Những Câu Truyện Cổ Tích Ý Nghĩa / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Ý Nghĩa Truyện Cổ Tích Thạch Sanh

Giới thiệu chung về truyện cổ tích Thạch Sanh

Giới thiệu chung về cổ tích Thạch Sanh

Nguồn cảm hứng toàn mạch của câu truyện cổ tích dựa vào sự ra đời của Thạch Sanh. Thạch Sanh là con một trong gia đình tiều phu tốt bụng. Từ nhỏ, chàng đã sống trong sự nghèo khổ. Nguồn thu nhập chính của gia đình là từ nghề kiếm củi. 

Nhưng xuất thân của chàng vô cùng đặc biệt. Chành chính là con của Ngọc Hoàng cho đầu thai xuống hạ giới. Mẹ chàng đã mang thai chàng trong bụng tới mấy năm mới sinh ra.

Từ bé, Thạch Sanh đã được các thiên thần dạy cho võ nghệ tinh luyện và các phép thần thông biến hoá. Điều này mang ý nghĩa tô đậm xuất thân và quá trình lớn lên kỳ lạ và đặc biệt của Thạch Sanh. Đồng thời, chi tiết đó giúp làm tăng tính hấp dẫn của mạch câu chuyện.

Truyện cổ tích Thạch Sanh mang nhiều giá trị nghệ thuật cao

Truyện cổ tích Thạch Sanh mang tính nghệ thuật cao. Kết cấu và cốt truyện logic, mạch lạc đầy tính hấp dẫn. Tình tiết truyện được sắp xếp một cách khéo léo và vô cùng hoàn chỉnh. Tác giả còn xây dựng hình tượng hai nhân vật Thạch Sanh – Lý Thông đối lập nhau hoàn toàn. Điều dó tạo nên một cốt truyện vững chắc và logic. Tất cả các chi tiết và yếu tố thần kỳ được cấu thành đều mang ý nghĩa truyện cổ tích Thạch Sanh có thẩm mỹ cao.

Ý nghĩa truyện cổ tích Thạch Sanh chủ yếu ngợi ca những chiến công rực rỡ và ca ngợi những phẩm chất đáng quý của người anh hùng dân gian. Đồng thời, câu chuyện cũng thể hiện những mơ ước cháy bỏng về sự đổi đời, thoát nghèo của người nông dân. Hiện thực hoá ước mơ cái thiện thắng cái ác, chính nghĩa ắt thắng gian tà, người tốt sẽ được đền đáp kết quả xứng đáng, hoà bình chắc chắn thắng chiến tranh, các dân tộc sống trong hòa bình sẽ luôn được yên ổn, hạnh phúc và phát triển.

Ý nghĩa truyện cổ tích Thạch Sanh

Từng chi tiết nhỏ trong câu chuyện đều góp phần mang tới ý nghĩa tốt đẹp cho câu truyện cổ tích Thạch Sanh. Mỗi ý nghĩa là bài học mà cha ông muốn gửi tới thế hệ con cháu đời sau. Chính vì thế, chúng ta phải biết trân trọng, phải cảm nhận thật sâu sắc về truyện cổ tích này. Một vài ý nghĩa có thể điểm qua như sau:

Ý nghĩa tiếng đàn trong truyện Thạch Sanh

Ý nghĩa tiếng đàn trong truyện Thạch Sanh

Âm nhạc là yếu tố luôn được cho là có phép màu thần tiên. Đây cũng là chi tiết khá phổ biến và đặc biệt trong mọi thể loại truyện cổ dân gian Việt Nam. Tiếng đàn được cất lên ở đây đại diện cho điều tốt, cái thiện kết hợp cùng với tinh thần yêu chuộng hoà bình của toàn thể nhân dân Việt Nam.

Tiếng đàn như một loại vũ khí vô hình đặc biệt có khả năng cảm hoá tinh thần và thu phục kẻ thù giặc ngoại xâm. Tiếng đàn đã được xây dựng thành một chi tiết đặc biệt thần kỳ không chỉ trong truyện cổ tích Thạch Sanh mà còn ở những câu chuyện cùng thể loại khác nữa. 

