Dàn Ý Khổ 1 Bài Thơ Sóng / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Dàn Ý Phân Tích Khổ 1 Bài Thơ Tây Tiến

1. Khổ 1 ( Sông Mã … nếp xôi) Bài thơ mở đầu bằng hai câu thơ gợi nhớ gợi thương:

loading…

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

* Vần “ơi”, kết hợp từ láy “chơi vơi” là vần bằng tạo âm hưởng của tiếng gọi đồng vọng miên man không dứt. Nỗi nhớ như có hình dáng của núi non, của hồn cây, vách đá, con sông.

* Tác giả gọi tên con Sông Mã đầu tiên trong nỗi nhớ của mình. Vì con sông Mã là người bạn, là nhân chứng đã theo suốt bước chân quân hành, chứng kiến biết bao buồn vui, bao mất mát, hi sinh, vất vả của người lính TT. Gọi tên TT là gọi tên đồng đội, gợi nhớ bạn bè.

* Điệp từ “nhớ” được nhắc lại hai lần góp phần tô đậm cảm xúc nhớ nhung dâng trào. Dẫn chứng minh họa thêm: Thơ ca VN khi nói về nỗi nhớ có nhiều cách diễn tả:

Ca dao có câu: Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa như ngồi đống than Diễn tả tình cảm cách mạng, Tố Hữu có câu: Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhưng đến Quang Dũng thì nỗi nhớ sáng tạo hơn cả – nhớ chơi vơi. Chơi vơi là trạng thái trơ trọi giữa khoảng không rộng, không thể bấu víu vào đâu cả. Nhớ chơi vơi có thể hiểu là một mình giữa thế giới hoài niệm mênh mông, bề bộn, không đầu, không cuối, không thứ tự thời gian, không gian. Đó là nỗi nhớ da diết, miên man, bồi hồi làm cho con người có cảm giác đứng ngồi không yên.

Đó là nỗi nhớ về cuộc hành quân giữa núi rừng miền Tây vừa hùng vĩ lại vừa thơ mộng trữ tình được cảm nhận bằng cảm hứng lãng mạn và tâm hồn lãng mạn hào hoa. Nhớ cuộc hành quân giữa núi rừng miền Tây hùng vĩ:

– Nhắc đến nhiều địa danh: Sài Khao, Mường lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu… gợi bao cảm xúc mới lạ, tác giả như đưa người đọc lạc vào những địa hạt heo hút, hoang dại.

– 6 câu thơ tiếp theo ” Sài chúng tôi khơi” diễn tả thật đắc địa sự hùng vĩ của núi rừng miền Tây. 6 câu thơ này là bằng chứng đặc sắc của “thi trung hữu họa” (trong thơ có họa): Cụ thể:

Con đường hành quân thật gian nan, vất vả, nguy hiểm với dốc cao, vực thẳm:

+ Trên đỉnh Sài Khao, sương dày đến độ lấp cả đoàn quân.

+ Đường đi toàn dốc cao được diễn tả với nhiều từ láy tạo hình “khúc khuỷu” (quanh co khó đi), “thăm thẳm” (diễn tả độ cao, độ sâu), “heo hút” (xa cách cuộc sống con người).

+ Sử dụng nhiều thanh trắc đi liền nhau khiến khi đọc lên ta có cảm giác trúc trắc, mệt mỏi. + Núi cao tận mây, mây nổi thành cồn, mũi súng chạm trời. Nghệ thuật nhân hóa “súng ngửi trời” vừa diễn tả độ cao vừa cho thấy chất tinh nghịch trong cảm nhận của người lính. Chính vì chất lính trẻ trung ấy mà trước thiên nhiên dữ dội người lính TT không bị mờ đi mà nổi lên đầy thách thức.

+ ” Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” với nghệ thuật đối làm câu thơ như bẻ đôi, diễn tả con dốc với chiều cao, sâu rợn ngợp: nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm.

+ Câu thứ sáu toàn thanh bằng đọc lên nghe êm ái nhẹ nhàng như xoa dịu bước chân mệt mỏi rã rời trước con đường hành quân gian khổ.

– Sự dữ dội của núi rừng cũng vắt kiệt sức người: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời”. Cái chết đậm chất bi hùng: Chết trong tư thế đẹp, ôm chắc cây súng trong tay sẵn sàng chiến đấu, không quên nhiệm vụ của người lính.

