Nhung Cau Tho Hay Noi Ve Bien / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Nhung Van Tho Xuan Noi Dat Khach

Những Vần Thơ Xuân Nơi Ðất Khách

Hằng năm, theo thông lệ, cứ đến Tết âm lịch là người Việt mình ở hải ngoại đều có báo Xuân, dù ở bất cứ nơi đâu, Á Châu hay Âu Châu, Úc Châu hay Mỹ Châu. Tính đến năm nay, Nhâm Ngọ 2002, cá nhân người viết trong 26 năm qua chưa bao giờ biết đón Xuân ăn Tết là gì, vì Tết âm lịch nơi tôi ở chẳng bao giờ rơi vào mùa Xuân cả! Hơn thế nữa, trong hoàn cảnh tị nạn, tôi không thể nào vui sướng để đón Tết mừng Xuân, mặc dù là Xuân gượng Tết hờ. Dù vậy, tôi không thể không theo tục lệ Ông Bà, Tổ Tiên mà quên đi nguồn cội. Chính vì lẽ đó, thỉnh thoảng tôi nhận lời viết bài cho báo Xuân theo cảm nhận và chủ quan của mình.

Cuối năm, mang chồng sách cũ ra đọc, tìm những vần thơ xuân hợp ý thì thấy hầu hết các nhà thơ cũng có những nỗi khắc khoải trong những buổi xuân về. Vì trang báo có hạn nên người viết phải hạn chế số trang, chọn lọc những vần thơ tiêu biểu. Mong các bạn thơ thứ lỗi cho nếu thấy thiếu vắng tên mình trên trang báo này.

Nơi tôi tạm dung là xứ tuyết, thường thì tuyết đổ vào dịp Tết âm lịch. Thi sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dung cũng tạm dung ở vùng này nên tâm sự của nữ sĩ trong ngày Tết thật là chí lý:

Tết này mưa tuyết trắng vai Vùng Hoa Thịnh Ðốn đông dài giá băng Bàn chân nhiệt đới lạnh căm Rời xa đất mẹ bao năm chưa về (Tết Này, Nguyễn Thị Ngọc Dung-Ðiểm Trang Làm Dáng Cuộc Ðời, 30)

Cứ mỗi lần xuân đến là nỗi sầu vong quốc càng nặng trĩu trên đôi vai người xa xứ, là lúc lòng thi nhân càng thấy tủi hổ, xót xa. Thi sĩ Minh Viên ở miền Viễn Tây, xứ sương mù gió lộng Cựu Kim Sơn, nên nỗi sầu vong quốc của ông càng trĩu nặng hơn khi đón Tết tha hương:

Xuân lại về đây, Xuân xứ lạ Khối sầu vong quốc trĩu vai thêm. ………………………………….. Mười năm đất khách mười năm tủi Xuân đến buồn thêm phận cỏ hèn. (Xuân Tha Hương, Minh Viên-Vết Thương Sài Gòn, 52)

Ai ai cũng vậy, mỗi lần xuân đến trong hoàn cảnh tha hương là nhớ mẹ nhớ cha một cách ray rức, bâng khuâng:

Mười mấy xuân rồi xa cách mẹ Nhớ thương trĩu nặng những vần thơ Mùa đông rét mướt hồn con trẻ Thôi hết rồi hoa bướm mộng mơ! …………………………………… Con vẫn âm thầm thương nhớ mẹ Hồn thơ không sợi nắng thêu hoa Hồn thơ đã ngập tràn băng tuyết Và mắt-mùa-đông lắm gió mưa!

Thiếu mẹ đời con như lá úa Xuân về con ngỡ xuân chưa sang Xuân về, xuân của riêng thiên hạ Con mất xuân rồi, đâu biết xuân! (Thư Xuân gửi Mẹ, Minh Viên-Ðêm Việt Nam, 136 & 138)

Nhà thơ trẻ Trần Phùng Linh Duyên cũng có cùng tâm sự như thế:

Con thương Bố Mẹ đã già Ðón Xuân hiu hắt cho qua mấy ngày Ở đây con chẳng vui say Quê người con đón Xuân này ly hương (Lại nhớ mùa Xuân, Trần Phùng Linh Duyên-Ly Hương, 38 & 39)

Nỗi nhớ thương Mẹ hiền của nhà thơ Trần Trung Ðạo lại càng lớn hơn, vì ông cho rằng cứ một năm xa cách mẹ hiền là dài bằng hai năm!

