Dàn Ý Của Bài Thơ Cảnh Ngày Hè / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Kovit.edu.vn

Lập Dàn Ý Và Bài Văn Phân Tích Bài Thơ Cảnh Ngày Hè

– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi: Nguyễn Trãi là một trong những cây đại cổ thụ của nền văn học trung đại Việt Nam, đã góp vào kho tàng văn học trung đại Việt Nam nhiều tác phẩm bằng cả chữ Hán và chữ Nôm

– Giới thiệu khái quát về bài thơ “Cảnh ngày hè”: bài số 43 trong số 61 bài của mục Bảo kính cảnh giới trong Quốc âm thi tập là một trong số những bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Trãi.

a. 6 câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống

– Câu 1: hoàn cảnh đặc biệt của tác giả

– Bức tranh thiên nhiên, cảnh vật

+ Hình ảnh đặc trưng của thiên nhiên, cảnh vật lúc vào hè: hòe lục, thạch lựu hiên, hồng liên trì

+ Sử dụng động từ mạnh gợi nên sức sống căng tràn của cảnh vật: đùn đùn, phun, tiễn

– Bức tranh cuộc sống: tác giả đã sử dụng thính giác để cảm nhận cuộc sống, dùng âm thanh để tái hiện lại sinh động và chân thực bức tranh cuộc sống

b. 2 câu thơ còn lại: Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ

– Ông ước mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn để cầu mong cho “dân giàu đủ”.

– Với việc mượn điển tích cây đàn của vua Ngu Thuấn để tự răn mình đã cho chúng ta thấy chí hướng cao cả: luôn khao khát đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân.

Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: sử dụng thể thơ Đường luật, hình ảnh thơ độc đáo đã cho chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh cảnh ngày hè. Đặc biệt, qua đó giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi – một tình yêu thiên nhiên sâu sắc, một tấm lòng trọn đời lo cho dân cho nước.

II. Bài Văn Mẫu Phân Tích Bài Thơ Cảnh Ngày Hè

Đọc toàn bộ bài thơ Cảnh ngày hè chúng ta không chỉ cảm nhận được cảnh vật của thiên nhiên, đất trời khi hè đến mà qua bài thơ cũng giúp chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ. Trước hết, sáu câu thơ mở đầu bài thơ đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên cảnh vật và cuộc sống của con người vào ngày hè. Câu thơ đầu tiên đã cho chúng ta hình dung ra hoàn cảnh và tâm thế của tác giả: “Rồi hóng mát thuở ngày trường” – rảnh rỗi hóng mát, dạo chơi với tâm hồn thảnh thơi trong suốt những ngày dài. Để rồi trong hoàn cảnh ấy, bức tranh cảnh vật, cuộc sống ngày hè được tác giả vẽ nên thật đẹp:

Dường như, trong ba câu thơ, tác giả đã khéo léo lựa chọn những hình ảnh đặc trưng của thiên nhiên, cảnh vật lúc vào hè. Đó là màu xanh của những cây hòe tán lá giuong rộng “hòe lục – tán rợp giương”, là màu đỏ của “thạch lựu hiên”, là hương thơm, là sắc hồng của những cánh sen. Những hình ảnh ấy đã quyện hòa vào nhau, tạo nên bức tranh cảnh vật ngày hè với nhiều màu sắc sặc sỡ. Thêm vào đó, tác giả đã sử dụng hàng loạt các động từ mạnh “đùn đùn”, “phun”, “tiễn” để diễn tả trạng thái của thiên nhiên, tất cả như căng tràn sức sống, mãnh liệt tuôn trào và đang ở độ tròn đầy, đẹp đẽ nhất. Đồng thời, tác giả còn vẽ nên bức tranh cuộc sống qua hai câu thơ tiếp theo:

Với hai câu thơ này, tác giả đã sử dụng thính giác để cảm nhận cuộc sống, dùng âm thanh để tái hiện lại sinh động và chân thực bức tranh cuộc sống. Đó là âm thanh của chợ cá, nó gợi lên nhịp điệu của cuộc sống đời thường, giản dị và gần gũi. Đó là âm thanh của tiếng ve nơi “lầu tịch dương” – âm thanh đặc trưng của màu hè, gợi nên không khí rộn rã, vui tươi của cảnh ngày hè. Như vậy, với sáu câu thơ, bằng sự cảm nhận tinh tế của tất cả các giác quan, sự tinh tế trong cách cảm nhận và tình yêu thiên nhiên sâu sắc, tác giả đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ngày hè với tất cả màu sắc, đường nét, âm thanh, tất cả luôn căng tràn sự sống.

Thêm vào đó, qua bài thơ cũng giúp chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi – một tấm lòng với dân với nước.

.

