Giới Thiệu Về Tế Hanh Và Bài Thơ Quê Hương / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Bài Thơ “Quê Hương” Của Tế Hanh

Tế Hanh là một nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới, thơ ông  thường mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết. Quê hương là nguồn cảm hứng dạt dào trong suốt cuộc đời thơ ông. Bởi vậy có ý kiến cho rằng: “ Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng khi xa quê”.

Trước hết, trong xa cách nhà thơ nhớ về quê hương. Cảnh vật quê hương được miêu tả với nỗi nhớ và tình yêu tha thiết. Khung cảnh làng quê hiện lên với một bức tranh lao động tươi sáng và đầy hứng khởi. Cuộc sống lao động của làng quê hiện lên qua cảnh đoàn thuyền đầy khí thế vượt Trường Giang lúc ra khơi và đông vui, no đủ, bình yên khi trở về.  Con người ở làng quê hiện lên với vẻ đẹp khỏe khoắn, vạm vỡ, mạnh mẽ. Đoàn thuyền xuất phát giữa cảnh bình minh trong sáng dịu mát và rực rỡ nắng mai hồng. Chiếc thuyền được so sánh với con tuấn mã cùng với các động từ, tính từ mạnh: “hăng, phăng, vượt” cho thấy khí thế mạnh mẽ, dũng mãnh băng mình vươn tới khi ra khơi. Hình ảnh so sánh, giàu ý nghĩa “cánh buồm – hồn làng” làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên lớn lao, kì vĩ, thiêng liêng và rất thơ mộng. Nhà thơ chợt nhận ra cái linh hồn của làng chài quê hương trong hình ảnh cánh buồm. Cánh buồm được nhân hóa như một con người nó đang rướn cao thân mình thu hết gió của đại dương đẩy con thuyền đi nhanh hơn. Câu thơ đầu tả hình ảnh dân chài làn da ngăm đen vì nắng gió là tả thực, làm nổi bật một nét riêng của màu da dân biển. Câu thơ tiếp theo “ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” mới là sáng tạo: Nước da ngăm nhuộm nắng, gió và  những chuyến đi xa của biển cả. Hình ảnh người dân chài vừa chân thực vừa lãng mạn với tầm vóc phi thường. Câu thơ đầu được tả chủ yếu qua thị giác, qua cái nhìn, quan sát của đôi mắt, câu sau mới là tả tâm hồn và cảm quan lãng mạn của nhà thơ. Nhớ quê hương là nhà thơ nhớ đến hình ảnh son thuyền, con thuyền như một cơ thể sống, nhận biết được chất muối của biển đang ngấm dần, lặn dần vào da thịt của mình. Hình ảnh con thuyền đồng nhất với cuộc sống của người dân làng chài. Hai câu thơ cho ta cảm nhận được một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tình yêu sự gắn bó máu thịt với quê hương mình của nhà thơ Tế Hanh.

Đặc biệt, tình yêu quê hương được thể hiện trực tiếp qua nỗi nhớ da diết của nhà thơ. Đó là nỗi nhớ luôn ăm ắp tràn đầy thường trực về một làng chài yêu dấu mà Tế Hanh mang theo trong suốt đời thơ của mìnhNỗi nhớ quê hương qua những hình ảnh quen thuộc: Tác giả nhớ về “Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi”, đó là những hình ảnh quen thuộc, gắn liền với người dân miền biển. Màu nước biển trong xanh nơi những con thuyền giương cánh buồm vôi trắng thâu góp gió rẽ ra biển khơi, tìm đến những mẻ cá bạc sau bao gian lao mưa nắng và hiểm nguy, vất vả.  Nỗi nhớ về khung cảnh sinh hoạt của người dân làng chài: ”. Đâu đó trong tiềm thức của nhà thơ, vẫn mường tượng ra cảnh sinh hoạt đánh bắt cá của người dân quê hương, họ đang ngày đêm ra khơi đánh bắt với sự hăng say và tinh thần yêu lao động, lái những con thuyền vươn ra biển cả, đương đầu với sóng gió và thử thách của đại dương mênh mông để rồi từ đó thu về những mẻ cá nặng trong niềm vui hân hoan . Nỗi niềm dâng trào trong cảm xúc của nhà thơ: Phải có sự gắn bó sâu sắc và tình yêu sâu đậm với ngôi làng chài này lắm, tác giả mới có những cảm nhận tinh tế, cách miêu tả đầy sống động và lãng mạn như thế. “Cái mùi nồng mặn” ấy chính là mùi của biển cả, của vị xa xăm nồng thở trong thân hình người dân trai tráng, của chất muối thấm trong thớ gỗ con thuyền.  Qua nỗi nhớ của tác giả bức tranh quê hương hiện lên thật tươi đẹp, khỏe khoắn, tràn đầy sức sống và mang những nét đặc trưng riêng biệt của một làng quê vùng biển không thể lẫn với bất kì một làng quê nào khác. Qua bức tranh ấy chúng ta cảm nhận được nỗi nhớ, niềm tự hào, sự gắn bó máu thịt và tình yêu quê hương tha thiết sâu nặng của chính nhà thơ.

