Tác Giả Của Bài Thơ Sắc Màu Em Yêu / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Nêu Cảm Nhận Về Bài Thơ Sắc Màu Em Yêu

Nêu cảm nhận về bài thơ Sắc màu em yêu

Sac mau em yeu – Đề bài: Bài thơ ” Sắc màu em yêu” đã mang đến cho em nhiều liên tưởng, em hãy nêu cảm nhận bài thơ theo cách riêng của mình.

Mở bài: Giới thiệu bài thơ Sắc màu em yêu

Là học sinh, ta đã quá quen thuộc với những chiếc bút màu giúp những bức tranh chúng ta thêm sống động. Mà ta còn thấy được qua bài thơ Sắc màu em yêu được liệt kê với đủ loại màu sắc như những mảng màu không thể thiếu trong cuộc sống được tả dưới con mắt chân thật của một bạn nhỏ có thể thấy được trong những vần thơ vô tư của tác giả Phạm Đình Ân.

Thân bài Nêu cảm nhận về bài thơ Sắc màu em yêu

Một bảng màu sắc hiện ra mỗi màu đều mang ý nghĩa riêng đều tượng trưng cho hình ảnh riêng, bạn nhỏ nhanh chóng chọn được màu đỏ với suy nghĩ khá hồn nhiên mà thực tế là màu máu con tim, màu cờ tổ quốc,khăn quàng đỏ đeo trên cổ. Tiếp theo,màu xanh của đồng bằng bao la, của biển xanh, bầu trời quê hương thân thương. Và màu vàng được quan sát tỉ mỉ là nắng vàng rực rỡ, của màu hoa cúc, của đồng lúa chín dưới sự chăm sóc của người lao động. màu không thể thiếu màu trắng liên tưởng là trang giấy vật quen thuộc,là màu của những bông hồng bạch, và đặc biệt được chìm trong làn tóc trắng mượt mà của người bà minh chứng rõ ràng của thời gian.

Một tông màu trầm gần gũi từ hòn than đen, của đôi mắt của màn đêm cao vợi. Là màu tím của sự thủy chung của hoa cà, hoa sim, đến chiếc khăn, và màu mực. Và màu cuối cùng được cất lên là màu nâu của áo mẹ, của đất đai, màu của gỗ. Kết thúc bảng màu vô số màu sắc dưới sự thích thú của bạn nhỏ, ta thấy nó gắn với những thứ quá đỗi thường xuyên và khắc sâu trong tâm trí mỗi con người rồi. Dường như không thể thiếu một màu nào để làm nên bức tranh hoàn hảo ấy, cũng như những vần thơ đẹp đẽ ấy. Qua cách diễn tả ta có thể cảm thấy tình yêu tuy nhỏ bé nhưng rất tinh tế với từng thứ trong cuộc sống của người bạn nhỏ. Cũng là thông điệp ngợi ca lên tình yêu với đất nước từ thế hệ trẻ thấy rõ trong đoạn văn cuối “Trăm nghìn cảnh đẹp” và thấy được ý thức từ hành động nhỏ nhất có thể làm được của bạn nhỏ rất “Ngoan” và sự tự nhắc nhở nhẹ nhàng phải tích cực và nâng cao ý thức vừa chăm học vừa phải biết nghe lời và hoạt động tích cực tuổi nhỏ làm việc nhỏ để giúp đỡ người xung quanh.

Kết luận Nêu cảm nhận về bài thơ Sắc màu em yêu

Qua bài thơ, tác giả mượn lời bạn nhỏ đem đến cho người đọc một sự đồng cảm về suy nghĩ qua những sắc màu liên tưởng rộng ra là tình cảm về con người và sự vật xung quanh, thể hiện tình yêu rất cao quý của thế hệ trẻ dành cho đất nước và phấn đấu thực hiện thể hiện tình yêu ấy rõ nét hơn bằng những hành động thực tế.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM SẮC MÀU EM YÊU LÀ BÀI THƠ MANG NHỮNG Ý NGHĨA ĐẸP HÃY MIÊU TẢ SẮC MÀU MÀ EM YÊU NHẤT CẢM NHẬN BÀI THƠ SẮC MÀU EM YÊU CỦA PHẠM ĐÌNH ÂN Theo chúng tôi

1001 Bài Thơ Màu Tím Yêu Thương Hay, Màu Của Tình Thủy Chung

(iini.net) Tổng hợp những bài hay và mới nhất dành tặng các bạn yêu thơ.

Thế giới mầu sắc thật đẹp phải không các bạn, nó còn đẹp hơn nữa khi mỗi màu là một ý nghĩa tượng trưng khác nhau, để rồi mỗi người lại có một lựa chọn theo sở thích của mình.

Đứng trước một bông hoa màu tím, hẳn rằng trái tim bạn không khỏi rung động trước vẻ đẹp hài hòa nhưng cũng không kém phần lãng mạn đó.Màu tím tuy bình dị nhưng luôn cho ta cảm giác thật nhẹ nhàng và êm dịu. Với những trái tim đa cảm, thì màu tím sẽ là sự lựa chọn số một trong cuộc sống của mình.

Bạn biết không, màu tím vốn được coi là mộng mơ ấy còn tượng trưng cho tình yêu thương, sự đợi chờ và lòng chung thuỷ nữa đó. Có lẽ chính vì vậy mà rất nhiều người yêu màu tím như để chứng minh cho nỗi lòng của mình với người mình yêu thương vậy.