Năm mới đến con cũng già thêm tuổi Xa mẹ hiền một tuổi nặng bằng hai Tuổi nước Việt chất chồng lên quá khứ Tuổi xứ người quần quật với tương lai. (Mỗi Mùa Xuân Thêm Một Lần Dối Mẹ, Trần Trung Ðạo-Ðổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười, 43)

Nhà thơ nữ Ngô Minh Hằng cũng nhớ thương Mẹ đến não lòng:

Ở đây Mẹ ạ, ba ngày Tết Thổn thức lòng con nỗi nhớ thương. (Thơ Xuân Gửi Mẹ, Ngô Minh Hằng-Tiếng Lòng, 44)

Thi nhân ở Gia Nã Ðại cũng có tâm sự ngổn ngang khi mùa xuân tới. Nhà thơ Luân Hoán lần đầu tiên đón Tết ở Montréal cũng phải bật than:

mùa xuân ơi mùa xuân trời xanh mây trắng lắm lòng ta nào dửng dưng cớ sao buồn ghê lắm (Mùa xuân Montréal, Luân Hoán-Ngơ Ngác Cõi Người, 41)

Rồi nhà thơ lắc đầu ngao ngán:

xuân đâu còn của đất trời xuân chừ của lũ hết thời ngâm nga (Mùng một Tết ở Montréal, Luân Hoán-Ngơ Ngác Cõi Người, 83)

Nhà thơ Nguyễn Văn Quảng Ngãi đã ở đây được vài năm, cũng đã đón Tết bao lần, thế mà mỗi lần xuân đến là mỗi lần ông lại than trách thân phận bơ vơ:

Bơ vơ quá giữa quê người Ðón Xuân lặng ngắm đầy trời tuyết bay Mà này sao rượu chẳng cay? Niềm thương, nỗi nhớ viết hoài chưa xong (Lại xuân, Nguyễn Văn Quảng Ngãi-Hoen Màu Thời Gian, 41)

Tại sao xuân đến mà lòng thi nhân không vui? Vì đây là xuân đất khách, không phải xuân của quê nhà! Mẹ hiền đang ở tại quê nhà thì làm sao thi nhân vui cho được?

Vẫn đếm xuân về trên đất khách Nghe buồn nhỏ giọt xuống vai tôi Ðèn ai thắp sáng bên kia phố Nhớ quá, chao ôi, tiếng mẹ cười. Vì vậy, thi nhân đâu có vui gì mà uống rượu mừng xuân! Nếu có uống chăng là uống những nỗi ngậm ngùi:

Chén rượu mừng xuân tôi chẳng uống Chỉ uống đêm nay những ngậm ngùi. (Xuân đất khách, Trần Trung Ðạo-Thao Thức, 29 & 30)

Vâng, quả đúng như vậy! Uống rượu thì chỉ có say, chứ cơn sầu thì không làm sao vơi được! Thi sĩ Hà Huyền Chi đã từng trải nỗi sầu xa xứ khi đón xuân về trên xứ người:

Ðón xuân trên đất nước người Cạn bao nhiêu rượu không vơi cơn sầu (Xuân Trên Xứ Người, Hà Huyền Chi-Tên Nô Lệ Mới, 58)

Càng xa xứ nhiều năm, lòng thi nhân càng khắc khoải, trái tim càng chai đá thêm:

Ðã tám mùa xuân nơi xứ lạ Tám mùa khắc khoải, tám mùa đau Trái tim Từ Thức trơ như đá Lạc dấu quê hương, lạc dấu nhau. (Qua những ngày câm những tháng đen, Hà Huyền Chi-Cõi Buồn Trên Ta, 56)

Mùa xuân của ta ở đây là mùa tuyết đổ của Bắc Mỹ. Bởi thế cho nên, năm nào thi nhân cũng cảm thấy mùa xuân hiu quạnh ở xứ người:

Xứ người tuyết đổ mịt mùng Ðón xuân hiu quạnh nát lòng hoài hương. (Xuân Hiu Quạnh, Hà Huyền Chi-Một Túi Bình Sinh Một Túi Thơ, 202)

Ngày mùng Một Tết lỡ chạm mặt đồng hương, miệng thì chúc nhau năm mới dòn tan, nhưng trong lòng thì ngậm ngùi không sao tả xiết!

