Nghệ Thuật Bài Thơ Qua Đèo Ngang / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Nội Dung Nghệ Thuật Bố Cục Của Bài Thơ Qua Đèo Ngang Lớp 7

Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật Nguyễn Thị Hinh; nhà thơ nổi tiếng trong giai đoạn cận đại của văn học nước nhà. Bà là người huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây (nay thuộc quận Tây Hồ), Hà Nội.

Bà Huyện Thanh Quan các tác phẩm đều viết theo chữ Nôm, thể Đường luật. Một số tác phẩm nổi tiếng của bà như:

– Qua chùa Trấn Bắc – Qua Đèo Ngang – Chiều hôm nhớ nhà – Tức cảnh chiều thu – Cảnh đền Trấn Võ

Nhận xét của chuyên gia:

GS. Dương Quảng Hàm:

Thơ Nôm của bà chủ yếu tả cảnh, tỏ tình, vừa là người có học thức nghĩ đến nhà, đến nước. Lời văn trang nhã, điêu luyện.

GS. Thanh Lãng:

Thơ Bà Huyện Thanh Quan đầy chất thơ. Lời thơ của bà có sự điêu luyện, gọt giũa, đẹp như một bức tranh cổ.

Tác giả bài thơ Qua đèo ngang chính là nữ thi sĩ tài giỏi Bà Huyện Thanh Quan. Tác giả sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh đi xa nhà vào Huế nhậm chức theo lệnh nhà vua. Khi đi qua đèo Ngang (địa giới tự nhiên nằm giữa hai tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Bình) dừng chân nghỉ ngơi tác giả đã viết bài thơ này.

Bài thơ bài thơ cho thấy sự hoang vắng, khung cảnh u buồn đồng thời tác giả có nhiều nỗi buồn và nhớ quê hương.

Nội dung bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan thể hiên được tâm trạng cô đơn, nỗi hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang. Qua Đèo Ngang còn là bài thơ hay cho thấy sự yêu mến non sông, đất nước của nữ thi sĩ.

Cảnh vật đèo Ngang trong buổi chiều tà đã được tác giả mô tả vô cùng hoang sơ, tiêu điều cũng đã thể hiện được nỗi buồn cô đơn, nỗi sầu nhân thế của nhà thơ Bà Huyện Thanh Quan.

Bố cục bài thơ được chia làm 4 phần như sau: Phần 1 (hai câu đề): cảnh vật Đèo Ngang qua góc nhìn chung. Phần 2 (hai câu thực): Hoạt động của con người Đèo Ngang Phần 3 (hai câu luận): Tâm trạng chất chứa của tác giả. Phần 3 (hai câu kết): nỗi cô đơn và trống vắng của tác giả.

Bài thơ Qua đèo Ngang được bà viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật vần trắc. Một thể thơ phổ biến trong thời điểm bấy giờ.

– Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát, tâm trạng buồn, sâu lắng.

– Tác giả sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình.

– Dùng nhiều các biện pháp nghệ thuật ẩn chứa bên trong như phép đối xứng, đảo trật tự cú pháp, lối chơi chữ, sử dụng các từ láy, sử dụng các từ đồng âm khác nghĩa,…rất hay.

– Dùng nghệ thuật đối: đối ý qua tâm trạng của chính tác giả: nhớ – thương; nước- nhà, đau lòng- mỏi miệng.

– Đối thanh, lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa: cuốc cuốc= quốc= đất nước, gia gia= nước nhà.

Cảm Nhận Về Bài Thơ Qua Đèo Ngang

Trong thơ ca Việt Nam có hai nữ sĩ đã ghi lại tên tuổi vào dòng văn học trung đại, đó là Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan. Nếu nói thơ của Hồ Xuân Hương sắc sảo, góc cạnh thì thơ của Bà Huyện Thanh Quan lại mang sự trầm lắng, sâu kín, hoài cảm, gửi gắm nỗi niềm vào lời thơ. Phong cách đó của bà đã làm ta cảm nhận sâu sắc về tình cảm bà dành cho quê hương qua bài thơ “Qua Đèo Ngang”.

Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát, giọng thơ nhẹ, trầm lặng mang nét buồn sâu lắng. Nữ sĩ tài danh lần đầu xa nhà, đặt chân đến Đèo Ngang vào một buổi xế chiều, không gian khiến ai nghe cũng cảm giác buồn, gợi nỗi niềm riêng

Ngay từ đầu, cảnh vật ở Đèo Ngang đã hiện lên dưới ánh nắng chiều sắp tắt, thật hữu tình nhưng vẫn hoang vu, hiu vắng. Đó là khung hiện ra trong con mắt của người xa sứ mang theo vẻ buồn mênh mang. Khoảng khắc “xế tà” xuất hiện như để bộc lộ tâm trạng buồn của một lữ khách cô đơn trước không gian rộng mà heo hút, hoang sơ của Đèo Ngang

Điệp từ “chen” của tác giả làm cho cây cỏ lá hoa có sức sống mạnh liệt nhưng nơi đây còn hoang sơ, ít dấu chân người. Câu thơ cho em cảm xúc bâng khuâng, niềm mong ước đặt chân đến miền đất xa sôi này. Nơi đã khơi gợi niềm cảm xúc nhớ nhà của nữ sĩ. Khung cảnh ấy bất giác gieo vào lòng người đọc một ấn tượng trống vắng, lạnh lẽo cả không gian lẫn thời gian. Một bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng lại đượm buồn. Người phụ nữ sang trọng, đài cát, ăn mặc theo lối xưa đang hướng đôi mắt buồn nhìn cảnh Đèo Ngang trong buổi chiều tà lặng êm. Và khi bước chân lên đỉnh đèo, khung cảnh đã được mở rộng thêm

Giữa không gian mênh mông, trống trải của Đèo Ngang không phải là không tồn tại sự sống, vẫn có người, có chợ nhưng lại quá thưa thớt. Từ láy “lom khom, lác đác” cùng từ “vài, mấy” gợi vẻ ít ỏi, thưa thớt, cuộc sống ở đây hẳn còn khó khăn, vất vả. Sự tồn tại đó không làm cho không gian trở nên ấm cúng mà trái lại càng tăng thêm vẻ tàn tạ, hiu hắt của cảnh vật mà thôi! Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, đặc sắc nhất là phép đối làm đậm vẻ bâng khuâng, dào dạt trong lòng nhà thơ. Là người phụ nữ đoan trang ở chốn phố phường đông đúc mà giờ lại chứng kiến cảnh tượng trái ngược với khung cảnh hàng ngày được thấy nên cái buồn của cảnh đã bộc lộ cái buồn kết đọng trong lòng bà. Tất cả như hòa quyện cùng với tâm hồn của nhà thơ – một tâm hồn cô đơn, trống vắng vì nỗi nhớ nhà, nhớ quê. Đến đây, em cảm nhận được một vẻ đẹp hoang sơ, heo hút buồn của Đèo Ngang qua con mắt của nhà thơ. Nữ sĩ đã thành công trong việc mượn cảnh tả tình, bày tỏ nỗi niềm hoài cổ, man mác buồn của mình. Cảnh buồn, người buồn, thậm chí cả những âm thanh vang vọng trong chiều tà cũng làm tăng thêm nỗi buồn da diết trong lòng kẻ xa quê

Tác giả khéo léo dùng phép chơi chữ “quốc – nước” “gia – nhà”. Âm thanh khắc khoải, da diết của tiếng chim kêu não nuột, nghẹn ngào hay tiếng lòng của nữ sĩ? Cảnh thể hiện kín đáo, nhẹ nhàng mà tha thiết, sâu sắc tình yêu, nỗi nhớ quê hương, gia đình. Nỗi niềm vời vợi nhớ thương của nhà thơ bất chợt bùng lên trong giây lát, để rồi lại trở về với cái vẻ hoang vắng vốn có của đất trời và sự cô đơn đến tuyệt đỉnh của chính nhà thơ làm xúc động lòng người

