Những Bài Thơ Hay Của Văn Học Việt Nam / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Rắn Trong Văn Học Sử Việt Nam

Rắn Trong Văn Học Sử Việt Nam 

Trong văn học sử của ta, mà cũng có liên hệ sử Tàu, chúng ta còn nhớ giai thoại bà Đoàn Thị Điểm (sinh năm Ất Dậu 1705, mà người ta cho là tác giả Chinh Phụ Ngâm, mà cũng có người cho là của Phan Huy Ích) đã đối đáp tài tình với ông anh là Đoàn Doãn Luân. Một hôm ông này muốn thử tài cô em gái, bèn lấy một câu chữ trong Sử Ký của Tư Mã Thiên nói về Lưu Bang (Hán Cao Tổ) làm đề tài để cho bà đối đáp.

Câu ấy như sau: 

Bạch xà đương đạo, Quý bạt kiếm nhi trảm chi

Nghĩa là con rắn trắng đón đường, ông Quý (Lưu Bang) liền rút gươm ra chém (con rắn bị đứt làm hai khúc, chết liền).

Bà Đoàn Thị Điểm nhanh trí, cũng dùng một câu trong Sử Ký đời vua Nghiêu Thuấn, nói về ông Vũ (tức là vua Hạ Vũ, sau này nối ngôi vua Thuấn), để đối lại như sau:

Hoàng Long phụ châu, Vũ ngưỡng thiên nhi thán viết

Nghĩa là: Con Rồng vàng đội chiếc thuyền, ông Vũ nhìn trời mà than!

Chẳng phải “liu điu” vẫn giống nhà

“Rắn đầu” biếng học, chẳng ai tha

Thẹn đèn “hổ lửa” đau lòng mẹ,

Nay thét “mai gầm” rát cổ cha.

“Ráo” mép chỉ quen tuồng nói dối,

“Lằn” lưng cam chịu vết roi tra.

Từ nay “Trâu Lỗ” chăm nghề học.

Kẻo “hổ mang” danh tiếng thế gia.

Đặc điểm của bài thơ này là: nếu ta bỏ hai chữ ở đầu mỗi câu, ta sẽ được một bài Ngũ ngôn bát cú:

Liu điu vẫn giống nhà

Hổ lửa đau lòng mẹ,

Mai gầm rát cổ cha.

Chỉ quen tuồng nói dối,

Cam chịu vết roi tra.

Trâu Lỗ chăm nghề học.

Mang danh tiếng thế gia.

Xin lưu ý: “Trâu” ở đây chỉ loài rắn hổ trâu, Lỗ là quê quán Đức Khổng Tử mà thiên hạ gọi là Vạn Thế Sư Biểu, hay là Sinh Dân Vị Hữu, nghĩa là từ khi có loài người thì chưa có ai (bằng ông ta)! Còn nước Trâu là quê hương của Thầy Mạnh Tử.

Có một câu xướng độc đáo:

Nước lỗ trâu chảy ra Khổng Mạnh

Nghĩa là: Dòng nước nhỏ từ lỗ chân trâu ra thì không có (khổng) mạnh mẽ.

Câu này khó quá chưa ai đối được cả!

Đã nhắc tới Bảng Nhỡn Lê Quý Đôn (tục danh Lê Danh Phương), tự là Doãn Hậu, hiệu là Quế Đường, sinh ra trong niên hiệu Bảo Thái thứ 7 (1726), đời vua Lê Dụ Tông, thời chúa Trịnh Cương ở xã Diên Hà, tỉnh Sơn Nam (nay là tỉnh Thái Bình), con của ông Lê Phú Thứ và bà họ Trương. Thân sinh đã từng đỗ Tiến sĩ năm 1724 và làm quan đến chức Hình Bộ Thượng Thư. Thuở bé Lê Danh Phương đã nổi tiếng thần đồng về trí thông minh và óc nhớ dai: Hai tuổi đã biết đọc chữ “Hữu” là có, và “Vô” là không. Năm tuổi đã đọc nhiều thiên trong Kinh Thi. Mười một tuổi đã học Sử (Sử Ký của Tư Mã Thiên, Bắc Sử, Nam Sử v.v…), học thuộc lòng tám chín chục trang, đồng thời học luôn cả Kinh Dịch. Mười bốn tuổi học hết Ngũ Kinh, Tứ Thư, sử truyện và sách vở của Bách Gia Chư Tử, mỗi ngày có thể cảm tác mười bài phú mà không cần viết nháp.

