Nghệ Thuật Trong Bài Thơ Bạn Đến Chơi Nhà / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Nội Dung, Nghệ Thuật Bài Thơ Bạn Đến Chơi Nhà Lớp 7

Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến bài thơ được tác giả sáng tác cho người bạn tri kỉ Dương Khuê. Em hãy nêu nội dung nghệ thuật cũng như hoàn cảnh ra đời của bài thơ này.

Nội dung nghệ thuật Bạn đến chơi nhà

1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ Bạn đến chơi nhà

Nguyễn Khuyến có quãng thời gian cáo quan về quê sinh sống an nhàn. Khi người bạn của ông đến chơi nhưng thật trớ trêu nhà lại không có gì thiết đãi, ngoài tình bạn chân thành, giản dị của ông với người bạn.

2. Nội dung bài thơ

Bài thơ Bạn đến chơi nhà được tác giả Nguyễn Khuyến viết bằng lời thơ mộc mạc, giản dị,  gần gũi thể hiện được hồn thơ đẹp và cho ta thấy tình bằng hữu đáng giá. Tình bạn của tác giả dựa trên sự hiểu nhau, chia sẻ, cảm thông và đẹp đẽ, lời lẽ dí dỏm của tác giả cũng nói lên sự tự hào của ông khi có một tình bản đẹp chân thành. Bài thơ đề cao tình bạn đẹp, trong sáng, giản dị hiếm ai có được, tình bạn đó cũng như con người Việt giản dị và mộc mạc.

3. Nghệ thuật trong bài thơ

Bài thơ thể hiện sự giản dị, hóm hỉnh của tác giả và có các biện pháp nghệ thuật được sử dụng:

– Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.

– Sử dụng bút pháp trào phúng.

– Sự hóm hình, bình dị trong sử dụng ngôn từ của tác giả.

–  Âm điệu, nhịp điệu bài thơ đã phối hợp nhịp nhàng tạo ra bài thơ liền mạch, thanh thoát như lời nói chuyện tâm tình nhà thơ với người bạn tri kỷ.

– Trong bài thơ cũng sử dụng phép đối, nói quá, ngôn ngữ thuần Việt.

Loigiaihay.net

Lớp 7 –

Cảm Nhận Bài Thơ Bạn Đến Chơi Nhà

Trung tâm dạy kèm tiếng anh tại nhà tphcm cho rằng hạnh phúc nhất trong cuộc đời mỗi người có lẽ là tìm được một người tri âm tri kỉ, san sẻ từng niềm vui nỗi buồn. Vì thế, đề tài tình bạn trong thơ cổ được thể hiện rất phong phú, đa dạng. Với “Bạn đến chơi nhà”, Nguyễn Khuyến đã tạo nên một tiếng thơ riêng mới mẻ về tình bạn vượt lên vật chất và mọi quy chuẩn đời thường để trở nên tha thiết, sâu sắc hơn bao giờ hết.

“Đã bấy lâu nay bác tới nhà

… Bác đến chơi đây ta với ta.”

Bài thơ được viết nhân sự việc bạn đến thăm nhà thơ trong những ngày ông ở ẩn. Ngay từ câu thơ đầu xuất hiện tình huống đặc biệt. Bạn lâu ngày đến chơi nhà là điều quý, đáng lẽ gia chủ phải thật cung kính, lo lắng chu đáo. Phong tục người Việt mến khách thường phải lấy trà nước, quà bánh và thậm chí làm cơm để thiết đãi bạn. Thế nhưng, nhà thơ lại ở vào tình huống thật trớ trêu, nhà thơ không có điều kiện để tiếp đãi bạn tử tế. Phải ở vào tình huống bất ngờ, đầy kịch tính như thế mới thấy được Nguyễn Khuyến là con người chu đáo với bạn bè. Hoàn cảnh éo le được diễn đạt theo chiều hướng ngày một tăng. Sơn hào hải vị đã đành không mơ tưởng. Những món sang trọng có thể bỏ qua, vì chợ xa lại không có người đi chợ. Những món ăn có sẵn tại nhà cũng không thể làm đãi khách: “Ao sâu nước cả không chài cá/ Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.” Đến rau quả cũng chưa đến kì thu hoạch: “Cải chửa ra cây, cà mới nụ/ Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa.” Tiết tấu câu thơ 4/3 tạo âm điệu nhịp nhàng, chậm rãi khiến sắc thái câu thơ như lời giải thích, phân bua: chính điều kiện khách quan không cho phép ông tiếp đãi bạn bè.

