Kết Bài Hay Nhất Về Bài Thơ Tây Tiến / Top 19 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Kovit.edu.vn

Những Cách Kết Bài Bài Thơ Tây Tiến Hay Nhất

KẾT BÀI SỐ 1 HAY CHO BÀI THƠ TÂY TIẾN CỦA QUANG DŨNG “ Thi trung hữu họa: Thi trung hữu nhạc” Với Quang Dũng, “Tây Tiến” chính là thi phẩm gói trọn bao tinh hoa độc đáo ấy. Bài thơ là nhạc, là họa, là khúc trường ca vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Pháp của toàn dân tộc.

KẾT BÀI SỐ 2 HAY CHO BÀI THƠ TÂY TIẾN CỦA QUANG DŨNG Bằng ngòi bút tài hoa cùng tâm hồn lãng mạn, Quang Dũng đã khắc họa trước mắt bạn đọc về đời sống chiến tranh gian lao, khổ cực của anh bộ đội cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Thật đúng như nhà phê bình Trần Lê VĂn từng nhận xét:”Tây Tiến là đứa con đầu lòng tráng kiện, hào hoa của đời thơ Quang Dũng.”

KẾT BÀI SỐ 3 CHO BÀI THƠ TÂY TIẾN CỦA QUANG DŨNG “ Thơ là thơ, đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng”. Quả đúng như vậy bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng là một bài thơ hay được viết nên bởi tâm hồn tài hoa, lãng mạn của người lính trí thức tiểu tư sản. Bài thơ như một bức tượng đài bất tử đã tạc vào nền văn học Việt Nam hình ảnh người lính trí thức yêu nước vô danh. Bài thơ hội tụ mọi vẻ đẹp và bản sắc của thơ ca kháng chiến ca ngợi chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

KẾT BÀI SỐ 4 CHO BÀI THƠ TÂY TIẾN CỦA QUANG DŨNG “ Thơ ca nếu không có người tôi đã mồ côi” Nếu không có thơ ca Quang Dũng vẫn có thể sáng tác nhạc, vẽ tranh. Nhưng chỉ có những vần thơ thì ông mới thể hiện được hết những cảm xúc chân thành nhất được cất lên từ chính dòng máu nóng của ông để rồi bài thơ Tây Tiến mãi chạm khắc vào lòng người đọc những ấn tượng riêng về bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc qua đó làm nổi bật hình ảnh những người lính- họ là tiêu biểu cho một thế hệ những con người kháng chiến chống Pháp ân tình, thuỷ chung mà nhạy cảm tinh tế đồng thời cũng hết sức tài hoa, lãng mạn.

KẾT BÀI SỐ 5 CHO BÀI THƠ TÂY TIẾN CỦA QUANG DŨNG “Thơ là đi từ chân trời của một người đến chân trời của nhiều người”, những gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái tim. Có lẽ vì thế mà đã hơn nửa thế khỉ trôi qua với bao thăng trầm lịch sử, con người thực dụng hơn và thờ ơ hơn với văn chương nhưng “ Tây Tiến” vẫn sẽ được đọc nhiều, thuộc nhiều, yêu nhiều. Đó là vinh dự của một nhà thơ khi thi phẩm của mình thực sự sống trong lòng bạn đọc. Những tình cảm, nỗi nhớ trong “Tây Tiến” mang sức rung cảm chân thật đến run rẩy từng làn da thớ thịt. Vậy là “Thơ hay luôn có sức rung động mãnh liệt” quả không sai! -Mai Ánh-

KẾT BÀI SỐ 6 CHO BÀI THƠ TÂY TIẾN CỦA QUANG DŨNG Đâu là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, đâu là thanh nam châm thu hút mọi thế hệ? Đó chẳng phải là văn học hay sao. Văn học vẫn luôn sống một cuộc đời cao đẹp gắn liền với con người và kết tinh những giọt ngọc của thời đại. Tất cả những giá trị vĩnh cửu đó đã thăng hoa cùng ngòi bút của nhà thơ Quang Dũng để tác phẩm “Tây Tiến” mãi vấn vương trong trái tim biết bao bạn đọc. Giữa cái bộn bề của thị trường thơ hôm nay, mở lại trang sách cũ, trang thơ đầy chất tài hoa, lãng mạn, trữ tình nhưng nỗi nhớ của Quang Dũng về đồng đội, về những kỉ niệm của đoàn quân Tây Tiến gắn liền với khung cảnh thiên nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ, thơ mộng vẫn còn mãi đó trong dòng chảy văn chương bao thế hệ.