Nguồn: trankimlan.wordpress.com                                Đăng Khoa st.

Trăng Trong Thơ Văn Việt Nam

Trăng trong thơ văn Việt Nam

T răng là nguồn cảm hứng vô tận của người Việt ta trong kho tàng văn học bình dân cũng như của biết bao văn nhân, thi sĩ trong nền văn chương bác học.

Ngoài danh từ thông thường là “trăng”, trăng cònđược người Việt ta gọi bằng nhiều tên khác, rất thi vị thì có: gương nga, bóng nga, bóng nguyệt, nguyệt thiềm, …; huy hoàng đài các thì có: cung Quảng, cung Thiềm, cung Hằng, cung Quế, … Chúng ta còn tưởng tượng ra các nhân vật cư ngụ trên mặt trăng như Hằng Nga (hay chị Hằng), chú Cuội, thỏ ngọc, … cùng các giai thoại lý thú về các vị này như: Hằng Nga cùng các tiên nữ múa hát điệu Nghê Thường vào đêm rằm tháng Tám, chú Cuội ngồi dưới gốc cây đa nhớ nhà chú ở địa cầu, v.v…

Trong toàn khúc Chinh Phụ Ngâm ta thấy rải rác đó đây chữ “trăng”, chữ “nguyệt”. Trăng gợi lên những tình cảm khác nhau của chinh phụ, khi nhớ thương, khi lo lắng, khi đau đớn:

Tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh cũng không thiếu câu nói về trăng:

(lúc Kiều về với Mã Giám Sinh)

(lúc Kiều đánh cắp đồ đạc trong Quan Âm Các và bỏ trốn đi)

(lúc Kiều gảy đàn cho Hồ Tôn Hiến nghe)

(lúc Kiều sắp trầm mình ở sông Tiền Đường)

. Đoạn cuối lúc Kim Kiều sum họp, trong 169 câu thì đã có 7 câu (câu 8 chữ trong cặp lục bát) nói đến trăng:

Cho đến chán đời như thi sĩ Tản Đà cũng tỉ tê tâm sự với trăng, xin lên chơi với Hằng Nga trong bài Muốn Làm Thằng Cuội :

Đi lần đến thời thơ tiền chiến, các tác phẩm của thi sĩ Hàn Mạc Tử có lẽ chiếm kỷ lục về số bài thơ tả trăng: trong 106 bài thơ tôi được đọc thì có đến 62 bài nói tới trăng. Độc đáo nhất là bài Trăng Vàng Trăng Ngọc: trong toàn bài thơ gồm 15 câu và tựa đề, tôi đếm được tất cả 31 chữ “trăng”.

Bởi cuộc đời của thi sĩ quá bất hạnh, quá bi thương nên bao nhiêu cảm hứng, bao nhiêu đau khổ buồn vui người đều gởi gắm cho trăng.

Thi sĩ đùa giỡn với trăng, say với trăng, uống trăng, v.v… qua các bài thơ với tựa đề toàn là trăng: Chơi Lên Trăng, Đà Lạt Trăng Mờ, Một Miệng Trăng, Một Nửa Trăng, Ngủ Với Trăng, Rượt Trăng, Sáng Trăng, Say Trăng, Trăng Tự Tử, Trăng Vàng Trăng Ngọc, Uống Trăng, Vầng Trăng, v.v…

Lúc thì thi sĩ nâng niu trăng, muốn nhờ thuyền chở trăng về cho kịp:

khi thì lại rao bán trăng đi, như trong Trăng Vàng Trăng Ngọc:

rồi lại đổi ý không nỡ bán trăng vàng ngọc:

và thi sĩ cầu nguyện cho trăng được sáng ngời:

Trăng của Hàn Mạc Tử được nhân cách hóa thành là bạn để cùng thi sĩ đuổi bắt nhau chơi:

Trăng bay lả tả ngả lên cành vàng,

hay trở thành là rượu, là thức ăn:

Trong khi trăng của Thúy Kiều được ân cần chia xẻ làm đôi, nửa ở lại với Kiều, nửa theo Thúc Sinh (” Vầng trăng ai xẻ làm đôi, Nửa in gối chiếc nửa soi dặm đường“), thì trăng của Hàn Mạc Tử bị tàn phá bi thảm hơn: ” cắn vỡ” và ” đứt ruột ” là những hình ảnh hủy diệt chết chóc:

Theo như lời Hàn Mạc Tử trong bài tựa tập Thơ Điên, vườn thơ của người rộng rinh không bờ bến, càng đi xa càng ớn lạnh.

