Giáo An Bài Thơ Mưa” Của Phạm Phương Lan / TOP 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View
Bạn đang xem chủ đề Giáo An Bài Thơ Mưa” Của Phạm Phương Lan được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung Giáo An Bài Thơ Mưa” Của Phạm Phương Lan hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Giáo Án Phát Triển Ngôn Ngữ Qua Bài Thơ ” Mưa”
Cô chào các con nghe tin các bạn nhỏ lớp 4 tuổi C rất ngoan, học rất giỏi và rất thông minh vì vậy hôm nay cô đến thăm lớp chúng mình đấy.
– Lắng nghe, lắng nghe
– Lắng nghe cô đố
Tôi cho nước uống
Cho ruộng dễ cày
Cho đầy mặt sông
Cho lòng đất mát
Đố các bạn biết tôi là gì?
– Đúng rồi đấy các con ạ đó là hạt mưa đấy, bây giờ cô sẽ cho các con chơi trò chơi “trời mưa” các con có đồng ý không?
– Cô cho trẻ đứng lên chơi trò chơi: Trời mưa.
( Mưa nhỏ, mưa to, sấm nổ)
+ Các con vừa chơi trò chơi gì?
– Khi trời mưa mọi người ra đường phải làm gì?
– Khi trời mưa đem lại lợi ích gì?
Có một bạn nhỏ rất yêu thương mẹ khi trời mưa mà mẹ đi chợ xa vẫn chưa về, bạn nhỏ rất lo lắng cho mẹ và bạn đã thầm nói với mưa…
Hoạt động 2: Cô đọc mẫu
: Đọc diễn cảm kết hợp với cử chỉ điệu bộ thể hiện giọng điệu buồn tha thiết.
Bài thơ nói lên tình cảm yêu thương của bạn nhỏ đối với mẹ, bạn rất lo lắng cho mẹ của mình đi chợ xa chưa về. Mưa thì vẫn cứ rơi bạn nhỏ mong cho trời đừng mưa nữa để mẹ đỡ vất vả hơn, đi lại được dễ dàng hơn.
Cô đọc kết hợp cho trẻ xem tranh trên màn chiếu.
Hoạt động 3: Đàm thoại
– Cô vừa đọc cho lớp chúng mình nghe bài thơ gì? Sáng tác của ai?
– Khi thấy trời mưa bạn nhỏ đã thầm nói với mưa như thế nào?
– Vì sao bạn nhỏ lại mong trời đừng mưa nữa?
+ Đố các con câu thơ nào nói lên điều đó? (Cho cả lớp đọc câu thơ thể hiện điều đó).
– Khi trời mưa bạn nhỏ đã lo lắng điều gì?
+ Câu thơ nào nói lên điều đó?
– Giải thích từ “mái rạ”: là mái nhà lợp bằng rơmNgày xưa và bây giờ ở những vùng sâu, vùng xa vẫn còn có nhà dùng rơm phơi khô nẹp vào thành từng cặp để lợp nhà.
“Mùa hạ” còn gọi là mùa hè thường có mưa to, mưa rào, nước mưa chảy ào ào trên mái rạ càng làm cho bạn nhỏ lo lắng cho mẹ hơn.
– Tình cảm của bạn nhỏ đối với mẹ như thế nào?
+ Câu thơ nào nói lên tình cảm của bạn nhỏ đối với mẹ?( 4 câu cuối)
– Giải thích từ “Liếp” là đồ đan bằng che, đan thành tấm dùng để che chắn.
– Bạn nhỏ rất yêu thương, quan tâm đến mẹ, thế còn các cháu, tình cảm của các cháu đối với mẹ như thế nào?( 1-3 trẻ)
– Yêu thương mẹ chúng mình làm gì để bố mẹ vui lòng?
Để đọc bài thơ hay các con nhớ đọc bài thơ với giọng điệu thật diễn cảm, thể hiện giọng buồn tha thiết.