Là một người yêu thơ, yêu màu tím, tôi cũng đã từng viếtnhững bài thơ về màu tím, bởi vậy khi đọc những tác phẩm Thơ về màu tím của nhiều tác giả khác nhau, tôi thật sự bị mê hoặc không chỉ bởi màu tím mà còn vì những vần thơ rất hay, rất chuyên nghiệp và nhuần nhuyễn nữa.

Và những bài thơ tình yêu viết về màu Tím xin được bắt đầu.

BÀI THƠ: TÍM YÊU THƯƠNG

Thơ: Hoàng Hôn Tím

Màu tím em yêu, màu tím buồn… Là màu chung thủy màu nhớ thương. Biển đời dù lắm ngàn giông gió, Vẫn vẹn duyên ai trọn nẻo đường…

Màu tím xưa nào, tím mộng mơ… Dấu ái bao năm vẫn đợi chờ. Xin cho vuông tròn câu hẹn ước, Đem niềm nhung nhớ gởi vào thơ !

Màu tím yêu thương chẳng đượm sầu, Mong đời ta vẫn mãi có nhau. Cung phím đàn tơ vừa kết nhịp, Hạnh phúc trọn vẹn chẳng phai màu.

Em vẫn nơi đây giữ hẹn thề. Thủy chung son sắt hướng tình quê. Tím xưa nồng nàn bao quyến luyến, Đón cố nhân ơi…bước đường về !

Em yêu màu tím vấn vương buồn Tím của đợi chờ của nhớ thương Những buổi bên nhau chiều thu ấy Bâng khuâng hoa nắng rớt bên đường.

Sắc màu êm ái cả trong mơ Để trái tim yêu mãi ngóng chờ Bến đợi mong hoài ngày gặp gỡ Cho từng kỷ niệm ngọt lời thơ.

Em yêu sắc tím thế nên sầu Cứ ngỡ trọn đời mãi bên nhau Đâu biết yêu thương là mộng ảo Nào hay mộng ấy đã loang màu.

Em yêu sắc tím, tím câu thề Giữ trọn tim hồng mối duyên quê Muốn gửi cho người câu luyến nhớ Và mong anh hãy sớm quay về .

Anh biết không em rất yêu màu tím Màu chung tình, màu tha thiết thương mong Tím mộng mơ em trải sợi tơ lòng Em thêu dệt sắc cầu vồng rực rỡ

Anh thấy không em pha màu tím nhớ Biết anh chờ sao em nỡ đành quên Có loài hoa màu tím biếc không tên Ép trang vở vẫn còn nguyên màu nhớ

Bởi nhớ nhung là gam màu muôn thuở Tình yêu nào thiếu vắng nhớ đâu anh? Em tô thêm màu da diết chân thành Em yêu mãi để dành trao anh đó

Anh nhớ nha một gam màu nho nhỏ Trong vạn màu thắm nở đóa tình yêu Có tím thương, tím nhớ, tím yêu chiều Em đã yêu và mãi yêu màu tím!

Người giờ phương ấy quá xa xôi Tím vẫn nơi đây một góc trời Yêu thương đợi chờ ôm tình cũ Người về bến cuối cuộc rong chơi

Tím vẫn đợi chờ trong thẳm sâu Gởi hết duyên thơ với nhạc sầu Người ở phương xa nào hiểu thấu Ai nỡ hồng nhan phải bạc đầu?

Lữ khách xa rồi tím biệt ly Khói thuốc tàn đêm nghĩ ngợi gì Ai cách chia mình duyên đôi ngã Đông nào xóa được những sầu bi?

Đêm nay giọt buồn rớt phố xưa Trăng nghiêng đầu gió ánh xa mờ Rơi mảnh nguyệt gầy lên mái tóc Có nỗi buồn loang giữa bến mơ.

THƠ MÀU TÍM: VIẾT CHO NGƯỜI Thơ: Hồng Phúc

Màu tím đợi chờ…tím thủy chung Ước mong yêu dấu đến tận cùng. Bên người trọn vẹn niềm son sắt, Được nắm tay đi đến cuối dòng.

Cõi mộng êm đềm…hết thương đau, Chữ yêu nguyên vẹn thuở ban đầu. Không hắt hiu buồn trên phố vắng, Vì biết tim mình đã có nhau.

Em về ghép lại giấc mơ xinh, Tha thiết trao ai mối chân tình. Đôi ta sẽ mãi thêm sắc thắm, Mộng lòng như nến sáng lung linh.

Mình sẽ bên nhau tháng ngày dài, Yêu thương chung dệt hướng tương lai. Người về cho thắm nồng mắt biếc Màu tím sắc son…những tháng ngày…

Màu tím yêu thương của tháng ngày, Tấm lòng em đó chẳng đổi thay. Sớm chiều em ngóng trông chờ đợi, Anh đến trao em thật đong đầy.

Em đã yêu anh tự lâu rồi, Duyên tình nhắn gởi chỉ anh thôi. Tím kia tha thiết mong duyên phận, Xin đến trao anh hết cuộc đời.

Em tặng cho người mấy vầng thơ, Bao lâu em vẫn đợi vẫn chờ Vùng thương bên ấy màu tím biếc, Gởi cả cho người những giấc mơ.

Chiều vắng hoàng hôn tím thật nhiều, Anh về trao trọn một trời yêu. Trong vòng tay nhau tình say đắm, Tình thắm duyên mơ mỗi sớm chiều….

