Hình Ảnh Trong Bài Thơ Mèo Đi Câu Cá / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Nội Dung Thơ Mèo Đi Câu Cá

Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ

Nội dung : Thơ ” Mèo đi câu cá”

– Trẻ thuộc bài thơ, nhớ tên bài thơ, nhớ tên tác giả.

– Trẻ hiểu nội dung bài thơ và biết đọc diễn cảm bài thơ.

– Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, biết bộc lộ cảm xúc một cách hồn nhiên, thể hiện qua nét mặt, cử chỉ điệu bộ khi đọc thơ.

– Trẻ biết trả lời các câu hỏi rõ ràng mạch lạc.

– Giáo dục trẻ chăm chỉ, không lười biếng, ỉ lại vào người khác .

Máy chiếu, hình ảnh các con vật nuôi trong gia đình

Nhạc bài hát ” Gà trống, mèo con và cún con”

– Trẻ: Quần áo sạch sẽ và tâm thế thoải mái,mũ mèo, mũ gà trống, mũ lợn con.

– Các con ơi! Nghe tin lớp mình chăm ngoan và học giỏi nên hôm nay có rất nhiều các cô đến xem chúng mình học đấy, chúng mình hãy chào đón các cô bằng một tràng pháo tay nào!

– Các con ạ! Để đáp lại tình cảm của các cô giờ chúng sẽ cùng nhau hát tặng các cô bài hát ” gà trống, mèo con và cún con” nào!

– Chúng mình vừa hát xong bài hát gì?

– Trong bài hát nói về những con vật nào?

– Nhà các con có những con vật này không?

– Ngoài những con vật này ra nhà các con còn có những con vật nào nữa?

– Trong bài hát nói về một chú mèo rất đáng yêu, chúng mình có biết chú mèo làm công việc gì?

– Cô có một bài thơ nói về những chú mèo rất đáng yêu các con có muốn cùng cô học bài thơ không!

Vậy chúng mình cùng nhau về chỗ ngồi học bài nào!

– Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ gì các con?

– Bài thơ ” Mèo đi câu cá” của tác giả nào?

– Cô đọc lần 2 qua trình chiếu powerpoint

– Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ ” Mèo đi câu cá” của nhà thơ Thái Hoàng Linh rồi

– Bạn nào giỏi cho cô biết trong bài thơ có những nhân vật nào?

– Hai anh em mèo trắng đã rủ nhau đi đâu?

– Chúng mình thấy mèo anh có câu cá không? Vì sao?

Đã có em rôi!

– Thế mèo em có câu được cá không? Vì sao?

– Cuối cùng hai anh em mèo trắng có câu được con cá nào không?

Cùng khóc meo meo!

– Các con ạ trong bài thơ có những từ khó như:

+ Từ: ” Hớn hở” tức là thể hiện sự vui mừng thoải mái. Vì mèo em nghĩ đã có mèo anh câu cá rồi nên mèo em rất vui mừng và thoải mái đi chơi cùng thỏ bạn đấy!

– Cho cả lớp đọc từ ” Hớn hở”

+ Ngoài ra còn từ ” hối hả” Các con ạ! ” hối hả” thể hiện sự gấp gáp, vội vàng nhanh chóng.

– Cho cả lớp đọc từ ” hối hả”

– Cho cả lớp đọc 2 -3 lần

– Cô lắng nghe, động viên và sửa sai cho trẻ

– Cô thấy chúng mình rất ngoan và học giỏi bây giờ cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi có tên ” Tiếng con vật gì”

– Cô giáo sẽ mở máy tính tiếng kêu của các con vật, cả lớp sẽ đoán tiếng kêu đó của con vật nào!

Nghe tiếng kêu nói đúng tên con vật

– Cho cả lớp cùng chơi 2 lần

* Kết thúc cô cho trẻ ra chơi

– Gà trống, mèo con và cún con

– Hai anh em mèo trắng và con thỏ

– Mèo không câu cá, vì buồn ngủ

– Mèo em không câu cá vì muốn đi chơi

– Trẻ chú ý lắng nghe cô giáo

– Trẻ chú ý lắng nghe cô giáo

– Trẻ lắng nghe cô giáo phổ biến cách chơi và luật chơi

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Hình Ảnh Bác Hồ Trong Bài Thơ “Người Đi Tìm Hình Của Nước”

Nghiên cứu – Phê bình – Trao đổi

Cách đây 104 năm (5/6/1911 -5/6/2015), từ bến Nhà Rồng, ngườithanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (tên Bác Hồ thời điểm ấy) lên chiếc tàu buôn Pháp để ra đi tìm đường cứu nước

Với ý chí và nghị lực phi thường, với trí thông minh và lòng quả cảm, Bác đã gặp được Luận cương của Lênin, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc. Nói sao hết được niềm vui của Bác khi tìm thấy ánh sáng soi đường cho cách mạng Việt Nam. Với cảm xúc mạnh mẽ, với lòng kính yêu lãnh tụ, nhà thơ Chế Lan Viên đã sáng tác bài thơ “Người đi tìm hình của Nước”, khắc họa được hình ảnh cao đẹp của Bác Hồ trong những năm dài hoạt động cách mạng ở nước ngoài.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh người thanh niên giàu nhiệt huyết quyết tâm ra đi, không ngại gì những khó khăn, gian khổ đang chờ phía trước.

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi

Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác

Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất

Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre.

Con tàu buôn kéo còi tạm biệt bến cảng Nhà Rồng, quê hương dần lui vềphía sau. Khung cảnh thân thuộc của quê nhà với lũy tre làng mát rượi màu xanh gắn với bao kỷ niệm tuổi thơ không còn nữa. Bốn bề chỉ có sóng biển và lòng người ra đi trong giây phút này chắc cảmđộng, rơi nước mắt vì phải rời quê hương, đất nước.

