Thơ Đường Hay / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Những Bài Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật Hay Nhất

Có những bài thơ thất ngôn bát cú đường luật nào hay nhỉ?

Những bài thơ thất ngôn bát cú đường luật hay nhất về tình yêu, tình bạn, thầy cô…

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về tình yêu 1: Hoài Niệm

Nước mát trong veo dợn bóng hình Tìm đâu một thuở dáng em xinh Bên nhau thệ ước tròn đôi lứa Cách trở yêu thương vẹn chút tình Những lúc âu sầu lòng phấn chấn Nhiều khi vội vã dạ khang ninh Lời trao nhạt nhẽo hoài mơ vọng Kỷ niệm giăng đầy vẫn lặng thinh

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về hoàng hôn 2: Chiều Mơ

Hoàng hôn tắt nắng phủ sương mờ Dõi mắt trông về dạ ngẩn ngơ Rặng liễu bên hồ đang ủ rũ Lục bình dưới nước bỗng chơ vơ Muôn điều hạnh ngộ như dòng chảy Một khúc rời xa tận bến bờ Chữ mộng chung vai sầu quạnh quẽ Hương lòng vẫn đọng tại chiều mơ.

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về mưa 3: Mưa Chiều Kỷ Niệm

Thương người giã biệt một chiều mưa Lệ đẫm khăn thêu lúc cuối mùa Kỷ niệm mong hoài còn thổn thức Duyên tình nhớ mãi vẫn đong đưa Sương mờ lạnh lẽo chờ mây gọi Khói nhạt hanh hao đợi gió lùa Nỗi cảmcô đơnbuồn lặng lẽ Mơ hồ tưởng lại chuyện ngày xưa…

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về hoa 4: Hoa Mắc Cỡ

Hoa nở bên lề hứng giọt sương Tên em Mắc Cỡmọc trên đường Nhẹ nhàng cánh mỏng ong không thích Dịu ngọt đài mềm bướm chẳng thương Tháng lạnh mưa rơi lòng trộm nhớ Đêm dài gió thổi dạ hoài vương Đem thân hiến trọn cho đời sống Chữa bệnh yên lành khắp mọi phương…

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về mùa thu 5: Thu Xưa

Lá úa trên cây nhuộm sắc mầu Đôi ta rẽ hướng biết tìm đâu Đìu hiu lối cũ câu duyên nợ Khắc khoải đường xưa chữ mộng sầu Tiếng hẹn ghi lòng saovẫn tủi Lời yêu tạc dạmãi còn đau Gom từng kỷ niệm vào hư ảo Lặng ngắm thu về giọt lệ ngâu…

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về hoa 6: Lục Bình Trôi

Thân em tắm gội giữa dòng sông Một thuở lênh đênh đượm ngát nồng Hoa tím bồng bềnh mùa nước nổi Bèo xanh nghiêng ngã dưới cơn giông Nghĩ thương buổi sớm còn chờ đón Tủi kiếp ban chiều hết ngóng trông Nắng táp mưa sa đời phận bạc Lục Bình trôi mãi vẫn long đong

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về tình yêu 7: Bến Mơ

Đi vào cõi mộng giữa vầng không Cuộc sống bên ta thuở mặn nồng Lối cũ thương hoài sầu quyến luyến Đường xưa nhớ mãi tủi chờ mong Đôi vần trổi dạ tình chưathấu Nét bút ngân hồn ái chẳng thông Tóc bạc dần phai mờ bụi phủ Sao đành bội bạc buổi tàn đông

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về tình yêu 8: Trăng Buồn

Ngắm ánh trăng trôi dạ rối bời Vi vu gió thổi giữa lưng trời Nâng ly rượu đắng tình ta cạn Cụng chén men cay mộng rã rời Sóng nước mong chờ còn nhat nhẽo Mây trời ngóng đợi lại sầu lơi Thuyền xa vạn nẻo tình ly biệt Lối cũ đâu rồi lệ chẳng vơi

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về cha mẹ 9: Nhớ Mẹ

Tìm dáng năm xưa bóng mẹ hiền Vòng tay êm ái buổ itruân chuyên Âm thầm gạt lệ buồn muôn thuở Khắc khoải dòng châu khóc vạn niên Lặng lẽ gần con trong giấc điệp Bồi hồi cạnh trẻ giữa cung tiên Trần gian con chẳng tìm đâu thấy Thương nhớ bên mồ mẹ ngủ yên

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về tình yêu 10: Duyên Phận

Một nét đoan trang phận má hồng Thuyền quyên lặng lẽ chốn cô phòng Đìu hiu dạ đắm buồn trào sóng Quạnh quẽ lòng vương tủi ngập lòng Thuở ấy bên nhau ngàn ước vọng Mùa đây cách biệt vạn niềm mong Mơ màng tỉnh giấc hồn lay động Số mệnh an bài kiếp đục trong

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về tình yêu 11: Mưa Và Nỗi Nhớ

Ngồi ôn kỷ niệm một chiều mưa Thấm thoát trôi qua đã mấy mùa Vụn vỡ ân tình còn lạc mất Đành cam chỉ thắm lại xa đưa Cầu mong kẻ đợi tìm thuyền mộng Nguyện ước người trông thấy bến xưa Quạnh quẽ cô phòng buồn lặng lẽ Bên song ngồi ngắm ánh trăng thưa…

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về tình yêu 12: Phôi Phai

Về thăm chốn cũ đã xa vời Mộng ước duyên xưa cách rã rời Nhỏ giọt châu rơi buồn nhợt nhạt Sa dòng lệ đổ tủi đôi nơi Ân tình tỏ dạ còn không gặp Níu giữ thay lời lại vọng khơi Khẽ nhặt tàn phai tìm lối rẽ Trong lòng nức nở chẳng nào ngơi…

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về tình yêu 13: Khúc Sầu

Bỏ lỡ tình xa nặng gánh nhiều Ân dày nghĩa cả vẹn lời yêu Ngày xưa khỏa bút thương dòng mực Chốn cũ tràn nghiên nợ cảnh chiều Gửi lại trên đồi mây sẵn kết Trao về giữa ngõ nắng như thiêu Cung sầu khúc chạnh buồn dang dở Bỏ lỡ tình xa nặng gánh nhiều

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về nỗi nhớ 14: Nỗi Nhớ

Tuôn trào nỗi nhớ muộn hằng đêm Lặng lẽ tàn thu giấc ngủ mềm Nẻo cũ rời xa sầu nặng úa Ân tình đã mất chạnh buồn thêm Trăng mờ thuở ấy chờ trên ngõ Nguyệt tỏ mùa đây tiễn trước thềm Lệ thắm tơ lòng vương trải mãi Cho đàn gửi khúc điệu hoài êm..

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về tình yêu 15: Mãi Thương

Em thầm dõi bóng đợi từng đêm Đặt khẽ bàn tay vuốt cỏ mềm Những tưởng tình xa dần nhạt hết Đâu ngờ nỗi nhớ lại nồng thêm Trăng gầy chiếu lọt vào ô cửa Gió lạnh ùa qua phủ ngõ thềm Bởi lẽ yêu người trao số phận Cung đàn hạnh phúc thả lời êm

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về tình yêu 16: Chuyến Đò Lỡ

Chân tình nghĩa nặng mộng tào khang Nỡ để duyên xưa lắm phũ phàng Nén giọt thương tràn sầu bến ngã Đan niềm ước vọng ngóng đò ngang Gom từng hạnh phúc còn dang dở Nhặt những chua cay đã muộn màng Tháng lại ngày qua như gió thoảng Bao năm chịu lỡ chuyến trăng vàng..

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về hoa 17: Hoa Tím Lục Bình

Tím tím hoa trôi gọi Lục Bình Theo dòng nước chảy dáng em xinh Bao lần dịu ngọt làn hương phấn Mấy thuở nồng thơm giấc mộng tình Nguyệt tỏ đơn phòng thương một bóng Đêm thâu lẻ bạn khóc riêng mình Âm thầm đổ lệ duyên hờ hững Nhụy rữa phai tàn bị nhạt khinh

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về nỗi nhớ 18: Nỗi Nhớ Dịu êm

Lòng buồn khắc khoải giữa màn đêm Bỗng nhớ ngày xưa thuở ngọt mềm Ngấn lệ còn vương trên khóe mắt Cơn mưa rớt đọng lại bên thềm Lời thương giữ trọn tình nồng ấm Nghĩa mộng vun đầy tiếng dịu êm Nguyệt vỡ trăng trôi người chẳng thấy Cô phòng trống vắng nỗi sầu thêm..

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về nỗi buồn 19: Vắng Lặng

Lối vắng canh tàn đã lạnh tanh Bao năm thoảng gió cuốn qua mành Vườn xưa nguyện ước dù không vẹn Nẻo cũ chờ mong dẫu chẳng thành Trách cứ người đi hao tuổi trẻ Phiền hà kẻ đợi phí xuân xanh Thời gian bỏ mặc tình hờ hững Hạnh phúc đâu còn dưới mái tranh

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về duyên nợ 20: Nợ Duyên

Thấp thoáng mờ sương gió lạnh lùa Thuyền về lướt sóng vọng chèo khua Bờ thương khắc khoải trao đôi bóng Bến đợi trầm tư ngẫm mấy mùa Ước mộng xa rồi đời ngỡ tiếc Tình duyên gặp gỡ nợ thành đùa Ân thề nỗi nhớ sầu đơn lẻ Vướng mãi quên mình lỡ thiệt thua

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về tình yêu 21: Tình Sầu

Thuở ấy đôi ta cách biệt nhau Đường mơ khắc khoải mối duyên đầu Người chờ lạc lõng tình chưa thấu Kẻ đợi bơ vơ ái đã nhàu Gợi nhớ vòng tay muôn tiếng ước Không quên kỷ niệm một lời cầu Hương nồng nghĩa đượm giờ phai nhạt Tựa cửa bên song lệ thắm sầu

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về tình yêu 22:

Chúm chím môi xinh khẽ khẽ cười Hồn ai chất ngất thật mê tơi Bâng khuâng mộng mị sao không dứt Đắm đuối đê mê mãi chẳng rời Dạ khắc in sâu hình dáng ngọc Lòng hoài tưởng nhớ mắt nhung ngời Ngày mong tháng nhớ người nào biết Giữ kín tâm sâu suốt cuộc đời

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về nỗi buồn 23:

Đường đời cát bụi phải can qua Biết đến khi nao cõi thái hòa Lừa lọc nơi nơi toàn đấu đá Tranh giành chốn chốn lắm điêu ngoa Trần gian loạn lạc ê chề liễu Tứ hải lao xao ủ rủ hoa Thoát khỏi hư danh nào phải dễ Thanh cao chữ ấy quá xa hoa

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về chúc tết 24: Cảm Tạ

Những lời thân ái tự bờ môi Đã gọi tim ai nở nụ cười Ví chẳng nao lòng vì tiếng ngọc Cũng là mát dạ nghĩa anh tôi Mừng Xuân mừng Bác tươi thêm tuổi Chúc Tết chúc Anh trẻ mãi đời Khai bút thơ đề câu cảm tạ Người sang nâng chén thoả ngày vui!

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về chúc tết 25: Chúc Xuân

CHÚC mọi người vui hưởng phước lành MỪNG xuânhạnh phúcvới trời xanh NĂM đi lặng lẽ cùng ngày tháng DẬU đến hân hoan với lá cành PHƯỚC đức tràn đầy còn toại nguyện LỘC tài sung túc sẽ công thành THỌ trì tu tập lòng yên ổn KHƯƠNG, thái, NINH, hoà tựa bức tranh

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về chúc tết 26: Chim Hót Mừng Xuân

Xuân về ÉN lượn ngắm hoa tươi NHẠN liệng tầng không quyện đất trời SÁO hót ngân nga trao nghĩa bạn KHƯỚU kêu ríu rít chúc tình người Ra CÔNG ý tứ mời em dạo San SẺ thơ văn đón khách chơi HẠC tất dâng lên mừng đất nước HOẠ MI chúc tết khắp muôn nơi…

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về chúc tết 27: Chim Hót Mừng Xuân 2

Cánh Én chào xuân sắc thắm tươi. HỌA MI múa hót tiếng vang trời. KHỨU đang vổ cánh vui bè bạn. SÁO lại vờn bay giỡn với người. Chú HẠC rỉa lông nhìn khách dạo. Cô CÔNG đưa mắt ngắm em chơi. CHÍCH CHÒE chao luyện tìm phương hướng. Chim NHẠN lạc bầy kiếm khắp nơi.

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về chúc tết 28: Chúc Người Chúc Tết

Lẳng lặng mà nghe tôi chúc ông Từ ngày ông chán cảnh người đông Ung dung thượng giới trời mây dạo Lều chõng long đong hết bận lòng. Tôi lại mừng ông được tiếng sang Văn chương có giá chốn cung Hằng Vừa bán, vừa cho vẫn ế hàng.

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về chúc tết 29: Chúc Tết

CHÚC tết xuân nay khắp mọi nhà MỪNG thọ ông bà với mẹ cha NĂM cũ vừa qua xin cầu chúc MỚI trọn tình xuân đẹp mặn mà VẠN phúc lành thay duyên vừa đủ SỰ nghiệp danh đề mãi thiên thu NHƯ trên gia hộ cho con cháu Ý nguyện trời ban đến tuổi già !