Bên cạnh đó, tiếng đàn được sử dụng như một liều thuốc cứu công chúa khỏi căn bệnh nan y. Từ đó, Thạch Sanh có cơ hội được giải oan và vạch trần bộ mặt thật của Lý Thông. Điều này tượng trưng cho công lý luôn chiến thắng.

Tiếng đàn được xây dựng với vai trò quan trọng xuyên suốt mạch câu chuyện. Chúng được cảm hóa nhờ người thổi đức độ. Tình tiết tuy hư cấu nhưng lại vô cùng ý nghĩa.

Ý nghĩa niêu cơm thần trong truyện cổ tích Thạch Sanh

Ý nghĩa niêu cơm thần trong Thạch Sanh

Khi tất cả quân của 18 nước cùng với chư hầu kéo sang, Thạch Sanh đã nhanh chóng gảy đàn cho chúng nghe. Trước khi ra về, Thạch Sanh còn chiêu đãi thêm món niêu cơm thơm ngon cho bọn chúng ăn. Điểm kỳ lạ là cứ xới hết thì niêu cơm lại đầy, không có dấu hiệu vơi đi.

Hình ảnh niêu cơm thần trong câu chuyện dân gian này mang tới cho người đọc rất nhiều ý nghĩa truyện cổ tích Thạch Sanh. Mà những ý nghĩa ấy được người dân Việt dùng để ứng dụng trong cuộc sống về sau này rất nhiều.

Thay vì sử dụng vũ lực để chống vũ lực, Thạch Sanh đã dùng tới trí thông minh của mình để thu phục quân thù. Điều đó thể hiện một tư tưởng ưa chuộng hoà bình, yêu nước, nhân nghĩa của toàn thể nhân dân ta.

Qua hình ảnh chi tiết này, tác giả còn phản ánh mơ ước, mong muốn của toàn thể nhân dân ta về một cuộc sống ấm no hạnh phúc và dân giàu nước mạnh.

Ý nghĩa truyện cổ tích Thạch Sanh đầu tiên ở đây đó là đánh giặc không nhất thiết phải dùng tới vũ lực. Đôi khi, chiến thắng giặc ngoại xâm chỉ đơn giản là xuất phát từ cái tâm, bản chất lương thiện của lòng người. 

Như thế, chi tiết niêu cơm đã một phần thể hiện rõ ràng tư tưởng nhân đạo và đạo lý làm người của nhân dân ta. Điều đó góp phần tạo nên một hình tượng Thạch Sanh nghĩa hiệp, nhân từ trong mắt người đọc. Chúng cũng mang tới bài học cho đời sau về việc xử lý khôn khéo, mang lại hiệu quả cảm thụ cao.

Ý nghĩa của kết truyện cổ tích Thạch Sanh

Ý nghĩa của kết truyện cổ tích Thạch Sanh

Kết thúc truyện mang tới cho người đọc một ý nghĩa vô cùng to lớn. Cái thiện sẽ luôn thắng cái ác. Người tốt chắc chắn sẽ luôn gặp được may mắn và đền đáp thành quả một cách xứng đáng. 

Qua ý nghĩa của kết truyện cổ tích Thạch Sanh, tác giả cũng mong muốn hướng người đọc hướng thiện. Hãy sống theo lối sống có đạo đức, sống cho mình và cho cả những người xung quanh. 

Ý Nghĩa Của Truyện Cổ Tích Sọ Dừa

Truyện cổ tích hấp dẫn người đọc bởi truyện đã chiếu rọi ánh sáng lạc quan tin tưởng vào cuộc sống. Để khắc hoạ nhân vật và cấu trúc nên cốt truyện, dân gian rất quan tâm, chú trọng đến các hành động của nhân vật chứ không quan tâm mô tả ngoại cảnh, ngoại hình và tâm lý nhân vật. Hình tượng nhân vật trong truyện cổ tíc h rất đa dạng, trong đó có kiểu nhân vật xấu xí. Các nhân vật xấu xí với vẻ ngoài dị dạng như con cóc, con dê, con ếch… có sự đối lập với vẻ xấu xí bên ngoài là vẻ đẹp bên trong của các nhân vật với tính cách hiền lành, chân thật, cao thượng và có một tâm hồn trong sáng, tình yêu chân thành. Sọ Dừa là điển hình cho kiểu nhân vật này, phân tích nhân vật và tác phẩm ta có thể thấy truyện dạy ta rất nhiều bài học triết lí.