Mở Bài Kết Bài Cực Hay Cho Bài Thơ Tây Tiến

Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc…nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ tinh tế, lãng mạn, tài hoa. Là nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng”, thơ Quang Dũng giàu chất nhạc, chất họa. Ông rất thành công với những bài thơ viết về người lính, trong đó có bài “Tây Tiến”.

Mở bài 2 (gián tiếp)

Trong vườn hoa của thơ ca kháng chiến chống Pháp, Tây Tiến được xem là bông hoa đầu mùa vừa đẹp lại vừa lạ. Bông hoa ấy được nở ra từ hồn thơ phóng khoáng và tâm huyết, một tiếng thơ tinh tế và lãng mạn. Đó chính là người nghệ sĩ tài hoa – nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng” – Quang Dũng.

Có những “bài ca không bao giờ quên”, cũng có những năm tháng chiến tranh không phai mờ trong ký ức. Cùng với khí thế sôi sục của những năm mưa bom bão đạn, văn học, với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc một cách sống động tượng đài của những chiến sĩ anh hùng kiên trung. Để ngày hôm nay lòng ta không khỏi bùi ngùi xúc động khi đọc lên những câu thơ bất hủ trong áng thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.

Mở bài 4. (Facebook cô Diễm Hằng – Hà Nội)

Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhận xét và bài thơ Tây Tiến : “Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến”. Phải chăng cái mới, cái lạ, cái riêng biệt ấy chính là tượng đài những người chiến sĩ, những người anh hùng của dân tộc đã hy sinh vì dân tộc, được tạc dựng lại vừa mang vẻ đẹp của sự anh dũng, kiên cường vừa mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn.

Mở bài 5 (cho đoạn thơ thứ 3) (sưu tầm) Sau khi mở bài xong và dẫn dắt vào vấn đề theo yêu cầu của đề bài thì phần thân bài cần giới thiệu:

Bài thơ “Tây Tiến” có thể xem như một hiện tượng “xuất thần” của Quang Dũng trong thơ ca kháng chiến chống Pháp. Đó là “đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiện” (Phong Lê) được khí phách của cả một thời đại ùa vào, chắp cánh để cho cái chất bi tráng bay lên như một nét đẹp hiếm có của một thời thơ.

Kết bài

Tây Tiến là một phân hiệu bộ đội được thành lập đầu năm 1947, thành phần chủ yếu là thanh niên trí thức Hà Nội. Nhiệm vụ của họ là phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới phía Tây. Năm 1948, Tây Tiến giải thể để thành lập trung đoàn 52. Quang Dũng cũng chuyển sang đơn vị khác. Sau khi rời đơn vị cũ chưa được bao lâu Quang Dũng đã sáng tác bài thơ này. Bài thơ được in trong tập “Mây đầu ô”.

“Tây Tiến biên cương mờ lửa khói Quân đi lớp lớp động cây rừng Và bài thơ ấy, con người ấy Vẫn sống muôn đời với núi sông”

Tóm lại, Tây Tiến là một trong những bài thơ đặc sắc của Quang Dũng nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Bài thơ là nỗi hoài niệm bâng khuâng về con đường hành quân giữa thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, thơ mộng. Trên chặng đường quân hành đó, nổi bật lên là hình tượng người lính với tinh thần chiến đấu quả cảm và tâm hồn lãng mạn hào hoa dù phải sống giữa bao gian khổ và thiếu thốn. Xin được mượn mấy lời thơ của Giang Nam thay cho lời kết:

Hiện tại chúng tôi có hơn 25 nghìn bài văn mẫu các thể loại.

Kho tài liệu, đề thi học sinh giỏi các lớp vô cùng phong phú.

Mỗi ngày cập nhật hơn 100 đề thi chất lượng từ các website bán tài liệu lớn.

Mở Bài Kết Bài Cho Tây Tiến

Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc…nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ tinh tế, lãng mạn, tài hoa. Là nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng”, thơ Quang Dũng giàu chất nhạc, chất họa. Ông rất thành công với những bài thơ viết về người lính, trong đó có bài “Tây Tiến”.