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về chúc tết 30: Chúc Tết Vui

Nơi quê em ở chắc giờ vui Viết mấy dòng thương gởi đến người Chúc Xuân tươi thắm nồng chăn gối Mừng Tết yên lành thuận lứa đôi Nắm tay đi giữa thương yêu lối Chung sức vượt qua trở ngại đời Người người hớn hở ba ngày hội Đón cảnh đoàn viên rộn tiếng cười!

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về mùa xuân 31: Chờ Xuân

Xuân về gửi gắm chút duyên tơ Tiếp nối đường thi họa phút chờ Nghĩa thắm soi niềm cùng nét chữ Tâm thành gợi ý với câu thơ Lòng say cõi tục bao yên ả Dạ ngã trần gian mấy hững hờ Hé nụ mai vàng đang tỏa ngát Hương tràn phảng phất ngỡ như mơ

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về mùa xuân 32: Chào Xuân

Xuân về chúc tụng khắp gần xa Phước lộc An khang đến mọi nhà Để bạn tưng bừng cao giọng hát Cho mình rạng rỡ thắm lời ca Cầu mong trí tuệ mừng con trẻ Ước nguyệnbình yênkính mẹ già Hạnh phúc muôn đời ta giữ trọn Cùng nâng chén rượu nhấp môi… khà!

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về chúc tết 33: Chúc Tết

Năm mới sang, có đôi lời kính chúc Chúc mọi người sức khỏe thật dồi dào Chúc nhà ta vạn sự thỏa ước ao Chúc đôi bạn hạnh phúc chào năm mới Chúc những ai tuổi xuân đang phơi phới Hãy vững tin và hướng tới tương lai Đường tuy xa vàcuộc sống còn dài Nếu vấp ngã đứng ngay lên bước tiếp Chúc chúng ta công thành trong sự nghiệp Chúc từng người làm tốt việc bản thân Chúc gia đình đoàn tụ khắp xa gần Chúc tất cả đón xuân trong hạnh phúc.

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về yêu xa 34: Xa Nhau 1

Đêm này anh có nhớ em không Có nhớ có thương ngập cõi lò̀ng Có tiếc duyên tình ta chẳng trọn Có buồn đôi lứa lẻ chăn bông Thâu canh trằn trọc không an giấc Tâm trí cuồng quay tợ kẻ ngông Tơ tình ai dệt nữa mà mong

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về yêu xa 35: Xa Nhau2

Dẫu biết tình anh đã nhạt nhòa Buồn vương cũng chỉ khổ mình ta Mà sao trong dạ hoài nhung nhớ Ánh mắt nụ cười ai vẳng xa Em vẫn còn thương về kỷ niệm Hôm nào pháo cưới ngập đường hoa Thệ nguyền anh nỡ nào bôi xóa Để lại nơi này bao xót xa

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về yêu xa 36: Xa Nhau 3

Đêm nay ta muốn uống cho say Để được chìm trong giấc ngủ dài Hình ảnh người xưa luôn ẩn hiện Nụ cười câu nói vẳng bên tai Rót đầy ly nữa, rồi ly nữa Uống cạn mà sao củng chẳng say Chỉ thấy nỗi sầu đang trĩu nặng Bật thành tiếng khóc mối tình phai

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về yêu xa 37: Xa Nhau 4

Em ở nơi này vẫn nhớ anh Mặt mày ủ rủ nét xuân xanh Nhớ khi gần gũi cùng mơ mộng Nhớ lúc hẹn hò dạo phố quanh Nguyện ước một đời cùng sánh bước Như chim liền cánh cây liền cành Ddường đời dù có nhiều giông bão Mãi giữ cho nhau giấc mộng lành

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về yêu xa 38: Xa Nhau 5

Xa nhau em lại thích làm thơ Câu nhớ câu thương lẫn đợi chờ Vần trắc vần bằng hòa nhịp điệu Thanh huyền thanh sắc tựa hồ mơ Trầm trầm bỗng bỗng theo trình tự Xuống xuống lên lên đúng luật thơ Vận đối hai câu đều có đủ Mà tình thì vẫn lẻ đường tơ

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về yêu xa 39: Xa Nhau 6

Ra phố chiều nay chợt thấy buồn Vẫn con đường cũ vẫn hàng dương Khi xưa đôi bóng mình chung bước Nay chỉ mình ta dạo phố phường Nhớ quá vòng tay người ấp ủ Ghi sâu ánh mắt đậm tình thương Ước gì quay ngược vòng luân chuyển Để mối tình này chẳng lụy vương

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về yêu xa 40: Xa Nhau 7

Ai hứa yêu em trọn kiếp này Dù đời có lắm nỗi chông gai Tình anh son sắt gìn nguyên vẹn Thể xác tâm hồn chẳng đổi thay Lời nói âm vang còn phảng phất Nụ hôn nồng thắm hãy còn đây Bao ngày êm ấm giờ tan biến Ddau xót thôi đành ngậm đắng cay

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về yêu xa 41: Xa Nhau 8

Nhớ anh nhớ quá buổi chiều nay Thầm gọi tên anh khẻ thở dài Chả lẻ tình mình không lối thoát Hay là duyên nợ đã chia hai Gặp nhau chi để rồi vương vấn Hứa hẹn củng đành thôi bó tay Định mệnh sắp bày chi cảnh ngộ Tơ hồng chưa thắm đã tàn phai

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về yêu xa 42: Xa Nhau 9

Một ngày rồi lại một ngày qua Ôm ấp làm chi kỷ niệm già Nhắm mắt buông xuôi mặc tất cả Chẳng cần nghĩ ngợi chẳng phiền hà Cuộc đời có được bao năm tháng Chết xuống âm tỳ củng hóa ma Khốn nỗi tình đời luôn bạc bẻo Giữ gìn chi nữa mối tình xa

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về yêu xa 43: Xa Nhau 10

Ví bởi cuộc đời lắm đổi thay Men tình ai chuốc vị nồng say Một ly vừa uống hương ngào ngạt Hai chén cạn xong bỗng mệt nhoài Bình tĩnh uống thêm vài chén nữa Bạo gan nốc cạn mấy ly đầy Ddến khi rượu cạn người xa khuất Mới biết men tình quả đắng cay

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về yêu xa 44: Xa Nhau 11

Một mình du ngoạn chốn sơn khê Quang đãng trời mây khắp mọi bề Tứ phía chim ca hòa nhạc khúc Muôn phương hoa lá trổ sum xuê Thiên nhiên cảnh vật là vô giá Nhân thế tình người vẫn mãi mê Chí hướng mỗi người trao mỗi ngã Củng đành tâm phụ nghĩa phu thê (!)

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về yêu xa 45: Xa Nhau 12

Nắng chiều đã tắt tự lâu rồi Còn lại nơi này chỉ mình tôi Từng đôi trai gái dìu nhau bước Từng đợt sóng đùa củng có đôi Ném viên sỏi nhỏ vào sóng nước Thả trôi tâm sự chốn biển khơi Trời chiều đã ngã màu u tối Hay lòng u tịch nỗi đơn côi

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về yêu xa 46: Xa Nhau 13

Chẳng hiểu vì sao tôi lại buồn Bao ngày ôm ấp một tình thương Cố xua cố tránh mà không thoát Gắng gượng gắng cười vẫn cứ vương Có phải yêu là mang khổ lụy Là sầu là nhớ vạnđêmtrường Như hoa chớm nở màu tươi thắm Rồi củng lụn tàn phai sắc hương

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về yêu xa 47: Xa Nhau 14

Giọt lệ này khóc nhớ thương anh Buồn như cơn gió lướt qua mành Mây ơi có hiểu xin bay tới Trăng hỡi có hay đến thật nhanh Nhắn cùng mây núi lời hẹn ước Gửi đến nguyệt nương giấc mộng lành Mây gió đêm nay cùng bầu bạn Tình nhân người hỡi phụ sao đành (?)

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về yêu xa 48: Xa Nhau 15

Nụ hôn nào đọng ở bờ môi Người đã quên ta quên thật rồi Cất bước ra đi không giã biệt Thuyền xa bến cũ vượt trùng khơi Áí ân còn vị nồng chăn gối Lời nói còn vương đã đổi dời Chẳng luyến chẳng lưu người ở lại Aí tình đâu phải một trò chơi

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về yêu xa 49: Xa Nhau 16

Lệ này tuôn chảy bởi vì đâu Nhớ nhớ thương thương giấc mộng đầu Luyến luyến lưu lưu từng kỷ niệm Lệ buồn lệ mãi cứ tuôn mau Xót xa cho kiếp đời ngang trái Ddịnh mệnh an bày gieo khổ đau Một tiếng yêu đương đà trót gửi Trọn đời ôm giử mối tình sâu

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về yêu xa 50: Xa Nhau 17

Một tiếng ân tình ai đã trao Một lần lau mắt lệ hoen màu Một đêm ân aí dù không trọn Là cả một đời thương nhớ nhau Lời hứa anh trao là muôn kiếp Tình này em giữ đến ngàn sau Có trăng có gió làm nhân chứng Và cả trùng dương sóng dạt dào

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về yêu xa 51: Xa Nhau 18

Xót thương cái cảnh vợ xa chồng Lặng lẽ ra vào ngập nhớ mong Chăn gối lạnh căm mùa gió bấc Cỏi lòng đơn độc những đêm đông Âu sầu tủi kiếp đời ngang trái Ddau khổ khóc cho phận má hồng Ân nghĩa tào khang dù đã nhạt Một đời nguyện khép chặt khuê phòng

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về yêu xa 52: Xa Nhau 19

Lá rụng ngoài sân lá rụng đầy Ước gì ta được tay trong tay Như xuân tươi thắm đầy hoa nở Như hạ ấm nồng hương ngất ngây Thánh thót chim ca về rộn rịp Nhịp nhàng điệu nhạc gió đưa mây Ddêm nay củng vẫn là đêm nhớ Cách biệt nhưng tình luôn đắm say

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về yêu xa 53: Xa Nhau 20

Xuân đã về rồi anh có hay Chim muông rộn rã khúc sum vầy Nhưng sao ta vẫn hoài ngăn cách Có phải lòng anh đã đổi thay Nhặt cánh hoa rơi mà nuối tiếc Mối tình đang thắm vội tàn phai Biết yêu là hiểu niềm chờ đợi Là cả trời thương nhớ bủa vây

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về yêu xa 54: Xa Nhau 21

Một ngày không gặp quặn lòng đau Ai biết ai nghe tiếng khóc gào Tận đáy tâm hồn đang tưởng nhớ Cạn cùng tri thức vẫn chờ nhau Tương phùng sẽ có khi cách biệt Hạnh phúc rồi đây củng khổ sầu Quá khứ thì không là hiện thực Tương lai họa phước biết đâu rào

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về yêu xa 55: Xa Nhau 22

Trăm năm củng một kiếp con người Gian khổ nhọc nhằn chẳng nghỉ ngơi Tay trắng bao năm hoàn tay trắng Số nghèo một thuở vẫn nghèo thôi Nhìn quanh bè bạn đều hồ hởi Ngó lại thân mình thiệt dở hơi Kiếp trước chắc gây nhiều nghiệp chướng Nhản tiền quả báo kiếp luân hồi

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về yêu xa 56: Xa Nhau 23

Ngước mặt mà than trách với trời Bày chi cảnh ngộ khổ thân tôi Công danh tài lộc nhiều trôi nổi Duyên nợ ba sinh lắm đổi dời Muốn khóc cho khô dòng lệ cạn Muốn cười cho vỡ cả tăm hơi Tình đời sao quá nhiều chua chát Ddày đọa mà chi một kiếp người

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về yêu xa 57: Xa Nhau 24

Em nguyện yêu anh cả một đời Dù tình xa tít cỏi mù khơi Vẫn mong vẫn đợi ngày tương hội Mãi nhớ mãi thương chỉ một người Cho dẫu trái ngang tình rẻ lối Hay là dang dở mộng chung đôi Núi mòn biển cạn lòng không đổi Bão tố cuồng phong dạ chẳng dời

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về yêu xa 58: Xa Nhau 25

Em đã chờ anh suốt buổi chiều Thẩn thờ trông ngóng một lời yêu Mà anh biền biệt anh không tới Biển vắng tình ta quá hẩm hiu Con sóng vỗ về như tiếng nhạc Ru em vào mộng mị cô liêu Chờ anh em nguyện chờ anh mãi Dẫu biết lòng đau khổ thật nhiều

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về yêu xa 59: Xa Nhau 26

Lòng muốn quên sao nhớ thật nhiều Nhớ từng ánh mắt nụ cười yêu Lời ngon tiếng ngọt nhưng gian dối Trót lưỡi đầu môi hứa đủ điều Than khóc mà chi thêm khổ lụy Âu sầu chi nữa chỉ tiêu điều Cố quên là khiến lòng thêm nhớ Oán hận là yêu đã quá nhiều

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về yêu xa 60: Xa Nhau 27

Chẳng biết nơi nào anh có hay Lệ em tuôn chảy cả đêm dài Giọt lăn trên má làm hoen uá Giọt đọng trên môi vị mặn cay Buồn đã dâng đầy nơi ánh mắt Sầu đang trãi khắp một trời mây Nhớ nhung củng chỉ là vô nghĩa Anh ở nơi nào anh có hay ?