Tóm tắt truyện cổ tích Sọ Dừa

Có đôi vợ chồng già hiếm muộn con cái, phải đi ở cho nhà phú ông. Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa.

Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận chăn đàn bò nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào cũng béo mượt. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế.

Phát hiện ra vẻ đẹp bên trong cái vẻ kì dị của Sọ Dừa, cô út đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến nhà phú ông hỏi vợ. Phú ông thách cưới thật lo nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho chàng. Ngày cưới, Sọ Dừa hiện nguyên hình là một chàng trai trẻ đẹp khiến hai cô chị vô cùng ghen tức.

Nhờ chăm chỉ đèn sách Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi, sứ nước ngoài. Trước khi đi chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ.

Sọ Dừa đi vắng, hai người chị tìm cách hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển hòng cướp chồng em. Nhờ có các đồ vật chồng đưa cho, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ về. Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị xấu hổ bỏ nhà đi biệt tích.

Ý nghĩa của truyện cổ tích Sọ Dừa

Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của con người

Sọ Dừa là hình tượng điển hình nhất cho kiểu nhân vật có ngoại hình xấu xí nhưng lại có vẻ đẹp bên trong ngời sáng, đẹp đẽ và nhân hậu. Đọc truyện cổ tích Sọ Dừa, có thể thấy mối quan hệ giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật. Về hình thức bề ngoài, Sọ Dừa dị dạng (tròn như sọ dừa) đối lập với phẩm chất bên trong (thông minh, tài giỏi). Sự đối lập giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của Sọ Dừa khẳng định giá trị bản chất và chân chính của con người

Người xưa có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, ý muốn nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn con người mới là cái quyết định, không nên có sự khinh miệt đối với ngoại hình xấu xí của một con người. Sự thật đã chứng minh, Sọ Dừa có khả năng làm tốt tất cả những việc mà những người bình thường có thế làm được, thậm chí tốt hơn. chàng chăn bò rất giỏi, thổi sáo rất hay, tự tin (chăn bò, giục mẹ hỏi con gái phú ông làm vợ và lo đủ sính lễ theo điều kiện phú ông đặt ra), thông minh (thi đỗ Trạng nguyên), có tài dự đoán tương lai chính xác (khi đi xứ, đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn vợ phải luôn giắt trong người). Điều đó chứng tỏ vẻ đẹp bên trong mới là vẻ đẹp vĩnh cửu và trường tồn.

Ca ngợi vẻ đẹp của Sọ Dừa, truyện đồng thời cũng phản ánh một hiện thực bất công trong cuộc sống, những con người bất hạnh có ngoại hình xấu xí phải chịu đựng sự chê bai dè bỉu của người đời. Họ không dám lên tiếng mà để cho những áng truyện viết thay họ

Kín đáo truyền tải thông điệp yêu thương những người khác mình.

Để yêu thương một người là một điều tương đối dễ dàng, nhưng để yêu thương ai đó khác mình lại là một điều thật khó. Con người ta vẫn thường tự tin mình có tấm lòng nhân hậu, vị tha cho đến khi đối mặt với những người khác biệt mình, họ tự cho mình có quyền được phán xét, được bình phẩm người khác, họ tự cho mình quyền được đặt bản thân lên trên quyền được sống và yêu thương của đồng loại. Sọ Dừa không chỉ đơn thuần là câu chuyện cổ tích viết cho trẻ con, nó là một lưỡi dao rất tinh tế xoáy sâu vào hiện thực của sự thật, vừa đủ để ta nhận ra rằng liệu có chăng ta cần phải học cách yêu thương lại từ đầu. Ta cần yêu phẩm chất và tài năng của họ, công nhận sự nỗ lực của họ. Các nhân vật này không phải là quái vật mà chỉ là sự khác biệt, họ xứng đáng được đối xử như những người bình thường khác. Ta nên hành xử với họ như cách cô Út đã làm với Sọ Dừa

Khi đánh giá con người: phải xem xét toàn diện, không chỉ dừng lại ở biểu hiện bề ngoài. Đó là ý nghĩa nhân bản, thể hiện đạo lý truyền thống của nhân dân. Truyện còn đề cao lòng nhân ái: “Thương người như thể thương thân”. Chính lòng nhân ái sẽ đem lại hạnh phúc cho con người.