Tác giả chân thành muốn hóa thành con sóng nhỏ, vỗ nhẹ thân tàu để tiễn Bác đi xa (Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác). Đất nước đẹp nhưng người dân lúc ấy còn sống trong nô lệ, lầm than dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Bác chấp nhận tất cả hiểm nguy để ra đi tìm con đường tương lai cho dân tộc

Bằng trí tưởng tượng, sự liên tưởng mạnh mẽ, tác giả khắc họa nên tình cảm của Người khi cảnh vật xung quanh mình là đất khách quê người. Tiếng sóng dưới thân tàu, màu trời xanh cũng khác tiếng sóng, khác màu trời xanh quê hương mình

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ

Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương

Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở

Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương.

“Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương- đúng vậy, có đi xa quê hương mới nhìn rõ quê hương mình. Cái nhìn ở đây là cái nhìn bằng tâm cảm, cái nhìn tự đáy lòng của người con nước Việt đang đau nỗi đau mất nước, nỗi đau dân sống lầm than. Quanh mình toàn xa lạ về ngôn ngữ, về văn hóa đang thử thách ý chí, nghị lực của Người.

Ngày 2-6-1911 từ bến Nhà Rồng, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước trên chiếc tàu Đô đốc La Touche-Tréville.

Bác đã làm tất cả mọi việc để có tiền sinh sống và tham gia hoạt động cách mạng. Giá lạnh khắc nghiệt của mùa đông châu Âu không thể cản nổi bước chân Người. Công việc cào tuyết, lao động đã rèn luyện cho Người ý chí, nghị lực phi thường. Có câu chuyện kể rằng: Để chống lại cái giá lạnh mùa đông, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp. Khi đi làm về, Bác dùng giấy báo cũ bọc lại, đêm ngủ đặt bên mình để có hơi ấm qua giấc ngủ đêm đông.

Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê

Một viên gạch hồng

Bác chong lại cả một mùa băng giá

Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ

Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?

Ý chí sắt thép, nghị lực phi thường được thể hiện qua hình ảnh gợi tả “Một viên gạch hồng, Bác chong lại cả một mùa băng giá”. Một viên gạch nhỏ nhưng bằng trí thông minh, sáng tạo,

Bác đã biến thành “lò sưởi” vô cùng tiện lợi để chống lại cái rét như cắt da cắt thịt kinh người. Giọt mồ hôi nhỏ xuống trong công việc cào tuyết đêm khuya của Bác đã làm cho người đọc xúc động. Công việc hẳn nặng nhọc lắm vì giữa sương mù trời khuya, giá rét mà mồ hôi vẫn nhỏ xuống!

Tuy ngày ngày gặp tất cả những khó khăn, gian khổ ấy nhưng Bác vẫn không nghĩ đến bản thân mình. Nỗi nhớ của Người ở đây là nỗi nhớ về đất nước đau thương, nỗi nhớ ám ảnh về màu xanh quê hương thương nhớ nơi xa.

Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước

Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà

Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ Quốc

Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa.

Hình ảnh đất nước, quê hương luôn thường trực trong lòng của Bác.

Trong những ngày bị cầm tù trong lao tù Tưởng Giới Thạch, có những đêm Bác “không ngủ được” vì nghĩ đến tình hình đất nước lúc bấy giờ (Một canh… hai canh… lại ba canh/Trằn trọc, băn khoăn giấc chẳng thành/ Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt/ Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh).

Nỗi nhớ quê hương tha thiết biết chừng nào ngay cả trong giấc chiêm bao cũng hiện lên màu xanh cây cỏ quen thuộc. Người không nỡ yên lòng khi “Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì To Quốc”; cũng chẳng thanh thản bao giờ bởi “Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa”.

Một loạt câu hỏi dồn dập như thử thách lòng Người. Đó là những câu hỏi về tương lai đất nước, về tinh thần quật cường của truyền thống chống giặc ngoại xâm của cha ông ta.

Ngày mai dân ta sẽ sổng sao đây?

Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?

Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?

Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao?

Nụ cười sẽ ra sao? Ơi, độc lập!

Xanh biết mấy là trời xanh Tổ Quổc Khi tự do về chói ở trên đầu.

Chỉ có một con đường cách mạng đúng đắn, khoa học mới giải đáp thỏa đáng được những câu hỏi nêu trên. Con đường ấy chính là con đường cách mạng vô sản mà nước Nga đã thành công bằng cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, lật nhào chế độ người bóc lột người và người lao động đứng lên làm chủ cuộc đời mình:

Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương

Đông Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt

Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc

Sao vàng bay theo liềm búa công nông.

Hạnh phúc đã đến cùng người dân Nga bởi có Lênin, vị Lãnh tụ thiên tài đã lãnh đạo toàn dân đứng lên làm nên lịch sử. Hình ảnh “Mặt trời Nga bừng chói” cho chúng ta thấy được ánh sáng của Cách mạng tháng Mười đã soi rọi khắp nơi. Không còn cảnh sống nô lệ, lầm than bởi người lao động tự mình làm chủ đất nước, làm chủ cuộc sống của mình (Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc/ Sao vàng bay theo liềm búa công nông).

Trải qua biết bao gian khổ, bao hiểm nguy rập rình, cuối cùng Bác Hồ kính yêu đã tìm thấy được Luận cương Lênin. Hạnh phúc quá bất ngờ khiến Bác bật lên tiếng reo vui. Với sự kiện này, Bác viết: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”.

Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc

Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin

Bổn bức tường im nghe

Bác lật từng trang sách gấp

Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin.

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc “Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!”

Hình của Đảng lồng trong hình của Nước Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười.

Hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam! Bác đã đi khắp năm châu bốn biển, tìm hiểu các phong trào cách mạng;

chia sẻ với bao cảnh ngộ, con người. Giờ đây, Luận cương của Lênin – kim chỉ nam cho con đường giải phóng dân tộc đã có trong tay mình. Bác khóc vì quá hạnh phúc khi tìm được con đường giải phóng dân tộc. Bác reo lên mừng vui vì gặp được Luận cương Lênin mà bao năm khao khát kiếm tìm.

Từ ánh sáng Luận cương, Bác mường tượng một tương lai sáng ngời của đất nước hiện lên thật đẹp, thật lung linh: 

Bác thấy: dân ta bưng bát cơm mồ hôi, nước mắt Ruộng theo trâu về lại với người cày Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, bể bạc Không còn người bỏ xác bên đường ray.

Giặc nước đuổi xong rồi

Trời xanh thành tiếng hát

Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân

Những kẻ quê mùa đã thành trí thức

Tăm tổi cần lao nay hóa những anh hùng.

Đúng vậy, chỉ có con đường cách mạng vô sản, con đường đấu tranh do Đảng tổ chức, lãnh đạo mới mang lại độc lập, tự do, mang lại cơm no áo ấm cho mỗi con người. Hình ảnh người cày có ruộng, công nhân làm chủ nhà máy; aSi ai cũng có cơm ăn áo mặc; ai cũng được học hành là mơ ước, là “ham muổn tột bậc ” của Bác. Những người lao động bình thường, những kiếp sống tăm tối đau thương sẽ trở thành trí thức, thành anh hùng bởi đời ta có Đảng.

Con đường cách mạng ấy sẽ mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc và mỗi con người đều được quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để phát triển. Những mái rạ bao đời được thay bằng những mái ngói đỏ tươi màu hạnh phúc và mỗi cuộc đời luôn được sống yên vui:

Nước Việt Nam nghìn năm Đinh, Lý, Trần, Lê

Thành nước Việt nhân dân trong mát suổi

Mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói

Những đời thường cũng có bóng hoa che.

Con đường cách mạng rộng mở. Đến với Lênin là đến với con đường cách mạng vô sản chân chính. Bác hướng về phía Tổ quốc, mong được ngày trở về cùng Luận cương quý báu.

Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt

Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi

Kìa, bóng Bác đang hôn lên hòn đất

Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai.

Trải qua 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, 30 năm tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã tìm thấy Luận cương Lênin, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc.

Biết bao gian khổ, khó khăn đã được đền đáp. Có niềm vui nào hơn, có hạnh phúc nào lớn hơn khi gặp được Luận cương Lênin! Từ Luận cương lịch sử này, cách mạng Việt Nam từng bước chuyển mình. Nhờ có sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, của Bác Hồ, dân tộc Việt Nam đã làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám long trời lở đất, lật nhào chế độ phong kiến hàng ngàn năm, lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.

Với chiến thắng lịch sử mùa Xuân 1975, giang sơn Việt Nam đã thu về một mối. Đất nước thống nhất, ngày càng lớn lên, hùng mạnh hơn bao giờ hết.

Ngược dòng thời gian những năm tháng Bác ra đi tìm đường cứu nước, chúng ta càng kính yêu, biết ơn Bác đã dâng trọn cuộc đời cho dân tộc Việt Nam, cho non sông Việt Nam mãi mãi trường tồn

 Lê Đức Đông

Phân Tích Hình Ảnh Ông Tú Trong Bài Thơ Thương Vợ

Phân tích hình ảnh ông Tú trong bài thơ Thương vợ

Đề bài: Phân tích hình ảnh ông Tú trong bài Thương vợ (Trần Tế Xương).

Bài văn phân tích hình ảnh ông Tú đạt điểm cao của học sinh trường THPT Chu Văn An

Trong thơ Tú Xương có cả một mảng đề tài riêng viết về người vợ – bà Tú. Ở các bài thơ này, bà Tú bao giờ cũng xuất hiện trước và khuất lấp phía sau là hình ảnh ông Tú. Dù chỉ là nét vẽ thoảng qua nhưng khi đã nhận ra hình dáng ông trong đó người đọc sẽ vô cùng ấn tượng, nhớ mãi về một người đàn ông yêu thương và trân trọng vợ mình. Trong bài thơ Thương vợ, hình ảnh ông Tú cũng thấp thoáng hiện lên nhưng để lại biết bao ấn tượng với người đọc.

Bài thơ nổi bật lên là chân dung bà Tú lam lũ, tảo tần “quanh năm buôn bán ở mon sông” nuôi sống gia đình. Nhưng đằng sau bức tranh chủ đạo ấy ta còn thấy một bức tranh khác cũng không kém phần đặc sắc chính là hình ảnh ông Tú với lòng yêu thương, quý trọng và tri ân vợ. Không chỉ vậy, ông còn là người có nhân cách cao đẹp.

Trước hết, Tú Xương là người có tình yêu thương vợ sâu sắc:

Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng.