Mà quả thật càng đọc thơ Hàn Mạc Tử, tôi càng thấy “ớn lạnh”. Và “chóng mặt”. Bởi vì, vào những ngày tháng cuối đời của người, trăng trong thơ Hàn Mạc Tử càng lúc càng gắn bó với: ” sóng gió rùng rùng, địa chấn, thần phách ngả lao đao, mê dại, thét chòm sao, muôn năm rướm máu “:

Mà muôn năm rướm máu trong không gian.

Nhà thơ tiền chiến kỳ cựu Xuân Diệu cũng có một số bài thơ về trăng như các bài: Trăng, Nhị Hồ, Đây Mùa Thu Tới, Nguyệt Cầm, Thu, Buồn Trăng, Hoa Đêm; nhưng theo ý tôi, đặc sắc nhất là trăng trong bài thơ Lời Kỹ Nữ .

Khi kỹ nữ mời khách thì trăng sáng quá, rộn ràng như trên trời đang bày yến tiệc:

và trăng khoan thai, không vội vàng chi, lên cao trên vòm trời:

Nhưng khi trăng vừa mới lên cao, nàng kỹ nữ đã cảm thấy bao thoáng buồn rờn rợn của một sự chia ly:

Buồn theo gió lan xa từng thoáng rợn.

Bây giờ thì bầu trời trở nên lạnh lẽo, bởi vì bầu trời đầy trăng. Trăng không còn đẹp nữa, mà trăng làm nàng run sợ:

vì cuộc chia ly đã đến:

nên trăng bây giờ lạnh buốt:

Chỉ trong vài đoạn thơ mà trăng của nàng kỹ nữ đi từ sáng vằng vặc đầy tình tứ đến chỗ lạnh buốt, lạnh buốt đến xương da chớ không chỉ là trăng ngà lạnh lẽo!

Còn rất nhiều vần thơ bất diệt mà trăng là nguồn cảm hứng của thi nhân, như:

Dưới trăng mờ thổn thức? … Ai đem trăng rải lên trên vườn chè.

60 có tựa đề Tôi còn nhớ bài ca vọng cổ do nghệ sĩ Út Trà Ôn hát vào khoảng các năm 1950 – 19 Gánh Nước Đêm Trăng. Bài ca mở đầu bằng bốn câu tả đêm trăng và đôi bạn tình nhân ở miền quê cùng đi gánh nước:

” Sương thu lạnh bao trùm trên cảnh vật,

Nước giếng trong, giữa đồi cát mịn ánh nguyệt mờ soi đôi bóng giao kề. ”

Khi tình còn nồng thắm thì trăng dìu dịu soi đôi bóng tình nhân. Sau đó, chàng trai phải rời làng quê đi làm ăn ở phương xa. Đêm cuối cùng trước khi chia tay, cô bạn hứa rằng sẽ không phụ bạc anh. Thế nhưng, ba năm sau anh trở về thì người yêu đã đi lấy chồng. Anh cũng lại đi gánh nước vào đêm trăng, mà trăng nay đã khác, trăng lẻ loi quá:

” Đêm nay vầng trăng khuya, như âm thầm lẻ bóng … ”

Với lời mộc mạc mà thống thiết, anh trách trăng:

” Trăng ơi, trăng sáng làm chi khi lòng tôi đang u tối; nước giếng sâu trong vắt sao tình của ai kia như vũng nước trong bùn. ”

Bài vọng cổ không cần văn chương trau chuốt, mà ý tình chân thành vẫn gây xúc động đến tận đáy tâm hồn người nghe.

Trong văn chương bình dân, có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói đến trăng. Tôi xin trích ra một số câu sau đây:

* * *

gày 20 tháng 7 năm 1969, lúc 10 giờ 56 phút đêm (giờ EDT) nhân loại trên quả đất bước một bước dài: phi hành gia Neil Armstrong là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.

