Giới Thiệu Về Bài Thơ Sóng / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Giới Thiệu Tác Giả Sóng Hồng

Tiểu sử tác giả Sóng Hồng

Nhà thơ, nhà chính trị tên thật là Đặng Xuân Khu, tức Trường Chinh, nguyên Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quê gốc : xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Hoạt động cách mạng từ cuối những năm 20 của thế kỷ XX, ông đã từng bị chính quyền thực dân bắt đi đày ở nhiều nhà tù : Hỏa Lò, Sơn La… Sau này, ông trở thành một trong những người đứng. đầu Nhà nước, giữ nhiều trọng trách của Đảng và Chính phủ. Là nhà hoạt động chính trị, đồng thời cũng là nhà thơ, nhà lý luận văn nghệ mácxít, ông đã có nhiều cống hiến lớn lao cho Đảng, cho cách mạng và nhân dân. Trên mặt trận văn hóa – văn nghệ từ những năm 40, ông đã là Chủ bút báo Giải phóng (cơ quan của xứ ủy Bắc Kỳ), là người chỉ đạo thành lập Hội văn hóa cứu quốc (1943), tác giả của bản Đề cương văn hóa Việt Nam (1943), có nhiều bài phát biểu quan trọng về đường lối văn nghệ của Đảng ở các Đại hội văn nghệ toàn quốc 1948, 1957, 1962. Ông mất năm 1988 tại Hà Nội.

Tác phẩm tác giả Sóng Hồng

Các tác phẩm chính : Thơ Sóng Hồng (2 tập).

Là nhà hoạt động chính trị, lại giữ nhiều trọng trách, Sóng Hồng ít có thời gian tập trung cho thơ. Trước Cách mạng tháng Tám, vì bị giam cầm trong nhà tù, buồn mà làm thơ. Sau Cách mạng, ông làm thơ phần nhiều là do ngẫu hứng. Có điều dù trước hay sau, thơ Sóng Hồng cũng đậm đà cảm hứng chính trị. Những bài thơ làm trong tù của Sóng Hồng tập trung thể hiện tinh thần lạc quan và: phong thái ung dung, đĩnh đạc của người cộng sản, thể hiện một bản lĩnh vững vàng, một niềm tin vững chắc vào ngày mai chiến thắng. Thơ ông có bài như là những tuyên ngôn nghệ thuật của Đảng (Là thi sĩ). Nói đến bài thơ này người ta liền nghĩ đến hai câu thơ “tuyên ngôn” nổi tiếng của Sóng Hồng : “Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ, Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”. Đó cũng là quan “điểm sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh : “Nay ở trong thơ nên có thép, Nhà thơ cũng phải biết xung phong” (Nhật ký trong tù). Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Sóng Hồng ít có thời gian dành cho sáng tác. Tuy vậy ông cũng để lại một số bài thơ gây được ấn tượng trong lòng người đọc như Øi họp, Đọc thơ Úc Trai… Đi họp là một bài thơ sáng tác theo kiểu ngẫu hứng, cưỡi ngựa trên đường “đi họp” trong kháng chiến chống Pháp. Lời thơ, tứ thơ, nhịp điệu .. cũng như hình ảnh thơ rất giản dị, tự nhiên và như nhịp theo nước đi nhanh chậm của vó ngựa. Đọc thơ Ức Trai là bài thơ ghi lại những suy nghĩ của Sóng Hồng về con người và sự nghiệp của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. ” Bài thơ gây xúc động bởi tình cảm chân thành và những suy nghĩ sâu lắng, sự sẻ chia và đồng cảm giữa những tâm hồn lớn và nhân cách lớn.

Ngoài những sáng tác thơ, Sóng Hồng còn là nhà lý luận văn nghệ. Nhiều bài viết của ông có ý nghĩa quan trọng đối với phương hướng xây dựng nền văn nghệ cách mạng. Cùng bạn đọc là bài tựa ông viết cho tập Thơ Sóng Hồng. Ở bài này, ông phát biểu ý kiến của ông về lý luận thơ.