Ông tuy không buôn bán cùng vợ nhưng ánh mắt trái tim ông thì vẫn một lòng hướng theo bà, để quan sát, để yêu thương bà Tú hơn khi cảm thấy hết những vất vả, cực nhọc mà bà Tú phải trải qua. Đặc biệt tự trân quý, yêu thương đó được thể hiện rõ nhất trong câu thơ: “Nuôi đủ năm con với một chồng”, đây là lời ông kể công, tính công cho vợ. Xuân Diệu đã từng nhận xét: “Chồng cũng là một thứ con còn dại, phải nuôi. Đếm con, năm con chứ ai lại đếm chồng, một chồng – tại vì phải nuôi như con cho nên mới liệt ngang hàng mà đếm để nuôi cho đủ”. Đặc biệt chữ “đủ” gợi cho ta nhiều ý nghĩa, nhiều cách hiểu, đủ – đủ thành phần trong gia đình: cả cha và con; đủ – đủ mọi thú ăn uống, vui chơi: ” Cơm hai bữa cá kho rau muống/ Quà một chiều: khoai lang, lúa ngô “. Đồng thời ông Tú cũng tự tách riêng mình với năm đứa con để cảm nhận hết tình yêu thương của vợ và dành lời tri ân sâu sắc dành cho bà Tú. Có lẽ phải là một người yêu thương, trân trọng vợ hết lòng ông mới có thể hạ cái tôi cao quý của mình để nói lời tri ân, cảm ơn sâu sắc đối với vợ đến như vậy.

Không chỉ vậy, Tú Xương còn là con người có nhân cách, điều đó được thể hiện rõ nhất qua lời tự trách: “Một duyên hai nợ âu đành phận”. Bà Tú lấy ông cái duyên, nhưng đồng thời cũng là cái nợ, là gánh nặng. Duyên đến với nhau thì ít mà nợ với nhau thì nhiều. Ông Tú tự nhận mình chính là cái nợ mà bà Tú cả đời này phải đèo bòng, bà có trách nhiệm phải trang trải. Mặc dù gánh trên mình trách nhiệm nặng nề nhưng người vợ không hề ca thán, kể công, như một lẽ thường tình của người phụ nữ Việt Nam, bà sẵn sàng hi sinh tất cả cho chồng con. Câu nói “âu đành phận” “dám quản công” như một lời Tú Xương nói hộ nỗi lòng vợ, đồng thời cũng là lời kể công thay cho vợ. Câu thơ như tiếng thở dài não nề của người chồng thương vợ và có nhân cách.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không

Tiếng chửi thói đời những tưởng là tiếng nói phẫn uất của bà Tú, nhưng thực chất đó là lời tác giả tự trách chính mình, tự phê phán chính mình, đó là cách thể hiện tình cảm rất đặc biệt Tú Xương dành cho vợ. Thói đời ở đây có thể hiểu là những quy tắc nghiêm ngặt, cổ hủ của chế độ phong kiến đã đẩy người vợ vào công cuộc mưu sinh với bao khó khăn, vất vả thậm chí cả nguy hiểm. Đó còn là thói vô cảm của người đàn ông, không quan tâm, không sẻ chia những nhọc nhằn trong cuộc sống với vợ. Tiếng chửi là lời nói phẫn uất, nhưng cũng chất chứa biết bao yêu thương, trân trọng, lòng biết ơn Tú Xương dành cho vợ.

Bằng ngôn ngữ giản dị, tình cảm chân thành sâu sắc Tú Xương đã góp một cảm xúc mới mẻ vào văn học trung đại Việt Nam. Bài thơ không chỉ thấy sự tảo tần, hinh sinh của bà Tú, mà còn thấy được tình yêu thương, sự tri ân mà tác giả dành cho vợ. Qua đó còn làm sáng lên nhân cách cao đẹp của Tú Xương.

Những bài phân tích hay cảm nhận về hình ảnh ông Tú trong “Thương vợ”

Thơ xưa viết về người vợ đã ít mà viết về vợ khi đang còn sống lại càng hiếm hoi hơn. Các thi nhân chỉ làm thơ khi người bạn trăm năm đã qua đời, kể cũng là điều nghiệt ngã, khi người vợ đi vào thiên thư mới được đi vào địa hạt thi ca. Bà Tú có thể đã chịu nghiệt ngã của cuộc đời nhưng lại có được niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được. Ngay lúc còn sống, bà đã đi vào thơ ông với tất cả niềm yêu thương, trân trọng của chồng. Ông Tú phải thương vợ lắm thì mới hiểu và viết được như thế. Trong thơ ông ta bắt gặp hình ảnh bà Tú hiện lên phía trước, ông Tú khuất lấp theo sau.

Trong bài thơ, hình ảnh bà Tú hiện lên rõ nét qua những nét hoạ của Tú Xương, nhưng để làm được điều đó hẳn ông phải là một người chồng yêu thương và hiểu vợ rất nhiều. Ông luôn dõi theo những bước đi đầy gian truân của bà Tú, thương nhưng chẳng biết làm gì, chỉ biết thể hiện nó qua thơ ca. Bằng những lời thơ chân chất, mộc mạc chân thành, Tú Xương đã khắc học rõ nét hình ảnh bà Tú với lòng yêu thương da diết. Mỗi chữ trong thơ Tú Xương đều chất chứa bao tình ý, yêu thương và lòng cảm phục sâu sắc.