Dàn Ý Cảnh Ngày Hè Ngữ Văn 10 Ngắn Gọn Dễ Hiểu

Dàn ý Cảnh Ngày Hè Ngữ Văn 10 ngắn gọn dễ hiểu

I. Mở bài: Dàn ý bài Cảnh ngày hè

– Giới thiệu về tập thơ Quốc âm thi tập và bài thơ cảnh ngày hè: Quốc âm thi tập là tập thơ đặt nền móng cho sự mở đường của thơ chữ Nôm, cảnh ngày hè là một trong những bài thơ hay nhất của tập thơ.

1. Sáu câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ngày hè

– Hoàn cảnh sống của Nguyễn Trãi trong những ngày về ở ẩn:

+ “Rồi”: Là một từ cổ có nghĩa là rảnh rỗi, nhàn hạ+ “Ngày trường”: Ngày dài, chỉ khoảnh thời gian rảnh rỗi.+ Hóng mát: Hoạt động an nhàn, tĩnh tại, thư thái

– Bức tranh thiên nhiên rực rỡ, sống động.

→ Tâm thế an nhàn, thảnh thơi của tác giả. Nguyễn Trãi một đời bận rộn, tận tâm vì đất nước, đây là những giây phút hiếm hoi của cuộc đời.

+ Xuất hiện trong ba câu thơ là những sự vật quen thuộc của của mùa hè: lá hòe , thạch lựu, hoa sen.

→ Sự vật gần gũi, giản dị

+ Cách miêu tả sự vật của tác giả: Màu sắc – màu xanh của hoa hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, trạng thái – đùn đùn, rợp, phun, tiễn, mùi hương: mùi sen cuối hạ.

→ Cách miêu tả tinh tế, sinh động khiến các sự vật hiện lên vừa có màu sắc vừa có trạng thái, vừa có mùi hương

⇒ Các sự vật vốn gần gũi, giản dị nhưng qua cách phối hợp đường nét, màu sắc cùng các động từ mạnh đã vẽ lên một bức tranh căng tràn sự sống

⇒ Thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên của của Nguyễn Trãi. – Vẻ đẹp bức tranh cuộc sống con người

+ Nguyễn Trãi dùng nhiều từ Hán Việt như ngư phủ, cầm ve, tịch dương kết hợp nhuần nhuyễn với những từ thuần Việt tạo nên vẻ đẹp vừa mộc mạc, bình dị, vừa trang trọng tao nhã.

+ Cuộc sống được cảm nhận bằng âm thanh: Âm thanh từ làng chợ cá, của tiếng ve râm ran mỗi độ hè về

+ Nhà thơ sử dụng hai từ láy tượng thanh “lao xao” – âm thanh của những phiên chợ cá, “dắng dỏi” – diễn tả âm thanh của tiếng ve, kết hợp với nghệ thuật đảo cấu trúc câu nhằm nhấn mạnh những âm thanh bao trùm làng quê.

→ Cuộc sống sôi động, ồn ão, tràn đầy sức sống và âm thanh. ⇒ Cả thiên nhiên và con người đều hiện lên tràn đầy sức sống

2. Hai câu cuối: Tâm sự và ước nguyện của nhà thơ

– “Dẽ” là từ cổ nghĩa là lẽ, lẽ ra

– “Ngu cầm” là cây đàn của vua Nghiêu vua Thuấn. Đây là điển cố quen thuộc của Trung Hoa kể về thời đại Nghiêu Thuấn – những ông vua nhân từ đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Hằng ngày vua Nghiêu Thuấn thường đem đàn ra gảy khúc nam phong ngợi ca cảnh thái bình trên xứ sở này

→ Thể hiện ước muốn có được cây đàn để ca ngợi khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và cuộc sống vui tươi trên quê hương ông.

→ Câu thơ thể hiện niềm vui sướng, hạnh phúc của tác giả khi được sống hòa hợp cùng thôn quê.

→ Nguyễn Trãi dù sống trong cảnh thanh nhàn nhưng vẫn nặng lòng với dân với nước. Ông ước mơ về cuộc sống no đủ, ấm áp sung túc không chỉ trên quê hương ông mà còn trải khắp đất nước.

3. Nghệ thuật

– Giọng điệu trữ tình, sâu lắng, bút pháp tả sinh động

– Thể thơ sáng tạo thất ngôn xen lục ngôn

– Ngôn ngữ thơ phong phú, đa dạng vừa có lớp từ Hán Việt vừa có lớp từ thuần Việt tạo nên vẻ đẹp vừa trang trọng vừa bình dị

– Sử dụng các điển tích, điển cố

Phân Tích Bài Thơ Cảnh Ngày Hè Của Nguyễn Trãi (Có Dàn Ý Và Bài Làm Chi Tiết)

Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi (có dàn ý và bài làm chi tiết)

Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc, có tấm lòng sáng tựa sao khuê.

Những sác tác của ông có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn học Việt Nam.