Giới Thiệu Bài Thơ Xuân

Tôi có chờ đâu, có đợi đâu. Đem chi xuân lại gợi thêm sầu ?

Không giống với những bài thơ viết về mùa Xuân thường rộn ràng vui tươi, bài thơ Xuân này là một bài thơ Xuân thảm họa cho mùa xuân với sự căm ghét tiêu cực đến cái mùa mà ai cũng cũng hân hoan chào đón, trừ tác giả bài thơ. Có lẽ khi nhà thơ đáng kính của chúng ta, thi sĩ Chế Lan Viên viết bài thơ Xuân này thì hẳn là ông đang đeo một cặp kiếng đen thui. Và cùng với tài năng của mình, thi sĩ tài danh, tác giả của tập thơ Điêu Tàn nổi tiếng đã viết nên một bài thơ Xuân buồn nhất từ xưa đến nay, và buồn hơn thế từ nay trở lại… xưa.

Vốn thuộc lớp người bi quan chủ nghĩa, tác giả đã phủ một màu đen buồn thê thảm lên một mùa xuân thê thảm buồn. Cả bài thơ là như cả một cuộc chiến không thành chống lại mùa xuân, cuộc chiến lạ đời của một nhà thơ chống lại một kẻ thù cũng lạ đời hơn nữa. Dường như chúng ta thấy mười sáucâu thơ 7 chữ (thất ngôn) này như mười sáu kẻ thất trận thảm bại đang lầm lũi rút đi trong lúc mùa xuân phơi phới đang tiến đến mà không một thế lực nào có thể cản được. Với lối viết nặng tính ẩn dụ thâm sâu của một nhà Nho đã hết thời Nho, cùng với sự cay nghiệt của một kẻ sĩ bất đắc chí, Chế Lan Viên đã đem vào bài thơ của ông những hình tượng lạ đời nhất, độc đáo nhất và cũng không giống ai nhất…

Cái Xuân buồn ở đây như ở trong buồn ra ngoài. Với câu thơ của Nguyễn Du : “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Nỗi buồn, nỗi khổ đau như ngự trị trong tim tác giả trong khi Xuân vẫn là xuân vui tươi của thiên hạ thì dường như nỗi buồn, nỗi khổ đau như nhân đôi vậy :

Tôi có chờ đâu, có đợi đâu.

Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?

Với tôi, tất cả như vô nghĩa

Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!

Là một nhà thơ tài năng, Thi sĩ họ Chế của chúng ta đã chơi ngông bằng những hình tượng thơ phá cách lạ đời nhất như gom hoa tàn lá rã để làm “công sự phòng thủ” chống … Xuân. Chúng ta thật ngỡ ngàng khi đọc những câu thơ hay nhưng tứ thơ thì thật lạ lùng, bất ngờ “Ai đâu trở lại mùa thu trước” chỉ để lấy những hoa tàn lá úa của mùa thu trước, những thứ bỏ đi vì không còn xuân nữa về để chắn đường ngăn Xuân sang. Những câu thơ lãng mạng ông viết luôn nhắc đến mùa Thu, cái mùa Thu của buồn thảm chia ly mà ông lấy ra để làm đồng minh đối chọi với mùa Xuân mà ông căm ghét :

Ai biết hồn tôi say mộng ảo

Ý thu góp lại cản tình xuân?

Để chống Xuân, ông nhắc đến Thu với vẻ cay nghiệt nhất và cũng trẻ con nhất :

Có một người nghèo không biết tết

Mang lì chiếc áo độ thu tàn!

Là một người tân học nhưng cũng giỏi về cựu học, nhà thơ đã chắt tìm những hình tượng đắt nhất cho bài thơ Xuân tàn Xuân mạt của ông.