“Nuôi đủ năm con với một chồng”

Từ “đủ” trong “nuôi đủ” vừa nói rõ số lượng, vừa nới chất lượng. Bà Tú nuôi cả con, cả chồng, nuôi đảm bảo đến mức: “Cơm hai bữa cá kho rau muống. Quà một chiều: khoai lang, lúa ngô”. Tuy chỉ ẩn hiện đằng sau hình ảnh bà Tú, khó thấy, nhưng khi đã thấy rồi thì ấn tượng thật sâu đậm, ở đây cũng vậy, ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện qua từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là một tấm lòng không chỉ thương mà còn là tri ân vợ. Có người cho rằng, trong câu thơ trên, ông Tú tự coi mình là một đứa con đặc biệt để bà Tú phải nuôi. Tú Xương đã không gộp mình với con để nói mà tách riêng rach ròi là để ông tự riêng tri ân vợ. Nhà thơ không chỉ cảm phục biết ơn sự hi sinh rất mực của vợ mà ông còn tự trách mình, tự lên án bản thân. Ông không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Bà Tú lấy ông là do duyên, nhưng duyên một mà nợ hai. Tú Xương tự coi mình là cái nợ mà bà Tú phải gánh chịu. Nợ gấp đôi duyên, duyên ít, nợ nhiều. Ông chửi thói đời bạc bẽo, vì thói đời là một nguyên nhân sau xa khiến bà Tú phải khổ, sự hờ hững của ông với vợ con cũng là một biểu hiện của thói đời bạc bẽo.

Ở cái xã hội đã có luật bất thành văn đối với người phụ nữ: “Xuất giá tòng phu”, đối với quan hệ vợ chồng thì “phu xướng, phụ tuỳ” thế mà có một nhà thơ dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự thừa nhận mình là quân ăn bám vợ, không những đã biết nhận ra thiếu sót, mà còn dám tự nhận khuyết điểm. Một con người như thế chẳng đẹp lắm sao. Nhan đề Thương vợ chưa nói hết sự sâu sắc trong tình cảm của Tú Xương đối với vợ cũng như chưa thể hiện đầy đủ vẻ đẹp nhân bản của tâm hồn Tú Xương. Ở bài thơ này, tác giả không chỉ biết thương vợ mà còn biết ơn vợ, không chỉ để lên án thói đời mà còn là để trách bản thân. Nhà thơ dám tự nhận khuyết điểm, càng thấy mình khiếm khuyết, càng thương yêu, quý trọng vợ hơn.

Tình yêu thương, quý trọng vợ là cảm xúc có phần mới mẻ so với những cảm xúc quen thuộc trong văn học trung đại. Cảm xú mới mẻ đó lại được diễn tả bằng hình ảnh và ngôn ngữ quen thuộc của văn học dân gian, chứng tỏ hồn thơ Tú Xương vừa mới lạ, độc đáo vẫn rất gần gũi với mọi người, vẫn có gốc rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc.

Bài tham khảo số 2​​​​​​​:

Tú Xương có nhiều vần thơ, phú nói về vợ. Bà Tú vốn là “con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ”. một người con dâu giỏi làm ăn buôn bán, hiền lành được bà con xa gần mến trọng. Nhờ thế mà ông Tú mới được sống cuộc đời phong lưu: ” Tiền bạc phó cho con mụ kiếm – Ngựa xe chẳng lúc nào ngơi”. “Thương vợ” là bài thơ cảm động nhất trong những bài thơ trữ tình của Tú Xương. Nó là bài thơ tâm sự, đồng thời cũng là bài thơ thế sự. Bài thơ chứa chan tình thương yêu nồng hậu của ông Tú đối với người vợ hiền thảo của mình.

Sáu câu thơ đầu nói lên hình ảnh của bà Tú trong gia đình và ngoài cuộc đời – hình ảnh chân thực về một người vợ tần tảo, một người mẹ đôn hậu, giàu đức hi sinh.

Hai câu thơ trong phần đề giớí thiệu bà Tú là một người vợ rất đảm đang, chịu thương chịu khó. Nếu như bà vợ của Nguyễn Khuyến là một phụ nữ “hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng, chân nam đá chân chiêu, vì tớ đần trong mọi việc” câu đối của Nguyễn Khuyến thì bà Tú là một người đàn bà.

“Quanh năm buôn bán” là cảnh làm ăn đầu tắt mặt tối, từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác… không được một ngày nghỉ ngơi. Bà Tú “Buôn bán ở mom sông”, nơi cái mảnh đất nhô ra, ba bề bao bọc sông nước; nơi làm ăn là cái thế đất chênh vênh. Hai chữ “mom sông” gợi tả một cuộc đời nhiều mưa nắng, một cảnh đời cơ cực, phải vật lộn kiếm sống, mới “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Một gánh nặng gia đình đè nặng lên đôi vai người mẹ, người vợ. Thông thường người ta chỉ đếm mớ rau, con cá, đếm tiền bạc… chứ ai “đếm” con, “đếm” chồng(!). Câu thơ tự trào ẩn chứa nỗi niềm chua chát về một gia đình gặp nhiều khó khăn: đông con, người chồng đang phải “ăn lương vợ”.

Có thể nói, hai câu đầu, Tú Xương ghi lại một cách chân thực người vợ tần tảo, đảm đang của mình.

Phần thực tô đậm thêm chân dung bà Tú, mỗi sáng mỗi tối đi đi về về “lặn lội” làm ăn như “thân cò” nơi “quãng vắng”. Ngôn ngữ thơ tăng cấp tô đậm thêm nỗi cực nhọc của người vợ. Câu chữ như những nét vẽ, gam màu nối tiếp nhau, bổ trợ và gia tăng: đã “lặn lội” lại “thân cò”, rồi còn “khi quãng vắng”. Nỗi cực nhọc kiếm sống ở “mom sông” tưởng như không thể nào nói hết được! Hình ảnh “con cò”, “cái cò” trong ca dao cổ: “Con cò lặn lội bờ sông…”, “con cò đi đón cơn mưa…”, “Cái cò, cái vạc, cái nông…” được tái hiện trong thơ Tú Xương qua hình ảnh “thân cò” lầm lũi đã đem đến cho người đọc bao liên tưởng cảm động về bà Tú, cũng như thân phận vất vả, cực khổ… của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ

“Eo sèo” từ láy tượng thanh chỉ sự làm rầy rà bằng lời đòi, gọi liên tiếp dai dẳng; gợi tả cảnh tranh mua tranh bán, cảnh cãi vã nơi “mặt nước” lúc “đò đông”. Một cuộc đời “lặn lội”, một cảnh sống làm ăn “eo sèo”. Nghệ thuật đối đặc sắc đã làm nổi bật cảnh kiếm ăn nhiều cơ cực. Bát cơm, manh áo mà bà Tú kiếm được “nuôi đủ năm con với một chồng” phải “lặn lội” trong mưa nắng, phải giành giật “eo sèo”, phải trả giá bao mồ hôi, nước mắt giữa thời buổi khó khăn!