Ta chào nhau năm mới Lời chúc trượt trên môi Bắt tay cười hễ hả Quay lưng dấu ngậm ngùi. (Xuân Lữ Thứ, Hà Huyền Chi-Một Túi Bình Sinh Một Túi Thơ, 203)

Cụ Bà Nữ sĩ Kim Y đã đến Mỹ trước chúng ta, thế mà cứ mỗi độ xuân về là lòng Cụ Bà bồi hồi nhớ quê hương:

Năm năm mỗi độ xuân về, Nước non nhắc nhở niềm quê bồi hồi! (Xuân nhớ, Kim Y-Tiếng Quyên, 4)

Nỗi sầu của Nữ sĩ càng chất ngất khi Cụ Bà nhớ tới những người ở lại bị tù tội trong hỏa ngục của Cộng sản:

Tết đến càng thương người hỏa ngục, Xuân về thêm tủi kiếp lưu vong! Vui chung ai đó, riêng ta chỉ Chào đón nàng Xuân với lạnh lùng! (Sầu Xuân Riêng Nặng…, Kim Y-Tiếng Quyên, 33)

Vì thế cho nên Cụ Bà nhường vui Xuân đón Tết cho thiên hạ:

Vui xuân đón tết nhường thiên hạ, Riêng khách lưu vong vạn cổ sầu! (Xuân Cảm, Kim Y-Tiếng Quyên, 35)

Thi sĩ Hà Bỉnh Trung nhìn mùa xuân qua ba màu xanh, đỏ, trắng. Màu trắng là màu của tuyết. Có năm tuyết trắng lê thê ở vùng Hoa Thịnh Ðốn, thi sĩ than thở:

Xuân xanh, xuân đỏ, rồi xuân trắng Ta biết tìm đâu bóng dáng quê? Ta biết tìm đâu thêm chút nắng Khi trời đang lạnh, tuyết lê thê? (Xuân Cũng Ðổi Màu, Hà Bỉnh Trung-Dấu Chân Viễn Khách, 39)

Tâm trạng của các thi nhân trong dịp xuân về cũng đều giống nhau: ngậm ngùi, nghẹn ngào, buồn bã, đắng cay… Nhà thơ Vũ Hối càng chất ngất đỉnh sầu khi đón Tết:

Ðâu còn đón Tết, mai vàng Ngậm ngùi nuốt lệ, trái ngang nghẹn ngào… (Chất ngất đỉnh sầu, Vũ Hối-Chiêm Bao Trở Giấc, 17)

Tuyết trắng trong ngày Tết càng làm tăng nỗi sầu chất ngất trong hồn thi sĩ:

Tha hương tết lắm ngậm ngùi… Thương quê, thương bạn, đâu nguôi lòng này Ngồi đây đếm vạn đắng cay, Giao thừa quê Mẹ, phương này tuyết rơi, Giăng giăng lệ trắng khắp trời, Lạc loài đất khách, chao ôi! là buồn… (Nét thảo đầu xuân, Vũ Hối-Chiêm Bao Trở Giấc, 25)

Nhà thơ nữ Thuý Trúc ở miền cực Nam Florida có nắng ấm chan hòa trong dịp Tết nên chưa có nỗi sầu chất ngất như nhà thơ Vũ Hối; tuy nhiên, bà cũng man mác buồn và không buồn may áo mới để đón Tết:

Không pháo ngày mồng một Chẳng giao thừa ba mươi Tết buồn chưa may áo Chậu sành chờ mai tươi. (Xuân cảm, Thuý Trúc-Thơ Thuý Trúc, 93)

Trong số các nhà thơ lưu vong, đặc biệt nhà thơ Nguyễn Mạnh Trinh có nỗi buồn khác lạ hơn người: nỗi sầu man mác lê thê nhưng thiếu hẳn chất men cay:

Ðêm ba mươi tết sầu chắn lối Tìm thử quê nhà lửa biếc soi. (Bài thơ cuối năm, Nguyễn Mạnh Trinh-Thơ Nguyễn Mạnh Trinh, 18)

Nói cười trâng tráo kiếp hề Có ta trong chuỗi lê thê xứ người. (Một ngày ở Los, Nguyễn Mạnh Trinh-Thơ Nguyễn Mạnh Trinh, 63)

Mỗi ngày xa quê hương là mỗi một cơn mê trùng trùng điệp điệp:

Tha hương chắc có ngày về Ba năm tiếp những cơn mê trùng trùng. (Mượn tôi chút nhớ, Nguyễn Mạnh Trinh-Thơ Nguyễn Mạnh Trinh, 99)

Gửi quà Tết tặng thân nhân ở quê nhà là chuyện thường tình, nhưng nhà thơ Ngô Minh Hằng lại còn cẩn thận dặn dò thêm bà chị:

Tặng chị Xuân này một chéo khăn Chị lau mắt lệ giữ ngày xanh Lau dòng máu đỏ từ tim vỡ Tẩm liệm đi bao nỗi nhọc nhằn! (Quà Xuân Và Niềm Hy Vọng, Ngô Minh Hằng-Tiếng Lòng, 24)

Và rồi nữ sĩ than thở một mình:

Riêng ta, xuân đến có gì vui Chỉ thấy lòng đau, dạ ngậm ngùi Hăm mấy năm dài, từ mất nước Quê người, hồn khách. Cố hương ơi! (Chúc Xuân, Ngô Minh Hằng-Gọi Ðàn, 26)

Quả thật kiếp người tị nạn như kiếp con chim lạc đàn, ngơ ngác:

Quê người, nhìn mai nở Lòng ta thấy sầu mang Hăm mốt năm ngơ ngác Kiếp con chim lạc đàn! (Mùa Xuân Bất Diệt, Ngô Minh Hằng-Gọi Ðàn, 87)

Ai cũng thấy quê người là đẹp, nhưng cái đẹp đó là cái đẹp nhất thời. Chỉ có quê hương của mình mới là nơi đẹp nhất, vì nó chất chứa bao nhiêu kỷ niệm buồn vui của tuổi ấu thơ, của thời mới lớn:

Xuân người dẫu có bao nhiêu đẹp Vẫn chẳng bằng Xuân của xứ ta! (Quà Xuân Cho Mẹ, Ngô Minh Hằng-Gọi Ðàn, 94)

Thi sĩ Tô Giang là người ra hải ngoại chậm nhất sau nhiều năm ở trong lao tù Cộng sản. Trước khi ra đi, ông đã tự dặn lòng mình:

Dù cuộc sống đang quá nhiều thiếu thốn Thiếu cơm ăn áo mặc rách tinh thần Xin cứ giữ tình yêu cho yên ổn Là trong ta vẫn còn có mùa xuân. (Xuân hồi, Tô Giang-Mầm Xanh Trong Ðá, 86)

“Người tù trẻ tuổi nhất nước” Lê Khắc Anh Hào, dù đang mài gươm phục quốc ở xứ người nhưng khi xuân về thì cõi lòng của thi sĩ cũng không khỏi dâng lên niềm đau tê tái:

Thương ai trời rủ xuân về Ðể anh đoài đoạn mấy bề không gian Mẹ Cha… xuân, lệ hai hàng Nước non… xuân, nổi ngút ngàn hận căm Tay lần bấm đốt tháng năm Tủi thân mấy cọng tóc ngầm bạc ra Em xuân tàn nét kiêu sa Em, xuân ủ dột trong tà áo em. Trời ơi! Anh mộng từng đêm Trời ơi! Xuân đã bên thềm giá băng Xuân sao trời dệt tuyết giăng? Cành mai nở cũng cầm bằng như mơ. (Ðêm về ươm mấy hạt thơ, Lê Khắc Anh Hào-Tự Thuở Vầng Trăng Vỡ Cuối Nguồn, 24)

Cái mối sầu chung của thi nhân khi phải lìa quê mẹ thật chẳng bao giờ nguôi ngoai được. Tâm sự của nhà thơ Mạc Phương Ðình cũng là tâm sự của nhiều thi nhân:

Long đong từ buổi lìa quê mẹ Ôm mối sầu chung mãi chẳng nguôi. ………………………………… Chẳng đợi mà sao xuân vẫn đến Buồn trông cánh nhạn cuối chân trời. (Xuân tha hương, Mạc Phương Ðình-Lời Ru Của Mẹ, 30)

Xuân viễn xứ là xuân của nỗi ngậm ngùi thì làm sao vui cho được? Cho nên nhà thơ đã phải cất tiếng than:

Lại một mùa xuân của đất trời Ðau lòng ai đó chốn xa xôi Ngàn hoa không nở, lòng cô quạnh Xuân chỉ mang thêm những ngậm ngùi… (Xuân viễn xứ, Mạc Phương Ðình-Lời Ru Của Mẹ, 41)

Nhà thơ Trần Hoài Thư ở New Jersey, nơi đó cũng là xứ tuyết. Mùa đông lạnh cắt da, đang ở không độ F, thế mà ông nổi hứng xách xe qua New York City chơi, nơi có China Town, để uống cà phê một mình. Cà phê nóng và thơm nồng đâu không thấy mà chỉ thấy nỗi buồn đặc quánh ở đáy cốc:

Tôi qua Nữu Ước trời không độ Khuấy cốc cà phê đặc nỗi buồn. (Vào Giêng, Trần Hoài Thư-Thơ Trần Hoài Thư, 98)

Nỗi buồn cuối năm ở Bắc Mỹ là nỗi buồn da diết, càng nhớ càng thương quê nhà, nhất là nơi đó có người tình của thuở nào, có bông cải vàng nở rộ:

Thèm ơi bếp lửa đêm trừ tịch Chiều cuối năm rồi, anh nhớ em Nhà em bên ấy dòng sông nhỏ Bông cải mùa xuân vàng rộ sân. (Cuối năm bên dòng Hudson, Trần Hoài Thư-Thơ Trần Hoài Thư, 118)