Cô cho cả lớp đọc cùng cô từng câu liêp tiếp
2- 3 lần (nếu trẻ chưa thuộc).
Trong khi trẻ đọc cô chú ý sửa sai cho trẻ.
– Cô cho trẻ tự đọc
– Cô cho trẻ đọc theo tổ chú ý sửa sai.
– Cho trẻ đọc thơ nối tiếp theo tổ
– Nhóm bạn trai, nhóm bạn gái đọc (Cô chú ý sửa sai) tích hợp toán đếm số bạn trai, bạn gái lên đọc thơ.
– Cá nhân trẻ đọc thơ: cô gọi 1- 2 cá nhân trẻ lên đọc thơ
– Cho cả lớp đọc lại bài thơ.
– Trẻ lắng nghe cô nói.
– Trẻ nghe cô nói
– Nghe gì? nghe gì?
– Trẻ nghe cô đọc câu đố
– Trẻ đoán hạt mưa.
– Trẻ hứng thú tham gia chơi trò chơi
– Trò chơi trời mưa.
– Phải che ô, mặc áo mưa, đội nón.
– Mưa làm cho cây cối tốt tươi
– Trẻ nghe cô nói
– Trẻ nghe cô nói.
– Trẻ chú ý nghe cô đọc bài thơ.
– Trẻ hiểu nội dung của bài thơ
– Bài thơ “Mưa” sáng tác của cô Phạm Phương Lan
– Bạn nhỏ bảo mưa đừng rơi nữa.
– Vì mẹ vẫn chưa về, chợ làng đường rất xa, qua sông chẳng có cầu.
“Mưa ơi đừng rơi….chẳng có cầu”
– Bạn lo trời mưa nước sông dâng đầy khó đi, sông thì không có cầu mẹ chẳng về được
“Mưa vẫn rơi vẫn rơi…..nước dâng đầy khó đi”
– Trẻ chú ý lắng nghe cô giảng giải và hiểu từ “mái rạ” và “mùa hạ”.
– Bạn thương mẹ vất vả, lo lắng cho mẹ.
– “Chiều mưa…..mắt em”
– Trẻ chú ý lắng nghe cô giảng giải và hiểu từ “liếp”.
– Trẻ trả lời theo ý của mình
– Cháu sẽ chăm ngoan học giỏi, giúp đỡ mẹ,…
– Trẻ nghe cô nói.
– Trẻ đọc thuộc bài thơ đọc diễn cảm và thể hiện ngắt nghỉ đúng nhịp điệu bài thơ
– Trẻ đọc thơ theo tổ
– Trẻ đọc diễn cảm thể hiện cử chỉ điệu bộ.
– Cá nhân trẻ đọc thơ.
– Trẻ nghe cô nói
– Trẻ nghe cô nói
Về Bài Thơ Con Cò Của Chế Lan Viên
Bài thơ Con cò là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ đặc sắc của nhà thơ Chế Lan Viên.
Vào một buổi trưa giữa mùa xuân năm 1970, đang lim dim giấc trưa trong căn nhà nhỏ, nhà thơ Chế Lan Viên chợt tỉnh dậy khi nghe câu hát ru: Con cò mà đi ăn đêm/ Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao… Tuổi thơ trong ký ức nhà thơ chợt hiện về…
Ngày ấy, tuổi thơ chưa hiểu gì, chỉ biết nước mắt mẹ ru ướt đẫm. Tuổi thơ lại biết thêm mẹ là con cò đi kiếm ăn để con chơi, con ngủ, mẹ là cánh cò, cánh cò trong hai cánh tay mẹ ru mình ngủ yên, ngủ yên… Nhớ lại cùng lúc những vần thơ có giọng ru của mẹ: Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ/ Cánh cò mềm, mẹ đã sẵn tay nâng. Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân
Trong cảm xúc ấy, nhà thơ như nhìn thấy rõ cánh cò đậu bên con, vỗ cánh cò đưa con bay đi tìm mộng, tìm thơ: “Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi/ Mai khôn lớn, con theo cò đi học/ Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân/ Lớn lên, lớn lên, lớn lên…/ Con làm gì?/ Con làm thi sĩ/ Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ”.