Mở bài 2 (gián tiếp)

Trong vườn hoa của thơ ca kháng chiến chống Pháp, Tây Tiến được xem là bông hoa đầu mùa vừa đẹp lại vừa lạ. Bông hoa ấy được nở ra từ hồn thơ phóng khoáng và tâm huyết, một tiếng thơ tinh tế và lãng mạn. Đó chính là người nghệ sĩ tài hoa – nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng” – Quang Dũng.

Có những “bài ca không bao giờ quên”, cũng có những năm tháng chiến tranh không phai mờ trong ký ức. Cùng với khí thế sôi sục của những năm mưa bom bão đạn, văn học, với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc một cách sống động tượng đài của những chiến sĩ anh hùng kiên trung. Để ngày hôm nay lòng ta không khỏi bùi ngùi xúc động khi đọc lên những câu thơ bất hủ trong áng thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.

Mở bài 4. Mở bài này thầy Phan Danh Hiếu viết thêm ngày 5.11.2023

Bàn về sức sống của văn chương nghệ thuật, trong bài thơ “Nghĩ lại về Pau-xtốp-xki” – nhà thơ Bằng Việt từng viết: “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ/ Như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu”. Vâng! Có những tác phẩm ra đời để rồi chìm khuất giữa ồn ào náo nhiệt của phiên chợ văn chương, nhưng cũng có những tác phẩm lại như “những dòng sông đỏ nặng phù sa”, như “bản trường ca rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn” để rồi in dấu ấn và chạm khắc trong tâm khảm ta những gì đẹp nhất để “suốt đời đi vẫn nhớ”. Đó phải chăng là những tác phẩm đã “vượt qua mọi băng hoại” của thời gian trở thành “bài ca đi cùng năm tháng” để lại trong tâm hồn bạn đọc bao thế hệ những dư vang không thể nào quên. Một trong số bài ca đó phải kể đến “Tây Tiến” của người nghệ sĩ đa tài Quang Dũng. Trong bài thơ có những vần thơ thật lắng đọng, đặc biệt là đoạn tả chân dung người lính:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Mở bài 5. (Facebook cô Diễm Hằng – Hà Nội)

Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhận xét và bài thơ Tây Tiến : “Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến”. Phải chăng cái mới, cái lạ, cái riêng biệt ấy chính là tượng đài những người chiến sĩ, những người anh hùng của dân tộc đã hy sinh vì dân tộc, được tạc dựng lại vừa mang vẻ đẹp của sự anh dũng, kiên cường vừa mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn.

HÃY ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE CỦA THẦY ĐỂ NHẬN BÀI GIẢNG. BẤM VÀO

Mở bài 6 (cho đoạn thơ thứ 3) (trích 127 BÀI VĂN) Sau khi mở bài xong và dẫn dắt vào vấn đề theo yêu cầu của đề bài thì phần thân bài cần giới thiệu:

Bài thơ “Tây Tiến” có thể xem như một hiện tượng “xuất thần” của Quang Dũng trong thơ ca kháng chiến chống Pháp. Đó là “đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiện” (Phong Lê) được khí phách của cả một thời đại ùa vào, chắp cánh để cho cái chất bi tráng bay lên như một nét đẹp hiếm có của một thời thơ.

Kết bài

Tây Tiến là một phân hiệu bộ đội được thành lập đầu năm 1947, thành phần chủ yếu là thanh niên trí thức Hà Nội. Nhiệm vụ của họ là phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới phía Tây. Năm 1948, Tây Tiến giải thể để thành lập trung đoàn 52. Quang Dũng cũng chuyển sang đơn vị khác. Sau khi rời đơn vị cũ chưa được bao lâu Quang Dũng đã sáng tác bài thơ này. Bài thơ được in trong tập “Mây đầu ô”.