Các thi nhân lưu vong nơi hải ngoại, hầu hết đều có thân nhân bên cạnh, thế mà còn có nỗi buồn thê thiết đến như thế, thì huống chi những người cô đơn một mình nơi xứ lạ quê người, nỗi buồn ắt phải tăng gấp vạn lần hơn! Người viết cũng là một nạn nhân trong số những người cô đơn ấy của năm 1975 nên biết rất rõ tâm trạng của họ lúc bấy giờ. Mỗi khi Tết đến, tuyết trắng ngập đường, bước chân ra đường là không thấy phố không thấy nhà, mà chỉ thấy tuyết rơi trắng xóa ngập lối đi! Còn nỗi buồn nào hơn? Còn bút mực nào tả xiết? Tôi phải làm gì đây cho khuây nỗi nhớ? Thôi chỉ còn cách ra đường dọc tuyết cho khuây khỏa nỗi sầu! Rồi lấy bút mực ra hí hoáy tâm sự với nàng cho vơi nỗi nhớ thương đã dâng lên tới tận cổ. Tác giả đã làm bài thơ sau đây trong mùa tuyết trắng đầu tiên ở Bắc Mỹ:

Em có bao giờ thấy tuyết rơi? Dịu dàng, ẻo lả giữa từng trời, Phất phơ sắc trắng trong hơi lạnh, Buông thả thân ngà xuống khắp nơi.

Em có bao giờ thấy tuyết chưa? Tim anh lạnh giá đến bao giờ?! Ðốt than chẳng ấm lòng anh được, Mặc áo len dầy cũng hóa thưa!

Em ước một lần thấy tuyết rơi, Một lời ao ước rất xa xôi. Anh đâu hy vọng mà mơ mộng, Ðội tuyết đi trong nỗi ngậm ngùi. …………………………………. Nhặt tuyết nặn hình tưởng nhớ em Làm sao mái tóc được nhung êm! Máu không tô đậm môi son thắm! Tay ngọc đâu còn! Ôi những đêm…! (Em Có Bao Giờ Thấy Tuyết Rơi?, Vĩnh Liêm-Tị Nạn Trường Ca I, 17)

Biết rằng ngày xuân mà nhắc tới những chuyện buồn là không thích hợp, nhưng biết làm sao hơn vì các nhà thơ lưu vong đều có những nỗi buồn như thế! Ðây còn là một đề tài dành cho những nhà phê bình văn học nghiên cứu sau này. Bài viết này chỉ có tính cách gợi ý, không đi vào chi tiết, và nhằm mục đích chia xẻ tâm sự não nùng với các thi nhân. Hy vọng không làm nản lòng bạn đọc.

Vĩnh Liêm

Ðức Phố, cuối năm Tân Tỵ

Trở lại trang đầu

Sự Tích Trầu Cau

Truyện sự tích trầu cau

là truyện cổ tích Việt Nam nổi tiếng có từ thời các vua Hùng, giải thích mĩ tục ăn trầu, đồng thời ca ngợi tình nghĩa vợ chồng thủy chung, tình anh em thắm thiết trong gia đình.

Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em sinh đôi nhà kia giống nhau như hai giọt nước, đến nỗi người ngoài không ai có thể phân biệt được. Vì bố mẹ chẳng may mất sớm, cho nên từ nhỏ họ đã phải nương tựa vào nhau để sống, chính vì thế tình cảm anh em lại càng trở nên keo sơn gắn bó với nhau.

Một ngày kia, hai anh em cùng đến xin học và làm thuê tại nhà của một thầy đồ có tiếng đức độ trong vùng. Thấy hai anh em hiền lành, ngoan ngoãn, nên thầy đồ nhận lời thu nhận, cho ăn học như con cái trong nhà.

Thầy đồ có một cô con gái tuổi chừng mười sáu mười bảy, nhan sắc tươi tắn, con gái trong vùng không người nào sánh kịp, cả hai anh em đều ngầm để ý đến.

Cô gái cũng cảm thấy quý mến hai anh em, nhưng muốn chọn người anh làm ý chung nhân.

Vì hai anh em giống nhau quá, nàng không thể phân biệt nổi đâu là anh, đâu là em nên nghĩ ra một cách để thử. Một hôm, khi hai anh em đi làm đồng về, người con gái bưng ra một bát cháo và một đôi đũa. Đứng núp sau tấm rèm, thấy người anh nhường người em ăn trước, nàng mới mới biết đâu là người anh.

Từ đó, nàng tìm cách gặp gỡ riêng người anh. Tình yêu giữa họ bắt đầu đâm chồi, nảy lộc.

