Giáo Án Bài Thơ Em Lên Bốn / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Kovit.edu.vn

Giáo Án Lqvh: Thơ “Nắng Bốn Mùa”

– Trẻ đọc thuộc nội dung bài thơ. Nhớ tên bài thơ, tác giả.

– Thể hiện giọng đọc thơ diễn cảm. Biết kết hợp các động tác qua nội dung từng khổ thơ.

– Giáo dục trẻ giữ gìn và bảo vệ sức khỏe, ăn mặc phù hợp với thời tiết.

* Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú.

– Cả lớp cùng chơi T/C “Trời nắng – trời mưa”

-Các con có biết bây giờ đang chuẩn bị bước sang mùa gì rồi không?

– Có tiếng con gì kêu báo hiệu mùa hè sắp đến? (Ve)

– Mùa hè khí hậu thế nào ?

– Và nó xuất hiện những hiện tượng gì ?

– Những mùa nào thì có nắng ?…

– Cô đọc diễn cảm lần 1 – hỏi tên bài thơ, tác giả.

– Cô đọc lần 2 – kết hợp tranh minh hoạ.

+ Giải thích từ khó: Hung hăng, vàng hoe

+ Nắng xuân như thế nào? Nắng mùa hè ra sao?

+ Nắng thu thế nào nhỉ ? Còn mùa đông thế nào?f

+ Các con thích nắng của mùa nào nhất? Vì sao?

* Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ

– Cả lớp đọc cùng cô 2 lần

– 3 tổ lên đọc luân phiên từng câu

– Nhóm, cỏ nhân lên đọc bằng hình ảnh, động tác minh họa

– Cả lớp đứng dậy đọc làm một số động tác minh hoạ.

* Hoạt động 4: Chơi T/C: “Tìm nơi trú ẩn”.

– Cô nêu tên trò chơi, cách chơi.

– Cô nhận xét, tuyên dương

* Kết thúc: Trẻ vui đọc thơ “Nắng bốn mùa” và ra sân chơi.

Làm thí nghiệm nước lên xuống dốc

– Chuẩn bị trang phục cô và trẻ gọn gàng

– Dặn dò trẻ trước khi ra sân

– Trẻ ra sân hít thở không khí trong lành, vận động thoải mái.

– Cô chuẩn bị một đoạn ống cây tre dài 1m chẻ đôi, nước, gáo, chậu, 2 ghế.

– Cho trẻ đứng thành vòng tròn.

– Cô để 1 đầu ống tre lên ghế,

– Cho trẻ nhận xét về cách cô đặt ống tre.

– Cô đổ từ từ nước từ trên cao của đoạn tre

+ Các con thấy nước chảy như thế nào?

– Tương tự cô cầm đoạn ống trẻ vừa đổ nước vừa dốc cho nước chảy lên.

– Cho trẻ nhận xét.

– Tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần

c. Chơi tự do: Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ.

– Cô làm người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ cho trẻ lên biểu diển.

– Trẻ hát, múa bài “Nắng sớm”, “Mùa hè đến”, “Cháu vẽ ông mặt trời”,…

– Đọc thơ diễn cảm “Nắng bốn mùa”, “Mùa hè”

– Kể chuyện “Giọt nước tý xíu”, “Chú bé giọt nước”

– Trẻ thực hiện, cô động viên khuyến khích trẻ.

– Cô hát cho trẻ nghe bài sắp học.

– Sắp xếp đồ chơi ở góc phân vai

– Cô hướng dẫn trẻ sắp xếp đồ chơi vào góc gọn gàng, sạch đẹp

3. Nêu gương cuối tuần.

– Cho trẻ nhận xét bạn trong tuần ngoan chưa ngoan.

– Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.

– Phát phiếu ngoan cho trẻ.

Phát Triển Ngôn Ngữ Thơ: Lên Bốn

I. Mục đích yêu cầu

– Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả

– Trẻ hiểu nội dung bài thơ

– Trẻ thuộc bài thơ

– Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ, trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc

– Qua bài học góp phần giáo dục trẻ biết vâng lời cha mẹ, cô giáo, yêu trường lớp

– Đàn, tranh có nội dung bài thơ

III. Tổ chức hoạt động:

1. Gây hứng thú

– Cô cùng trẻ hát bài hát “Vui đến trường”.