Tác phẩm”Cảnh ngày hè” được viết khi ông ở ẩn tại Côn Sơn.

Câu thơ đầu:

Nguyễn Trãi đã bộc lộ tình yêu thiên nhiên tha thiết, hòa mình với thiên nhiên:

”Rồi hóng mát thuở ngày trường”

Cách ngắt nhịp linh hoạt, lạ lùng theo chính dòng cảm xúc của mình 1/2/3, 4/4 tạo nên điểm nhấn cho toàn bài thơ.

Câu thơ lục ngôn ngắn gọn nhưng khá đầy đủ về thời gian, hoàn cảnh, tâm trạng của nhà thơ.

Nhịp thơ lạ lùng 1/2/3 chậm rãi kéo dài..

Ba câu tiếp:

Thế nhưng tất cả tâm tư đã được nén lại khi nhà thơ đối diện với thiên nhiên đầy sức sống:

“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Từ ngữ: ” đùn đùn – giương- phun – tiễn” là những động từ mạnh.

Thể hiện trạng thái động của bức tranh ngày hè – một bức tranh sống động, căng tràn sức sống, gợi cảm giác sức sống của thiên nhiên đang cựa quậy.

Đổi từ nhịp 4/3 đến nhịp 3/4 kết hợp với động từ mạnh “phun, tiễn” gợi tả sức sống tràn căng đầy chất chứa bên trong sự vật.

Câu năm, sáu:

Luôn trải lòng lắng nghe những âm thanh muôn vẻ của thiên nhiên và cuộc sống:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

Từ láy dắng dỏi đảo lên đầu câu kết hợp với hình nhr ẩn dụ cầm ve thể hiện được âm sắc trầm bổng, vang xa, âm thanh không còn inh ỏi, nhức óc mà du dương như bản nhac.

Tiếng “lao xao”,”dắng dỏi” phải chăng là tiếng lòng của ông, tiếng lòng của một vị quân tướng tung pha trận mạc .

Câu bảy, tám:

Thiên nhiên đã thổi bùng khát vọng đầu bạc mà vẫn tấm lòng son:

“Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương”

Tác giả mượn điển tích để nói lên khát vọng của mình.

Câu thơ cuối sáu chữ ngắn gọn két hợp với nhịp 3/3 cho thấy sự dồn nén cảm xúc của cả bài thơ.

III. Kết bài

Bài thơ “Cảnh ngày hè” là sự sáng tạo độc đáo với hệ thống ngôn ngữ giản dị, tinh tế.

Trái tim yêu thương luôn hướng về dân về nước.

Mở đầu bài thơ tác giả Nguyễn Trãi đã bộc lộ tình yêu thiên nhiên tha thiết, hòa mình với thiên nhiên. Từ đó vẽ nên bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc, có đường nét, âm thanh, hình ảnh tràn đầy sức sống. Thật hiếm hoi và có phần đặc biệt khi ta gặp trong thơ Ức Trai một hoàn cảnh:

“Rồi, hóng mát thuở ngày trường”

Bài thơ mở đầu bằng câu thơ lục ngôn ngắn gọn nhưng khá đầy đủ về thời gian, hoàn cảnh, tâm trạng của nhà thơ. Lẽ ra câu thơ phải bảy chữ mới đúng vì đây là thể thơ thất ngôn bát cú , song Nguyễn Trãi đã lược đi một chữ thể hiện sự phá cách mới mẻ trong nền văn học nước ta thời ấy, góp phần Việt hóa thể thơ lúc bấy giờ. Từ “rồi” tách ra thành một nhịp thể hiện cảm nhận của tác giả về tình cảnh của mình. “Rồi” là từ cổ có nghĩa là nhàn nhã, rỗi rãi, không vướng bận điều gì. Cuộc đời của Nguyễn Trãi không mấy lúc được thanh thản, đây là lúc ông được sống ung dung, được thỏa ước nguyện hòa mình với thiên nhiên mà ông hằng mong muốn.” Ngày trường” là ngày dài đây là cảm giác tâm lí về thời gian của người sống trong cảnh nhàn rỗi, thấy ngày dường như dài ra. Hai chữ “ngày trường” hiện lên nỗi chán của một ngày dài vô vị, ở đây không phải là thời gian của vật lý mà là thời gian tâm lí của tác giả. Với một con người đang nặng trĩu nỗi niềm lo cho dân cho nước như Nguyễn Trãi thì cảm giác ấy là rõ ràng hơn bao giờ hết. Đằng sau câu thơ dường như thấp thoáng một nụ cười chua chát trước cảnh trớ trêu ấy. Nhịp thơ lạ lùng 1/2/3 chậm rãi kéo dài,kết hợp với thanh bằng ở cuối câu vừa gợi tư thế ung dung tự tại vốn có của tác giả vừa tạo ra lời thơ như tiếng thở dài của thi nhân trước hoàn cảnh “ăn không ngồi rồi” bất đắc dĩ. Có thể nói nhà thơ nói việc hóng mát mà không hề đem lại cảm nhận nhàn tản thật sự, hướng “nhàn” mà không hề thấy thư thái . Phải chăng đó là khởi nguồn cho bao nỗi bực dọc của con người bất đác dĩ.

