Phân Tích Dòng Chảy Cảm Xúc Trong Bài Thơ Tây Tiến

Dòng chảy cảm xúc trong bài thơ “Tây Tiến”

Quang Dũng là người có tài năng nhiều mặt: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Bài thơ Tây Tiến được viết hoàn toàn bằng cảm xúc của một nỗi nhớ chơi vơi, xao xuyến của thi sĩ về đoàn quân Tây Tiến, đơn vị cũ. Cả bài thơ là dòng chảy cảm xúc lúc đằm thắm, lúc cuộn trào, lúc dịu êm, lúc dữ dội, có khi mơ màng trong màu sắc thiên nhiên tươi xanh, có khi ảm đạm trong khói sương miền biên giới. Mạch cảm xúc của bài thơ Tây Tiến bắt đầu bằng nỗi nhớ dòng sông Mã và kết thúc cũng với dòng sông thiêng liêng, đầy kỉ niệm ấy.

Khơi mạch dòng chảy cảm xúc trong bài thơ “Tây Tiến” nỗi nhớ miền Tây da diết. Đó là nỗi nhớ về những người đồng đội của đơn vị Tay Tiến năm xưa:

Sông Mã, Tây Tiến là tên gọi cụ thể. Chắc chắn cũng gợi nhớ về những năm tháng, miền đất, có sông, có rừng, có núi. Hai câu thơ mở đầu đã định hướng cụ thể cho cảm xúc của toàn bộ bài thơ. Sông Mã đại diện cho vùng đất miền Tây. Hai hình tượng song song kết đọng nỗi nhớ. Đó là miền Tây Bắc Bắc Bộ và người lính Tây Tiến. Nỗi nhớ ấy không bình thường: “Nhớ chơi vơi”. Hai tiếng “chơi vơi” tái hiện những kí ức lúc đạm, lúc nhạt. Nó bồng bềnh khó tả. Có lúc nó chợt đến bằng hình ảnh vừa sống động, vừa lung linh.

Từ nỗi nhớ mở đầu, mạch cảm xúc tái hiện lại cuộc hành quân chiến đấu đối với những thử thách, gian khổ, hi sinh và cả tình quân dân thắm thiết. Kế đó là nỗi nhớ về những đêm liên hoan và một vùng Châu Mộc đầy thơ mộng. Khung cảnh thiên nhiên ấy làm nổi bật hình ảnh người lính với những cảm hứng lãng mạn anh hùng, nét hào hoa của những chàng trai Hà Nội với tâm hồn thơ mộng và đậm chất bi tráng. Nỗi nhớ là yếu tố liên kết ý thơ.

Nỗi nhớ đã gọi về, dựng lên trong tâm trạng nhân vật trữ tình bao hình ảnh, những kỉ niệm không kém phần sâu sắc về một thời đẹp đẽ, hào hùng của tuổi trẻ. Nỗi nhớ đã tạo nên cảm xúc mãnh liệt. Thơ hay là thơ tạo ra cảm xúc ấy. Câu thơ ba, bốn gợi cho ta nhận thức được những địa danh tên đất, tên làng. Đó là Sài Khao, Mường Lát. Đỉnh Sài Khao bốn mùa mây bao phủ:

Sài Khao, Mường Lát mang vẻ đẹp hấp dẫn của xứ lạ. Câu thơ diễn tả vể đẹp huyền ảo. Đoàn quân đi trên đỉnh núi cao mù sương và dừng chân ở những bản làng, với gió núi hoa rừng… đầy lãng mạn. Nỗi gian khổ vì thế cũng vơi đi. Mặt khác trong 14 âm tiết chỉ có ba âm tiết là thanh trắc, 11 thanh bằng tạo âm hưởng đều đều, lan tỏa, lung linh huyền ảo trong nỗi nhớ. Người đọc chỉ nhận ra núi, bản làng, hoa và sương khói bàng bạc. Nỗi vất vả mệt mỏi giường như bị lùi đi. Người lính Tây Tiến hiện lên giữa thiên nhiên hùng vĩ.

Hình ảnh ” hoa về trong đêm hơi” thật độc đáo, “hoa về” chứ không phải là hoa nở, “đêm hơi” chứ không phải là đêm sương. Vì nhìn từ xa, đoàn quân Tây Tiến hành quân về Mường Lát mang theo những ngọn đuốc giống như một dòng sông hoa lung linh, ẩn hiện trong đêm sương mờ ảo. Đọc đến đây, cái “mỏi” của đoàn quân dường như tan biến. Quang Dũng thật tài tình khi viết một câu thơ hầu hết là thanh bằng, lâng lâng, chơi vơi như sương, như hoa, như hồn người. Bên cạnh cái khắc nghiệt của núi rừng, nguy hiểm của chiến tranh là những giây phút người lính thả hồn đầy lãng mạn. Đó cũng là chất thơ toát lên từ hiện thực cuộc chiến, rất đặc trưng cho hồn thơ tài hoa của Quang Dũng.