  Kết bài:   Tóm lại, với giọng thơ  nhẹ nhàng, tha thiết ngôn ngữ thơ bình dị, gợi cảm, hình ảnh chọn lọc có những biện pháp tu từ đặc sắc. Cả bài thơ là khúc ca quê hương tươi sáng ngọt ngào, là sản phẩm của một hồn thơ trẻ trung, tha thiết, đầy thơ mộng.

Ôn Thi Bài Quê Hương Của Tế Hanh

Ôn thi bài Quê Hương của Tế Hanh

Luyện đề Khi con tu hú

Hướng dẫn ôn thi bài Quê Hương của Tế Hanh:

I.Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm:

– Ngay từ những sáng tác đầu tay, Tế Hanh cho thấy tâm hồn ông luôn gắn bó với quê hương. “Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đó ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe như thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng”trên “cánh buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ.

Thơ Tế Hanh đưa ta vào thế giới thật gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đó âm thầm trao cho cảnh vật: sự mệt mỏi say sưa của con thuyền lúc trở về bến, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu những buồn vui sầu tủi của một con đường. Tế Hanh luôn nói đến những con đường. Cũng phải, trên những con đường nhưng lại biết bao bâng khuâng hồi hộp!

Nhưng Tế Hanh sở dĩ nhìn đời một cách sâu sắc như thế là vì người sẵn có một tâm hồn tha thiết”.

– Cũng giống như Nhớ rừng, Quê hương thuộc thể thơ 8 chữ nhưng đó là thể thơ 8 chữ xuất hiện ở thời đại Thơ mới (khác với thể hát trước đây). So với hát nói, thể thơ 8 chữ trong Thơ mới phóng khoáng hơn, tự do hơn. Qua bài thơ này, Tế Hanh đã dựng lên một bức tranh đẹp đẽ , tươi sáng, bình dị về cuộc sống của con người và cảnh sắc của một làng quê ven biển bằng tình cảm quê hương sâu đậm, đằm thắm.

A. Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bó, đau xót, thương cảm.

B. Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương.

C. Gắn bó và bảo vệ cảnh vật,cuộc sống và con người của quê hương ông.

D. Cả A, B, C đều sai.

2. Dòng nào nói đúng nhất nội dung, ý nghĩa của hai câu đầu trong bài thơ?

A. Giới thiệu nghề nghiệp và vị trí địa lí của làng quê nhà thơ.

B. Giới thiệu vẻ đẹp của làng quê nhà thơ.

C. Miêu tả cảnh sinh hoạt lao động của người dân làng chài.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Hai câu mở đầu bài thơ có ý nghĩa gì đối với toàn bài?

3. Phân tích vẻ đẹp cảnh ra khơi đánh cá (từ câu 3 đến câu 8)

4. Tế Hanh đã so sánh “cánh buồm” với hình ảnh nào?

A. Con tuấn mó C.Dân làng

C. Mảnh hồn làng D. Quê hương

Hình ảnh đó có ý nghĩa như thế nào?

