Một Số Bài Thơ Lục Bát Tự Chế / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Thơ Lục Bát Là Gì? Cách Làm Thơ Lục Bát Tự Sáng Tác

I)Luật Thanh trong thể thơ

Đầu tiên mình sẽ nói về luật thanh trong làm thơ lục bát :

Như các bạn đã biết thơ lục bát sẽ có cấu tạo gồm 2 câu ,câu đầu với 6 tiếng và tiếp theo là câu 8 tiếng .Những câu này sẽ phải tuân theo quy tắc của thơ đó là nhất, tam, ngũ bất luận, nhị, tứ, lục phân minh.Có nghĩa là quy luật này đòi hỏi bài thơ khi sáng tác ra có những chữ trong câu thơ mang số lẻ tức 1,3,5 sẽ có thể tự do về thanh.Nhưng những chữ mang số chẵn là 2,4,6.. các bạn sẽ tuân theo luật quy luât bằng trắc để gieo vần cho chính xác như sau:

Câu lục: theo thứ tự chữ thứ 2(B)-4(T)-6(B) sẽ là Bằng – Trắc – Bằng Câu bát: theo thứ tự chữ thứ 2(B)-4(T)-6(B)-8(B) sẽ là Bằng -Trắc-Bằng -Bằng

Ví dụ minh họa:

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân 2(B) – 4(T) – 6(B) Bâng khuâng nhớ cụ, thương thân nàng Kiều 2(B)-4(T)-6(B)-8(B)

Thế nhưng khi theo nguyên tắc sách vở quá thì bài thơ sẽ bị lặp và gây cảm giác chán các bạn cũng có thể sáng tạo hơi khác một chút bằng cách là bạn sẽ thay Thanh Bằng của chữ thứ hai bằng thanh Trắc để làm mới bài thơ hơn chút hoặc cũng có thể biến thể hơn là giữ nguyên câu lục và câu bát của bạn sẽ theo quy luật T-B-T-B

Ví dụ minh họa

Có sáo thì sáo nước trong 2(T)-4(T)-6(B) Đừng sáo nước đục đau lòng cò con 2(T)-4(T)-6(B)-8(B)

Hay

Con cò lặn lội bờ sông (Giữ nguyên quy luật thanh) Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non 2(T)-(4)B-(6)T-(8)B

II )Cách Gieo Vần trong thơ Thơ lục bát sẽ có cách gieo vần rất đa dạng và các bạn sẽ gieo vần liên tục trong nhiều câu số lượng vần được gieo cũng tương đối là nhiều.Cách gieo vần sẽ là chữ thứ 6 của câu lục sẽ vần với chữ thứ 6 của câu bát kế tiếp nó.Và chữ thứ 8 của câu bát đó các bạn sẽ tiếp tục làm cho vần với chữ thứ 6 của câu lục tiếp theo .

Để dễ hiểu hơn sẽ có ví dụ:

Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Các bạn hãy để ý các từ mà mình in đậm lần lượt theo thứ tự sẽ nghe rất xuôi tai và vần với nhau tạo nên sự hài hòa cho bài thơ.

Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Tương tự vậy các chữ in đậm sẽ là từ mà các bạn sẽ cho nó vần với nhau

Một lưu ý nữa đó là đối thanh của chữ thứ 6 (hoặc thứ 4) của câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Hai chữ này sẽ bắt buộc khác thanh với nhau nếu chữ này mang thanh huyền thì chữ kia sẽ là thanh ngang và ngược lại

Ví dụ:

Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

III )Cách ngắt nhịp của thể thơ : Ngâm thơ cũng như trong âm nhạc nhịp phách sẽ là một điều rất quan trọng dù bài thơ có hay đến mấy nếu cách ngắt nhịp sai thì sẽ phá hỏng tất cả và nghe sẽ không xuôi tai không có cảm xúc vì thế nhịp thơ thường sử dụng trong thơ lục bát sẽ là nhịp chẵn,là nhịp 2/2/2 những đôi khi để nhấn mạnh hơn nội dung bài thơ cũng có thể đổi thành nhịp lẻ 3/3.

Những Bài Thơ Tự Học Làm Người, Lời Phật Dạy (Lục Bát)

VÔ TƯ

Tác giả: Ngạo Thiên

Đời người sống được nhiêu năm

Thật tâm mà sống, chẳng phiền đến ai.

