Khái Quát Bài Thơ Đồng Chí / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Khái Quát Chung Về Bài Thơ Sóng

Lại Nguyễn Ân từng có những nhận xét xác đáng : ”Từ thời Hồ Xuân Hương qua các chặng đường phát triển, phải đến Xuân Quỳnh nền thơ ấy mới lại một thi sĩ mà sự thể hiện trong tâm hồn mới đa dạng đến vậy”.Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một phụ nữ nhiều trắc ẩn , yêu thương song cũng nhiều khắc khoải  âu lo về khát vọng  hạnh phúc bình dị đời thường. Chị là tác giả của những thi phẩm đặc sắc vè tình yêu như: Thuyền và Biển, Tự Hát, Hoa Cỏ may, thơ tình cuối mùa thu, …Trong số những tác phẩm ấy, Sóng được nhiều bạn đọc yêu mến và biết đến, bài thơ rất tiêu biểu cho tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam vừa hiện đại vừa truyền thống.

Sóng là kết quả của chuyến đi thực tế năm 1967 của Xuân Quỳnh tại bờ biển Diêm Điền ,Thái Bình. In trong tập thơ ” Hoa dọc chiến hào”. Bài thơ được sáng tác giữa những năm kháng chiến chống Mỹ diễn ra khốc liệt, những cuộc chia ly màu đỏ diễn ra khắp sân trường,góc phố. Xuân Quỳnh lại viết về một đề tài riêng tư và vĩnh hằng nhất. Chính vì vậy bài thơ được coi là bông hoa lạ vẫn nở dọc chiến hào giữa những năm tháng chống Mỹ ác liệt.

Bài thơ có nhan đề là Sóng , suốt dọc bài thơ cũng là hình tượng Sóng vì vậy có thể nói Sóng là hình tượng trung tâm bao trùm của bài thơ. Sóng cũng là một hình ảnh rất gần gũi trong thơ ca , nó từng được ”Mặt trời của thi ca Nga” Puskin nhắc đến đầy lãng mạn :

” Em cần anh như biển xanh cần sóng Có mặt biển nào yên lặng đâu anh”

Hay Trần Đăng Khoa đã viết những lời thơ lời nhạc

” Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía Biển một bên và em một bên”.

Cũng vẫn là Sóng nhưng dạt dào hơn,nữ tính hơn , đó là Xuân Quỳnh. Sóng tồn tại cùng ” Em” lúc phân đôi để thấu tỏ,lúc lại hòa nhập vào làm một để tấu lên khúc nhạc của tính yêu .

Lại Nguyễn Ân từng có những nhận xét xác đáng : ”Từ thời Hồ Xuân Hương qua các chặng đường phát triển, phải đến Xuân Quỳnh nền thơ ấy mới lại một thi sĩ mà sự thể hiện trong tâm hồn mới đa dạng đến vậy”.Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một phụ nữ nhiều trắc ẩn , yêu thương song cũng nhiều khắc khoải âu lo về khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường. Chị là tác giả của những thi phẩm đặc sắc vè tình yêu như: Thuyền và Biển, Tự Hát, Hoa Cỏ may, thơ tình cuối mùa thu, …Trong số những tác phẩm ấy, Sóng được nhiều bạn đọc yêu mến và biết đến, bài thơ rất tiêu biểu cho tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam vừa hiện đại vừa truyền thống.Sóng là kết quả của chuyến đi thực tế năm 1967 của Xuân Quỳnh tại bờ biển Diêm Điền ,Thái Bình. In trong tập thơ ” Hoa dọc chiến hào”. Bài thơ được sáng tác giữa những năm kháng chiến chống Mỹ diễn ra khốc liệt, những cuộc chia ly màu đỏ diễn ra khắp sân trường,góc phố. Xuân Quỳnh lại viết về một đề tài riêng tư và vĩnh hằng nhất. Chính vì vậy bài thơ được coi là bông hoa lạ vẫn nở dọc chiến hào giữa những năm tháng chống Mỹ ác liệt.Bài thơ có nhan đề là Sóng , suốt dọc bài thơ cũng là hình tượng Sóng vì vậy có thể nói Sóng là hình tượng trung tâm bao trùm của bài thơ. Sóng cũng là một hình ảnh rất gần gũi trong thơ ca , nó từng được ”Mặt trời của thi ca Nga” Puskin nhắc đến đầy lãng mạn :” Em cần anh như biển xanh cần sóngCó mặt biển nào yên lặng đâu anh”Hay Trần Đăng Khoa đã viết những lời thơ lời nhạc” Anh như con tàu lắng sóng từ hai phíaBiển một bên và em một bên”.Cũng vẫn là Sóng nhưng dạt dào hơn,nữ tính hơn , đó là Xuân Quỳnh. Sóng tồn tại cùng ” Em” lúc phân đôi để thấu tỏ,lúc lại hòa nhập vào làm một để tấu lên khúc nhạc của tính yêu .

