Bài Thơ : “Đôi Dép”

*

. Sau những “tam sao thất bản” quanh bản quyền tác giả bài thơ “Đôi dép,” chúng tôi có dịp gặp mặt cha đẻ của món ăn tinh thần nổi tiếng ấy.

.

Trước mắt chúng tôi vẫn còn nguyên sự khắc khổ của một người thợ cơ khí. Hai chữ “nhà thơ” đối với anh là thứ gì đó quá xa xỉ bởi anh tự nhận mình sinh ra chỉ để làm một người lao động bình thường. Một người thuộc lớp bình dân theo đúng nghĩa nhất của chữ này. Anh là Nguyễn Trung Kiên, tác giả bài thơ “Đôi dép.”

. Ngôi nhà nhỏ không mấy sáng sủa của gia đình Nguyễn Trung Kiên vẫn còn ngổn ngang sắt thép, những ô cửa lớn bé đang chờ anh thợ cơ khí hoàn thành để giao cho gia chủ. Chúng tôi thật sự ngạc nhiên bởi con người của một “nhà thơ” từng gây tiếng vang lớn trong diễn đàn tuổi mới lớn về bài thơ “Đôi dép.” Anh không nhận mình là nhà thơ có lẽ cũng phải thôi, vì thơ văn đối với anh chỉ là những giây phút ngẫu hứng sáng tác, suy ngẫm sự đời. .

Anh sinh ra trong một gia đình tương đối éo le về gia cảnh. Cha mẹ anh có một thời yêu nhau và anh đã chào đời trong khoảng thời gian đó, thế nhưng hạnh phúc đã không trọn vẹn đối với anh. Cha mẹ anh chia tay nhau, người ở lại, kẻ ra đi đã làm cho tâm hồn cậu trai 17 tuổi mang một vết rạn khó lành. .

Kiên theo mẹ vào Sài Gòn lập nghiệp khi anh vừa học xong lớp 11. Gia đình khiếm khuyết của anh như con tàu trước giông bão phải lặn ngụp sinh tồn với cuộc sống chốn thị thành đầy mới mẻ. Rồi Kiên cũng tìm cho mình những công việc chân tay nặng nhọc như phụ hồ, quét sơn, sửa chữa… đủ nuôi sống bản thân. . Vốn tâm hồn đa sầu đa cảm, những khi rảnh rỗi, Kiên thường ngâm nga thơ mà thơ của anh đều xuất phát từ thực tế công việc và cuộc sống vất vả, bon chen, ganh đua của người đời. Mỗi tuần một buổi, Kiên tham gia sinh hoạt trong Câu lạc bộ thơ văn của Nhà văn hóa Thanh niên. Tại đây, anh có cơ hội được tiếp xúc với nhiều bạn trẻ đa số đều là sinh viên, họ sinh hoạt vui vẻ, trao đổi thơ văn, đúc rút kinh nghiệm… khiến anh quên đi những mệt mỏi, buồn phiền của công việc. Kiên hăng say tham gia sáng tác được các bạn trong Câu lạc bộ tín nhiệm bầu giữ chức Phó chủ nhiệm. . Một hôm, anh và một cô bạn có cuộc tranh luận nảy lửa về đôi dép. Cô bạn hỏi Kiên rằng một đôi dép thì cái nào mòn trước. Nhiều ý kiến trái ngược nhau, không bên nào chịu nghe bên nào. Sau buổi sinh hoạt đó, về nhà, Kiên ôm đầu suy nghĩ về đôi dép kể cả đi làm, anh cũng nghĩ mông lung và bắt đầu hình thành những vần thơ nói về đôi dép. Tuy nhiên, một ý tưởng mới được hình thành, Kiên muợn hình ảnh của tình yêu để nói về đôi dép. Buổi sinh hoạt lần sau, anh đã mang bài thơ lên tặng “bạn cãi” hôm nọ và đọc cho cả Câu lạc bộ nghe. Mọi người truyền tay nhau tâm đắc bài thơ thật dung dị mà tràn đầy ý nghĩa của anh: .