Khát vọng được đổi đời

Xã hội phong kiến được biết tới là xã hội phân biệt giàu nghèo, tầng lớp vô cùng lớn. Không phải ngẫu nhiên mà có câu thơ:

Con vua thì lại làm vua

Con sãi ở chùa thì quét lá đa

Một sự thật là những người ở tầng lớp dưới rất khó để tiếp cận với địa vị cao chỉ bằng tài năng của mình. Những con người bần cùng không có cơ hội để thực hiện ước mơ của mình, họ phải chịu miệt thị bởi ngoại hình xấu xí, sự nghèo khó cũng như đau khổ mà họ không đáng phải gánh, họ không biết phải gửi những lời than này đi đâu, chỉ biết viết vào những truyện cổ tích. Sọ Dừa có hình dạng xấu xí nhưng cuối cùng đã được trút bỏ lốt, cùng cô út hưởng hạnh phúc, còn hai cô chị phải bỏ nhà trốn đi. Qua kết cục này, người lao động xưa thể hiện những mơ ước về sự đổi đời: Sọ Dừa từ thân phận thấp kém, xuất thân trong một gia đình đi ở, dị hình xấu xí… trở thành người đẹp đẽ, có tình thương và thông minh tài giỏi, được hưởng hạnh phúc.

Đó là sự đổi ngôi giữa các tuyến nhân vật, kẻ lương thiện tài năng cần được quay trở về với đúng vị trí mình, đó đã là chân lý muôn thuở .

Như vậy, Sọ Dừa đã truyền tải rất nhiều ý nghĩa hay đến bạn đọc, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, kín đáo lên án xã hội bất công, đồng thời thể hiện khát vọng chiến thắng cái ác của người dân

Thảo Nguyên

Ý Nghĩa Truyện Cổ Tích Ai Mua Hành Tôi

Tóm tắt sơ lược về câu truyện cổ tích Ai mua hành tôi

Nhân vật chính trong câu truyện chính là nói về một chàng nông dân bán hành cùng với người vợ của mình. Trong một ngày nọ trên đường đi bán hành, anh đã cứu lấy chú chim sẻ đang bị tấn công bởi con quạ và được chú trả ơn bằng lọ nước thần kỳ. Lọ nước này có thể khiến cho mọi vật được tốt đẹp hơn. Nếu là người thì người sẽ trở nên trẻ đẹp không ai bằng, nếu là vật thì vật sẽ cao to gấp nhiều lần so với bình thường. Anh chàng cũng hiểu được sự quý giá của lọ nước thần này nên cất giữ vô cùng cẩn thận.

Mọi chuyện bắt đầu vào một ngày khi anh vẫn đang tiếp tục công việc bán hành của mình thì người vợ ở nhà đã vô tình sử dụng lọ nước thần tắm. Với sự nhầm lẫn lọ nước thần kỳ thành sữa tắm đã tạo nên một sự thay đổi lớn. Vốn dĩ là một cô gái quanh năm suốt tháng bán mặt cho đất bán lưng cho trời, chăm chỉ làm việc dưới đồng ruộng nên cô có một làn da có phần đen đúa. Nhờ vào lọ thuốc thần này mà cô gái đã lột xác thành một người khác trắng trẻo, xinh đẹp hơn. Điều đó khiến chồng luôn say mê, thậm chí chểnh mảng công việc của mình và suốt ngày chỉ quấn quýt lấy vợ.