Bức tranh thiên nhiên mãnh liệt đầy sức sông. Thế nhưng tất cả tâm tư đã được nén lại khi nhà thơ đối diện với thiên nhiên đầy sức sống:

“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Nếu trong thơ trung đại cảnh ngày hè thường gây cảm giác nóng:

“Nước nóng sùng sục đầu rô trỗi

Ngày nắng chang chang lưỡi chó lè.”

Hay:

“Ai xui con cuốc gọi vào hè

Cái nóng nung người nóng nóng ghê”

(Từ Diễm Hồng)

Và trong thơ của Trần Đăng Khoa ngày hè cũng hiện lên một cách oi bức:

“Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy”

Thì cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi dường như nổi bật hơn nhưng lại không chói chang, oi nồng và khó chịu mà lại mát dịu, tinh tế. Điều đó cho thấy tình yêu thiên nhiên thiết tha tâm hồn luôn mở rộng đón nhận thiên nhiên. Dưới ngòi bút đầy tài năng của Nguyễn Trãi cách cảm nhận bằng thị giác ,một bức tranh thiên nhiên thật sống động đầy màu sắc đã hiện lên một cách chân thực nhất . Đó là màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của nắng chiều. Tất cả hòa quyện lại với nhau tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè. Ba câu thơ nói đến ba loại cây nhưng dường như gửi gắm kín đáo cả hồn người. Các động từ mạnh “đùn đùn” dồn dập lớp này đến lớp khác, “giương” mở rộng ra, tràn ra.Không chỉ diễn tả sự nảy nở trong trạng thái tĩnh của thiên nhiên mà còn thể hiện trạng thái động của bức tranh ngày hè – một bức tranh sống động, căng tràn sức sống, gợi cảm giác sức sống của thiên nhiên đang cựa quậy, thôi thúc từ bên trong không chịu được nên phải giương, phun từ lớp này đến lớp khác. Đằng sau câu thơ ta cảm nhận được tấm lòng náo nức, tình yêu thiên nhiên, gắn với thiên nhiên của thi nhân. Hai câu thơ tiếp theo:

“Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Đổi từ nhịp 4/3 thành nhịp 3/4 kết hợp với động từ mạnh “phun, tiễn” gợi tả sức sống căng đầy chất chứa bên trong sự vật, tạo nên hình ảnh mới lạ đầy biểu tượng trong câu thơ”hồng liên trì đã tiễn mùi hương”. Thi nhân không chỉ cảm nhận cảnh vật bằng thị giác mà còn cảm nhận bằng thính giác, khứu giác. Câu thơ tả cảnh mà dường như tả tâm trạng của người. Màu đỏ phải chăng là ẩn dụ của tấm lòng sắt son với dân,với nước? Mùi hương thơm ngát của sen phải chăng là ẩn dụ cho tâm hồn thanh sạch, thanh cao, là lí tưởng chẳng bao giờ phai mờ của anh hùng Nguyễn Trãi suốt đời phấn đấu vì đất nước vì dân yên bình? Rõ ràng cảnh và người có nét tương đông đều đẹp đẽ và hài hòa. câu thơ “thạch lựu hiên còn phun thức đỏ” gợi nhớ đến câu thơ truyện kiều của Nguyễn Du

“Dưới trăng quyên đ̃ã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông”

Hình ảnh trong hai câu thơ, cả hai thi sĩ đều có cái nhìn tâm trạng về cảnh vật, hiện lên có âm thanh màu sắc và đường nét, nếu Nguyễn Du thiên về tạo hình sắc”lập lòe” thì Nguyễn Trãi với từ “phun” và “tiễn” lại thiên về tả sức sống trạng thái của sự vật. Hai câu thơ câu trên tả sắc, câu dưới gợi hương. Thiên nhiên ấy chứa chan bao cảm xúc lúc dịu nhẹ lan tỏa, lúc bừng bừng phun trào để cuối cùng đọng lại cảm giác man mác tiếc nhớ làn hương sen hồng. Phải là một người có tâm hôn tinh tế giàu liên tưởng thì mới cùng một lúc diễn tả nhiều cảm giác chỉ trong vài ba câu thơ cô đọng như vậy.