Màu tím trinh nguyên anh vẫn chờ Dù nay ta chẳng trọn ước mơ Trăng tròn hò hẹn em áo tím Để em không đến lòng ngẩn ngơ

Màu tím hoa sim màu tím buồn Anh lòng héo hắt mộng đời vương Chiều tím hoàng hôn ngày thơ đó Màu của hẹn hò tím nhớ thương

Con đường em về tím nên thơ Cả một trời tơ tím thẩn thờ Trang thơ anh viết màu mực tím Chiều tắt nắng rồi tím bơ vơ.

Thuở trước em yêu tím hoa cà Có chút nắng vàng tuyết sương pha Anh gởi tặng em hoa thạch thảo Như đoạn kết buồn chuyện đôi ta.

BÀI THƠ: TÍM YÊU THƯƠNG Thơ: Hoàng Hôn Tím

Tím về tô thắm cả mùa yêu Nhớ nhung loang khắp vạt trời chiều. Để đêm trăng ngời khơi mộng biếc Lòng riêng ủ ấp giữa bao điều

Tím phủ góc trời nỗi nhớ thuơng, Gieo neo vạn lý cách xa đường Son sắt trọn đời câu chung thủy. Vẫn vẹn tim hồng những vấn vương.

Tím dấu yêu này mãi không quên Trăng khuya chiếu tỏa giấc êm đềm Mỏi mong ân tình luôn thắm đượm Tất lòng trọn vẹn nhớ thương thêm !

Tím ánh trăng thề dệt câu thơ Nghe bao khắc khoải những mong chờ Ước sao nồng nàn duyên đôi lứa Tím bừng ngọn lửa sáng tình mơ.

Em tìm về yêu thương ngày xưa cũ Hoàng hôn buồn sương phủ lối em đi Nặng bước chân hoa tím như níu ghì Bao kỷ niệm còn lại gì hở bé?

Áo tím ơi! Sao một mình lặng lẽ? Nụ duyên cười tươi trẻ lạc rồi sao? Em ngẩn ngơ nhìn hoa tím nghẹn ngào Lòng bất chợt dâng trào bao nỗi nhớ

Màu yêu thương thắm tình hoa tím nở Đẹp lắm nè! Anh còn nhớ hay không? Phương trời nào anh có còn chờ mong Về bên em trao tặng vòng vương miện

Anh bảo em anh làm bằng hoa tím Màu chung tình thỏa ước nguyện em mơ Vườn yêu xưa em vẫn mãi mong chờ Dẫu chỉ là mơ thôi…! sao vẫn đợi…?

Ngày gặp em anh tặng cành hoa tím Bé yêu à! Anh tìm kiếm bấy lâu Công viên này chúng ta sẽ gặp nhau Để hoa tím thắm màu thương mãi mãi

Chuyện tình yêu mấy ai mà lý giải Sao tim mình lại vướng phải rồi ta? Ngày lại ngày in dấu bước chân qua Tình thắm thiết mặn mà hoa tím nở

Anh đi xa bước chân đành dang dở Công viên buồn than thở nhớ chân anh Sợi nắng chiều pha sắc tím long lanh Ghế đá xưa vắng anh buồn một nữa

Nữa riêng em ghế vẫn là điểm tựa Lúc em buồn em nhớ nữa bên anh Hoa tím rơi xơ xác bỏ trơ cành Màu yêu thương thôi đành buồn tím biếc!

Tôi yêu chiều TÍM hoàng hôn Bâng khuâng trong dạ TÍM hồn mộng mơ TÍM trong khắc khoải đợi chờ Nhớ bằng lăng TÍM ngẩn ngơ ven đường.

TÍM hoa sim mãi vấn vương TÍM hoàng lan thấy tình thương ngọt ngào TÍM vào nỗi nhớ chênh chao TÍM trong kỷ niệm đi vào giấc mơ.

TÍM buồn trước cảnh bơ vơ TÍM màu thương nhớ đợi chờ người dưng TÍM yêu – ai cấm ta đừng? TÍM câu thơ viết nửa chừng gãy đôi…!

Nhớ người tim TÍM bờ môi TÍM sầu lẻ bóng nửa đời ngóng trông Nhớ nhung TÍM cả cõi lòng TÍM màu chung thủy nhớ mong người về.

Em lạc bước giữa vườn hoa tím nở Gợi trong lòng bao nỗi nhớ về anh. Thuở đôi mươi em từng được dỗ dành Trong miền nhớ cùng anh bên vườn tím.

Một chiều xưa anh hái nhành lan tím Rồi nhẹ nhàng cài lên mái tóc em. Ngỏ lời yêu…anh hứa cũng thật nhiều Mãi thuỷ chung như nhành lan màu tím.

Đi bên anh một chiều hoàng hôn tím Anh bảo rằng màu tím của đôi ta. Hứa đi em tình ta mãi mặn mà Giây phút ấy…em vỡ oà hạnh phúc.

Một mùa đông…bên dòng sông uốn khúc Anh nói lời chúc phúc “chỉ riêng anh “ Em ngỡ ngàng…nước mắt cứ vòng quanh Sao có thể…tình anh phai nhạt vội ???…

Trong tim em niềm đau nhân gấp bội Lục bình trôi nhuộm tím khúc sông buồn Tình yêu nào thuở màu tím yêu thương Giờ lạc mất….chỉ mình em chờ đợi…

Chớm hạ rồi tím cả khúc sông quê Lục bình nở ven đê đầy xao xuyến Cũng nơi đây từng dệt nên câu chuyện Dẫu xa rồi vẫn lưu luyến lòng ai.

