Nội Dung Bố Cục Bài Thơ Tây Tiến / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Nội Dung Nghệ Thuật Bố Cục Của Bài Thơ Qua Đèo Ngang Lớp 7

Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật Nguyễn Thị Hinh; nhà thơ nổi tiếng trong giai đoạn cận đại của văn học nước nhà. Bà là người huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây (nay thuộc quận Tây Hồ), Hà Nội.

Bà Huyện Thanh Quan các tác phẩm đều viết theo chữ Nôm, thể Đường luật. Một số tác phẩm nổi tiếng của bà như:

– Qua chùa Trấn Bắc – Qua Đèo Ngang – Chiều hôm nhớ nhà – Tức cảnh chiều thu – Cảnh đền Trấn Võ

Nhận xét của chuyên gia:

GS. Dương Quảng Hàm:

Thơ Nôm của bà chủ yếu tả cảnh, tỏ tình, vừa là người có học thức nghĩ đến nhà, đến nước. Lời văn trang nhã, điêu luyện.

GS. Thanh Lãng:

Thơ Bà Huyện Thanh Quan đầy chất thơ. Lời thơ của bà có sự điêu luyện, gọt giũa, đẹp như một bức tranh cổ.

Tác giả bài thơ Qua đèo ngang chính là nữ thi sĩ tài giỏi Bà Huyện Thanh Quan. Tác giả sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh đi xa nhà vào Huế nhậm chức theo lệnh nhà vua. Khi đi qua đèo Ngang (địa giới tự nhiên nằm giữa hai tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Bình) dừng chân nghỉ ngơi tác giả đã viết bài thơ này.

Bài thơ bài thơ cho thấy sự hoang vắng, khung cảnh u buồn đồng thời tác giả có nhiều nỗi buồn và nhớ quê hương.

Nội dung bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan thể hiên được tâm trạng cô đơn, nỗi hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang. Qua Đèo Ngang còn là bài thơ hay cho thấy sự yêu mến non sông, đất nước của nữ thi sĩ.

Cảnh vật đèo Ngang trong buổi chiều tà đã được tác giả mô tả vô cùng hoang sơ, tiêu điều cũng đã thể hiện được nỗi buồn cô đơn, nỗi sầu nhân thế của nhà thơ Bà Huyện Thanh Quan.

Bố cục bài thơ được chia làm 4 phần như sau: Phần 1 (hai câu đề): cảnh vật Đèo Ngang qua góc nhìn chung. Phần 2 (hai câu thực): Hoạt động của con người Đèo Ngang Phần 3 (hai câu luận): Tâm trạng chất chứa của tác giả. Phần 3 (hai câu kết): nỗi cô đơn và trống vắng của tác giả.

Bài thơ Qua đèo Ngang được bà viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật vần trắc. Một thể thơ phổ biến trong thời điểm bấy giờ.

– Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát, tâm trạng buồn, sâu lắng.

– Tác giả sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình.

– Dùng nhiều các biện pháp nghệ thuật ẩn chứa bên trong như phép đối xứng, đảo trật tự cú pháp, lối chơi chữ, sử dụng các từ láy, sử dụng các từ đồng âm khác nghĩa,…rất hay.

– Dùng nghệ thuật đối: đối ý qua tâm trạng của chính tác giả: nhớ – thương; nước- nhà, đau lòng- mỏi miệng.

– Đối thanh, lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa: cuốc cuốc= quốc= đất nước, gia gia= nước nhà.

Hoàn Cảnh Ra Đời, Nội Dung Và Nghệ Thuật Chính Của Bài Thơ Tây Tiến (Quang Dũng)

Văn 12: Hoàn cảnh ra đời, nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng)

+ “Tây tiến” lên tên một đơn vị bộ đội được thành lập năm 1947, hoạt động chủ yếu ở vùng núi Tây bắc sang Thượng Lào, nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào để bảo vệ biên giới Việt – Lào và tiêu hao lực lượng của Pháp. Đội quân Tây tiến phần đông là học sinh, sinh viên, tri thức yêu nước còn rất trẻ.

+ Bài thơ được Quang Dũng viết rất nhanh trong nỗi nhớ dâng trào về Tây tiến nên lúc đầu bài thơ có nhan đề Nhớ Tây tiến. Bài thơ được toàn quan nhiệt liệt hoan nghênh và truyền miệng rộng rã

+ Bài thơ là nỗi nhớ Tây tiến của Quang Dũng, Quang Dũng nhớ về đơn vị bộ đội đóng sát biên giới Việt Lào và những ngày đấu tranh thiếu thốn, vất vả, hiểm nguy.

