Mở Bài Hay Nhất Cho Bài Thơ Tây Tiến / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Mở Bài Kết Bài Cho Tây Tiến

Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc…nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ tinh tế, lãng mạn, tài hoa. Là nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng”, thơ Quang Dũng giàu chất nhạc, chất họa. Ông rất thành công với những bài thơ viết về người lính, trong đó có bài “Tây Tiến”.

Mở bài 2 (gián tiếp)

Trong vườn hoa của thơ ca kháng chiến chống Pháp, Tây Tiến được xem là bông hoa đầu mùa vừa đẹp lại vừa lạ. Bông hoa ấy được nở ra từ hồn thơ phóng khoáng và tâm huyết, một tiếng thơ tinh tế và lãng mạn. Đó chính là người nghệ sĩ tài hoa – nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng” – Quang Dũng.

Có những “bài ca không bao giờ quên”, cũng có những năm tháng chiến tranh không phai mờ trong ký ức. Cùng với khí thế sôi sục của những năm mưa bom bão đạn, văn học, với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc một cách sống động tượng đài của những chiến sĩ anh hùng kiên trung. Để ngày hôm nay lòng ta không khỏi bùi ngùi xúc động khi đọc lên những câu thơ bất hủ trong áng thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.

Mở bài 4. Mở bài này thầy Phan Danh Hiếu viết thêm ngày 5.11.2019

Bàn về sức sống của văn chương nghệ thuật, trong bài thơ “Nghĩ lại về Pau-xtốp-xki” – nhà thơ Bằng Việt từng viết: “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ/ Như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu”. Vâng! Có những tác phẩm ra đời để rồi chìm khuất giữa ồn ào náo nhiệt của phiên chợ văn chương, nhưng cũng có những tác phẩm lại như “những dòng sông đỏ nặng phù sa”, như “bản trường ca rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn” để rồi in dấu ấn và chạm khắc trong tâm khảm ta những gì đẹp nhất để “suốt đời đi vẫn nhớ”. Đó phải chăng là những tác phẩm đã “vượt qua mọi băng hoại” của thời gian trở thành “bài ca đi cùng năm tháng” để lại trong tâm hồn bạn đọc bao thế hệ những dư vang không thể nào quên. Một trong số bài ca đó phải kể đến “Tây Tiến” của người nghệ sĩ đa tài Quang Dũng. Trong bài thơ có những vần thơ thật lắng đọng, đặc biệt là đoạn tả chân dung người lính:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Mở bài 5. (Facebook cô Diễm Hằng – Hà Nội)

Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhận xét và bài thơ Tây Tiến : “Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến”. Phải chăng cái mới, cái lạ, cái riêng biệt ấy chính là tượng đài những người chiến sĩ, những người anh hùng của dân tộc đã hy sinh vì dân tộc, được tạc dựng lại vừa mang vẻ đẹp của sự anh dũng, kiên cường vừa mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn.

HÃY ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE CỦA THẦY ĐỂ NHẬN BÀI GIẢNG. BẤM VÀO

Mở bài 6 (cho đoạn thơ thứ 3) (trích 127 BÀI VĂN) Sau khi mở bài xong và dẫn dắt vào vấn đề theo yêu cầu của đề bài thì phần thân bài cần giới thiệu:

Bài thơ “Tây Tiến” có thể xem như một hiện tượng “xuất thần” của Quang Dũng trong thơ ca kháng chiến chống Pháp. Đó là “đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiện” (Phong Lê) được khí phách của cả một thời đại ùa vào, chắp cánh để cho cái chất bi tráng bay lên như một nét đẹp hiếm có của một thời thơ.

Kết bài

Tây Tiến là một phân hiệu bộ đội được thành lập đầu năm 1947, thành phần chủ yếu là thanh niên trí thức Hà Nội. Nhiệm vụ của họ là phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới phía Tây. Năm 1948, Tây Tiến giải thể để thành lập trung đoàn 52. Quang Dũng cũng chuyển sang đơn vị khác. Sau khi rời đơn vị cũ chưa được bao lâu Quang Dũng đã sáng tác bài thơ này. Bài thơ được in trong tập “Mây đầu ô”.