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về yêu xa 61: Xa Nhau 28

Lá vàng lá rụng dưới tàng cây Thu đến thu đi những tháng ngày Sóng vỗ từng cơn tung trắng xóa Gió đùa từng đợt lạnh lòng ai Mộng lòng ai thả xuôi dòng nước Hạnh phúc nào đâu chợt vụt bay Bao phủ quanh ta là nắng ấm Mà nghe buốt giá tựa tuyền đài

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về yêu xa 62: Xa Nhau 29

Ân tình xin gửi đến ngàn sau Nối tiếp tình xanh thắm một màu Chẳng được cùng chung vai sánh bước Thôi đành nuốt lệ cố quên nhau Yêu đương xin trả cùng trăng nước Mong nhớ thôi đành hẹn kiếp sau Cuối mặt cố che dòng lệ ứa Thời gian sẽ xóa mối tình đau

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về yêu xa 63: Xa Nhau 30

Chúng mình hai đứa ở hai phương Tạo hóa bày chi cảnh đoạn trường Nam bắc hai nơi không cùng hướng Đông tây hai phía chẳng chung đường Từng chiều ra ngắm hoàng hôn xuống Mỗi tối đưa hồn vọng cố hương Ôm ấp hình hài trong mộng tưởng Bao giờ sum họp hết sầu thương

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về yêu xa 64: Xa Nhau 31

Ta về ôn lại giấc mơ hoa Ôm ấp tình yêu tuổi ngọc ngà Hoài niệm ái ân ngày tháng cũ Hằng mong thương nhớ mãi không già Hai phương cách biệt tình nguyên vẹn Đôi ngã chia xa vẫn mặn mà Như thể gió mây luôn quấn quít Cho dù mưa nắng mãi không xa

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về mùa thu 65: MẤY ĐỘ THU RỒI

Lá đổ bao mùa mấy độ Thu Quê hương trùm phủ áng mây mù Còn đâu tình tự lời ai hát Đã hết dịu dàng tiếng mẹ ru Nhớ chú giam thân trong ngục thất Thương cha gục xác chốn lao tù Mây đen phủ khắp trời sông núi Đất khách ngậm sầu kiếp viễn du

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về mùa thu 66:

Gió thoảng lạnh lùng giữa nắng Thu Xa xa đồi núi phủ sương mù Mây đùn lớp lớp như thành dựng Nước vỗ đều đều tựa sóng ru Tiếc thuở dọc ngang vùng biển rộng Chán đời quanh quẩn chốn ao tù Trăm năm cuộc thế đâu là mấy Lèo lái chưa tròn bước lãng du

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về tình yêu 67: Tương Tư !

Nhật ký hôm nào lại giở ra Bao nhiêu chuyện cũ vướng tay ngà Thương tình suối lệ chan sầu tóc Nhớ ái dòng châu thấm lạnh da Một cánh hoa tàn không để lẫn Vài thân lá nát chẳng buồn xa Dư âm khép lại hồn thao thức Nhứt nhối con tim dẫu chỉ là…

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về tình yêu 68: Tương Tư !

Người ơi kỷ niệm kiếm đâu ra Thổn thức bờ mi đẫm lệ ngà Tối ngắm mưa phùn tê tái dạ Đêm nằm gió bấc sắt se da Nhìn dòng nhật ký anh vừa vắng Đọc lá thư tình mộng đã xa Nửa giấc tương tư hồn khắc khoải Lòng ai chẳng biết thấu chăng là…

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về trăng 69: MỘT NỬA VẦNG TRĂNG

Từng đêm tiếng nấc vọng cung Hằng Đã vỡ tan rồi một mảnh trăng Cúc rũ lan tàn thương gác Thúy Bình rơi phím gãy nhớ lầu Đằng Rêu phong lối cũ trời mây phủ Cỏ ngập thềm xưa dấu nhện giăng Bản nhạc lòng nay đà lỗi nhịp Từng đêm tiếng nấc vọng cung Hằng

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về trăng 70: Đêm Với Trăng

Lơ lửng bên song dáng nguyệt hằng Bâng khuâng hồn gởi tận cung trăng Tâm, lan tan tác bên lầu Thúy Dạ, cúc úa tàn chốn gác Đăng Nhớ sáng ven sông vương khói phủ Thương chiều đỉnh núi toả mây giăng Xa rồi năm tháng dầy thương nhớ Bầu bạn canh khuya chỉ bóng Hằng

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về tết 71: TẾT BUỒN

Non nước xa rồi đã quá xa Người đi vẫn nhớ mắm dưa cà Bồi hồi lẻ bóng khi Xuân đến Xao xuyến cô đơn lúc Tết qua Nhớ quá hàng cau vườn đã lão Thương hoài thửa ruộng lúa chưa già Con đò sông vắng xưa đâu tá ? Chỉ thấy Đông buồn tuyết trắng pha

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về biển 72: Trên bãi biển

Biển chiều mắt vọng cuối trời xa Một cánh hải âu giữa ráng pha Gió thoảng ngạt ngào hương thịt nướng Lòng mơ thanh cảnh vị dưa cà Xa rời đất mẹ từ son trẻ Lưu lại xứ người đến yếu già Đằng đẵng chuỗi ngày nơi đất khách Đoạn trường suốt mấy chục năm qua

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về buổi chiều 73: Chiều Về !!!

Sương chiều một mảng trắng như vôi Phủ khắp dòng sông quánh lại rồi Rẽ bến thuyền đi hờ hững lướt Qua cầu nước chảy sẽ sàng trôi Đàn chim dáo dác bay về tổ Lũ cá loay hoay định hớp mồi Tiếng ếch đều đều vang ngóc ngách Chuồn chuồn đến ngụ cánh làm nôi

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về buổi chiều 74: Chiều Về !!!

Một mảng sương chiều trắng tợ vôi Trùm lên đặc quánh khúc sông rồi Con thuyền ngược gió buồm căng lướt Chiếc lá xuôi dòng nước cuốn trôi Cá chép tung tăng tìm đớp bóng Chim sâu hối hả kiếm săn mồi Ngày tàn tiếng ếch vang đồng vắng Trước ngõ chuồn chuồn ủ cánh nôi

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về tình yêu 75: Tình đời

Tình đời vẫn biết trắng như vôi Vừa mới sinh ra đã khóc rồi Ao cạn nước tù con cá quẫy Sông sâu dòng cuốn lục bình trôi Đầy hầu vênh váo câu thương nước Cành bụng rêu rao chả thiết mồi Khí thế Tần vương trùm khắp cõi Nào đâu đứng vững được bao đời

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về Huế 76: NHỚ HUẾ

Cách biệt ngàn trùng nhớ Huế xưa Chiều tà bóng ngã nắng đong đưa Mơn man ngọn liễu làn sương phủ Ấp ủ cành thông tiếng gió lùa Điệu hát Nam Bình còn nhớ mãi Câu hò Mái Đẩy đã quên chưa Hương Giang Núi Ngự ngàn lưu luyến Một thoáng bùi ngùi quyện nắng trua

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về quê hương 77: NHỚ QUÊ

Lâu quá không về lại chốn xưa Nhớ hoài bến nước chuyến đò đưa Sông dài sáng Hạ trời mây phủ Xóm vắng chiều Thu ngọn gió lùa Điệu lý du dương chừng đã mất ? Lời ru ngọt lịm chắc còn chưa ! Thương về mảnh đất quê hương đó Cha mẹ dãi dầu dưới nắng trưa

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về cây me 78: Cây Me Xóm Cũ

Thả bước đường chiều nhớ lối xưa Cây me lá nhỏ gió êm đưa Tàn to ngày Hạ che mưa tạt Gốc lớn đêm Thu cản lốc lùa Đánh đáo, nhẩy dây quên được chắc Bắn bi, cút bắt nhớ hay chưa Biết bao kỷ niệm chân trời cũ Ngày mộng qua rồi…giấc ngủ trưa

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về bạn bè 79: Thu Về Nhớ Bạn

Này Bác Uyên Giang, bác Tản ơi Thu về thêm khắc khoải bồi hồi Bạn xưa vắng bóng, lòng vương tủi Quán cũ đợi người , quán tả tơi Tiễn Hạ ra đi, tim trĩu nặng Đón Thu vừa tới, dạ tơi bời Ngẩn ngơ hỏi bạn chừ đâu nhỉ Cô lẻ trên đường chỉ một tôi

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về dừa 80: Uống Nước Dừa Tươi

Lúc khát được “nàng” sướng quá vua Như khi nắng cực gặp cơn mưa Nhấp môi mớm thử hồn ngây ngất Thè lưỡi rà qua dạ quá ưa Chân rạng, gối quì rờ khoái tỉ Ưỡn lưng. rướn cổ nuốt say sưa Chao ôi lúc khát tu càng đã Đệ nhất trần ai mút nước dừa

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về xăng dầu 81: Giá Xăng

Điên đảo thời nay nhớt với dầu Sống ngày càng khó, nghĩ càng đau Giờ may có đủ nên mua được Mai rủi hiếm khan phải đứng chầu Cứ ngỡ nhẩn nha tăng chầm chậm Nào ngờ ào ạt vọt vù mau Không xăng khổ lắm như què cụt Xứ lớn, xài to nhức cả đầu

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về mưa 82: Sau Mưa

U ám trời chiều sau gió mưa Cảnh nơi rừng núi quá hoang sơ Gốc già cây lớn dương khoe tán Gió vắng hồ hoang lịm phẳng tờ Tráng sĩ đường cùng, buồn gác kiếm Thi nhân nẻo vắng, níu tìm thơ Tang bồng hồ thỉ …, hừ…tan hết Nửa kiếp lưu đầy …mắt ngáo ngơ

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về mùa thu 83: Chiều Thu Biên ải

Trời Thu bàng bạc cảnh chiều hôm Ẩn hiện xa xa một ải đồn Mây thấp lững lờ ôm đỉnh núi Sương mờ giăng mắc phủ quanh thôn Âm u vọng lại âm chim rúc Văng vẳng xa đưa tiếng trống dồn Giữa buổi ngày tàn biên ải vắng Lòng nghe rờn rợn đám quan ôn

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về tết 84: Chúc

Xuân về rực rỡ với muôn hoa Tết, chúc ấm no đến mọi nhà Chúc khắp thế gian an lạc khúc Chúc riêng nước Việt khải hoàn ca Chúc nơi thờ phượng vang kinh kệ Chúc chốn nhân sinh ngập bánh trà Chúc cảnh thanh bình vui bất tận Muôn loài yên hưởng tháng ngày qua

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về tình bạn 85: Tặng bạn hưu

Về hưu là cũng khắp vòm trời Sướng khổ, buồn vui với vạn người Hí hố bao thời, hừ – thả quách Lăn tăn muôn thuở, hả – buông thôi Chân trời lịm nắng, đêm vừa đến Đỉnh núi lóe trăng, sáng tới nơi Quá khứ dù chi thì đã chết Tương lai chưa hỏi, cứ vui đời

Thơ thất ngôn bát cú đường luật về tình bạn 86: Tặng bạn hưu 2

Về hưu chấm hết một vòng đời Chỉ mất quyền chơi tất mọi nơi Mấy đứa chung tình đâu trốn tránh Bao tên “đồng chí” mới quay lơi Nhân tình lờ tịt đừng điên tiết Thế thái láo liên cứ thảnh thơi Trời định rứa rồi buồn cóc được An nhiên tự tại lại vui cười

Theo Chân Người Dẫn Đường

THEO CHÂN NGƯỜI DẪN ĐƯỜNGHoàng Kim

Trên đá hoa cương đặt tại Quảng trường Tây Nguyên là thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleyku. Bác viết ở Hà Nội ngày 19 tháng 4 năm 1946 với lời thề đại đoàn kết toàn dân nay được khắc. Chúng ta cùng đọc để thấu hiểu và chung sức nổ lực cho sự kết nối con người các dân tộc Việt, cho Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai tỏa sáng và phát triển bền vững.

ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚIHoàng Kim

Đến với Tây Nguyên mớiThăm lại chiến trường xưaĐất khoai sắn nuôi ngườiSử thi vùng huyền thoại.

Vầng đá chốn đại ngànRượu cần nơi bản vắngCâu cá bên dòng SêrêpôkTắm tiên Chư Jang Sin

Thương Kim Thiết Vũ MônNhớ người hiền một thuởHồ Lắk Đình Lạc GiaoBiển Hồ Chùa Bửu Minh

Nước rừng và sự sốngChuyện đời không thể quênCây Lương thực bạn hiềnLớp học vui ngày mới

Ai ẩn nơi phố núiAi tỏ Ngọc Quan ÂmAi hiện chốn non xanhMây trắng trời thăm thẳmNước biếc đất an lành

Soi bóng mình đáy nướcSáng bình minh giữa đờiThung dung làm việc thiệnVui bước tới thảnh thơi

Đến với Tây Nguyên mớiBao chuyện đời không quên

Đến với Tây Nguyên mới chúng ta theo chân người dẫn đường là nhà văn Nguyên Ngọc tác giả của “Nước mội, rừng xanh và sự sống“, “Các bạn tôi ở trên ấy”. Tây Nguyên con người và thiên nhiên là một nền văn hóa lịch sử địa lý thật phong phú và độc đáo. Nhà văn Nguyên Ngọc với vốn sống đầy đặn và một thời gian dài gắn bó với Tây Nguyên, đã khắc họa rõ nét, chạm đến tầng sâu của tính cách con người và văn hóa Tây Nguyên: phóng khoáng, tự do, nồng hậu, giàu tình yêu thương.

