Lời Bài Thơ Phượng Hồng / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Phượng Hồng (Đỗ Trung Quân

BÀI THƠ “CHÚT TÌNH ĐẦU” CỦA ĐỖ TRUNG QUÂN(Nguồn: thivien.net)

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng Em chở mùa hè của tôi đi đâu ? Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám Thuở chẳng ai hay thầm lặng – mối tình đầu

Mối tình đầu của tôi có gì ? Chỉ một cơn mưa bay ngoài cửa lớp Là áo người trắng cả giấc ngủ mê Là bài thơ cứ còn hoài trong cặp Giữa giờ chơi mang đến lại…. mang về.

MỐI TÌNH ĐẦU VỚI “PHƯỢNG HỒNG”Bài thơ Chút tình đầu của nhà thơ Đỗ Trung Quân đã được nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ nhạc và trở thành bức thư tỏ tình của nhiều chàng nam sinh bao thế hệ. Ca khúc Phượng hồng cũng khiến hình ảnh hoa phượng trở nên gắn liền với những mối tình tuổi học trò. (Nguồn: tác giả Yến Lan viết trên chúng tôi ngày 29/06/2014)

Mối tình đầu của tôi là anh chàng tội nghiệp Mùa hạ leo cổng trường khắc nỗi nhớ vào cây Người con gái mùa sau biết có còn gặp lại Ngày khai trường áo lụa gió thu bay… Mối tình đầu của tôi có gì ? Chỉ một cây đàn nhỏ Rất vu vơ nhờ bài hát nói giùm Ai cũng cũng hiểu – chỉ một người không hiểu Nên có một gã khờ ngọng nghịu mãi… thành câm.

Mối tình đầu của tôiCánh phượng hồng ngẩn ngơ,Mối tình đầu của tôiEm chở mùa hè đi qua còn tôi đứng lạiNắng ngập đường một vạt tóc nào xa Nhờ cây đàn buông tiếng xa xôi,Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu,Nên có một gã khờ ngọng nghịu đứng làm thơ. Mùa hè đến trường khắc nỗi nhớ trên cây,Và mùa sau biết có còn gặp lại,Ngày khai trường áo lụa gió thu bay. Là cơn mưa giăng giăng ngoài cửa lớp,Tà áo ai bay trắng cả giấc mơLà bài thơ còn hoài trong vở,Giữa giờ chơi mang đến lại mang về.

Những chiếc giỏ xe trưa nay chở đầy hoa phượng Em hái mùa hè trên cây Chở kỷ niệm về nhà Em chở mùa hè đi qua còn tôi đứng lại Nhớ ngẩn người tà áo lụa nào xa.

Lời ca là những day dứt, luyến tiếc vì mối tình đầu thầm kín của chàng trai- mối tính tuổi học trò gắn liền với hình ảnh phượng hồng rực cháy. Màu hoa đỏ thắm như máu trong tim, như khát khao của tuổi trẻ:Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng,Em chở mùa hè của tôi đi đâu ?Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi 18,Thuở chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu.

Mỗi năm, khi vào hạ, phượng vẫn lặng lẽ và bừng thắp nỗi nhớ học trò. Lại cũng đều đặn mỗi năm có biết bao mối tình đầu lặng thầm của tuổi học trò đã đi qua bên những cánh phượng hồng đầy lưu luyến. Rời xa ghế nhà trường với biết bao những niềm luyến tiếc chưa thực hiện được càng khiến mỗi người thêm bâng khuâng khi nhìn những hàng phượng vĩ nở rộ.

Ai đã đi qua tuổi học trò đầy mộng mơ, sôi nổi hẳn sẽ dưng dưng trong lòng khi được trở về kí ức với Phượng hồng. Những hình ảnh thật trong sáng, đẹp đẽ về mối tình đầu câm nín của chàng trai 18 tuổi. Đâu rồi những cơn mưa giăng ngoài cửa lớp, tà áo trắng ai bay trắng cả giấc mơ và bài thơ tỏ tình nằm im trong vở… Những cảm xúc rung động đầu đời bao giờ cũng là kỉ niệm đẹp nhất của mỗi con người. Chính vì thế, tình yêu tuổi học trò sẽ mãi không phai mờ trong kí ức của chúng ta. Cái cảm giác chia xa thầy cô, bạn bè và bóng hình người thương mỗi khi hè về sao mà day dứt:

Cánh phượng hồng ngẩn ngơ hay lòng người đang rối bời nỗi tiếc nuối, chia xa để rồi dẫu có nghỉ hè thì cũng lén đến trường khắc nỗi nhớ lên cây. Trường vẫn còn đây mà người thương đang ở nơi đâu? Mùa khai giảng mới liệu có còn gặp lại tà áo lụa vẫn bay trong gió thu ngày nào? Những hoài niệm, tự sự cứ mãi khắc khoải chìm trong nỗi nhớ:

Ở cái tuổi còn vụng về, thơ ngây, bài thơ tình giấu trong cặp sách, nỗi nhớ được khắc lên cây thì hình ảnh các chàng nam sinh ôm cây đàn ghi ta gửi tiếng lòng mình vào lời ca, tiếng hát cũng đã trở thành kinh điển trong thơ ca. Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò, những chàng trai 17-18 bẻ gãy sừng trâu với bao trò đùa nghịch ngợm, quậy phá, vậy mà đứng trước bạn gái lại ấp úng chẳng nói nên lời. Mối tình đầu nhờ cây đàn buông tiếng xa xôi để có người không hiểu:

Nàng thiếu nữ dịu dàng trong tà áo dài trắng với chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng như chở mùa hè đi qua và đi rất xa. Bóng nắng ngập đường cũng như vô tình đồng lõa, xóa nhòa đi bóng dáng thân thương.

Ca từ trong sáng, ý nghĩa cùng những giai điệu đẹp đẽ và rất dễ nghe, dễ nhớ đã giúp Phượng hồng ghi điểm trong lòng khán giả. Tuy Phượng hồng không hề dễ hát, nhưng lúc nào ca khúc này cũng là lựa chọn của rất nhiều ca sĩ. Nếu qua tiếng hát của Tấn Minh, Bằng Kiều, bạn có thể cảm nhận những cung bậc da diết, nồng nàn hoàn toàn khác nhau thì với Đàm Vĩnh Hưng, nhiều người lại tìm thấy một chút mạnh mẽ, cá tính. Từ những giọng ca như Đan Trường, Quang Linh tới những ca sĩ hải ngoại như Elvis Phương, Thanh Tuyền và trẻ trung hơn là Dương Triệu Vũ… đều hơn một lần thử giọng cùng ca khúc Phượng hồng.

Thơ Hay Về Hoa Phượng Hồng Với Tình Yêu Tuổi Học Trò

Tuyển chọn những bài thơ viết về hoa phượng hồng rực rỡ mùa hè với những kỷ niệm về tình yêu lứa tuổi học trò. Đó là những mối tình đầu thật hồn nhiên, trong sáng bên cây phượng vĩ.

Thơ: Trương Thị Anh

Học trò áo trắng lao xao sân trường

Tháng tư xuân còn vấn vương

Vẫn còn tiếc nuối đành nhường hè qua

Nhớ kỷ niệm cũ nhạt nhòa năm xưa

Nhớ xưa tan học buổi trưa

Cùng nhau bắt dế cả trưa nắng hồng

Còn anh vẫn nhớ bờ sông nhảy cò

Sang sông anh hỏi mấy o đầu làng

Hỏi thăm mới biết tin nàng

Giờ em chồng vợ đàng hoàng còn đâu

Cánh phượng xưa anh cài đầu

Giờ thành kỷ niệm một màu trắng trong

Dẫu rằng chẳng còn chờ mong

vẫn còn một thoáng phượng hồng bâng khuâng.

BÀI THƠ: NHỚ PHƯỢNG HỒNG

Thơ: Lãng Du Khách

Chiều nay trở lại sông quê

Thấy hàng phượng đỏ triền đê nhớ nàng

Tự dưng buồn chiếm mênh mang

Cái thời xa ấy bên hàng phượng rơi

Ngày mai ta bước vào đời chia xa

Em cài lên tóc nhạt nhoà lệ rơi

Liệu còn nhớ tới một thời ngây thơ

Nhặt chùm phượng vĩ mộng mơ

Mượn trang giấy trắng vần thơ tặng nàng

Trưa hè rộn tiếng ve vang

Bên hàng phượng vĩ nắng vàng bờ vai

Anh thì mải miết đi hoài mất nhau

Phượng nay trổ sắc khoe màu

Còn anh hứng chịu nỗi đau mất nàng

Dòng sông con nước mênh mang

Thương cành phượng thắm trôi đàng phương xa !

Thơ: Trương Viết Phú

Ai giăng hoa phượng đầy trời

Để bao mùa hạ chơi vơi thầm thì

Tinh khôi dáng nhỏ mùa thi

Để ai ai nhớ đôi mi đượm buồn

Để cho phượng đỏ còn buồn … khóc than

Phố buồn từng giọt nắng khan

Má ai chợt sáng miên mang mây trời

Ôm chi nổi nhớ để rồi vấn vương

Lời nào để nói yêu thương

Vì ai ép phượng đã nhường cho ai!

Bao lần phượng nở tràng dài

Phượng rơi hè đến hoa cài … phượng xa

Màu hoa phượng đỏ bước qua học trò!

MÀU HOA ĐỎ

Thơ: Nguyễn Hưng

Ngày tháng tư nắng tràn trên ngõ vắng

Bụi phong trần phủ trắng lối anh đi

Gió bên tai khe khẽ tiếng thầm thì

Chàng ngốc ơi sao si tình mãi thế ?