Có đứa trẻ thơ không biết khóc

Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran!

Phải sống trong thời Pháp thuộc, nói tiếng Tây và cư xử như người Tây với câu nói cửa miệng đầy khinh mạn : “Cest lavi” “Đời là thế…” thì mới hiểu hết cái ý nghĩa rằng, cái đáng cười thì khóc, cái đáng khóc thì cười theo thời thượng Paris hồi đó. Chẳng hạn như khi ta muốn bỏ rơi một cô bồ hoài không được, bỗng một ngày kia cô ấy đến gặp ta xin chia tay để đi lấy chồng, thì ta phải sụt sùi làm ướt chung cái khăn mùi xoa cho đúng điệu. Còn khi ta thua bài sạch cả một sản nghiệp được thừa kế, khi những đồng tiền cuối cùng của ta lọt mất hút vào túi nhà cái thì ta phải bật cười thành tiếng rồi khệnh khạng ra về, phớt tỉnh như thua vài đồng xu lẻ. Mặc dù biết về nhà thì cũng ra đê ở, hoặc lao ra đường lấy ô tô đâm vào đầu mình. Và thuật ngữ là khóc ba tiếng, cười ba tiếng là như thế.

Trở lại bài thơ thì ta hiểu về hình tượng đứa trẻ không biết khóc lại bật cười mà thi sĩ họ Chế đã đưa vào bài thơ Xuân của ông cay nghiệt đến thế nào.

Cuối cùng thì hai câu thơ cổ kiểu Lý Bạch, Thôi Hiệu kết lại bài thơ cho biết ông đã thua Mùa Xuân thẳng cẳng. Nhưng cũng giống như một đứa trẻ, ông vùng vằng giận dỗi ước ao một cái điều cỏn con chỉ vì điều ấy cũng ghét xuân, chống xuân như ông. Đó là mùa thu qua hình tượng quá nhỏ bé, quá mong manh của một cánh chim thu đi lạc bằng những câu thơ cảm thán lập lại.

Chao ôi! mong nhớ ! Ôi mong nhớ

Một cánh chim thu lạc cuối ngàn.

Cần phải nhắc đến Chế Lan Viên như một nhà thơ lập dị nhưng đầy tài năng. Được coi như một thần đồng thơ khi ông viết những bài thơ ở tuổi 9, 10. Và khi chưa thành niên, năm 17 tuổi ông đã xuất bản tập thơ nổi tiếng nhất của mình, tập thơ Điêu Tàn. Đó là một tập gồm nhiều bài thơ miên man mộng mị, nửa điên nửa tỉnh, luôn muốn phủ định hiện thực và siêu thoát với cả thánh thần lẫn ma quỉ giữa một hoang cảnh của điêu tàn. Sự bế tắc vô vọng, sự hướng Thần thái quá cùng với sự muốn nổi loạn đã được ông tung hê lên trong những vần thơ phá cách điên loạn nhưng lại được viết rất đúng cách, những câu thơ chỉn chu gọn gàng, đúng niêm luật và rất hay.

Vẫn là những ý tưởng khác người, khác thường Chế thi sĩ đã đi trên một con đường riêng do ông vạch ra cho riêng ông. Bằng những trải nghiệm, bằng sự tinh tế và bằng cả sự ngạo mạn đề cao cái Tôi, một cá tính mà những nhà thơ lớn thường có, ông đã đi đến đỉnh của cái đích riêng mình. Điều đáng buồn là không lâu sau bài thơ Xuân này thì con đường thơ riêng biệt, đặc biệt của con người tài hoa này bị cắt trở vì lịch sử đã sang trang mới, và cái Trang Mới này đã không dành cho ông một vị thế xứng đáng. Thậm chí có thời nó còn muốn loại trừ những thứ Thơ Điên như thơ của ông, hay thơ của thi sĩ Bùi Giáng Tiên Sinh. Ông loay hoay sống giữa hai thời cũ mới, cố thay đổi mình để tồn tại trong một thế giới tàn nhẫn không dành cho những nhà thơ. Ông như một pho tượng được đánh bóng đưa lên bàn thờ trang trọng, để rồi ở trên đó ông bất lực nhìn thấy những kẻ đưa mình lên đang thủ cắp những xôi oẳn mà mà dân Thơ đạo thành kính dâng lên cho ông…