Tuy nhiên, mỗi ngày anh vẫn phải mưu sinh với công việc của mình. Và một sáng kiến đã ra đời là khi đi bán anh chồng phải họa một bức ảnh của người vợ xinh đẹp mang theo để đỡ nhớ nhung nàng. Trong một lần vô tình tấm ảnh bị cuốn bay đi và bị quân lính nhìn thấy mang về tâu với vua. Vì tò mò về sắc đẹp của cô gái trong tranh mà mọi quân lính trong triều được ra lệnh phải ra sức ráo riết tìm kiếm. Cuối cùng, người vợ cũng đã được tìm thấy và bị bắt về cung. Nhưng dù cho cô được sống trong hào hoa nhung lụa của cung điện thì chưa từng nói một lời nào. Miệng nàng không buồn nói, quần áo đẹp nàng không thèm nhìn và thậm chí tóc nàng cũng không thèm chải chuốt. Từ đó nhà vua đã bắt đầu ban lệnh nếu ai có thể làm cho cô nàng cười được thì sẽ được ban thưởng.

Vua nhìn thấy bức ảnh của người vợ xinh đẹp

Người chồng nghe thấy vậy liền lên đường đến ngay cung điện và không quên mang theo những bó hành. Nghe thấy lời rao của người chồng, vợ liền trở nên tươi tắn có thần sắc tốt hơn và cho người gọi anh vào. Ngay khi nhìn thấy chồng, cô đã cười lên một tiếng. Nhà vua thấy thế liền đinh ninh cho rằng chỉ cần cải trang thành người bán hành có thể khiến cho nàng vui thì liền ra lệnh để được mặc đồ của chàng bán hành. Trong lúc nhà vua mải mê hóa thân thành người bán hành thì anh chàng nhanh chóng mặc long bào rồi ra lệnh cho quân lính đuổi người bán hành ra ngoài. Từ đó, chàng bán hành trở thành vua và hai vợ chồng sống hạnh phúc cùng nhau suốt đời.

Anh bán hành đến cung điện để gặp lại người vợ xinh đẹp

Bài học được rút ra từ Truyện cổ tích Ai mua hành tôi

Một trong những bài học lớn nhất được rút ra từ truyện cổ tích Ai mua hành tôi chính là về đức tính hiền lành, tốt bụng của con người. Đức tính này được thể hiện thông qua nhân vật anh chàng bán hành trong câu truyện. Anh chàng tốt bụng đã giúp đỡ chú chim nhỏ để nhận lại được sự đền ơn của chú chim. Và về sau khi người vợ bị bắt đến cung điện thì anh đã dùng chính nghề nghiệp chân chính của mình là bán hành để được tái hợp với người vợ. Từ đó cho thấy, không chỉ là người tốt bụng, hiền lành mà anh còn là một người chung thủy với vợ của mình.

Kết quả viên mãn từ câu chuyện cho chúng ta thấy được chỉ cần ở hiền thì sẽ gặp lành. Bài học này giúp chúng ta hiểu được rằng trong cuộc sống chúng ta nên làm nhiều điều tốt, giúp đỡ mọi người xung quanh để nhận lại được những điều tốt đẹp. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, từ nhỏ cần được rèn luyện đức tính tốt chăm chỉ học hành hòa thuận với bạn bè để lớn lên có thể trở thành một công dân tốt, sống có ích cho xã hội bằng nghề nghiệp chân chính.

Câu truyện đã được xuất bản thành sách

Câu truyên đồng thời cũng ca ngợi đức tính thủy chung của người chồng. Đức tính này vô cùng cần thiết không chỉ ở thời xa xưa mà còn ở hiện tại. Nhất là khi cuộc sống con người ngày càng hiện đại dẫn đến nhiều sự thay đổi quan điểm hơn. Con người sống với nhau thoải mái, dễ đến và dễ đi. Thậm chí có rất nhiều câu chuyện tan vỡ do có sự xuất hiện của người thứ ba. Do đó, sự chung thủy trong tình yêu thời hiện đại lại ngày càng phải được nhấn mạnh hơn nữa. Mỗi chúng ta phải tự rèn luyện cho mình sự chung thủy với đối phương. Có như vậy mình mới nhận lại được kết quả tương tự.