.“Bài thơ đầu anh viết tặng em/ Là bài thơ anh kể về đôi dép/ Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết/ Những vật tầm thường cũng biến thành thơ…” Trung Kiên cho biết, anh sáng tác bài thơ này vào năm 1995 khi đó anh 22 tuổi nhưng vẫn chưa có mối tình nào cũng chỉ mới manh nha thích thích, mến mến nhau thôi. Nhiều người nói, anh sáng tác để tặng người yêu nhưng thực chất, cô gái kia chỉ là bạn cùng sinh hoạt trong Câu lạc bộ. Bản thân Trung Kiên là người rất nhạy cảm; anh bảo, tình duyên của anh đến rất muộn không phải vì anh không biết yêu mà vì anh không dám yêu. Anh mặc cảm vì bản thân chỉ là thằng con trai lang bạt xứ người, công danh sự nghiệp chưa có nhưng tâm hồn anh lại tràn đầy lý tưởng về một tình yêu thủy chung, son sắc.

. Lại nói đến Câu lạc bộ, Kiên là phó chủ nhiệm duy nhất và cũng là thành viên duy nhất không phải là sinh viên. Trong môi trường sinh hoạt của giới tri thức thì kẻ yêu người ghét anh đều có. Anh trân trọng, cảm ơn những người bạn đã cảm thông, thấu hiểu cho hoàn cảnh của anh còn những người ghét anh, cũng chỉ vì học vấn của anh không bằng ai, anh chỉ là người công nhân ham mê thơ văn mà tham gia sinh hoạt. Có những lời nặng nề đến tai anh rằng, ” một người không có học vấn mà cũng làm Phó chủ nhiệm hẳn nhiều người không phục.” Bị xúc phạm và ức chế, Kiên quyết định sẽ đăng ký thi vào đại học để chứng tỏ rằng: Sinh viên và không sinh viên chỉ hơn nhau ở kỳ thi mà thôi. .Cuộc thách đấu nghiệt ngã với số phận . Nung nấu ý định sẽ thi vào đại học để chứng tỏ bản lĩnh không thua kém bất cứ một sinh viên nào, Kiên đã làm một việc táo bạo. Do anh chưa có bằng tú tài nên đánh liều muợn bằng của một người bạn sau đó chỉnh sửa thông tin để đăng ký dự thi. Với trí nhớ tuyệt vời cùng vốn kiến thức nền vững chắc, Kiên không hề trải qua một ngày ôn luyện nào mà ngay trong kỳ thi đó, Kiên đã thi đậu Đại học Sư phạm với số điểm cao. Trước khi thi, Kiên không hề có ý định theo học nhưng rồi sự lôi cuốn của giảng đường đại học khiến anh không thể khước từ. . Theo học được gần một năm thì sự việc vỡ lở, anh đành ngậm ngùi chia tay thầy cô, chia tay giảng đường để quay về làm một người lao động. Thầy cô, bạn bè khuyên anh nên học bổ túc thêm một năm nữa rồi thi lại, với kiến thức và trình độ như anh thì cánh cổng đại học luôn mở rộng chào đón. Nhưng, Kiên đã quyết định từ bỏ sự học, anh tâm sự:

.

” Tôi không có duyên với con đường học vấn, đó chỉ là trò chơi số phận của tôi thôi nhưng tôi đã chứng tỏ cho mọi người biết, tôi không phải là thằng thất học, tôi từng là một sinh viên văn khoa. Tôi sinh ra là để làm công nhân.” . Trở lại bài thơ “Đôi dép.” Vừa đậu trường Đại học Sư phạm, ngay lập tức bài thơ của anh được đăng trên tạp chí Thế giới mới và một số trang mạng đã ăn theo dư âm của bài thơ. Trong khi “tiếng tăm” của “Đôi dép” không ngừng lan truyền khắp nơi thì tác giả lại lặng bóng. Suốt một thời gian dài, Đôi dép bị “tam sao thất bản” ở cả nội dung và tên tác giả. Báo chí và lực lượng hùng hậu “fan” của bài thơ đã tốn bao nhiêu giấy mực và công sức để đi tìm người cha đẻ của “Đôi dép” mà vẫn không hề có phản hồi. Sau hơn 10 năm sống ẩn dật với gia đình riêng, một ngày gần đây, Nguyễn Trung Kiên xuất hiện và đã lên tiếng về bài thơ do mình sáng tác. . Tuy nhiên, điều mà chúng tôi ngạc nhiên là anh không có phản ứng nhiều khi nhắc đến bài thơ “Đôi dép” kể cả bị người đời ngộ nhận. Anh tâm sự:

.