Một sự thật “đau lòng” được khám phá: không có Hằng Nga, không có tiên nữ, cung Quảng, cung Quế, chú Cuội, thỏ ngọc, … mặt trăng chỉ là một khối đá lởm chởm đầy bụi cát, không có một giọt nước, một lá cây. Sự thật này không làm người Việt chúng ta thất vọng: mặt trăng vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng sáng tác của văn nhân thi sĩ nước ta sau đó. Thí dụ như:

Tác phẩm Trăng Đất Khách, một tuyển tập các cây bút nữ ở hải ngoại do cơ sở Làng Văn xuất bản năm 1987, gồm 15 truyện ngắn và 25 bài thơ. Trong số 25 bài thơ thì đã có 12 bài đề cập đến trăng, tiêu biểu là bài Trăng Đất Khách với tựa đề được chọn làm tựa đề cho cuốn sách. Tôi xin trích dẫn một vài vần thơ trăng khá hay trong số các bài thơ trên:

Hai thi phẩm Trăng Hoàng Hôn và Nửa Rừng Trăng Lạnh của thi sĩ Quách Tấn viết trong khoảng năm 1975 tới 1977 chứng tỏ rằng: cho dù mặt trăng có thực sự lởm chởm đá sỏi bao nhiêu đi nữa, trăng vẫn là nguồn cảm hứng dạt dào của người, và có phần linh động hơn, sắc sảo hơn so với trăng trong các tác phẩm của thi sĩ đã xuất bản vào khoảng năm 1939-1941.

Hãy ngắm trăng trong Trăng Hoàng Hôn :

– Canh chầy lòng biết gởi ai,

Sân trăng nhìn cúc tháng Hai ngậm ngùi.

– Long lanh giếng mọc đầy sao,

Trà chuyên độc ẩm ngọt ngào trăng khuya.

– Bạn xưa gác bút cả rồi,

Nghìn thu chớp ánh sao băng cuối trời.

của trăng, trăng tà hiu hắt, sân trăng gợi ngậm ngùi, trăng khuya ngọt ngào, trăng đọng giọt trên tàu chuối non (màu lá chuối non trong đêm lẫn với màu ánh trăng mà thi sĩ vẫn nhìn thấy được ” giọt” trăng trên tàu lá), và ngâm trăng (ngâm trăng chớ không còn ngâm thơ nữa) … tất cả đã đạt đến mức xuất hồn nhập trăng!

Ngoài ra, trên trang Việt Nam Thư Quán (http://vnthuquan.net) tôi tìm thấy trên dưới 250 bài thơ với tựa đề có chữ “trăng” của các thi sĩ trong văn học sử Việt Nam, và của các tác giả mới ở hải ngoại trong giai đoạn sau năm 1975. Ngoài những bài thơ với tựa đề có chữ “trăng” này, còn vô số tác phẩm trong các thể loại khác như: nhạc, truyện ngắn và truyện dài, tuy không mang tựa đề “trăng”, nhưng trăng vẫn là nguồn cảm hứng sáng tác dồi dào của nhạc sĩ, văn sĩ.

Nếu nói cho đầy đủ thì có lẽ không bao giờ hết chuyện trăng trong văn chương nước ta. Còn rất nhiều bài thơ trăng, truyện trăng, nhạc trăng, v.v… mà tôi không thể dẫn chứng hết vào đây được. Có lẽ sẽ phải dành một cuốn sách riêng cho trăng với tựa đề “Trăng”, hay “Người Việt Nam và Trăng” chăng?

Hình ảnh phi thuyền Apollo 11 lên mặt trăng, từ trái sang phải:

1/ Phi hành gia Neil Armstrong đặt bước chân đầu tiên xuống mặt trăng ngày 20 tháng 7, 1969.

2/ Phi hành gia Buzz Aldrin bước đi trên mặt trăng.

3/ Dấu chân của phi hành gia Aldrin.

4/ Nơi phi thuyền Apollo 11 đáp xuống, trong vùng đất gọi là Sea of Tranquility (hình của tác giả Soerfm)

(Trích từ wikipedia.org)

Tien Le Publisher 2011 – All Rights Reserved

Những Bài Thơ Hay Viết Về Tình Yêu Biển Đảo Việt Nam

Tổng hợp những bài thơ ca ngợi biển đảo Việt Nam (Biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa,..), bên cạnh đó là thể hiện tình yêu, trách nhiệm của mỗi công dân đối với biển đảo Việt Nam.

