Một Số Bài Thơ Lục Bát Biến Thể / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Thơ Lục Bát Biến Thể

* Trong bài “Có một Hoàng Sa trong đất liền” đăng trên báo Đà Nẵng cuối tuần số ra ngày 20-3 vừa qua có câu: “Hoàng Sa lắm đảo nhiều cồn/ Chiếc chiếu bó tròn mấy sợi dây mây”. Về thơ lục bát tôi chỉ biết đến Truyện Kiều của Nguyễn Du nên thấy hai câu này hơi lạ, không biết có phải phạm luật thơ lục bát không? (Phan Phan, Sơn Trà, Đà Nẵng).

* Thơ lục bát có mấy loại biến thể? (Tập thể những người yêu thơ ở Khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng).

– Hai câu thơ “Hoàng Sa lắm đảo nhiều cồn/ Chiếc chiếu bó tròn mấy sợi dây mây” đã được viết theo thể thơ lục bát biến thể.

Nhà thơ Nguyễn Đình Trọng (Đại diện của website chúng tôi tại thành phố Hồ Chí Minh) trong bài “Biến thể vần bằng, trắc trong thơ Lục Bát?” đăng trên trang này ngày 10-3-2010 đã định nghĩa: Biến thể nghĩa là thể văn có biến đổi đi. Thể này tức cũng là thể lục bát, nhưng thỉnh thoảng có xen vào một ít câu mà cách hiệp vần và luật bằng trắc khác với thể lục bát thông thường.

Theo nhà thơ, có hai cách biến thể trong thơ lục bát như sau: 1- Biến thể vần bằng: Thay đổi cách gieo vần ở câu Bát: Chữ cuối của câu Lục cùng vần với chữ thứ tư của câu Bát thay vì vần với chữ thứ sáu (như luật thông thường). Theo lối biến thể này, các chữ thứ hai và thứ sáu trong câu Bát phải chuyển sang thanh trắc thay vì thanh bằng theo luật gieo vần. Ví dụ: Khâu rồi anh sẽ trả công/ Ít nữa lấy chồng anh lại giúp cho (bài ca dao “Tát nước”) 2- Biến thể vần trắc: Chữ cuối của câu Lục và chữ thứ sáu của câu Bát cùng là âm trắc và hiệp vần với nhau. Thông thường, cách biến thể này chỉ được sử dụng trong hai câu dẫn nhập của bài. Những câu kế tiếp sẽ theo đúng luật thơ. Chẳng hạn như bài ca dao: Tò vò mà nuôi con nhện/ Đến khi nó lớn, nó quện nhau đi/ Tò vò ngồi khóc tỉ ti/ Nhện ơi nhện hỡi, mày đi đằng nào?. Một số tác giả khác đưa ra 3 loại lục bát biến thể như sau:

1- Biến đổi cấu trúc bằng trắc: a. Câu Lục giữ nguyên, câu Bát biến đổi chữ thứ hai thành thanh trắc: Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra (ca dao). b. Cả câu Lục và câu Bát đều biến đổi chữ thứ hai thành thanh trắc: Có xáo thì xáo nước trong/ Đừng xáo nước đục đau lòng cò con (ca dao). 3- Biến đổi cách gieo vần: Chữ thứ tư câu Bát hiệp vần với chữ cuối câu Lục: a. Câu Lục giữ nguyên, câu Bát biến đổi cấu trúc bằng trắc: Con cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non (ca dao). (Tương tự Biến thể vần bằng của nhà thơ Nguyễn Đình Trọng nói trên). b. Cả câu Lục và câu Bát đều biến đổi cấu trúc bằng trắc: Cưới vợ thì cưới liền tay/ Chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha (ca dao)

Nói thêm, trong Truyện Kiều của Nguyễn Du không phải là không có những câu lục bát biến thể. Ví dụ: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần/ Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười” (câu 17); “Đau đớn thay, phận đàn bà!/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” (câu 83).