Nguyễn Trãi không chỉ có “trái tim” biết yêu thiên nhiên, mà còn có một “trái tim” luôn trải lòng lắng nghe những âm thanh muôn vẻ của thiên nhiên và cuộc sống:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

Có một sự chuyển đổi cảm xúc trong cách lắng nghe âm thanh của cuộc sống. Nếu ở những câu trên tác giả cảm nhận thiên nhiên từ gần đến xa thì đến câu thơ 5,6 tác giả cảm nhận âm thanh từ xa đến gần. Sử dụng từ láy “lao xao” kết hợp với đảo ngữ cho thấy âm thanh mang đặc trưng của làng chài ồn ào nhộn nhịp. Đó cũng là tín hiệu của cuộc đời đầy “muối mặn mồ hôi”. Thiên nhiên mùa hè không hề tĩnh lặng, u trầm trong thời điểm chiều buông mà trái lại gần gũi và sôi động. Từ láy ”dắng dỏi” đảo lên đầu câu kết hợp với hình ảnh ẩn dụ ”cầm ve” thể hiện được âm sắc trầm bổng, vang xa, âm thanh không còn inh ỏi, nhức óc mà du dương như bản nhạc. Phải chăng Nguyễn Trãi đã mở hồn mình để cảm nhận sức sống với biết bao niềm yêu đời, tinh thần lạc quan. Tiếng “lao xao,dắng dỏi” phải chăng là tiếng lòng của ông, tiếng lòng của một vị quân tướng tung pha trận mạc ,tiếng lòng nao nức muốn hòa cùng niềm vui sự sống? Cuộc sống của thi nhân không phải cuộc sống của một ẩn sĩ lánh đời mà là phản chiếu tâm hồn tha thiết đón nhận mọi niềm vui trong cuộc sống thanh bình để quên đi nỗi sầu muộn.

Sự day dứt, khát vọng mãnh liệt muốn trở lại với đời của nhà thơ. Thiên nhiên đem lại một bài học lớn, lay thức khát vọng trở lại đời của nhà thơ, thiên nhiên đã thổi bùng khát vọng đầu bạc mà vẫn tấm lòng son:

“Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương”

Tác giả mượn điển tích để nói lên khát vọng của mình “ngu cầm” là đàn gảy khúc Nam Phong thời vua Đường Nghiêu, Ngu Thuấn hai triều đại lí tưởng của Trung Quốc có xã hội thanh bình, cuộc sống nhân dân hạnh phúc.

Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên nhưng trên hết vẫn là tấm lòng tha thiết với dân với nước. Câu thơ cuối sáu chữ ngắn gọn két hợp với nhịp 3/3 cho thấy sự dồn nén cảm xúc của cả bài thơ. Nguyễn Trãi mong cho dân được ấm no nhưng đó phải là hạnh phúc cho tất cả mọi người. Câu thơ là điểm hội tụ, niềm vui của Ức Trai, Với Nguyễn Trãi vui hay buồn, lo âu hay thanh thản đều xuất phát từ cuộc sống nhân dân. Đó là nỗi niềm đau đáu lo cho dân, cho nước:

“Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”

Tác giả rất tài tình trong việc sử dụng các hình ảnh có sức sống, giàu liên tưởng tưởng tượng ,cách ngắt nhịp linh hoạt,lạ lùng theo chính dòng cảm xúc của mình 1/2/3, 4/4 tạo nên điểm nhấn. Bài thơ “Cảnh ngày hè” là sự sáng tạo độc đáo với hệ thống ngôn ngữ giản dị, tinh tế; sử dụng nhiều biện pháp tu từ: ẩn dụ, đảo ngữ, các động từ mạnh tạo hiệu quả thẩm mĩ cho tác phẩm. Cái ” tâm” trong sáng, tinh tế và nhạy cảm được thể hiện sâu sắc qua những tư tưởng, tình cảm luôn gắn bó sâu nặng với nhân dân , trái tim yêu thương luôn hướng về dân về nước. “Nghệ thuật chỉ làm nên những câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ” quả thật sâu sắc khi trái tim của người anh hùng dân tộc có tấm lòng sáng tựa sao khuê với quan niệm ”dân vi bản”.

Đỗ Anh Ngọc

Lớp 10A4 – Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Lai Châu

Từ khóa tìm kiếm:

hoàn thiện Long Thành filetype:pdf

dàn ý phân tích bài cảnh ngày hè

Cảnh Ngày Hè

– GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 6 – 7 HS ngồi theo sơ đồ chữ U. – Dựa vào các thông tin trong phần Tiểu dẫn, GV tổ chức trò chơi học tập với các câu hỏi cụ thể như sau: + Câu 1: Dòng nào sau đây không đúng về nội dung của Quốc âm thi tập? A. Tập thơ phản ánh tình yêu thiên nhiên, quê hương của Nguyễn Trãi B. Tập thơ bộc lộ lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân của Nguyễn Trãi C. Tập thơ là tiếng nói lên án những bất công, ngang trái của xã hội phong kiến đương thời. D. Tập thơ là tiếng lòng của tâm hồn tha thiết với con người, cuộc đời của Ức Trai. + Câu 2: Điểm đặc sắc nhất trong nghệ thuật của Quốc âm thi tập là gì? A. Ngôn ngữ nghệ thuật vừa trang nhã vừa bình dị B. Hình tượng nghệ thuật vừa cao cả vừa gần gũi C. Chất liệu dân gian vừa phong phú vừa linh hoạt D. Thể thơ thất ngôn Đường luật của Trung Quốc được tác giả vừa kế thừa vừa sáng tạo + Câu 3: Điền vào chỗ trống: Quốc âm thi tập là tập thơ Nôm…hiện còn. Với tập thơ này, Nguyễn Trãi là một trong những người … và … cho sự phát triển của thơ tiếng Việt. A. sớm nhất, kế thừa, phát huy B. sớm nhất, đặt nền móng, mở đường C. duy nhất, đi đầu và tiên phong D. duy nhất, đặt nền móng, mở đường + Câu 4: Bài thơ Cảnh ngày hè thực chất là bài Bảo kính cảnh giới số 43. Vậy “Bảo kính cảnh giới” có nghĩa là gì? A. Gương báu răn mình B. Gươm báu răn mình C. Tự dặn chính mình D. Gương sáng soi mình + Câu 5: Bài Cảnh ngày hè được viết bằng thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Tự do C. Thất ngôn bát cú D. Lục bát – HS trả lời theo nhóm bằng các phiếu trả lời trắc nghiệm – Giáo viên tổng kết lại nội dung cần ghi nhớ về tập thơ Quốc âm thi tập và bài thơ Cảnh ngày hè. Học sinh lắng nghe, ghi chép.  

Bài Thơ “Cảnh Ngày Hè” Của Nguyễn Trãi

I. Mở bài

Nguyễn Trãi – anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, là người có những đóng góp rất lớn đối với lịch sử văn hoá, văn học, đặc biệt là đóng góp về thơ văn. Nguyễn Trãi để lại nhiều bài thơ Nôm có giá trị. Thơ của ông thể hiện một tấm lòng suốt đời vì dân vì nước, một nhân cách cao đẹp, một tâm hồn trong sáng, luôn dành cho con người và thiên nhiên một tình cảm tha thiết. Thơ của Nguyễn Trãi còn là nỗi niềm tâm sự của một con người tài năng, đức độ, hết lòng vì nước vì dân và  luôn trĩu nặng tình đời. “Cảnh ngày hè” nằm trong tập thơ “Quốc âm thi tập” là một bài thơ như thế.

II. Thân bài

Khái quát

Quốc âm thi tập có một cấu trúc chỉnh thể với 4 phần. Trong đó phần vô đề gồm toàn bộ những bài thơ không có tựa đề, được chia thành các nhóm : ngôn chí, mạn thuật, trần tình, thuật hứng, tự thán, bảo kính cảnh giới… Chùm thơ Bảo kính cảnh giới (Gương báu răn mình) có 61 bài. Những vần thơ trong Bảo kính cảnh giới, nhất là bài 43 luyến láy du dương, có chút vui điểm vào cuộc đời đầy u uất của thi nhân Nguyễn Trãi. Bài thơ viết bằng chữ Nôm, thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, câu thất ngôn xen lục ngôn, diễn tả vẻ đẹp thiên nhiên và niềm khát khao cao đẹp của nhà thơ.

2. Phân tích câu 1

Được tổ chức theo kiểu một bài thất ngôn bát cú nhưng bài thơ lại mở đầu bằng một câu thơ thất luật, ngắt nhịp tự do, tự nhiên như lời nói thường ngày :

Rồi/ hóng mát/ thuở ngày trường

Khởi hứng bằng một tâm thế của một con người an nhàn hưởng thụ (thiên nhiên). Bài thơ có lẽ được làm trong một lần Nguyễn Trãi về ở Côn Sơn. Rũ sạch bụi lầm của chốn phồn hoa đô hội, con người đến với thiên nhiên tự do, tự tại, giản dị không gò ép. Phải chăng, vì thế mà câu thơ cũng vuột ra khỏi cái khuôn khổ của thơ luật để giản dị, nhẹ nhàng như chính con người và cuộc sống chốn sơn lâm. Từ rồi (có bản chép là rỗi) kết hợp với ngày trường cộng hưởng với nhịp thơ kéo giãn thời gian của một ngày. Cảm giác thư thái cũng theo đó mà ngân nga.