Gia sư dạy kèm tại nhà nhận ra sự thiếu thốn về vật chất đạt đến mức điển hình: tất cả đều không. Thực ra cuộc sống cáo quan về quê ở ẩn của cụ tam nguyên có đạm bạc đến đâu cũng không đến mức không lo nỗi bữa cơm dưa muối để mời bạn. Đây là cách nói trào lộng, đùa vui để nâng cao một tình cảm: cái quý trong tình bạn chính là tấm lòng. Tác giả phóng đại sự thiếu thốn về vật chất để làm nổi bật sự giàu có về tấm lòng. Nêu lên một tình huống éo le: trẻ đi vắng, chợ thời xa, nhà không có thức ăn… cũng là để thử thách tấm lòng trong tình bạn. Thử thách bạn và thử thách chính mình. Nếu nhân vật trữ tình trong hoàn cảnh ấy cứ loay hoay đi gọi trẻ, chợ búa, cơm nước thì sao có thể tiếp đãi bạn một cách chân tình nhất ? Và nếu bạn quá câu nệ vài sự tiếp đón vật chất thì nghĩa là bạn đến với mình bữa cơm chứ không phải thật lòng. Cả chủ và khách đều vượt lên sự thử thách về vật chất ấy để đối đãi với nhau bằng tấm lòng chân thành. Hai từ “ta” nối liền bằng liên từ “với” trong câu thơ cuối thật tha thiết, quấn quít, chân tình và cảm động. Không có “miếng trầu là đầu câu chuyện”, nhưng với câu thơ cuối ai cũng hiểu cuộc hàn huyên giữa khách và chủ rất đậm đà. Tưởng như thấy được nụ cười đôn hậu, hóm hỉnh, lạc quan của cụ Tam nguyên qua câu thơ:

“Bác đến chơi đây ta với ta.”

Trung tâm dạy kèm tại nhà nhận thấy giữa chủ và khách không còn khoảng cách, chỉ có “ta với ta”. “Tôi” và “bác” hai người đã là một. Thiếu vật chất nhưng gian nhà nhỏ được đong đầy bằng tấm lòng. “Tình bầu bạn tự nó cũng là một bữa tiệc tinh thần” (Xuân Diệu). Chính vì coi trọng tấm lòng mà tình bạn của Nguyễn Khuyến đã vượt qua thử thách của thời gian, của thế sự, mãi mãi thủy chung, trong sáng. Đây là nét đẹp đạo đức truyền thống, nét đẹp cốt cách của nhà nho, đồng thời là tiếng nói nhân văn cao quý. Bài thơ giúp ta hiểu về tấm lòng, giá trị tinh thần mà nhà thơ trân trọng.

Gia sư tại nhà cho rằng thông qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà”, tình bạn của Nguyễn Khuyến thể hiện chân thành, mộc mạc. Mộc mạc, dân dã trong hình ảnh: ao cá, vườn rau, giàn bầu, giàn mướp… Ngôn ngữ mang tính chất khẩu ngữ: “đã bấy lâu nay, thời, khôn, chửa…” Bài thơ là sự hòa quyện giữa nội dung cảm xúc chân thành và hình thức diễn đạt giản dị. Phải chăng đây là lí do để bài thơ “Bạn đến chơi nhà” mãi là viên ngọc sáng trong những sáng tác viết về tình bạn.

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận bài thơ bạn đến chơi nhà

dàn ý cảm nghĩ về bài thơ bạn đến chơi nhà

cảm nghĩ vè bài bạn đến chơi nhà

đoạn văn cảm nghĩ về bài bạn đến chơi nhà

viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ bạn đến chơi nhà

viết đoạn văn ngắn về tình bạn trong bài thơ bạn đến chơi nhà

cảm nghĩ về bài thơ bạn đến chơi nhà ngắn gọn nhất

phát biểu cảm nghĩ của em về tình bạn trong bài thơ bạn đến chơi nhà

Các bài viết khác…

Soạn Bài Bạn Đến Chơi Nhà Ngữ Văn 7

Soạn bài Bạn Đến Chơi Nhà Ngữ văn 7

Bài làm

Câu 1 (Sách giáo khoa trang 105 ngữ văn 7 tập 1)Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì? Vì sao lại xác định như vậy?