– Sự hùng vĩ còn là oai linh của núi rừng miền Tây: nghệ thuật nhân hóa tiếng thác gầm thét, tiếng cọp trêu người càng tô đậm vẻ hoang sơ, bí hiểm, dữ dằn của núi rừng. Thiên nhiên như đang đùa giỡn với mạng sống của con người “Chiều chiều oai linh thác gầm thét/ Đêm đêm mường Hịch cọp trêu người”

– Núi rừng miền Tây thơ mộng, trữ tình.

– Cuộc hành quân đi trong sương, đi trong đêm hoa, đêm hơi: “Sài khao….đêm hơi”. Miền Tây bồng bềnh trong cơn mưa rừng mịt mù làm cho những ngôi nhà Pha Luông như trôi giữa biển khơi mờ ảo ” Nhà ai… xa khơi”. Đó là sự thơ mộng của những ngọn khói bình yên tỏa ra từ những mái nhà Mai Châu hay bên bát cơm đầu mùa thơm mùi xôi nếp đậm tình quân dân ” Nhớ ôi… nếp xôi”

Theo: Thầy Phan Danh Hiếu (Tổ trưởng Tổ Ngữ văn THPT Bùi Thị Xuân. Biên Hòa. Đồng Nai)

Nhận xét

Dàn Ý Khổ 5 6 7 Bài Sóng Của Tác Giả Xuân Quỳnh

I. Mở bài

Sóng của Xuân Quỳnh là bài thơ hay về đề tài tình yêu đôi lứa, nỗi nhớ da diết và chung thủy một lòng trong tình yêu thể hiện rất đậm nét trong khổ 5 6 7 của bài thơ. Khổ 5 6 7 cũng là đoạn hay và đặc sắc nhất trong bài thơ Sóng.

II. Thân bài Nỗi nhớ nhung da diết trong tình yêu

– Trong khổ 5 tập trung vào nỗi nhớ trong tình yêu của chính tác giả. Sóng dù “dưới lòng sâu” hay con sóng “trên mặt nước” đều có chung một nỗi nhớ đó là “nhớ bờ”.

– Sóng hiện thân con gái khi yêu vô cùng mãnh liệt, nhớ nhung người yêu tựa như những con sóng liên tiếp đang xô vào bờ.

– Người con gái phải yêu thương, nhớ nhung nhiều lắm mới thể hiện cảm xúc “Ôi con sóng nhớ bờ”.

– Nỗi nhớ đó thường trực cả ngày lẫn đêm, xâm chiếm tâm trí người con gái đến cả khi chìm vào giấc mơ.

Sự thủy chung trong tình yêu

– Con sóng dù có xuôi về phương Bắc hay phương Nam cách xa, trắc trở về địa lý nhưng có điểm chung đều hướng vào bờ.

– Hình ảnh sóng vỗ vào bờ tựa như người con gái vượt qua nhiều khó khăn, trắc trở để hướng đến tình yêu, một lòng thủy chung sắc son.

– Thủy chung là đức tính quý báu của người con gái Việt Nam và nhà thơ Xuân Quỳnh nguyện một lòng chung thủy suốt đời.

– Chính sự thủy chung sẽ giúp người con gái vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để đến với tình yêu đích thức.

Tình yêu sẽ chiến thắng mọi thử thách

Khổ 7 như một lời khẳng định tình yêu đích thực có thể vượt qua mọi khó khăn, rào cản.

– Đại dương mênh mông có biết bao con sóng nhưng chúng đều sẽ hướng vào bờ.

– Sức mạnh, niềm tin của tình yêu sẽ giúp con người hạnh phúc.

– Tác giả ca ngợi tình yêu đẹp và sức mạnh vượt qua mọi thử thách.

– Con người sẽ hạnh phúc trong tình yêu như những con sóng ngoài đại dương chắc chắn sẽ vào bờ.

Cả 3 khổ thơ tác giả sử dụng con sóng là hình ảnh ẩn dụ của người con gái trong tình yêu. Kết hợp các biện pháp tu từ, sự đối lập tạo nên thành công của bài thơ Sóng đặc biệt trong khổ 5 6 7.

Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh luôn là bài thơ hay về tình yêu được rất nhiều thế hệ trẻ yêu thích.

Phân Tích 4 Khổ Đầu Bài Thơ Sóng Của Xuân Quỳnh (Có Dàn Ý Và Bài Làm Chi Tiết)

Phân tích 4 khổ đầu bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh (có dàn ý và bài làm chi tiết)

1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời bài thơ:

Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ trẻ các nhà thơ thời kì chống Mĩ. Một tiếng lòng phụ nữ luôn hồn nhiên, đằm thắm, nhưng chân thành tha thiết. Bài thơ sóng được viết khi bà có chuyến đi tại Diêm Điền (Thái Bình) trong đó đặc sắc hơn cả là 4 khổ thơ đầu.

2. Thân bài:

* Khổ 1 + 2: những cảm xúc suy nghĩ về sóng và tình yêu:

– và: thể hiện đối lập, nhưng đan xen

– nhịp thơ 2/3 tạo âm điệu như sóng

– ngày xưa: quá khứ

– ngày nay: tương lai

– Vẫn thế: không thay đổi

* Khổ 3+4:

– đối lập: giữa muôn trùng với em

– điệp “em nghĩ”, câu hỏi tu từ “nơi nào” “từ đâu” “khi nào”: sự trăn trở, khát khao muốn lí giải

* Nghệ thuật: thơ ngũ ngôn, biện pháp tu từ, câu hỏi tu từ, nhịp thơ linh động.

3. Kết bài: Khẳng định lại giá trị bài thơ, nêu cảm nghĩ bản thân.

Bài làm tham khảo

“Nếu ngày mai em không làm thơ nữa

Cuộc sống trở về với bình yên

Ngày nối nhau trên đường phố êm đềm

Không nỗi buồn không niềm vui kinh ngạc”

Bao nhiêu năm đã trôi qua kể từ ngày Xuân Quỳnh không làm thơ nữa, nhưng ta vẫn bồi hồi nhận ra tiếng thơ chị vẫn luôn là tiếng đồng vọng thiết tha cùng với những tâm hồn yêu thơ, yêu tình yêu, yêu khát vọng tuổi trẻ. từ ngày ra đi, thơ chị vẫn luôn là bài hát ru tâm tình với muôn thế hệ, hôm nay và mai sau. Nhớ tới điều này ta không thể không kể tới bài thơ Sóng – một tiếng nói của tình yêu như một chân lí sống, khẳng định khát vọng trái tim còn khao khát thì trái tim ấy còn yêu. Mở ra cho bạn đọc những xúc cảm của một trái tim đậm chất Xuân Quỳnh, đặc biệt ở 4 khổ thơ đầu.

Sóng là sự hòa quyện đan xen giữa hai hình tượng sóng và em. Xuân Quỳnh đã đứng trước biển gọi sóng ùa vào trong lòng người đọc, Xuân Quỳnh viết sóng khi có một chuyến đi thực tế ở vùng Diêm Điền, nơi đây đã để lại trong bà một sự cảm nhận đúng nghĩa, và bà nhận ra mối tương đồng giữa sóng và lòng mình. Sóng cũng chính là em.

Dữ dội và dịu êm

ồn ào và lặng lẽ

sông không hiểu nổi mình

sóng tìm ra tận bể.

Xuân Quỳnh đã sử dụng thành thạo cấu trúc song hành, đối lập giữa dữ dội và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ. Từ “và” đã nối liền hai bờ cảm xúc, thể hiện như một sự tương xứng, hai mặt trong tâm trạng của một trái tim người phụ nữ đang yêu. Nhịp thơ 2/3 đan xen bằng trắc ở cuối câu, tạo ra âm điệu như sóng. Nó đã thể hiện trạng thái cảm xúc của một trái tim đậm chất Xuân Quỳnh, một cô gái nữ tính, trong sáng, hồn nhiên. Nhưng, hai câu sau lại thể hiện sự tương quan giữa sóng và bể, giữa giới hạn nhỏ bé và cái rộng lớn hơn. Nếu sông quá nhỏ bé, sóng không được là mình, không tìm thấy chính mình, thì sóng sẽ tìm đến với bể để thỏa sức là mình. Vừa hồn nhiên, vừa quyết liệt, đúng nghĩa Xuân Quỳnh.