Thuở đôi mươi cũng nét đẹp trang đài Cô trộm nhớ một chàng trai cùng lớp Là bạn thân bởi tính tình hòa hợp Nhưng ngại ngần…cứ nơm nớp sợ lo.

Một ngày kia chàng trai ấy sang đò Cô bật khóc thương cho mình phận gái Rồi tự trách bản thân sao khờ dại Lỡ yêu rồi giờ biết phải làm sao ?

Đứng ven sông cô như muốn thét gào Yêu dấu hỡi ! Trời cao xanh có thấu ? Con ước muốn được về chung bến đậu Mãi bên người dẫu đánh đổi tuổi xuân.

Phía bên kia chàng trai cứ tần ngần Dường như cũng phân vân vì nỗi nhớ Tận trong tim chàng vẫn luôn trăn trở Tự trách mình bỏ lỡ mối lương duyên.

Lý do ư ? Cũng bởi một lời nguyền Cha mẹ dặn…còn nguyên trong tờ giấy Rằng mai đây khi mà con lớn dậy Đúng người này…con phải lấy nghe chưa ?

Cha mẹ đi vào đúng lúc giao mùa Xoan tím nở đong đưa ngoài ngõ vắng Chàng đớn đau cùng mối duyên thầm lặng Tự nhủ lòng phải cố gắng vượt qua.

Ba năm sau đúng khoảnh khắc giao hòa Giữa xuân hạ người ta đòi gả cưới Chàng ra hiên hái một bông hoa bưởi Thả xuống dòng…vĩnh biệt tuổi yêu đương.

Cũng từ đây đôi lứa cách chia đường Dòng sông nhỏ vấn vương lục bình tím Riêng đôi tim dường như còn bịn rịn Nhưng đành lòng khép kín kỷ niệm xưa.

(đang cập nhật…)

Đi Tìm Tác Giả Bài Thơ Cô Giáo Lớp Em

(TT&VH) – Nguyễn Xuân Sanh là gương mặt nổi bật trong Xuân Thu nhã tập từ những năm 40 của thế kỷ trước với những câu thơ hay nhưng “bí hiểm”, như Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà. Nhài đàn rót nguyệt vú đôi thơm… Trong SGK văn học, ông lại được biết đến qua những câu thơ trong trẻo, đầy xúc cảm: Sáng nào em tới lớp/Cũng thấy cô đến rồi/Đáp lời: Chào cô ạ!/Cô mỉm cười thật tươi… (Cô giáo lớp em, SGK Tiếng Việt lớp 2).

Ở nơi có một không hai

Tôi tìm đến nơi ở của nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh theo địa chỉ viết tay từ một người bạn. Đi đúng đường, đến đúng ngõ, rẽ đúng ngách rồi mà quá nửa buổi sáng vẫn không hỏi ra được nơi mình cần đến. Ngạc nhiên hơn là đã có một sự trùng hợp ngẫu nhiên xảy: Buổi sáng tôi đi tìm tác giả bài thơ Cô giáo lớp em rơi vào ngày 11/9, hỏi thăm tất tật 11 người, quẹo trái, rẽ phải 9 bận thì lạc vào một hẻm có 11 căn hộ đều ghi số 53B như địa chỉ tôi được cung cấp. Một bà cụ dùng câu hệt như câu mà MC trong chương trình “Hãy chọn giá đúng” hay nói: Nhà 53B, có tổng cộng 11 nhà mang số 53B/25/7. Chưa đến lần nào thì cứ bấm chuông cả… 11 hộ, thể nào cũng trúng người cháu cần! – một bà cụ mách nước.

Vợ chồng nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh, nhà văn Nguyễn Thị Cẩm Thạnh

Nghe lời, tôi vào vai một nhân viên “phát hành báo”, kiếm cớ bấm chuông từng nhà để tìm tác giả bài thơ Cô giáo lớp em. Sáu nhà đầu tiên khóa cửa ngoài, chứng tỏ đi vắng. Hai nhà tiếp theo (nhà thứ bảy và thứ tám) không thấy mở cửa (chắc bận hoặc nhác thấy “tụi bán báo” nên không muốn tiếp). Bước sang nhà thứ chín, nhìn qua cửa kính, tôi mừng quýnh khi nhận ra nhà văn Nguyễn Thị Cẩm Thạnh, vợ nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh đang lui cui quét dọn… Sau màn chào hỏi, bà công nhận là tôi “giỏi” vì nhiều người chưa đến lần nào thường phải gọi điện đến trước để được chỉ dẫn chi tiết…

Xuân Sanh trí nhớ đã “già”

Gặp được tác giả bài thơ Cô giáo lớp em rồi thì mừng lắm. Nhưng đến khi trò chuyện, tôi chợt nhận ra ông không còn mẫn tiệp như vài năm trước nữa. Ông năm nay đã cửu thập, “tuổi xưa nay hiếm” nhưng cũng chính vì “sức xuân ngày một hao mòn” nên ít nhiều nó cũng đã gỡ đi, bóc bỏ đi rất nhiều mảng kỷ niệm… trong trí nhớ ông. Tuy nhiên, khi tôi hỏi ông có nhớ bài thơ Cô giáo lớp em của mình không thì ông đáp: Mình viết ra mà… rồi đọc luôn để minh chứng cho sự nhớ của mình:

Sáng nào em đến lớp

Cũng thấy cô đến rồi

Đáp lời: “Chào cô ạ!”