“Tây Tiến biên cương mờ lửa khói Quân đi lớp lớp động cây rừng Và bài thơ ấy, con người ấy Vẫn sống muôn đời với núi sông”

Tây Tiến là một trong những bài thơ đặc sắc của Quang Dũng nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Bài thơ là nỗi hoài niệm bâng khuâng về con đường hành quân giữa thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, thơ mộng. Trên chặng đường quân hành đó, nổi bật lên là hình tượng người lính với tinh thần chiến đấu quả cảm và tâm hồn lãng mạn hào hoa dù phải sống giữa bao gian khổ và thiếu thốn. Xin được mượn mấy lời thơ của Giang Nam thay cho lời kết:

CÁCH VIẾT MỞ BÀI HAY – XEM VIDEO

Mở Bài Kết Bài Bài Thơ Tây Tiến Chinh Phục Mọi Giám Khảo

Mở bài Tây Tiến đoạn 2

Ơi, kháng chiến mười năm qua như ngọn lửa Ngàn năm sau còn đủ sức soi đường

Cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân pháp lắm gian khổ hi sinh nhưng cũng đầy tự hào, oanh liệt để trở thành nguồn cảm hứng dạt dào cho nhiều thi phẩm nổi tiếng. Trong những chàng trai ra đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc có trái tim nhiệt thành của tầng lớp thanh niên trí thức Hà Nội. Hình ảnh người chiến sĩ “lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa” được thể hiện đậm nét trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Bài thơ đã bổ sung hoàn thiện cho nét đẹp lãng mạn hào hoa phong nhã lại vừa mang đậm tinh thần bi tráng của người lính Tây Tiến.

Mở bài trực tiếp Tây Tiến

Cho đến nay Tây Tiến vẫn là một đài thơ đầy kỳ bí. Cái ma lực, cái âm hưởng của bài thơ Tây Tiến…chưa ai lý giải hết được. Phải chăng cái hay là bởi lời thơ, ý thơ, hình tượng thơ giầu nhạc điệu được chứa trong một hồn thơ thật mới lạ và rất sâu sắc? Con người nồng hậu, nét bút tài hoa trong cách sử dụng ngôn ngữ thơ và hình ảnh thơ đã làm nên kiệt tác thơ Tây Tiến. Với Tây tiến, Quang Dũng đưa ta đi vào một thế giới đầy mùi hương hoài niệm,của sự vọng tưởng diệu huyền. Với Tây tiến, Quang Dũng đã xây tượng đài về anh Bộ đội Cụ Hồ thời kháng chiến 9 năm đầy gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng.

Mở bài gián tiếp Tây Tiến

Nhà thơ Chế Lan Viên từng để tâm hồn thăng hoa trong những lời thơ sâu sắc:

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”.

Trong cuộc đời mỗi người từng gắn bó với nhiều mảnh đất. Mỗi mảnh đất ta qua đều trở thành dấu ấn, trở thành những kỉ niệm khó quên. Nhà thơ Quang Dũng cũng đã từng trải qua cảm xúc ấy. Nỗi nhớ của ông về những năm tháng kháng chiến, về những kỉ niệm gắn bó với mảnh đất Tây Bắc đã được ghi lại chân thực trong bài thơ Tây Tiến.

Mở bài Tây Tiến đoạn 3

Chiến tranh đã qua đi, những hạt bụi thời gian có thể phủ dày lên hình ảnh của những anh hùng vô danh nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc vĩnh viễn vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người con anh hùng của đất nước, họ đã dùng máu và nước mắt của mình tô lên hai chữ “độc lập” của dân tộc. Tây Tiến là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất trong giai đoạn lịch sử khốc liệt những 1945-1954. Qua bài thơ này, Quang Dũng đã dùng bút lực của mình để vẽ lên thi đàn văn chương một bức tượng đài người lính Tây Tiến vừa lãng mạn hào hoa, vừa hào hùng bi tráng.

Mở bài Tây Tiến đoạn 1

Cả vườn hoa đã ngập tràn nắng xếNhững cánh hoa đỏ vẫn còn rung nhè nhẹGió nói tôi nghe những tiếng thì thào“Khi tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau…” ( Cuộc chia ly màu đỏ – Nguyễn Mỹ)

Chiến tranh đi qua đã để lại cho chúng ta những hoài niệm về những tháng năm không thể nào quên, đó là khi con người ta nhận ra sứ mệnh của mình sinh ra là để chiến đấu, là để báo thù, đó là những con người sẵn sàng gác lại tuổi trẻ, việc học hành, tình cảm cá nhân vị kỉ để đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc… Những con người ấy đã đi vào trong thơ ca, nghệ thuật như những huyền thoại của thế kỉ 20 mà nhà thơ Quang Dũng đã thể hiện thực xuất sắc thông qua lăng kính lãng mạn nhưng vẫn đậm chất hiện thực của mình qua bài thơ Tây Tiến. Tác phẩm đã khắc họa thành công bức tượng đài người lính Tây Tiến trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ.

