông viết như một cách tưởng nhớ 20 cô gái thanh niên xung phong tình cờ gặp mặt, và họ đều đã hy sinh ở biên giới Tây Nam.

Từ biên giới xa chốn em sương mù Rừng sâu tìm những lối mòn qua… Anh hùng, lãng mạn và bình dị

Chất trữ tình nhiều hơn – đó là nét khác biệt; còn điểm chung giữa dòng nhạc biên giới thời này và nhạc chống Mỹ, chống Pháp thời trước vẫn là lòng yêu nước, tinh thần lạc quan và can đảm của người lính. Không một chút bi lụy hay lùi bước trước hiểm nguy.

Mọi thế hệ người yêu nhạc đều sẽ luôn cảm thấy sức trẻ, tình yêu cuộc sống và ý chí của tuổi thanh xuân trong các ca khúc như: “Ngày mai anh lên đường” (Thanh Trúc, khoảng 1978), “Gửi lại em” (Vũ Hoàng, 1978, sáng tác trong thời kỳ chiến tranh biên giới Tây Nam), “Nơi đảo xa” (Thế Song, 1979), “Tình ca mùa xuân” (nhạc Trần Hoàn, thơ Nguyễn Loan, 1979), “Chút thư tình người lính biển” (nhạc Hoàng Hiệp, thơ Trần Đăng Khoa, 1981), “Cánh hoa lưu ly” (Diệp Minh Tuyền), “Mùa xuân bên cửa sổ” (Xuân Hồng)…

Một vài ca khúc của dòng nhạc biên giới hiện giờ đã “biến mất”, nghĩa là không còn được biểu diễn trên các sân khấu lớn, trên sóng truyền hình, hay ghi âm, in ra sách… Việc không lưu hành những bài này là theo một thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc nhằm bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước.

Ngoài ra, theo tác giả của bài hát đầu tiên trong dòng “biên giới phía Bắc” – nhạc sĩ Phạm Tuyên với “Chiến đấu vì độc lập tự do” – thì một ca khúc có thể mang tính lịch sử, nghĩa là chỉ thích hợp với một giai đoạn nào đó.

Dĩ nhiên, với tư cách một nhạc sĩ, ông luôn trân trọng các bài hát của mình và của đồng nghiệp, và mong mọi tác phẩm âm nhạc đều được phổ biến.

Nhiều bản tình ca biên giới khác thì đã được thế hệ ca sĩ trẻ thể hiện lại. Chẳng hạn, “Gửi em ở cuối sông Hồng”, một thời gắn với tên tuổi Tiến Thành – Thanh Hoa, nay đã đến lớp ca sĩ mới Việt Hoàn – Anh Thơ song ca.

“Tình ca mùa xuân” do Bảo Yến “ngự trị” năm nào giờ đến lượt Quang Dũng cover. Trọng Tấn cũng đã thể hiện “Chiều biên giới”, “Hoa sim biên giới”, “Nơi đảo xa” (từng gắn với giọng ca bất hủ của ca sĩ Tiến Thành – đã mất vì tai nạn giao thông trong một chuyến lưu diễn phục vụ bộ đội biên phòng, năm 1984), v. v…

Nơi giang đầu đã là nguồn cảm hứng sáng tác như thế đối với các nghệ sĩ. Nó gắn với Tổ quốc, gắn với hình ảnh người lính cầm súng gác cho bình yên miền biên thùy, với mối tình của họ vừa lãng mạn vừa bình dị.

Đẹp và lãng mạn thay là hình ảnh:

Anh ở biên cương, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt … Em ở phương xa, cách mười sông ba núi bốn đèo.

Bình dị và cảm động thay là hình ảnh:

(*) Bài viết đã đăng trên chuyên san “Tuần Việt Nam” của “VietNamNet”. Bản đăng trên NCTG là bản gốc của tác giả.