Biết chuyện, cha mẹ nàng vui mừng vì con gái tìm được người như ý, gả nàng cho người anh, lại tặng riêng một căn nhà cho đôi vợ chồng trẻ. Người em cũng sống cùng anh chị.

Từ khi người anh có vợ thì thương yêu giữa hai anh em không được thắm thiết nữa. Người em rất là buồn, nhưng người anh vô tình không để ý đến.

Một hôm hai anh em cùng lên nương. Xong việc, người em về nhà trước. Khi người em về tới sân, người vợ từ trong bếp thoáng nhìn tưởng là chồng, vui mừng chạy ra ôm chầm lấy. Người em liền kêu lên để chị dâu buông mình ra. Đúng lúc đó, người anh bước vào ngõ nhìn thấy. Tuy không ai nói ra câu nào, nhưng cả người vợ và người em đều rất xấu hổ.

Từ đấy người anh nghi em có tình ý với vợ mình, càng hững hờ với em hơn trước. Dù ba người vẫn sống trong một nhà, nhưng người anh thậm chí chẳng buồn nói với em lấy một lời.

Người em vừa hổ thẹn vì chuyện chị dâu nhận lầm, vừa buồn rầu vì anh không còn thương yêu mình nữa. Cảm thấy cô quạnh, tủi thân, chàng vùng đứng dậy, bỏ nhà ra đi.

Chàng đi mãi, đi mãi, cho tới khi trời tối, gặp một dòng sông lớn mênh mông, không thể vượt qua được đành ngồi nghỉ lại bên bờ. Đêm mỗi lúc một khuya, sương xuống mỗi lúc một nhiều. Chẳng biết phải đi đâu, buồn quá, chàng ngồi xệp xuống khóc thổn thức.

Chàng khóc ròng rã mấy ngày đêm, rồi chết bên bờ sông, biến thành một tảng đá lớn.

Sau khi người em bỏ đi mãi không thấy trở lại, người anh không lúc nào không tự trách mình. Chàng nuối tiếc những ngày anh em còn hòa thuận, và xấu hổ vì đã cư xử tệ bạc với em. Chàng bèn để vợ ở nhà, khăn gói đi tìm em.

Cuối cùng cũng tới bờ sông kia. Mệt quá, chàng ngồi xuống tựa mình vào một tảng đá. Nhưng chàng có ngờ đâu chính tảng đá là em mình. Chàng rầu rĩ khóc than cả đêm, khóc tới khi kiệt sức mà chết. Sau khi chết, chàng biến thành một cây cao, thân đứng thẳng tắp ngay bên cạnh tảng đá.

Người vợ đợi mãi không thấy chồng về thì vừa lo lắng cho chồng, vừa tự trách bản thân đã gây nên chuyện anh em chia cắt. Thế rồi, nàng lên đường đi tìm. Nàng đi mãi, rốt cuộc cũng tìm tới được dòng sông nọ. Nàng đứng đó, tuyệt vọng nhìn con sông lớn, biết mình chỉ có thể đi tới đây là cùng đường.

Nàng đành ngồi dựa vào gốc cây, gối đầu lên tảng đá. Vừa cô đơn, sợ hãi, vừa không ngớt tự dằn vặt, nỗi niềm chồng chất giữa chốn hoang vu, chỉ còn biết khóc sụt sùi. Nàng khóc tới lúc chết, hóa thân thành một cây dây leo xanh biếc, lá có hình trái tim, quấn quanh cái cay cao thẳng tắp kia.

Người dân trong vùng bèn lập miếu thờ, gọi cái cây mọc thẳng kia là cây cau, và cây dây leo kia là cây trầu.

Một hôm, vua Hùng đi qua chỗ ấy, nhân dân đem chuyện ba người kể lại cho vua nghe và đến xem. Vua bảo thử lấy lá của dây leo cùng quả của cây cao để ăn thử thì thấy có vị cay, thơm… lại sai nung đá ra lấy bột để ăn cùng thì thấy trong người phấn chấn, mặt mũi hồng hào, môi đỏ tươi, nhổ ra nước thấy thắm đỏ như máu. Vua biết là vật quý, bèn cho lấy về để gây giống.

Tình duyên của ba người tuy đã chết mà vẫn keo sơn, thắm thiết, cho nên trong mọi sự gặp gỡ của người Việt Nam, miếng trầu bao giờ cũng là đầu câu chuyện, để bắt đầu mối lương duyên, và khi có lễ nhỏ, lễ lớn, cưới xin, hội hè.

Tục ăn trầu của người Việt cũng bắt đầu từ đó.