ĐNCT

Dàn Ý Thuyết Minh Về Thể Thơ Lục Bát

I. Mở bài: giới thiệu về thể thơ lục bát Chúng ta đã được học rất nhiều thể thơ trong các sách văn học. việt Nam ta có các thể thơ phổ biến như: song thất lục bát, thơ thất ngôn tứ tuyệt, thơ thất ngôn bát cú, thơ thất ngôn bát cú đường luật,… Các bài thơ nổi tiếng như: Việt Bắc của Tố Hữu, khi tu hú của Tố Hữu,…. Thể thơ lục bát là một thể thơ truyền thống và lâu đời của Việt Nam. Thể thơ này dễ làm và dễ hiểu nên nhiều người hướng tới thể thơ này.

II. Thân bài: thuyết minh về thể thơ lục bát 1. Nguồn gốc thể thơ lục bát: – Thể thơ lục bát có từ rất lâu đời – Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam – Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá qau bao đời và phát triển hàng trăm năm nay. – Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. – Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh – Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dễ làm, thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người. 2. Đặc điểm thơ lục bát: – Thơ lục bát gồm 2 câu trở lên, 2 câu thơ ghép lại thành một cặp câu – Trong 1 cặp câu, thì câu đầu 6 chữ và câu sau là 8 chữ – Xen lẫn giữa câu lục là câu bát, giữa câu bát là câu lục – Số câu trong bài thơ lục bát không giới hạn – Khi làm thơ phải tuân thủ quy luật của thơ 3. Quy luật làm nên bài thơ lục bát: – Số câu: tối thiểu là hai câu và không giới hạn – Sắp xếp các tiếng trong câu: · các tiếng chẵn 2, 4, 6 ,8 phải đúng luật + Câu lục : B – T – B + Câu bát : B – T – B – B · các tiếng lẻ không cần đúng luật – vần: · tiếng thứ 6 trong câu lục phảo vần với tiếng thứ 6 trong câu bát · Tiếng thứ 8 câu bát mở ra một vần mới, vần này vần với tiếng thứ 6 của câu lục và tiếng thứ 6 câu bát tiếp theo. Các vần này thường là thanh bằng. – Nhịp của thơ lục bát: · Câu lục : nhịp 2/2/2 ; 2/4 ; 3/3 · Câu bát : 2/2/2 ; 4/4 ; 3/5 ; 2/6.

III. Kết bài: ý nghĩa của thơ lục bát – Thơ lục bát duyên dáng, kín đáo, mang tính chất phương Đông – Thơ lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nền nã. – Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Lập Dàn Ý Về Thuyết Minh Thể Thơ Lục Bát Lớp 8.

Lập dàn ý về thuyết minh thể thơ lục bát lớp 8.

Giới thiệu về thể thơ lục bát: là thể thơ dân tộc, thường gọi là thể thơ ” sáu, tám”. Ngày nay, trong thơ hiện đại, thơ lục bát vẫn chiếm một địa vị quan trọng, được nhiều thơ sử dụng và quần chúng yêu thích.

Thân bài.

Nếu đặc điểm về thơ lục bát.

Thể thơ lục bát có số câu không hạn định, bài ngắn thì 2 câu 4 câu, bài dài thì hàng trăm, hàng ngàn câu.

-Câu trên có sáu chữ, câu dưới là tám chữ

-Luật bằng chắc dễ nhận biết

+Các chữ số lẻ (1,3,5) có thể trắc và bằng đều được

+Chữ thứ bảy câu bát phần lớn là trắc

+Chữ thứ hai của thơ lục bát và chữ thứ sáu bắt buộc phải mang luật

+Chữ thứ tư của thơ bắt buộc bằng luật trắc

-Vần thơ: thơ lục bát vừa có vần chân vừa có vần lưng, tất cả đều là vần bằng, cách gieo vần.

+Chữ thứ 6 câu lục với chữ thứ sáu câu bát

+Chữ thứ 8 câu bát vần với chữ thứ sáu câu lục

-Cách ngắt nhịp: nhịp thơ chủ yếu là nhịp chẵn 2/2/2, 2/2/2/2 hoặc 4/4. Trường hợp đặc biệt mới có nhịp lẻ. Lúc đọc thơ lục bát cần chú ý thể hiện đúng để biểu cảm.

**Những nhận xét đánh giá chung.

-Thơ lục bát dễ làm, hầu như người làm thơ nào cũng có thể sáng tác ra câu thơ lục bát.