5. Cảm nhận của nhà thơ trước cảnh thuyền về ?

6. Em cảm nhận như thế nào về câu cuối cùng của bài thơ:

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

7. Theo em đâu là những câu thơ hay nhất trong bài? Hãy phân tích.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1.Đáp án B.

2.Đáp án A.

Hai câu đầu giới thiệu ngắn gọn “làng tôi”. Đây là hai câu thơ giản dị nhưng nếu thiếu lời giới thiệu này, quê hương sẽ trở nên trừu tượng, thiếu sức truyền cảm.

3. Cảnh ra khơi đánh cá:

– Khung cảnh đẹp: trời yên biển lặng, báo hiệu một ngày tốt lành (chú ý các tính từ trong, nhẹ, hồng)

– Nổi bật lên trong không gian ấy là hình ảnh chiếc thuyền:

+ Như con tuấn mã

+ Các từ gây ấn tượng mạnh: hăng, phăng, vượt,… nói lên sức mạnh và khí thế của con thuyền. Cảnh tượng hùng tráng, đầy sức sống.

– Gắn liền với hình ảnh con thuyền là hình ảnh dân trai tráng ra khơi. Tất cả gợi lên một bức tranh lao động khoẻ khoắn tươi vui. (chú ý, hồn thơ Tế Hanh trong bài thơ này khác với giọng buồn thương thường gặp trong Thơ mới).

– Sự so sánh độc đáo:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió …

+ Các động từ : giương, rướn nói về sức vươn mạnh mẽ

+ Cách so sánh độc đáo: Ví cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. Sự so sánh này khiến cho người đọc nhận thấy cả hình xác và linh hồn sự vật. Tất cả gần gũi nhưng thiêng liêng cao cả.

+ Màu sắc và tư thế bao la thâu góp gió của con thuyền làm tăng thêm vẻ đẹp lãng mạn và bay bổng của hình tượng

4. Đáp án B.

So sánh “cánh buồm”to như “mảnh hồn làng” là hay, đặc sắc. Cánh buồm biểu tượng cho hình bóng và sức sống quê hương. Nó tượng trưng cho sức mạnh, lao động sáng tạo, ước mơ về ấm no hạnh phúc của quê nhà. Nó còn tiêu biểu cho chí khí và khát vọng chinh phục biển của đoàn trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

5. Cảnh thuyền về qua cảm nhận của tác giả:

– Sự tấp nập đông vui, sự bình yên hạnh phúc đang bao phủ cuộc sống nơi đây.

– Hình ảnh con người được miêu tả rất đẹp: vừa khoẻ mạnh, vừa đậm chất lãng mạn. Họ như những đứa con của Thần Biển.

– Con thuyền nghỉ ngơi nhưng phía sau cái im bến mỏi là sự chuyển động: Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Câu thơ có sự chuyển đổi cảm giác thú vị. Sự vật như bỗng có linh hồn.

Đoạn thơ cho thấy tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ.

6. Câu thơ cho thấy:

– Lúc nào quê hương cũng in sâu trong tâm trí nhà thơ.

– Câu thơ có vẻ đẹp giản dị như lời nói thường nhưng phải yêu quê hương đến mức nào mới có cách nói như thế.

7. Học sinh chọn theo cảm nhận của mình, nhưng chú ý các câu:

– Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió … – Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

Câu 8: Chứng minh rằng: “Đọc bài thơ Quê hương của Tế Hanh, chúng ta thấy rõ vẽ đẹp cuộc sống làng chài cũng như tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương mình”.

(Yêu cầu lập dàn ý – viết bài).

Ôn thi bài Quê Hương của Tế Hanh

Luận điểm 1: Vẻ đẹp của quê hương.

+ Vị trí làng chài.

+ Cuộc sống của người dân làng chài: Ra khơi; Trở về.

+ Những thành viên của làng chài (vẻ đẹp, chiều sâu).

. Con người (những chàng trai).

. Chiếc thuyền .