Biết không em trái tim anh chẳng thể

Ngừng phút giây ứa lệ khóc cuộc tình

Bao ái ân một thuở cứ đinh ninh

Chờ một ngày đăng trình về bến mộng.

Hạ đã về giữa khung trời lồng lộng

Cánh điệp vàng xáo động giấc mơ xưa

Bao nhớ nhung đong đếm mấy cho vừa

Giờ riêng anh lệ mưa trong cõi nhớ.

Anh đứng đây lặng nghe từng hơi thở

Thấy tim mình vụn vỡ lúc chiều rơi

Lời yêu thương muốn thốt nhưng nghẹn lời

Màu hoa đỏ xa vời còn đâu nữa.

Tháng tư ơi bao nỗi sầu chất chứa

Đắng vành môi đoạn nửa cuối con đường

Bạc màu nắng trên vai áo phong sương

Vẫn không quên bóng hường một thuở ấy.

Tiếng ve gọi bao kỷ niệm thức dậy

Phượng nở rồi đỏ cháy góc trời xa

Chiều tháng tư vương bụi trên mắt nhoà

Hoen giọt sầu… xót xa… cuộc tình lỡ.

Tân Nhạc Vn – Thơ Phổ Nhạc – “Phượng Hồng”, “Hương Tình Yêu” – Đỗ Trung Quân &Amp; Vũ Hoàng

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn hai thi khúc “Phượng Hồng” (“Chút Tình Đầu”), “Hương Tình Yêu” (“Không Phải Tơ Trời – Không Phải Sương Mai”) của Thi sĩ Đỗ Trung Quân và Nhạc sĩ Vũ Hoàng.

Thi sĩ Đỗ Trung Quân sinh 19 tháng 1 năm 1955 – là một nhà thơ và diễn viên điện ảnh. Nhiều bài thơ của anh được phổ nhạc và được nhiều người yêu thích như “Quê Hương”, “Phượng Hồng”… Anh còn được biết đến với nhiều nghề “tay trái” khác như MC cho những chương trình ca nhạc của bạn bè anh hay làm diễn viên cho một số phim truyền hình.

Anh sinh tại Sài Gòn. Đỗ Trung Quân vừa là bút danh vừa là tên thật của anh. Theo bài phỏng vấn trên báo Vietnam News giữa năm 2005 thì trong khai sinh của anh không có tên cha. Anh được mẹ là bà Đỗ Thị Hảo nuôi lớn đến năm 15 tuổi thì mẹ mất. Anh tiếp tục mưu sinh và sau khi tốt nghiệp Tú Tài, anh vào học tại Viện Đại Học Vạn Hạnh.

Anh bắt đầu sáng tác vào năm 1979. Một số bài thơ của anh trở thành nổi tiếng như “Hương Tràm”, “Bài Học Đầu Cho Con”…

Anh từng làm việc với tòa báo Sài Gòn Tiếp Thị và là chủ của trang blog nổi tiếng chungdokwan.

Ngày 11/05/2015, Đỗ Trung Quân và gần 20 nhà văn, nhà thơ khác tuyên bố từ bỏ Hội Nhà Văn Việt Nam. Trong bản tuyên bố này, các nhà văn, nhà thơ cho rằng tình trạng “suy thoái” của Hội Nhà Văn đã trở nên “không thể cứu vãn”.

Nhạc sĩ Vũ Hoàng tên thật là Vũ Bảo Hoàng, sinh ngày 23/04/1956 tại Biên Hòa. Ông tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm, Sài Gòn (1976 – 1979), tốt nghiệp Khoa Sáng Tác – Nhạc Viện Sài Gòn (1984 – 1989). (Theo NS Trần Quang Hải)

Thi phẩm “Chút Tình Đầu” (Thi sĩ Đỗ Trung Quân)

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng Em chở mùa hè của tôi đi đâu ? Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám Thuở chẳng ai hay thầm lặng – mối tình đầu

Mối tình đầu của tôi có gì ? Chỉ một cơn mưa bay ngoài cửa lớp Là áo người trắng cả giấc ngủ mê Là bài thơ cứ còn hoài trong cặp Giữa giờ chơi mang đến lại… mang về.

Mối tình đầu của tôi là anh chàng tội nghiệp Mùa hạ leo cổng trường khắc nỗi nhớ vào cây Người con gái mùa sau biết có còn gặp lại Ngày khai trường áo lụa gió thu bay… Mối tình đầu của tôi có gì ? Chỉ một cây đàn nhỏ Rất vu vơ nhờ bài hát nói giùm Ai cũng cũng hiểu – chỉ một người không hiểu Nên có một gã khờ ngọng nghịu mãi… thành câm.