-Thường thường phần lớn ca dao viết về quê hương đất nước, tình yêu thương con người, thiên nhiên, những câu hát than thân, châm biếm được làm bằng thơ lục bát

-Tuy nhiên, thơ lục bát cũng cần làm đúng, đôi lúc số câu, số chữ mang tính chất bắt buộc.

-Một số câu thơ theo thể lục bát.

” Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời

Cầu cho cha mẹ sống đời với con”

Kết bài:

Nêu vị trí của thể thơ.

Tìm kiếm:

Lập dàn ý về văn thuyết minh thể thơ lục bát

Dàn ý về thuyết minh thể thơ lục bát

Thuyết minh về thể loại văn học – thể thơ lục bát lập dàn ý

Nguồn: https://chuyenvan.net/lap-dan-y-ve-thuyet-minh-tho-luc-bat-lop-8.html

Thơ Lục Bát Là Gì, Cách Gieo Vần Thơ Lục Bát

Trong chương trình Ngữ Văn lớp 12 có đề cập đến luật thơ, sự hình thành luật thơ và một số thể thơ tiêu biểu. Trong đó có thể thơ lục bát. Vậy thể thơ lục bát là gì, cách gieo vần thế nào và cách làm một bài thơ lục bát ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết chúng tôi cung cấp bên dưới.

Thơ lục bát là thể loại thơ nằm trong thể loại thơ dân tộc của Việt Nam.

Thơ lục bát là thể loại thơ dân gian gồm các cặp câu thơ kết thành một bài. Thường thì câu đầu là 6 chữ, câu sau là 8 chữ, cứ nối tiếp cho tới hết bài.

Thơ lục bát có nguồn gốc từ rất lâu. Cho tới ngày nay nó vẫn được kế thừa và phát huy, giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong nguồn văn học dân gian của dân tộc. Ở Việt Nam, thơ lục bát tồn tại dưới nhiều hình thức. Chúng ta thường được nghe những bài ca dao, dân ca, những bài đồng dao thấm đượm tình cảm và nồng nàn hồn quê con người. Thơ lục bát vì vậy mà trở thành thể loại đặc trưng trong những sáng tác của người dân quê.

Người dân lao động làm việc vất vả, để quên đi mệt nhọc họ trở thành những nhà sáng tác thơ. Thể thơ trong các sáng tác của họ thường là lục bát. Vì vậy nó chân chất, giản dị, diễn tả đúng tâm trạng và các cung bậc cảm xúc trong tâm hồn người dân lao động. Thể loại thơ của dân tộc này còn có nguồn gốc từ những câu ru hời của bà, của mẹ nồng nàn tình cảm thương yêu; những bài đồng dao đi vào lòng người.

– Số tiếng trong bài thơ lục bát: mỗi cặp lục bát gồm có 2 dòng (lục: 6; bát: 8). Bài thơ lục bát là sự kế tiếp của các cặp như thế. Số câu trong bài không giới hạn.

– Nhịp: nhịp chẵn dựa vào tiếng có thanh không đổi (trừ 2,4,6), nhịp 2/2/2 tạo sự hài hòa, nhịp nhàng cho các cặp lục bát trong bài.

– Hài thanh:

+ Có sự đối xứng luân phiên B – T – B ở các tiếng 2,4,6 trong dòng thơ, đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 dòng bát.

Ví dụ:

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Trong cặp lục bát trên có sự đối xứng nhau trong các thanh ở các tiếng 2,4,6. Câu lục là B – T – B “năm – cõi – ta”; câu bát là B – T – B – B “tài – mệnh – là – nhau”

+ Thơ lục bát có sự chặt chẽ về cách phối thanh: tiếng thứ 4 bắt buộc là trắc, các tiếng 2,6,8 phải là bằng. Trong đó trong câu bát tiếng thứ 6 và 8 cùng là bằng nhưng phải khác dấu, nghĩa là tiếng thứ 6 là dấu huyền thì tiếng thứ 8 phải không có dấu hoặc ngược lại.

Ví dụ:

(Trích Kiều thăm mộ Đạm Tiên – Nguyễn Du)

Các từ “qua – cuộc – dâu/ điều – thấy – đau – lòng” tuân thủ luật B – T – B

Ta thấy câu bát tiếng 6 và 8 đều là vần bằng nhưng có sự ngược nhau: tiếng 6 thanh bằng, tiếng 8 thanh huyền.