Những điều câu truyện Ai mua hành tôi phê phán

Trong những câu truyện cổ tích dân gian thời xưa, bạn chắc chắn không quá xa lạ với hình ảnh của những vị vua, quan hay phú hộp có địa vị, có tiền bạc và cậy vào thế để ức hiếp những người dân vốn hiền lành, chất phác. Một lần nữa, câu truyện cổ tích Ai mua hành tôi đã tái hiện hình ảnh của một vị vua chỉ vì ham mê sắc đẹp mà đã khiến một đôi vợ chồng trẻ chịu cảnh ly tán. Ông đã cậy quyền thế của mình để làm những việc trái với luân thường đạo lý. Và cuối cùng hậu quả cũng không mấy tốt đẹp.

Điều này ta cũng rất dễ nhìn thấy được từ cuộc sống xung quanh, những người làm điều ác điều xấu hay xem thường và cậy thế ức hiếp người khác đều sẽ bị trả báo. Quả báo trong cuộc sống là có thật, chính vì vậy dù bạn làm một điều xấu dù nhỏ nhất thì cũng sẽ nhận lại hậu quả không tốt, dù không phải là ngay lập tức nhưng sau đó bạn sẽ nhận báo ứng. Đó là lý do người ta cũng thường có câu lưới trời lồng lộng, mọi điều xấu đều rất khó thoát khỏi hậu quả không tốt đẹp.

Từ bây giờ, mỗi người chúng ta cần phải luôn rèn luyện cho mình một đức tính tốt đẹp, sống chan hòa hay yêu thương và giúp đỡ mọi người xung quanh. Dù là một điều tốt nhỏ bé thì chúng ta cũng sẽ được nhận lại những đền đáp xứng đáng. Đồng thời, trong đời sống với vợ chồng, gia đình thì phải luôn yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Không tính toán và vụ lợi hay lợi dụng đối với những người thân trong gia đình của mình. Có như vậy, bạn mới có được một cuộc sống bình yên và hạnh phúc để tận hưởng những điều đẹp đẽ trong cuộc sống.

Anybooks.vn – Kênh thông tin giới thiệu sách, review sách, chia sẻ những cuốn sách hay nên đọc dành cho độc giả.

Những Câu Truyện Cười Ngắn Rất Ý Nghĩa

1. Cánh tay có tội

Một người đàn ông được đưa ra trước quan tòa. Nhân chứng nói rằng, ngày hôm trước người này đã lấy trộm vài quả lê ở tiệm thực phẩm của mình. Luật sư nói với thẩm phán: “Đúng là người này đã lấy vài quả lê từ cửa hàng tạp hóa, nhưng đó là cánh tay phải của anh ta lấy, cánh tay phải của anh ta có tội chứ không phải anh ta. Chúng ta không thể trừng phạt toàn bộ cơ thể chỉ vì một tay hay chân của họ phạm tội!”

“Bạn nói đúng!” thẩm phán trả lời, “vì vậy tôi tuyên án cánh tay phải của người đàn ông này sẽ bị giam giữ 6 ngày. Bây giờ, anh ta có thể vào tù với cánh tay của mình nếu thích.”

Mọi người ở phiên tòa bắt đầu cười to, nhưng sau đó, họ im bặt khi nhìn thấy người đàn ông tháo mấy con ốc nơi cánh tay phải của anh ta ra (đó là cánh tay bằng gỗ). Anh ấy đưa nó cho thẩm phán và nói: “Thưa ngài, đây là cánh tay tội lỗi của tôi, tôi không muốn vào tù chung với nó.”

2. Cậu bé ngớ ngẫn

William Henry Harrison, tổng thống thứ 9 của Hoa kỳ, cũng như khá nhiều tổng thống Mỹ trước ông. Harrison sinh ở một thành phố nhỏ. Khi còn bé, ông rất trầm lặng và rụt rè. Thật ra, cậu bé trầm lặng đến nỗi mọi người đều nghĩ cậu là một đứa trẻ ngớ ngẩn.

Do đó, dân chúng trong khu phố thường hay trêu ghẹo cậu. Chẳng hạn, họ đặt một đồng 5 xu và một đồng 10 xu trước mặt cậu và hỏi cậu ta thích lấy đồng nào. Cậu luôn luôn chọn đồng 5 xu để rồi sau đó, tất cả mọi người đều cười nhạo cậu.