Những chiếc giỏ xe trưa nay chở đầy hoa phượng Em hái mùa hè trên cây Chở kỷ niệm về nhà Em chở mùa hè đi qua còn tôi đứng lại Nhớ ngẩn người tà áo lụa nào xa. (1984)

Thi khúc “Phượng Hồng” (Nhạc sĩ Vũ Hoàng)

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, Em chở mùa hè của tôi đi đâu, Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi 18, Thuở chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu.

Mối tình đầu của tôi Là cơn mưa giăng giăng ngoài cửa lớp, Là áo ai bay trắng cả giấc mơ Là bài thơ còn hoài trong vở, Giữa giờ chơi mang đến lại mang về.

Cánh phượng hồng ngẩn ngơ, Mùa hè đến trường khắc nỗi nhớ trên cây, Và mùa sau biết có còn gặp lại, Ngày khai trường áo lụa gió thu bay.

Mối tình đầu của tôi Nhờ cây đàn buông tiếng xa xôi, Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu, Nên có một gã khờ ngọng nghịu đứng làm thơ.

Em chở mùa hè đi qua còn tôi đứng lại Nắng ngập đường một vạt tóc nào xa.

Thi phẩm “Không Phải Tơ Trời – Không Phải Sương Mai” (Thi sĩ Đỗ Trung Quân)

Mong manh nhất không phải là tơ trời Không phải nụ hồng Không phải sương mai Không phải là cơn mơ vừa chập chờn đã thức Anh đã biết một điều mong manh nhất Là tình yêu Là tình yêu đấy em !

Tình yêu, Vừa buổi sáng nắng lên, Đã u ám cơn mưa chiều dữ dội Ta vừa chạy tìm nhau… Em vừa ập vào anh… … Như cơn giông ập tới Đã như sóng xô bờ, sóng lại ngược ra khơi.

Không phải đâu em – không phải tơ trời Không phải mây hoàng hôn Chợt hồng … chợt tím … Ta cầm tình yêu như đứa trẻ cầm chiếc cốc pha lê Khẽ vụng dại là… thế thôi … tan biến

Anh cầu mong – không phải bây giờ Mà khi tóc đã hoa râm Khi mái đầu đã bạc Khi ta đã đi qua những giông – bão – biển – bờ Còn thấy tựa bên vai mình Một tình yêu không thất lạc … 1987

Thi khúc “Hương Tình Yêu” (Nhạc sĩ Vũ Hoàng)

Không phải là tơ trời Không phải là sương mai Không phải là cơn mơ vừa chập chờn đã thức Em đã biết một điều mong manh nhất Là tình yêu, là tình yêu ngát hương

Tình yêu như buổi sáng nắng lên Ðã ào ạt cơn mưa chiều bất chợt Tình yêu như sóng xô bờ, sóng lại ngược ra khơi Sao sóng vô tình, sóng lại ngược ra khơi…

Không… phải sương mai Không… phải tơ trời Không phải mây hoàng hôn chợt hồng chợt tím Tình yêu mang bóng dáng pha lê Nên thầm mong không vỡ bao giờ Theo thời gian dẫu mái tóc hoa râm Vẫn thấy bên vai mình một tình yêu của anh Vẫn thấy bên vai mình một tình yêu thủy chung.

– Mối Tình Đầu Với “PHƯỢNG HỒNG” – Nhạc sĩ Vũ Hoàng: Âm nhạc thực thụ tự nó sẽ có cách “ở lại”

Cùng với 9 clips tổng hợp hai thi khúc “Phượng Hồng”, “Hương Tình Yêu” do các ca sĩ trong nước và hải ngoại diễn xướng để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.

Mời các bạn,

Túy Phượng

(Theo Wikipedia)

Mối Tình Đầu Với “PHƯỢNG HỒNG”

(Yến Lan)

Bài thơ Chút tình đầu của nhà thơ Đỗ Trung Quân đã được nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ nhạc và trở thành bức thư tỏ tình của nhiều chàng nam sinh bao thế hệ. Ca khúc Phượng hồng cũng khiến hình ảnh hoa phượng trở nên gắn liền với những mối tình tuổi học trò.

Lời ca là những day dứt, luyến tiếc vì mối tình đầu thầm kín của chàng trai- mối tính tuổi học trò gắn liền với hình ảnh phượng hồng rực cháy. Màu hoa đỏ thắm như máu trong tim, như khát khao của tuổi trẻ:

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, Em chở mùa hè của tôi đi đâu ? Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi 18, Thuở chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu.

Mỗi năm, khi vào hạ, phượng vẫn lặng lẽ và bừng thắp nỗi nhớ học trò. Lại cũng đều đặn mỗi năm có biết bao mối tình đầu lặng thầm của tuổi học trò đã đi qua bên những cánh phượng hồng đầy lưu luyến. Rời xa ghế nhà trường với biết bao những niềm luyến tiếc chưa thực hiện được càng khiến mỗi người thêm bâng khuâng khi nhìn những hàng phượng vĩ nở rộ.