+ Bài thơ bao trùm một nỗi nhớ, tác giả nhớ về hình ảnh đoàn quân năm ấy, nhớ những chặng đường họ đã đi qua, nhớ những đèo dốc hiểm nguy và cái chết luôn rình rập. Quang Dũng nhớ về hoàn cảnh thiếu thốn của người lình từ thiếu ăn, thiếu thuốc và chịu những cơn sốt rét rừng hành hạ.

+ Bài thơ không che đậy mà nói sự thật về cái bi của cuộc chiến tranh, nói về cái chết trên đường của những chiến sĩ, về những di chứng của sốt rét rừng…nhưng tất cả là bi tráng, bi hùng chứ không bi thương, bi lụy. Những người chiến sĩ Tây tiến tuổi đời còn quá trẻ, hơn hết họ lại là những tri thức sống quen với sự hào hoa của thành đô, vậy mà họ bỏ lại sau lưng cuộc sống bình yên để dấn thân vào cuộc chiến bảo vệ quê hương. Họ đối diện với khó khăn và cái chết một cách bình thản, nhẹ nhàng bằng ý thức trách nhiệm của một công dân yêu nước.

+ Tây tiến còn chứa đựng những kỉ niệm nên thơ của những người lính về những đêm hội, về những bữa cơm giữa rừng.

+ Quang Dũng sử dụng bút pháp lãng mạn nhưng pha lẫn là hình ảnh hiện thực tạo nên giọng điệu bài thơ vừa bi tráng lại vừa lãng mạn.

+ Từ ngữ được chọn lựa điêu luyện nhưng vẫn khá tự nhiên, có tính hình tượng cao.

Bố Cục, Tóm Tắt Bài Thơ Hầu Trời Lớp 11

Bố cục, tóm tắt bài thơ Hầu trời

Tác giả Tản Đà (1889 – 1939) tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu ông là nhà thơ, nhà văn và còn là nhà viết kịch nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Ông lấy bút danh Tản Đà từ chính cảm hứng quê hương khi ông đó là núi Tản Viên và sông Đà. Sự xuất hiện của ông được ví như ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam. Ngòi bút của ông lúc nào cúng phóng khoáng, có chút gì đó hơi ngông, thể hiện một cái tôi rất Tản Đà và vô cùng xông xáo trên mọi lĩnh vực.

Với ngòi bút sắc bén của mình, ông đã viết nên những tác phẩm có khuynh hướng ngông nghênh như chính con người của ông vậy. Các tác phẩm tiêu biểu phải kể đến như: tập thơ An Nam tạp chí, Hầu trời…Mỗi bài thơ đều đa dạng trong cách dùng thể thơ một cách phong phú và đa dạng.

– Vào những năm đầu của thế kỉ XX, xã hội thực dân phong kiến lúc bấy giờ đang đắm chìm trong sự u ám, tối tăm và bất công. Khi ấy, chủ nghĩa lãng mạn trở thành những khúc ca tâm tình của người trí thức. Họ muốn chống lại những bất công, tăm tối đó nhưng không phải là điều dễ dàng có thể thực hiện được. Tản Đà lại khác, ông sáng tác bài thơ này để dãi bày tâm trạng của mình.

– Bài thơ “Hầu trời” nằm trong tập “Còn chơi”(1921). Bài thơ có khuynh hướng lãng mạn trong văn chương thời đại, xã hội nửa thực dân nửa phong kiến u uất, đen tối nhiều điều thị phi, xót đau.

3. Bố cục bài thơ

Bài thơ “Hầu trời” chia làm 3 phần khác nhau:

4. Tóm tắt bài thơ Hầu trời

Thi nhân đêm khuya buồn không ngủ được bằng đun nước uống rồi nằm ngâm thơ, ngắm trăng. Giọng thơ hay đến nỗi vang vọng tới trời cao, Trời sai Hai tiên nữ xuống mời thi sĩ lên hầu chuyện. Thi sĩ rất thích thú khi được lên tiên chơi và được thể hiện tài năng “đọc hết văn vần lẫn văn xuôi”, cả Trời và các chư tiên nghe xong thích thú, khen thưởng. Trời hỏi thi sĩ họ tên, người phương nào, thi sĩ xưng tên của mình và kể về tình cảnh khốn khó khi theo đuổi nghề văn dưới trần. Trời động viên, an ủi, thi sĩ cảm tạ rồi được đưa về trần. Sau cùng là cuộc chia tay của Trời và chư tiên cùng với thi sĩ.