Tác giả: Ngô Trí Bưởi

Giữa vùng quê không giáp biển chỗ nào

Nhưng bữa cơm lại mặn mòi vị biển

Câu dân ca vẫn đậm tình lưu luyến

Theo dòng Lam chảy ra biển hiền hoà

Và con người khi mẹ mới sinh ra

Đã nghe hát những lời ru về biển

Hòn san hô cha lấy làm kỷ niệm

Đặt giữa hồ, ví biển cả quê hương

Rồi mỗi lần nhớ biển đảo trùng dương

Ra ngồi ngắm vẫn dạt dào bát ngát

Các em thơ xếp thuyền buồm san sát

Bao ước mơ, đang chờ được ra khơi

Tiếng rao muối! Nghe thương qúa ai ơi

Trùm cả lên mạn thuyền em nhỏ

Ai muối không…? Sao mà quen mà nhớ

Của mấy bà bán muối dạo giữa trưa

Cũng có khi xuống biển để nô đùa

Nhìn các bác làng chài! Sao trìu mến

Tình keo sơn giữa núi rừng và biển

Gắn với nhau bởi cùng mẹ Âu cơ

Thật thiết tha với biển biết bao giờ

Mà sao cứ nặng tình thương nhớ

Cứ cuộn lên như bao lần sóng vỗ

Biển không xa, biển trong trái tim mình.

BÀI THƠ: GIỮ ĐẢO QUÊ HƯƠNG Thơ: Hoa Chu Van

Lá cờ đỏ sao vàng năm cánh

Giữa trời thu lấp lánh tung bay

Hiên ngang đứng ở nơi này

Biển trời tổ quốc hôm nay tuyệt vời

Giữa sóng gió ngoài khơi bão táp

HOÀNG,TRƯỜNG SA ngọn tháp hiên ngang

Những người chiến sĩ lại càng kiên trung

Rời tổ ấm ra cùng giữ đảo

Chống kẻ thù tàn bạo xâm lăng

Bao nhiêu gian khổ khó khăn

Bát cơm vị mặn đã ăn bao ngày

Súng vẫn chắc trong tay bền chặt

Với một lòng son sắt thủy chung

Noi gương của các anh hùng

Giữ yên biển đảo ngàn trùng khơi xa

Cánh thư ở quê nhà gửi đến

Có tình em thương mến trao anh

Mong anh nhiệm vụ hoàn thành

Bàng vuông của đảo anh dành tặng em.

BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG TÔI

Thơ: Cỏ Hoang Tình Buồn

Quê hương biển đảo đẹp giàu

Một lòng gìn giữ thương nhau đến cùng

Xin thề…chẳng đội trời chung

Với quân xâm lược chuyên dùng mưu mô.

Kiếp sau nguyện vẫn đội mồ

Căm thù bọn giặc hung nô hại đời

Vì quê hương Việt…chẳng lời thở than.

Còn quân cướp nước bạo tàn

Dân mình phải khổ…nát tan xóm giềng

Nhà nhà muốn được bình yên

Phải trừ diệt bọn gây phiền nhiễu nhương.

Gái trai già trẻ lên đường

Giữ gìn biển đảo quê hương chúng mình

Việt Nam tổ quốc quang vinh

Người dân nước Việt thắm tình yêu thương.

TỰ HÀO BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG

Thơ: Hương Nguyễn

Quê hương ơi biết mấy tự hào

Bốn nghìn năm dệt nên trang sử mới

Sóng điệp trùng biển quê hương vẫy gọi

Đây Trường Sa và kia nữa Hoàng Sa.

Đất trời của ta rừng biển của ta

Mấy nghìn năm chẳng bao giờ thay đổi

Đất nước lầm than vượt qua bóng tối

Sự thật sáng lòa chân lý ngàn năm.

Biển quê hương trải qua những thăng trầm

Vẫn thổn thức vì Việt Nam yêu dấu

Đảo Nổi, đảo Chìm bao mồ hôi xương máu

Của cha ông hun đúc đã bao đời.

Những con tàu vẫn vượt sóng ra khơi

Vẫn bám biển như một phần huyết mạch

Vẫn còn đó bao gian lao thử thách

Ta vẫn hiên ngang bám giữ biển trời.

Để mùa tiếp mùa mãi mãi xanh tươi

Anh lại cùng em với bao lời hẹn ước

Xuân lại về nhuộm xanh trời, non, nước

Biển đảo quê mình, ôi biết mấy yêu thương…

Những Câu Nói Hay Về Thơ Ca Và Văn Học Nghệ Thuật Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Văn Học

Những câu nói hay về thơ ca và văn học nghệ thuật dùng trong bài văn nghị luận văn học

– “Từ bao giờ đến bây giờ,từ Hômero đến kinh thi đến ca dao việt nam, thơ vẫn là 1 sức đông cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế” (Hoài Thanh)

– “Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy” (Tố Hữu)

– “Làm thơ là cân 1 phần nghìn milligram quặng chữ” (Maiacopxki)

– “Một câu thơ hay là 1 câu thơ có sức gợi” (Lưu Trọng Lư)