Một hôm, có một người phụ nữ thương hại cậu nên lại gần và giải thích: “William, tại sao cháu luôn luôn chọn đồng 5 xu thay vì 10 xu? Cháu không biết là mặc dù đồng 10 xu nó nhỏ hơn đồng 5 xu nhưng giá trị của nó lớn hơn đồng 5 xu nhiều à?”

“Có, cháu biết chứ ạ.” William chậm rãi trả lời: “Nhưng nếu cháu chọn đồng 10 xu, họ sẽ không còn chơi với cháu nữa!”

3. Thằng bé tự phụ

4. Đứa bé gái khốn khổ

Rồi ông ấy móc bóp lấy ra một xu đưa cho cô bé. Nhưng khi nhận được một xu từ người đàn ông, đứa bé lại khóc nấc lên, to hơn lần trước. “Sao cháu lại khóc?” Người đàn ông ngạc nhiên hỏi. Đứa bé trả lời: “Nếu cháu không đánh mất đồng xu kia thì bây giờ cháu đã có hai xu rồi!”

5. Cậu sinh viên thật thà

Một cậu sinh viên năm nhất đại học đang bị chỉ trích nặng nề bởi giáo sư của mình. “Bài của anh rất khó đọc, giáo sư nói, “đáng lẽ ra anh phải viết làm sao cho người ngu nhất cũng có thể hiểu được mới phải.” Cậu sinh viên từ tốn đáp: “Vâng thưa thầy, đoạn nào mà thầy không hiểu ạ?”

6. Cáo và Quạ

Một con quạ đánh cắp được một miếng pho-mát và bay lên cây. Một lão cáo trông thấy bèn nghĩ mưu để chiếm lấy miếng pho-mát đó cho mình. Lão ta bắt đầu khen ngợi quạ: “Bạn có bộ lông đen và mượt biết bao! Như vậy ắt hẳn là giọng của bạn phải hay biết chừng nào! Tôi muốn được nghe bạn hát. Xin hãy hát cho tôi nghe một bài đi!” Chú quạ rất vui khi nghe những lời tán dương đó nên đã mở miệng ra để hát. Thế là miếng pho-mát rơi xuống đất, ngay lập tức, lão cáo xảo quyệt nhặt lấy và khoái trá chạy mất.

7. Câu chuyện vui

William Thompson bị lãng tai nhưng ông ấy không muốn mọi người biết điều này. Buổi tối nọ, ông mời một số bạn bè đến nhà ăn tối và trò chuyện. Một trong những người bạn kể một câu chuyện vui nhộn. Ai nấy đều cười và ngài William cũng cười rất to như bao người khác: “Quả là một câu chuyện vui, nhưng tôi biết một câu chuyện khác còn vui hơn thế!”

Ông ấy bắt đầu kể câu chuyện của mình cho đến khi chấm dứt, mọi người cười to hơn bao giờ hết và ngài William cũng mỉm cười hớn hở theo. Nhưng ngài không biết lý do họ cười. Ngài đã kể lại chính câu chuyện mà bạn của ngài vừa kể!

8. Biết giải thích sao đây

Một ngày nọ, có một ông lão chậm rãi đi bộ dọc theo khu phố thì chợt trông thấy một cậu bé đang cố gắng với tay kéo chuông cửa treo quá cao so với cậu. Ông lão là một người tốt bụng nên dừng lại và nói: “Ta sẽ kéo chuông cho cháu.” Sau đó ông kéo chuông thật mạnh khiến tiếng chuông kêu vang khắp trong ngoài nhà.

Cậu nhỏ ngước nhìn lên và nói: “Bây giờ thì chúng ta phải chạy ngay. Nào chạy thôi!” Và trước khi ông lão kịp hiểu ra câu chuyện thì cậu bé ngỗ nghịch đã chạy vòng qua góc đường, để mặc ông lão ở lại phân trần với chủ nhà đang bực mình vì lí do tại sao ông lại kéo chuông.

9. Lúc hái táo tuyệt nhất

Đó là bài học đầu tiên sau kỳ nghỉ hè tại một trường học nhỏ ở Anh. Bài học là về các mùa trong năm. “Có 4 mùa trong năm,” giáo viên nói, “Đó là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông. Vào mùa xuân, nó ấm áp và mọi thứ bắt đầu phát triển.