“Tây Tiến biên cương mờ lửa khói Quân đi lớp lớp động cây rừng Và bài thơ ấy, con người ấy Vẫn sống muôn đời với núi sông”

Tây Tiến là một trong những bài thơ đặc sắc của Quang Dũng nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Bài thơ là nỗi hoài niệm bâng khuâng về con đường hành quân giữa thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, thơ mộng. Trên chặng đường quân hành đó, nổi bật lên là hình tượng người lính với tinh thần chiến đấu quả cảm và tâm hồn lãng mạn hào hoa dù phải sống giữa bao gian khổ và thiếu thốn. Xin được mượn mấy lời thơ của Giang Nam thay cho lời kết:

CÁCH VIẾT MỞ BÀI HAY – XEM VIDEO

Mở Bài Hay Nhất Bài Thơ Tây Tiến Của Quang Dũng

“Bạn ta đó

Chết trên dây thép ba từng

Một bàn tay chưa rời báng súng

Chân lưng chừng nửa bước xung phong

Vai những con người mỗi khi nằm xuống

Vẫn nằm trong tư thế tiến công …”

Không biết bao mùa thu đã trôi qua kể từ ngày mùa thu tháng tám của dân tộc, chiến tranh đã đi qua trên mảnh đất Việt Nam thân yêu để lại với đời mùa thu tươi đẹp, hoà bình, hạnh phúc… Và để lại những chiến công của người chiến sĩ mùa thu xưa – Những mùa thu của cuộc kháng chiến chống Pháp, với những con người “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Họ giành cả cuộc đời mình để giành lại độc lập dân tộc, họ đi vào cuộc đời với những hình ảnh đẹp nhất, dũng cảm nhất và cũng đầy chất lãng mạn. Họ dựng lên một tượng đài bất hủ trong thơ ca về những người chiến sĩ cách mạng… Nhắc đến thơ ca cách mạng, ta không thể không kể đến bài thơ kinh điển của Tố Hữu, Hoàng Cảm, Nguyễn Đình Thi, và lại càng khôg thể không nhắc tới bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. Một minh chứng tiêu biểu, hào hùng vè sự hi sinh cống hiến của người lính trong những năm tháng đấu tranh gian lao.

Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, ông làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Là hồn thơ của xứ Đoài mây trắng. Thơ ông giàu chất nhạc, chất hoạ, cảm hứng thơ luôn hướng tới cái bi tráng, hào hùng…

Tây Tiến có nhan đề ban đầu là Nhớ Tây Tiến, được Quang Dũng sáng tác tại Phù Lưu Chanh năm 1948, được in trong tập “Mây Đầu Ô”. Tây Tiến là đoàn quân được thành lập năm 1947, hoạt độn chủ yếu ở biên giới Việt Lào với nhiệm vụ đánh tan sinh lực địch. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là sinh viên, học sinh, thanh niên Hà Nội, trong đó có Quang Dũng. Bài thơ được sáng tác khi Quang Dũng nhớ về mảnh đất Tây Bắc và những ngừoi đồng chí đồng đội của mình.

Qua những vần thơ vừa hào hùng vừa lãng mạn, lại giàu chất nhạc, chất hoạ, bài thơ đã diễn tả hết sức chân thật về hiện thực của cuộc kháng chiến chống Pháp, vẻ đẹp của anh bộ đội cụ Hồ… Mà còn thể hiện nỗi nhớ da diết của tác giả về mảnh đất Tây Bắc thân thương, về những người bạn thân thiết của mình.

Là một người lính trẻ, hào hoa, ra đi theo tiếng gọi của lòng yêu nước, sống và làm việc nơi nhí rừng hiểm trở. Nhưng chất thi sĩ vẫn trào dâng trong lòng của nhà thơ một cách mãnh liệt. Một thời gắn bó sâu rộng với Tây Tiến, với núi rừng… đã làm ông không khỏi bồi hồi xúc động khi nỗi nhớ Tây Tiến dâng trào trong kí ức. Quang Dũng hạ bút viết bài thơ.

Những Mở Bài Về Hình Tượng Người Lính Tây Tiến Hay Và Sáng Tạo

Tuyển chọn những mở bài về hình tượng người lính Tây Tiến hay và sáng tạo, được đánh giá cao dành cho học sinh lớp 12 giúp đạt điểm cao trong các kì thi

Những mở bài thường gặp bàn về hình tượng người lính Tây Tiến

Mở bài 1

Sự nghiệp của Quang Dũng không phong phú, đồ sộ như nhiều nhà thơ khác, nhưng mỗi tác phẩm ông để lại đều khắc dấu ấn đậm sâu trong lòng bạn đọc. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nổi bật nhất là tác phẩm Tây Tiến. Qua những vần thơ đầy tinh tế mà cũng vô cùng chân thực, ông đã tái hiện thành công chân dung người lính, binh đoàn Tây Tiến.

Tây Tiến được sáng tác năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, sau khi Quang Dũng đã rời binh đoàn Tây Tiến để nhận nhiệm vụ khác. Mặc dù đã rời binh đoàn, những nỗi nhớ, tình yêu với binh đoàn vẫn luôn tha thiết, nó đã giúp ông kết tinh nên tác phẩm nghệ thuật này. Bởi vậy, trong tác phẩm cảm xúc chủ đạo là nỗi nhớ tha thiết, sâu đậm.