Đoan Trang

Theo dòng sự kiện

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giã Biệt Tác Giả Chiều Mưa Biên Giới Nguyễn Văn Đông

GIÃ BIỆT TÁC GIẢ CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI NGUYỄN VĂN ĐÔNG

Trần Củng Sơn

Được tin nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vừa qua đời tại Sài Gòn tối Thứ Hai 26/2/2023 hưởng thọ 87 tuổi ( theo cách tính của truyền thống Việt Nam- ông sinh ngày 15-3- 1932 tại Sài Gòn ); lòng tôi bồi hồi nhớ tới người nhạc sĩ kính mến cùng những ký ức tuổi thơ của mình.

Lúc khoảng 10 tuổi, ôm cây ghi ta mò mẫm từng phím thì Chiều Mưa Biên Giới là một trong những bản nhạc đầu đời tôi khảy đàn. Bài nhạc có 2 dấu thăng, tông Re Trưởng, vừa khảy vừa hát theo lời ca. Thời đó đầu thập niên 60, Chiều Mưa Biên Giới nổi tiếng, nghe qua đài phát thanh Sài Gòn tiếp vận làn sóng cả nước, nghe các anh chị hát ngêu ngao và cho đến hôm nay lời ca và âm điệu của bài hát vẫn còn quen thuộc với nhiều người.

Xin ghi lại lời ca Chiều Mưa Biên Giới :

Chiều mưa biên giới anh đi về đâu? Sao còn đứng ngóng nơi giang đầuKìa rừng chiều âm u rét mướt, Chờ người về vui trong giá buốt người về bơ vơ.Tình anh theo đám mây trôi chiều hoang,Trăng còn khuyết mấy hoa không tànCờ về chiều tung bay phất phới, Gợi lòng này thương thương nhớ nhớ, Bầu trời xanh lơ.

Điệp Khúc: Đêm đêm chiếc bóng bên trời,Vầng trăng xẻ đôi,Vẫn in hình bóng một người. Xa xôi cánh chim tung trời, Một vùng mây nước, Cho lòng ai thương nhớ ai.Về đâu anh hỡi mưa rơi chiều nay, Lưng trời nhớ sắc mây pha hồngĐường rừng chiều cô đơn chiếc bóng, người tìm về trong hơi áo ấm,Gợi niềm xa xăm.Người đi khu chiến thương người hậu phương,Thương màu áo gởi ra sa trườngLòng trần còn tơ vương khanh tướng,Thì đường trần mưa bay gió cuốn,Còn nhiều anh ơi.

Xét về nét nhạc ( melody ) thì dễ nghe, có duyên, nhưng về lời ca thì thật là đặc biệt. Tả cảnh biên giới một chiều mưa nơi người lính chiến đang ở. Nỗi nhớ người yêu phương xa nhẹ nhàng với từ ngữ bay bỗng, lãng mạn pha chất kiêu hùng của người chiến sĩ nơi trận mạc. Còn thêm một chút triết lý “ lòng trần còn tơ vương khanh tướng, thì đường trần mưa bay gió cuốn”.

Trong khi nhạc ở miền Bắc thời đó dùng chữ “ Chiến khu” thì Nguyễn Văn Đông đưa chữ “ Khu chiến” vào bài hát; cũng là một nét độc đáo của Chiều Mưa Biên Giới. 

Mời nghe lại tiếng hát Trần Văn Trạch với Chiều Mưa Biên Giới để cảm nhận cái hay của bài nhạc:

 https://www.youtube.com/watch?v=WQGGGMEOcu8

Nhà phê bình âm nhạc Phạm Văn Kỳ Thanh từng nói với tôi rằng các bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông có tư tưởng lớn.

Một bài khác là Hải Ngoại Thương Ca nét nhạc trong sáng và có những câu chan chứa nỗi ước mơ lớn mạnh của dân tộc Việt Nam : 

Một mùa thương kết muôn hoa lòng. Người về đây nối câu tâm đồng. Về cho thấy xuân hồng má em, Cho tình xưa thôi cách xa, Về chung mái nhà lá. Người về đây giữa non sông này. Hội trùng dương hát câu sum vầy. Về cho thấy con thuyền nước Nam, Đi vào mùa xuân mới sang, xa rồi ngày ấy ly tan. 