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

nôi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ

Hình ảnh “ngày xưa” chỉ quá khứ, “ngày sau” một tương lai xa, dù khác biệt về thời gian, nhưng dù thời nào thì “vẫn thế” một chân lí tình yêu luôn tồn tại như một mẫu số chung không gì thay thế. Đây chính là một sự bất biến vĩnh hằng của sóng, cũng như khát vọng tình yêu đối với người trẻ. Mãi mãi bất diệt, mãi mãi tồn tại.

Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh,em

Em nghĩ về biển lớn

từ nơi nào sóng lên?

Là một người phụ nữ, đang có một trái tim đang yêu, thì chắc chắn rằng trong lòng sẽ luôn tồn tại những dự cảm, những trăn trở mà bản thân mong muốn được giải đáp. Ai cũng vậy thôi, cô gái ấy, một cô gái với trái tim như những con sóng vỗ dạt dào và hối hả vào bờ cát, càng mong muốn tìm ra chân lí trong tình yêu của mình. Câu hỏi “từ nơi nào sóng lên?” như thể hiện rõ rệt một sự nữ tính, trực cảm hồn nhiên.

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau?

Nghĩ về sóng là nghĩ về cội nguồn của tình yêu đôi lứa. Càng khao khát được yêu, người phụ nữ càng trở nên lo lắng, bất an, muốn nắm giữ được tình yêu của mình. Xuân Quỳnh đã rất tài năng bộc lộ được điều này, sóng có thể hiểu được bắt nguồn từ gió, nhưng gió thì có từ đâu? Cũng như tình yêu của chúng ta bắt đầu từ khi nào? Cấu trúc giữa đáp trước đến hỏi, thể hiện một sự bất lực làm nên cái thú vị, đáng yêu của lời thơ. Càng thể hiện một phong cách thơ hết sức hồn nhiên, trực cảm, nữ tính của Xuân Quỳnh. Và lời thơ ấy, cũng chính là niềm trăn trở chung của trái tim những người thiếu nữ.

Thơ Xuân Quỳnh là vậy đấy, bằng việc sử dụng thể thơ ngũ ngôn, lời thơ giản dị, trong sáng, nhịp thơ đa dạng, linh hoạt, giọng điệu lúc sôi động, lúc lại nhịp nhàng sâu lắng thể hiện rõ nét sự phức tạp, biến động của sóng cũng như tâm hồn người phụ nữ đang yêu, khát khao yêu, đang trăn trở, lo lắng, nhưng cũng hồn nhiên, vui tươi, nữ tính. Thể hiện rõ nét ngòi bút tài hoa của một tâm hồn yêu thơ, một người luôn tha thiết với đời, khát khao những tình cảm bình dị, đời thường.

Xuân Quỳnh, người phụ nữ đã để lại những vần thơ tươi xanh, những vần thơ tình yêu như tiếng nói tha thiết, Xuân Quỳnh đã không làm thơ nữa, nhưng đến giờ, ta có thể hiểu vì sao thơ bà lại được người ta đón nhận nồng nhiệt đến như vậy. Những xúc cảm chân thành, đằm thắm, như kí thác của một tâm hồn nhân hậu và hồn nhiên. Lời thơ cứ thế vương vấn, cứ thế đọng lại mãi trong lòng người đọc muôn thế hệ.

Nguyễn Bích Ngọc

Lớp 12A1 – Trường THPT thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Hướng Dẫn Cách Làm Đề Văn Phân Tích Bài Thơ Sóng Khổ 1 2

Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường. Thơ bà là tiếng lòng của một tâm hồn luôn luôn khao khát niềm vui, hạnh phúc và bởi vậy, Xuân Quỳnh được mệnh danh là nhà thơ của tình yêu. Trong quá trình phân tích bài thơ sóng khổ 1 2, ta sẽ thấy rõ được tâm hồn khao khát yêu đương, một tình yêu vừa hồn nhiên vừa chân thật lại mãnh liệt, sôi nổi của một trái tim phụ nữ. Sóng là một trong những bài thơ nổi bật trong mảng thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh về tình yêu và về trẻ thơ.