3. Phân tích câu 2,3,4

Nguyễn Trãi không phải người không biết giới hạn. Có nhiều lần ông đã bày tỏ ý nguyện “công thành thân thoái”. Nếu phải viện đến lí do thì có lẽ nhiều người sẽ nghĩ đến sự gắn bó rất chân thành của tác giả với thiên nhiên. Những bức tranh thiên nhiên mà tác giả đã say sưa nét vẽ như ở trong bài thơ này đã chứng tỏ một điều cuộc sống đâu phải cứ giàu có thì sang trọng :

Hoè lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Tán hòe tỏa bóng mát, che rợp sân, ngõ, vườn nhà, “giương” lên như chiếc ô, chiếc lọng căng tròn. Mỗi từ ngữ là một nét vẽ màu sắc tạo hình gởi tả sức sống của cảnh vật đồng quê trong những ngày hè: lục, đùn đùn, tán, rợp giương. Ngôn ngữ thơ bình dị, hàm súc và hình tượng. Cây hòe vốn được trồng nhiều ở làng quê: vừa làm cảnh, vừa cho bóng mát. Hòe nở hoa vào mùa hè, màu vàng, làm dược liệu, làm chè giải nhiệt. Trong văn học, cây hòe thường gắn liền với điển tích “giấc hòe” (giấc mộng đẹp), “sân hòe” (chỉ nơi cha mẹ ở ). Truyện Kiều có câu: “Sân hòe đôi chút thơ ngây – Trân cam ai kẻ đỡ thay việc mình”.

Câu 3 nói về khóm thạch lựu ở hiên nhà trổ hoa rực rỡ: “Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ”. Thức tiếng cổ chỉ màu vẻ, dáng vẻ. Trong cành lá xanh biếc, những đóa hoa lựu như chiếc đèn lồng bé tí phóng ra, chiếu ra, “phun” ra những tia lửa đỏ chói, đỏ rực. Chữ “phun” được dùng rất hình tượng và thần tình.“Truyện Kiều” cũng có câu: “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” – Từ hoa lựu “phun thức đỏ”, đến hình ảnh “đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” là cả một quá trình sáng tạo ngôn ngữ thi ca của các thế hệ thi sĩ dân tộc qua 5 thế kỷ từ “Quốc âm thi tập” đến “Truyện Kiều”. Vẻ đẹp ngôn ngữ thi ca được trau chuốt như ngọc quý sẽ ánh lên màu sắc huyền diệu là như thế đó!

Câu 4 nói về sen: “Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”. “Tiễn” là ngát (tiếng cổ). Sen hồng nở thắm ao làng, hương thơm tỏa ngát. Sen là biểu tượng cho cảnh sắc mùa hè làng quê ta. Sen trong ao làng đã “tiễn mùi hương” gợi không cảnh làng quê thanh bình, không khí thanh cao thoát tục. Nguyễn Trãi đã chọn hòe, thạch lựu, sen hồng (hồng liên) để tả và đưa vào thơ. Cảnh sắc ấy đẹp và bình dị. Nhà thơ đã gắn tâm hồn mình với cảnh vật mùa hè bằng một tình quê đẹp và cảm nhận vẻ đẹp của nó bằng nhiều giác quan.

4. Phân tích câu 5,6

Hè rất đẹp, rộn ràng trong khúc nhạc làng quê. Ngoài tiếng cuốc, tiếng chim tu hú, tiếng sáo diều còn có tiếng ve, tiếng cười nói “lao xao” của đời thường:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

Sau khi tả hòe màu “lục”, lựu “phun thức đỏ”, sen hồng đã “tiễn mùi hương”, nhà thơ nói đến âm thanh mùa hè, khúc nhạc đồng quê. Tiếng “lao xao” từ một chợ cá làng chài xa vọng đến, đó là tín hiệu cuộc đời dân dã đầy muối mặn và mồ hôi. Nhà thơ lắng nghe nhịp sống đời thường ấy với bao niềm vui. “Lao xao” là từ láy tượng thanh gợi tả sự ồn ào, nhộn nhịp. Hòa điệu với tiếng lao xao chợ cá là tiếng ve vang lên rộn rã, nhịp nhàng. “Cầm ve”, hình ảnh ẩn dụ, tả âm thanh tiếng ve kêu như tiếng đàn cầm. “Dắng dỏi” nghĩa là inh ỏi, âm sắc tiếng ve trầm bổng, ngân dài vang xa. Ngôi lầu buổi xế chiều trở nên náo động rộn ràng. Nhà thơ lấy tiếng ve để đặc tả khung cảnh một chiều hè làng quê lúc hoàng hôn buông dần xuống mái lầu (lầu tịch dương) là một nét vẽ tinh tế đầy chất thơ làm nổi bật cái không khí êm ả một chiều hè nơi thôn dã

5. Phân tích câu 7,8

Trở về “Côn sơn quê cũ” Ức Trai đã từng bồi hồi “trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn”, giờ đây ông lại thả hồn mình trong khúc ca dân dã “cầm ve” buổi chiều tà cuối hè. Tiếng ve lúc hoàng hôn thường gợi nhiều bâng khuâng, vì ngày tàn, màn đêm đang dần dần buông xuống. Nhưng với Ức Trai, nó đã trở thành “cầm ve” nhặt khoan trầm bổng, dắng dỏi vang xa, làm cho khung cảnh làng quê một buổi chiều tà bỗng rộn lên bao niềm vui cuộc đời. Làm theo thể thất ngôn bát cú nhưng kết cấu đề, thực, luận, kết xem ra không phải là lựa chọn hợp lí để tiếp cận bài thơ này. Bài thơ có thể được chia theo bố cục 6/2. Trên là vẻ đẹp của thiên nhiên và âm thanh cuộc sống, dưới là ước vọng của nhà thơ :