Trong kí ức của nhà thơ, thiên nhiên như cùng hát lên, cùng âm điệu với khúc quân hành của người lính ra trận. Còn với Quang Dũng, bối cảnh thiên nhiên hiện ra trong kí ức và tâm trạng là những hình ảnh sóng đôi của sự trái ngược:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống,Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Bước hành quân gian lao của người lính vệ quốc mở ra trong không gia nhiều chiều. Ta như nghe thấy bước chân và hơi thở trên đường trường chiến gian lao của người lính qua câu thơ đầy những vần trắc: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”. Ta cũng thấy hiển hiện một lộ trình đầy gian lao, đầy bất ngờ khi Quang Dũng viết: Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống.

Đặc biệt hơn nữa, hình ảnh “Heo hút cồn mây, súng ngửi trời” thì câu thơ không phải chỉ diễn tả bước gian lao trên đường hành quân đánh giặc mà ta còn thấy cả chất lính, tính của lính qua sự liên tưởng bất ngờ mà thú vị: súng ngửi trời.

Biết bao nhiêu gian lao thử thách, vừa như muốn quật ngã người lính cách mạng, lại vừa như kích thích họ đi tới, dẫn tới của sự chinh phục. Cảnh rừng núi hiểm trở với dốc lên khúc khuỷu, với hun hút cồn mây, với độ cao thấp đến choáng ngợp của “ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”, thế mà hình ảnh của sự sống vẫn chợt hiện ra như tạo nên thế cân bằng: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Bên cái hiểm trở dữ dội của thiên nhiên là sự sống thanh bình của con người khiến cho giọng điệu và tâm tình trong thơ Quang Dũng chợt như lại, tạo nên sự linh hoạt đã thành rất đỗi tài hoa trong bút pháp thể hiện:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét,Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

Chỉ hai câu thơ thôi mà gieo vào lòng ta tất cả những sự khắc nghiệt của miền rừng núi này – một miền núi rừng âm u với thú dữ đe doạ con người. Một vùng núi rừng biên ải hiện lên với tất cả sự khắc nghiệt, dữ dội của thiên nhiên. Đó là những khó khăn mà người chiến sĩ Tây Tiến phải vượt qua trên con đường hành quân. Cái trắc trở, gian lao cùa con đường Tây Tiến chợt làm chúng ta nhớ đến câu thơ của Lí Bạch: Thục đạo chi nan, nan ư thướng thanh thiên. (Đường xứ Thục khó đi, khó hơn lên tận trời xanh). Đó là tất cả những gian khổ, nguy hiểm do thiên nhiên đem đến mà người chiến sĩ Tây Tiến phải chịu đựng mãi mãi là ấn tượng in sâu trong trí nhớ:

Quang Dũng nói cái thực trên con đường Tây Tiến. Bao người chiến sĩ đã nằm lại trên con đường hành quân. Có một điều lạ làm toả sáng cả ý thơ là người lính Tây Tiến đến lúc gục xuống vẫn cố gắng trong tư thế của người lính, chết rồi nhưng súng mũ vẫn còn đó, hành trang của người chiến sĩ vẫn còn trong tư thế tiếp tục cuộc hành trình. Bao cảnh gian khổ khó khăn, khắc nghiệt dữ dội của con đường hành quân, của thiên nhiên xứ lạ đã thử thách người chiến sĩ Tây Tiến một cách ghê gớm. Có những người lính đã vượt qua được, và cũng không ít những người phải nằm lại phía sau. Người lính dãi dầu qua mưa nắng, đi từ khó khăn này đến gian khổ khác, chịu hết thử thách này đến thử thách thác mà dường như vẫn chẳng nể hà; đến khi kiệt sức phải gục xuống thì cũng cố gắng gục xuống trong tư thế của người chiến sĩ.

Cho dù Quang Dũng có nói sự thực về một vùng rừng núi che lấp con người, nhưng chính những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ đã đưa họ bay lên, vượt lên trên cái gian khổ và thiếu thốn. Quang Dũng là một người trong cuộc, rừng là chiến sĩ Tây Tiến, chính vì vậy mà nhà thơ viết về cuộc sống gian khổ của người chiến sĩ Tây Tiến một cách hết sức cảm động. Cái khắc nghiệt, khổ và dữ dội của một miền biên ải, những gian truân mà người chiến sĩ Tiến phải chịu đựng và những ấn tượng không thể nào quên.

Quang Dũng viết về người lính Tây Tiến không như những nhà thơ khác; ông nói thật về sự khổ, hi sinh của người lính một thời. Thế nhưng, hình ảnh anh bộ đội Tây Tiến không vì thế mà trở nên uỷ mị, ngược lại càng thêm cao đẹp hơn. Miêu tả nét chiến sĩ với cái bi, nhưng là “bi tráng”. Nói cái gian khổ để đề cao chiến thắng nói hi sinh để nâng hình ảnh người lính lên một tầm cao thời đại cũng là một cách “vẽ mây nảy trăng” trong hội hoạ vậy. Bởi chiến thắng có giá trị gì khi chiến thắng dễ dàng, không có hi sinh? Và hình ảnh người lính sẽ không thật cao đẹp nếu họ không trải qua những thử thách gian truân của cuộc sống chiến đấu khắc nghiệt.