Cụm từ “dừng chân đứng lại” là nỗi ngập ngừng lưu luyến khi bước qua “ranh giới hai miền”, là sự đối lập khi đứng giữa đất trời mênh mông, con người trở nên nhỏ bé. Nỗi buồn của con người như cô đặc lại, không người chia sẻ, nỗi buồn được chính nhà thơ chịu đựng một mình. Tác giả đã khiến em nhận ra sự lẻ loi, bé nhỏ, cô đơn của nữ sĩ. Cụm từ “ta với ta” nghe thật cô đơn biết bao, nó diễn tả bà với chính mình, đó là sự cô đơn đến tộc độ, là nỗi buồn sâu thẳm. Nó khác hoàn toàn với “ta với ta” đầm ấm, vui tươi trong “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Đọc bài thơ, em đồng cảm với nỗi buồn sâu sắc của tác giả và nhận thấy một điểm đáng trân trọng trong tâm hồn người nữ sĩ tài danh, đó là tình yêu sâu nặng bà dành cho quê hương, đất nước. Bằng cách sử dụng nhiều nghệ thuật, bà Huyện Thanh Quan đã miêu tả cảnh đẹp hoang sơ của đèo Ngang thưở trước, đồng thời thể hiện nỗi cô đơn, nhớ nước thương nhà da diết của chính mình mà có lẽ chỉ có những người xa quê mới cảm nhận hết được. Đây là bài thơ đậm chất trữ tình, được đánh giá cao và thanh công nhất của Bà Huyện Thanh Quan.

Đây là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc, là tác phẩm hay trong dòng thơ trung đại Việt Nam. Em yêu thích ngòi bút ngôn ngữ rất nực trang nhã của bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ đọng lại trong ta bao cảm xúc buồn mà đáng nhớ. Nó xứng đáng được người đời ghi nhớ và hoài lưu đến tận sau này

Nguồn Edufly

Thơ Chế Qua Đèo Ngang Cực Hài

Tổng hợp những câu thơ chế Qua đèo ngang full hài hước, và vui nhộn.

Nhảy Qua đèo ngang bỗng mất đà Đập đầu vào đá máu tuôn ra Lom khom dưới núi tìm y tá Thiếu máu đau đầu em sắp chết Nhìn qua nhìn lại chẳng thấy ai Khắc lên bia mộ dòng thông báo ” Nhảy qua đèo ngang nhớ lấy đà ”

Bước tới Đèo Ngang , bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc , Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. Dừng chân đứng lại trời non nước, Một mảnh tình riêng ta với ta.

Nhảy qua đèo ngang không lấy đà… Đập đầu vào đá máu tuôn ra… Lom khom xuống núi tìm y tá… Y tá theo trai không có nhà… Thiếu máu đau đầu em sắp chết… Nhìn qua nhìn lại chẳng thấy ai… Khắc lên bia mộ dòng thông báo… NHẢY QUA ĐÈO NGANG NHỚ LẤY ĐÀ =))

Bài thơ mạng lag Facebook che tu bai tho qua deo ngang

Đăng nhập Facebook lag thấy bà. Load “sờ ta tút” mãi chẳng ra. Lom khom viết đại vài dòng text. Lác đác câu Like góc tường nhà.. Block Nick đau lòng con quốc quốc,. Report mỏi miệng***được tha.. Dừng chân xem lại bảng tin trước. Một mảnh tình riêng share với Like..

Tổng hợp thơ chế qua đèo ngang của ba huyen thanh quan Bước tới đèo ngang bổng mắc tè. Cỏ cây không có lấy gì che. Lom khom dưới núi tìm chỗ đái. Thấy gái đi ngang hết mắc tè. Bí quá thôi đành chơi tới bến. Nhìn qua nhìn lại chẳng thấy ai. Nước thiên cuồng cuộng từ trên xuống. Vậy thế là xong, hết mắc tè.