+ Lớp mình vừa hát bài hát gì?

+ Bài hát nói về điều gì?

– Hôm nay cô cũng có một bài thơ rất hay muốn dạy chúng mình đấy, đó là bài thơ “Lên Bốn” của cô Nhược Thủy sáng tác.

a. Cô đọc thơ cho trẻ nghe

– Lần 1: Cô đọc thơ diễn cảm

b. Đàm thoại, trích dẫn

– Cô vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào? Nội dung bài thơ nói về gì?

– À đúng rồi, bài thơ nói đến 1 bạn nhỏ rất ngoan, bạn ấy đã tự chăm sóc được cho mình, biết vâng lời ông bà bố mẹ nữa đấy.

– Bạn nào giỏi nhắc lại cho cô biết bạn nhỏ trong bài thơ mấy tuổi?

– Bốn tuổi đã lớn chưa cả lớp?

– Thế lớn rồi bạn nhỏ đã làm được những gì?

Không quấy nữa

Chẳng vầy lâu

*Giải thích từ “Vòi”: Là vòi vĩnh, đòi hỏi người khác phải làm những điều mình thích: Mua quà, mua đồ chơi…

– Vậy khi mẹ bạn nhỏ đi vắng, bạn nhỏ như thế nào?

Em không khóc

– Sau khi tan học về bạn nhỏ đi đâu các con nhỉ?

Chơi ngoài phố

– Chúng mình thấy bạn nhỏ có ngoan không? Vậy các con phải làm gì nhỉ? (Học tập bạn nhỏ). Học tập ở những điểm nào? (Đi học không khóc, khi tan học phải về nhà ngay….)

c. Cho trẻ đọc thơ

– Cô cho cả lớp đọc 1-2 lần

– Cô cho trẻ đọc theo tổ, nhóm, cá nhân

– Cô chú ý khen ngợi động viên, sửa sai kịp thời cho trẻ

– Cô cho cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần và quan sát mô hình

– Cô và trẻ hát “Trời nắng trời mưa”

Giáo Án Bài Thơ Em Yêu Nhà Em

Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú

– Hát và vận động theo bài hát ” Nhà của tôi”

+ Các con vừa hát bài gì ?

+ Cho trẻ kể về ngôi nhà của mình đang sống?

+ Vì sao khi đi xa mình luôn nhớ về gia đình của mình?

+ Cũng xuất phát từ tình cảm đó Cô Đoàn Thị Lam Luyến cũng đã cho ra đời một bài thơ rất hay. Bài thơ như một lời tâm sự của một em bé khi kể về ngôi nhà của mình, em rất tự hào và yêu mến ngôi nhà của mình và điều đó thể hiện rất rõ trong bài thơ ” Em yêu nhà em” mà cô Hoa sẽ giới thiệu cho các con hôm nay đấy.

– Lần 1 : Cô đọc kết hợp cử chỉ điệu bộ.

+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?

Do ai sáng tác?

– Lần 2 : Cô đọc diễn cảm kết hợp cho trẻ xem trên màn hình.

Hoạt động 3: Trích dẫn đàm thoại, giải thích từ khó.

* Cô trích:” Chẳng đâu bằng chính nhà em

Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo

Có nàng gà mái hoa mơ

Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong”

– Trong khổ thơ này em bé đã kể vể ngô nhà của mình như thế nào?

+ Có những con vật gì trong nhà của bé?

+ Các con đã nghe tiếng gà kêu khi vừa đẻ xong chưa?

( Cho cả lớp đồng thanh làm tiếng gà kêu ” Cục ta, cục tác”).

*Cô trích: ” Có bà chuối mật lưng ong

Có ông ngô bắp râu hồng như tơ

Có ao muống với cá cờ

Em là chị Tấm đợi chờ bống lên”.

– Vừa rồi em bé còn cho các con biết có những cảnh vật nào trong nhà của mình?

+ Hình ảnh ” Bà chuối, ông ngô bắp, râu hồng” Các con tưởng tượng ra điều gì?