Giới Thiệu Khái Quát Về Nhà Thơ Quang Dũng Và Bài Thơ Tây Tiến

Nhà thơ Quang Dũng tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại Phượng Trì (Phùng), huyện Đan Phượng, nay thuộc thành phố Hà Nội, mất ngày 13-10-1988 tại Hà Nội. Quang Dũng làm thơ, viết văn và có vẽ tranh. Ông tùng là một chiến sĩ của binh đoàn Tây Tiến – một đơn vị được thành lập năm 1947, hoạt động chủ yếu ở vùng rừng thiêng nước độc của Tây Bắc. Chiến binh Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, có nhiều trí thức như Quang Dũng. Sống và chiến đấu trong một điều kiện vô cùng thiếu thốn và gian khổ, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội nhưng chiến sĩ Tây Tiến vẫn rất can trường, vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng. Khi chuyển sang đơn vị khác công tác, nhớ về đơn vị cũ cùng những đồng đội đã từng cùng chiến đấu, nhà thơ đã xúc động mà viết lên Nhớ Tây Tiến, sau nhà thơ đổi thành Tây Tiến.

Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều

Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo

Núi không đè nổi vai vươn tới

Lá ngụy trang reo với gió đèo

Với việc sử dụng bút pháp vừa lãng mạn, vừa hiện thực, nhà thơ đã vừa phản ánh chân thực những gian khổ, khó khăn mà những chiến binh Tây Tiến đã trải qua, vừa thể hiện được nét riêng của người chiến binh Tây Tiến.

Bài thơ Tây Tiến thế hiện nội dung hiện thực chân thực, chi tiết: qua hồi ức của nhân vật trữ tình cuộc sống gian khổ của chiến sĩ Tây Tiến được thể hiện rõ (địa hình hiểm trở, rừng thiêng nước độc, thiếu thốn, sốt rét hoàn hành, hy sinh…) và cuộc sống vui vẻ ấm áp tình quân dân (đêm hội liên hoan, những bản làng…). Quang Dũng đã nói được điều mà rất nhiều nhà thơ lúc bấy giờ không dám nói thật. Hiện thực ấy được thể hiện bởi cảm hứng lãng mạn mang đậm tính sử thi.

Hình tượng người lính Tây Tiến là một hình tượng đẹp về người lính cụ Hồ: anh hùng, hiền ngang đối diện với mọi gian nan bằng một tinh thần lạc quan, lãng mạn hào hoa..

Bài thơ là sự kết hợp thành công bút pháp hiện thực và trữ tình sử thi. Hiện thực gian khổ và sự hiên ngang, lạc quan của người chiến binh Tây Tiến được lồng trong một mạch cảm xúc. Sự hoà trộn và đan xen giũa hiện thực và lãng mạn đã tạo nên nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Khái Quát Nội Dung Chính Của Bài Thơ Bạn Đến Chơi Nhà Của Tác Giả Nguyễn Khuyến

Bạn đến chơi nhà với lời thơ hóm hỉnh, hài hước khi nói về sự thiếu chu đáo khi tiếp đãi người bạn tâm giao của Nguyễn Khuyến, bài thơ thể hiện được tình bạn giản dị mà chân thành của tác giả cùng cuộc sống ung dung tự tại khi cáo quan về ở ẩn. Dựa vào bài thơ đã học, em hãy khái quát nội dung chính của bài thơ Bạn đến chơi nhà của tác giả Nguyễn Khuyến.

I. Dàn ý chi tiết cho đề khái quát nội dung của bài thơ Bạn đến chơi nhà

1. Mở bài

Giới thiệu bài thơ Bạn đến chơi nhà của tác giả Nguyễn Khuyến: Trong các tác phẩm của ông đề cập tới những thứ tình cảm giản dị, mộc mạc mà vô giá, tiêu biểu là bài thơ “Bạn đến chơi nhà”. Bài thơ ca ngợi tình bạn tri kỉ giữa tác giả và Dương Khuê, đó là tình bạn thân thiết, rất đáng trân trọng.