Chế Lan Viên đã về với cõi Thánh Thần của ông, nhưng ông không chỉ để lạimột cái bút danh đặc biệt nhất trong những bút danh của nhà thơ Việt Nam, mà ông còn để lại bộ Di Cảo Chế Lan Viên đồ sộ xứng đáng với tên tuổi ông. Và một người con gái nối nghiệp cầm bút của ông. Nhà văn nữ tài năng Phan Thị Vàng Anh với tập truyện ngắn một thời đình đám “Khi người ta trẻ”

Và hơn tất thảy, những bài thơ , trong đó có bài thơ Xuân của Chế Lan Viên đã ra đời hơn nửa thế kỷ và cũng từng đó thời gian nó ngự trị trong lòng người y

yêu thơ VN thuộc nhiều thế hệ khác nhau, nhiều tầng lớp khác nhau, thậm chí cả trong lòng những kẻ thù không đôi trời chung với nhau một cách vững chắc và yên bình nhất…

Tôi có chờ đâu, có đợi đâu.Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?— Với tôi, tất cả như vô nghĩaTất cả không ngoài nghĩa khổ đau!

Ai đâu trở lại mùa thu trướcNhặt lấy cho tôi những lá vàng?Với của hoa tươi, muôn cánh rã,Về đây đem chắn nẻo xuân sang!

Ai biết hồn tôi say mộng ảoÝ thu góp lại cản tình xuân?Có một người nghèo không biết tếtMang lì chiếc áo độ thu tàn!

Có đứa trẻ thơ không biết khócVô tình bỗng nổi tiếng cười ran!Chao ôi! mong nhớ ! Ôi mong nhớMột cánh chim thu lạc cuối ngàn.

Giới Thiệu Về “Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính”

Đề bài: Giới thiệu về “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.

Bài làm

Trong làng thơ thời kháng chiến chống Mĩ, chúng ta không thể không nhắc tới Phạm Tiến Duật. Một trong những cây bút sôi nổi và đầy nhiệt huyết. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một trong những bài thơ hay nhất là thành công của ông.

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” nằm trong chùm thơ của Phạm Tiến Duật được tặng giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969- 1970. Bài thơ đã sáng tạo một hình ảnh độc đáo- những chiếc xe không kính, qua đó làm nổi bật hình ảnh những người lái xe ở tuyến đường Trường sơn hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, sôi nổi. Cái độc đáo đã bộc lộ ngay từ nhan đề bài thơ, một cái nhan đề có vẻ như vừa dài vừa thừa. Có lẽ chỉ cần viết “tiểu đội xe không kính” là đủ, là nói rõ được hiện thực phản ánh. Nhưng nhà thơ lại viết “bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Hai chữ “bài thơ” nói lên cách khai thác hiện thực: không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính, chỉ viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu khai thác chất thơ vút lên từ hiện tượng ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam vượt lên những khắc nghiệt của chiến tranh.