Phân Tích Bài Thơ “Quê Hương” Của Tế Hanh

Bài làm

Quê hương luôn là đề tài không bao giờ cạn kiệt đối với các thi sĩ. Mỗi người có một cách nhìn, cách cảm nhận riêng, đặc trưng về quê hương của mình. Chúng ta bắt gặp những bài thơ viết về quê hương của Đỗ Trung Quân, Giang Nam, Tế Hanh. Trong đó sự nhẹ nhàng, mộc mạc của bài “Quê hương” tác giả Tế Hanh khiến người đọc xốn xang khi nhớ về nơi đã chôn rau cắt rốn, nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mình.

“Quê hương” là hai tiếng thân thương, được tác giả dùng làm nhan đề của bài thơ. Mở đầu bài thơ bằng sự mộc mạc, chân thành mà sâu sắc:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông

Hai câu thơ như một lời kể tâm tình rất đỗi bình dị nhưng đã khiến người đọc hình dung được mảnh đất mà tác giả đáng sống là một vùng một biển, làm nghề chài lưới. Một ngôi làng giản dị, chân chất. Hình ảnh “nước”, “biển” rất đặc trưng cho một vùng quê làng biển. Có lẽ những điều bình dị đó khiến cho tác giả vẫn luôn mong ngóng, nhớ nhung khi xa quê hương.

Những câu thơ tiếp theo gợi tả lên một khung cảnh tuyệt đẹp mỗi khi sáng mai thức dậy. Sự tinh tế của ngôn từ và cảm xúc khiến cho vần thơ trở nên trữ tình, tuyệt đẹp:

Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Một loạt từ ngữ mang tính chất liệt kê khung cảnh, không gian thanh bình, tươi đẹp của cảnh biển vào buổi sáng. “Gió nhẹ”, “sớm mai hồng” là những gì còn neo giữ trong lòng của tác giả khi nhớ về quê hương. Và một hoạt động vẫn diễn ra đầu ngày là “bơi thuyền đi đánh cá” được tác giả vẽ nên rất nhẹ nhàng nhưng khỏe khoắn.

Chiếc thuyền hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Nếu những câu thơ trên nhẹ nhàng, tinh tế bao nhiêu thì hai câu thơ này càng mạnh mẽ , quyết liệt và khỏe khoắn bao nhiêu. Với hai động từ “hăng”, “phăng” kết hợp với phép so sánh độc đáo khiến cho bức tranh đi đánh cá trở nên giàu chất tạo hình, giàu đường nét và giáu cá tính mạnh. Với động từ “phăng” đã phần nào gợi tả lên sự khéo léo kết hợp sự tinh tế và khỏe mạnh của những người dân vùng chài lưới.

Hai câu sau lại trở về với vẻ lãng mạn đến bất ngờ:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Một hình ảnh bình dị, thân quen như cánh buồm nhưng trong thơ của Tế Hanh lại có hồn, đậm chất thơ. Phép so sánh cánh buồn “như mảnh hồn làng” có sức gợi rất sâu sắc, bởi rằng đối với những người làm nghề chài lưới thì cánh buồm chính là biểu tượng cho cuộc sống của họ. Một sự so sánh hữu hình và vô hình đã làm nên sự sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời. Con thuyền đã mang theo cả tin yêu, hạnh phúc và hi vọng của những người dân nơi đây.

Câu thơ khỏe khoắn và tự nhiên đã phần nào làm toát lên được khí thế hào hùng trong công cuộc chinh phục biển khơi.

Tế Hanh đã miêu tả nên một bức tranh thiên nhiên và bức tranh lao động sáng tạo tuyệt vời nhất. Đó là niềm tự hào, sự ca ngợi quê hương, đất nước.

Đặc biệt, khung cảnh dân chài lưới chào đón thành quả sau một ngày căng thẳng vất vả được miêu tả chân thực và đầy niềm vui:

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn giời biển lặng cá đầy ghe

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng

Hình ảnh dân làng “ồn áo”, “tấp nập” đã phần nào tái hiện được không khí vui tươi và phấn khởi của người dân chài sau một ngày hoạt động hết công suất. Những con cá “tươi ngon” nằm im lìm là những thành quả mà họ đạt được.