+ Tại sao ở đoạn thơ này em bé lại tưởng tượng mình là cô Tấm.

* Cô trích: ” Có đầm ngào ngạt hoa sen

Ếch con học nhạc, dế mèn ngâm thơ”

– Các con hiểu ” ngào ngạt” có nghĩa là thế nào?

( Hương thơm tỏa ra rất nhiều)

– Bây giờ các con thử nhắm mắt lại xem và tưởng tượng mình đang đứng trước một đầm sen ngào ngạt hương thơm các con sẽ cảm thấy như thế nào?

– Với quang cảnh thật là thích đó thì bạn ếch và bạn dế mèn đang làm gì?

* Cô đọc 2 câu cuối

“Dù đi xa thật là xa

Chẳng đâu vui được như nhà của em”

– Các con thấy tình cảm của em bé như thế nào đối với ngôi nhà của mình?

* Giáo dục: Tự hào, yêu mến, bảo vệ ngôi nhà của mình.

Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ

– Cô đọc lại bài thơ cho trẻ nghe một lần.

– Cô đọc từng câu, trẻ đọc theo cô

– Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ

– Cho trẻ đọc 3-4 lần

– Tổ chức cho trẻ thi đua

+Thi đua giữa 3 tổ

+Thi đua giữa các nhóm

+Cá nhân trẻ đọc

– Cô quan sát trẻ đọc thơ và chú ý sửa cho trẻ đọc diễn cảm

– Cho cả lớp đọc lại kết hợp minh họa.

Hoạt động 5: Trò chơi ” Giải mã ô số”

– Cách chơi: Trên màn hình xuất hiện nhiều ô số, tương ứng với một ô số là một hình ảnh có trong bài thơ. Lật được hình ảnh nào thì bạn phải đọc được câu thơ có hình ảnh đó.

– Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được lật một ô số. Trả lời đúng được nhận phần quà của cô.

– Cho trẻ chơi 1 – 2 lần

* Kết thúc

– Cho trẻ đọc lại bài thơ ” Em yêu nhà em” Kết thúc hoạt động.

-Trẻ hát và vận động.

-Nhà của tôi

-Trẻ kể

– Có ba mẹ, người thân, là nơi thân thuộc của bé.

– Trẻ lắng nghe

-Trẻ lắng nghe

– ” Em yêu nhà em”

-ST: Đoàn Thị Lam Luyến.

-Trẻ xem màn hình và lắng nghe cô đọc thơ.

-Trẻ lắng nghe

-Chim sẻ, gà mái.

– Vui, chào đón bình minh.

Trẻ làm theo cô

-Trẻ lắng nghe

-Bà chuối mật, ông ngô bắp, ao muống, cá cờ,..

– Như bà tiên, ông bụt,..

– Em rất thích yêu quý cô tấm, thích cô tấm,..

-Trẻ trả lời theo sự hiểu biết.

-Trẻ nhắm mắt và tưởng tượng.

-Bạn ếch học nhạc, bạn dế mèn ngâm thơ.

-Trẻ lắng nghe

– Yêu mến, và tự hào về ngôi nhà của mình.

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ đọc theo cô

-Tổ, nhóm, cá nhân đọc

-Trẻ đọc kết hợp minh họa

-Trẻ lắng nghe cô phổ biến cách cho và luật chơi

-Trẻ chơi

– Trẻ đọc thơ và đi ra sân uống nước

Giáo Án Thơ Em Yêu Nhà Em

– Tranh thơ bằng giáo án điện tử

– Câu hỏi đàm thoại

– Các mảnh ghép hình ngôi nhà

* HĐ1: Cho trẻ hát bài: quê hương tươi đẹp

– Các con vừa hát bài nói về gì ? ( quê hương)

* HĐ2: Cô nói: Các con à! Quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên và mỗi chúng mình ai ai cũng có 1 ngôi nhà để ở và cô cũng có một bài thơ rất hay nói về ngôi nhà đó là bài thơ: Em yêu nhà em. Hôm nay cô sẽ dạy cháu các cháu có thích không ?