Mở bài 2

Hình ảnh người lính nói chung và những người lính thời kỳ chống Pháp nói riêng từ lâu đã đi vào văn chương như một nguồn thi cảm. Các nhà thơ viết về người lính với tất cả niềm kiêu hãnh, tự hào. Giữa muôn vàn những tác phẩm như vậy, Tây Tiến là bài thơ có vị trí đặc biệt. Tây Tiến là một trong những bài thơ sớm nhất viết về người lính cách mạng, ra đời ngay trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và trở thành thi phẩm xuất sắc của nền thơ Việt Nam từ sau năm 1945 cùng với hình tượng người lính Tây Tiến.

Mở bài 3

Trong vườn hoa của thơ ca kháng chiến chống Pháp, Tây Tiến được xem là bông hoa đầu mùa vừa đẹp lại vừa lạ. Bông hoa ấy được nở ra từ hồn thơ phóng khoáng và tâm huyết, một tiếng thơ tinh tế và lãng mạn. Đó chính là người nghệ sĩ tài hoa – nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng” – Quang Dũng.

Mở bài 4

Có những “bài ca không bao giờ quên”, cũng có những năm tháng chiến tranh không phai mờ trong ký ức. Cùng với khí thế sôi sục của những năm mưa bom bão đạn, văn học, với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc một cách sống động tượng đài của những chiến sĩ anh hùng kiên trung. Để ngày hôm nay lòng ta không khỏi bùi ngùi xúc động khi đọc lên những câu thơ bất hủ trong áng thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.

Top 3 mở bài sáng tạo cho đề văn về vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến

Mở bài 1

“Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏTươi như cánh nhạn lai bồng…“Khi Tổ Quốc cần họ biết sống xa nhau”

(Cuộc chia ly màu đỏ – Nguyễn Mỹ)

Chiến tranh đi qua đã để lại cho chúng ta hoài niệm về những tháng năm không thể nào quên, đó là khi con người ta nhận ra sứ mệnh của mình sinh ra là để chiến đấu, là để báo thù, đó là những con người sẵn sàng gác lại tuổi trẻ, việc học hành, tình cảm cá nhân vị kỉ để đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc…

Những con người ấy đã đi vào trong thơ ca, nghệ thuật như những huyền thoại của thế kỉ 20 mà nhà thơ Quang Dũng đã thể hiện thật xuất sắc thông qua lăng kính lãng mạn nhưng vẫn đậm chất hiện thực của mình qua bài thơ Tây Tiến. Tác phẩm đã khắc họa thành công bức tượng đài người lính Tây Tiến trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ.

Chiến tranh đã qua đi, những hạt bụi thời gian có thể phủ dày lên hình ảnh của những anh hùng vô danh nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc vĩnh viễn vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người con anh hùng của đất nước, họ đã dùng máu và nước mắt của mình tô lên hai chữ “độc lập” của dân tộc.

Tây Tiến là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất trong giai đoạn lịch sử khốc liệt những 1945 – 1954. Qua bài thơ này, Quang Dũng đã dùng bút lực của mình để vẽ lên thi đàn văn chương một bức tượng đài người lính Tây Tiến vừa lãng mạn hào hoa, vừa hào hùng bi tráng.

Mở bài 3

Chúc các em thi tốt^^

Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhận xét về bài thơ Tây Tiến: ” Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến “. Phải chăng cái mới, cái lạ, cái riêng biệt ấy chính là tượng đài những người chiến sĩ, những người anh hùng của dân tộc đã hy sinh vì dân tộc, được tạc dựng lại vừa mang vẻ đẹp của sự anh dũng, kiên cường vừa mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn.

Soạn Bài Tây Tiến Ngắn Gọn Nhất

I. Tìm hiểu chung để soạn bài Tây Tiến

1. Tác giả

Tác giả Quang Dũng 

– Tác giả Quang Dũng (1921-1988) sinh ra tại Hà Nội là nhà thơ nổi bật trong thế hệ những nhà thơ miền Bắc của Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến sau cách mạng tháng tám.

– Ngoài sáng tác thơ thì ông còn là một họa sĩ, nhạc sĩ tài ba.

– Năm 2001, Quang Dũng được truy tặng giải thưởng Nhà nước cao quý về văn học và nghệ thuật.

– Các bài thơ nổi bật trong sự nghiệp thơ ca của ông như: Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây, Đôi bờ, Quán bên đường, Linh râu ria.

2. Tác phẩm

– Tây Tiến là tác phẩm được in trong tập thơ Mây đầu ô (1986).

– Tây Tiến là tên gọi của một đơn vị quân đội phần đông là thanh niên Hà Nội được thành lập năm 1947. Các chiến sĩ trong đoàn quân có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào nhằm chống lại âm mưu xâm lược của bọn thực dân Pháp.