“Cái gì đã qua rồi cứ để qua đi, tôi không muốn nhắc đến nữa, đó là thời kỳ khủng hoảng nhất về tinh thần của tôi, Đôi dép cho tôi chút ít danh tiếng nhưng gắn liền với vết thương về con đường học vấn. Tôi cũng biết là một số người đã tự nhận bài thơ đó là của họ nhưng tôi không buồn bởi bài thơ của tôi hay, độc mới có người nhận miễn sao họ đừng nói xấu tôi, đừng vẽ rắn, vẽ rồng thêm vào bài thơ sẽ làm mất đi ý nghĩa dung dị của nó.”

. Nguyễn Trung Kiên bây giờ hầu như không quan tâm đến chuyện thơ văn nữa, công việc của người thợ cơ khí cùng những nhọc nhằn lo toan cho gia đình thời buổi kinh tế khó khăn đã chiếm hết hồn thơ trong tim anh. .

Bài thơ : “Đôi Dép” – Nguyễn Trung Kiên

Bài Thơ Đôi Tất (Phỏng Theo Bài Thơ Đôi Dép St)

View Full Version : Bài thơ đôi tất (phỏng theo bài thơ đôi dép st)

TaoDay

Bài Thơ Đôi Tất -1 Bài thơ này anh viết tặng em Là bài thơ anh kể về đôi tất Cũng có giầy mà phải đi chân đất Nỗi khổ này anh sẽ chất thành thơ Đôi tất kia anh chẳng giặt bao giờ Có đi nhiều đâu mà mùi kinh đến thế Cùng xỏ cùng phơi vô cùng tử tế Mà mùi “thơm” vẫn ngây ngất tràn về Hai chiếc tất vô tri khăng khít song hành Cùng ôm ấp bàn chân anh rất “sạch” Dẫu có lúc một bên lành bên rách Vì tiếc tiền anh chẳng bỏ đi đâu Cũng như mình trong những lúc vắng nhau Bước hụt hẫng cứ như say thuốc lắc Dẫu bên cạnh mùi nước hoa nồng nặc Mà trong lòng cứ nhớ đến Ô-MÔ Nếu một ngày một chiếc tất mất đi Mọi thay thế đều trở nên lãng nhách Một chiếc thơm một chiếc mùi hôi nách Ôi! Người đời họ sẽ nhận ra ngay Ai đi giầy mà lại không có tất Hẳn là người đầu óc rất … ngu si Ai mang tất mà giầy chẳng thèm đi Thì kẻ đó cả Châu Quỳ vẫy gọi Cả cuộc đời mình như chỉ lục lọi Giữa tối tăm giữa cát bụi đường dài Cũng có lúc được vươn cao vài cái Tỏa hương “thơm” nghe lải nhải “vứt đê!” Dù bàn chân trai, gái hay “pê đê” Dù mũm mĩm hay xanh xao còi cọc Dù hắc lào, hay hôi mùi da cóc Có chúng mình mọi thứ chẳng là chi… Nếu một ngày hôi quá bị vứt đi Thì hai chiếc cũng sẽ rơi một chỗ Như bọn mình chạy chốn nơi thành phố Sống cuộc đời “rừng rú” của hai ta…