Điệp khúc:Tôi đi giữa trời bồi hồi, Cờ bay phấp phới vui ngày đoàn viên. Vinh quang nước Việt đời đời, Anh dũng oai hùng vang danh thế giới. Mặc thời gian tóc pha đôi màu. Mặc đại dương sóng to mưa gào. Đàn chim bé trong làn chớp xanh, Yêu trời tự do Á đông, thương về đồi núi xa xa.

        Mời nghe Hải Ngoại Thương Ca với tiếng hát Hà Thanh:

Ngoài những bài tình ca chan chứa lý tưởng của một chàng trai theo nghiệp chiến binh như Sắc Hoa Màu Nhớ, Mấy Dặm Sơn Khê, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông với bút hiệu Phượng Linh viết ca khúc Đoạn Tuyệt, dòng nhạc ngọt ngào và lời ca u buồn của một kẻ thất tình:

Một mai em có đi lấy chồng. Vòng tay ân ái thay hình bóng. Xác pháo tươi hồng như trái tim, Êm ái trao lòng tôi vết thương. Em biết không em? Một mai đôi ngã xa cách rồi. Người say duyên mới quên thề ước. Xin chiếc khăn nồng hương cố nhân, Đôi mắt em màu xanh ái ân để nhớ muôn đời. 

Nước non còn đó, Người sao chóng quên bao lời thề xưa ước hẹn nhau. Bốn phương trời mây còn đâu nửa ngày vui xưa hoà khúc ca sum vầy. 

Nào ai lấy thước đo tấc lòng. Tình như mây khói trên làn sóng. Anh sẽ đi tìm trong lãng quên, Nhưng cố quên lại càng nhớ thêm. Vì trót yêu rồi.

Mời nghe bài Đoạn Tuyệt của Nguyễn Văn Đông với Thanh Tuyền:

Mấy năm trước, nhạc sĩ Phan Anh Dũng, chủ trương Nguyệt San Cỏ Thơm trên Internet có đăng những bài viết về nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và một số bài hát mới của ông về tình hình đất nước Việt Nam trong nguy cơ bị Tàu xâm chiếm Biển Đông. Điều này chứng tỏ dù tuổi đã cao, đã trải qua mười năm tù Cộng Sản sau năm 1975 vì là sĩ quan cấp tá của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, nhưng Đại Tá Nguyễn Văn Đông vẫn mãi mãi là người nhạc sĩ có tâm tình nồng nàn với dân tộc với đất nước.

Mời nghe bài Trường Sa Lương Tri Thế Giới của Nguyễn Văn Đông:

Mời xem tiểu sử nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông rất đầy đủ do chính ông cung cấp cho đặc san Cỏ Thơm Magazine của nhạc sĩ Phan Anh Dũng ở Virginia.

http://cothommagazine.com/nhac1/NguyenVanDong/TieuSuNhacSiNguyenVanDong-Nov2023.pdf

Gọi phôn cho MC Trần Quốc Bảo, người có nhiều lần gặp gỡ nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông những năm sau này, thì anh nói rằng ngoài tài năng âm nhạc thì tác giả Chiều Mưa Biên Giới có một nhân cách đáng kính, nhất là trong thời gian 10 năm tù Cộng Sản 1975-1985. Khi ra tù về lại Sài Gòn thì nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vẫn sống khép kín và sáng tác. Ông từ chối lời mời của các trung tâm băng nhạc hải ngoại và trong nước để xuất hiện trở lại trước công chúng.

Sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông có một chỗ đứng rực rỡ trong vườn hoa âm văn nghệ của Việt Nam. Nét oai hùng của một vị đại tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bàng bạc trong nhiều tác phẩm ca nhạc lãng mạn của ông. Đó là nét đặc biệt của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông mà bài hát Chiều Mưa Biên Giới tiêu biểu.

Một thời ở chung với nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn ở Canada, được nghe kể lại câu chuyện thi ca trong tù Cộng Sản có một anh làm thơ 4 câu như sau:

Buồn quăng hòn đá xuống giòng sông.

Nó vẽ to dần con số không.

Như mảnh đời dần rồi tan biến.

Chiều mưa biên giới Nguyễn Văn Đông.