Kết bài Tây Tiến

Bức trượng đài người lính Tây Tiến trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp được khắc họa bởi bút pháp lãng mạn và tinh thần bi tráng ấy gợi cho người đọc nhớ tới hình ảnh người lính trong Ngày về của Chính Hữu:

Nhớ đêm ra đi, đất trời bốc lửaCả kinh thành nghi ngút cháy sau lưngNhững chàng trai chưa trắng nợ anh hùngHồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắmRách tả tơi rồi đôi giày vạn dặmBụi trường chinh phai bạc áo hào hoa

Cảm hứng lãng mạn những vẫn là cái gốc, là hiện thực – hiện thực của thiên nhiên đất nước, hiện thực đời lính. Nhờ cảm hứng lãng mạn nên hiện thực không đau thương mà sang trọng hào hoa, lãng mạn mà vẫn gắn bó với nhịp đấu tranh của nhân dân, đất nước.

Mở Bài Hay Nhất Bài Thơ Tây Tiến Của Quang Dũng

“Bạn ta đó

Chết trên dây thép ba từng

Một bàn tay chưa rời báng súng

Chân lưng chừng nửa bước xung phong

Vai những con người mỗi khi nằm xuống

Vẫn nằm trong tư thế tiến công …”

Không biết bao mùa thu đã trôi qua kể từ ngày mùa thu tháng tám của dân tộc, chiến tranh đã đi qua trên mảnh đất Việt Nam thân yêu để lại với đời mùa thu tươi đẹp, hoà bình, hạnh phúc… Và để lại những chiến công của người chiến sĩ mùa thu xưa – Những mùa thu của cuộc kháng chiến chống Pháp, với những con người “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Họ giành cả cuộc đời mình để giành lại độc lập dân tộc, họ đi vào cuộc đời với những hình ảnh đẹp nhất, dũng cảm nhất và cũng đầy chất lãng mạn. Họ dựng lên một tượng đài bất hủ trong thơ ca về những người chiến sĩ cách mạng… Nhắc đến thơ ca cách mạng, ta không thể không kể đến bài thơ kinh điển của Tố Hữu, Hoàng Cảm, Nguyễn Đình Thi, và lại càng khôg thể không nhắc tới bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. Một minh chứng tiêu biểu, hào hùng vè sự hi sinh cống hiến của người lính trong những năm tháng đấu tranh gian lao.

Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, ông làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Là hồn thơ của xứ Đoài mây trắng. Thơ ông giàu chất nhạc, chất hoạ, cảm hứng thơ luôn hướng tới cái bi tráng, hào hùng…

Tây Tiến có nhan đề ban đầu là Nhớ Tây Tiến, được Quang Dũng sáng tác tại Phù Lưu Chanh năm 1948, được in trong tập “Mây Đầu Ô”. Tây Tiến là đoàn quân được thành lập năm 1947, hoạt độn chủ yếu ở biên giới Việt Lào với nhiệm vụ đánh tan sinh lực địch. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là sinh viên, học sinh, thanh niên Hà Nội, trong đó có Quang Dũng. Bài thơ được sáng tác khi Quang Dũng nhớ về mảnh đất Tây Bắc và những ngừoi đồng chí đồng đội của mình.

Qua những vần thơ vừa hào hùng vừa lãng mạn, lại giàu chất nhạc, chất hoạ, bài thơ đã diễn tả hết sức chân thật về hiện thực của cuộc kháng chiến chống Pháp, vẻ đẹp của anh bộ đội cụ Hồ… Mà còn thể hiện nỗi nhớ da diết của tác giả về mảnh đất Tây Bắc thân thương, về những người bạn thân thiết của mình.

Là một người lính trẻ, hào hoa, ra đi theo tiếng gọi của lòng yêu nước, sống và làm việc nơi nhí rừng hiểm trở. Nhưng chất thi sĩ vẫn trào dâng trong lòng của nhà thơ một cách mãnh liệt. Một thời gắn bó sâu rộng với Tây Tiến, với núi rừng… đã làm ông không khỏi bồi hồi xúc động khi nỗi nhớ Tây Tiến dâng trào trong kí ức. Quang Dũng hạ bút viết bài thơ.