TaoDay

Bài Thơ Đôi Tất -2 Bài thơ đầu anh viết tặng em Lá bài thơ kể về …đôi tất Khi chân thấy có một mùi ngây ngất Thì những vật tầm thường cũng được vất vào thơ Hai đôi tất nho nhỏ màu xanh lơ Màu cỏ cây hay màu của điều ước? Nhưng chắc chắn không bao giờ lộn ngược Vì mặc vào sẽ phát hiện ra ngay Chẳng thường xuyên được giặt giũ hàng ngày Bị sức nặng đôi gót hồng chà đạp Dấu bốc mùi không đi cùng chiếc khác Dù chiếc này đẹp hơn hẳn chiếc kia Nếu một mai một chiếc tất mất đi Bị chó gặm hay vấn đề nào khác Mọi thay thế đều trở thành độc ác Không khác lắm nhưng người đời sẽ biết Hai đứa này chỉ là cặp gian phu Mất em rồi anh sẽ đi tu Bởi đơn độc sống đâu còn ý nghĩa Dấu bên cạnh có muôn người thay thế Thì đêm nằm vẫn sợ dính SI-ĐA Đôi tất – đôi ta khi rách khi lành Chẳng thề nguyền nên tha hồ giả dối Chẳng hứa hẹn chỉ âm thầm phản bội Nên bình thường nếu chẳng đủ thành đôi Ngay cả khi bắt đầu bốc mùi hôi Không thể thiếu sáp ngăn mùi khẩn cấp Bài thơ đầu xin viết về đôi tất Thật giản dị như mối tình e ấp Để đêm ngày gắn chặt mãi không thôi Không thế thiếu nhau trên bước đường đời Dấu mỗi chiếc ở một bên phải trái Nhưng I-LOVE-YOU ở những điều ngược lại Tôi mù quáng trong cuộc tình ngang trái Thỏ gục đầu trước trước phát súng thợ săn Dấu mai này tôi có chết nhăn răng Xin kiếp sau vẫn được làm chiếc tất Dù biết yêu “không còn gì để mất” Chỉ cần bên cạnh có chiếc thứ hai kia.

TaoDay

Còn đây là bài thơ nguyên bản ĐÔI DÉP Bài thơ đầu anh viết tặng em Là bài thơ anh kể về đôi dép Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết Những vật tầm thường cũng viết thành thơ Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau Cùng bước cùng mòn không kẻ thấp người cao Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng Giống nhau lắm nhưng người đời vẫn biết Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu Giống như mình trong những lúc vắng nhau Bươc hụt hẫng cú nghiêng về một phía Dẫu bên cạnh sẽ có người thay thế Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh Đôi dép vô tri khắng khít song hành Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội Lối đi nào cũng có mặt cả đôi Không thể thiếu nhau trên bước đường đời Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái , Nhưng tôi yêu em vì những điều ngược lại Gắn bó đời nhau vì một lối đi chung… Hai mảnh đời thầm lặng bước song song Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc Chỉ còn một là không còn gì hết Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia…

Powered by vBulletin® Version 4.2.1 Copyright © 2023 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.

Bài Thơ Đôi Dép – Nguyễn Trung Kiên

Share

Facebook

Twitter

Pinterest

Bài thơ Đôi dép là tên một bài thơ của tác giả Nguyễn Trung Kiên viết về tình yêu và nổi tiếng vì được lan truyền trên mạng toàn cầu.

Bài thơ Đôi dép được tác giả sáng tác năm 1995 khi mới 22 tuổi, chưa có người yêu và đang mơ tưởng về một tình yêu chung thủy. Một lần tình cờ trong buổi sinh hoạt ở câu lạc bộ thơ, Nguyễn Trung Kiên và cô bạn có cuộc tranh luận nảy lửa về đôi dép, về vấn đề, một đôi dép thì cái nào mòn trước.

Nhiều ý kiến trái ngược nhau. Về nhà, Nguyễn Trung Kiên suy nghĩ về đôi dép và bắt đầu hình thành những vần thơ nói về nó. Một ý tưởng mới được hình thành, ông đã mượn hình ảnh của tình yêu để nói về đôi dép. Buổi sinh hoạt lần sau, ông đã mang bài thơ lên tặng bạn hôm nọ và đọc cho cả Câu lạc bộ nghe. Bài thơ được in lần đầu ở tờ Thế giới Mới số 266 ngày 15-12-1997.

Bài thơ đôi dép – Nguyễn Trung Kiên

Bài thơ đầu tôi viết tặng cho em Là bài thơ tôi viết về đôi dép Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết Những vật tầm thường cũng viết thành thơ

Hai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờ Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược Lên thảm nhung, xuống cát bụi cùng nhau.

Cùng bước, cùng mòn không kẻ thấp người cao Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác Số phận này phụ thuộc ở chiếc kia.

Nếu một ngày một chiếc dép mất đi Mọi thay thế đều trở thành khập khiễng Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu.

Cũng như mình trong những lúc vắng nhau Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía Dẫu bên cạnh đã có người thay thế Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh

Đôi dép vô tri khắng khít bước song hành Chẳng thề nguyện mà không hề giả dối Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội Lối đi nào cũng có mặt cả đôi.