Mối tình đầu của tôi Là cơn mưa giăng giăng ngoài cửa lớp, Tà áo ai bay trắng cả giấc mơ Là bài thơ còn hoài trong vở, Giữa giờ chơi mang đến lại mang về.

Ai đã đi qua tuổi học trò đầy mộng mơ, sôi nổi hẳn sẽ dưng dưng trong lòng khi được trở về kí ức với Phượng hồng. Những hình ảnh thật trong sáng, đẹp đẽ về mối tình đầu câm nín của chàng trai 18 tuổi. Đâu rồi những cơn mưa giăng ngoài cửa lớp, tà áo trắng ai bay trắng cả giấc mơ và bài thơ tỏ tình nằm im trong vở… Những cảm xúc rung động đầu đời bao giờ cũng là kỉ niệm đẹp nhất của mỗi con người. Chính vì thế, tình yêu tuổi học trò sẽ mãi không phai mờ trong kí ức của chúng ta. Cái cảm giác chia xa thầy cô, bạn bè và bóng hình người thương mỗi khi hè về sao mà day dứt:

Cánh phượng hồng ngẩn ngơ, Mùa hè đến trường khắc nỗi nhớ trên cây, Và mùa sau biết có còn gặp lại, Ngày khai trường áo lụa gió thu bay.

Cánh phượng hồng ngẩn ngơ hay lòng người đang rối bời nỗi tiếc nuối, chia xa để rồi dẫu có nghỉ hè thì cũng lén đến trường khắc nỗi nhớ lên cây. Trường vẫn còn đây mà người thương đang ở nơi đâu? Mùa khai giảng mới liệu có còn gặp lại tà áo lụa vẫn bay trong gió thu ngày nào? Những hoài niệm, tự sự cứ mãi khắc khoải chìm trong nỗi nhớ:

Mối tình đầu của tôi Nhờ cây đàn buông tiếng xa xôi, Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu, Nên có một gã khờ ngọng nghịu đứng làm thơ.

Ở cái tuổi còn vụng về, thơ ngây, bài thơ tình giấu trong cặp sách, nỗi nhớ được khắc lên cây thì hình ảnh các chàng nam sinh ôm cây đàn ghi ta gửi tiếng lòng mình vào lời ca, tiếng hát cũng đã trở thành kinh điển trong thơ ca. Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò, những chàng trai 17-18 bẻ gãy sừng trâu với bao trò đùa nghịch ngợm, quậy phá, vậy mà đứng trước bạn gái lại ấp úng chẳng nói nên lời. Mối tình đầu nhờ cây đàn buông tiếng xa xôi để có người không hiểu:

Em chở mùa hè đi qua còn tôi đứng lại Nắng ngập đường một vạt tóc nào xa

Nàng thiếu nữ dịu dàng trong tà áo dài trắng với chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng như chở mùa hè đi qua và đi rất xa. Bóng nắng ngập đường cũng như vô tình đồng lõa, xóa nhòa đi bóng dáng thân thương.

Ca từ trong sáng, ý nghĩa cùng những giai điệu đẹp đẽ và rất dễ nghe, dễ nhớ đã giúp Phượng hồng ghi điểm trong lòng khán giả. Tuy Phượng hồng không hề dễ hát, nhưng lúc nào ca khúc này cũng là lựa chọn của rất nhiều ca sĩ. Nếu qua tiếng hát của Tấn Minh, Bằng Kiều, bạn có thể cảm nhận những cung bậc da diết, nồng nàn hoàn toàn khác nhau thì với Đàm Vĩnh Hưng, nhiều người lại tìm thấy một chút mạnh mẽ, cá tính. Từ những giọng ca như Đan Trường, Quang Linh tới những ca sĩ hải ngoại như Elvis Phương, Thanh Tuyền và trẻ trung hơn là Dương Triệu Vũ… đều hơn một lần thử giọng cùng ca khúc Phượng hồng.

Nhạc sĩ Vũ Hoàng: Âm nhạc thực thụ tự nó sẽ có cách “ở lại”

(Thành Lê)

Có một thực tế, dù không ồn ào liveshow này đêm nhạc nọ, người nghe vẫn biết có một nhạc sĩ Vũ Hoàng luôn “nắm giữ” một góc riêng không trộn lẫn với bất kỳ ai, giữa một đời sống đương đại không thiếu những hư ảo, nhốn nháo…

Từ “Phượng hồng”, “Hương thầm”, “Hương tình yêu” đến “Mùa hè xanh”, “Khát vọng tuổi trẻ”, âm nhạc Vũ Hoàng khi trong trẻo lúc hùng tráng, khi lưu luyến lúc thiết tha, bài nào cũng đầy cảm xúc, cũng rất… bản năng. Như con người anh, sâu sắc, phóng khoáng và hừng hực nhiệt huyết.