Cô mỉm cười thật tươi

Cô dạy em tập viết

Gió đưa thoảng hương nhài

Nắng ghé vào cửa lớp

Xem chúng em học bài.

Những lời cô giáo giảng

Ấm trang vở thơm tho

Yêu thương em ngắm mãi

Những điểm mười cô cho.

Nguyễn Xuân Sanh, sinh năm 1920, quê gốc: xã Dinh Mười, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Các tác phẩm: Xuân Thu nhã tập (1942, 1992); Tiếng hát quê ta (1958); Chiếc bong bóng hồng (1957); Nghe bước xuân về (1961); Quê biển (1966); Sáng thơ (1971); Đảo dưa đỏ (1971)

Hàng đứng từ phải qua trái: Nguyễn Đỗ Cung, Học Phi, Nguyễn Xuân Sanh,

Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài; Hàng ngồi từ phải qua trái: Nguyễn Đình Thi, Kim Lân, Nguyên Hồng, Nam Cao

Thơ của ba, cô giáo của con

Để ý thấy một tấm ảnh chụp Bác Hồ đang vòng tay ôm một cháu nhỏ, treo trang trọng ở phòng khách, tôi gạn hỏi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh, mới hay em bé mà Bác Hồ đang ôm đấy chính là con trai đầu của vợ chồng ông, liệt sĩ Nguyễn Việt Lưu.

Ông như minh mẫn hơn khi kể về liệt sĩ Nguyễn Việt Lưu, người con mà mỗi khi nhắc đến khiến ông không chỉ nhói đau mà còn rất đỗi tự hào. Ông nói: Anh ấy bị địch bao vây rồi hy sinh trên đồi Mái Nhà ở Phú Yên. Ngày bác viết bài thơ Cô giáo lớp em anh ấy đã lớn vổng rồi. Đến trường, thấy bài thơ của bác in trong SGK, về nhà anh hỏi, cô giáo trong bài thơ ba làm là cô giáo ngày xửa, ngày xưa của ba hả? Bác bảo không, thơ là của ba, còn cô giáo là cô giáo lớp con. Anh ấy lại hỏi, cô giáo lớp con sao ba lại đặt tên là Cô giáo lớp em? Bác giải thích, vì ba đứng ở vị trí của con để viết, để thể hiện tình cảm thì phải là cô giáo lớp em mới hợp lý, chứ ai là lại cô giáo lớp ba!

Nhà văn Nguyễn Xuân Sanh không rõ Cô giáo lớp em được đưa vào SGK văn học năm nào. Ông chỉ biết tác phẩm của mình “được tái bản liên tục trong SGK” và được rất nhiều thế hệ học sinh yêu mến. Ông kể: Bây giờ, nhiều em nhỏ là hàng xóm của bác, biết bác làm bài thơ ấy “thi thoảng gặp nhau”, có cháu vui vẻ đọc lại cho bác nghe thì thấy xúc động lắm…

Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh thổ lộ rằng chính bản thân ông cũng rất thích bài thơ Cô giáo lớp em. Và ông quả quyết đó là một bài thơ hẳn là luôn làm đẹp lòng tất cả các em học sinh, các thầy cô giáo và đẹp lòng cả với nhiều bạn đọc ở mọi lứa tuổi.

Kỳ sau (Chủ nhật, 27/9): Nên đưa Hồi ký lịch sử vào SGK tham khảo

Huy Thông

Thân Thị Diệp Nga @ 07:58 21/10/2010 Số lượt xem: 789

Chuyện Tình Hai Sắc Hoa Ti Gôn Và Ai Là Tác Giả Của Những Bài Thơ Ttkh

Phong trào thơ mới ra đời sau năm 1930, thi sĩ không còn bị gò bó trong những nguyên tắc phức tạp của thơ Đường, thi sĩ tự do diễn đạt cảm nghĩ và cảm xúc của mình.

Bài thơ Hai Sắc Hoa Ti Gôn ra đời trong những năm đầu của phong trào thơ mới. Với nghệ thuật diễn đạt truyền cảm, nội dung đượm nét u buồn của một mối tình dang dở, tác giả TTKH đã cuốn hút giới yêu thơ, và ai là người sáng tác những bài thơ TTKH? Nhiều suy đoán khiến cho Hai Sắc Hoa Ti Gôn và TTKH trở thành một huyền thoại.

TTKH đã chìm trong bí ẩn một thời gian rất dài.

Hoa ti gôn, Antigone fleur, do người Pháp mang qua Việt Nam, trồng ở những biệt thự của họ. Hoa thuộc loại dây leo màu trắng và màu hồng, người Miền Nam gọi là bông nho.

Câu chuyện mở đầu. Chuyện ngắn “Hoa Ti Gôn” của tác giả Thanh Châu được đăng trên tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy số 174, xuất bản tại Hà Nội ngày 27-9-1937. Nội dung chuyện ngắn Hoa Ti Gôn kể lại mối tình buồn của một họa sĩ. Họa sĩ Lê Chất.

Họa sĩ nầy thường đạp xe đi tìm cảnh đẹp, tình cờ thấy một thiếu nữ với sắc đẹp quyến rũ đứng dưới giàn hoa ti gôn trước nhà. Lê Chất mải mê đứng nhìn người đẹp. Khi sắp bước vào nhà, thiếu nữ phát hiện có người nhìn mình.