Đó là một lời đúc kết kinh nghiệm về giá trị của chiến thắng, giá trị cả phẩm chất con người. Giữa bao cái gian khổ, khắc nghiệt đã thành ấn tượng niềm vui, dù ít ỏi, con người Tây Tiến hiện lên giữa không gian vừa dữ dội, vừa thơ mộng, càng đáng nhớ hơn:

Dường như để trả trạng thái tâm hồn chúng ta về thế cân bằng sau khi chùng xuống trước cuộc sống chiến đấu của người chiến sĩ Tây Tiến, Quang Dũng hồi tưởng lại nhiều hình ảnh vui, ấm áp. Khói bếp, mùi thơm cơm nếp gợi cái ấm cúng của cuộc sống thanh bình, hạnh phúc. Sức nóng của nó đủ làm tâm hồn dần ấm lại sau những phút giây chứng kiến những gian khổ của người lính, đuốc hoa là hình ảnh có sức khơi gợi, gợi cho ta cái cảm giác tươi vui như đang chứng kiến lễ hội đông vui. Có thể chỉ ngày hôm sau một người nào đó trong số họ phải nằm lại nơi núi rừng u tịch, nhưng hôm nay làm hồn họ vẫn mộng mơ, mơ đến những hình ảnh đẹp của thi và hoạ, xây hồn thơ. Và như vậy, họ sẵn sàng đón nhận mọi thử thách tiếp theo, coi đó như một việc bình thường mà đời lính phải chấp nhận.

Không lên gân, không khiên cưỡng, mọi gian khổ hi sinh đối với người lính là chuyện binh thường và tất yếu, vì vậy mà họ vẫn lạc quan, vẫn yêu đời, vẫn sống với lâm hồn trẻ trung, tươi mát. Cũng vậy mà người lính Tây Tiến có thể vẫn nhớ một dáng thuyền độc mộc, hoặc một bông hoa trên dòng nước lũ. Những hình ảnh rất bình thường ấy, ngỡ rằng sau bao sự thử thách về tinh thần, người lính sẽ quên đi. Nhưng không, họ vẫn nhớ. Những hình ảnh ấy in sâu vàu tâm hồn ngựời lính Tây Tiến, là nguồn động viên thúc giục họ chiến đấu, dù tiếp tục đón nhận những thử thách mới:

Tây Tiến đoàn binh , dữ oai hùm.Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

“Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” của “đoàn quân không mọc tóc” khơi dậy nhiều cảm xúc nhớ thương. Đó chính là hình ảnh oai hùng, sức mạnh tinh thần của anh “Vệ trọc” nổi tiếng một thời rét nên tóc rụng, vả lại, cái cách nói đoàn quân không mọc tóc ấy phần nào cũng dựng nên hình ảnh người tráng sĩ với dáng dấp thật hùng dũng và hiên ngang. Ta cảm động trước hình ảnh người sĩ Tây Tiến, và chợi nhớ đến hình ảnh người chiến sĩ trong một số bài thơ đương thời.

Chìm sâu trong trí nhớ là những lần ly biệt. Cái cuộc sống tâm hồn ấy là nguồn động lực giúp người lính tiếp tục chiến đâu để giành lây độc lập, tự do cho Tổ quốc thân thương. Và cũng vì thế, người chiến sĩ chấp nhận sự hi sinh:

Câu thơ đầu đọc lên nghe thật là buồn thảm. Nhưng câu thơ sau như một lực nâng vô hình, đã đưa câu thơ đầu lên cao, cái thảm giờ đây đã trở thành bi tráng. Nó bi tráng và hào hùng bởi Quang Dũng nói được một điều cốt lõi trong nhân cách của người lính: biết hi sinh, biết gian khổ nhưng vẫn cứ ra đi giải phóng quê nhà. Họ ra đi chẳng tiếc đời xanh, bởi quãng đời tươi đẹp ấy đã hiến dâng cho một lí tưởng cao đẹp: chiến đấu vì Tổ quốc. Họ ra đi và ngã xuống thanh thản không một chút vướng bận, cái chết được xem nhẹ tựa lông hồng:

Cách dùng từ áo bào của Quang Dũng làm cho câu thơ trở nên cổ kính, áo bào chứ không phải chiến bào; người chiến sĩ như những danh tướng thời xưa da ngựa bọc thây là một điều vinh quang. Cũng như thế, người lính coi việc hi sinh trên chiến trường là một nghĩa vụ thiêng liêng. Người chiến sĩ Tây Tiến ngã xuống và thanh thản về đất. Đất sinh ra anh và lại đón nhận anh về sau khi làm tròn nghĩa vụ. Anh về đất như một hành động tựu nghĩa của những anh hùng. Mở đầu bài thơ là hình ảnh sông Mã, kết thúc bài thơ vẫn là tiếng gầm thét của dòng sông này. Dòng sông tiễn anh ra đi chiến đấu lại đón anh về:

Tây Tiến người đi không hẹn ướcĐường lên thăm thẳm một chia phôiAi lên Tây Tiến mùa xuân ấyHồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

Quang Dũng khẳng định lại một lần nữa cái ý chí bất khuất ra đi là không trở lại trong niềm tự hào. Đó cũng là ý chí quyết tâm của cả một thế hệ, của một thời đại. Những gian khổ, hi sinh của cuộc kháng chiến là những kỉ niệm không thể quên. Sẽ không bao giờ còn có lại thời kì gian khổ đến mức ấy và cũng hào hùng đến mức ấy. Và cũng khó có thể có được bài thơ Tây Tiến thứ hai.

Với những kỉ niệm về binh đoàn Tây Tiến rất khó mờ phai trong tâm trí, lại thêm bút pháp hoài niệm rất đỗi tài hoa, qua hàng loạt những hình ảnh trái ngược mà hài hoà bổ sung cho nhau, Quang Dũng đã làm sống dậy hình ảnh nười lính Tây Tiến, rừng núi Tây Tiến trong nỗi nhớ thật chơi vơi về Tây Tiến. Những chuỗi kỉ niệm về thiên nhiên và con người đó như những thước phim vừa chân thực sinh động vừa rất huyền ảo, tình cảm và tài hoa đã góp phần tạo nên thành công cả về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Có người nhận định rằng với bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng đã dựng nên bức tượng đài bằng thơ về hình tượng người lính đánh Pháp trong cuộc kháng chiến mà dũng cảm và cũng đầy chất thơ của nhân dân ta.

Đọc bài thơ, ta hiểu thêm về người lính Tây Tiến, hiểu thêm những điều ẩn phía sau của “đoàn binh không mọc tóc” và hiểu hơn về nguồn cội của sức mạnh mà người lính đem vào trận chiến. Yêu quý, khâm phục, tự hào là những dư vang tha thiết trong lòng người đọc khi biết về binh đoàn Tây Tiến qua vần thơ của Quang Dũng. Dòng chảy cảm xúc trong bài thơ “Tây Tiến” đã được nhà thơ nắm bắt và trình bày bằng lớp ngôn từ ảo diệu, gây được sức ám ảnh sâu sắc trong thi ca.

Mạch Cảm Xúc Quê Hương

Sinh ra và lớn lên ở xã Sơn Nam (Sơn Dương), ông được bà con gọi với cái tên thân mật là thầy giáo Việt. Ông từng là giáo viên dạy văn được nhiều thế hệ học trò yêu quý bởi tính cách hiền hòa và sự nhiệt thành trong công việc. Ông cũng đảm nhiệm các chức vụ Phó Hiệu trưởng, Hiệu trưởng ở các trường như: Trường Tiểu học và THCS Tân Trào, Trường THCS Thiện Kế, Trường Tiểu học và THCS Đại Phú, Trường THCS Ninh Lai… Trần Xuân Việt bắt đầu tham gia sáng tác và được đăng thơ trên báo địa phương từ năm 25 tuổi, thế nhưng khi về nghỉ hưu ông mới thực sự chuyên tâm hoạt động nghệ thuật. Với thơ, Trần Xuân Việt khá tỷ mỉ. Những rung cảm về mảnh đất, con người xứ Tuyên chứa đựng nhiều tầng, nhiều lớp cảm xúc: “Nắng cháy đỏ một khoảng trời mùa hạ/Nước cuộn dâng chát mặn vị phù sa/Mồ hôi thấm hòa trong dòng nước mát” hay “Làng quê mình cứ trẻ mãi ra/Dải lụa xanh dòng sông Phó Đáy/Thác Nóng vào xuân, hòa cùng dòng chảy/Một miền quê náo nức thanh bình” (Chảy cùng thác Nóng).

Nhà thơ Trần Xuân Việt cùng gia đình.

Thời trai trẻ, ông từng có một thời gian dài công tác tại Nà Hang. Qua con mắt thi sỹ, miền non nước Nà Hang hiện lên thật thân quen, gần gũi. Chỉ vài nét phác họa khung cảnh quê hương được điểm xuyết rất tinh tế, các bài thơ Xuân Na Hang, Rượu ngô Na Hang, Chuyện của tôi như lời mời gọi tha thiết: “Mênh mông nước/Bạt ngàn rừng xanh biếc/Núi bỗng lùn/Thác Bạc ngừng trôi/Chú Khách nàng Tiên soi gương duyên dáng…/Hồ lung linh/Như Vịnh Hạ Long” (Vịnh Hạ Long trên núi). 