Bước tới đèo ngang mắc nổi sùng Cỏ cây , hoa lá mọc lung tung Lác đác lùm kia chừng vài bãi Sợ đi qua đó dính dơ quần

Bước tới đèo ngang gió bão bùng Cỏ cây tan tác bụi lung tung Lơ thơ bên núi nhà nhà lá Chạy vô không khéo gió nổi khùng

Bước tới đèo ngang bỗng tùng tùng ngẫn ngơ ngơ ngẫn ngó mông lung Xa xa phía trước là thầy cúng Cầm dùi vung vẫy chọc lung tung

Bước tới bàn cô nổi da gà Mặt mày xanh ngắt mắt hoa hoa Lom khom dưới lớp vài đứa nhắc Lác đác gần bên mở vỡ ra Nhớ lúc ở nhà ko chịu học Bây giờ mõi miệng cứ van xin Lạnh lùng cô viết 2 cái trứng Một mãnh tình riêng em với cô

Thơ chế đèo ngang full

Bước tới nhà em bống xế tà Đứng chờ 5 phút bố em ra, Lê thê phía truớc vài kon chó! Lác đác đằng sau chiếc chổi chà, Sợ quá anh chuồn quên đôi dép Ông già gác mỏ đứng chửi cha! Phen này nhất quyết thuê cây kiếm, Quây về chém ổng đứt làm 3!!!!

Share this:

Twitter

Facebook

Thích bài này:

Thích

Đang tải…

Cảm Nghĩ Về Bài Thơ “Qua Đèo Ngang”

Đề bài: Cam nghi ve bai tho “Qua Deo Ngang” – Bài viết của một học sinh trường Trung Học Cơ Sở Chương Xá hay nhất do chúng tôi chọn lọc Cảm nghĩ anh/ chị về bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan – văn mẫu lớp 6

Hướng dẫn

Mở bài: Giới thiệu về bài thơ “Qua Đèo Ngang”

Nói đến văn học trung đại của Việt Nam chúng ta không thể không nhắc đến tên tuổi của hai nữ thi sĩ tiêu biểu cho giai đoạn văn học này đó chính là Hồ xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan. Cùng nổi danh trong thời kỳ văn học trung đại nhưng mỗi thi sĩ lại mang một hồn thơ khác nhau. Nói đến Hồ Xuân Hương chúng ta sẽ nghĩ ngay tới bài thơ “bánh trôi nước” hồn thơ của Hồ Xuân Hương mang đầy vẻ gai góc, sắc bén và có hàm ý vô cùng thâm sâu và mạnh mẽ như chính con người bà vậy. Nhắc tới Bà huyện Thanh Quan thì chắc hẳn người đọc không tể quên được bài thơ “Qua Đèo Ngang” đây là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của bà, bài thơ là nỗi lòng trầm tư sâu sắc và đầy sâu lắng của tác giả.

Thân bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Qua Đèo Ngang”

Bài thơ Qua Đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. Bài thơ ra đời trong khi bà vào Phú Xuân và đi qua Đèo Ngang. Trước vẻ đẹp của đất trời, non nước và con người bà đã sáng tác nên bài thơ này.Bài thơ mang ý vị sâu lắng, nỗi buồn, nỗi cô đơn của người thi sĩ dường như đã nhuốm màu lên cảnh vật. Tác giả đã mở đầu bài thơ với hai câu đề:

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, đá chen hoa

Lối mở đầu bài thơ của tác giả hết sức tự nhiên, chỉ với hai câu thơ vô cùng ngắn gọn tác giả đã khái quát được toàn bộ thời gian không gian cảnh vật. Đây là một bức tranh chiều hoàng hôn với hình ảnh “bóng xế tà” hình ảnh ấy gợi lên cho con người ta nỗi buồn mang mang mác vì một ngày sắp khép lại. Trong câu thơ dường như đang ẩn chứa nỗi niềm u buồn, tiếc nuối của nữ thi sĩ. Trước không gian rộng lớn của Đèo ngang và trước thời gian “bóng xế tà” nhen nhóm lên hình ảnh của cỏ cây, hoa lá. Đó là những điều đẹp đẽ, tươi mới của cuộc sống. Trong câu thơ “cỏ cây chen lá, đá chen hoa” tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa, cỏ cây hoa lá cũng biết chen chúc nhau, đua nhau trỗi dạy, thể hiện sức sống mãnh liệt của những thứ thật nhỏ bé và đơn giản. Tác giả đã phóng tầm mắt của mình ra xa hơn, nhìn bao quát cảnh vật, cảnh vật trong quan sát của tác giả được thể hiện trong hai câu đề:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Trong bức tranh đã xuất hiện hình nhr của con người nhưng nó lại “lác đác” “tiều vài chú “con người thư thớt làm cho bức tranh cũng chở nên đìu hiu vắng vẻ, càng khiến con người trở nên nhở bé và hiu quạnh trước cảnh tượng hùng vĩ của thiên nhiên. Trong hai câu thơ này tác giả đã triệt để sử dụng biện pháp đảo ngữ nhấn mạnh dáng vẻ “lom khom”của chú tiều, sự “lác đác “của những mái nhà bên sông. Chính biện pháp đảo ngữ khiến chúng ta thấy được nét quạnh hiu, vắng vẻ của bức tranh chiều tà. Đến hai câu luận người đọc sẽ hiểu rõ hơn lí do vì sao mà bức tranh thiên nhiên dưới ngòi bút của tác giả lại u buồn đến vậy, câu thơ ẩn chứa nỗi buồn thê lương của người nữ sĩ:

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Câu thơ không chỉ đơn thuần là tiếng kêu tha thiết của con cuốc mà còn là chính nỗi lòng của tác giả, đó là nỗi nhớ thương quê nhà. Câu thơ đã sử dụng thành công điển tích xưa nói về thời vua Thục mất nước, ông đã hóa thành con chim cuốc và vì nhớ nước mà luôn kêu “cuốc cuốc”. Tiếng chim cuốc cuốc trong bóng chiều tĩnh lặng càng tô đậm nỗi buồn của tác giả. Tiếng kêu “gia gia” ẩn chứa trong đó là nỗi “thương nhà”. Qua nghệ thuật chơi chữ kết hợp với việc sử dụng sắc sảo thủ thuật nhân hóa người đọc đã hiểu được nỗi lòng sâu thẳm của tác giả, hiểu cảm nhận của bà về thực tại xã hội lúc bấy giờ.Kết thúc bài thơ là hình ảnh:

Dừng chân đứng lại trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta Cảnh Đèo Ngang thật đẹp và hùng vĩ đó là núi non, mây trời. Cảnh đẹp ấy như muốn níu chân người thi sĩ. Cảnh thì đẹp như vậy nhưng lòng người lại chứa đựng nỗi buồn mang mác, chính sự hùng vĩ của núi đồi khiến người thi sĩ nhận ra đó là “Một mảnh tình riêng ta với ta” lòng tác giả có biết bao u buồn sầu lắng nhưng biết chia sẻ cùng ai bây giờ. Kết thúc bài thơ là tiếng thở dài, để lại trong lòng người đọc những day dứt không nguôi.

Kết bài: Bài văn cảm nghĩ về bài thơ “Qua Đèo Ngang”

Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan đã thể hiện rõ tâm tư của tác đó là nỗi buồn, nỗi nhớ thương và cả lòng yêu nước tha thiết của tác giả. Bài thơ đã khép lại nhưng hồn thơ của bà sẽ còn mãi, nó đã in đậm trong lòng người đọc.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

CAM NGHI VE BAI THO QUA DEO NGANG

MIÊU TẢ KHUNG CẢNH ĐÈO NGANG

PHÂN TÍCH BÀI THƠ QUA ĐÈO NGANG CỦA BÀ HUYỆN THANH QUAN