***

TL: Có khi nào Vũ Hoàng viết theo đơn đặt hàng không nhỉ?

VH: Có nhiều lời mời, nhưng tôi rất ít viết. Về cơ bản tôi chỉ viết khi nào tôi thích, có cảm xúc mà thôi. Nhiều người cũng hỏi những câu đại khái như anh thường sáng tác lúc nào? Anh gửi gắm điều gì qua bài hát này? Vv và vv. Tôi chỉ nói đơn giản, là nghệ sĩ, thích viết lúc nào thì viết lúc ấy, thích viết về điều gì thì viết điều ấy.

TL: Bây giờ không thiếu những người được gọi là nhạc sĩ. Tuổi đời còn trẻ, học hành khắp Đông Tây. Cơ hội xuất hiện trước công chúng nhiều. Công nghệ quảng bá cũng đã phát triển… Nhưng, thực tế thì chúng ta không có nhiều bài hát hay, đủ sức lay động cả một thế hệ, và hơn thế, vượt qua thời gian như “Phượng hồng” của anh, chẳng hạn…

VH: Đây là câu hỏi khó. Khó để trả lời cũng như không dễ tìm ra căn nguyên. Có những chương trình bỏ ra hàng mấy tỉ, phát sóng ầm ĩ trên kênh truyền hình quảng bá trung ương, ai cũng có thể xem, nghe, và xem nghe lại nhiều lần, nhưng tác phẩm thì lại không mấy người nhớ và hát. Tuy nhiên, giải thích vì sao thì lại rất khó.

TL: Có thể là chưa chạm tới cảm xúc của người nghe, lúc này, thời điểm mà bài hát ra đời chăng?

VH: Cũng không hẳn. “Mùa hè xanh” tôi viết cách đây 20 năm. Tại sao cho đến hôm nay các bạn sinh viên vẫn thích nghe và hát?

TL: Lại đưa ra một giả thuyết, có lẽ, âm nhạc đương đại thiếu cái gọi là chất sống? Hơi thở cuộc sống. Ngày xưa, các nhà văn nhạc sĩ có khái niệm đi thực tế, dấn thân vào cuộc sống nhân dân để lấy cảm xúc và vốn sống rồi về mới viết. Bây giờ thì…

VH: Có lần, các em sinh viên điện thoại kêu ca với tôi. Đoàn thanh niên tình nguyện Mùa hè xanh đi về bản, cũng có nhạc sĩ trẻ được mời đi theo để sáng tác. Nhạc sĩ đó đến nơi rồi đòi được ngủ… khách sạn. Vũ Hoàng khác. Vũ Hoàng đã dấn thân là cùng ăn bánh mì cùng ngủ lều trại với các bạn sinh viên. Phải uống nước suối ăn rau rừng xắn quần bì bõm lội bùn thì mới hiểu hết đời sống của sinh viên tình nguyện chứ.

TL: Tại sao trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí truyền hình, các thông tin về Vũ Hoàng rất ít?

VH: Tôi ngại trả lời phỏng vấn. Nói thật là không biết nói gì. Chẳng lẽ lại kể khi tôi viết “Mùa hè xanh” tôi khổ lắm, hay hạnh phúc lắm. Dở quá không được mà hay quá càng khó coi. Bảo nói vừa vừa chừng mực thôi, biết như thế nào là vừa vừa? Hãy cảm nhận về Vũ Hoàng qua âm nhạc. Cuộc đời Vũ Hoàng là trong sáng tác. Cảm nhận sao về Vũ Hoàng thì cứ viết vậy thôi. Xin đừng hỏi tôi cảm nhận thế nào về mình, hay âm nhạc của mình.

Cũng có người hỏi sao anh không làm đêm nhạc này nọ? Tôi bảo làm làm gì? Không cần có đêm nhạc, người ta vẫn biết Vũ Hoàng vẫn đang sống, và đang viết. Thế là đủ rồi. Mỗi người có một quan điểm sống khác nhau, mục đích sống khác nhau.

Bao nhiêu năm nay, các em sinh viên tình nguyện đã nuôi nấng tác phẩm của tôi. Dù cho tâm lý sở thích thế hệ sinh viên bây giờ đã khác 20 năm trước, nhưng “Mùa hè xanh” thì vẫn có chỗ đứng của nó. Hay như “Phượng hồng”. Tuổi ô mai bây giờ có khác xưa không? Khác nhiều chứ? Yêu cũng khác, mạnh dạn tự tin hơn thời của “Phượng hồng” nhiều. Nhưng các em vẫn hát. Và những “phượng hồng” ngày xưa vẫn còn nhớ. Điều đó cho thấy, nếu nhạc phẩm có được cảm xúc chân xác về cuộc sống, thực tiễn cuộc sống thì tự nó sẽ tìm được cách để “ở lại” trái tim người nghe.