– “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo.Vì vậy đòi hỏi người sáng tạo phải có phong cách nổi bật,tức là có cái gì rất riêng mới lạ trong phong cách của mình” (Sách Văn học 12)

– “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng vì 1 xã hội công bằng,bình đẳng bái ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết,vắt kiện cạt những dòng suy nghĩ,hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại” (L.Tônx)

– “Thiên chúc của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng,thương yêu hơn” (Thạch Lam)

– Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người,là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư” (Lê Ngọc Trà)

– “Bài thơ anh anh làm một nửa mà thôi Còn một nửa cho mùa thu làm lấy Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá Nó không là anh nhưng nó là mùa”

(Sổ tay thơ, Chế Lan Viên)

– “Một nhà nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo trong cốt tủy”. (Sê khốp)

– “Nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại”. (Banlzac)

– “Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng”. (CharlesDuBos)

– “Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp”. (Ai ma tôp)

– “Thi ca là một tôn giáo không kỳ vọng.” (Jean Cocteau)

– “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý.” (M.Gorki)

– “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. (Nam Cao)

– “Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người .(Nguyễn Văn Siêu)

– “Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử.” (Shelly)

– “Thơ là rựơu của thế gian.” (Huy Trực)

– “Trong tâm hồn con người đều có cái van mà chỉ có thơ ca mới mở được.” (Nhêcơraxop).

– “Trên đời, có những thứ chỉ giải quyết được bằng thơ.” (Maiacôpxki)

– “Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường vào cái đẹp, của người biết đi tới tương lai.” (Pautôpxki)

– “Nhà thơ, ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời là những nhà tư tưởng.” (Biêlinxki)

– “Tất cả mọi nghệ thuật đều phục vụ cho một nghệ thuật vĩ đại nhất là nghệ thuật sống trên Trái Đất.” (Béc-tôn Brếch)

– “Thơ là sự sung mãn của tình cảm mãnh liệt.” (Ban-zắc)

– “Thơ là chuyện đồng điệu.” (Tố Hữu)

– “Thơ là tiếng nói của tri âm.” (Tố Hữu)

– “Cái đẹp là cuộc sống.” (Secnưsepxki)

– “Giọng ca buồn là thích hợp nhất cho thơ ca.” (Etga Pô)

– “Thơ ca phải say mới thích.” (Tố Hữu)

– “Thơ là tiếng gọi đàn.” (Xuân Diệu)

– “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp.” (Sóng Hồng)

– “Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay những giọt nước mắt cay đắng.” (Raxun Gamzatôp)

– “Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm”. (Voltaire)

– “Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời.” (Sóng Hồng)

– “Thơ là thần hứng.” (Platon)

– “Thơ là ngọn lửa thần.” (Đecgiavin)

– “Thơ ca là niềm vui cao cả nhất mà loài người đã tạo ra cho mình”. (C.Mac)

– “Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”. (Biêlinxki)

– “Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy”. (Phạm Văn Đồng)

– “Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ”. (Thạch Lam)

– “Sống đã rồi hãy viết, hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân”. (Nam Cao)

– “Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo, không nên ăn bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay…Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp…” (Nguyễn Tuân)

– “Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói,tình cảm của người viết là khâu đầu tiên cũng là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm lớn”. (Nguyễn Khải)

– “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung”. (Lêonit Lêonop)

– “Cái quan trọng trong tài năng văn học và tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất kì tài năng nào, là cái mà tôi muốn gọi là tiếng nói của riêng mình”. (IvanTuốcghênhiép)

– “Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả… Nếu anh không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ” (Sê khốp)

– “Đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của anh ta là một nửa việc làm. Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp một cách riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình – nghĩa là trở thành nhà thơ.” (Raxun Gamzatop)

– “Tôi khuyên các bạn nên đọc truyện cổ tích…thơ ngụ ngôn, các tuyển tập ca dao… Hãy đi sâu vào vẻ đẹp quyến rũ của ngôn ngữ bình dân, hãy đi sâu vào những câu hài hòa cân đối trong các bài ca, trong truyện cổ tích… Bạn sẽ thấy ở đó sự phong phú lạ thường của các hình tượng, sự giản dị của sức mạnh làm say đắm lòng người, vẻ đẹp tuyệt vời của những định nghĩa… Hãy đi sâu vào sáng tác của nhân dân, nó trong lành như nước nguồn ngọt ngào, tươi mát, róc rách từ khe núi chảy ra.” (M.Gorki)