Vào mùa hè, trời nóng, có nhiều hoa trong các cánh đồng và vườn cây. Vào mùa thu, có rất nhiều loại rau và hoa quả. Mọi người đều thích ăn trái cây. Vào mùa đông, trời lạnh và thường có mưa. Đôi khi có tuyết rơi trên mặt đất.”

Giảng đến đây, thầy giáo dừng lại và nhìn vào một em học sinh “Tom, không nói chuyện nữa,” người thầy nhắc nhở. “Bây giờ hãy cho tôi biết, thời điểm nào là lúc hái táo tốt nhất?”

“Vâng, thưa thầy,” Tom trả lời: “Đó là khi người nông dân đi ra ngoài và không có con chó nào trong vườn ạ!”

10. Đường một chiều

Một người quốc tịch Mỹ đến Luân Đôn du lịch một mình. Ông ta muốn đi bộ để tham quan nhưng lại sợ bị lạc vì ông ấy không biết một chữ tiếng Anh nào. Do đó, sau khi rời khách sạn, ông dừng lại tại góc phố đầu tiên và cẩn thận ghi tên đường mà khách sạn ông đang ở vào sổ tay.

11. Thuốc trị nấc cụt

Một ngày nọ, một người đàn ông đi vào cửa hàng dược phẩm và nói, “Cô có thuốc chữa bệnh nấc không?” Người bán thuốc yêu cầu ông nhắm mắt lại và đột nhiên tát một cái thật mạnh vào mặt ông. Người đàn ông gần như ngã gục, giận dữ và hét lên: “Tại sao cô đánh tôi?”

“Không có thuốc cho bệnh nấc.” Người bán thuốc giải thích. “Nhưng một cú sốc đột ngột có thể chấm dứt nó. Như bạn thấy, bạn không còn nấc cụt nữa.”

“Dĩ nhiên là tôi không bị nấc cụt, vì người cần chữa bệnh là con trai của tôi chứ không phải tôi!”

12. Sự giàu có

Hai người chủ trang trại đang tự hào về sự giàu có của họ. Một người nói: “Nông trại của tôi rất lớn, những chuồng trại ở cách xa nhau đến nổi công nhân đi kiểm tra từ thứ 2 đến thứ 7 mới về báo cáo cho tôi.”

“Vâng, tôi đoán đó là một trang trại khá lớn. Nhưng bên cạnh trang trại của tôi, nó trông giống như một khu vườn nhỏ!” Người đàn ông thứ 2 tự hào. “Nó lớn như thế nào?” Người kia thắc mắc. “Vâng, khi tôi gửi một cặp vợ chồng trẻ ra ngoài để vắt sữa bò thì đứa con lớn 9 tuổi của họ mới mang những thùng sữa đầu tiên về cho tôi!

13. Swift và Người hầu

Sáng hôm sau khi Swift trông thấy đôi giày, ông hét lên: “Ô hay! Anh chưa lau giày cho tôi à?”. “Dạ thưa ngài, vì thời tiết xấu, và vì chúng ta sẽ còn tiếp tục đi nên nếu bây giờ tôi lau chúng, chẳng mấy chốc chúng lại bẩn nữa ạ.”

“Hay đấy! Hãy thu dọn hành lý, chúng ta sẽ khởi hành ngay bây giờ.” Swift tức giận nói. “Nhưng, thưa ngài, tôi chưa dùng bữa sáng ạ!” Người hầu thắc mắc. “Không vấn đề gì, nếu anh dùng bữa sáng bây giờ thì chẳng bao lâu nữa anh lại đói như trước thôi!”

14. Sự chính xác

Một hướng dẫn viên du lịch nói: “Thành phố này đã có từ 1001 năm rồi.” Một trong những khách tham quan há hốc mồm kinh ngạc: “Trời, sao mà chính xác quá! Làm sao anh biết được?”

“Rất đơn giản. Năm ngoái khi tôi bắt đầu làm việc ở đây thì họ đang tổ chức lễ kỷ niệm 1000 năm cho nó.” Người hướng dẫn viên trả lời.

Hoa Sen Phật