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

Ở đây, tác giả đã mượn điển tích để nói lên khát vọng của mình. Câu thơ cuối sáu chữ ngắn gọn, nhịp 3/3 thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài – tác giả khát khao đem tài trí thực hành tư tưởng yêu nước, thương dân, và đó cũng chính là tưởng chủ đạo của bài thơ. Tuy tác giả đón nhận cảnh ngày hè với tư thế ung dung trong một ngày nhàn rỗi nhưng ông vẫn luôn suy nghĩ, lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Cảm nhận cảnh ngày hè nhưng tác giả vẫn quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. Thế nên ông nghe thấy âm thanh tấp nập, lao xao của làng chài. Ông quan tâm tới nhân dân, lo cho dân cho nước. Chính vì vậy, ông ước mong mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn. Với cây đàn đó, Nguyễn Trãi có thể mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và đất nước. Không có một lòng yêu quê hương, đất nước sâu đậm, ông không thể có một ước muốn như vậy. Không có lòng yêu quê hương, đất nước, ông không thể cảm nhận được hết vẻ đẹp mùa hè nơi một làng chài quê hương thanh bình. Và, không có lòng yêu quê hương, đất nước, ông không thể viết nên bài thơ “ Cảnh ngày hè” làm xúc động lòng người như vậy.

Câu thơ cuối cùng tương ứng với câu đầu, vượt ra khỏi luật Đường. Nhịp thơ 3/3 ngắn gọn, dứt khoát, thể hiện ước vọng chân thành của Nguyễn Trãi, mong sao ở mọi nơi, cuộc sống thanh bình no ấm sẽ đến với mọi người.

Câu nói của người xưa “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ) thật hợp với cuộc đời Nguyễn Trãi. Một cuộc đời trọn tình, vẹn nghĩa với nước với dân.

6. Nhận xét về nghệ thuật

Bài thơ thành công ở nghệ thuật sử dụng từ ngữ: Miêu tả cảnh ngày hè, tác giả đã sử dụng các động từ, tính từ, từ láy giàu sức gợi hình tượng và gợi cảm như đùn đùn, giương, phun, đỏ, tiễn, lao xao, dắng dỏi. Dưới cái nhìn của tác giả, những sự vật vốn tĩnh trở nên động. Chuyển tĩnh thành động, sự cảm nhận cảnh ngày hè của nhà thơ bộc lộ rõ tình yêu sự sống sinh sôi, cái động của thiên nhiên, cảnh vật phản ánh cái động trong lòng người. Nhịp điệu và tiết tấu bài thơ giàu sức gợi tả: Bức tranh ngày hè sinh động không những được gợi tả bằng hình ảnh màu sắc, âm thanh, sự chuyển động tinh tế của sự vật mà còn thể hiện ở nhịp điệu, tiết tấu. Với đặc điểm về số câu (8 câu), cách gieo vần (cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8), lối đối ngẫu ở hai liên giữa (cặp câu 3 – 4, 5 – 6) thì vẫn thấy đây là bài thơ thất ngôn bát cú. Nhưng bài thơ có một số điểm khác so với thất ngôn bát cú Đường luật : Câu 1 và câu 8 chỉ có sáu chữ nên chúng thành những câu độc lập, không gắn với câu 2 và câu 7 thành liên như thể thơ Đường luật. Bài thơ còn đa dạng hơn về nhịp điệu : Câu 1 : 1 / 2 / 3; Câu 2 : 4 / 3; Câu 3 : 3 / 4; Câu 4 : 3 / 4; Câu 5 : 2 / 2 / 3; Câu 6 : 2 / 2 / 3; Câu 7 : 3 / 4; Câu 8 : 3 / 3. Mạch cảm xúc của bài thơ: từ thư thái, thanh thản pha sắc thái bất đắc dĩ, có phần chán ngán đến hứng khởi, phấn chấn .

III. Kết bài

Có thể thấy cảnh và tình trong bài thơ được kết hợp thật  hài hoà. Sức sống của sự vật trong trong bức tranh tả cảnh mùa hè cũng thể hiện cảm xúc, niềm yêu đời trong tâm hồn nhà thơ. Cảnh gợi cảm xúc, cảm xúc chi phối cái nhìn và tái hiện cảnh vật. Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết và tấm lòng yêu nước thương dân của Ức Trai. Đó chính là lí tưởng nhân nghĩa cao đẹp trong cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Trãi.