Câu cuối bài thơ vì bí vận cho nên anh chàng này dùng chữ như vậy, nói lên sự nổi tiếng của bài hát. Và cũng vì thế mà bài thơ trở thành giai thoại.

Tôi vẫn định xin số phôn của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông để hỏi thăm và tìm hiểu về sự nghiệp sáng tác của ông; nhưng dần dà thời gian qua mau và ông đã từ giã nhân thế.

Xin bày tỏ sự ngưỡng mộ và thương tiếc về người nhạc sĩ tôi kính mến: Nguyễn Văn Đông- Chiều Mưa Biên Giới.

Nửa Khuya Ohio, mùa tuyết đổ 2023

Những Bài Thơ Ngắn Hay Về Nghề Biên Phòng Cảm Động Nhất

Những bài thơ ngắn hay về nghề biên phòng cảm động nhất

Share

Facebook

Twitter

Pinterest

Bài thơ ngắn hay về nghề biên phòng: Tờ lịch cuối

Ai có về cho gửi chút heo may

Để khép lại một ngày đông buốt giá

Tờ lịch cuối tiễn một năm hối hả

Đón hương Xuân đậu trên lá mơn cành

Ai có về cho gửi chút màu xanh

Của rừng núi ôm trọn vành đất mẹ

Nhuộm sắc áo mà bao người lính trẻ

Khoác trên mình mạnh mẽ buổi tuần tra

Ai có về cho sợi nắng vươn ra

Hoàng hôn cũng la cà nơi góc núi

Chim rộn hót gọi bầy sau những bụi

Đám trẻ thơ bó củi cõng theo cùng

Ai có về cho gửi chút nhớ nhung

Làm quà tặng từ vùng anh canh giữ

Màn đêm xuống làm chăn hồng ấp ủ

Những yêu thương không thể cũ bao giờ.

Những chàng lính biên phòng mang trong mình màu áo xanh của rừng núi. Họ phải xa nhà thậm chí ngày cuối năm cũng không được trở về. Ngày cuối cùng của năm, họ muốn gửi chút heo may, gửi chút nhớ nhung đến những người thân yêu.

Những người lính biên phòng quanh năm phải xa nhà

Bài thơ ngắn hay về nghề biên phòng: Yêu anh bộ đội biên phòng

Đêm Nậm Càn thao thức mưa rơi

Bước chân anh nghiêng trời biên giới

Bản làng tin yêu anh bộ đội

Giữ yên từng giấc ngủ em thơ…

Mỗi dòng sông, ngọn núi mây mờ,

Con đường đỏ…hình hài đất nước

Bao nguy nan đang chờ phía trước

Vẫn một lòng gìn giữ quê hương

Khi cùng dân lên rẫy, lên nương

Khi tiếng khèn đón mùa xuân tới

Quả Pao rơi ngập ngừng muốn nói

Em yêu người chiến sỹ biên cương…

Những chàng trai cô gái người Mông

Cùng các anh canh phòng biên giới

Đêm tuần tra sương mù kín núi

Về Nậm Khiên, Nặm Cắn,Nậm Càn…

Dân tin yêu bộ đội biên phòng

Câu hát luôn ngân dài nỗi nhớ

Tiếng sáo ai khuya về trăn trở

Em yêu anh bộ đội biên phòng …

Mỗi bước chân của anh bộ đội biên phòng giúp gìn giữ bình yên cho các em thơ có giấc ngủ ngon, gìn giữ sự bình yên cho Tổ quốc. Dù phía trước họ có rất nhiều gian nan nhưng họ vẫn luôn vững bước.

Bài thơ ngắn hay về nghề biên phòng: Người đẹp và lính biên phòng

Người đẹp không ngủ trong lâu đài

Người đẹp thức với mái sàn chờ đợi

Lính biên phòng đêm tuần tra biên giới

Mang gió rừng lên từng bậc cầu thang.

Người đẹp ngồi bên bếp bóc măng

Ngọn măng trắng hay cổ tay ngần trắng

Dao thái măng thì lưỡi dao lấp loáng

Mắt cắt gì mà sắc thế mắt ơi!