Đời người như chuỗi phim dài

Đâu cần phải diễn, đâu cần nhập vai.

Đời người lắm chuyện bi hài

Người vui kẻ khóc, chuyện hài thế gian.

Vui buồn rồi cũng chóng tàn

Buồn nhiều vui ít, vô vàng khổ đau.

Thật lòng ta sống cùng nhau

Kẻ cho người nhận, trao nhau tấm lòng.

Dù đời dòng chảy ngược dòng

Khổ đau vẫn sống, mĩm cười vô tư.

MIỆNG ĐỜI

Tác giả: Ngạo Thiên

Miệng đời nào nuôi ta lớn

Thói đời bạc bẽo, răn dạy ta khôn.

Người đời thích nói sướng mồm

Miệng tạo thêm nghiệp, chẳng phiền để tâm.

Không nghe không thấy, lỗi lầm thứ tha.

Nhìn hình đoán chữ, mới là hanh thông.

An nhiên tự tại, cảm thông cho đời.

Đừng vội phán xét, cuộc đời người ta.

Nghiệp từ cửa miệng, do ta tạo thành.

Hoa thơm hương ngát vây quanh

Lựa lời mà nói, cho xanh cõi lòng.

PHƯỚC THIỆN

Tác giả: Ngạo Thiên

Đời người ngắn ngũi không dài

Sống sao có ích, đêm ngày không lo.

Một vòng lẩn quẫn, khổ cho kiếp người.

Tham lam keo kiệt sinh thời

Làm sao đến được, cõi trời mai sau.

Đam mê danh lợi sang giàu

Tạo thêm duyên nghiệp, dấy vào tấm thân.

Mai này nhắm mắt lìa trần

Hồn đến địa ngục, mắt dần sáng ra.

Nhận ra đã muộn, án tra ngục hình.

Làm thiện được phước theo mình

Kiếp sau sẽ được, tái sinh sang giàu.

Pháp quang soi chiếu, thân ta an lành.

Nhân lành quả ngọt đầu cành

Làm thiện được phước, trời xanh thương tình.

AN LẠC

Tác giả: Ngạo Thiên

Yêu thương giúp đỡ mọi người

Lương tâm thánh thiện, miệng cười dễ thương.

Hoạn tai hoạn kiếp tránh đường

Tự thân an lạc, tai ương xa rời.

Sinh thời làm thiện hết đời

Tạo nhiều công đức, phật trời thương cho.

Mai này thân xác thành tro

Hồn về cực lạc, chẳng lo muộn phiền.

Thả hồn dạo bước cõi tiên

Đâu còn chi nữa, ưu phiền thế gian.

ĐỪNG NÊN

Tác giả: Ngạo Thiên

Đừng nên thấy xấu chê bai

Cũng đừng ganh tỵ, người tài hơn ta.

Cũng đừng tranh luận, kẻ say men nồng.

Đừng nên nói những lời ngông

Cũng đừng chữi mắng, cho lòng nhẹ vơi.

Đừng nên oán trách đất trời

Cũng đừng oán hận, cho đời mất vui.

Cũng đừng nhục chí, chôn vùi tấm thân.

Cũng đừng hám lợi, xa dần tình thương.

Đừng nên gần kẻ bất lương

Cũng đừng tư lợi, lầm đường quỷ ma.

Cũng đừng nóng giận, mà xa tiếng cười.

Đừng nên trốn việc biếng lười

Cũng đừng ham ngủ, cho người u mê.

Đừng nên thốt tiếng cười chê

Cũng đừng lừa dối, mà thề hứa nhau.

Đừng nên nói những lời đau

Cũng đừng ganh ghét, người giàu hơn ta.

Đừng nên chữi mẹ mắng cha

Cũng đừng chứng tỏ, là ta hơn người.

Đừng nên học tính trêu ngươi

Cũng đừng giàu có, mà cười người ta.

Đừng nên cố chấp ngang tàn

Cũng đừng sĩ diện, ăn sang hơn người.