“Duyên” là duyên số, duyên phận, “nợ” là cái “nợ” đời mà bà Tú phải cam phận, chịu đựng. “Nắng”, “mưa” tượng trưng cho mọi vất vả và khổ cực. Các số từ trong câu thơ tăng dần lên: “một … hai… năm… mười…” làm nổi rõ đức hy sinh thầm lặng của bà Tú, một người phụ nữ chịu thương chịu khó vì sự ấm no hạnh phúc của chồng con và gia đình. “Âu đành phận”.. dám quản công”… giọng thơ nhiều xót xa thương cảm.

Tóm lại, sáu câu thơ đầu, bằng tấm lòng biết ơn và cảm phục, Tú Xương đã phác hoạ một vài nét rất chân thực và cảm động về hình ảnh bà Tú, người vợ hiền thảo của mình với bao đức tính đáng quý: đảm dang, tần tảo, chịu thương, chịu khó, thầm lặng hi sinh cho hạnh phúc gia đình. Tú Xương thể hiện bút pháp điêu luyện trong sử dụng ngôn ngữ và sáng tạo hình ảnh. Các từ láy, các số từ, phép đối, đảo ngữ, sử dụng sáng tạo thành ngữ và hình ảnh “thân cò”… đã tạo nên ấn tượng và sức hấp dẫn của văn chương.

Hai câu kết, Tú Xương sử dụng từ ngữ thông tục, lấy tiếng chửi nơi “mom sông”, lúc “buổi đò đông” đưa vào thơ rất tự nhiên, bình dị. Ông tự trách mình “ăn lương vợ” mà “ăn ở bạc”. Vai trò người chồng, người cha chẳng giúp ích được gì, vô tích sự, thậm chí còn “hờ hững” với vợ con. Lời tự trách sao mà chua xót thế!

Theo chúng tôi

Những Stt Hay Khi Đăng Ảnh Đại Diện, Ảnh Đi Chơi, Ảnh Vui Câu Like

Ai chẳng có một khoảng trời để nhớ, ai chẳng có một miền ký ức buồn vui lẫn lộn. Ai chẳng muốn lưu giữ lại những khoảnh khắc tươi đẹp, những dấu ấn cuộc đời mình hay chỉ là những thoáng bất chợt buồn vui bằng những bức ảnh đẹp và những dòng Stt đầy ý nghĩa. Với hiện tại đó là cách để bạn nhân đôi niềm vui, giải tỏa nỗi buồn, với tương lai, đó chính là những ký ức tươi đẹp, đáng lưu giữ. chúng tôi sẽ dành tặng bạn những Stt hay khi đăng ảnh để bạn thấy cuộc sống quả thật có rất nhiều niềm vui

Stt hay khi đăng ảnh đại diện

Chỉ cần một vài dòng Stt ngắn gọn nhưng bạn đã làm cho bức hình của bạn trở nên thật đặc biệt. Nó không chỉ thể hiện được tâm hồn, tình cảm của gia chủ mà còn gửi gắm trong đó những nỗi niềm, ước mơ thầm kín. Sẽ có không ít trái tim vì thế mà xao xuyến, lỗi nhịp.

13. Một cô gái thông minh sẽ chọn lựa cuộc sống độc thân thay vì bị lừa dối, phản bội và đối xử vô tâm….14. Ghen tị làm gì, trong khi người ta còn không phải là của mình.

Stt hay khi đăng ảnh câu like, thả thính

Những dòng Stt hay khi đăng ảnh thả thính đang là một thú vui của nhiều bạn trẻ. Tôi thấy nó cũng rất hay và thú vị. Ngôn từ khá chân thật, ngây thơ, lại rất dí dỏm nữa khiến ai đọc cũng cảm thấy vui vẻ trở lại. Còn người kia nữa cũng sẽ khó mà quên chủ nhân của nó. Biết đâu, lương duyên sẽ bắt đầu từ đó.

38. Có những cuộc gặp gỡ chớp nhoáng, chóng tàn,… Đường nhiều người như vậy em vẫn va phải anh.39. Trước khi gặp em thì chẳng có ai, từ khi gặp em thì không muốn có thêm ai nữa.40. Bố tiên sư mấy con muỗi, thấy người đẹp cứ BÂU vào. Ai LIKE cho sự xinh đẹp của em đi ạ.41. Nếu anh đọc được stt này hãy mau chóng xuất hiện, em chờ lâu lắm rồi, người yêu tương lai ạ.42. Chỉ ước thời gian trôi qua nhanh thật nhanh để anh mau chóng gặp được em, người yêu tương lai ạ.43. Cần bàn tay trao hơi ấm, cần chút bình yên này…44. Nếu đăng stt mà có thể làm em chú ý đến anh thì anh sẽ viết hàng trăm stt mỗi ngày.45. Dù mùa đông có lạnh thế nào đi nữa cũng không lạnh bằng sự cô đơn vây kín tôi hằng đêm.46. Đông đến rồi, ai đó có lạnh không? Chứ anh thì sắp đóng băng rồi đây47. Người lạ ơi, xin cho tôi mượn bờ vai, tựa đầu gục ngã vì mỏi mệt quá…47. Chắc kiếp trước mình sống tốt lắm không mắc nợ ai nên kiếp này không phải trả nợ.48. Chỉ cần em mang về nuôi là anh sẽ ngoan và nghe lời. Thật đấy!49. Anh có tin vào tình yêu từ cái nhìn đầu tiên không? Hay để em đi qua lần nữa?50. Em có bằng lòng bước chân vào cuộc sống của anh, trao tất cả cho anh, để anh dùng cuộc đời hữu hạn này mà yêu em vô hạn không?