Mỗi địa danh ông đi qua đều đọng lại nhiều cảm xúc để rồi khắc khoải trong những trang thơ. Về với Nà Hang là về với đặc sản rượu ngô men lá và cách người thi sỹ cảm nhận đầy thi vị: “Ở một vùng quê xứ sở của đầu nguồn/Nước trong vắt chảy ra từ lòng đá/Ngô của núi mọc lên từ mùn lá/Chõ gỗ, men rừng thơm nước quê hương” (Rượu ngô Na Hang). Thơ Trần Xuân Việt có giọng điệu và ngôn ngữ rất riêng. Một thứ ngôn ngữ thơ giản dị nhưng đầy ám ảnh được dồn nén. 

Mạch cảm xúc về quê hương cứ dạt dào qua những rung động của hình bóng thân quen. Người yêu thơ ấn tượng với tác phẩm Mùa gặt qua hai hình tượng nghệ thuật độc đáo “bông lúa hình vòng cung” và “lưng mẹ”. Hòa vào niềm vui của người nông dân, tác giả lại lặng lẽ nghĩ đến sự vất vả của người mẹ mỗi khi mùa gặt về. Như thân cò lặn lội sớm khuya, tất bật với việc đồng áng dáng còng lưng mẹ tựa như hình bông lúa trĩu hạt. Một sự so sánh đầy tính nghệ thuật thể hiện sự cảm quan tinh tế của tác giả: “Bông lúa hình vòng cung/Giống như hình lưng mẹ/Địu em từ tấm bé/Địu gùi mẹ lên nương”.

Thi ca là ngọn nguồn, là tiếng lòng tâm tình sâu kín của những kẻ đa sầu đa cảm. Đối với Trần Xuân Việt, mỗi bài thơ là một lời chiêm nghiệm: “Nhọc nhằn lên những chồi xanh/Đất bạc màu đã hóa thành trái thơm/Mồ hôi mặn chát bát cơm/Nuôi người từ những cọng rơm cần cù” (Hương của đất).

Nhiều người nhận xét, thơ Trần Xuân Việt không quá đặc sắc với những ngôn từ mĩ miều, mà thơ ông thật nhẹ nhàng, giản dị tựa như tiếng lòng tuôn chảy. Trần Xuân Việt đến với thơ bằng tình yêu, bằng cảm xúc mãnh liệt, đó là điều độc giả luôn trân trọng ở ông.

Cảm Nhận Về Bài Thơ Tây Tiến

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến.

Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến – Hình tượng người lính là một trong những cảm hứng quen thuộc của văn học trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Khi đó trong văn chương hình tượng trung tâm chính là người chiến sĩ yêu nước và bài thơ Tây Tiến chính là một trong số đó.

Bài thơ sáng tác vào năm 1948 tại Phù Lưu Chanh khi Quang Dũng đã chuyển đơn vị công tác, không còn tham gia vào đoàn quân Tây Tiến. Mặc dù tham gia vào đoàn quân Tây Tiến không lâu nhưng những kỷ niệm về đồng đội về núi rừng là nỗi nhớ da diết, không thể nào quên. Những người lính Tây Tiến phần đông là thanh niên, học sinh Hà Nội, chất anh hùng của họ mang theo những nét lãng mạn dù họ phải chịu những thiếu thốn, cơ cực. Rừng thiêng nước độc, nhiều khi những người lính chưa phải đối mặt với kẻ thù thì đã phải đối mặt với nhiều thứ ghê gớm không kém đó là đói rét, là căn bệnh sốt rét. Quãng Dũng đã không che giấu đi những sự thật đó mà phơi bày tất cả những thực tại đó để mọi người có thể hiểu được trong những chiến thắng thì cũng không ít những đau thương mất mát.

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

Chúng ta có thể thấy được mặc dù nhan đề bỏ đi từ “nhớ” nhưng ở ngay đầu bài thơ tác giả cũng đã nêu lên nỗi nhớ: “nhớ chơi vơi”. Một nỗi nhớ không thể hình dung, cân đo đong đếm đươc. Mà cái đầu tiên Quang Dũng nhớ về đó không phải những kỷ niệm gắn với con người mà là rừng núi. Rừng núi nới trước kia tác giả với đồng đội đã cùng nhau trải qua những ngày chung sống, chiến đấu, chịu biết bao gian khổ mà trước đó Quang Dũng, một chàng trai của đất Thăng Long – Hà Nội hào hoa phong nhã, chưa bao giờ nếm trải. Chính vì thế nỗi nhớ về miền Tây càng thêm da diết, những ấn tượng về nó càng thêm sâu sắc:

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời.