Giữa những câu thơ, vần thơ cứ nối tiếp trong nhà thơ. Trong cảm xúc, trong suy nghĩ đã có cánh cò là của mẹ – cánh cò là của con. Lời ru của mẹ ngày xưa, lời ru của nhà bên bây giờ cứ quyện lẫn, xáo trộn. Câu hát lời ru nối đi nối lại “Con cò mà đi ăn đêm” bỗng trong phút chốc nhà thơ nghĩ đến những đứa con trai xa nhà đang ở mặt trận phía Nam, trên các công trường phía Bắc đều mang theo cánh cò trong lời ru: Dù ở gần con,/ Dù ở xa con, lên rừng xuống bể,/ Cò sẽ tìm con,/ Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con. Bỗng cảm xúc của nhà thơ lại đột ngột vang lên lời ru, lời ru từ cánh cò, lời ru của thi sĩ. “Con cò” nhà thơ mang lời ru từ cánh cò của mẹ, mang lời ru từ cánh cò cuộc đời – giờ là lời ru những giấc trẻ thơ đang dưới nhà hầm, đang trong cánh nôi đưa của mẹ: À ơi!/ Một con cò thôi,/ Con cò mẹ hát,/ Cũng là cuộc đời,/ Vỗ cánh qua nôi./ Ngủ đi, ngủ đi!/ Cho cánh cò, cánh vạc,/ Cho sắc trời/ Đến hát/ Quanh nôi.
Trúc Chi
Cảm Nhận Bài Thơ “Con Cò” Của Chế Lan Viên
Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ lớn nhất của nền thơ việt Nam thế kỉ XX. Thơ ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng – triết lý. “Chất suy tưởng triết lý mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa” Khai thác triệt để các tương quan đối lập. Và nổi bật nhất là năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú, độc đáo nhiều ý nghĩa biểu tượng. Phong cách thơ ấy được thể hiện rõ nét trong bài thơ Con cò, viết năm 1962, in trong tập “Hoa ngày thường – Chim báo bão” (1967). Đây là một trong những bài thơ hay và độc đáo của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của con người.
Tình mẹ con thiêng liêng gần gũi đối với con người đã từ lâu trở thành đề tài cho thi ca nhạc họa, mà không bao giờ cũ, không bao giờ thôi quyến rũ người đọc. Chế Lan Viên góp thêm một tiếng nói mới,độc đáo và đặc sắc của mình vào đề tài này bằng cách phát triển những câu ca dao quen thuộc nói về con cò để ngợi ca tình mẹ, lời ru của mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.
Mở đầu bài thơ, tác giả làm hiện lên hình ảnh con cò qua những lời ru của mẹ thời thơ ấu:
Đúng là đứa trẻ còn quá bé bỏng để hiểu được thế nào là “con cò”, “con vạc”. Thế nhưng, ngay từ giấc ngủ đầu nôi, người mẹ đã nhẹ nhàng đem cánh cò đến với con bàng lời ru dịu dàng, nồng ấm. Điệp từ “con cò” được nhắc đi, nhắc lại ở câu bốn đến câu tám của khổ thơ đầu như một điệp khúc ngân nga, nhịp nhàng. Người đọc cảm nhận được trong thơ có nhạc. Nhạc điệu là lời ru của mẹ đối với con, là lời kể, tả của mẹ về hình ảnh cò trong dân gian cho con nghe. Hình ảnh “con cò bay la, bay lả”, từ “cổng phủ” cho đến “Đồng Đặng” miêu tả hình ảnh cò thung dung bay lượn một cách tự do trên khắp mọi nẻo quê hương, .trở thành biểu tượng gắn bó với làng quê Việt Nam.