Lính biên phòng đùa một câu thôi

Để được thấy người đẹp cười e lệ

Hàm răng trắng, làn môi tươi tắn thế

Sao bàn tay người đẹp cứ hờ che?

Người đẹp quen đón các anh về

Bếp lửa đỏ hong khô sương núi

Rá sắn luộc thơm từng ngọn khói

Bát khoai lang đảo mật, ngọt câu mời.

Không ăn nhiều, người đẹp không vui

Nụ cười tắt còn lửa nào sáng được

Thì ăn thêm, đáp tấm lòng chân thật

Đường tuần tra còn lắm dốc, đêm dài.

Lính biên phòng lại đi vào mưa rơi

Người đẹp xuống tận chân thang đưa tiễn –

Noọng ngủ ngon! Người đẹp ờ một tiếng

Nghe quen rồi cứ ngọt suốt đường biên!

Những người lính biên phòng thức đêm tuần tra bên dưới. Thức cùng anh có người con gái bản, đêm đêm nhóm lửa hong khô sương núi, luộc khoai, sắn cho các anh ăn ấm lòng.

Bài thơ ngắn hay về nghề biên phòng: Đợi mùa xuân có anh

Đông chẳng còn lạnh nữa phải không anh?

Trời nắng nhẹ cùng mây xanh đẹp quá!

Phố vẫn đông những dòng người hối hả

Anh sắp xa em khi xuân đã cận kề

Tiếng mùa xuân biên giới gọi anh về

Bước bên hoa anh nghe lời non nước

Giận rồi thương – câu ví miền thân thuộc

Như quê hương anh non nước thanh bình

Em muốn về miền quê ấy cùng anh

Muốn hiểu thêm về nghĩa tình biên giới

Cột mốc biên cương hay biển xa vời vợi

Vẫn muốn cùng anh đi tới những bến bờ…

Ở nơi này em viết những vần thơ

Gửi theo anh nỗi mong chờ tha thiết

Đợi mùa xuân hai mình trao mắt biếc

Bài thơ là lời tâm sự của cô gái khi phải chia tay người thương để chàng về nơi biên giới. Giận đấy mà cũng thương lắm đấy. Dù là miền biên cương hay hải đảo, cô gái vẫn muốn được cùng chàng trai sánh bước.

Bài thơ ngắn hay về nghề biên phòng: Dáng đứng biên phòng

Dáng đứng kiêu hãnh Biên phòng

Hồn nhiên ôm trọn núi sông dạt dào

Núi rừng trùng điệp non cao

Giữ chắc tay súng tự hào hiên ngang.

Canh cho đất nước xóm làng

Cờ bay Lũng Cú mãi càng thắm tươi

Giữ cho Tổ quốc rạng ngời

Cỏ cây hoa lá ngàn đời thơm hương.

Giữ cho ánh nắng giọt sương

Bước cùng người lính biên cương xa nhà

Vang lên khúc nhạc bài ca

Hòa cùng dân bản chan hòa yêu thương.

Tuần tra vững bước nẻo đường

Hiểm nguy vất vả coi thường với anh

Anh đi giữ vững non xanh

Quê hương đất nước yên lành vươn lên.

Biên phòng xứng đáng ngợi khen

Vượt lên phía trước giữ yên đất trời

Đất Mũi cho đến biển khơi

Giữ cho đất nước muôn đời bình yên.

Nơi địa đầu Tổ quốc, người lính biên phòng vẫn luôn chắc tay súng. Anh coi thường những hiểm nguy, trong tâm chỉ nguyện giữ vững bình yên, giữ vững non xanh.

Bài thơ ngắn hay về nghề biên phòng: Thầy giáo là anh

Áo anh màu xanh

Cũng bảng đen phấn trắng

Những nét chữ ngay thắng

Là nết đàn em thơ.

Thấp thoáng trong sương mờ

Chăm lo đàn em nhỏ

Từng nét chữ nết người

Là tuong lai đất nước.

Anh ngày đêm cặm cụi

Thắp sáng niềm tin yêu

Màu áo xanh thấp thoáng

Nơi bản làng Bien Cương

Không chỉ là người lính biên phòng, các anh còn là những người thầy giáo tận tụy. Các anh đem đến cái chữ cho các em nhỏ vùng cao, giúp gây dựng tương lai cho đất nước. Các anh chính là những người thắp sáng niềm tin yêu.