Hình tượng những chiếc xe không kính là một phát hiện bất ngờ, thú vị của Phạm Tiến Duật. Từ một hình ảnh quen thuộc của hiện thực chiến tranh: những chiếc xe không có kính, không có đèn, không có mui xe, đến cả thùng xe cũng không còn nguyên vẹn…vì bom rơi đạn nổ, tác giả đã sáng tạo hình tượng thơ độc đáo, giàu sức gợi. Nhìn xe, người ta có thể hình dung về một thực tại chông chất những gian khó, hiểm nguy, mất mát, hi sinh…

Những chiếc xe không kính đã trở thành phương tiện để nhà thơ khám phá, ngợi ca những vẻ đẹp của những người lính lái xe Trường Sơn trẻ trung, tinh nghịch, dũng cảm, kiên cường…tình cảm đồng đội và tình yêu quê hương đất nước của những người lính lái xe Trường Sơn cũng được thể hiện chân thành, mãnh liệt. Gặp gỡ nhau trên con đường chiến đấu, họ bày tỏ tình cảm qua cử chỉ thân tình, giản dị, chỉ cần ăn cùng nhau một bữa cơm đã hóa thành thân thiết như ruột thịt.

Như vậy có thể thấy: “bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một bài thơ đặc sắc tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Tiến Duật. Chất giọng trẻ, chất lính của bài thơ bắt nguồn từ tâm hồn phơi phới của chiến sĩ Việt Nam thời chống Mĩ.

Giới Thiệu Về Hữu Thỉnh

Giới thiệu về tác giả Hữu Thỉnh sẽ cung cấp thêm những thông tin về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Hữu Thỉnh. Hi vọng rằng bài viết sẽ cung cấp thêm những đơn vị kiến thức hữu ích cho quá trình học tập của các bạn.

Vài nét về tác giả

Hữu Thỉnh tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh. Ông sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

Ông sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học nhưng ông đã trải qua một cuộc sống vô cùng vất vả. Ông ở sáu năm với bác ruột, mười tuổi phải đi làm phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp: Vân Tập, chợ Vàng, Thứa, Thanh Vân. Năm 1954 ông mới được đến trường. Năm 1963 ông tốt nghiệp phổ thông và nhập ngũ, trở thành một người lính thuộc Trung đoàn 202. Kể từ đó Hữu Thỉnh tham gia một số hoạt động như chăn bò, học lái xe tăng, làm cán bộ tiểu đội, dạy bổ túc văn hoá, viết báo và làm cán bộ tuyên huấn. Nhiều năm tham gia chiến đấu tại miền Bắc, đã trải qua hầu khắp các chiến trường máu lửa như Đường 9.

Sự nghiệp

Hữu Thỉnh đã lần lượt đảm nhiệm chức trách Phó Tổng Thư ký Thường trực Hội Nhà văn Việt Nam (nay là chức Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam), Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam (3 lần), đồng thời kiêm nhiệm Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Khối Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bí thư Đảng ủy Đảng bộ Cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam. Đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khoá X). Từ năm 2000, Hữu Thỉnh là Tổng Thứ ký Hội Nhà văn Việt Nam.

Nhận xét về hồn thơ của Hữu Thỉnh, có người viết: “Thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh phong phú đa dạng và mang dấu ấn rõ nét. Đó là thành quả của một tư tưởng nghệ thuật chính xác, cao đẹp, một tư duy nghệ thuật mạnh mẽ, hiệu quả. Và cũng là của một bản lĩnh nghệ thuật kiên định, vững vàng, một thi pháp năng động, biến hóa, một phong cách đa dạng, sáng tạo”. Trong sự nghiệp cầm bút “nhà thơ đã có những thành tựu đặc sắc rất đáng trân trọng. Hữu Thỉnh chọn thơ, và thơ đã chọn đúng tài năng. Dọc đường thơ, Hữu Thỉnh đã nỗ lực tìm kiếm, khám phá không ngừng theo định hướng đầy triển vọng. Đó là đổi mới sáng tạo từ truyền thống đến hiện đại, thích ứng tiến bộ nghệ thuật với lý tưởng nhân văn cách mạng cao đẹp”.

Với tài năng và những rung động của mình trước vạn vật, Hữu Thỉnh đã để lại nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị, góp phần làm nên thành công của nền văn học nước nhà nói chung và thơ ca Việt Nam nói riêng.