– Đọc thơ mẫu (1lần ) diễn cảm

– Đọc thơ lần 2 xem tranh

– Đọc thơ lần 3 Xem tranh giảng nội dung trích dẫn ,đọc từ khó

+ Đoạn 1: Chẳng có nơi đâu vui như nhà của em đang ở vì nơi đó có rất nhiều cảnh đẹp như đàn chim sẻ bên thềm hót líu lo có chị gà mái hoa mơ cục ta cục tác khi vừa đẻ trứng

– Ngôi nhà em có các loại cây rất đẹp như cây chuối, có cây bắp, có ao rau muống

+ Đoạn 2: Ngôi nhà em có các con vật rất dễ thương như Chim sẻ, Gà mái hoa mơ, cá cờ, chú ếch con , chú dế mèn.

+ Đoạn 3: Dù có đi thật là xa nhưng chẳng có nơi đâu vui như nhà của em vì ngôi nhà của em

có rất nhiều cảnh đẹp có những con vật và các loại cây rất dễ thương

– Cô vừa dạy cháu bài thơ gì ? của ai sáng tác ?

– Trong bài thơ có những con vật gì ?

– Trong bài thơ có những cây gì ?

– Cháu có yêu quý ngôi nhà của mình đang ở không?

– Cháu làm gì để giữ gìn nhà cửa sạch sẽ ?

– Cho trẻ đọc cả lớp, đọc thơ theo tổ, đọc luân phiên nhau

– Đọc thơ cá nhân ( cô sửa sai )

Luật chơi: Cô có các mảnh ghép cháu dùng các mảnh ghép để xếp thành ngôi nhà ,sau đó trang trí thêm cho ngôi nhà thêm đẹp ,đội nào xếp đẹp và sáng tạo là thắng cuộc

– Cho trẻ đọc thơ : Em yêu nhà em ( 1 lần)

– Giáo dục trẻ giữ gìn nhà cửa sạch sẽ.

– Tuyên dương chuyển hoạt động khác

Giáo Án: Thơ “Cô Giáo Của Em”

I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI

– Trẻ hiểu nội dung bài thơ:  Cô giáo dạy em rất nhiều điều, cô dạy em xếp hàng, cô kể chuyện cho em nghe, cô dạy em học vẽ, học chữ…Em yêu cô giáo như mẹ của mình.

– Trẻ đọc thuộc, diễn cảm bài thơ, thể hiện với tư thế mạnh dạn, hồn nhiên.

– Trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.

– Giáo dục trẻ biết yêu, kính trọng và nghe lời cô giáo.

II. CHUẨN BỊ

– Tranh vẽ nội dung bài thơ “Cô giáo của em”

III. TIẾN HÀNH

* Ổn định

– Cho trẻ hát cùng cô bài “ Đi học”

– Trò chuyện về việc tới trường của bé.

– Cô giới thiệu tên bài thơ “Cô giáo của em” , sáng tác Chu Huy

* HĐ1: Đọc thơ cho trẻ nghe

– Cô đọc thơ lần 1 ( diễn cảm)

– Cô đọc lần 2 kết hợp tranh “ cô và trẻ đang hoạt động và học”

* HĐ2: Đàm thoại – Giảng giải – trích dẫn

– Cô vừa đọc xong bài thơ gì?Do ai sáng tác?

– Trong bài thơ nói về ai?

– Cô giáo đã dạy bé những gì?

– Các bạn ngồi thành hàng để làm gì?

– Cô giáo đã kể cho cả lớp nghe những chuyện gì

– Bạn nhỏ yêu Cô giáo như yêu ai? Bạn đà thì thầm điều gì?

– Các con thấy bạn nhỏ trong bài thơ có đáng yêu không? Vì sao?

– Qua bài thơ các con học tập được điều gì?

* HĐ4: Dạy trẻ đọc thơ

– Cho trẻ đọc thơ theo cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân.

– Cô chú ý sửa sai và dạy trẻ cách đọc thơ diễn cảm.

* Giáo dục: Trẻ có ý thức đi học chuyên cần, yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và

ban bè.

– Trẻ vui hát “ Trường mẫu giáo yêu thương” và ra sân chơi.