Không thiếu nhau trên những bước đường đời Dẫu mỗi chiếc ở mỗi bên phải – trái Như tôi yêu em ở những điều trái ngược Gắn bó với nhau bởi một lối đi chung.

Hai mảnh đời thầm lặng bước song song Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc Chỉ còn một là không còn gì hết Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia.

Bài thơ này đã được giải 2 chương trình Tiếng thơ sinh viên năm 1998 của Nhà văn hoá Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh.

Một số nhận định về bài thơ Đôi dép

Nhà thơ Lê Minh Quốc đã nhận định về bài thơ như sau “Đến với một bài thơ hay, có nhiều đường đến và nhiều hướng để cảm nhận. Với tôi, tôi nghĩ trong đời nếu có một người để mình da diết thương, mình cuồng nhiệt yêu, mình điên cuồng nhớ… thì đó đã là một hạnh phúc. Hạnh phúc vì tin rằng dù được hoan lạc yêu hay não nùng tình phụ thì những cuộc tình đẹp vẫn tồn tại và có thật ở trên đời. Trong suy nghĩ đó, tác giả Nguyễn Trung Kiên là một người hạnh phúc. Anh đã gieo cho bạn đọc một niềm tin như thế.”

Bài thơ “đôi dép” nói về triết lý chung thủy giữa vợ và chồng. Triết lý này có thể áp dụng cho người tại gia dù theo Phật giáo hay không theo Phật giáo. Chúng tôi đề nghị người tại gia nên nhớ thuộc lòng nội dung của bài thơ này. Người con Phật khi chỉ còn một chiếc dép vẫn tiếp tục đi trong hạnh phúc, trong bình an để hồi hướng công đức cho người đã ra đi trước bằng đời sống chung thủy, ứng dụng hành trì Phật pháp để vượt qua sự cô đơn và trống vắng trong tâm. – Thích Thật Từ

Video ngâm bài thơ Đôi dép

Bài Thơ Đầu Tiên Anh Viết Tặng Em Là Bài Thơ Kể Về Đôi Dép…

VỀ BÀI THƠ ĐÔI DÉP

Mình nhớ không bài thơ đôi dép Hai chiếc song song tới mòn gót long quai Luyến lưu hoài chả ly biệt đơn sai Cũng phải trái mà chả hề lẫn bước Âu yếm thế một đời khăng khít Ta – mình ghi khắc, dấu yêu ơi!

Bài thơ ĐÔI DÉP đã được biết từ lâu, thậm chí trong lần đầu tiên đọc bản không dấu, AT còn đọc tên nó là ĐỜI ĐẸP, hơi buồn cười về sự nhầm lẫn, nhưng sau thấy cũng thú vị, vì bài thơ là một nét đời đẹp quá. Tuy vậy, chả biết ai là tác giả của nó.

Cám ơn tác giả bài thơ về hình ảnh ẩn dụ quá đẹp, về tình yêu cuộc sống thật đằm thắm mà mãnh liệt.

Lời ngỏ cùng bè bạn yêu thơ:

Với lời bạt này, AT xin cám ơn bạn bè đã trước hết giúp AT hiểu hình như chính mình đã thêm một lần nữa nhầm về xuất xứ bài thơ. Với những cứ liệu có được, tin rằng tác giả blog Neik không phải là tác giả của bài thơ. Tiếc rằng cách bạn ấy không giải thích khi mọi người nhầm giữa tên tác giả đang bị coi là “nhái” bài thơ và tên cúng cơm của Neik đã gây hiểu lầm tiếp theo không đáng có. Về điểm này, AT có lời xin lỗi bạn bè về sự vội vã của mình, dù chỉ ở mức AT tưởng “hình như là” mà thôi.