Trong lời ru của mẹ, còn như có cả sắc trời, đất nước, quê hương: “thấm hơi xuân”. Hơi xuân không chỉ là cái không khí mùa xuân, cái vẻ đẹp của đất trời thiêng liêng mà đó còn là tình cảm dịu êm, tha thiết,ngọt ngào, là cái tươi mát sáng trong từ những điệu ru của mẹ dành cho con. Mẹ muốn con được hưởng trọn vẹn sự ngọt ngào, yên ấm của tuổi thơ. Lời ru của mẹ như hơi xuân ấm áp, tốt lành.
Hình ảnh cò “xa tổ”, cò “ăn đêm”, sợ gặp “cành mềm”, sợ bị “xáo măng” gợi hình ảnh cò lẻ loi một mình đi kiếm mồị trong đêm tăm tối có muôn vàn cạm bẫy đang chực chờ phía trước. Phải chăng, tác giả muốn nhắc đến thân phận yếu đuối của người phụ nữ và nỗi vât vả gian truân trong cuộc mưu sinh đê nuôi con âm thâm, khi bên ngoài xã hội còn nhiều cạm bẫy đang chực chờ. Mặc dù người mẹ biết con minh còn quá bé bỏng trước cuộc đời. Nhưng mẹ muốn hát cho con nghe để con hình thành tình yêu thương đối với những gì thuộc về quê hương, đất nước, hiểu được tình thương bao la mà mẹ dành cho con.
Qua lời ru thắm thiết nghĩa tình của mẹ, hình ảnh “con cò” đã đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn con người của những lời ru, của ca dao dân ca,qua đó là cả điệu hồn dân tộc và nhân dân. Ở tuổi nằm nôi, đứa trẻ chưa thể hiểu và cũng chưa cần hiểu nội dung ý nghĩa của những lời ru nhưng chúng cảm nhận được sự vỗ về, âu yếm trong âm điệu ngọt ngào, êm dịu. Chúng đón nhận tình yêu thương, che chở của người mẹ bằng trực giác. Đoạn thơ thứ nhất khép lại bằng hình ảnh rất đáng yêu: “Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân”.
Từ con cò trong ca dao đi đến con cò của lòng mẹ, một lần nữa, cánh cò lại hóa thân. Cánh cò đã trở thành người bạn tuổi ấu thơ, theo cùng con người trên mỗi chặng đường đi tới, thành bạn đồng hành của con người trong suốt cuộc đời:
Khổ thơ thứ hai có thể chia làm ba giai đoạn, tựu chung lại vẫn là ý nghĩa của hình ảnh cò gắn bó mật thiết và trở nên người bạn đồng hành đối với cuộc đời con trẻ từ lúc ấu thơ cho đến khi trường thành.
“Ngủ yên, ngủ yên, ngủ yênCho cò trắng đến làm quenCò đứng ở quanh nôiRồi cò vào trong tổCon ngủ yên thì cò cũng ngủCánh của cò, hai đứa đắp chung đôi”
Đoạn thơ nói đến mối tương quan mật thiết giữa cò với con trẻ trong suốt thời thơ ấu. Cò “đứng ở quanh nôi”, rồi cò “vào trong tổ”; còn có ngủ thì cò mới ngủ. Hình ảnh cò tới đây không còn là hình ảnh con cò giản dị nữa. Mà đã ẩn dụ cho hình tượng người mẹ chăm sóc, vỗ về, ấp iu cho con từng miếng ăn, giấc ngủ. Khi con lớn hơn một chút thì tình yêu mẹ dành cho con như thế nào?
Đoạn thứ hai là hình ảnh đồng hành cùa người mẹ với con mình trong thời niên thiếu:
Mai khôn lớn, con theo cò đi họcCánh trắng cò bay theo gót đôi chân
Buổi ban đâu chập chững bước vào cuộc đời, đứa trẻ cần lắm đôi tay dìu dắt của mẹ. Thế nhưng, người mẹ sẽ không dìu dắt con mãi mãi, mà theo năm tháng, mẹ tập cho con tự bước đi trên đôi chân chính mình.