Mở đầu bài thơ là những trạng thái cảm xúc phong phú, phức tạp của “sóng”. Cụ thể, hình tượng sóng hiện lên với cặp tính từ chỉ trạng thái tương phản với sự luân phiên bằng – trắc: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ.

Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ

Những con sóng biển muôn đời vẫn thế, khi dữ dội, ồn ào, trào dâng, có thể làm lật thuyền, đắm tàu, có thể làm xô bờ, phá phách, cuốn trôi đi tất cả những gì nó muốn. Nhưng cũng có lúc, con sóng lại lắng xuống dịu êm, hiền hòa. Khi viết đề văn cảm nhận 2 khổ thơ đầu của bài sóng, học sinh cần đặc biệt chú ý phân tich rõ sự đối lập này. Cụ thể, hai câu thơ đầu tiên của khổ thơ thứ nhất đã gợi tả trạng thái đối cực, nhiều cung bậc tự nhiên nhưng thống nhất trong đời sống thường nhật của con sóng.

Tâm trạng bất thường của sóng cũng chính là sự ẩn dụ cho tình yêu mà cụ thể ở đây là tính khí của người con gái đang yêu. Có khi họ nổi giông tố ồn ào, mạnh mẽ. Có lúc họ dịu dàng, đằm thắm, thiết tha. Sự mâu thuẫn và thống nhất đó phải chăng là một quy luật của tự nhiên và trái tim? Trong quá trình phân tích bài thơ sóng khổ 1 2, Xuân Quỳnh tinh tế nhận ra bên trong cái dữ dội, ồn ào, giông bão của tình yêu là chiều sâu thăm thẳm của dịu êm, hiền hòa. Đó là căn cốt, là điểm về của vẻ đẹp người phụ nữ.

Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể

Mỗi con sóng nhỏ lại chất chứa trong mình khát vọng lớn lao nên nó không cam chịu gò bó trong khuôn khổ chật hẹp, tù túng. Luận điểm thứ 2 của dàn ý khổ 1 2 bài sóng, học sinh cần phân tích được khát vọng bung mình của sóng, hay cũng chính là “em”

Vì thế, nữ sĩ mong muốn tìm ra đại dương để được sống thành thật là mình. Đứng trước biển, người ta hay nghĩ tới không gian rộng lớn và thời gian vĩnh hằng. Trong hai câu cuối khổ thơ thứ nhất, nghệ thuật nhân hóa đã được nhà thơ Xuân Quỳnh sử dụng làm nổi bật lên hình ảnh người con gái có ý thức vẫy vùng khỏi nơi sông chật hẹp, thể hiện khát vọng khám phá chính mình.

2, phân tích bài thơ sóng khổ 1 2 – Sóng gợi nhận thức về khát vọng tình yêu lứa đôi

Hình tượng sóng đã gợi nhận thức về khát vọng tình yêu trong “em”. Ở những khổ thơ tiếp theo, hai hình tượng này sóng đôi, hòa quyện, lúc ẩn lúc hiện, soi chiếu vào nhau cùng diễn tả các cung bậc cảm xúc của một trái tim đang yêu

Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ

Gợi ý viết đề cảm nhận khổ 3 và 4 bài sóng: Sóng là vĩnh hằng với thời gian. Từ ngày xưa cho tới ngày sau, từ quá khứ cho tới hiện tại và tương lai, nếu quy luật của những con sóng là vẫn mải miết vỗ bờ suốt đêm ngày không nghỉ thì quy luật của tình yêu là luôn cháy lên những đam mê, rạo rực, khao khát trong trái tim tuổi trẻ muôn đời.

Hai khổ thơ đầu tiên đã khắc họa hình tượng sóng với rất nhiều những trạng thái tương phản nhưng thống nhất. Sóng là hình ảnh ẩn dụ cho khát vọng tình yêu. Tình yêu cũng có nhiều sắc thái, khi đằm thắm thiết tha, lúc giận hờn vô cớ, khi lặng lẽ êm đềm, lúc lại cồn cào bão tố như con sóng giữa lòng biển khơi. Bởi thế, trong bài phân tích bài thơ sóng khổ 1 2 phải nêu bật lên được ẩn dụ và những cung bậc đối lập của tình yêu.

Nguồn: chúng tôi