Ý kiến và thông tin của bạn Lan – chủ nhân blog OPOAP:

“cháu xin gửi cô bài thơ gốc của Tác giả Thuận Hóa:

Vần thơ đầu anh viết tặng cho em Là vần thơ anh viết về đôi dép Khi anh nhớ ở trong lòng da diết Đôi dép tầm thường cũng viết thành thơ Hai chiếc dép gặp gỡ tự bao giờ Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nhau nửa bước Đi làm cách mạng những nẻo đường xuôi ngược Từ bắc vào nam cát bụi cùng nhau. Cùng bước cùng mòn không kẻ thấp người cao Cùng chung chia sẻ sức người đời chà đạp Khi vinh nhục không đi cùng người khác Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia. Nếu một ngày một chiếc mất đi Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu. Cũng như mình trong những lúc vắng nhau Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía Dẫu bên cạnh đã có người thay thế Mà trong lòng … nỗi nhớ Ý Nhi ơi! Đôi dép vô tư khăng khít bước song hành Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối Chẳng hứa hẹn nhưng không hề phản bội Lối đi nào cũng có mặt cả đôi. Không thiếu nhau trên những bước đường đời Dẫu một chiếc ở mỗi bên phải trái Như tôi yêu em bởi những điều ngược lại Gắn bó đời nhau bằng một lối đi chung Hai chúng mình thầm lặng bước song song Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc Chỉ còn một là không còn gì hết Như anh và em … thương lắm Ý Nhi ơi

Hơn 30 năm sau, có một thi sĩ trẻ tên gọi Trung Kiên đã xào lại bài thơ đăng trên báo Sinh viên và tên tuổi của anh ta đã bay lên cùng với những lời tán tụng. Bài thơ đã trở thành bài thờ tình với những xúc cảm chỉ đơn thuần là tình yêu lứa đôi. Bài thơ cũng được giới trẻ đón nhận, đặc biệt các chàng trai thường tặng bạn gái mình như một lời thổ lộ. Đâu hay rằng tác giả của nó là một tên nếu chết rồi thì dựng hòm lên mà bắn cho banh xác nó ra … dẫu ai đó có nói là nó hay hơn, đẹp hơn nhưng xin đừng tung hô kẻ cắp này. Một kẻ cắp trên xương máu của những người ngã xuống!

Lúc em đọc bài thơ này lần đầu tiên là của tác giả là Thuận Hóa. Lời đề thơ là “Thân gởi Công Tằng Tôn Nữ Ý Nhi (Hy sinh mùa xuân năm 1968, vừa tròn 21 tuổi. Biệt động thành Huế để lại một đôi dép). Ý Nhi ra đi không bao giờ trở lại. Để lại đôi dép này là nỗi nhớ nỗi thương). Nhưng nhiều nơi khác lại viết tác giả là NTK. Anh có biết xuất xứ thật của bài này là thế nào không?

Thông tin từ blog HUY ĐẸP TRAI:

Bài thơ của NGUYỄN TRUNG KIÊN:

Bài thơ đầu anh viết tặng em Là bài thơ anh kể về đôi dép Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết Những vật tầm thường cũng viết thành thơ

Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nữa bước Cũng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau Cùng bước cùng mòn, không kẻ thấp người cao Cùng chia sẽ sức người đời chà đạp Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia

Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng Giống nhau lắm nhưng người đời sẽ biết Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu

Cũng như mình trong những lúc vắng nhau Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía Dẫu bên cạnh đã có người thay thế Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh

Đôi dép vô tri khắng khít song hành Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội Lối đi nào cũng có mặt cả đôi Không thể thiếu nhau trên bước đường đời Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái

Nhưng tôi yêu em bởi những điều ngược lại Gắn bó đời nhau vì một lối đi chung Hai mảnh đời thầm lặng bước song song Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc Chỉ còn một là không còn gì hết Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia…

Nhớ ngày xưa khi mình (HĐT) post bài thơ ĐÔI DÉP lên blog, đã có một vài ý kiến tranh luận về tác giả thực sự của nó, cũng như những chuyện bên lề. Hôm nay nhân dịp đọc được một bài viết trên báo Áo Trắng về tác giả thực sự của bài thơ nên post hình lên cho mọi người chiêm ngưỡng cũng như giới thiệu thêm một bài thơ khá hay của tác giả.