Sự tích trầu cau – chúng tôi –

[alert style=”danger”]

[button url=”https://thegioicotich.vn/truyen-co-tich/” style=”danger”]➤ Khám phá thế giới cổ tích[/button]

[/alert]

Kiến Và Ve Sầu

[alert style=”danger”]

Truyện Kiến và Ve Sầu

Kiến và Ve Sầu là truyện ngụ ngôn La Phông ten, ca ngợi sự lao động chăm chỉ và giải thích đặc điểm của Ve Sầu: mắt lồi, mũi sưng và bụng lại rỗng tuếch.

[/alert]

Ngày xưa, Kiến và Ve Sầu là đôi bạn rất thân. Chúng cùng ở với nhau trên một cành cây khô. Thời ấy, thức ăn trên mặt đất còn thừa thãi nên ngày ngày chúng ăn xong lại rong chơi, tối lại cùng nhau ngủ trên cành cây.

Một đêm, trời bỗng dưng nổi cơn mưa bão, cây cối ngả nghiêng. Nước chút xuống như thác. Cành cây khô bị gãy, văng đi rất xa, văng cả đôi bạn thân xuống đất. Chúng phải cố sống cố chết bám lấy rễ cây để khỏi bị nước mưa cuốn đi.

Sáng hôm sau, trời lại quang đãng. Kiến và ve đều ướt lướt thướt, mình mẩy đau như dần. Kiến bỗng nảy ra một ý nghĩ: “Phải làm tổ để tránh mưa gió”. Kiến bàn bạc với Ve Sầu, Ve Sầu mỉm cười:

– Chúng ta từ trước tới giờ vẫn sống trên cành cây. Gió bão năm thì mười họa mới có một lần, hơi đâu mà làm tổ cho mệt xác.

Nhưng Kiến vẫn lo gió bão. Nó tìm môt gốc cây khá chắc để làm nhà, ngày ngày nó đi tìm mùn lá, đem lên xây đắp một kiểu nhà mới. Dưới ánh nắng hè gay gắt, công việc làm rất vất vả, nhưng Kiến không nản lòng. Còn Ve Sầu đã không làm với bạn thì chớ, lại còn chế nhạo bạn.

Mặc cho bạn chế giễu, Kiến cứ hì hục ngày này sang ngày khác và một tháng sau thì ngôi nhà xinh xắn đã hoàn thành. Nó nghĩ thương Ve Sầu, ngày nắng đêm sương, nên tha thiết mời Ve Sầu về cùng ở. Lúc đầu, vì không bỏ sức lao động ra, Ve Sầu cũng thấy ngượng ngùng thế nào ấy. Nhưng thấy Kiến khẩn khoản, mà ngôi nhà thì xinh xắn quá, nên nó cũng đồng ý.

Ve ở cùng Kiến, Ve Sầu chẳng chịu làm gì. Đến bữa thì đi kiếm ăn, ăn xong lại nằm hát nghêu ngao, mặc cho Kiến một mình hì hục quét dọn, xếp đặt nhà cửa cho ngăn nắp.

Kiến thường lo lắng đến mùa đông tháng giá, thức ăn khó kiếm, nên bàn với Ve Sầu: “Chúng ta đã có nhà ở rồi, nhưng chúng ta còn phải kiếm thức ăn để dành, khi mưa rét khỏi phải nhịn đói”.

Ve Sầu nói: “Thức ăn khối ra đấy, tích trữ làm gì cho mệt xác”. Kiến bực mình, để mặc Ve Sầu ở nhà ca hát, ngày ngày xuống đất kiếm mồi. Chẳng bao lâu, nhà Kiến đầy ăm ắp thức ăn dùng trong cả mùa đông chưa chắc đã hết. Nhưng trong khi Kiến đi tìm mồi, Ve Sầu ở nhà một mình thấy buồn, đi múa hát với đàn bướm, tối lại về nhà ngủ.

Một hôm, trời tối đã lâu, Kiến nóng lòng chờ bạn mà không thấy bạn về. Sáng sớm hôm sau, Kiến đi tìm Ve Sầu, nghe thấy Ve Sầu đang nghêu ngao trên cành lá, Kiến bò tới:

– Anh đi đâu mà cả đêm hôm qua không về nhà? Về đi thôi. Về mà xem, nhà rất nhiều thức ăn. Ta không lo gì mùa đông tháng giá nữa.

Ve Sầu đã không về thì thôi, lại còn mắng bạn:

– Anh ngu lắm. Thức ăn đầy rẫy thế này tội gì mà hì hục cho mệt xác. Anh xem tôi có chết đâu. Thôi từ nay anh mặc tôi. Ai lo phận nấy.

Kiến buồn bã ra về.