– “Thi sĩ là một con chim sơn ca ngồi trong bóng tối hát lên những tiếng êm dịu để làm vui cho sự cô độc của chính mình.” (B. Shelly)

– “Thơ là một bức họa để cảm nhận thay vì để ngắm.” (Leonardo De Vinci)

– “Ðể trong lòng là chí, ngụ ra ý là thơ. Người có sâu, cạn cho nên thơ có mờ có tỏ, rộng hẹp khác nhau.. Người làm thơ không ngoài lấy trung hậu làm gốc, ý nghĩa phải hàm súc, lời thơ phải giản dị.” (Nguyễn Cư Trinh)

– “Giống như ngọn lửa thần bốc lên từ trong cành khô, tài năng bắt nguồn từ những tình cảm mạnh mẽ nhất của con người.” (Raxun Gazatôp)

– “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra.” (Andecxen)

– “Thơ là người thư kí chân thành của trái tim.” (Đuybralay)

– “Andecxen đã lượm lặt những hạt trơ trên luống đất của những người dân cày, ấp ủ chúng nơi trái tim ông rồi gieo vào những túp lều, từ đó lớn lên và nảy nở những đoá hoa thơ đẹp, chúng an ủi trái tim của những người cùng khổ.” (Pauxtopxki)

– “Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần, do đó không đơn giản mà cũng không thần bí, thiêng liêng…Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần, nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái mà nhỏ nhen, độc hại…” (Phương Lựu)

– “Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi. Hãy nhặt lấy chữ của đời mà góp nên trang.” (Chế Lan Viên)

– “Tôi thu thập hình tượng cũng như con ong hút mật vậy. Một con ong phải bay một đoạn đường bằng sáu lần xích đạo trong một năm ba tháng và đậu lên bảy triệu bông hoa để làm nên một gam mật.” (P.Povlenko)

– “Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm.” (Pauxtopxki)

– “Những câu thơ lấp lánh như những tấm huy chương.” (Pon-Valeri)

– “Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học.” (Tố Hữu)

– “Nhà văn là người cho máu.” (Enxa Tơriole)

– “Thơ là bà chúa của nghệ thuật.” (Xuân Diệu)

– “Văn học là nhân học.” (Gorki)

– “Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy những ấn tượng đó có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng đó có những hình thức riêng.” (M.Gorki)

– “Nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo vì vậy nó đòi hỏi người viết sự sáng tạo phong cách mới lạ, thu hút người đọc.” (Phương Lựu)

– “Cái bóng của độc giả đang cúi xuống sau lưng nhà văn khi nhà văn ngồi dưới tờ giấy trắng. Nó có mặt ngay cả khi nhà văn không thừa nhận sự có mặt đó. Chính độc giả đã ghi lên tờ giấy trắng cái dấu hiệu vô hình không thể tẩy xoá được của mình.” (Sách Lý luận văn học)

– “Phải đẩy tới chóp đỉnh cao của mâu thuẫn thì sự sống nhiều hình mới vẽ ra.” (Heghen)

– “Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện khi câu chuyện về các nhân vật đã kết thúc. Tác phẩm nhập vào tâm hồn và ý thức của bạn đọc, tiếp tục sống và hành động như một lực lượng nội tâm, như sự dằn vặt và ánh sáng của lương tâm, không bao giờ tàn tạ như thi ca của sự thật.” (Aimatop)

– “Tình huống là một lát cắt của sự sống, là một sự kiện diễn ra có phần bất ngờ nhưng cái quan trọng là sẽ chi phối nhiều điều trong cuộc sống con người.” (Nguyễn Minh Châu)

– “Văn học phản ánh hiện thực nhưng không phải là chụp ảnh sao chép hiện thực một cách hời hợt nông cạn. Nhà văn không bê nguyên si các sự kiện, con người vào trong sách một ca chs thụ động, giản đơn. Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của một quá trình nuôi dưỡng cảm hứng. thai nghén sáng tạo ra một thế giới hấp dẫn, sinh động…Thể hiện những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, bản chất của đời sống xã hội con người…Nhân vật trong tác phẩm của một thiên tài thực sự nhiều khi thật hơn cả con người ngoài đời, bởi sức sống lâu bền, bởi ý nghĩa điển hình của nó. Qua nhân vật ta thấy cả một tầng lớp, một giai cấp, một thời đại, thậm chí có nhân vật vượt lên khỏi thời đại, có ý nghĩa nhân loại, vĩnh cửu sống mãi với thời gian.” (LLVH)