Bạn đến chơi nhà là một bài thơ độc đáo thuộc thể Đường luật thất ngôn bát cú:

+ 8 câu, mỗi câu 7 tiếng

+ Cách gieo vần: Cách gieo vần chân 1, 2, 4, 6, 8

+ Nhịp điệu của bài thơ luôn hài hòa,

Câu 2 (Sách giáo khoa trang 105 ngữ văn 7 tập 1)Bài thơ được lặp ý bằng cách dựng lên một tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn đế rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đầy, ta với ta!” nhưng thề hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết. Em có tán thành ý kiến trên không? Nếu không, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi

Chúng ta có thể nhận thấy được chính bài thơ xây dựng tình huống không có gì để tiếp bạn nhưng vẫn cứ làm nổi bật được tình bạn thắm thiết, sâu đậm

– Thông qua nội dung của câu thứ nhất, cũng đã rất lâu rồi bạn mới đến chơi. Tác giả Nguyễn Khuyến phải tiếp bạn thật chu đáo, tử tế nhất.

– Người đọc nhận thấy ở sáu câu thơ tiếp theo cho thấy hoàn cảnh đặc biệt

+ Khi muốn ra chợ thì chợ xa

+ Khi muốn sai bảo trẻ thì trẻ lại không có ở nhà

+ Và nếu như muốn bắt cá thì ao sâu

+ Tác giả muốn bắt gà vườn rộng, rào thưa

+ Tất cả những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lúc này cũng lại chưa ăn được

+ Ngay cả đến miếng trầu cũng không có

– Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, nhấn mạnh sự chân tình có thể bù đắp sự thiếu thốn vật chất

c, Có thể nhận ran gay được đối với câu thơ thứ 8 với cụm từ ta với ta ý nghĩa: đó chính là không cần vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình đủ làm cho tình bạn thắm thiết và vô cùng gắn bó rồi.

+ Con người ta luôn luôn thương quý nhau ở cái tình, ăn ở đối xử với nhau.

d, Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” có thể cảm nhận được sau câu chào hỏi, tác giả cũng đã nghĩ ngay tới việc lo vật chất để có thể tiếp bạn cho xứng với tình cảm của hai người:

+ Nhà thơ Nguyễn Khuyến như cũng rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn chu đáo nhất

+ Có thể nhận thấy được chính sự coi trọng, quý mến bạn của nhà thơ

Bài 1 (Sách giáo khoa trang 106 ngữ văn 7 tập 1)

a- Ngôn ngữ ở bài Bạn đến chơi nhà có gì khác với ngôn ngữ ở đoạn thơ Sau phút chia li đã học?

b- So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

Cách sử dụng ngôn ngữ trong bài bạn đến chơi nhà là ngôn ngữ mộc mạc, giản dị đã vậy lại còn rất đời thường nữa.

– Cách sử dụng ngôn ngữ trong bài “Sau phút chia ly” được đánh giá chính là một thứ ngôn ngữ Hán mang hơi hướng văn cổ, trang trọng nhất.

– Có thể nhận thấy được cũng chính cụm từ “ta với ta” có trong bài Bạn đến chơi nhà của tác giả Nguyễn Khuyến chỉ nhà thơ và bạn mình. Còn đối với cụm từ “ta với ta” ở trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan cũng chỉ một mình bà với tình riêng của bà mà thôi.

Giải Văn đã cung cấp cho các em những kiến thức trọng tâm cần nắm vững khi học bài “Bạn đến chơi nhà”. Hi vọng đây cũng sẽ là một bài soạn ý nghĩa để giúp cho các em học tốt hơn.

Minh Nguyệt

Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Soạn bài Những câu hát than thân

Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người

Topics #Bạn đến chơi nhà #Soạn bài Bạn Đến Chơi Nhà #Soạn bài Bạn Đến Chơi Nhà Ngữ văn 7 #Soạn văn

Quan Niệm Về Tình Bạn Qua Bài Thơ Bạn Đến Chơi Nhà Của Nguyễn Khuyến

Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến dành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cũng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ – lời chào thể hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyến đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra hoa, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện, cá, gà, bầu, mướp… những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý – tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mĩ vị, cơm gà cá gỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chấn thành thắm thiết.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỉ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, Lí tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết:

Rượu ngon không có bạn hiền

Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

Giường kia, treo những hững hờ

Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Từ trước bảng vàng nhà sẵn có Đến thăm bác, bác đang đau ốm

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay

Giao du rồi biết sau này ra sao

(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)

Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần Nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ Nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái Còn bạc còn tiền, còn đệ tử – Hết cơm hết rượu hết ông tôi mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.