Và có lẽ hình ảnh con người mạnh mẽ, khỏe khoắn là hình ảnh trung tâm không thể thiếu trong bức tranh ấy

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Hình ảnh thơ mặn mòi, đậm chất biển, vừa khỏe khoắn, vừa chân chất vừa mộc mạc toát lên được vẻ đẹp của những con người vùng biển quanh năm vất vả. Tế Hanh đã phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn đó như một điều bình dị trong cuộc sống này.

Và có lẽ những hình ảnh thân quen nơi làng quê ấy đã khiến cho Tế Hanh dù đi xa nhưng vẫn không thể nào quên, vẫn nhớ về đau đáu:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.

Một khổ thơ dạt dào tình cảm, nghèn nghẹn ở trong trái tim tác giả khi nhớ về mảnh đất thân yêu một thời. Nỗi nhớ quê dạt dào không nguôi khi những hình ảnh thân quen ấy cứ ùa về.

Thật vậy bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh không chỉ là riêng tình cảm của tác giả giành cho quê hương; mà bài thơ này còn nói hộ rất nhiều tấm lòng khác đang ở xa quê hương. Chúng ta càng trân trọng hơn nữa mảnh đất chân rau cắt rốn, yêu hơn nữa những điều bình dị nhưng thiêng liêng.

Giới Thiệu Về Nhà Thơ Trần Tế Xương

Giới thiệu về nhà thơ Trần Tế Xương – Tác giả của bài thơ Thương vợ sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của Trần Tế Xương, qua đó giúp người học có thêm những tư liệu bài học thú vị cho quá trình tìm hiểu bài thơ Thương vợ cho người học.

Tác giả Trần Tế Xươn g có tên lúc nhỏ là Trần Duy Yên, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, ông sinh ngày 10/8/1870 tại làng Vị Xuyên – Mỹ Lộc – Nam Định (nay thuộc phố Hàng Nâu – thành phố Nam Định).

Đến năm 1903 Trần Tế Xương đổi tên thành Trần Cao Xương, ông là con trưởng trong gia đình có chín anh em, cha ông là nhà Nho Trần Duy Nhuận do thi nhiều lần không đỗ nên về làm Tự thừa ở dinh đốc học Nam Định. Nhà thơ lấy vợ là bà Phạm Thị Mần, năm bà mới 16 tuổi, sau này bà trở thành nhân vật nổi tiếng nước Nam xinh đẹp, giàu lòng thương chồng thương con và hết mực tảo tần.

Nổi tiếng với trí thông minh, con đường hoạn lộ của Trần Tế Xương bắt đầu từ năm mới 17 tuổi, nhưng thi mãi tám lần cũng chỉ đỗ tú tài. Tuy nhiên cuộc đời của ông khá ngắn ngủi, ông mất đột ngột vào ngày 29/1/1907, cuộc đời ông rơi đúng vào giai đoạn có nhiều biến động và đau thương nhất của lịch sử dân tộc, xã hội Việt Nam. Và những bản chất của xã hội ấy đã đi vào thơ của Tú Xương hầu như nguyên vẹn cả hình hài, bao gồm sự tha hóa của những bộ phận xã hội trước ma lực của đồng tiền và “sĩ khí rụt rè gà phải cáo” của tầng lớp nho sĩ cuối mùa.

2. Phong cách sáng tác

Những nỗi đau buồn, phẫn uất riêng của nhà thơ đã hòa chung với nỗi đau của dân tộc và nhân dân thời bấy giờ. Cả đời Tú Xương hầu như làm thơ trào phúng về những cái mới quái gở đó, ông dám vạch trần, đả kích thẳng tay và cần thiết vẫn gọi tên, điểm mặt. Bên cạnh thơ trào phúng, Tú Xương còn để lại những bài thơ trữ tình thắm thiết, đó là biểu hiện cho bản chất, cốt cách của nhà thơ, một người giàu lòng yêu thương, luôn thao thức với đời và khi phải tự trách mình cũng hết sức chân thật.

Có người đã tôn vinh Trần Tế Xương là ” nhà thơ thiên tài“, riêng Xuân Diệu cho rằng sự tồn tại của Tú Xương là vĩnh hằng trong văn chương dân tộc.