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

Tác giả đã kể ra từng chi tiết, hình ảnh gắn với từng địa danh cụ thể. Qua đó cho thấy ấn tượng sâu sắc đến nỗi tác giả có thể nhớ như in từng địa danh, từng kỷ niệm nơi đoàn quân Tây Tiến đã đi qua. Bên cạnh đó còn cho thấy địa thế hiểm trở, heo hút của miền Tây có dốc núi, cao “ngàn thước”, “heo hút cồn mây”. Không dừng lại ở đó Quang Dũng còn tiếp tục đưa ra những mối đe dọa về sức khỏe cũng như tính mạng của người lính Tây Tiến đó là “oai linh thác gầm thét”, “cọp trêu người”.

Bài thơ còn gáp phần khắc họa nên bức tượng đài vĩ đại về người lính trong nét bi tráng riêng biệt. Những người lính trong đoàn quân Tây Tiến hiện lên với những nét gân guốc, khác lạ:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá giữ oai hùm”

Từ những nét khắc họa ấy đã trở thành minh chứng để tố cáo tội ác của chiến tranh, là minh chứng cho hoàn cảnh sống và chiến đấu khắc nghiệt. Tóc người lính không thể nào mọc được thậm chí còn rụng hết đi là do căn bệnh sốt rét hoành hàng, do không thể cung cấp đầy đủ và kịp thời các loại thuốc men cần thiết. Sống trong thiếu thốn về lương thực, bệnh tình nên da dẻ người lính trở nên xanh xao, gầy gò, ốm yếu. Có chiến đấu thì dĩ nhiên sự hy sinh mất mát là không thể tránh khỏi. Quang Dũng đã không che giấu đi cái sự thật nghiệt ngã đó mà trái lại phơi bày ra trước mắt người đọc. Thậm chí tác giả còn nhắc đi nhắc lại và nhấn mạnh rất nhiều lần: “gục lên súng mũ bỏ quên đời”, “thay chiếu anh về đất”, “hồn về Sầm Nứa”… Tấc cả đều cho thấy mặt trái của chiến tranh và những thanh niên đều biết trước kết cụ nghiệt ngã đó nhưng vẫn quyết tâm dứt áo ra đi vì lý tưởng. Họ ra đi “chẳng tiếc đời xanh” bởi khi họ gia nhập vào đoàn quân thì còn rất trẻ, mang theo trong mình những mộng ước, lãng mạn của tuổi trẻ “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

Mang theo âm hưởng lúc thì dữ dội, sôi nổi, khi lại trầm lắng, vang vọng, bài thơ đã mang đến cho người đọc nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Bài thơ Tây Tiến mang cả hai đặc trưng đó là cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng được thể hiện thông qua nỗi ngớ về thiên nhiên, con người của miền Tây, qua hình tượng người lính. Những hy sinh mất mát của những người lính để chúng ta có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc và nền độc lập chủ quyền như ngày hôm nay.

Mai Du

Cảm Nhận Khổ 4 Bài Thơ Tây Tiến

Cảm nhận khổ 4 bài thơ Tây Tiến

Có những bài thơ một thời nhưng cũng có những bài thơ mãi mãi – những bài thơ mãi ghi dấu trong tim người đọc, ghi dấu những ấn tượng khó phai về tâm hồn tinh tế, về ngòi bút tài hoa của người nghệ sĩ đã chắp bút viết nên những vần thơ, trang thơ giàu hình ảnh, đượm nghĩ suy, thấm cảm xúc. Bài thơ “Tây Tiến” nhà thơ Quang Dũng viết năm 1948 là một tác phẩm văn học tiêu biểu trong số đó. Cảm xúc da diết, hình ảnh ấn tượng, vần thơ giàu nhạc điệu…đó là những yếu tố đã cấu thành tạo nên thành công cho tác phẩm này và khẳng định tên tuổi nhà thơ. Đoạn thơ khép lại tác phẩm được đánh giá là một đoạn trích ấn tượng đã gieo bao cảm xúc, suy nghĩ trong lòng người đọc. Nhà thơ Quang Dũng là một cây bút tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại nước nhà với những đóng góp to lớn về cả phương diện nội dung tư tưởng lẫn hình thức văn học nghệ thuật. Năm 1948, khi chuyển đơn vị công tác rời đoàn quân Tây Tiến đến một đơn vị mới, Quang Dũng đã viết bài thơ “Tây Tiến”, để lại trong lòng người đọc bao thế hệ những ấn tượng mạnh mẽ. Nhận xét về bài thơ này, giáo sư Hà Minh Đức từng chia sẻ: ” “Tây Tiến” là một sáng tác có giá trị về mặt tư tưởng, về nghệ thuật. Bài thơ được viết ra với những màu sắc thẩm mĩ phong phú. Có cái đẹp hùng tráng của núi rừng hiểm trở, và vẻ đẹp bình dị nên thơ của cuộc sống nơi bản làng quê hương, có cảm hứng mạnh mẽ hòa hợp với chất trữ tình nhẹ nhàng mềm mại trong thơ. Đặc biệt, “Tây Tiến” là bài thơ giàu nhạc điệu, nhạc điệu của cuộc sống và của tâm hồn. Mỗi đoạn thơ mang một nhạc điệu riêng vừa mạnh mẽ vừa uyển chuyển khi đưa người đọc về với những kỷ niệm xa nên thơ và gợi cảm”. Còn Đinh Minh Hằng khi cảm nhận bài thơ thì cho rằng: “Tây Tiến…nơi mà con người Tây Tiến, chiến sĩ Tây Tiến, núi rừng Tây Tiến đã vượt ra ngoài những cảm quan ban đầu của hồn thơ Quang Dũng để đến với đại ngàn thi hứng. Nơi ấy cuồn cuộn dòng chảy lạnh lùng và đa tình, hiện thực và lãng mạn, bi và tráng. Một Tây Tiến không chỉ níu kéo bước chân người lính trong nỗi niềm thương nhớ…tất cả đều gợi ấn tượng của sự “lạ hóa”, của những vẻ đẹp kỳ ảo khó gọi tên”. Đoạn thơ khép lại tác phẩm đã gieo vào trái tim người đọc những cảm xúc mãnh liệt, những ấn tượng khó phai. Hai câu đầu của đoạn thơ, nhà thơ Quang Dũng gửi gắm nỗi lòng mình với đồng đội vào sinh ra tử, với những đồng đội còn sống và những anh hùng đã hy sinh cao cả:

“Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi”

Cùng là những trí thức Hà thành lên nhập ngũ, đóng quân, họ là những con người trẻ tuổi chưa từng gặp mặt, quen biết nhau. Nhưng vì chung lý tưởng cao đẹp, chung lòng căm thù giặc sâu sắc và khát khao độc lập tự do, những người lính Tây Tiến cùng chia sẻ khó khăn, vượt thác xuống ghềnh với lời hẹn ước cùng nhau trở về ngày hòa bình lập lại. Xa gia đình, xa người thân lên miền cao Tây Bắc chiến đấu, với những người lính ấy, đoàn quân Tây Tiến tựa như một gia đình thứ hai, những người đồng đội tựa như người thân, anh em cùng chung gian khổ, cùng hưởng niềm vui. Con đường hành quân ra trận khắc nghiệt ấy đã thử thách ý chí, sức mạnh cũng như niềm tin của những người lính. Có những người lính Tây Tiến đã ngã xuống trên đường hành quân, đã hy sinh đầy anh dũng vì độc lập đất nước. Với thực tại thắm đượm một tình đồng chí đồng đội với biết bao kỉ niệm đáng nhớ những tháng ngày gắn bó cùng nhau chiến đấu, qua nỗi nhớ thiết tha bồi hồi, nhà thơ thầm khẳng định tâm hồn mình, trái tim mình sẽ luôn dõi theo và hướng về Sầm Nứa:

“Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”

Dùng đại từ phiếm chỉ “ai” cơ hồ chính là dụng ý nghệ thuật của nhà thơ Quang Dũng. Với cách dùng từ như vậy, nhà thơ thầm kín muốn biểu lộ rằng mình, đồng đội mình, tất cả những người lính Tây Tiến năm xưa, dẫu còn sống hay đã hy sinh, đều một lòng hướng về Sầm Nứa, dành tình cảm trân trọng, thương yêu nhất cho nơi đây, nơi lưu giữ bao kỉ niệm đáng nhớ của một thời chiến đấu gian khổ, hào hùng. Là một người lính viết về người lính, những trải nghiệm trên chiến trường đã giúp cho Quang Dũng có cái nhìn chân thực và sâu sắc nhất khi phác họa nên bức tranh hiện thực chiến đấu và chân dung người lính bằng ngôn từ, hình ảnh nghệ thuật. Những câu thơ khép lại bài thơ đã làm lắng đọng trong tâm trí người đọc bao thế hệ ấn tượng sâu đậm về một thế hệ anh hùng, từ đó thêm trân trọng nét đẹp tâm hồn họ, những sự hy sinh mất mát, kiên cường cũng như trân quý hơn hiện tại hòa bình mình đang sống.

Mạch Cảm Xúc Của Bài Thơ Viếng Lăng Bác Diễn Ra Như Thế Nào

Bài thơ “Viếng lăng Bác” sáng tác năm 1976 trong lần viếng lăng của nhà thơ Viễn Phương đã ghi lại tiếng lòng kính yêu, thương xót của nhà thơ với Bác.

Mở đầu bài thơ là lời của đưa con từ miền Nam ra Bắc để thăm lăng Bác.Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.

Tác giả xưng “con” một cách gần gũi, thân tình, mộc mạc mà giản dị đúng như bản chât con người Nam Bộ. Với một chuyến đi dài đấy những mệt nhọc nhưng khi đứng trước lăng Bác thì tình cảm kính yêu lại dào dạt lên trong lòng nhà thơ.