2. Thân bài

Lời chào thân mật của nhà thơ với người bạn: Cách xưng hô bác – tôi đã phần nào bộc lộ sự thân thiết, gần gũi giữa hai người, họ là những người bạn lâu năm,coi nhau như anh em trong gia đình

Hoàn cảnh thiếu thốn khi tiếp bạn: Tuy nhiên trong hoàn cảnh nghèo khó, thiếu thốn, Nguyễn Khuyến lại càng cường điệu hóa lên đến nỗi chẳng có gì để tiếp bạn

Khẳng định giá trị tình bạn giữa tác giả và Dương Khuê: Đó là điều đáng quý nhất mà bất cứ thứ vật chất nào cũng không thể thay thế được. Hai người họ gắn bó với nhau, tới thăm nhau không ì những thứ vật chất tầm thường mà bằng chính tình bằng hữu cao quý, hơn ngàn vạn lần những vật chất ấy

3. Kết bài

Ý nghĩa bài thơ: Bài thơ như một lời nhắc nhở chúng ta nhìn nhận về chính bản thân mình, cần phải biết trân trọng những người bạn,tình bạn tri kỉ. Phải tránh xa những cám dỗ của vật chất tầm thường, giữ gìn tình bạn chung thủy, sáng trong đúng với bản tính của người Việt ta.

II. Bài tham khảo cho đề khái quát nội dung của bài Bạn đến chơi nhà

Tác giả Nguyễn Khuyến là một nhà thơ xuất sắc và tiêu biểu trong làng thơ của Việt Nam. Trong các tác phẩm của ông đề cập tới những thứ tình cảm giản dị, mộc mạc mà vô giá, tiêu biểu là bài thơ “Bạn đến chơi nhà”. Bài thơ ca ngợi tình bạn tri kỉ giữa tác giả và Dương Khuê, đó là tình bạn thân thiết, rất đáng trân trọng.

Lời chào thân mật của tác giả đối với người bạn thân thiết đã lâu ngày không gặp “Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”. Chỉ bằng một câu thơ nhưng đã diễn tả được hết niềm vui sướng tột cùng khi đón bạn tới chơi của tác giả. Cách xưng hô bác – tôi đã phần nào bộc lộ sự thân thiết, gần gũi giữa hai người, họ là những người bạn lâu năm,coi nhau như anh em trong gia đình. Những câu thơ sau đã biểu lộ rõ vẻ lúng túng của tác giả trong hoàn cảnh thiếu thốn khi tiếp đón bạn:

“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa…

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”

Người Việt ta từ xưa tới nay thường tiếp đãi khách quý bằng chính những sản vật “cây nhà lá vườn” thể hiện cho sự mến khách. Tuy nhiên trong hoàn cảnh nghèo khó, thiếu thốn, Nguyễn Khuyến lại càng cường điệu hóa lên đến nỗi chẳng có gì để tiếp bạn. Người xưa thường có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” ấy vậy mà gia cảnh tác giả còn không có nổi miếng trầu. Tác giả mượn những cái không có để nói đến cái có, chứng minh tình cảm thân thiết giữa hai người đã vượt trên ngưỡng tình bạn, tình anh em. Tác giả đã không ngần ngại bộc lộ và chia sẻ sự thiếu thốn của mình với bạn. Tình bạn ấy là một tình cảm thiêng liêng cao quý và sâu nặng. Tiếp bạn lâu ngày tới chơi nhưng chẳng cần phải có mâm cao cỗ đầy, cao lương mĩ vị, chỉ cần chén rượu nhạt mà đong đầy tình cảm, chỉ cần có tình cảm giữa hai người là có thể bù lại tất cả những thiếu thốn về vật chất kia.

“Bác đến chơi đây, ta với ta”

Lại một chữ “bác” thứ hai được xuất hiện, thể hiện một sự kính trọng đối với tấm lòng người bạn. Tác giả cảm được tấm lòng của bạn mình, đã không quản đường xá xa xôi, không ngại tuổi cao sức yếu, gạt bỏ vướng bận công việc để tranh thủ đi thăm bạn. Đó là điều đáng quý nhất mà bất cứ thứ vật chất nào cũng không thể thay thế được. Hai người họ gắn bó với nhau, tới thăm nhau không ì những thứ vật chất tầm thường mà bằng chính tình bằng hữu cao quý, hơn ngàn vạn lần những vật chất ấy. Họ tuy là hai con người nhưng lại có những suy nghĩ, tình cảm và lí tưởng giống nhau, hòa hợp và khăng khít với nhau. Thật khó để tìm kiếm và có được một tình bạn đẹp như vậy, hai người mà là một, không thể tách rời, và luôn vĩnh cửu. Bài thơ đã nhắc nhở chúng ta phải biết trân trọng và nuôi dưỡng tình bạn của mình, đừng bao giờ để những thứ vật chất hủy hoại giá trị thiêng liêng cao quý của tình bạn tri kỉ.