Người lính biên phòng mang trong mình màu áo xanh của núi rừng

Bài thơ ngắn hay về nghề biên phòng: Thôi rồi… em lỡ

Thôi rồi em lỡ yêu anh

Người lính áo xanh nơi biên cương tổ quốc

Trên vai anh là tình yêu cho đất nước

Trong tim anh đã có hình bóng em.

Thôi rồi…. em đã lỡ

Yêu anh rồi người lính quân hàm xanh

Nơi xa sôi em gửi vào nỗi nhớ.

Có anh rồi em em vững tâm hơn.

Thôi rồi….em đã lỡ

Lỡ một lần và mãi mãi về sau

Khi yêu anh một tình yêu đầm ấm

Hạnh phúc đôi ta là hạnh phúc muôn nhà.

Người con gái chia sẻ cảm xúc của mình khi đã lỡ yêu màu áo xanh, lỡ yêu anh lính biên phòng. Đó là một tình yêu chân thành, giản dị. Tình yêu phải chịu thiệt thòi khi phải cách xa nhau. Nhưng tình yêu ấy mang đến thật nhiều hạnh phúc.

Bài thơ ngắn hay về nghề biên phòng: Trang giáo án về biên cương

Đêm lạnh rồi sao chưa ngủ đi em?

Hay còn thức cùng con tim chờ đợi

Thơ anh viết giữa đêm khuya cũng vội

Gửi về em khi đông tới quê mình

Đã bao lần em từng đọc thơ anh?

Em có hiểu những tâm tình người lính

Vì biên giới bình yên anh chẳng tính

Bước chân đi theo mệnh lệnh sơn hà

Đất nước mình trời biển thật bao la

Quê hương đó dù đi xa vẫn nhớ

Bao kỉ niệm những buồn vui một thuở

Mình vẫn đùa: Răng hồi nớ dại ghê?

Những vần thơ “mang đến lại mang về” (*)

Khi nhắc lại lòng còn nghe xao xuyến

Đẹp lắm biên cương mùa đông vừa đến

Vẫn ấm nồng trang giáo án ngày mai…

Bài thơ chàng lính biên cương viết gửi cho người con gái. Đọc thơ lính biên cương đã nhiều liệu người con gái có hiểu được những tâm tình của người lính?

Bài thơ ngắn hay về nghề biên phòng: Mùa vàng nơi biên cương

Khi miền hạ gốc rạ lên mầm xanh

Ở phía anh mới bắt đầu mùa gặt

Tháng mười về biên cương còn nắng gắt

Cơn giông chiều loang lổ cả ruộng nương.

Cánh đồng vàng ở nơi phía mù sương

Hạt trĩu nặng thấm nghĩa tình sâu đậm

Quân với dân như cá với nước

Cùng chung tay xây đắp chiến lũy này.

Mùa vàng về thoăn thoắt những bàn tay

Người lính ấy sau luống cày gieo hạt

Lại xuống đồng cùng bà con thu hoạch

Giọt mồ hôi lăn vỡ giữa tiếng cười.

Niềm vui nào hòa trong nét xanh tươi

Bao no ấm cho cuộc đời thay đổi

Người lính trẻ thì thầm bên lúa mới

Mai hội làng sẽ có bát cơm thơm.

Người lính biên cương luôn đồng hành cùng với người dân trên mọi nẻo đường. Họ cùng nhân dân trồng lúa rồi lại cùng người dân bước vào mùa gặt. Giọt mồ hôi của người lính hòa cùng với tiếng cười.

Bài thơ ngắn hay về nghề biên phòng: Lời con hỏi

Con thường hỏi có gì nơi biên giới?

Mà bố đi biền biệt những tháng ròng

Ngày khai giảng chẳng về như con đợi

Mấy năm rồi, con cứ thế chờ trông!

Con thường hỏi có gì nơi biên giới?

Mà mẹ yêu nên những thứ tảo tần

Mẹ gánh chịu chẳng bao giờ hờn giận

Chờ bố về trong mấy dịp đầu xuân.