Đến với Tây Nguyên mới chúng ta cũng theo chân một người dẫn đường khác là nhà thơ Văn Công Hùng của những tác phẩm lắng đọng trầm tích “Tây Nguyên của tôi” “Một thế hệ Tây Nguyên mới” “Lời vĩnh cữu” sẽ giúp chúng ta một góc nhìn khá thú vị về Tây Nguyên.

Đến với Tây Nguyên mới, trong những câu chuyện hôm nay, bạn nên đọc lại “Nguyên Ngọc: Nước mội, rừng xanh và sự sống” mà tôi đã kịp chép lại “Hóa ra có một “bí mật” to lớn: ngọn nguồn của nước mội tuyệt diệu tưới tắm cả vùng cát dằng dặc ven biển miền Trung chính là nơi đó, Tây Nguyên, rừng đại ngàn, rừng nguyên sinh, rừng nhiệt đới Tây Nguyên. Chính rừng Tây Nguyên, từ trên Trường Sơn rất xa xôi kia, đêm ngày, hàng triệu triệu năm nay, như một người mẹ vĩ đại, bao dung và tần tảo, hứng lấy tất cả các nguồn nước của đất trời, cất lấy, “để dành”, tằn tiện, tuyệt đối không phí mất một giọt nào, để từng ngày từng ngày chắt chiu mà bất tận cung cấp cho đứa con đồng bằng của mình, cho sự sống có thể sinh sôi, nảy nở, trường tồn trên dải đất cát trông chừng rất khắc nghiệt kia. Cho các vương quốc, các triều đại, các nhà nước, các chế độ ra đời, phát triển, nối tiếp. Và sống còn… Nước mội chính là những dòng nước nhỏ, liên tục, không bao giờ dứt, đi âm thầm và vô hình trong lòng đất, từ những đỉnh Trường Sơn xa xôi kia, đến tận những cồn cát tưởng chẳng thể có chút sự sống này. Vậy đó, Tây Nguyên, ý nghĩa của Tây Nguyên và rừng Tây Nguyên, dù chỉ mới là qua một khía cạnh rất nhỏ của nó, nước.” Nguyên Ngọc,  Kinh tế Sài Gòn Online (Cát Tiên – ảnh Hoàng Kim).

Đến với Tây Nguyên mới, đọc “Văn Công Hùng: Tây Nguyên của tôi”, tôi ngắm nghía bức ảnh “Một thế hệ Tây Nguyên mới” và đọc đi đọc lại nhiều lần đoản văn kết: “Tây Nguyên đang rời xa đi cái gốc nguyên thủy của nó, đang bị giằng xé dữ dội giữa phát triển và bảo tồn, giữa những vòng quay chóng mặt của ngộ nhận và cố chấp, của cả tự ti và áp đặt, của vênh vang và ngu dốt, của thực dụng và hiếu thắng… Chứ trong tôi, một Tây Nguyên hài hòa, nhân văn, trữ tình và đầy khát vọng nhưng cũng rất khiêm nhường luôn luôn thường trực, một Tây Nguyên biết cứ khi nào con người mỏi chân thì lại hiện lên một cái cây bóng mát, một Tây Nguyên có hẳn một nghi lễ khóc trâu trước khi hiến tế, và một Tây Nguyên cương quyết không lừa thần linh, nên dẫu nhà nước hứa rồi nhưng lại không cho thần linh ăn trâu thì họ mang về làng để làm. Bởi họ không ăn trâu, mà là dâng hiến cho thần linh. Sự dâng hiến tự nguyện và thành kính. Nhân nghĩa thủy chung và cũng rất giữ lời, trung thực một cách cực đoan như vậy đấy, Tây Nguyên của tôi…”

Đến với Tây Nguyên mới, một thoáng Tây Nguyên, thao thức một góc nhìn tham chiếu.

CÓ LỚP SINH VIÊN NHƯ THẾ

Có lớp sinh viên như thếEm như hạt ngọc cho đờiKhai mở vùng năng lượng mớiSuối nguồn tươi trẻ mãi thôi…

Hỏi và trả lời: “Bạn có ba phút giới thiệu một thoáng Tây Nguyên, điểm nhấn là Pleyku, nơi trường bạn đang học”. Tôi đã nhận được những câu trả lời tức thời và thực hay. Một thoáng Tây Nguyên của tôi đã góp thêm một góc nhìn của một nhà khoa học xanh người thầy chiến sĩ, một người lính Tây Nguyên năm xưa trở lại chiến trường xưa, trở về Ký ức Tây Nguyên mà tôi đã có dịp kể lại trong mục ‘Người lính cây sắn  và tuổi thơ” của bài viết Cách mạng sắn ở Việt Nam.

Đến với Tây Nguyên chúng ta thấu hiểu nhiều cảnh ngộ, nhiều cuộc đời, với những mưu sinh khởi nghiệp nhọc nhằn và nhiều câu hỏi  được đặt ra rộng lớn hơn trang sách và những giáo trình kinh điển. Tôi đã gặp nhiều em sinh viên như thế. Câu chuyện về họ đầy ắp dẫn liệu để nói thêm, viết thêm ngoài tiết học chính. Những ghi chú thực sự ấn tượng.

Đến với Tây Nguyên mới, chúng ta đến với nhiều cảnh đời không xa lạ của những người bạn cùng học. Đinh Văn Thăng người dân tộc, tốt nghiệp kỹ sư nông học năm 2013. Bạn ấy làm đề tài tốt nghiệp về tuyển chọn giống lúa ở trại giống lúa Phú Thiện. nay về chính quê hương mình để khởi nghiệp với suối rừng và nương rẫy Tây Nguyên.

Bạn Hoài và Thanh Liễu chung lớp nay thì đang chung nổ lực học thạc sĩ ngành bảo vệ thực vật. Hoài thì đỡ vất vả hơn đang định cùng chồng là Nghĩa chung lớp nông học lập trang trại vườn nhà. Thanh Liễu thì khó khăn hơn , cô vừa  học vừa đi phục vụ quán ăn và nay đang có ý định … cưới chồng để phát triển ‘thương hiệu’ nhà hàng LÁ và ý định khởi nghiệp du lịch sinh thái. Những câu chuyện ‘Tây Nguyên của tôi’ thật hay và rất thú vị …

Bạn Đặng Hồng Thân người sinh viên thân thương của tôi. Thân làm đề tài lúa do tôi hướng dẫn. Ra trường, Thân mở cửa hàng tại quê hương do Thân có mẹ già cần nuôi dưỡng nên muốn làm việc gần nhà để tiện gần gũi chăm sóc mẹ, và quán nhỏ giúp mẹ vui sống mỗi ngày. Nghe tin tôi lên dạy Gia Lai , Thân chạy xe máy trên mười lăm cây số ra thăm thầy. Ăn cơm và trò chuyện, tôi biết thêm về cuộc sống và sự khởi nghiệp của thế hệ Tây Nguyên mới.

Tôi thật thấm thía sự lựa chọn của Bác Hồ năm 1946 đối với chiến khu Việt Bắc quyết tâm  gian lao kháng chiến toàn dân toàn diện trường kỳ, và thật sự khâm phục về tầm nhìn kết nối Tây Nguyên đại đoàn kết dân tộc tránh cho sự chia rẽ. Lịch sử sẽ khác đi nếu vương triều Nguyễn và những người đối lập cách mạng lựa chọn Tây Nguyên để từ đất “hoàng triều cương thổ” mà vươn ra ‘gian lao kháng chiến’ tại Tây Nguyên như Cụ Hồ đã lựa chọn ở Việt Bắc.

‘Bài thơ Việt Bắc’ của Trần Dần viết về sự khai sinh của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa non trẻ thuở trước, viết về sự dấn thân của lãnh tụ Hồ Chí Minh và các nhà cách mạng tiền bối thật thấm thía:

“Ở đây ta dấy nghiệp nhọc nhằnHai tay trắng mưu cơ tần tảoMới làm nên đất nước bây giờ.Ở đây muối mặn ta kiêngthương xót đời con khát nướcTương lai ta thắt bụng vì mày!”

Bài thơ Việt Bắc của Trần Dần có trong bài ĐƯỜNG XUÂN mà tôi đã trích chép tặng cho các em sinh viên Nông Học 14 Ninh Thuận và Nông Học 14 Gia Lai.

Tôi giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Cây Lương Thực Việt Nam và tìm sự tiếp cận dạy, học để làm (Learning to Doing) dạy, học bởi  làm (Learning by Doing) về cây lương thực thích hợp cho con người, môi trường sinh thái và điều kiện khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội Tây Nguyên. Dạy học không chỉ là trao truyền kiến thức chuyên môn mà còn thắp lên ngọn lửa, đánh thức tiềm lực, khai mở vùng năng lượng to lớn của con người và thiên nhiên nơi đây, giúp đối thoại tìm ra định hướng. Bởi vì định hướng quan trọng hơn tốc độ.

Trong bài Nhớ thầy Luật lúa OM và OMCS tôi có kể câu chuyện một lần cố đại tướng Võ Nguyên Giáp khi đang làm Phó Thủ Tướng phụ trách Khoa học Kỹ thuật và Chương trình Kế họach hóa Gia đình, trong một chuyến thăm một đơn vị rất thành công ở miền Tây, bác Văn đã hỏi về bài học kinh nghiệm thành công. Vị giám đốc đơn vị vui vẻ trình bày: Em có bốn bài học thấm thía nhất: một là o bế dân, được lòng dân nên được tất cả; hai là o bế địa phương, mất lòng thổ địa thì chẳng thể anh hùng; ba là o bế hiền tài và các bậc cao minh, sự nghiệp phát triển được là nhờ họ; bốn là o bế em, thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn.

Theo chân người dẫn đường là bài học quan trọng để chúng ta hiểu sâu hơn về nôi văn hóa, lịch sử địa lý của một vùng đất và tác động đúng hướng. Định hướng quan trọng hơn tốc độ.

TÂY NGUYÊN TẦM NHÌN GIẢI PHÁP

Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ Tư năm 2017 đã tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, ngày 11 tháng 3. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và chứng kiến dòng vốn đầu tư kỷ lục vào Tây Nguyên với lễ trao cam kết tín dụng đầu tư của các ngân hàng cho các dự án đầu tư, trao chứng nhận đầu tư, quyết định đầu tư, thỏa thuận đầu tư cho các dự án với tổng vốn kỷ lục hơn 100.000 tỷ đồng.

Tầm nhìn Chính phủ đối với Tây Nguyên: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: “Tây Nguyên có tiềm năng, thế mạnh to lớn, độc đáo nhưng chưa được khai thác tốt. Tây Nguyên không chỉ là phên dậu của Tổ quốc, mà là điểm tựa phát triển của miền Trung, Đông Nam Bộ và cả Tây Nam Bộ. Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của Nhà nước, sự phấn đấu của cấp ủy, chính quyền 5 tỉnh Tây Nguyên, vùng đã có sự phát triển khởi sắc. Tuy nhiên, sau 40 năm giải phóng, Tây Nguyên còn tồn tại nhiều bất cập như tình trạng mất rừng, mất nguồn nước, mất nhiều cơ hội về đầu tư phát triển, đặc biệt là quy mô, hiệu quả của vùng đất tiềm năng chưa được khai thác đúng mức để phát triển và nâng cao mức sống người dân“. Trang website Thử tướng chính phủ khẳng định.

Thủ tướng chia sẻ tầm nhìn về một Tây Nguyên mới. “Đó là Tây Nguyên phải phấn đấu trở thành cao nguyên trù phú về nông nghiệp hữu cơ, đa dạng về sinh thái, giàu có về vốn văn hóa. Chìa khóa cho sự vươn lên giàu có của Tây Nguyên là phát triển ngành chế biến nông lâm nghiệp, dược liệu theo hướng đề cao bản sắc, tính độc đáo trong chuỗi giá trị nông sản thế giới. Đồng thời Tây Nguyên phải là biểu tượng nổi bật của du lịch Việt Nam, mang đậm sắc thái huyền thoại và di sản của châu Á trong thế kỷ thứ 21. Để thực hiện hóa điều đó, Tây Nguyên phải có chiến lược bền vững trong việc hồi sinh trở lại vẻ đẹp đại ngàn của một vùng đất đậm chất sử thi, phải luôn ý thức giữ gìn không gian sống, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, là truyền thống, niềm tự hào thiêng liêng của các cộng đồng Ê Đê, Jrai, M’nông, Ba Na, Kinh… trong đại các gia đình các dân tộc Việt Nam anh em”.