Có thể thấy: ban đầu, thì cò dắt con đi học. Nhưng dần dà, cánh trắng cò chỉ bay theo gót chân con. Khi con đến giai đoạn niên thiếu, tình thương của mẹ dành cho con đã có cách thể hiện khác. Mẹ không còn nâng niu con nữa, mà chỉ đồng hành bên con, dõi theo mỗi bước chân con. Mẹ muốn con tự đi trong cuộc đời bằng đôi chân cùa chính mình. Vì chỉ có thế, bước chân con mới vững chãi, không sợ bị vấp ngã. Ta cảm nhận được tình mẹ vừa sâu sắc, lại vừa phong phú, cách thể hiện đa dạng. Một lần nữa, ta hiểu thêm về mẹ, chợt nhận hối hận ra ta cũng đã có lúc hiểu lầm về mẹ.
Đoạn thứ ba nói lên hình ảnh cò – hình ảnh mẹ đã đi vào tiềm thức, hóa nên tâm hồn phong phú cho con người khi trường thành:
Cho dù lúc trường thành con có làm bất cứ nghề nghiệp gì, thì hình ảnh mẹ luôn là nguồn cảm xúc dạt dào, là chất xúc tác giúp con thành công hơn trên bước đường công danh sự nghiệp. Hình ảnh thân thương cùa mẹ trở nên ý nghĩa lớn lao vói cuộc đời mỗi người.
Khổ thơ thứ ba thật giản dị mà lại gây nên xúc động với người đọc bởi lời mẹ chân tình, tha thiết:
Phải chăng đây cũng chính là lời tự sự của tất cả những người mẹ có con cái đã trưởng thành, có khung trời và lối đi riêng? Cho dù bất cứ nơi đâu, bất cứ hoàn cảnh nào, mẹ vẫn dang rộng vòng tay yêu thương, vẫn lấ bến bờ, là điểm tựa cho con bởi:” con dù lớn vẫn là con cùa mẹ”. Thế nên “đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”. Có biết bao nhiêu thứ tỉnh cảm trên đời, nhưng có tình nào bao la, sâu sắc và vô tận như tình mẹ dành cho ta.
Bài thơ được mở đầu bằng những câu hát ru và kết lại cũng bằng lời ru “à ơi”. Một con cò thôi, con cò mẹ hát, cũng là cuộc đời vỗ cánh qua nôi. Lời ru đến lúc này sao thắm đượm quá đỗi tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ. Lại một lần nữa các cụm từ:”ngủ đi”, “cánh cò, cánh vạc”, “nôi” được nhắc lại nhằm gợi về ki niệm tuổi thơ, nhắc nhớ về giấc ngủ đầu nôi cũng là dấu ấn thiêng liêng trong tâm thức của mỗi người.
Chế Lan Viên đã sáng tác bài thơ này với một sự chiêm nghiệm sâu sắc về tình mẹ con. Ông đã thể hiện niềm yêu kính đối với hình tượng người mẹ bằng giọng thơ nhẹ nhàng, trau chuốt. Với bài thơ “Con Cò” của Chế Lan Viên, ta như đựợc trải nghiệm và hiểu thêm một cách sâu sắc về ý nghĩa cùa tình mẹ trong cuộc đời của mỗi con người.
Bài thơ “Con cò” đậm đà chất liệu dân ca. Từ ngữ liệu ngôn ngữ, hình ảnh thơ cho đến lời thơ đều thiết tha, bổi hổi bồi hồi. Hình ảnh con cò gợi nhớ đến những hình ảnh rất quen thuộc của ca dao thuở nào, với giai điệu lời ru ngọt ngào, đằm thắm. Bên cạnh đó, bài thơ có những hình ảnh mang ý nghĩa đúc kết sâu sắc và có tính triết lí, tạo nên chiều sâu cảm xúc thơ:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹĐi hết đời,lòng mẹ vẫn theo con”.
Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Giáo An Bài Thơ Mưa” Của Phạm Phương Lan xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!