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

“Đã thấy” gợi nên một cái nhìn một hành động tưởng chừng như đã biết trước. Cái hình ảnh quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam: “hàng tre xanh xanh” đang lấp ló trong làn sương mờ ảo. Tính từ “bát ngát” như choáng ngợp cái nhìn của Viễn Phương. Ông thốt lên:

“Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

Từ láy tính từ “xanh xanh” đã gợi nên một màn mắc non của hàng tre bao trùm tất cả. Bài màu quen thuộc như dân Việt Nam, hàng tre “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” hình ẩn dụ “hàng tre” chính là biểu tượng cho tâm hồn thanh cao, sức sống bền bỉ, mãnh liệt, sự kiên cường, bất khuất không gục ngã trước mọi thứ khó khăn thử thách của cả dân tộc Việt Nam.

Khổ thơ thứ hai được tạo nên từ cặp câu với những hình ảnh thực, ẩn dụ, sóng đôi:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

“Mặt trời” ở câu đầu là hình ảnh mặt trời thực ơ mặt trời của thiên nhiên rực rỡ, vĩnh hằng, là nguồn sáng đối với vạn vật. “Mặt trời” thứ hai là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ kính yêu. Bác là mặt trời cách mạng, soi đường chỉ lối, dẫn dắt dân tộc Việt Nam thoát khỏi kiếp người lầm than, mở ra một tương lai tươi sáng. Bác như nguồn sáng rực rỡ không bao giờ tắt trong lòng mỗi người dân đất Việt. Bác được so sánh với mặt trời là thiên thể vĩ đại của vũ trụ, tạo nên sự vĩ đại, ấm áp, tỏa sáng từ trái tim yêu nước thương dân của Bác. Đó cũng là lòng thành kính của nhân dân đối với Bác Hồ.

“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực: đoàn người vào lăng thăm Bác trong mỗi xúc động, bùi ngùi, tiếc thương vô hạn.

Dòng người đó được tác giả liên tưởng để “tràng hoa” cũng là một hình ảnh ẩn dụ độc đáo. Cuộc đời của họ cũng như bông hoa nở dưới ánh sáng mặt trời rực rõ. “Bảy mươi chín mùa xuân” là cách nói hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng. con người bảy mwoi chín mùa xuân ấy đã sống một cuộc đời như mùa xuân góp vào mùa xuân lớn của dân tộc.

Bằng điệp từ “ngày ngày” tác giả đã diễn đạt sự đều đặn của biết bao dòng người với nỗi tiếc thương vô hạn cứ lặng lẽ, lần lượt vào lăng viếng Bác.

Khi đứng trước linh cữu Người, miềm biết ơn thành kính đã chuyển sang xúc động, nghẹn ngào.

Bác đang nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Bác đang ngủ giấc ngủ bình yên, thanh thản trong ánh sáng dịu hiền. Cả cuộc đời Bác lúc nào cũng lo nghĩ cho đất nước có bao giờ yên. Bác ngủ yên giữa đây, khi miền Nam được giải phóng, Bác mới có thể yên lòng, thanh thản nghỉ ngơi. Hai câu thơ sử dụng cách nói giảm nói tránh để thể hiện sự xúc động, dâng trào của nhà thơ Viễn Phương.

Nhưng mặc dù biết Bác vẫn sáng mãi trong lòng của dân tộc, nhà thơ vẫn phải chấp nhận một cái sự thật là bác đã ra đi mãi mãi.

“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim”

“Trời xanh” là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho sự vĩnh hằng, cũng như Bác vậy luôn tồn tại mãi mãi trong lòng người dân, người con yêu nước.

Thế nhưng tác giả vẫn đau xót “nghe nhói ở trong tim” đó là tấm lòng xót thương đến quặn lòng của nhà thơ đứng trước linh cữu Bác. Đoạn cuối là ước nguyện của nhà thơ trước khi phải rời xa lăng Bác.

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

Nghĩ đến ngày mai trở về miền Nam, rời xa lăng Bắc, tạm biệt miền Bắc nhà thơ không khỏi bùi ngùi, xúc động, tiếc thương “thương trào nước mắt”.

Điệp từ “muốn làm” thể hiện cái ước nguyện nho nhỏ của nhà thơ: chỉ muốn làm con chim để ngày ngày hót ca cho giấc ngủ của Bác, muốn làm một đóa hoa để tỏa hương thơm ngát, muốn làm một cây tre trung hiếu để đứng canh giấc ngủ nghìn thu của Bác.

Mạch của xúc của bài thwo rất ổn định, tự nhiên cùng nhịp điệu sâu lắng, hài hòa đã tạo nên sự thành công của bài thơ.

Cảm xúc của nhà thơ cũng là cảm xúc của người con đất Việt dành cho Bác với sự tôm kính, yêu thương, đau xót khi vào thăm lăng, đứng trước linh cữu của Người.

Với chúng ta Bác sẽ luôn tồn tại trong trái tim, mãi là nguồn sáng vĩnh cửu soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam “bước tới đài vinh quàn để sánh vai với các cường quốc năm châu”