5. Hướng dẫn tìm hiểu bài Hầu trời

a. Nhà thơ kể chuyện mình lên thiên đình đọc thơ cho trời và các chư tiên

– Đã là canh ba mà nhà thơ không ngủ được, bèn dậy đun uống làm trà rồi ngâm thơ làm văn

– Thế nhưng bỗng có hai cô tiên xuống hỏi làm gì lại không ngủ và đề xuất lên đọc thơ cho trời nghe

-Tản Đà tỏ ra không hề sợ sệt đồng ý theo hai cô tiên lên trời đọc văn

b. Tản Đà đọc thơ và đối thoại với trời:

– Khi mới lên:

+ Nhà thơ theo hai cô tiên lên trời, thích thú trước cảnh mây trời và tỏ ra ngạc nhiên khi không có cánh mà vẫn bay được. Sau đó đắm chìm trước cảnh thiên môn đẹp mê hồn

+ Sau khi cúi lạy hành lễ với trời thì được hai cô tiên mang ghế cho ngồi và được trời tiếp đãi như vị khách quý chứ không phải là người có tội. Còn được trời sai người mời trà để nhấm giọng đọc văn. Có sự họp mặt của đông đảo mọi người, nhà thơ hăng say đọc văn hết từ thơ đến văn vần, văn xuôi sang cả tiểu thuyết.

– Thái độ của trời và chư tiên khi nghe Tản Đà đọc thơ: ai cũng ngạc nhiên và hăng say nghe nhà thơ đọc “trời thì khen lấy làm hay”. Nhà thơ nhắc đến những tạp chí thơ văn của mình và muốn mang về bán ở trần gian. Còn trời thì khuyên mang lên chợ trời để bán. Sau khi nghe những vần thơ lay động, trời dành cho Tản Đà những lời phê bình có cánh “chau chuốt như sao băng”, “hùng mạnh như mây chuyển”.

– Có thể nói cái hay nhất là đoạn đối thoại giữa trời và nhà thơ:

+ Sau màn đọc thơ, trời khen và hỏi tên tuổi, khi ấy nhà thơ mới tự giới thiệu về mình.

+ Khi trời tra sổ sách thì phát hiện ra rằng người này vì tội ngông mà bị đày xuống. Nhưng thực chất là trời sai xuống hạ giới để làm việc thiện. Nhà thơ có kể đến những khó khăn của mình. Và được trời khuyên cứ về trần gian rồi mọi việc sẽ thông, còn hứa xong việc sẽ cho trở về Đế Khuyết.

Bài thơ Hầu trời viết theo thể thơ thất ngôn trường thiên độc đáo, mới lạ, đây cũng là nét mới trong xu hướng phát triển của thơ ca giai đoạn đầu của thế kỷ 20.

Nội Dung Và Nghệ Thuật Của Bài Thơ Vội Vàng.

HƯỚNG DẪN

I. TÁC GIẢ XUÂN DIỆU

1. Xuân Diệu (1916 – 1985) tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, quê nội ở Hà Tĩnh, quê ngoại ở Bình Định. Theo lời Xuân Diệu, cả xứ Nghệ quê cha và xứ dừa quê mẹ đều có ảnh hưởng đến cuộc sống và sự nghiệp văn chương của ông. Xuân Diệu đã thừa hưởng đức tính cần cù, kiên nhẫn trong lao động của người xứ Nghệ và hồn thơ của ông được bồi đắp nên từ thiên nhiên thơ mộng vạn Gò Bồi. Sau khi đỗ tú tài, Xuân Diệu đi dạy học tư, làm viên chức ở Mĩ Tho rồi ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn. Ông hăng hái tham gia các hoạt động xã hội với tư cách một nhà văn chuyên nghiệp: đại biểu Quốc hội khoá I, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khoá I, II, III, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hoà Dân chủ Đức. Năm 1996, Xuân Diệu được nhà nước tặng Giải thưởng HỒ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2. Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, một nhà văn hoá lớn. Ngay từ khi mới bước chân vào làng thơ, Xuân Diệu đã được nhìn nhận là nhà thơ “mới nhất trong những nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Ông là nhà thơ của mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu với một hồn thơ “khát khao giao cảm với đời” (Nguyễn Đăng Mạnh). Xuân Diệu luôn duy trì một nguồn cảm xúc tươi mới, một cặp mắt “xanh non” để nhìn vạn vật nên dòng thơ của ông cho đến cuối đời vẫn không hề vơi cạn. Sự đam mê sáng tạo của ông như một cuộc chạy đua với thời gian, tìm đến sự bất tử trong văn chương.