Một dòng Stt hay khi đăng ảnh, dù là để thả thính, câu LIKE hay chỉ đơn thuần là thể hiện nỗi lòng, bạn sẽ thấy mình nhận được nhiều sự quan tâm, chia sẽ hơn từ bạn bè và có thể là cả những người chưa quen biết nữa. Thế giới của bạn sẽ trở nên ấm áp hơn vì có thêm nhiều sự đồng cảm.

Stt hay khi đăng ảnh người yêu ( Crush )

13. Nếu tình yêu của chúng là 1000 bước thì em chỉ cần bước một bước còn 999 bước còn lại để anh. Yêu là muốn được ở cùng người mình yêu. Không muốn xa rời dù chỉ nửa bước.

14. Em chưa bao giờ có suy nghĩ rằng chúng ta sẽ ở bên nhau mãi mãi. Nhưng em tin dù có xa nhau như thế nào đi nữa nếu còn yêu nhau thì còn hướng về.15. Chỉ khi yêu thực sự mới khiến người ta cảm thấy nhớ. Có được hạnh phúc thực sự người ta mới cố gắng giữ gìn.16. Trong cuộc đời này có 2 điều mà anh không được quên. 1 là em, 2 là tình yêu của em dành cho anh.17. Tình yêu cũng giống một ly cà phê vậy. Ban đầu uống chúng ta sẽ thấy đắng nhưng khi vị đắng qua đi chúng ta sẽ cảm nhận được vị ngọt vị thơm mà nó mang lại.18. Tình yêu tuyệt vời nhất có thể đánh thức tâm hồn, đưa chúng ta tiến xa hơn, thổi bùng lên ngọn lửa trong tim và mang đến sự bình yên cho tâm hồn. Đó chính là những gì anh hy vọng có thể trao cho em mãi mãi.

Tuổi trẻ và những chuyến đi chơi xa, thanh xuân ai chẳng muốn có những trải nghiệm thật tuyệt vời bên bạn bè và người thân. Để giúp bạn thể hiện niềm đam mê ấy, lưu giữ những khoảnh khắc ấy, chúng tôi giành tặng bạn những Stt hay khi đăng ảnh để những chuyến đi ấy trở nên ý nghĩa hơn, đáng nhớ hơn.

1. Con người không quyết định những chuyến đi, chính các hành trình quyết định con người – John Steinbeck.2. Hầu hết những ký ức tuyệt vời của tôi là tuyển tập những lần đi – Robert Thomas Allen3. Chỉ khi nào đi một mình trong im lặng, không hành lý, ta mới có thể đi vào trái tim của sự hoang dã – John Muir.4. Đi đi, cứ đi để rồi một khoảnh khắc nào đó ta nhận ra phía sau xe tốt hơn nên là một khoảng không hoặc người tri kỷ, đi để kiếm tìm tự do vậy hà cớ gì cứ ràng buộc mình trong những điều gò bó? Đường dài lắm và đời ta thì ngắn, sự nuối tiếc muôn đời đến chậm. Người ta thường không tiếc vì đã không đi, người ta tiếc vì đi không phải cách.

Những chuyến đi xa cho ta thêm những trải nghiệm tuyệt vời. Ngao du cùng nắng, xé gió, vượt ngàn, đặt chân đến những vùng trời xa lạ, ngắm đóa hoa dại ven đường, hít thở bầu không khí tự do của đất trời, tâm hồn ta sẽ trong sáng và bình yên đến lạ.

8. Vì cuộc đời là những chuyến đi, nên hãy cứ trải nghiệm khi còn có thể.9. Cuộc hành trình chắc sẽ vui lắm khi có một người bạn cùng đồng hành. Dù đường có xa thế nào cũng được rút ngắn lại tuyệt đối, hai người trái ngược tính cách ra sao khi cùng nhau di chuyển chung đoạn đường đã được xem là anh em với nhau rồi.10. Kỉ niệm đáng nhớ nhất của bạn là gì? Với tôi là những cung đường dài, ngồi trên chiếc xe bonus từ Sài Gòn lên Nha Trang rồi quay về Đà Lạt. Hai bên đường nhiều cây xanh, bầu trời đầy nắng soi từng vết bánh xe lăn dài. Khám phá những chân trời mới của mọi miền Tổ Quốc hay chỉ đơn giản là đưa người mình yêu ngao du đó đây.11. Đi xa không phải là để đến, mà là để trở về.12. Những chiếc va li tồi tàn của chúng tôi lại một lần nữa chất đống ngoài vỉa hè, chặng đường phía trước thậm chí còn dài hơn nữa. Nhưng có hề chi, con đường đi mới chính là cuộc sống.