Từ đó, ngày nào họa sĩ cũng đạp xe đến biệt thự cũ, nhìn giàn hoa, tìm hình bóng của thiếu nữ đã in sâu vào tâm trí ông.

Lê Chất đã được gặp nàng vài lần thôi. Thế rồi ngôi nhà vắng bóng mỹ nhân, nhưng hình bóng cũ vẫn không phai mờ trong lòng chàng họa sĩ. Một thời gian sau, Lê Chất nổi tiếng, tranh vẽ được ưa chuộng và bán giá cao họa sĩ trở nên giàu có, một hôm, tình cờ gặp lại người đẹp dưới giàn hoa ti gôn năm xưa, trong một bữa tiệc. Người đẹp dưới hoa cho biết tên là Mai Hạnh, chồng là một người có quyền thế và giàu có.

Những ngày sau đó, mối tình lãng mạn đã đến. Mai Hạnh thường đến thăm người họa sĩ. Họ dự định bỏ trốn đi xa, nhưng lại sợ dư luận khinh bỉ, tiếng đời mỉa mai, tiêu đời họa sĩ, nên không thành.

Chuyện tình dang dở dưới giàn hoa ti gôn của nhà văn Thanh Châu truyền cảm hứng để bài thơ Hai Sắc Hoa Ti Gôn ra đời.

Ít lâu sau, bài thơ Hai Sắc Hoa Ti Gôn ra đời trên tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy, số 179 ngày 30-10-1937. Tác giả là TTKh.

Bài thơ Hai Sắc Hoa Ti Gôn của tác giả TTKh

Hai Sắc Hoa Ti Gôn

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng Trời ơi, người ấy có buồn không? Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ Tựa trái tim phai, tựa máu hồng TTKH

Ngay khi bài thơ Hai Sắc Hoa Ti Gôn ra đời, giới nghệ sĩ xôn xao, vừa ngậm ngùi thương cảm cho một cuộc tình dang dở, vừa xót xa cho hoàn cảnh bi đát của người thiếu nữ mà tâm tình không có nơi nương tựa. Đã mất người yêu, mất mối tình đầu đời và mất tình yêu của người chồng. Cô đơn quá:

Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ Người ấy, cho nên vẫn hững hờ

*

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời Ái ân lạt lẽo của chồng tôi.

*

Thi sĩ Jean Leiba (Lê Văn Bái) có những câu thơ đề tặng TTKh:

Anh chép bài thơ tự trái tim

Của người phụ nữ lỡ làng duyên

Lời thơ tuyệt vọng ca đau khổ

Yên ủi anh và để tặng em.

(J. Leiba)

Thi sĩ Nguyễn Bính viết bài thơ Dòng Dư Lệ để tặng TTKH

Mở đầu:

Cho tôi ép nốt dòng dư lệ

Rỏ xuống thành thơ khóc chúc duyên.

Chuyện tình Hai Sắc Hoa Ti Gôn được nhạc sĩ Trần Trịnh phổ nhạc năm 1958, do Hoàng Oanh hát, làm não lòng người nghe.

Trần Thiện Thanh soạn nhạc, soạn giả Viễn Châu soạn lời ca vọng cổ, do Bạch Tuyết Hùng Cường trình diễn.

Nhạc sĩ Song Ngọc có bài “Nếu biết tôi lấy chồng”

Bản nhạc của nhạc sĩ Anh Bằng tựa đề “Dĩ vãng một loài hoa” là hay nhất.

Câu chuyện cũng được dịch ra tiếng Pháp, đăng trên báo Pháp với tựa đề Deux Couleurs de Antigone Fleur, cũng gây xôn xao trong giới sinh viên Việt Nam du học thời đó.

Hoa ti-gôn hai sắc

Người ấy thường hay liếc ngó tôi Áo cài một nút núi đồi phơi Ống voi, lưng xệ model mới Người ấy thường hay ngơ ngẩn ngồi … :”))

Nếu biết rằng anh Ngựa Hoang rồi Em dzìa lấy rạ thả trôi sông

Nhử mồi anh đến cho em cỡi Hổng mát lòng thì cũng ……chạy rông… !!!!!

Tác giả. Mây Lang Thang

Mùa thu được văn nghệ sĩ dùng để tả nổi buồn. Mùa hè nóng bức, mùa đông lạnh lẽo, mùa thu mát dịu, lá vàng rơi…là nguồn cảm hứng của văn, thi, nhạc sĩ.

Mùa thu là thời gian cảnh vật chuyển mình, lá hoa héo úa, lá vàng rơi. “Từ đấy thu rồi, thu lại thu. Lòng tôi còn giá đến bao giờ”. Do chu kỳ thời gian, thu đến rồi thu đi, hết năm nầy qua năm khác, tấm lòng băng giá của người phụ nữ biết đến bao giờ mới chấm dứt đây?. “Lòng tôi băng giá đến bao giờ”?.

Niềm đau được nhà thơ Xuân Diệu vẽ bằng một bức tranh buồn bã, ảm đạm vô cùng.

“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang, Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng; Đây mùa thu tới – mùa thu tới Với áo mơ phai dệt lá vàng”. (Đây mùa thu tới của Xuân Diệu)

Không gì đau đớn cho bằng vợ bị người chồng hất hủi.

*

“Và một ngày kia tôi phải yêu

Cả chồng tôi nữa lúc đi theo

Những cô áo đỏ sang nhà khác

Gió hởi làm sao lạnh rất nhiều”

(Bài Thơ Thứ Nhất-TTKH)

Sau hơn 30 năm chìm trong vòng bí mật, năm 1970, nhà văn Nguyễn Vỹ tiết lộ, Thâm Tâm là bút hiệu của Nguyễn Tuấn Trình. Thâm Tâm làm thơ, Nguyễn Tuấn Trình làm nghề vẽ.