Con thường hỏi có gì nơi biên giới?

Ông bà vui khi kể với bao người

Bộ quân phục của bố màu đã đổi

Ông mặc vào cứ khoe ngược kể xuôi!

Con thường hỏi có gì nơi biên giới?

Nhiều lắm con bố chẳng thể nói nhiều

Ở nơi đó lề Tổ Quốc đang gọi

Bố giữ gìn để con có thương yêu!

Màu áo xanh bố trấn giữ nước mình

Để mỗi lần trong niềm vui ngày hội

Bao nụ cười tỏa trong nét tươi xinh.

Và con ạ rồi còn nhiều khai giảng

Bố ở xa không về được dịp này

Hãy mạnh mẽ như bao điều bố dạy

“Con của bố mà…phải cứng cỏi hơn ai”!

Bài thơ là câu trả lời của người lính biên phòng cho người con thân yêu. Bố đi để giữ gìn Tổ quốc, để cho con và các bạn được cắp sách đến trường. Là con của một người lính nên con hãy cứng cỏi, mạnh mẽ hơn.

Bài thơ ngắn hay về nghề biên phòng: Bình yên biên giới Giang Thành

Biên giới mùa này mưa giăng ngập lối anh

Những người lính quân hàm xanh vững bước

Ngày lại đêm giữ chủ quyền Tổ quốc

Để biên cương mãi mãi được yên bình

Mười năm qua, huyện biên giới Giang Thành

Đang từng bước chuyển mình theo năm tháng

Phú Mỹ, Khánh Hòa điện đường thêm sáng

Phú Lợi, Vĩnh Điều trĩu nặng lúa vàng tươi…

Vĩnh Phú hôm nay rộn rã những tiếng cười

Em nhỏ học bài trong những ngôi trường mới

“Nâng bước tới trường” góp niềm vui mong đợi

Ngày khai trường – ngày hội các em trông…

Đẹp biết bao những người lính Biên phòng

Màu áo thân thương trong lòng dân biên giới

Góp sức dựng xây Giang Thành thêm đổi mới

Cho quê mình xanh vời vợi những mùa xuân…

Nơi miền biên giới Giang Thành nhờ có những người lính mà ngày càng đổi mới. Các em nhỏ được học ở trường mới, được cắp sách đến trường trong niềm vui mong đợi. Yêu sao các anh lính biên phòng.

Nơi biên giới không thể thiếu màu xanh áo lính

Bài thơ ngắn hay về nghề biên phòng: Nụ cười

Dù ngày nắng hay ngày mưa cũng vậy

Anh vẫn cười đẹp lộng lẫy phải không?

Áo màu xanh cầu vai lính Biên phòng

Hòa quyện lại giữa trời trong thắm cả

Nụ cười nở dưới vòm cây sắc lá

Như mùa thu vừa ngả khắp con đường

Ngắm nhìn mà gần gũi quá thân thương

Của người lính biên cương sau mỗi buổi

Nụ cười nở êm đềm như dòng suối

Theo bước chân dong duổi thật nhẹ nhàng

Hòa quyện vào hoàng hôn trải thênh thang

Cùng cơn gió dịu dàng nơi biên ải

Nụ cười nở rạng ngời trên môi mãi

Tựa niềm vui ở những dải đất xa

Gửi người thân khi Thu tới làm quà

Bằng tình cảm bao la người chiến sĩ.

Bài thơ viết về nụ cười của những người lính biên phòng. Mặc dù công việc vất vả nhưng trên miệng họ vẫn luôn nở nụ cười thật tươi. Nụ cười của họ cũng chính là món quà cho những người khác.

Thông qua những bài thơ ngắn hay về nghề biên phòng chúng ta thêm hiểu về công việc của những người lính biên phòng. Không chỉ làm tốt công tác giữ gìn biên cương, họ còn giúp dân bản xây dựng bản làng, giúp các em nhỏ học cái chữ,… Nhờ có những người lính biên phòng, Tổ quốc mới được bình yêu, nhân dân mới được ấm no, hạnh phúc để chào đón những mùa xuân mới.

Thu Thủy