– Năm 1948, ông rời khỏi binh đoàn Tây Tiến và sau đó vì nỗi nhớ binh đoàn cũ nên ông đã viết nên bài thơ Nhớ Tây Tiến tại Phù Lưu Chanh. Sau này bài thơ được đổi tên thành Tây Tiến.

II. Tìm hiểu văn bản và soạn bài Tây Tiến

Câu 1: Bốc cục tác phẩm

Bài thơ được chia làm 4 đoạn với những mục đích và nội dung thể hiện riêng:

– Đoạn 1 (từ đầu đến câu 14): Nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ,nên thơ và mỹ lệ.

– Đoạn 2 (tiếp theo đến câu 22): Kỷ niệm của người lính Tây Tiến trong đêm liên hoan tại Mộc Châu.

– Đoạn 3 (tiếp theo đến câu 30): Hình ảnh người lính Tây Tiến hào hoa và tình quân dân thắm thiết, mặn nồng.

– Đoạn 4 (4 câu cuối): Sự khẳng định nỗi nhớ da diết và lời hẹn ước của tác giả

Câu 2: Soạn Tây Tiến qua bức tranh thiên nhiên và hình tượng người lính Tây Tiến hiện lên đầy đặc sắc trong đoạn thơ

 “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.”

 Cảnh Sài Khao hùng vĩ

– Hình ảnh người lính cũng được thể hiện rõ nét bên cuộc hành trình cùng thiên nhiên. Với những khắc nghiệt của núi rừng trên chặng hành trình đầy vất vả, gian truôn, đầy hiểm nguy là thế và khiến “đoàn quân mỏi” nhưng tinh thần không “mỏi”. Những chàng trai trí thức Hạ thành ngày ra đi đầu không ngoảnh lại, họ đem sức trẻ, trí tuệ và tinh thần yêu nước mãnh liệt cùng ý chí đấu tranh bất khuất, kiên cường vì tổ quốc, vì dân tộc.

Hình ảnh người lính hành quân qua núi rừng

Câu 3: Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở đoạn 2 được thể hiện gần gũi, độc đáo

– Nếu soạn Tây Tiến ở đoạn thơ trên đậm tính dữ dội của hiện thực núi rừng thì đoạn thơ 2 lại mang màu sắc trữ tình, thơ mộng với 2 bối cảnh: cuộc liên hoan tại doanh trại, cuộc chia tay lên đường đi Châu Mộc.

+ Cuộc liên hoan vui vẻ giữa quân và dân nơi doanh trại đầy hào hứng với khung cảnh lung linh, rực rỡ. Sau một ngày dài hành quân vất vả, mệt mỏi thì những giây phút này trở nên vô cùng quý giá và ý nghĩa với những người lính. Ở đây chỉ còn lại tình quân dân, tình đồng đội thân tình, chân ái.

+ Cuộc chia tay lên đường đi Châu Mộc trên sông giữa chiều sương đượm buồn. Cảnh vật đôi bờ cũng trở nên có tình, có tâm hồn, cũng biết nhớ thương, lưu luyến.

Câu 4: Vẻ đẹp lãng mạn và đậm chất bi tráng của hình ảnh người lính Tây Tiến được khắc họa qua đoạn 3

– Tác giả miêu tả những đồng đội của mình một cách chân thật nhất:

– Đánh giá cao tinh thần yêu tổ quốc mà hy sinh quên mình, khẳng định khí chất anh hùng ngời sáng.

Câu 5: Soạn Tây Tiến qua nỗi nhớ vùng đất thiêng liêng này được diễn tả ở đoạn thứ 4

– “Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy”

… Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”

III. Tổng kết soạn bài Tây Tiến

1. Giá trị nội dung

Qua nỗi nhớ Tây Tiến xưa cũ, tác giả thể hiện hình ảnh người lính đầy lãng mạn, hào hoa nhưng vô cùng dũng cảm, gan trường và giàu lòng yêu nước. Bên cạnh đó, vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng hiện lên dữ dội, hiểm nguy nhưng cũng đầy chất thơ, lãng mạn và hùng vĩ.

Qua bài thơ, tác giả không chỉ khắc khoải nỗi nhớ mà ẩn trong đó là tình yêu thiên nhiên, tình yêu đồng đội, tình yêu nhân dân và lớn lao hơn cả là tình yêu đất nước to lớn luôn có mặt trong từng câu chữ, ý thơ của Quang Dũng.

2. Giá trị nghệ thuật

– Bút pháp lãng mạn, đậm chất hào hùng, bi tráng được thể hiện nhiều trong bài thơ để lột tả những nét độc đáo, đặc biệt của Tây Tiến và Tây Bắc.

– Phép phóng đại, đối lập kết hợp những yếu tố cường điệu; hình ảnh và ngôn từ độc đáo, giàu trí tưởng tượng, thể hiện một tư tưởng mới lạ mang phong cách riêng của tác giả.