Nhà văn Nguyễn Vỹ là bạn của Thâm Tâm Nguyễn Tuấn Trình, kể lại:

“Thâm Tâm Nguyễn Tuấn Trình là một thanh niên đẹp trai, y phục lúc nào cũng bảnh bao, có phong độ hào hoa, lịch thiệp.

Một đêm, cả hai chúng tôi ở nhà trọ, nhậu ngà ngà say, Tuấn Trình kể lại cuộc tình của anh với cô Khánh.

Trần Thị Khánh là học trò lớp nhất trường tiểu học Sinh Từ, thi rớt vào trung học nên ở nhà giúp mẹ làm nội trợ. Nhà cô Khánh ở đường Sinh Từ, sát bên cạnh vườn Thanh Giám, nơi thờ Khổng Tử.

Trong nhiều bài viết, có tác giả cho rằng Vườn Thanh là Thanh Hóa, điều đó không đúng.

Thanh Giám là một thắng cảnh của Hà Nội, được xây từ thời nhà Lý, Vườn hình chữ nhật, tường bao quanh bằng đá ong, cao hai mét.

Đền thờ ở trong cùng, trước đền có Hồ Tròn, bên cạnh hồ có hai bia đá ghi tên tiến sĩ đời nhà Lê. Trong vườn có cây cổ thụ và nhiều cây kiểng, là nơi yên tĩnh, mát mẻ cũng là nơi các cặp trai gái hẹn hò, tâm sự.

Nhiều bầy quạ tối nào cũng bay về ngủ cho nên người Pháp đặt tên là Chùa Quạ (Pagode des Corbeax). Tên chính thức là Đền Khổng Tử (Temple de Confucius).

Nguyễn Tuấn Trình thường đến thăm người cô nhà ở sát Chợ Hôm, ông thấy sáng nào cô Khánh cũng đi chợ ngang qua nhà người cô. Khánh là một thiếu nữ rất đẹp, gây ấn tượng trong tâm trí Tuấn Trình.

Vào khoảng tháng 2 năm 1936. Tuấn Trình 19 tuổi, cô Khánh 17 tuổi. Sau vài tháng theo dõi và tìm cơ hội làm quen, Tuấn Trình gặp mặt và làm quen được với cô Khánh. Lúc đó Tuấn Trình vẽ và viết bài cho tờ báo Bắc Hà, ông gởi báo tặng cô Khánh. Người thiếu nữ 17 tuổi cảm mến người nghệ sĩ tài hoa. Tình yêu chớm nở khi những cành ti gôn trước sân nhà cô Khánh hé nụ.

Lúc đó, Tuấn Trình lấy bút hiệu là Thâm Tâm, làm những bài thơ tỏ tình gởi tặng cô Khánh, nhưng cô gái 17 tuổi dè dặt, theo lễ giáo gia đình nên không ngỏ lời đáp ứng tình yêu tha thiết của Tuấn Trình.

Trong khi những cặp tình nhân trẻ dắt nhau đi du ngoạn những cảnh đẹp hữu tình của Hà Nội, thì Trần Thị Khánh vẫn từ chối lời mời đến nơi hẹn của Thâm Tâm, cô thường nói: “Thầy mẹ em nghiêm lắm. Gia đình em nghiêm lắm”. Cô thường lập đi lập lại câu đó.

Chỉ có hai lần Khánh đến nơi hẹn nhưng không lâu.

Lần thứ nhất. Một đêm trăng ở vườn Thanh Giám, đôi trai gái gặp nhau nhưng cả hai không nói được nhiều. Khánh run sợ. Tuấn Trình bối rối. Tất cả những lời lẽ bay bướm đã sắp sẵn, lúc đó quên hết.

“Thầy mẹ em nghiêm lắm” rồi Khánh chạy về nhà.

Lần thứ hai. Cũng tại vườn Thanh Giám, thái độ của Khánh lạ lùng, khó hiểu, rồi cô buồn bã hỏi: “Anh định bao giờ đến xin thầy mẹ em, cho chúng mình?”.

Chàng thi sĩ bối rối trước câu hỏi bất ngờ, đáp: “Anh chưa nghĩ đến chuyện ấy”.

Có lẽ Tuấn Trình cảm thấy mình chưa đủ điều kiện để được gia đình nhà gái chấp nhận, hoặc chưa đủ điều kiện để xây dựng một gia đình hạnh phúc. Chỉ vì nghèo.

Hai bên còn viết thơ qua lại với nhau, cho đến một ngày…Tuấn Trình biết được người tình lên xe hoa.

Tuấn Trình biết được chồng của Khánh là một nhà buôn giàu có ở phố Hàng Ngang, 39 tuổi, đẹp trai, góa vợ, không con. Tiệc cưới rất linh đình, rước dâu bằng 10 chiếc xe citroen mới toanh. Cô dâu đeo nữ trang rực rỡ, mặc chiếc áo màu đỏ tươi, lộng lẫy ngồi bên người chồng mặc áo gấm xanh.

Trái với dự doán, Khánh rất hạnh phúc với chồng.