3. Tác phẩm chính của Xuân Diệu gồm các tập thơ: Thơ tha (1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung (1960), Mủi Cà Mua – cầm tay (1962), Hai đạt sóng (1967), Tôi giàu đôi mắt (1970), Thanh cù (1982); các tập văn xuôi: Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945); các tập tiểu luận, phê bình, nghiên cứu: Những bước đường tư tưởng của tôi (1958), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (hai tập – 1981, 1982), Công việc làm thơ (1984),…

II. BÀI THƠ VỘI VÀNG

Vội vàng được in lần đầu trong tập Thơ thơ (NXB Đời nay, Hà Nội, 1938). Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu trước Cách mạng, cho thấy nhân sinh quan mới mẻ cùng những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà thơ.

NỘI DUNG

1. Đoạn 1 (13 câu đầu): Tình yêu tha thiết đôi với cuộc sống.

Thi nhân là người nhạy cảm hơn ai hết về sự phai tàn của cái đẹp trước thời gian, họ muôn níu giữ cả những gì mong manh nhất của hương sắc cuộc đời (muôn “bắt nắng đi” cho “màu đừng nhạt”, muôn “buộc gió lại” cho “hương đừng bay”). Những ước muốn “không tưởng” ấy được bộc lộ một cách chân thành, mãnh liệt bởi nó bắt nguồn từ tình yêu tha thiết đối với cuộc sống. Khác với nhiều thi nhân lãng mạn thời ấy, Xuân Diệu không cần phải tìm cách thoát li hiện thực, nhà thơ tìm thấy cho mình cả một “thiên đường” ngay trên mặt đất này:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì,

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si;…

Đấy là một cõi trần dạt dào nhựa sống giữa mùa xuân. Tâm hồn tươi trẻ của nhà thơ bắt nhịp ngay với những gì đang nảy lộc đâm chồi, đang đơm hoa kết trái. Sự ngất ngây, say đắm của hồn thơ biểu hiện trong nhịp thơ tuôn chảy ào ạt (này đây… này đây…), những hình ảnh mang sắc màu rực rỡ (ong bướm…tuần tháng mật; hoa… đồng nội xanh ri; cành tơ phơ phất), nhưng âm thanh réo rắt (yến anh… khúc tình si),… Cảm nhận được sự sống xuân thì đang ở dạng phồn thực khiến cho các giác quan bất chợt thăng hoa, thi nhân đã có một so sánh đặc biệt tình tứ: Tháng giêng ngon như một cặp môi gần. Cái đẹp của con người đã trở thành chuẩn mực cho cái đẹp của tự nhiên đó là một phát hiện trong quan niệm mĩ học của Xuân Diệu. Nhưng ngay trong lúc ở đỉnh cao của sự đắm say giao hoà cùng vạn vật, cảm giác tiếc nuối thời gian vẫn song hành tồn tại (Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa -Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân).

2. Đoạn 2 (từ câu 14 đến câu 29): Nỗi băn khoăn, tiếc nuối về sự một đi không trở lại của tuổi xuân trước sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian.

Cảm nhận về thời gian ở mỗi người, mỗi thời không giông nhau. Người xưa quan niệm thời gian là một vòng tuần hoàn, con người còn có kiếp luân hồi nên có thể tồn tại vĩnh hằng cùng trời đất. Thời hiện đại, ý thức về sự hiện hữu của “cái tôi, cá nhân kéo theo sự thay đổi quan niệm về thời gian”. Ở các nhà thơ mới, đặc biệt là Xuân Diệu, cảm thức về thời gian vô cùng nhạy bén. Đối với thi nhân, mỗi giây phút cuộc đời là vô cùng quý giá, một đi không trở lại, nên Xuân Diệu lúc nào cũng như chạy đua với thời gian, “giục giã” mình và mọi người “Mau lên chứ, vội vàng lên với chứ!”. Nhà thơ cảm thấy thời gian đang chảy trôi vùn vụt trong mùa xuân của đất trời:

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.