TL: Nghe nhạc bây giờ thật khó. Khó để có thể đồng điệu với cả phần lời lẫn phần nghe…

VH: Nghe nhạc thì thời nào cũng khó. Nhưng tôi cho rằng, thế nào thì âm nhạc thực thụ cũng cứ có đất sống thôi. Bây giờ nhạc sĩ nhiều vô kể, ca sĩ cũng nhiều vô kể. Các giá trị thực ảo lẫn lộn. Nhưng nghệ thuật đích thực, những giá trị nghệ thuật đích thực thì chắc chắn sẽ còn lại. Làm nghệ thuật thì trên hết vẫn là cảm xúc, cảm xúc của người sáng tác sẽ quyết định nên số phận tác phẩm.

TL: Xin cảm ơn nhạc sĩ!

(Thành Lê)

oOOo

Phượng Hồng – Ca sĩ Vũ Khanh:

Phượng Hồng – Ca sĩ Thái Châu:

Phượng Hồng – Ca sĩ Bằng Kiều:

Phượng Hồng – Ca sĩ Đan Trường:

Phượng Hồng – Ca sĩ Tấn Minh:

Hương Tình Yêu – Ca sĩ Thái Châu:

Hương Tình Yêu – Ca sĩ Hà Nguyên:

Hương Tình Yêu – Ca sĩ Lâm Bảo Phi:

Hương Tình Yêu – Ca sĩ Bảo Yến:

Share this:

Facebook

Email

Thêm

In

Twitter

Reddit

Thích bài này:

Thích

Đang tải…

Hoa Thạch Lựu Và Hoa Phượng

Lê Phạm Trung Dung

Hồi còn sinh sống trên đất Tokyo,gần hảng tôi làm, có gia đình Nhật trồng hai,ba cây lựu trước sân nhà.Mỗi năm nhìn những trái lựu nặng trĩu trên cành,tôi rất nhớ Việt Nam,nhớ nhà ông ngoại tôi ở Hốc Môn trồng lựu rất nhiều.

Người Nhật trồng lựu như cây kiểng.Thạch Lựu tiếng Nhật gọi là JAKUROU じゃくろう石榴. Hoa lựu nở đỏ vào tháng năm âm lịch là dấu hiệu báo cho mùa hè trở lại bên cạnh hoa Phượng Vĩ.Nhưng thi ca hiện đại nhắc đến nhiều về hoa Phượng mà cố tình hay vô tình bỏ quên hoa thạch lựu.Thật bất công vì cả hai cùng là loài hoa sắc đỏ ghi dấu chân mùa hạ tới cõi thế gian.

Thi hào Nguyễn Du đã tả cảnh trời mùa hạ với hoa thạch lựu bừng nở đỏ như ánh lửa

Dưới trăng quyên đã gọi hè.

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông

Ngô Chi Lan ,nữ sĩ đời nhà Lê trong bài thơ vịnh cảnh mùa hạ cũng nhắc tới màu đỏ của hoa thạch lựu

Gió bay bông lựu đỏ tơi bời. Tựa gốc cây đu đứng nhởn chơi. Oanh nọ tiếc xuân còn vỗ cánh. Én kia nhớ cảnh cũng gào hơi

Vào những năm cuối tiền bán thế kỷ hai mươi,khi phong trào thơ mới bột phát 、vẫn còn có nhà thơ chưa quên hoa thạch lựu như hình ảnh gắn bó với quê hương ,xa nơi phồn hoa đô hội náo nhiệt lúc hạ sang.Nữ sĩ Anh Thơ đã vẻ cảnh trưa hè sau lũy tre xanh:

Trời trong biếc không qua mây gợn trắng. Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa. Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng. Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua

Trong văn chương Trung Hoa ,nữ sĩ Quỳnh Dao cũng kể lại chuyện tình lâm ly,bi đát,khi hoa thạch lựu đỏ nở báo hiệu nùa hè sắp đến.

Có nhiều lý do giải thích tại sao ngày nay hoa Thạch Lựu ít được nhắc nhở tới trong văn chương mà được thay thế bằng hoa Phượng Vỹ.Cây Phượng Vỹ được trồng nhiều ở phố phường và trường học.Phượng Vỹ chỉ đơm hoa nhưng không kết trái quý như Thạch Lựu.Thạch Lựu chỉ trồng trong vườn,lá thuôn dài mọc đối,không những cho hoa đẹp ,đường kính chừng 3 phân,có 4 hoặc 5 cánh mà còn cho trái hồng hồng chứa đựng hàng trăm hạt có cùi bọc quanh,nhiều vị lạ ngọt bùi pha lẫn và hạt lựu đều đặn nên được ví với hàm răng cô thôn nữ má thắm môi hồng.Y học ngày nay đã tìm thấy nước jus của quả Thạch Lựu là viên thuốc Viagra thiên nhiên.Đó là lý do chánh tại sao tuy nở vào mùa hè nhưng hoa Thạch Lựu không thân thuộc với những mái đầu xanh cắp sách tới trường.