Trung Kiên cho biết anh viết Đôi dép vào tháng 12-1997 và bài này sau đó đã được giải 2 chương trình “Tiếng thơ sinh viên” 1998 của Nhà văn hóa Thanh niên chúng tôi (giải 1 là bài Không đề của Trần Đình Thọ). Cảm hứng viết Đôi dép bắt nguồn từ cuộc tranh luận “rách việc” với một người bạn, rằng khi người ta mang dép thì chiếc bên nào sẽ mòn trước… Đôi dép được viết khi Kiên chưa có người yêu và đang mơ tưởng về một tình yêu chung thủy.

http://vnthuquan.net/diendan/tm.aspx?m=299046

Bài Thơ Đôi Dép (Nguyễn Trung Kiên)

Nội Dung

Theo thông tin do tác giả cung cấp, bài thơ này được sáng tac vào năm 1995 khi đó lần đầu tiên được đăng trên tạp chí Thế giới mới vào năm 1997. Tại thời điểm viết bài thơ này tác giả chỉ mới 22 tuổi và chưa có người yêu, khi đó anh cũng đang mơ tưởng về một tình yêu thủy chung, son sắt. Anh đã tìm được cảm hứng cho mình tại cuộc tranh luận về đôi dép trong câu lạc bộ thơ. Và cuối cùng đã sáng tác ra bài thơ này.

Mặc dù đây là một bài thơ hiện đại nhưng nó vẫn đảm bảo việc tuân thủ cách gieo vần truyền thống nghiêm ngặt. Và cảm xúc chủ đạo trong bài thơ chính là sự nhớ nhung, sự cuồng nhiệt khi yêu.. Và đó chính là hạnh phúc. Cụ thể hơn bài thơ này bàn sâu về triết lý thủy chung trong mối quan hệ giữa vợ và chồng.

Bài thơ Đôi dép được đông đảo bạn đọc yêu thích và nó còn được in và treo ở vị trí trang trọng. Và cũng có người so sánh bài thơ này với những áng thơ văn kiệt xuất như Quê hương của Giang Nam, Màu tím hoa sim của Hữu Loan… Sở dĩ có điều này bởi Nguyễn Trung Kiên đã khéo léo sử dụng hình ảnh giản dị mà thân thương để nói đến sự thủy chung của cuộc sống vợ chồng.

Trước đây chưa từng có ai sử dụng hình ảnh đôi dép để nói đến sự thủy chung trong cuộc sống vợ chồng. Chính điều này làm nên sự đặc biệt cho bài thơ Đôi dép. Đó là một vật quen thuộc, bình thường lại được nhìn ở một khía cạnh khác mới đáng yêu làm sao. Hơn nữa, đôi dép rất phù hợp để chuyển tải tình cảm bởi nó gắn bó bên nhau và không rời dù trong bất cứ trường hợp nào.

Đôi dép là một vật vô tri mà còn gắn bó với nhau đến vậy nên cũng không có lý do gì mà cuộc sống vợ chồng lại không thể thủy chung bên nhau. Gắn bó bên nhau chia sẻ mọi buồn đau hạnh phúc và cũng là sống chết có nhau đó mới là lẽ phải.

Và nếu một ngày nào đó một chiếc dép bị hư, đứt và buộc phải thay thì cũng là lúc con người ta bị “lệch pha” trong lòng. Bởi đó sẽ là một khoảng trống không cách nào lấp đầy được, đó cũng chính là lý do con người ta cảm nhận sự khập khiễng và đau lòng, trống trải trong trái tim mình.

Ở đoạn thơ này tác giả đã sử dụng cụm từ “khập khiễng”, “hụt hẫng”, “chênh vênh”…. Để thể hiện cảm xúc của chính bản thân mình nếu chẳng may một trong hai người phải rời xa người kia trước. Với động từ “nghiêng” ta có thể cảm nhận rõ ràng được điều đó. Đó chính là sự thiếu cân bằng của cơ thể, là tình cảm của một người cứ nghiêng về phía người kia mà không cách nào cân bằng được. Và có thể nói rằng không có ai có thể bù đắp được sự thiếu vắng này cả. Và đó cũng chính là sự gắn kết trong tình cảm vợ chồng.

Và “vợ chồng không thể sống thiếu nhau” như một lời “tuyên ngôn”, lời nhắc nhở. Là một lời cảnh tỉnh sâu sắc. Bởi nếu khi vợ chồng mà chỉ còn một thì cũng không là gì cả. Đó cũng chính là chân lý của cuộc sống này. Đó chính là triết lý sâu sắc được gợi lên từ hình tượng đôi dép rất thân quen.