Những dòng stt hay khi đăng ảnh đi chơi xa sẽ giúp bạn lưu lại dấu ấn tuổi thanh xuân tươi đẹp của mình bằng những ngôn từ đẹp đẽ nhất, chân thành nhất. Một ngày nào đó, đọc lại, ngắm nhìn lại ta thấy cả một thanh xuân thật đẹp, những chuyến hành trình và cả những khát vọng chinh phục lớn lao.

19. Không ai nhận ra rằng đi đẹp đến nhường nào cho đến khi họ về đến nhà và ngả đầu lên chiếc gối cũ kỹ, thân quen. 20. Chúng ta sống trong một thế giới tuyệt vời đầy rẫy những vẻ đẹp, quyến rũ và phiêu lưu. Những chuyến phiêu lưu sẽ là bất tận, chỉ cần chúng ta tìm nó với đôi mắt luôn rộng mở. 21. Tôi muốn dành cả đời mình để đi đến những nơi xa lạ, nếu như tôi có thể mượn một đời khác ở đâu đó để sau đó sống ở nơi đó22. Tinh túy của trí tuệ đến từ kỹ năng đi tìm ý nghĩa của mọi trải nghiệm hàng ngày.23. Tôi thích cảm giác quyết định đi là xách ba lô lên lập tức, không tính trước, không chuẩn bị quá nhiều. Chuyến đi là cho tâm hồn chứ đâu phải phục vụ thể xác.24. Trong cuộc đời sẽ có lúc gặp nhau rồi lại lướt qua thật nhanh, có quan trọng không khi tâm hồn tôi giờ đã hòa cùng cây cỏ.25. Giá như ta có thể đi mãi mãi đến một nơi chỉ có thiên nhiên, không quá nhiều người, không quá nhiều lời bình phẩm. Chỉ có tiếng gió thổi xào xạc lá cây.26. Nơi đẹp nhất là nơi ta chưa từng đi qua, ký ức đẹp nhất là ký ức không quay về. Một cung đường đẹp chỉ cảm nhận qua một lần, nhiều lần sẽ thấy không đặc biệt, hãy để bản thân tạo cho mình một kỉ niệm tuyệt vời bằng cách vẽ ra cả cuộc hành trình tươi đẹp đó.27. Có những bài hát đi thật xa mới nghe thấyCó những món ăn phải đi thật xa mới thấy đặc biệtCó những cuộc tình phải đi thật xa mới gặp được nhau.28. Điểm đến của chúng ta không phải là vùng đất mới lạ, mà là cái nhìn mới mẻ khiến cho bản thân chiêm nghiệm thật nhiều điều.29. Trời đất thênh thang, nơi nao lữ khách ghé dừng? Non nước bao la, nơi đâu ấm lòng lữ thứ? Người thì vô vạn, đường thì vô ngả, khi ta đi xa, khi ta hả hê có biết nơi xa những ai lo lắng ngóng chờ? Đôi khi niềm vui là những giọt nước mắt, nụ cười ta lắm lúc chỉ đơn thuần là vị mặn mồ hôi của những người mà ta thương mến. Tất cả là sự đánh đổi, cái gì cũng có cái giá. Vậy, nói tôi nghe, những chuyến đi của bạn có gì? Và dư âm sau gót chân kia liệu có phải rằng hạnh phúc?30. Đi đi anh, ngày mai ai biết được?Nỗi đau sớm qua nhưng vết xước sẽ chẳng nhạt nhòaTuổi thanh xuân muôn thuở trôi nhanh không ai kịp đếmVà tuổi trẻ sẽ lụi tàn dần như một nhành hoa…31. Những cơn sóng của biển cả giúp tôi trở lại với chính tôi.32. Hãy sống dưới ánh mặt trời, bơi trên đại dương và thưởng thức không khí của thiên nhiên hoang dã.33. Tôi đang ở một nơi rất xa không có khói bụi thành phố, một nơi đẹp như mơ.34. Ấn tượng nhất trong những chuyến đi phượt có lẽ là ngọn gió. Nó mang lại cho ta sự tách biệt với nhịp sống xô bồ chung quanh, hai tai giở chỉ nghe tiếng ù ù, phải chăng gió đang trò chuyện với ta để mệt mỏi tan nhanh. Không cần yêu cầu hay báo trước thì gió vẫn ở đây đợi ta.35. Lúc trẻ là khi ta 20 tuổi ấy. Bắt đầu có những sóng gió cuộc đời. Cảm thấy mệt mỏi thì cứ đi để giải stress. Đi khắp nơi học được nhiều thứ. Trở về mới có thêm kiến thức. Đi du lịch cũng là củng cố cho bộ rễ làm người đấy.

Những chuyến đi xa, hòa mình cũng thiên nhiên là liều thuốc tuyệt vời để ta gạt bỏ những phiền muộn, những áp lực trong cuộc sống và công việc hay là những trắc trở trong tình duyên. Đi để trở về với một tâm thái vui vẻ hơn, yêu đời hơn và trưởng thành hơn. Stt hay khi đăng ảnh đi chơi xa sẽ là cách tuyệt để những chuyến đi ấy trở nên thật ý nghĩa hơn và đặc biệt hơn trong ký ức mỗi người.

Nếu bạn muốn gửi lời yêu thương đến một nửa của mình, nếu bạn muốn thả thính một cách tình tứ và ấn tượng, nếu bạn muốn lưu giữ những khoảnh khắc đẹp nhất từ những chuyến đi chơi xa hay chỉ để chia sẽ nỗi niềm, dốc bầu tâm sự… những dòng stt hay khi đăng ảnh mà chúng tôi sưu tầm giành tặng bạn nói trên sẽ có sức mạnh hơn vạn điều muốn nói.