Cây Phượng Vỹ trước đây có tên là cây xoan Tây được trồng ở nước ta vào những năm sau đệ nhất thế chiến(1914-1918) khi mà chữ Nho được thay thế bằng chữ Quốc Ngữ.Hoa Phượng Vỹ lập lòe rồi nở rực,nở cháy lên bắt đầu từ tháng Tư vắt sang tháng năm đón nắng hạ , báo trước một vụ hè,mùa thi,ngày ra trường đã đến.

Cây Phượng Vỹ ít trồng trong sân trường mà trồng nhiều hai bên đường phố hay các ngã tư.Mùa hoa nở,sắc đỏ lấn át màu xanh của lá.Lá ít ,hoa nhiều,từng chùm hoa bập bùng như đốt đuốc.Hoa không tỏa hương thơm nhưng thu hút mọi người ,hấp dẫn trẻ con vào những thú vui lành mạnh.Cánh hoa phượng nở to,xòe mỏng như hoa dâm bụt(Hibicus Chinensis),không có nhựa, mau héo khi ngắt khỏi cây.Đặt cánh hoa lên vòng ngón tay trỏ và ngón tay cái rồi dùng lòng bàn tay phải vỗ một cái nghe tiếng bốp như tiếng pháo êm thật vui tai.Nhị hoa Phượng Vỹ có mang trên đầu một hạt vàng vàng giống nữa hạt đậu xanh đã lột vỏ dùng để chơi trò chọi gà.Bên nầy bên kia móc hai cái hạt vào nhau rồi giật nhẹ,bên nào không rụng hạt là thắng.Khi hoa tàn,cành cây khẳng khiu,lộ ra những quả phượng trông giống như quả bồ kết to tướng.Khi quả già khô rụng xuống.hoặc quả chưa héo,vỏ còn xanh đập vở ra lấy hạt,bóc ra ăn sống hoặc luột rồi ăn.Cây Phượng Vỹ không cao lắm,nhưng đứng dưới gốc thì thấy cao.Cành Phượng chẽ ra la đà rồi vuột lên,nhảy lên bám tay vào đu đượcTrẻ con trèo lên để bẻ hoa rồi thôi vì cây không có tổ chim và lá cây dễ rụng.Đứng trên cao nhìn xuống cây Phượng Vỹ hóa ra lè tè,chùm hoa trông như đĩa xôi gấc.Thành Phố Hải Phòng xưa kia còn có tên Thành Phố Hoa Phượng Đỏ nay chỉ còn man mác kỷ niệm vì cây bị chặt nhiều hơn cây trồng.

Bài thơ về hoa Phượng Vỹ “Chút Tình Đầu” đã được phổ nhạc thành bài ca “Phượng Hồng”

Những chiếc xe chở đầy hoa phượng.Em chở mùa hè của tôi đi đâu?Chùm phượng vỹ em cầm là tuổi tôi mười tám.

Thưở chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu.Mối tình đầu tôi có gì?Chỉ một cơn mưa bay ngoài cửa lớp,

Là áo người trắng cả giấc ngủ mê.Là bài thơ cứ còn hoài trong cặp.Giữa giờ chơi mang đến lại mang về.

Mối tình đầu của tôi là anh chàng tội nghiệp.Mùa hạ leo cổng trường khắc nỗi nhớ vào cây

Người con gái mùa sau biết có còn gặp lại Ngày khai trường áo lụa gió thu bay.Mối tình đầu tôi có gì?

Chỉ một cây đàn nhỏ.Rất vu vơ nhờ bài hát nói dùm.Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu.

Nếu có một gã khờ ngọng ngịu mãi thành câm.Những chiếc giỏ xe trưa nay chở đầy hoa phượng.Em hái mùa hè trên cây.Chở kỷ niệm về nhà.

Em chở mùa hè đi qua còn tôi đứng lại

Nhớ ngẩn người tà áo lụa nào xa.

Ở Montreal ,có bà dì ,năm ngoái tặng cho tôi mấy cây thạch lựu.Năm nay lên cao hơn gang tay.Còn lâu mới ra hoa kết trái nơi đất tuyết lạnh nầy.Nhưng tôi rất trân trọng những cây thạch lựu tí hon nầy như để giữ kỷ niệm mùa hè hoa phượng vỹ,hoa thạch lựu nở đỏ trên quê hương.

Lê Phạm Trung Dung

Gửi cho bạn qua – share this by:

Facebook

Email

Thích bài này:

Thích

Đang tải…