Ít lâu sau, lá rừng dần dần ngả màu vàng, chỉ hơi có gió nhẹ là thi nhau rụng tới tấp. Trời trở rét. Mưa tầm tã suốt ngày, gió bấc thổi từng cơn. Rét thấu xương. Ve Sầu không có chỗ trú, ướt như chuột lột, run như cầy sấy. Ve Sầu ngượng quá, không dám lại nhà Kiến nên lần mò đến nhà Ong xin ăn.

Nó vừa lò dò đến cửa thì Ong tưởng ve vào ăn cướp vội xông ra đốt. Ve Sầu đau quá, vừa chạy, vừa kêu khóc ầm ĩ. Bị Ong đốt nên mắt Ve Sầu lồi ra, mũi sưng vù lên và vì quá đói bụng nên bụng ve tuy to nhưng rỗng tuếch.

Truyện ngụ ngôn La Phông ten – Kiến và Ve Sầu– chúng tôi –

[alert style=”danger”]

[button url=”https://truyendangian.com/truyen-ngu-ngon/” style=”danger” target=_blank]➤ Những câu chuyện ngụ ngôn ý nghĩa[/button]

[/alert]

Cau 140 Ulel 4 Tu Iội Qung Cua Dadl…

Những người yêu thơ của tác giả Hồ Chí Minh có thể dễ dàng nhận thấy: Trăng là một đề tài rất đẹp trong thơ của Người. Từ trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, trăng đã là bạn tri âm, hay khi trở thành người lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trăng vẫn đồng hành san sẻ tâm sự. Những năm 1947, 1948, khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra khốc liệt, việc nước bộn bề, Bác vẫn tranh thủ lúc nghỉ ngơi, viết lên những vần thơ đặc sắc, mà ở đó, trăng vẫn hiện diện hiền hoà và thơ mộng. Ta có thể kể tên bài thơ “Rằm tháng giêng”.

với bài thơ “Rằm tháng giêng”, ta một lần nữa cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh, và còn thấy được cả những nét độc đáo khác trong thơ Bác. Ý thơ, thi liệu đều rất cổ điển, cách giới thiệu thời gian “nguyên tiêu” (Rằm tháng giêng) và sự miêu tả cái tròn đầy của “nguyệt chính viên” đem lại cho người đọc một cảm xúc yêu mến trước vầng trăng tròn vạnh tỏa sáng cả đêm xuân, và thấy trước mắt mình một “rằm xuân lồng lộng trăng soi”. Đêm rằm có gì độc đáo, ấy là điệp từ “xuân” khiến câu thơ chan hoà sắc xuân: sông xuân, nước xuân và cả một trời xuân lai láng. Phải chăng ánh trăng chính là ánh xuân bao phủ khắp

thế gian… Thật đúng là “Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”! Có thể nói, tư thế của nhà thơ có nét đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại. Cổ điển bởi tình yêu và sự đắm say nét đẹp thiên nhiên, và hiện đại bởi bên cạnh tư thế của một thi sĩ là hình ảnh một người chiến sĩ lúc nào cũng canh cánh việc dân việc nước (đàm quân sự). Người chiến sĩ cách mạng ấy làm việc không quản ngày đêm, mà vẫn giữ được một tâm hồn dạt dào xúc cảm khi “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Cuộc sống vất vả và hiểm nguy trong kháng chiến bỗng chốc nhẹ tênh bởi câu thơ đẹp, trăng và người lại một lần nữa gắn bó với nhau như bạn bè tri kỷ. Chất “Tình” và chất “Thép” hoà quyện cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh. Đặt hai bài thơ trong sự so sánh, nét chung giữa chúng là ở chất cổ điển thể hiện ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với những hình ảnh cổ điển mang vẻ đẹp độc đáo, bộc lộ tình yêu thiên nhiên và yêu đất nước. Bên cạnh đó, hai bài thơ cũng có những nét độc đáo riêng. Bài thơ Cảnh khuya thể hiện sự giao hoà của vạn vật và nỗi trăn trở việc nước của Bác. Còn bài thơ Rằm tháng giêng là bức tranh đẹp đầy sắc xuân và tâm trạng say mê, thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên của nhà thơ. Mỗi bài thơ là một vẻ đẹp riêng trong phong cách tài hoa của nhà thơ Hồ Chí Minh. Có thể nói, đọc thơ Bác là đi tới một thế giới nghệ thuật bình dị mà sâu sắc. bài thơ “Rằm tháng giêng” là hai tác phẩm như thế, ngắn gọn mà độc đáo, đọng lại trong tâm hồn độc giả bao xúc cảm tinh khôi. Thế hệ trẻ đọc thơ Bác cũng là để trái tim được bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.