Và nhận thấy con người hoàn toàn chịu sự chi phôi của dòng chảy đó:

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

Cái đẹp của thiên nhiên là mùa xuân, cái đẹp của con người là tuổi trẻ. Mùa xuân của đất trời còn có thể tuần hoàn nhưng tuổi xuân của đời người thì chẳng bao giờ “thắm lại”! Đó là một nghịch lý nhưng lại là quy luật tất yếu. Cảm nhận sâu sắc và có phần đau đớn về sự một đi không trở lại của tuổi xuân khiến thi nhân nhìn đâu cũng thây “mầm li biệt”:

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,

Khắp sống núi vẫn than thầm tiễn biệt…

Con gió xinh thì thào trong lá biếc,

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim vội vàng bỗng đứt tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

3. Đoạn 3 (từ câu 30 đến hết): Lời giục giã cuồng nhiệt của nhà thơ.

Chính vì bất lực trước quy luật khắc nghiệt của thời gian nên nhà thơ mới vội vàng giục giã mọi người tận hưởng tất cả những gì đẹp đẽ nhất trên thế gian này (sự sống… mơn mởn; mây đưa… gió lượn cánh bướm… tình yêu; mùi thơm; ánh sáng,…). Tình cảm đắm say, tha thiết đến cuồng nhiệt đối với sự sống một lần nữa lại trào lên ở cuối bài thơ bằng những điệp từ (ta muốn… ta muốn) bằng những động, tính từ mạnh mẽ (riết, say, thâu, chếnh choáng, đã đầy, no nê,…) và lên đến cao trào: – Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Đó là cách bộc lộ cảm xúc vô cùng mãnh liệt, độc đáo và mới mẻ chỉ có ở Xuân Diệu.

NGHỆ THUẬT

1. Sự kết hợp hài hoà giữa mạch cảm xúc trên bề mặt và mạch triết luận ở bề sâu. Mỗi cảm xúc ào ạt, mê say, đắm đuối tưởng như bột phát qua những hình ảnh tràn trề, rực rỡ thực chất đều bị chi phối bởi mạch luận lí ẩn bên trong. Có thể dõi theo hai mạch song hành đó qua trình tự các khổ thơ. Muốn tắt nắng, buộc gió, muôn giữ lại hương sắc cuộc đời (khổ 1) bởi cuộc sống trần gian rạo rực xuân thì, đẹp đến ngất ngây (khổ 2). Nhưng cái đẹp nào có tồn tại mãi. Mùa xuân của đất trời có thể tuần hoàn nhưng tuổi xuân của đời người thì một đi không trở lại, trong cái đang phơi phới đã có mầm tàn lụi, vị chia li (khổ 3). Vì thế con người phải vội vàng lên, ôm trọn lấy cuộc đời, thâu nhận hết thảy sắc hương của sự sống (khổ 4). Nhịp thơ ở đây cũng biến đổi uyển chuyển, linh hoạt theo dòng cảm xúc. Khi diễn tả sự đắm say, sôi nổi thì nhịp điệu trở nôn dồn dập, khi cần triết luận thì nhịp thơ dãn ra, lắng lại, những đoạn cao trào nhịp điệu lại được đẩy lên mạnh mẽ, sôi nổi.

2. Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh và ngôn từ. Hình ảnh thơ táo bạo, mãnh liệt (Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!…). Ngôn ngữ thơ phong phú và mới lạ: cách đảo ngữ rất tân kì (Của ong bướm này đây tuần tháng mật – Này đây hoa,…), phép điệp và phép đối được phát huy triệt để trong cấu trúc câu thơ làm tăng sức biểu hiện (Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua – Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,…), các giác quan được huy động tôl đa dẫn đến những cảm nhận độc đáo (Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi – Khắp sống núi vẫn than thầm tiễn biệt,…).

3. Giọng thơ đắm say, sôi nổi. Đó là một nét riêng của giọng thơ Xuân Diệu được thể hiện rất rõ trong bài thơ này. Giọng thơ đã truyền được trọn vẹn cái đắm say trong tình cảm của nhà thơ và như vậy, bài thơ đã tìm được con đường ngắn nhất đến với trái tim người đọc.