Bài thơ như một lời nhắc nhở chúng ta nhìn nhận về chính bản thân mình, cần phải biết trân trọng những người bạn,tình bạn tri kỉ. Phải tránh xa những cám dỗ của vật chất tầm thường, giữ gìn tình bạn chung thủy, sáng trong đúng với bản tính của người Việt ta.

Mở Bài Bài Thơ Đồng Chí

Một số cách mở bài bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Mở bài bài thơ Đồng chí

Chính Hữu là nhà thơ trẻ đứng trong hàng ngũ những nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Là một nhà thơ chiến sĩ nên phần lớn tác phẩm thơ ca của Chính Hữu mang đề tài người lính và chiến tranh, trong đó tiêu biểu nhất là bài thơ “Đồng chí” được sáng tác năm 1948. Ra đời trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến, bài thơ đã mang đến cho người đọc cái nhìn chân thực nhất về hoàn cảnh chiến đấu gian khổ, khó khăn của bộ đội và nhân dân ta, cũng từ đó cho ta thấy được vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội giữa những người lính.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đã đi qua hơn 60 năm nhưng vẫn để lại những dấu ấn không thể phai mờ trong lòng mỗi người dân Việt Nam, trong suốt những năm tháng hào hùng ấy đã ghi dấu những hình ảnh đẹp về người lính bộ đội cụ Hồ, về tình quân dân thắm thiết và đặc biệt là tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn. Bằng chính sự trải nghiệm đời lính và là người trong cuộc, nhà thơ Chính Hữu đã viết nên bài thơ “Đồng chí” nhằm ca ngợi tình cảm thiêng liêng, gắn bó sâu sắc của tình đồng chí và khẳng định ý chí chiến đấu, tinh thần quả cảm vì sự nghiệp dân tộc của các anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp xưa.

Quả không sai khi người ta gọi Chính Hữu là nhà thơ quân đội, bởi ông là nhà thơ đã gắn bó với cả hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc là kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ. Tuy Chính Hữu làm thơ không nhiều chủ yếu là về người lính và chiến tranh nhưng thơ của ông mang những nét đặc sắc riêng, viết về bộ đội nhưng thiên về nội tâm, tình cảm. Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào năm 1948 khi tác giả đang cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc đã trở thành tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kỳ chống Pháp, có thể nói đây là tác phẩm thành công đầu tiên thuộc thể loại thơ kháng chiến.

“Đồng chí” – một danh từ chỉ những người có chung chí hướng, lý tưởng, ở chung một đoàn thể chính trị hay một tổ chức cách mạng, và tình đồng chí là một thứ tình cảm đặc biệt. Nhà thơ Chính Hữu đã ca ngợi về thứ tình cảm đó qua bài thơ “Đồng chí”, cho người đọc cảm nhận được tình cảm đồng chí thật tự nhiên, bình dị, gắn bó trong mọi hoàn cảnh. Bài thơ có sự hòa hợp giữa chất giọng lãng mạn của văn chương và vẻ đẹp dung dị của người lính, tình đồng chí của những người lính cách mạng được nhà thơ diễn tả bằng những chi tiết và hình ảnh gần gũi, giản dị, chân thực mà giàu cảm xúc, những hình ảnh thơ rất thực nhưng cũng không kém phần thơ mộng.

Trong hàng ngũ quân đội tham gia kháng chiến, những người lính cùng chung cảnh ngộ, hoàn cảnh chiến đấu được gọi là “đồng đội”. Trong cuộc sống quân ngũ, những người lính đã cùng nhau chia sẻ từng cái khắc nghiệt của hoàn cảnh sống, kề vai sát cánh trong chiến đấu, từ đó hình thành nên một mối quan hệ thiêng liêng, gắn bó – tình đồng chí. Chính tình đồng chí là một phần quan trọng củng cố lòng tin và tiếp thêm sức mạnh chiến đấu cho người chiến sĩ, đó cũng là một nét đẹp của những người lính cách mạng. Có không ít văn thơ đã ca ngợi về thứ tình đồng chí nhưng hay nhất có lẽ là bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu, bài thơ là tiêu biểu cho nền thơ ca kháng chiến và khi nhắc đến thơ kháng chiến không thể không nhắc đến “Đồng chí”. Với những hình ảnh chân thực lãng mạn đã giúp cho bài thơ có sức tạo hình, sức lan toả mạnh mẽ.