Các giải pháp lớn đối với Tây Nguyên: Thủ tướng đã gợi mở một số giải pháp chính.

“Về du lịch, Tây Nguyên là một kho tàng văn hóa phi vật thể cùng với điều kiện tự nhiên, Chính phủ quyết tâm cùng với Tây Nguyên đưa sử thi Tây Nguyên trở thành di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Càng nhiều người biết đến sử thi này thì sức lan tỏa của du lịch Tây Nguyên càng lớn. Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Tây Nguyên nói riêng cần có chiến lược phát triển đa dạng.

Về nông nghiệp, phải hình thành những vùng chuyên canh lớn và phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, tập trung quy mô lớn, giá trị hàng hóa lớn, đặc biệt phải đi vào chế biến sâu, mở rộng chuỗi giá trị sản phẩm.

Về nguồn nhân lực, chất lượng giáo dục cơ bản ở vùng Tây Nguyên phải bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cả nước. Tây Nguyên là nóc nhà Đông Dương, là vùng cao về địa lý thì không thể và không nên là vùng trũng giáo dục của cả nước.

Về bảo vệ, phát triển rừng, “cách đây gần một năm, cũng tại Đắk Lắk này, tôi đã tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên. Hôm nay, tôi tái khẳng định quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa của Chính phủ, bảo vệ rừng là bảo vệ phần cốt lõi của an ninh, không chỉ là an ninh của vùng đất được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, mà là an ninh của toàn Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ và cả nước”, Thủ tướng nhấn mạnh. 

Bảo vệ rừng là bảo vệ không gian sinh tồn, nguồn nước, sinh kế của người dân, không gian di sản của cha ông. Mọi hành vi phá rừng, khai thác lâm sản trái phép là tội ác. Tiếp tục trồng rừng, không phá rừng nghèo để trồng cây công nghiệp mà tập trung tái canh, nâng cao năng suất thông qua thâm canh các loại cây công nghiệp.

Về công nghiệp, bài toán công nghiệp cho Tây Nguyên chính là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nâng cao hàm lượng chế biến, mở rộng chuỗi giá trị sản phẩm cây công nghiệp. Đồng ý chủ trương phát triển năng lượng tái tạo, Thủ tướng đặt vấn đề phát triển ở đâu và chỉ rõ: Ở vùng đất không thể trồng được cây gì.

Về hạ tầng, cần tránh tư tưởng làm manh mún. Cần tập trung nguồn lực, “góp gạo thổi cơm” để có công trình hạ tầng then chốt ở Tây Nguyên. Phải xã hội hóa mạnh mẽ việc phát triển hạ tầng, kể cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Thủ tướng cũng cho rằng, Tây Nguyên cần liên kết với duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ, TPHCM và các vùng có thể tiêu thụ được các sản phẩm có giá trị gia tăng cao của Tây Nguyên. Liên kết cả cơ sở hạ tầng, đặc biệt là liên kết du lịch.

Về tín dụng, khuyến khích vay tín chấp, nhất là với hộ nông dân, đồng bào dân tộc; có nhiều hình thức hỗ trợ như cấp bù lãi suất…”

*

Đến với Tây Nguyên mới là sự tỉnh thức. Đó là sự khôi phục lại màu xanh cho Tây Nguyên.

Theo chân người dẫn đường Học không bao giờ muộn. Vui đi dưới mặt trời. Một niềm tin thắp lửa. Xuân ấm áp tình thân Lời Thầy dặn thung dung

Greeting from Hoang Kim Vietnam to book online Inca Trail 4 days . It’s good opportunity for my to learn and work together with you https://www.qoriankatours.com/inca-trail-peru/.Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://hoangkimlong.wordpress.com/2021/02/09/loi-thay-dan-thung-dung/

Hoàng Kim

Tài liệu dẫn

NƯỚC MỘI, RỪNG XANH VÀ SỰ SỐNGNguyên Ngọc

(TBKTSG) – Câu chuyện này nói vào đầu xuân có thể hơi buồn, nhưng nghĩ kỹ lại có lẽ cũng có chỗ thích hợp, bởi vì đây là câu chuyện về màu xanh, màu của mùa xuân xanh. Của sự sống.

Quê tôi ở vùng Nam Trung bộ, đúng cái đoạn mà một nhà thơ từng thống thiết gọi là “dằng dặc khúc ruột miền Trung”. Ở đấy, miên man mấy trăm cây số ven biển là những cồn cát lớn, nơi trắng phau một màu trắng tinh khiết đến khó tin, nơi vàng rộm ngon lành trong nắng cháy. Làng cũng là làng trên cát; con người sống trên cát, tử sinh cùng với cát.

Tôi có đọc một ít lịch sử và tôi biết, lạ vậy, toàn cát vậy, nhưng đấy vốn không phải là một vùng đất nghèo. Từng có cả một vương quốc thịnh vượng trên dải đất này. Một vương quốc nông nghiệp và hải dương. Có lẽ một trong những bí quyết thịnh vượng của vương quốc ấy là nước, mà thiên nhiên đã rất thông minh giữ và dành cho dải đất thoạt nhìn thật khô cằn này, và con người thì cũng thật thông minh hiểu được món quà quý của đất trời, biết tận dụng lấy cho mình.

Cho đến chỉ cách đây đâu khoảng chưa đến nửa thế kỷ, ở quê tôi vẫn còn một kỹ thuật nông nghiệp rất đặc biệt, tinh tế và thú vị, gọi là kỹ thuật “tưới nước mội”, người Việt học được của người Chăm khi đi vào Nam.

Nước mội là nước rỉ ra từ các chân đồi cát, trong veo, mát lạnh, tinh sạch đến mức có thể bụm vào lòng bàn tay, ngửa cổ uống ngay ngon lành. Ở đây người ta vỡ ruộng ngay trên cát, các đám ruộng được gọi là “thổ”, những đám thổ trồng đủ các loại hoa màu. Ở góc thổ bao giờ cũng có một chiếc ao nhỏ, cạn thôi, nhưng quanh năm lúc nào cũng đầy ắp nước, tát đi lại đầy ngay, cả trong những mùa nắng hạn gay gắt nhất.

Nước mội từ trong lòng cát rỉ ra, nhẹ nhàng, chậm chạp, từ tốn, mà bất tận. Những chiếc ao nước mội, những con mắt ngọc xanh rờn, mát rượi của đất đai, làng mạc, đồng ruộng quê tôi. Nhỏ nhoi và thầm lặng, chính chúng nuôi sống nền nông nghiệp từng trù phú của vương quốc xưa, và của cả cha ông chúng tôi nữa khi họ đi về Nam…

Champa cũng là một vương quốc biển, từng dong thuyền đến những đại dương xa, và từng có những cảng quốc tế rộn rịp trên suốt dọc bờ biển của mình. Những người có đôi chút kiến thức về giao thương biển đều biết rằng một trong những điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất của một cảng biển quốc tế là nước ngọt, phải rất dồi dào nước ngọt. Những con tàu lang thang nhiều tháng trời trên các đại dương mặn chát, lắm khi chẳng vì mua bán gì cả, vẫn phải ghé lại các cảng ven bờ để “ăn” nước ngọt.

Và trên dải cồn cát miên man của mình, người Chăm là những người thiện nghệ nhất thế gian về nghề tìm mạch nước, đào và thiết kế giếng nước ngọt. Họ như có con mắt thần, có thể nhìn thấy đường đi của nước ngọt âm thầm trong lòng đất, những dòng nước mội. Chính hệ thống giếng nước ngọt thánh thiện và tuyệt vời – từ nước mội bất tận rỉ ra mà có – đã tạo nên vương quốc đại dương Champa, tôi nghĩ nói thế cũng chẳng hề quá đáng đâu…

Từ nhỏ, là dân vùng cát cháy miền Trung, tôi đã có hạnh phúc được biết nước mội, nếm nước mội, ăn nước mội, sống và lớn lên bằng cây cỏ được nuôi bằng nguồn nước mội ân huệ bất tận.

Của trời.

Rồi về sau, cuộc đời lại đã cho tôi một may mắn khác: tôi hiểu hóa ra “trời” không phải là một đấng trừu tượng thần bí nào, mà là một thực thể sống động, khổng lồ, cường tráng, hùng vĩ…, mà lạ thay, cũng lại rất mong manh, hết sức mong manh, ngày càng đang trở nên cực kỳ mong manh!

Trường Sơn. Tây Nguyên.

Tôi đã được đi đến nơi đó và gắn bó hơn nửa cuộc đời của mình ở đó.

Hóa ra có một “bí mật” to lớn: ngọn nguồn của nước mội tuyệt diệu tưới tắm cả vùng cát dằng dặc ven biển miền Trung chính là nơi đó, Tây Nguyên, rừng đại ngàn, rừng nguyên sinh, rừng nhiệt đới Tây Nguyên.

Chính rừng Tây Nguyên, từ trên Trường Sơn rất xa xôi kia, đêm ngày, hàng triệu triệu năm nay, như một người mẹ vĩ đại, bao dung và tần tảo, hứng lấy tất cả các nguồn nước của đất trời, cất lấy, “để dành”, tằn tiện, tuyệt đối không phí mất một giọt nào, để từng ngày từng ngày chắt chiu mà bất tận cung cấp cho đứa con đồng bằng của mình, cho sự sống có thể sinh sôi, nảy nở, trường tồn trên dải đất cát trông chừng rất khắc nghiệt kia. Cho các vương quốc, các triều đại, các nhà nước, các chế độ ra đời, phát triển, nối tiếp. Và sống còn…

Nước mội chính là những dòng nước nhỏ, liên tục, không bao giờ dứt, đi âm thầm và vô hình trong lòng đất, từ những đỉnh Trường Sơn xa xôi kia, đến tận những cồn cát tưởng chẳng thể có chút sự sống này.

Vậy đó, Tây Nguyên, ý nghĩa của Tây Nguyên và rừng Tây Nguyên, dù chỉ mới là qua một khía cạnh rất nhỏ của nó, nước.

Có lẽ cũng cần nói thêm một chút nữa về điều này: không chỉ cho dải đất cát cháy miền Trung đâu. Trường Sơn có một đặc điểm quan trọng về địa hình: đường phân thủy ở đây không chạy đúng giữa mà sát ngay về phía Đông của rặng núi dằng dặc này, nghĩa là sườn phía Tây của Trường Sơn rộng hơn sườn phía Đông rất nhiều, có thể đến bốn năm lần. Tức nước từ Tây Nguyên đổ về phía Tây cũng nhiều hơn về phía Đông có thể đến bốn hay năm lần. Mà đổ về phía Tây tức là về Mêkông, về Nam bộ. Về toàn miền Nam.

Trong một chừng mực nào đó, Tây Nguyên, rừng Tây Nguyên có ý nghĩa quyết định đối với toàn miền Nam về tất cả các mặt. Nếu chỉ nói một mặt nước thôi, thì có lẽ cũng nên nhớ: nước ở miền Tây Nam bộ, ở Cà Mau kia, cũng có thể là nước mội từ Mẹ Rừng Tây Nguyên chắt chiu đưa về đấy, cho mênh mang vùng đất lúa của cả nước ấy không bị nhiễm mặn…

Hàng ngàn đời nay có những con người đã sống ở đây, gắn bó ruột thịt với rừng và đã tạo nên cả một nền văn hóa đầy minh triết bắt nguồn chính từ sự gắn bó ấy. Để bày tỏ đôi lời thật giản lược về nền văn hóa ấy và những con người ấy, chắc có thể nói vắn tắt như thế này: người Tây Nguyên không bao giờ coi rừng là tài nguyên. Không bao giờ có khái niệm khai phá, chinh phục, chiếm lĩnh tự nhiên, rừng. Đơn giản, rừng đối với họ là tất cả, là mẹ, là cội nguồn của sự sống. Mà họ kính trọng và tôn thờ.

Chúng ta, những người tự coi là rất văn minh, rất khoa học, chúng ta biết nước là nguồn gốc của sự sống, nhưng chúng ta không biết, biết bằng hành vi cụ thể chứ không phải bằng lý lẽ to tát, rằng không có rừng thì cũng chẳng có, chẳng còn nước, nghĩa là cũng chẳng còn có sự sống, chúng ta không biết cái chân lý sơ đẳng và đơn giản ấy. Nhìn thấy rừng là con mắt ta hau háu nhìn thấy gỗ, gỗ, gỗ… Và hết gỗ rồi, bây giờ, thấy tài nguyên khác… Hau háu, hung hăng, hỗn hào chặt phá, và hết chặt phá, chẳng còn gì để chặt phá nữa thì đào bới…

Ở quê tôi, nay đã kiệt nước mội rồi. Chi tiết rất nhỏ ấy thôi, vậy đó, lại đang là tai họa tày trời!