Thâm Tâm Nguyễn Tuấn Trình buồn vì mối tình dang dở, mất người yêu, vì thân phận nghệ sĩ nghèo, Tuấn Trình thức suốt đêm làm bài thơ Hai Sắc Hoa Ti Gôn, ký tên TTKh.

Để giữ bí mật, ông nhờ cô em họ chép lại bài thơ bằng mực tím, nét chữ con gái, bỏ vào bao thơ, dán kín và đem tới tòa soạn tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy.

Theo ông Nguyễn Vỹ thì cô Khánh không biết làm thơ cho nên tất cả những bài thơ tác giả TTKh là do Thâm Tâm Nguyễn Tuấn Trình là tác giả.

Huyền thoại. Hai Sắc Hoa Ti Gôn sở dĩ nổi tiếng của thi ca thời đó là do những nhà thơ phụ họa, và được quần chúng yêu thơ phổ biến rộng rãi.

Vài nét tổng quát về Thâm Tâm Nguyễn Tuấn Trình

Nguyễn Tuấn Trình sanh ngày 12-5-1917 tại Hải Dương. Mất ngày 18-8-1950 tại Cao Bằng (33 tuổi). Ông thuộc gia đình nhà giáo nghèo, đông con, 7 anh chị em.

Học hết tiểu học, ông ở nhà phụ giúp gia đình, đóng sách và nấu bánh kẹo. Khoảng 1936, ông cùng gia đình lên Hà Nội. Hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, ông phải kiếm sống bằng làm đồ gốm, vẽ tranh ở Bờ Hồ, rồi viết bài đăng báo và làm thơ. Bài của ông được đăng tải trên các báo: Ngày Nay, tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy, báo Bắc Hà…

Năm 1946, ông tham gia kháng chiến, nhập ngũ và làm Tổng thư ký tòa soạn báo Vệ Quốc Quân. (sau là Báo Quân đội Nhân dân). Ngày 18-8-1950, trên đường đi công tác trong chiến dịch Biên giới, ông mất sau một cơn bịnh đột ngột. Các đồng chí và người dân mai táng ông ở huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.

Vợ ông là bà Phạm Thị An (1920-2005- 85 tuổi). Ông có một con trai duy nhất tên Nguyễn Tuấn Khoa.

Có ý kiến cho rằng sở dĩ Nguyễn Tuấn Trình không cho biết sự thật về mối tình và TTKh, là do ông sợ bị bạn bè chê cười và chế giễu vì là người bị người tình đá. Nhưng theo tôi nghĩ thì có hai lý do để Nguyễn Tuấn Trình giữ bí mật chuyện tình và tác giả TTKh.

Trước hết, Nguyễn Tuấn Trình muốn giữ hạnh phúc gia đình của người thiếu nữ mà anh yêu, nói ra cũng chẳng có lợi lộc gì, chẳng có thay được gì. Ván đã đóng thuyền rồi.

Kế đó, cần giữ bí mật để mọi người thương cảm cho người thiếu nữ với mối tình dang dở, đau khổ vì mất người yêu và mất hạnh phúc gia đình.

Người ta thương mến hoàn cảnh của người thiếu nữ, nhưng nếu người phụ nữ đó trở thành nhà thơ đàn ông với bút hiệu Thâm Tâm thì người ta chỉ khen nhà thơ có những bài thơ hay mà thôi. Không có huyền thoại.

Hơn nữa, năm 1946, Tuấn Trình tham gia kháng chiến, giữ chức vụ Tổng thư ký tòa soạn báo Vệ Quốc Quân. Với chức vụ khá cao, có thể ông được kết nạp vào Đảng cho nên những bài thơ TTKh không mang quan điểm lập trường đấu tranh giai cấp vô sản, mà nó chỉ là sản phẩm của tiểu tư sản cho nên không còn lưu luyến với những bài thơ trong quá khứ.

“Bài Thơ Thứ Nhất” Tiểu Thuyết Thứ Bảy (20-11-1937)

“Đan Áo Cho Chồng” đăng trên Phụ Nữ Thời Đàm

“Bài Thơ Cuối Cùng” Tiểu Thuyết Thứ Bảy (23-7-1938)

Gởi Cho chúng tôi (Thâm Tâm)

Màu Máu Ti Gôn (Thâm Tâm)

Dang Dở (Thâm Tâm)

Bài thơ Hai Sắc Hoa Ti Gôn nổi tiếng và trở thành huyền thoại do những bí ẩn bao trùm suốt 30 năm.

Những bài thơ ký tên TTKh xuất hiện rồi biến mất, để lại trong lòng người yêu thơ những câu hỏi mà chưa có câu trả lời trong suốt một thời gian dài.

Chuyện tình người thiếu nữ đau khổ vì mất tất cả, mất mối tình đầu, mất người yêu đầu đời, mất hạnh phúc gia đình vì bị người chồng hất hủi khiến cho người yêu thơ xúc động và thương cảm.

Các nhạc sĩ: Trần Trịnh, Anh Bằng, Trần Thiện Thanh, Song Ngọc phổ nhạc bài thơ.

Năm 1970, nhà văn Nguyễn Vỹ tiết lộ: TT là Thâm Tâm, bút hiệu của Nguyễn Tuấn Trình. Kh là người yêu Trần Thị Khánh.

Trên thực tế, Trần Thị Khánh sống rất hạnh phúc với người chồng giàu có.

Trúc Giang Minnesota ngày 18-10-2019.

Trần Thị Khánh không biết là thơ cho nên những bài thơ ký tên TTKh đều do Nguyễn Tuấn Trình là tác giả.