BÀI THƠ: THƯƠNG – GHÉT Tác giả: Ngạo Thiên

Thương ai thương cả con đường

Ghét ai ghét cả, đời thường quanh ta

Cuộc đời thương ghét đâu xa

Luôn luôn ẩn hiện, bên ta mỗi ngày

Bận lòng chi những đám mây

Hết mưa lại nắng, như ngày thay đêm

Mặc người nhân thế, bên thềm ghét thương.

Bận lòng chi những chuyện ghét thương

Ai thương ai ghét ngẫm cũng thường

Ta sống vô tư cười hạnh phúc

Hờn ghét làm gì để vấn vương.

Cuộc đời bạc bẽo lắm ai ơi

Oán trách nhau chi thế sự đời

Nhân tâm lẽ sống ta cần có

Cho đời phai nhạt giọt sầu rơi.

Đời nghèo nhân thế miệng rẻ khinh

Đời giàu nhân thế lại ghét mình

Cuộc sống ở đời xưa nay vậy

Phiền não làm gì để kém xinh.

Chùm Thơ Lục Bát Về Thầy Cô Giáo Tự Sáng Tác Hay Nhất

Thơ lục bát về thầy cô giáo tự sáng tác dành tặng cho những người thầy, người cô – những người luôn tận tụy bởi những chuyến đò tri thức. Thầy – cô hai tiếng thân quen gần gũi và đầy sự kính trọng đối với mỗi chúng ta khi nói về một thời cắp sách tới trường. Những bài thơ lục bát về thầy cô giáo dạt dào cảm xúc, gây xúc động được chúng tôi sưu tầm và chia sẻ trong bài viết này hi vọng sẽ mang lại cho bạn những tham khảo hữu ích.

Thơ lục bát về thầy cô giáo cảm động tri ân thầy cô

Thơ lục bát về thầy cô giáo cảm động với những lời thơ chứa đầy sự kính trọng về công ơn giáo dục của thầy cô. Dù khôn lớn và thành tài nhưng không bao giờ quên được những công ơn mà thầy cô giáo dành cho chúng ta một thời.

Thơ lục bát về thầy cô giáo ý nghĩa, sâu sắc

Ai trong chúng ta cũng trải qua một thời cắp sách tới trường, được gặp bạn bè, được các thầy cô giáo dạy bảo nên người. Thầy cô, những người không chỉ mang đến những kiến thức bổ ích mà còn dạy ta bao điều hay lẽ phải. Những bài thơ lục bát về thầy cô giáo ý nghĩa, sâu sắc như là lời cảm ơn chân thành đến thầy, cô giáo.

Chuyến Đò Tri Thức

Tôi về thăm mái trường xưa Bao nhiêu kỷ niệm như vừa mới đây Pha sương mái tóc cô thầy Bảng đen phấn trắng…còn đây căn phòng Con đò neo đậu bến sông Đưa đàn em nhỏ ấm nồng yêu thương Bằng lăng tím rụng cuối đường Phượng buồn nỗi nhớ vấn vương níu hè Ríu ran chim hót cành me Cánh diều mơ ước ta về tuổi thơ Bên trang giáo án từng giờ Lặng thầm thầy vẫn đưa đò qua sông Ngoài sân vương sợi nắng hồng Chuyến đò tri thức mênh mông tình thầy. (Thơ Bằng Lăng Tím)

Bụi Phấn

Thầy con giờ đã già rồi Mắt mờ, chân yếu, da mồi còn đâu Phấn rơi bạc cả mái đầu Đưa con qua những bể dâu cuộc đời Mỗi khi bụi phấn rơi rơi Thầy gieo mầm hạt những lời yêu thương Cho con vững bước nẻo đường Hành trang kiến thức, tình thương của thầy Biết bao vất vả, đắng cay Gạo tiền, cơm áo, vòng quay cuộc đời Nhưng tâm thầy mãi sáng ngời Dựng xây sự nghiệp trồng người thanh cao! Trọn đời con mãi tự hào Cúi đầu cung kính … thương sao dáng thầy Dẫu đời xuôi, ngược đó đây Tim con ghi khắc lời thầy khi xưa Khuya rồi thầy đã ngủ chưa? Ngàn bông hoa thắm kính thưa … dâng thầy Cho con cuộc sống hôm nay Mừng ngày Nhà Giáo ơn thầy chẳng quên! (Thơ Hoài Thương)

Kính Thầy Hôm nay ngồi viết trang thư Thành tâm con gửi tâm tư kính thầy Con nay tóc đã bạc màu Thầy ra thiên cổ yên mồ khói hương

Công Thầy Trường xưa lớp học còn đây Bảng đen phấn trắng bên thầy thân yêu Vòng tay bè bạn sớm chiều Con đò tri thức cùng điều gửi trao

Công thầy ơn tựa núi cao Cho con mơ ước bay vào tương lai.