Chắc chưa ai quên vụ lũ kinh hoàng ở Phú Yên vừa rồi. Cả thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu chìm trong nước sâu. Gần trăm người chết. Ruộng đồng tan hoang… Một vị có trách nhiệm rất cao giải thích: Ấy là vì biến đổi khí hậu toàn cầu, và lại nữa, vì nhân dân mất cảnh giác. Tại trời và tại dân, trời thì ngày càng tai ác, còn dân thì mãi ngu dốt! Có một chi tiết hẳn ở cương vị của ông ấy, ông ấy ắt phải biết nhưng lại không thấy ông nói: năm 2009, ở Phú Yên áp thấp nhiệt đới gây mưa 330 mi li mét; năm 1991, cũng tại chính Phú Yên này, mưa 1.300 mi li mét, gấp hơn ba lần. Năm 1991 không có gì đáng kể, năm 2009 lại là tai họa khủng khiếp, vì sao?

Ở miền Trung – mà ở cả nước đều vậy – ngày xưa chỉ có lụt và lụt là mùa rất vui, thậm chí thân thiết, mỗi năm lại trở lại một lần, người ta chờ nước lụt, nước lên từ tốn, ruộng đồng được tưới tắm phù sa, cũng là lúc làm ăn rộn rã, có lẽ cũng tương tự như mùa nước nổi ở Nam bộ thuở nào.

Ngày nay không còn lụt, chỉ có lũ. Lũ rất khác lụt, lũ là nước đột ngột đổ ập xuống, như thác, hung bạo, nhanh và dữ cho đến nỗi, như vừa rồi, có người đã leo lên trần nhà rồi còn chết ngạt trong ấy vì không kịp dỡ mái để leo lên nữa! Lũ không mang phù sa đến, lũ quét sạch tất cả những gì nó gặp trên đường đi, và kéo đất đá từ trên rừng xuống lấp hết ruộng đồng.

Tất nhiên ngày xưa cũng có lũ, nhưng chỉ trong những năm mưa đặc biệt lớn, cả đời một con người chỉ chứng kiến vài lần. Ngày nay hễ đài vừa báo áp thấp nhiệt đới, thậm chí chỉ áp thấp, là cả nước đã rùng rùng lo chống lũ, sập núi, trôi rừng…

Con số 1.300 li năm 1991 và 330 li năm 2009 là con số hùng hồn, nó nói rằng vụ Phú Yên vừa rồi không phải chủ yếu do biến đổi khí hậu toàn cầu, không phải do trời, như lời giải thích uyên bác của vị quan chức nọ.

Do người. Do cơ chế nước mội tinh tế, tinh vi, thông minh, nhân hậu tuyệt vời của thiên nhiên đã không còn, đã bị phá vỡ, đã bị con người triệt diệt bằng cách triệt diệt rừng. Rừng Tây Nguyên. Trong một cuộc trao đổi ở Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Trung ương vừa rồi, nhiều chuyên gia đã cảnh báo: không chỉ có nguy cơ lũ quét đâu, sau lũ quét sẽ tiếp đến nguy cơ hạn hán sẽ còn khốc liệt, tai hại hơn. Bởi vì nước mội và lụt hàng năm hiền lành là cùng một cơ chế, cùng một tác giả: Rừng. Rừng Tây Nguyên.

Trong hơn 30 năm qua, chúng ta đã làm xong một công việc to lớn: cơ bản phá hết, cạo sạch đến tận cùng rừng tự nhiên trên cái mái nhà sinh tử của toàn Đông Dương này. Đã quét sạch xong hết trên mặt đất, bây giờ đang bắt đầu moi sạch nốt dưới lòng đất. Cao su tuyệt đối không phải là rừng, không sinh ra cơ chế nước mội. Các khu công nghiệp của công nghiệp hóa và hiện đại hóa càng tuyệt đối không phải là rừng. Một quy luật vận hành ổn định, điều hòa, thông minh của tự nhiên đã bị triệt diệt, nhanh và cơ bản hơn tất cả mọi giai đoạn từng có trong lịch sử. Một quy luật khác đã được thiết lập, quy luật của hỗn loạn.

Hãy nhìn lên cái mái nhà chung kia mà bao nhiêu thế hệ nhiều ngàn năm qua đã giao lại cho chúng ta, trên ấy đã mất hết màu xanh của sự sống.

Có còn cứu được không?

Còn, với một điều kiện: biết giật mình, dừng lại, bắt đầu lại.

Cũng cần nói: hầu hết các nước mà ngày nay ta gọi là những nước phát triển đều đã đi qua “con đường đau khổ”, cũng từng tàn phá hết rừng trên mặt đất và đào bới tàn bạo lòng đất, ở nước họ, rồi ở các nước khác. Chỉ có điều, gần một thế kỷ trước họ đã giật mình dừng lại, và từ đó bắt đầu làm lại, khôi phục lại màu xanh cho đất đai, núi non của họ.

Đi sau, chúng ta có thể khôn ngoan hơn như lẽ ra phải thế. Sự vội vã, kiêu căng, và lòng tham không đáy, đã che mắt chúng ta. Đang còn tiếp tục che mắt chúng ta. Chúng ta vẫn còn hăng lắm trong việc chặt phá nốt đôi chút còn lại và đang bắt đầu một công cuộc đào bới hung dữ.

Cần ngay bây giờ chấm dứt mọi khai phá ở Tây Nguyên. Cần nghĩ đến một con đường sống khác, một kiểu sống khác, một kiểu phát triển khác. Trên cả nước. Trước hết trên mái nhà sinh tử Tây Nguyên. Bắt đầu lại một công cuộc cứu lấy Tây Nguyên. Bắt đầu một sự nghiệp to lớn trồng lại rừng Tây Nguyên, trong một trăm năm, quyết liệt, kiên định, thông minh, với những kế hoạch cụ thể, cho 50 năm, 20 năm, 10 năm, 5 năm, toàn Tây Nguyên, từng tỉnh, từng huyện, từng xã, từng làng.

Khôi phục lại màu xanh cho Tây Nguyên.

Bắt đầu ngay từ hôm nay, mùa xuân, mùa của màu xanh, của sự tỉnh táo, khôn ngoan.

Cho đến một ngày, có thể một trăm năm nữa, con cháu chúng ta sẽ có thể bụm vào lòng bàn tay một ngụm nước mội trong veo mát lạnh rỉ ra từ đất cát và ngửa cổ uống ngon lành. Và biết rằng cha ông chúng từng rất dại dột, nhưng rồi cũng đã từng biết khôn ngoan, để cho sự sống từng sắp bị triệt diệt, lại được cứu, lại sinh sôi, phát triển, trường tồn.

TÂY NGUYÊN CỦA TÔIVăn Công Hùng

Tôi sống ở đất này đã hơn ba mươi năm. Đã có nhiều cơ hội để đi, đến những thành phố lớn hơn, như Huế, Hà Nội, Sài Gòn… nhưng rồi đều đã dằng díu mà ở lại. Té ra mình yêu nó đến mức không dứt ra mà đi được rồi…

Bài viết này tôi viết trong nỗi yêu thương và cả đắng đót xót xa đến đớn đau về cái vùng đất mình đã gắn với nó hơn nửa đời người. Và là bài viết về Tây Nguyên ưng ý nhất từ xưa đến nay, nhiều bạn bè văn chương đã đọc và đều… khen, huhu…

Có lần một cô giáo đến tìm tôi tại phòng làm việc. Vân vi một hồi rồi thì cô nói rằng cô giáo của cô, một tiến sĩ ngữ văn, là người quen của tôi, nói cô đến tìm tôi. Thì ra là cô này chuẩn bị làm luận văn thạc sĩ, mà cô thì rất yêu văn học dân gian Tây Nguyên, thích sử thi Tây Nguyên (tôi vẫn cho rằng cái từ sử thi này nó chưa ổn lắm), và cái cô tiến sĩ bạn tôi kia là người sẽ hướng dẫn luận văn cho cô giáo này. Cô trò ngồi bàn nhau cả buổi và cuối cùng thì cô giáo tiến sĩ nói cô giáo chuẩn bị thạc sĩ về tìm tôi, nhờ tôi tư vấn cho đề tài mà làm.

Lại cũng mất cả tiếng đồng hồ thao thao các kiểu thì trong tôi lóe lên một tứ, rằng là, em thử làm về yếu tố biển trong sử thi Tây Nguyên xem. Cô này ớ ra nhưng rồi sau khi nghe tôi thuyết phục đã về viết đề cương để nộp…

Đại loại rằng, trong quá trình sống, tiếp xúc, sưu tầm, tìm hiểu…, tôi thấy trong khá nhiều các trường ca cổ (H’ri, H’amon…) của người Tây Nguyên có nhắc đến biển. Và điều kỳ lạ là, những gì họ nhắc, khá là giống… biển, dù các nghệ nhân khi kể cho chúng tôi ghi chép lại những trường ca kia, một trăm phần trăm chưa ai thấy biển, chưa biết biển là như thế nào?

Ngày xưa các làng Tây Nguyên sống biệt lập, ẩn trong ngút ngàn rừng già. Làng này biệt lập với làng kia, mỗi làng là một vương quốc. Các làng chỉ gặp nhau trong vài trường hợp như: đánh nhau giành đất, được mời sang dự Pơ thi hoặc lễ gì đấy. Người Việt cũng lấy lũy tre làng làm biên giới, nhưng hàng tháng họ còn có cái chợ phiên để đến đấy giao lưu. Ngay người Mông, người Thái cũng vậy. Người Tây Nguyên không có chợ, không có các hoạt động liên làng nên việc họ gặp nhau rất là hãn hữu.

Huống gì thấy biển

Thế mà trong các trường ca cổ ấy, có rất nhiều biển.

Tôi giải thích với cô giáo ấy rằng, nguyên do có thể ngày xưa Tây Nguyên vốn dĩ là đại dương, rồi qua một cơn tạo sơn vĩ đại nào đấy, tự nhiên biển hóa núi, và thành Tây Nguyên như hiện nay. Vì đã có lần tôi nghe nói, người ta đào được một cái vỏ sò rất lớn ở vùng nào đó của Đăk Lăk. Thì cũng là nghe nói thế, thậm chí có người nhờ tôi xác minh, nhưng rồi quên mất. Cái vỏ sò ấy nếu có, nó cũng có niên đại cả triệu năm chứ không ít.

Nguyên do thứ hai đến từ khát vọng của người Tây nguyên cổ. Ở đời thiếu cái gì người ta thường mơ về cái ấy, trong đấy, bầu trời và đáy biển là hai nơi con người khát khao khám phá nhất. Thần thoại Hy Lạp chả đã có nhân vật là cậu bé Icarus lấy sáp ong gắn lông chim làm cánh để bay lên trời hòng xem trên ấy có gì mà rực rỡ thế.  Ước mơ ấy đã suýt thành hiện thực nếu như cậu đã không vì tò mò quá mà bay lên rất gần mặt trời. Sức nóng làm sáp ong chảy ra và cậu rơi xuống biển, chấm dứt một giấc mơ hoành tráng nhưng tuyệt đẹp của con người mà mãi hàng nhiều vạn năm sau, hậu thế của Icarus đã làm được. Cũng như thế, những gì mà Jules Verne đã kể trong cuốn sách nổi tiếng của ông “Hai vạn dặm dưới đáy biển” thì té ra sau này hoàn toàn có thật, dù khi viết nó, ông chỉ ngồi một chỗ và… tưởng tượng.

Nhắc tới Jules Verne, không thể không nói tới khả năng liên tưởng tiên đoán thiên tài của những nghệ sĩ thứ thiệt. Các nghệ nhân Tây nguyên, khi sáng tạo ra các trường ca ấy, tuy là vô danh nhưng đều là những con người cụ thể. Đời này qua đời khác, họ sáng tạo kiểu chắp nối để rồi thành hàng ngàn trang sử thi cho chúng ta sưu tầm, nghiên cứu… Sự tưởng tượng thiên tài chỉ xuất hiện ở những con người kiệt xuất, những nghệ sĩ thứ thiệt có thể thấy trước tương lai. Phải vậy chăng mà trong các chức năng của văn chương, có chức năng dự báo…Vân vân, là tôi ngồi véo von như thế để cho cô giáo về mà tự nghiên cứu chứ tôi chỉ là kẻ lớt phớt thôi. Rất tiếc, sau này tôi có gặp tiến sĩ Đấu – Chủ nhiệm Khoa văn  (Trường đại học Quy Nhơn), anh có nhắc lại chuyện cái đề tài ấy, khi ấy anh cũng không biết là của tôi nghĩ ra. Anh bảo là khi ấy cả hội đồng không ai hình dung được rằng Tây Nguyên lại có biển, tưởng rằng nó chỉ là đặc sản của Quy Nhơn và những vùng tương tự thế, nên đã bác cái đề cương này, nhưng giờ nghe tôi phân tích thì anh bảo… hay quá. Tôi đùa nhưng giờ thì tôi thu lại bản quyền rồi, các ông không được dùng nữa…

Tôi sống ở Tây Nguyên đến giờ mới hơn ba chục năm mà đã chứng kiến bao thay đổi, thì cái sự ngày xưa nơi đây là biển rồi giờ thành rừng cũng chả lấy gì làm lạ lắm. Rồi ngay cái gọi là rừng thì bây giờ cũng đã có nhiều thay đổi lắm rồi. Ngày xưa rừng ngút mắt, rừng miên man, rừng chằng chịt, giờ, tất cả như khoe ra dưới mặt trời cái màu đất Tây Nguyên tưởng như đặc trưng té ra cũng không đặc trưng nữa… Tây Nguyên thay đổi vừa do quy luật tự nhiên, vừa do con người. Càng văn minh thì con người càng can thiệp vào thiên nhiên thô bạo hơn.