Cách gieo vần thơ lục bát

Thơ 6 – 8 cũng có quy định nghiêm ngặt về cách gieo vần: hiệp vần ở tiếng thứ 6 của 2 dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục.

+ Vần bằng: là các vần có thanh huyền và thanh ngang (không dấu)

Ví dụ: “Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”.

“Trang – da” là vần bằng các tiếng thứ 6 câu lục và tiếng thứ 8 câu bát.

+ Vần trắc: là các vần có các dấu còn lại: sắc, hỏi, nặng, ngã

Ví dụ: “Tò vò mà nuôi con nhện

Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi”

“Nhện – quện” là vần trắc.

+ Vần chân: hiệp vần ở tiếng thứ 6 câu lục và tiếng thứ 8 câu bát.

Ví dụ: “Nao nao dòng nước uốn quanh

Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

“Quanh – ngang” là vần chân cuối các câu lục và bát.

+ Vần yêu: là vần ở cuối câu lục hiệp với tiếng thứ 6 câu lục.

Ví dụ: “Thanh minh trong tiết tháng Ba

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”

“Ba – là” gọi là vần yêu hiệp ở tiếng thứ 6 của 2 dòng.

Thơ lục bát là loại thơ đơn giản, dễ làm. Người làm thơ cần tuân thủ đúng luật thơ về hài thanh và cách gieo vần là đã hoàn thành một bài thơ lục bát. Câu đầu 6 tiếng, câu sau 8 tiếng tạo thành một cặp lục – bát.

+ Làm câu lục trước tuân thủ luật thơ ở các tiếng 2,4,6 là B – T -B, các tiếng còn lại tự do

+ Tiếp đến câu bát: cân chỉnh cho có sự đối xứng ở các tiếng 2,4,6 là B – T – B – B, các tiếng còn lại tự do

+ Cách gieo vần: sau khi hoàn chỉnh 2 câu thơ thì xem lại cách hiệp vần trong cặp câu. Để ý tiếng thứ 6 của 2 dòng xem đã hiệp vần chưa nếu chưa thì đổi lại đảm bảo cùng là vần bằng. Hoặc cách hiệp vần ở cuối mỗi câu.

+ Đọc lại hai câu thơ đảm bảo nhịp 2/2/2 hoặc 3/3 cho cân đối và nhịp nhàng.

+ Nếu thấy chưa hài hòa về mặt từ ngữ lúc này mới tìm các từ tương ứng có thể thay thế được để câu thơ được tự nhiên, tránh gò ép về cách hiệp vần.

Thể song thất lục bát (gián thể, song thất)

– Số tiếng: cặp song thất và cặp lục bát luân phiên kế tiếp nhau trong toàn bài.

– Vần: hiệp vần ở mỗi cặp, cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng. Giữa cặp song thất và cặp lục bát có vần liền.

– Nhịp: 3/4 ở hai câu thất và 2/2/2 ở cặp lục bát.

– Hài thanh: Cặp song thất lấy tiếng thứ ba làm chuẩn, có thể có thanh bằng hoặc trắc nhưng không bắt buộc; cặp lục bát sự đối xứng B – T chặt chẽ hơn.

Các thể ngũ ngôn đường luật

– Gồm: ngũ ngôn tứ tuyệt (5 tiếng, 4 dòng) và ngũ ngôn bát cú (5 tiếng, 8 dòng)

– Bố cục: 4 phần đề, thực, luận, kết

– Số tiếng: 5 tiếng, số dòng: 8 dòng (4 dòng)

– Vần: 1 vần, gieo vần cách

– Nhịp lẻ: 2/3

– Hài thanh: có sự luân phiên B – T hoặc niêm B – B, T – T ở tiếng thứ hai và thứ tư

Các thể thất ngôn đường luật

Gồm:

Thất ngôn tứ tuyệt

– Số tiếng: 7 tiếng, số dòng: 4 dòng

– Vần: vần chân, độc vận, gieo vần cách

– Nhịp: 4/3

Thất ngôn bát cú

– Số tiếng: 7 tiếng, số dòng: 8 dòng ( chia 4 phần: đề, thực, luận, kết)

– Vần: vần chân, độc vận

– Nhịp: 4/3