– “Đối với con người, sự thực đôi khi nghiệt ngã, nhưng bao giờ cũng dũng cảm củng cố trong lòng người đọc niềm tin ở tương lai. Tôi mong muốn những tác phẩm của tôi sẽ làm cho con người tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, thức tỉnh tình yêu đối với con người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người”. (Sô lô khốp)

– “Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn.” (M.L.Kalinine)

– “Một tiểu thuyết thực sự hứng thú là tiểu thuyết không chỉ mua vui cho chúng ta, mà còn chủ yếu hơn là giúp đỡ chúng ta nhận thức cuộc sống, lí giải cuộc sống.” (Giooc-giơ Đuy-a-men)

– “Văn học không quan tâm đến những câu trả lời do nhà văn đem lại, mà quan tâm đến những câu hỏi do nhà văn đặt ra, và những câu hỏi này, luôn luôn rộng hơn bất kỳ một câu trả lời cặn kẽ nào”. (Claudio Magris – N.văn Ý)

– “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng bái ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại.” (Leptonxtoi)

– “Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn.” (Thạch Lam)

– “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức.” (Thạch Lam)

– “Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư.” (Lê Ngọc Trà)

– “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn.” (Nam Cao)

– ”Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bât lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.” (Nam Cao)

– “Mỗi tác phẩm nghệ thuật là một phát minh về một hình thức, một khám phá mới về nội dung.” (Leonit Leonop)

– “Bạn ơi hay suy nghĩ bằng trái tim / Và hãy đọc cảm xúc bằng lý trí”  (Phôntan)

– “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hưóng như tôi muốn tiểu thuyết là thực sự ở đời.” (Vũ Trọng Phụng)

– “Người sáng tác là nhà văn và người tạo nên số phận cho tác phẩm là độc giả.” (M.Gorki)

– “Hãy đập vào tim anh – Thiên tài là nơi đó.” (A.De Muytxe)

– “Từ bao giờ cho đến bây giờ, từ Homero đến kinh thi, đến ca dao Việt Nam thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người cho đến ngày tận thế.” (Hoài Thanh)

– “Thơ chính là tâm hồn.” (M.Gorki)

– “Văn chương phải là thế trận đuổi nghìn quân giặc.” (Trần Thái Tông)

– “Do tình sinh ý, do ý sinh chữ, bởi cái này mà có cái kia cũng là thế cả.” (Bùi Dương Lịch)

– “Trước hết là các nghệ sĩ lớn, sau đó mới đến các nhà khoa học, họ xứng đáng hơn ai hết được hưởng sự kính trọng của con người.” (Einstein)

– “Những gì tôi viết ra là những gì thương yêu nhất của tôi, những ước mong nhức nhối của tôi.” (Nguyên Hồng)

– “Mỗi tác phẩm đều có ít nhiều nhà văn.” (Thạch Lam)

– “Nền đất ẩm, chiếu manh, trang giấy trắng / Anh khi sinh bao nhiêu vật cho đời / Nên anh chết như chuyến đi dài hạn / Bởi họ sống thay anh có mặt giữa muôn đời.” (Đào Cảng)

– “Nếu tác giả không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả. Nếu anh ta không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ.” (Sekhop)

– “Thơ là thơ, đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng.” (Sóng Hồng)

– “Có những đêm không ngủ, mắt rực cháy và thổn thức, lòng tràn ngập nhớ nhung…Khi đó tôi viết.” (Lecmôntop)

– “Nếu những nỗi đau khổ từ lâu bị kiềm chế, nay sôi sục dâng lên trong lòng thì tôi viết.” (Nêkratxtop)

– “Mỗi khi có gì chất chứa trong lòng, không nói ra, không chịu được thì lại cần thấy làm thơ.” (Tố Hữu)

– “Thi sĩ không phải là Người, nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma,là Quỷ…” (Chế Lan Viên)

– “Thơ là tiếng lòng.” (Diệp Tiếp)

– “Nghệ thuật đó là sự mô phỏng tự nhiên.” (Puskin)

– “Đau đớn thay cho những kiếp sống muốn cất cánh bay cao nhưng lại bị cơm áo ghì sát đất.” (Sống Mòn – Nam Cao)

– “Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy lại là cuộc sống, trường đại học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại, đã cảm thấy sâu sắc mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những nỗi lo âu, bực bội, tủi hổ và những ước mong tha thiết nhất của loài người. Đó chính là cái hơi thở, cái sức sống của những tác phẩm vĩ đại.” (Đặng Thai Mai).