Tôi nhớ mãi cái ấn tượng về cây Kơ Nia mà ông họa sĩ Xu Man bày cho tôi hồi mới lên Tây Nguyên nhận công tác. Hồi ấy là đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước.

Xu Man người Bahnar, là họa sĩ có đai có đẳng của Tây Nguyên, 2 khóa liền là ủy viên Ban chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam. Ông có nhiều tranh được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mua và được giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật.

Đấy là một con người Tây Nguyên nhất trong những người Tây Nguyên mà tôi gặp. Đã từng đi nước ngoài, nhiều năm ở Hà Nội, học từ cao đẳng lên đại học mỹ thuật, nhưng về hưu một cái là ông về làng ngay, dù tỉnh Gia Lai hồi ấy tuyên bố cấp nhà trên  phố Pleiku cho ông. Về làng ông cũng ở nhà sàn. Cái nhà gạch nền xi măng Ty Văn hóa làm cho ông ở làng, ông để làm… kho và cho anh em họa sĩ học trò hoặc đồng nghiệp về thăm ông ở và sáng tác, vì làng ông rất đẹp. Ông tự tay làm một cái nhà sàn phía sau, đống lửa giữa nhà, ghè rượu quanh vách, tấm dồ một góc, những quả bầu đựng nước, những chiếc gùi, nồi cơm và nồi canh lá sắn cà đắng trên bếp, những ống thịt trên giàn… tất cả làm nên một thế giới Bahnar của Xu Man. Cái duy nhất khác giữa ông với một già làng Bahnar hồi ấy là ông có một cái đài (radio) mở oang oang cả ngày. Khi còn làm ở ty Văn hóa Gia Lai thì ông vẫn chủ yếu ở dưới làng, tháng đôi lần ông lên cơ quan họp, bằng xe đạp, tất nhiên. Từ Pleiku về làng ông hơn 60 cây số. Trong một buổi sáng nắng gay gắt, cùng đạp xe với ông, khát quá, tôi rủ ông ghé vào một quán cà phê ven đường nghỉ. Ông bảo cố tí nữa, đến gốc Kơ nia kia nghỉ sẽ rất thú vị.

Sau này tìm hiểu tôi mới biết, té ra là hạt Kơ nia ăn rất ngon, nó giúp cho người Tây Nguyên, và cả bộ đội một thời, thay cơm mùa giáp hạt. Mỗi khi rời nhà lên rẫy hoặc ngược lại, họ đều lấy một ít bỏ vào gùi, đến khi mệt thì ngồi nghỉ, lấy hạt ra đập ăn, lấy nước trong bầu uống. Và trong lúc dùng đá đập thì thế nào cũng có vài hạt văng ra đâu đó, trong những hạt văng ra ấy, thế nào cũng có một hạt mọc thành cây. Cứ thế, đời này qua đời khác, những cây Kơ nia cô lẻ trở thành thước đo cơn khát cơn mệt và cũng trở thành nơi che chở cơn khát cơn mệt của con người.

Giờ, Kơ nia thành của hiếm, dẫu nó không phải loại gỗ quý, không thuộc nhóm một nhóm hai. Nó chỉ còn trong bài hát của Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Ngọc Anh với giọng hát một thời Măng Thị Hội chứ cánh trẻ bây giờ cũng ít hát, vừa khó vừa không thời thượng.

Cũng như rừng, Kơ nia đang dần mất dạng trong những chiều Tây Nguyên thông thốc gió. Những kẻ giang hồ muốn ngồi hướng mắt về chân trời nào đó mà nhớ một thuở chưa xa, mắt không thể nào vượt qua vài chục mét.Người Tây Nguyên giờ cũng không còn hạt Kơ nia bỏ trong gùi làm lương thực nữa. Họ có mì tôm, có cơm bỏ trong bì nilon, có nước đựng trong các chai nhựa, vẫn là nước suối, nhưng là những con suối chết, bởi nó phơi mình ra dưới nắng dưới bụi chứ không uốn lượn trong rừng, dưới những tán lá xanh mướt khiến nước cũng ngất ngây trong uống đến đâu biết đến đấy.

Cũng phơi ra dưới nắng là những làng Tây Nguyên bây giờ. Những mái nhà lợp tôn đỏ bầm như màu trời ngày sau bão. Những thói quen, những nếp ứng xử cũng đã khác xưa. Không hiểu tốt hay xấu hơn, nhưng rõ ràng, nó lạnh lẽo hơn dẫu là ngồi trong nhà mái tôn giữa trưa hực nắng. Nó cũng cô đơn hơn dẫu bây giờ rất nhiều các mối quan hệ chằng chéo níu giữ.

Ngày xưa sau gia đình là đến cộng làng với già làng. Và chỉ thế. Giờ còn bao nhiêu cơ quan đoàn thể, bao nhiêu sự chi phối, bao nhiêu cánh cửa mở ra mà sao con người vẫn thấy cô đơn, trần trụi. Cũng là đi bộ, người Tây Nguyên chuyên đi bộ theo hàng một, dẫu là hàng trăm người đi. Nhưng là đi trong rừng, bất trắc đấy- đi hàng một để tránh bất trắc- nhưng vẫn thấy yên ổn ấm áp, bởi rừng, dẫu bất trắc khôn lường, nhưng luôn thân thiện và sẻ chia cùng con người. Giờ, đường ô tô tận làng, người dân vẫn đi bộ, vẫn hàng một, mà sao cứ thấy lầm lụi,  cứ thấy vênh lên trong cái màu đỏ đến nhức mắt của đất đỏ, của màu trời và cả trong màu cà phê chín…

Hôm nọ ở một cái festival rất lớn mang tầm quốc tế về cồng chiêng, người ta định bảo bà con diễn một cuộc ăn trâu phục vụ festival, chuẩn bị xong hết thì lại bảo bà con không làm nữa vì có vị lãnh đạo bảo nó dã man quá. Nhiều người không biết rằng, cái cuộc ăn trâu ấy sau này dân làng vẫn phải tự làm ở làng mình, vì đơn giản, nếu không làm tức là lừa dối thần linh.

Nó chỉ là một thành tố của một lễ hội, và người Tây Nguyên gọi nôm na là ăn trâu. Họ làm con trâu ấy để cúng thần linh, mời thần linh ăn, để họ tạ ơn thần linh đã giúp cho họ những việc lớn của làng. Những lễ hội mà có ăn trâu rất hiếm và không thường xuyên tổ chức. Để có cái cuộc ăn trâu vào sáng sớm hôm sau ấy, đêm trước đã có một cái lễ khóc trâu. Những người đàn bà thân thuộc với con trâu được chọn để ngày mai làm lễ ấy, tối hôm trước ra chỗ cột trâu và… khóc trâu. Họ khóc rất bài bản, cám ơn con trâu và cũng “giao nhiệm vụ” cho trâu ngày mai thay mặt họ đi gặp thần linh. Họ cho con trâu ăn những ngọn cỏ non nhất mới cắt lúc chiều, mời trâu uống thứ rượu cần chắt từ lần cắm cần đầu tiên…Rồi lúc tổ chức “tiễn trâu về với Yang”, theo nhiều người Tây Nguyên kể, không có nhiều người xem như hiện nay, đặc biệt là trẻ con càng không. Toàn các cụ già. Họ tiến hành nghi lễ thiêng liêng với thần linh, con trâu ấy chính là hiện thân của dân làng “tiếp kiến” thần linh.

Chứ không như hiện nay, người ta phong cho nó thành “lễ hội đâm trâu” rồi xách ông trâu ra cột giữa cái sân đông đặc người, rồi nhảy múa hú hét xung quanh cho con trâu ba hồn chín vía bay tiệt lên trời rồi bất thình lình đâm một nhát, máu me nhoè nhoẹt.

Vấn đề là, ai, và từ lúc nào, đã làm cho ý nghĩa những sinh hoạt văn hóa, và ý nghĩa tâm linh của những sinh hoạt ấy bị biến tướng đi một cách dữ dội thế…?

Nguyễn Cường là một nhạc sĩ rất nổi tiếng viết về Tây Nguyên. Nhưng Tây Nguyên nhất quyết không phải như những gì Nguyễn Cường đã viết. Anh đã tạo ra một lớp công chúng của mình bằng cách phả rock vào những ca khúc anh viết về Tây Nguyên, tạo ra một Tây Nguyên máu lửa, hừng hực, man dại và… nông cạn. Trong khi thật sự, Tây Nguyên lại rất trữ tình, sâu sắc và… mềm yếu mong manh nữa. Thì hãy nghe Y Phôn Ksor chẳng hạn, chàng nhạc sĩ kiêm ca sĩ người Ê Đê này có mấy bài hát để đời như “Đi tìm lời ru mặt trời”, “Đôi chân trần”… mà xem, ta hoàn toàn không thấy hú hét, không lắc mông lắc ngực, không nhảy tưng tưng, mà nó thủ thỉ tâm tình, nó xa xót đắng đót, nó thâm trầm đến thắc thỏm u uẩn, khiến người nghe như mỏng đi, như dẹt ra trong cái thổn thức nao lòng của giai điệu.

Tôi đã có nhiều đêm thức để nghe các già làng, các nghệ nhân cao tuổi kể khan (hri, hamon), chưa bao giờ thấy hú hét, chưa bao giờ thấy giậm giật. Chỉ là những thủ thỉ tâm tình, những câu chuyện ăn vào đêm, xuyên vào đêm, rỉ rả như đêm để rồi mỗi sáng mai lại bừng ngộ rằng, cái thế giới mà tôi vừa lẫn vào nó tối qua, té ra nó lại đang hiển hiện ngay trước mắt tôi kia, nhưng nó lại cũng vô cùng lạ lẫm, bởi tôi vừa được chứng kiến sự thoát thân kỳ lạ của nghệ nhân. Cái ông cởi trần mặc khố thu lu đầu gối quá tai nhăn nheo ngồi trước tôi bây giờ và cái ông mới đêm qua nằm kể khan vừa là 1 mà lại là 2, vừa trần trụi lại vừa lộng lẫy, vừa hiện thực cũ mèm đây lại cũng rất tinh khôi ngời sáng khi dám đi bắt nữ thần mặt trời, dám “đằng vân quá hải” chỉ để thỏa mãn khát vọng tự do của mình…

Tôi cũng từng có một cuộc ngồi rất thú vị với mấy “quý ông” Tây Nguyên nổi tiếng một thời ở nhà ca sĩ Y Zăc. Những là Y Phôn Ksor, Y Moan, Kran Dich, KPlin, Y Zắc… ngồi suốt một đêm, ngồi nghe họ hát mộc dân ca Tây Nguyên với Ghi ta, uống rượu cần trong một ngôi nhà ngoại ô thành phố Buôn Ma Thuột. Rồi nghe họ nói chuyện về Tây Nguyên, thì mới biết té ra, lâu nay những cái mình biết về Tây Nguyên chỉ là lớp váng, chỉ là thứ phù du bụi bặm nổi lên trên, sâu lắng phía dưới, lặn dưới đáy là cả một trầm tích đậm đặc vừa ma mị vừa minh triết với những hiển nhiên nhưng không thể cắt nghĩa được. Chao ơi, cái khó, cái làm ta ma mị chính là ở những điều hiển nhiên không thể cắt nghĩa được ấy. Ai mà cắt nghĩa được rằng, tại sao tự mình không làm ra chiêng, nhưng người Tây Nguyên đã biến chiêng thành một thứ tài sản đương nhiên của mình không cần bảo chứng vậy. Ban đầu người Tây Nguyên làm chiêng bằng… tre nứa, sau đấy họ mon  men xuống đồng bằng nước Việt, hoặc thông qua thương lái đưa lên, rồi sang cả Lào, đổi trâu, voi… lấy chiêng. Vì thế tên chiêng bây giờ vẫn có chiêng Yoăn (Kinh), chiêng Lao (Lào). Nhưng chiêng chỉ thành chiêng khi nó được chính những nghệ nhân tài hoa Tây Nguyên ra tay chỉnh, bây giờ hay gọi là lên dây chiêng. Cuộc hồi sinh vĩ đại của chiêng chính là từ sự chỉnh chiêng của người Tây Nguyên này. Phải qua công đoạn này thì chiêng mới thành… chiêng. Rồi còn tự tạo ra không gian chiêng nữa…

Cái sự mà UNESCO công nhận không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại không hẳn là vì chiêng Tây Nguyên vĩ đại, được tôn vinh, mà ý nghĩa chính là món này nó đang chuẩn bị tiệt chủng, cần bảo vệ khẩn cấp. Bao nhiêu năm qua, từ cái thời đề cương văn hóa của ông Trường Chinh, chúng ta đã đề cao dân tộc tính, chỉ rõ phải bảo tồn ra sao, bản sắc ra sao… thế mà rồi, cụ thể ra, cái bản sắc thật sự của Tây Nguyên là gì đã mấy ai hiểu hết. Cồng chiêng đấy, suốt ngày kêu gọi bảo tồn rồi nâng niu gìn giữ, cuối cùng thì phải bảo vệ khẩn cấp. Lý do người Tây Nguyên quý chiêng như thế là vì chiêng không chỉ là vật chất thông thường đổi bằng trâu bằng voi, mà nó chính là đời sống tâm linh, trong chiêng có Yang, thế mà bây giờ người ta dửng dưng đến thế?