Thơ Lục Bát Biến Thể

* Trong bài “Có một Hoàng Sa trong đất liền” đăng trên báo Đà Nẵng cuối tuần số ra ngày 20-3 vừa qua có câu: “Hoàng Sa lắm đảo nhiều cồn/ Chiếc chiếu bó tròn mấy sợi dây mây”. Về thơ lục bát tôi chỉ biết đến Truyện Kiều của Nguyễn Du nên thấy hai câu này hơi lạ, không biết có phải phạm luật thơ lục bát không? (Phan Phan, Sơn Trà, Đà Nẵng).

* Thơ lục bát có mấy loại biến thể? (Tập thể những người yêu thơ ở Khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng).

– Hai câu thơ “Hoàng Sa lắm đảo nhiều cồn/ Chiếc chiếu bó tròn mấy sợi dây mây” đã được viết theo thể thơ lục bát biến thể.

Nhà thơ Nguyễn Đình Trọng (Đại diện của website chúng tôi tại thành phố Hồ Chí Minh) trong bài “Biến thể vần bằng, trắc trong thơ Lục Bát?” đăng trên trang này ngày 10-3-2010 đã định nghĩa: Biến thể nghĩa là thể văn có biến đổi đi. Thể này tức cũng là thể lục bát, nhưng thỉnh thoảng có xen vào một ít câu mà cách hiệp vần và luật bằng trắc khác với thể lục bát thông thường.

Theo nhà thơ, có hai cách biến thể trong thơ lục bát như sau: 1- Biến thể vần bằng: Thay đổi cách gieo vần ở câu Bát: Chữ cuối của câu Lục cùng vần với chữ thứ tư của câu Bát thay vì vần với chữ thứ sáu (như luật thông thường). Theo lối biến thể này, các chữ thứ hai và thứ sáu trong câu Bát phải chuyển sang thanh trắc thay vì thanh bằng theo luật gieo vần. Ví dụ: Khâu rồi anh sẽ trả công/ Ít nữa lấy chồng anh lại giúp cho (bài ca dao “Tát nước”) 2- Biến thể vần trắc: Chữ cuối của câu Lục và chữ thứ sáu của câu Bát cùng là âm trắc và hiệp vần với nhau. Thông thường, cách biến thể này chỉ được sử dụng trong hai câu dẫn nhập của bài. Những câu kế tiếp sẽ theo đúng luật thơ. Chẳng hạn như bài ca dao: Tò vò mà nuôi con nhện/ Đến khi nó lớn, nó quện nhau đi/ Tò vò ngồi khóc tỉ ti/ Nhện ơi nhện hỡi, mày đi đằng nào?. Một số tác giả khác đưa ra 3 loại lục bát biến thể như sau:

1- Biến đổi cấu trúc bằng trắc: a. Câu Lục giữ nguyên, câu Bát biến đổi chữ thứ hai thành thanh trắc: Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra (ca dao). b. Cả câu Lục và câu Bát đều biến đổi chữ thứ hai thành thanh trắc: Có xáo thì xáo nước trong/ Đừng xáo nước đục đau lòng cò con (ca dao). 3- Biến đổi cách gieo vần: Chữ thứ tư câu Bát hiệp vần với chữ cuối câu Lục: a. Câu Lục giữ nguyên, câu Bát biến đổi cấu trúc bằng trắc: Con cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non (ca dao). (Tương tự Biến thể vần bằng của nhà thơ Nguyễn Đình Trọng nói trên). b. Cả câu Lục và câu Bát đều biến đổi cấu trúc bằng trắc: Cưới vợ thì cưới liền tay/ Chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha (ca dao)

Nói thêm, trong Truyện Kiều của Nguyễn Du không phải là không có những câu lục bát biến thể. Ví dụ: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần/ Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười” (câu 17); “Đau đớn thay, phận đàn bà!/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” (câu 83).

ĐNCT