Chúng tôi đã rất nhiều lần được sống cùng chiêng tại các buôn làng. Cũng nhiều lần được xem các cuộc lễ hội có đạo diễn mang chiêng trên sân khấu. Rất khó khi chúng ta cứ muốn giữ những gì là nguyên bản, và lại càng khó hơn khi chúng ta mang nó ra cộng đồng lớn hơn khu vực làng, vượt qua yếu tố nghi lễ tâm linh trở thành biểu diễn thi thố. Văn hóa và văn minh thường là xung đột với nhau để xã hội phát triển mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Đời này sang đời khác, cuộc giành giật níu kéo giữa phát triển và bảo tồn, giữa cái mới và cái cũ, giữa hào nhoáng và thô sơ nguyên bản, giữa bản chất và hiện tượng… luôn làm loài người phải bận tâm để rồi chúng ta có văn hóa, có văn hóa vùng miền và văn hóa nhân loại, có văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng, có văn hóa bản sắc và văn hóa đại trà… tựu trung lại, nó là những sản phẩm vô giá của con người gửi lại cho mai hậu…

Và nói thật, thấy thảm hại làm sao khi chúng ta bứng chiêng ra khỏi buôn làng, ra khỏi không gian của nó, biến nó thành những hình nhân nhí nhố trên sân khấu, trên đường phố lòe loẹt xanh đỏ tím vàng. Nhưng chúng ta đã làm và vẫn đang làm việc ấy?…

Mà ngày xưa ấy, có phải cứ tự nhiên thích đánh chiêng là lôi chiêng ra mà đánh được đâu. Giờ chúng ta làm theo kế hoạch, ngành văn hóa lên kế hoạch từ đầu năm, tháng nào tháng nào có liên hoan hoặc lễ hội cồng chiêng, sức cho các làng các xã chuẩn bị, rồi đúng ngày đúng tháng, các nghệ nhân lên xe ô tô, mang chiêng đi… thi. Lại phải nói rõ thêm một điều nữa, rằng là hoàn toàn không có “lễ hội cồng chiêng” như chúng ta hay gọi, mà cồng chiêng chỉ là một thành tố của lễ hội. Nó như cỗ phải có gà luộc nhưng gà luộc thì không phải cỗ vậy.

Tây Nguyên đang rời xa đi cái gốc nguyên thủy của nó, đang bị giằng xé dữ dội giữa phát triển và bảo tồn, giữa những vòng quay chóng mặt của ngộ nhận và cố chấp, của cả tự ti và áp đặt, của vênh vang và ngu dốt, của thực dụng và hiếu thắng…

Chứ trong tôi, một Tây Nguyên hài hòa, nhân văn, trữ tình và đầy khát vọng nhưng cũng rất khiêm nhường luôn luôn thường trực, một Tây Nguyên biết cứ khi nào con người mỏi chân thì lại hiện lên một cái cây bóng mát, một Tây Nguyên có hẳn một nghi lễ khóc trâu trước khi hiến tế, và một Tây Nguyên cương quyết không lừa thần linh, nên dẫu nhà nước hứa rồi nhưng lại không cho thần linh ăn trâu thì họ mang về làng để làm. Bởi họ không ăn trâu, mà là dâng hiến cho thần linh. Sự dâng hiến tự nguyện và thành kính.

Nhân nghĩa thủy chung và cũng rất giữ lời, trung thực một cách cực đoan như vậy đấy, Tây Nguyên của tôi…

Xem tiếp Đến với Tây Nguyên mớiTheo chân người dẫn đườngTrên bục giảng mùa xuânBao chuyện đời không quên

Đến với Tây Nguyên mới

Video yêu thích

Share this:

Twitter

Facebook

Thích bài này:

Thích

Đang tải…

Một Bài Thơ Đường Của Đỗ Phủ

Một

Bài

Thơ

Đường

Của

Đỗ

Phủ

Lại

Quảng

Nam

Nguyệt dạ –

 Đỗ Phủ

Nguyên tác

月夜

今夜鄜州月,

閨中只獨看。

遙憐小兒女,

未解憶長安。

香霧雲鬟濕,

清輝玉臂寒。

何時倚虛幌,

雙照淚痕乾.

Phiên âm 

Nguyệt dạ –

Kim dạ Phu Châu nguyệt,

Khuê trung chỉ độc khan.

Dao liên tiểu nhi nữ,

4-Vị giải ức Trường An.

Hương vụ vân hoàn thấp,

Thanh huy ngọc tý hàn.

Hà thời ỷ hư hoảng,

8-Song chiếu lệ ngân can      

Câu (8) bản trên mạng hay trong sách hiện nay có dấu chấm hỏi “?” , vào thời Đường chữ Tàu đâu có dấu chấm câu ngoài khuyên tròn( o ) dùng để chấm dứt một ý; người đời nay thêm vào dấu chấm câu trong Nguyên tác đôi khi làm rách việc !

Chú vài từ và tạm dịch nghĩa 

Phu Châu, địa danh, nơi tạm cư của gia đình Đỗ Phủ

Trường An, địa danh, kinh đô Đường, Đỗ Phủ đang bị kẹt tại đó .

Bài làm vào thời điểm An lộc Sơn làm chủ thành Trường An

Câu 4-Vị giải ức Trường An, Có biết đâu nỗi nhớ Trường An (tạm dịch: Có biết đâu nỗi nhớ từ Trường An vọng về gia đình).

Câu 8-Hà thời ỷ hư hoảng, hoảng là một loại màn, khác màn sa (hay được dùng trong thơ Đường ),tạm dịch, Lúc nào dựa vào cái màn đã được vén sạch ( màn đã hết vén vào một bên). Đổ Phủ rất tinh tế, khi vén hết màn (hư hoảng ), khung cửa sổ sẽ rộng ra, đủ chỗ đứng cho cả hai người .Vợ mình thì đứng dựa vào tấm màn đã vén. Ông này kinh lắm khi dùng chữ.

Hai câu tuyệt hảo, khó mà dịch rõ được hình ảnh màn đã vén dạt hết sang một bên .

Hà thời ỷ hư hoảng,

8-Song chiếu lệ ngân can 

Khi nào vai tựa song nhà,

Đôi mình song chiếu lệ ta khô dòng

Nỗi nhớ chấm dứt khi ta và mình cùng ở quê nhà ngắm trăng tại quê nhà thì dòng lệ mới thôi chảy.Tuyệt hảo !

Dịch sang thơ quốc âm 

Đêm trăng

Đêm nay trăng sáng Phu Châu,

Phòng khuê lẻ bóng khuya sầu ngắm trăng.

Cảm thương út gái y rằng ….

Tuổi thơ đâu thấu Trường an vọng hoài.

Sương thơm thắm đẫm tóc mai,

Ánh trâng lạnh tái tê tay ngọc ngà.

Khi nào vai tựa song nhà,

Đôi mình song chiếu lệ ta khô dòng.

Lại Quảng Nam 

Chú bên lề :

*Bài được cho học sinh Việt Nam hiện nay phải học về thơ Đường của Trung quốc .

1- Một bài thơ hiếm hoi trong thơ Đường  nhớ thương người vợ khi còn sống .

2-Khách thơ  để ý một điều là Đỗ Phủ không đậu tiến sĩ, làm vợ ông chẳng sướng ích gì, dẫu ông nội làm đại quan nhưng cuộc đời ông rất nghèo khổ, cảnh ăn nhờ ở đậu là thường xuyên, vậy mà ông đã dùng chữ rất đẹp khi nói cảnh cư ngụ của vợ mình, phòng khuê ( phòng ở của người đàn bà đài các ), cánh tay ngọc, tóc mai ( bà Đỗ Phủ lam lũ nuôi con, chồng thì chỉ có mỗi việc làm thơ gọt đẽo từng con chữ, suốt đời thơ với thẩn, rách việc !) .

 Ngôn ngữ Việt 80  năm trước

Lục bát Tản Đà

Châu Phu này lúc trăng soi,

Buồng the đêm vắng riêng coi một mình.

Đoái thương thơ dại đầu xanh,

Tràng An chưa biết mang tình nhớ nhau.

Sương sa thơm ướt mái đầu,

Cánh tay ngọc trắng lạnh màu sáng trong.

Bao giờ tựa bức màn không,

Gương soi chung bóng lệ dòng dòng khô.

Tanda

Nguồn:  dophu-nguyetda-xong6.doc

Ngôi Nhà Nhỏ Bên Đường

Ngôi nhà nhỏ bên đường – Truyện cổ tích dành cho các bé yêu thiên nhiên, truyện kể về cuộc sống của cô bé sống chan hòa với thiên nhiên, có bầy chim làm bạn.

Truyện cổ tích Ngôi nhà nhỏ bên đường

Ngày xưa, trong căn nhà nhỏ bên đường, chỉ có một em bé gái. Nói thì nói thế, song em đâu chỉ có một mình. Láng giềng của em là một cây lớn ở sát cạnh nhà. Trên cây lớn còn có tổ chim của con chim xanh.

Một hôm, gió ào về gầm rít, thổi bay cả tổ chim. Chim xanh đậu ở trên cây buồn rầu, khóc lóc đến thảm thiết:

– Tôi sắp làm mẹ rồi, nay biết ở đâu để lo cho lũ con đây!

Em bé đang dọn dẹp lại nhà sau cơn gió bão, nghe thấy thế, bèn nói:

– Chim xanh ơi, em đừng rầu rĩ quá thế. Chị cho em chiếc mũ và chiếc khăn tay của chị. Mũ để em làm tổ. Khăn tay để em làm chăn cho lũ chim con.

Chim xanh mừng quá, ríu rít cảm ơn, đón lấy chiếc mũ và khăn tay.

Rồi lũ chim nhỏ ra đời. Cây lớn mở tán ra như chiếc dù xanh xanh che nắng cho chúng. Lũ chim ríu rít ca hát cả ngày. Cô bé cười. Cây cũng cười, xào xạc, xào xạc…

Lại một hôm, mưa xuống bao nhiêu là nước, cứ như đổ nước xuống vậy. Mẹ con chim lướt thướt ướt, lại khóc. Cây cũng rũ cả lá xuống như chẳng còn sức lực nào. Hoá ra, cái áo của chị Mây Trắng bị móc vào đâu bị rách một mảng lớn, chẳng ai vá hộ, nên chị ra khóc hờn, khóc tủi, nước mắt lả chã tuôn rơi xuống thế gian.

Cô bé nhìn trời, nhìn cây, nhìn tổ chim ra nhiều nghĩ ngợi, rồi không chần chờ nữa, mở chiếc hòm nhỏ lấy ra một cuộn bông lớn, kim, chỉ và tới bên gốc cây bảo:

– Cô mang cái gì đi vá áo cho chị Mây Trắng?

– Có cuộn bông mà mẹ tôi cho để làm nên bông áo rét đây rồi.

– Thế thì cô lấy gì mà may áo rét để qua nổi mùa đông

– Không vội lo điều đó. Trước tiên là vá chiếc áo của chị Mây Trắng để mọi người chúng ta khỏi khổ vì nước mắt của chị đã.

Cây lặng đi trước tấm lòng thơm thảo của cô bé, vội rủ cành xuống nâng cô bé lên mãi lên mãi tới nơi chiếc áo rách của chị Mây Trắng bị rách.

Cô bé dùng bông mềm mại, xốp nhẹ, nhẹ nhàng dàn lấp chỗ áo rách của chị Mây, rồi cần mẫn chần, khâu thật đẹp đẽ. Chị Mây Trắng lặng thinh và rồi chị nở nụ cười. Mặt Trời toả ánh nắng dịu dàng xuống Trái Ðất. Lũ chim con lại ríu rít hát ca. Cây lại xào xạc, xào xạc… cười.

Mùa thu tới rồi, gió đã se se lạnh. Cây nở bung muôn ngàn đoá hoa đủ màu sắc. Cây gọi lũ chim con, lúc này đã bay đi bay lại được rồi:

– Các bạn ơi! Mau hái hoa để tặng cô bé tốt bụng nào!

Ôi lũ chim mới ngoan làm sao!. Chúng mang vào nhà cô bé bao nhiêu là hoa, rải thành tấm đệm hoa rực rỡ sắc màu.

Mùa thu này, bạn hãy tới căn nhà nho nhỏ bên đường đó mà xem. Bạn sẽ tin lời tôi vừa kể đó.

– – Truyện cổ tích ý nghĩa giúp bé tự tin trong cuộc sống

– Bài học đầu tiên của Gấu con – Truyện ngắn ý nghĩa giúp bé biết nói lời cảm ơn và nói xin lỗi

– Truyện cổ tích của thiên trả địa – Truyện cổ tích ý nghĩa về tình bạn cho các bé

– Truyện cổ tích sự tích hoa quỳnh – Loài hoa được mệnh danh là nữ hoàng của bóng đêm